Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

SỞ GIÁO DỤCPHỊNG
VÀ ĐÀOGDĐT
TẠO THANH
THÀNHHỐ
PHỐ THANH HĨA
PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HĨA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Trương Diệu Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1, TP Thanh Hố
Biện pháp thuộc phân mơn: Lịch sử

Người thực hiện: Trương Diệu Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ, NĂM 2021
1



MỤC LỤC
Nội dung

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………...…………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………..
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy phân môn Lịch sử lớp 4……………….
2.3. Các biện pháp khai thác kênh hình vào giảng dạy Lịch sử lớp 4…
2.3.1. Hiểu đúng, đủ nội dung kênh hình ca tng bi
hc.
2.3.2. Khai thỏc trit kờnh hình………………………………………
2.3.3. Sử dụng cơng nghệ thơng tin làm phong phú thêm kênh hình của
tiết học Lịch sử…………………………………………………………..
2.3.4. Sưu tầm kênh hình ngồi SGK……………………………………
2.3.5. Phối hợp với giáo viên trong khối tổ chức các hoạt động ngoại
khóa có nội dung Lịch sử…………………………………………………
2.4. Hiệu quả đạt được:………………………………………………….
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:…………………………………………………………….
3.2. Kiến nghị:…………………………………………………………...

Trang

1
1

2
2

3
3
3
4
7
9
10
11
12
13
14

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn biện pháp:
Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ đã viết bài diễn ca “Lịch sử nước
ta” trong đó có câu :
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Câu thơ đầu trong diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn
thế hệ con cháu. Phân mơn Lịch sử ở tiểu học nói chung ở lớp 4 nói riêng đều
nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ
buổi đầu dựng nước cho tới ngày nay. Lịch sử nước nhà không chỉ trang bị vốn
kiến thức cơ bản rất cần thiết cho thế hệ trẻ mà cịn góp phần hồn thiện nhân

cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Nhưng đối với những học sinh mới lên 9
tuổi thì các sự kiện lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 4 khá nhiều, các em
chỉ thích xem truyện tranh và phim hoạt hình nên khi học lịch sử, các em chưa
có khả năng hình dung các sự kiện lịch sử, chưa có khả năng phân tích và tổng
hợp các sự kiện để nhớ đầy đủ và chính xác, phân biệt rõ ràng các giai đoạn lịch
sử qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,.... cũng chưa thể nào nhớ nổi các sự kiện
nào, các chiến thắng nào thuộc thời vua nào. các em cứ học vẹt rồi quên ngay
sau khi thi. Vậy làm thế nào các em có hứng thú trong việc học lịch sử nước
nhà. Làm sao để các em có được lịng tự hào dân tộc, có ý thức phn u tip
bc cha ụng?
đạt đợc hiu qu nh mong muốn, giúp học sinh theo dõi tiến trình
lịch sử một cách hệ thống và ghi nhớ một số sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
một cách chặt chẽ. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tơi ®· nhËn thÊy ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lịch s Vit Nam cho hc sinh lp 4
đặc biệt là cách sử dụng kênh hình vào giỏo ỏn in t là rất quan
trọng chính vì vậy tơi đã đưa ra biện pháp: Biện pháp sử dụng kênh hình
trong giảng dạy phân mơn lịch sử lớp 4.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp sử dụng kênh hình trong
giảng dạy phân mơn lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Điện Biên 1” nhằm tạo
hứng thú học tập và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân mơn Lịch sử
trong nhà trường nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4
ở trường tiểu học Điện Biên 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực hành

3


2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận:
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp
những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến
ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện
hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình
dạy học nói chung và đối với bộ mơn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài viết
này tơi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc khai thác kênh hình trong bài
dạy lịch sử nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc Tiểu học.
1. Dạy học lịch sử là q trình truyền thơng mang tính đặc thù:
Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con
đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các
phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương
pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo
viên và học sinh trong q trình dạy học được tiến hành dưới vai trị chủ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy, khi bàn đến
phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng
đến tính mục tiêu của q trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh
trong q trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố khơng thể thiếu đảm nhiệm
vai trị trung gian của q trình dạy học đó chính là phương tiện dạy học. Xét
trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy q trình dạy học cũng chính là
q trình truyền thơng. Bởi vì truyền thơng là sự chuyển tải thơng tin từ một
hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm
cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Điểm
khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thơng khác là ở chỗ: dạy học là q
trình truyền thơng nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ
thể và giáo viên đóng vai trị chủ đạo để q trình truyền thơng đạt hiệu quả. Ở

phạm vi hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thơng là một q trình dạy
học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là q trình giúp học sinh tìm hiểu
những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc
giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá
khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác
đó cũng chính là q trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ
xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc
sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ mơn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện,
những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu
các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng
hiện đại hố lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay
giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực
hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với
số lượng khơng nhiều). Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy
vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy khơng có hứng thú khi tìm hiểu bộ
mơn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có
4


những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và
hứng thú cho học sinh.
2. Tâm lí học sinh lớp 4 với phân mơn lịch sử
Có rất nhiều trẻ em chỉ có khả năng nhớ được những gì đã quan sát được
cịn cái gì mà các em khơng thấy, khơng quan sát được thì rất khó nhớ. Cũng vì
thế, các em xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật lịch sử
trung Quốc còn học sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫn lộn các nhân vật, các
sự kiện lịch sử đến nỗi các thầy cơ giáo chỉ cịn nước “cười ra nước mắt”. Các
em mang các kiến thức lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sống mà khơng
có niềm tự hào dân tộc anh hùng, khơng có cả sự ham thích học tập. Khơng có
động cơ học tập,các em học chỉ để trả nợ. Học xong năm nào, các kiến thức

khơng cịn đọng lại trong tiềm thức của các em. Như thế, hiệu quả giáo dục của
chúng ta thật uổng phí. Người cơng dân tương lai của đất nước ta đa số đều thực
dụng, mong sao lớn lên làm được nhiều tiền, bất chấp đất nước quê hương có
phát triển, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay khơng.
Các em thích đọc truyện tranh thì chúng ta có nên chăng sử dụng truyện tranh để
giảng dạy lịch sử để bước đầu tiếp xúc với lịch sử thì HS khơng bị chán ngán,
các em hứng thú với môn học, một môn học rất dễ dàng giáo dục lòng tự hào
dân tộc. Trong cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới, giáo viên cần áp
dụng phương pháp giảng dạy tích cực, tạo ra một phong cách giảng dạy sinh
động, hấp dẫn đối với lớp trẻ mới mong trè u thích mơn học lịch sử vì “Một
dân tộc mà giới trẻ cịn thờ ơ, khơng “tường” được lịch sử nước nhà thì thật
nguy hiểm. ”
Cần có một phương pháp giảng dạy tích cực là sự cần thiết, một phương
pháp giảng dạy như thế nào để một học sinh tiểu học lớp 4 không ngừng địi hỏi
để tìm hiểu học tập lịch sử.
Đồng thời giáo viên chúng ta đặt đúng vị trí, chức năng của môn Lịch sử
trong hệ thống các môn học ở phổ thơng, khơng chỉ tập trung vào các mơn Tốn,
Tiếng Việt.. . khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ mơn Lịch sử. Ứng dụng Công
Nghệ Thông tin vào giảng dạy các mơn học khác đều có thể đạt hiệu quả tốt hơn
thì chúng ta cũng có thể Ứng dụng Cơng Nghệ Thông tin vào giảng dạy lịch sử
lịch sử đặc biệt là khai thác kênh hình cũng có thể đạt hiệu quả tốt hơn mà học
sinh lại được học tập một cách nhẹ nhàng, hứng thú, dễ nhớ, nhớ lâu các kiến
thức lịch sử nước nhà .
3. Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội:
- Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) là một khái
niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây. Xung quanh khái niệm này
vẫn có nhiều cách hiểu nhưng tất cả đều cho rằng: truyền thơng đa phương tiện
chính là q trình chuyển tải thơng tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết
hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình). Trên cơ sở của
quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thơng chúng ta có thể thấy việc dạy học

lịch sử chỉ với những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói của thầy
giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ)
chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng
5


quên. Trong khi đó nếu học sinh được xem kênh hình với cách khai thác kênh
hình (phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động …. được thiết kế theo logic sự kiện),
tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên một cách hợp
lí thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được
điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu khơng khí học tập sinh động, khơi gợi
hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp
thu được. Rõ ràng, việc khai thác kênh hình vào giảng dạy lịch sử lớp 4 sẽ
giúp cho học sinh tiếp thu thơng tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.
2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
a. S¸ch gi¸o khoa:
- Nội dung chương trình:
Nội dung chương trình lịch sử lớp 4 rất khó với các em học sinh vì các em
phải tiếp cận với lịch sử Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Chương trình
Lịch sử lớp 4 giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân
vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những vấn đế về sự phát triển các giai đoạn lịch
sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
khoảng 700 năm trước Công Nguyên đến buổi đầu thời Nguyễn năm 1858.
Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 gồm 8 giai đoạn:
Giai đoạn 1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm
179). Gồm 2 bài.
Giai đoạn 2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN
đến năm 938). Gồm 4 bài, trong đó có 1 bài ơn tập.
Giai đoạn 3. Buổi đầu độc lập. (Từ năm 938 đến năm 1009). Gồm 2 bài.
Giai đoạn 4. Nước Đại Việt thời Lý. (Từ năm 1009 đến năm 1226). Gồm 3 bài.

Giai đoạn 5. Nước Đại Việt thời Trần. (Từ năm 1226 đến năm 1400). Gồm 4
bài.
Giai đoạn 6. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV). Gồm 5 bài,
trong đó có 1 bài ơn tập.
Giai đoạn 7. Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVII. Gồm 6 bài.
Giai đoạn 8. Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858). Gồm 3 bài,
trong đó có 1 bài tổng kết.
- Một số bất cập về kênh hình của SGK.
Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 4, mỗi bài học là một sự kiện, hiện
tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự
chọn lọc như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với thời lượng dành cho môn
học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy ở đơn vị
tôi, bản thân mỗi giáo viên khi thảo luận, trao đổi chuyên môn đều nhận thấy
sách giáo khoa cịn có những bất cập khiến học sinh khó nắm được nội dung bài
lịch sử. Đó là:
+ Hiện tượng thiếu kênh hình: Một số bài cần kênh hình nhưng SGK
chưa có: Ví dụ Bài Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. Đây là một vấn đề rất khó
khăn cho cả người dạy và người học ( HS hình dung như thế nào được về diện
tích đất hoang được mở rộng? - Khơng có lược đồ, tranh ảnh minh họa q trình
khẩn hoang làm sao cơ có thể dạy để các em nắm được cuộc khẩn hoang diễn ra
6


như thế nào rồi để từ đó nhận xét, rút ra và nhớ lâu được nội dung lịch sử.
Tranh ảnh về hiện vật lịch sử cũng hạn chế: lượng tranh ảnh ít, mờ nhạt về hình
ảnh ( Bài thành thị nước ta TK16- 17.. . ). Một số hình ảnh đưa vào ít. Ví dụ: Bài
Trường học thời Hậu Lê ( khơng có tranh ảnh về lễ vinh quy bái tổ, xướng danh
cho người đỗ cao dẫn đến học sinh khơng khắc sâu được cách khuyến khích của
triều Hậu Lê đối với việc học tập. ...
+ Hiện tượng kênh hình chưa phù hợp:

Một số kênh hình SGK đưa vào chưa phản ánh đúng thời điểm lịch sử lúc
bấy giờ (bài Chùa thời Lí, bài Kinh thành Huế hình ảnh di tích đã bị hỏng đi
hoặc đã được tơn tạo lại).
Kênh hình khơng rõ, khiến cho giáo viên khó dạy, học sinh khó quan sát,
hiểu khơng cặn kẽ. Ví dụ: Kênh hình bài “Nước ta ở thế kỉ XVI - XVII”.
b. Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã khai thác kênh hình SGK, sưu tầm thêm tranh ảnh để phục
vụ cho bài dạy.
- Giáo viên đã tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy phân
môn lịch sử.
- Tuy nhiên trong trong quá trình khai thác kênh hình, giáo viên chưa biết
cách hướng dẫn cho học sinh thực hành trên bản đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình
ảnh, hoặc chưa sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương tiện dy hc.
- Việc khai thác một số kênh hình khi đa vào bài còn cha
triệt để (cha nắm rõ ht nội dung, mục đích của kênh hình
đó): có bài cần đa kênh hình để học sinh hiểu bản chất của
sự kiện, đối tợng lch s nhng lại hiểu cha đúng mục tiêu mà chỉ
là nhận diện, cú giỏo viờn cha biết sử dụng những kênh hình có liên quan
đến bài giảng để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài
mới.
- Khi khai thác nội dung kiến thức bằng kênh hình, giáo viên cũng chưa
làm nổi bật được khi nào bắt đầu sự kiện, khi nào là cao trào của sự kiện, khi
nào kết thúc s kin.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ụi khi
còn lúng túng gia li núi thuyt trình khơng đi đơi với việc xuất hiện kênh
hình.
c. Đối với học sinh.
- Phần lớn học sinh ngại học lịch sử.
- Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng khái qt
hóa của học sinh cịn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm mà các nhân

vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một
cách máy móc (dễ nhớ nhưng lại mau quên).
- Kĩ năng nói, kể của các em chậm, do đó ảnh hưởng đến thời gian và tiến
trình chung của bài học.
- Tinh thần hợp tác chưa cao, nhiều em chưa tự tin, học thụ động.
2. 3. Các biện pháp khai thác kênh hình vào giảng dạy lịch sử lớp 4
Từ thực trạng việc dạy học phân môn Lịch sử tôi thấy cần thiết để có những biện
7


pháp sáng tạo trong giảng dạy lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở Tiểu học.
2.3.1. Hiu ỳng, ni dung kênh hình ca tng bi học.
Thứ nhất là nắm vững nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh
của chương trình phân mơn lịch sử lớp 4 mà Bộ giáo dục đã ban hành. Điều này
giúp cho giáo viên xác định được lượng kiến thức, kiến thức trọng tâm nổi bật
của bài dạy để từ đó khai thác kênh hình đúng mục tiêu của bài dạy. Nắm vững
các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử.
Cụ thể các kênh hình trong phân mơn lịch sử:
Dạng 1: Tranh ảnh ( chân dung, hiện vật, địa danh…)
Dạng 2: Lược đồ, bản đồ thể hiện được nội dung
- Xác định vị trí diễn ra sự kiện lịch sử.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến.
- Sự tiến công của ta và rút lui của địch.
Dạng 3: Phim (Các đoạn video clips về một số cơng trình kiến trúc lịch
sử: kinh thành Huế, sử dụng đồ đá của người Việt Cổ)
Thứ hai là quan sát kĩ kênh hình để nắm các kí hiệu, đối tượng lÞch sư.
Trong thực tế cho thấy ở bất cứ kênh hình nào mà đặc biệt là dạng kênh hình
lược đồ diễn biến các trận chiến nếu khơng nắm được các kí hiệu lịch sử thì rất
khó chuyển tải nội dung diễn biến bằng lời một cách thông suốt cho học sinh

hiểu bài. Cũng chính từ vấn đề này học sinh sẽ nắm được những nét cơ bản về
nội dung các trận chiến lịch sử ( tiến công, rút lui, mai phục.... )
Thứ ba là hiểu đúng mục đích, bản chất của kênh hình. Một kênh hình
được khai thác ở mức độ như thế nào, giáo viên cần nắm được, biết mục đích
kênh hình đó đưa ra để làm gì?
Ví dụ: Một trong những yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của Bài Nước Văn
Lang là xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã sinh sống.
Như vậy khi khai thác kênh hình ở đây cần nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng
bài dạy ( Mục đích cần nắm được là Lược đồ Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đưa ra để
nắm đối tượng lịch sử - vị trí khu vực nước Văn Lang ra đời là ở khu vực: sông
Hồng, sông Cả, sông Mã - nơi mà người Lạc Việt sinh sống).

8


Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam
VÝ dô : Bài Trịnh – Nguyễn phân tranh: Lược đồ địa phận Bắc Triều - Nam
Triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài đưa ra để tránh nhầm lẫn Nam Triều với
Đàng Trong, Bắc Triều với Đàng Ngoài, xác định được ranh giới chia cắt Đàng
Trong - Đàng Ngoài. Nam Triều là địa phận triều đình của nhà Hồ tại Thanh
Hóa - Bắc Triều là triều đình của Nhà Mạc ở phía Bắc. ( Hiểu đúng mục đích bản chất của kênh hình).

9


Lược đồ địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài
Như vậy với nội dung thứ nhất, hiu ỳng, ni dung kênh hình
ca tng bi hc thì giáo viên sẽ có định hướng khai thác hết ý nghĩa của kênh
hình góp phần lớn đảm bảo hiệu quả bài dạy lịch sử.
2.3.2. Khai thác triệt để kênh hình.

Bất cứ một bài giảng nào, điều quan trọng nhất là cần làm nổi bật được
trọng tâm kiến thức. Việc khai thác triệt để kênh hình đã góp một phần lớn, nó
làm điểm nhấn giúp cho giáo viên đạt được mục đích trên và hơn thế, khai thác
kênh hình triệt để giúp cho học sinh khắc sâu được nội dung kiến thức của bài
học. Khi khai thác kênh hình cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời điểm đưa kênh hình trong tiết dạy: Quan trọng nhất khi sử dụng
kênh hình là Chú trọng thời điểm xuất hiện kênh hình. Cũng giống như đưa đồ
dùng trực quan, cần đặt câu hỏi khi sử dụng chúng: Đưa ra khi nào? Bao giờ thì
cất đi? Đưa vào hoạt động nào ?.. . ). Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy khi
khai th¸c kênh hình phục vụ cho bài giảng có hai cách đưa:
10


Cách đưa thứ nhất là xuất hiện kênh hình trước khi xuất hiện kiến thức
mới nhằm giúp học sinh tự hình thành nội dung kiến thức (nắm nét cơ bản về
diễn biến, nội dung lịch sử nào đó.. ). Cách sử dụng theo kiểu này thì kênh hình
phải đưa ra để học sinh quan sát, hiểu tiến trình, diễn biến, vị trí để rút ra nội
dung kiến thức.
Cách đưa thứ hai là xuất hiện kênh hình sau khi đã hình thành đơn vị
kiến thức mới (kiểu kênh hình làm minh chứng) nhằm củng cố nội dung kiến
thức lịch sử vừa tìm hiểu: Sau khi học sinh nắm được, nhận biết được đơn vị
kiến thức lịch sử nào đó thì GV đưa kênh hình để minh chứng cho nội dung vừa
rút ra hc sinh khc sõu hn.
Vớ d: Cách đa thứ nhất Bài Quang Trung đại phá quân Thanh
(Kờnh hỡnh đưa ra HS nắm được những nét cơ bản của diễn biến trận chiến: học
sinh sẽ dựa vào lược đồ để kể (có thể kể từng đoạn)… từ đó các em sẽ nắm được
nét cơ bản về diễn biến :

Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh (Cách đưa thứ nht)
Vớ d Cách đa thứ hai: Bi Chựa thi Lớ (Kênh hình phục vụ cho việc

minh chứng) nội dung: Dưới thời Lí, đạo phật phát triển mạnh, chùa gắn với
®êi sống văn hóa của nhân dân: Minh chứng bằng ngơi chùa có kiến trúc độc
đáo (Chùa một cột giống như một bơng sen mọc giữa hồ…có như vậy mới khắc
sâu thêm được kiến thức và các em sẽ nhớ lâu). Khi đưa theo cách này, giáo viên
có thể kết hợp phương pháp dạy học trực quan (quan sát hình ảnh) kết hợp với
thuyết trình, thảo luận để khắc sâu được nội dung bài.

11


Chïa Mét Cét ( Cách đưa thứ hai)
- Cách đưa kênh hình trong mỗi hoạt động dạy học: Cùng với thời
điểm đưa kênh hình thì trong từng hoạt động dạy học ở từng tiết dạy, giáo viên
có thể đưa kênh hình (xuất hiện trực quan) bằng cách kết hợp với một số biện
pháp dạy học :
+ Xuất hiện kênh hình kết hợp với thuyết trình trong hoạt động giảng
dạy để làm sáng tỏ, khắc sâu một nội dung kiến thức lịch sử của hoạt động
dạy học đó. Ví dụ Bài Nhà Nguyễn thành lập khi nói đến sự thống trị của các
triều đại nhà Nguyễn giáo viên đưa một số kênh hình để thấy được tội ác, cách
tra tấn, trừng phạt (roi, đòn, cùm cổ, cùm tay…), xuất hiện các kênh hình này đi
đơi với thuyết trình mơ tả của giáo viên về hình phạt của Vua nhà Nguyễn để
bảo vệ quyền hành của mình.
+ Xuất hiện kênh hình kết hợp với hỏi đáp để làm điểm tựa cho học
sinh quan sát rồi nêu bật nội dung kiến thức. Ví dụ bài Quang Trung đại phá
quân Thanh. Sau khi xuất hiện kênh hình (lược đồ), giáo viên kết hợp với hỏi
đáp đưa ra câu hỏi để học sinh quan sát lược đồ: Hãy quan sát lược đồ để kể tên
các vị tướng chỉ huy 5 đạo quân đại phá quân Thanh.
+ Xuất hiện kênh hình kết hợp với thuyết trình trong việc giới thiệu bài
hoặc giới thiệu nhân vật lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ bài
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Việc xuất hiện kênh hình kết hợp với

thuyết trình để giới thiệu về hình ảnh lịch sử Đinh Bộ Lĩnh thời nhỏ cũng như
hình ảnh diện mạo khi đã lên ngơi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) khiến cho học
sinh thấy hứng thú với bài học và yêu quý nhân vật lịch sử.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp để khai thác hết
hiệu quả của kênh hình: Khi xuất hiện kênh hình cần phối hợp sử dụng hình
thức tổ chức dạy học theo nhóm, cá nhân….để làm sáng tỏ hay minh chứng cho
nội dung bài:
+ Đối với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm: Mục đích khai thác kênh
hình của hình thức này giúp cho học sinh hợp tác để hình thành kiến thức mới
(thơng thường là dạng kể những nét chính của diễn biến trận đánh). Học sinh
12


thảo luận theo nhóm để kể về diễn biến. Các em quan sát kênh hình để cùng
nhau thi kể về diễn biến….
- Phối hợp các phương pháp dạy học khi khai thác kênh hình: Khơng
phải bất cứ ở bài học lịch sử nào khi khai thác kênh hình cũng chỉ sử dụng
phương pháp quan sát và thuyết trình mà bản thân giáo viên cần phối hợp nhiều
phương pháp một cách hợp lí. Đó là sự phối hợp các phương pháp dạy học hiện
đại và cổ truyền vì khơng có duy nhất một phương pháp dạy học nào được coi là
tối ưu nhất nên muốn khai thác triệt để được kênh hình, bản thân giáo viên nên
linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại và cổ truyền trong quá
trình khai thác để bài dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ Khai thác kênh hình bài Chiến
thắng Chi Lăng. Khi xuất hiện lược đồ trận Chi Lăng, giáo viên sử dụng phương
pháp dạy học là phương pháp quan sát, động não kết hợp với thảo luận, hỏi đáp,
thuyết trình để học sinh nắm được những nét điển hình về diễn biến của trận Chi
Lăng.
2.3.3. Sử dụng công nghệ thông tin làm phong phú thêm kênh hình
của tiết học Lịch sử.
Tâm lí học sinh Tiểu học rất thích màu sắc v s sinh ng, chính vì

vậy, giáo viên khi dạy các bài lịch sử cần biết thờm kớ hiu, mu sắc
vào vị trí diễn ra sự kiện lịch sử… thêm hiệu ứng (đường tiến cơng, rút lui, mai
phục) ®Ĩ giúp HS hứng thú v nh lõu. Để làm đợc điều ®ã,
chóng ta nên:
Tạo và chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto
Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, theo diện tích… và có thể tăng
giảm kích cỡ, thay đổi hướng các ký hiệu tùy ý. Ngồi ra, cịn có thể tự vẽ các
lược đồ, tự thiết kế các biểu tượng đặc biệt, thể hiện được đặc trưng sự kiện lịch
sử. Các dạng ký hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học
sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến, xác định rõ các địa điểm, khu vực,
các hướng di chuyển… qua đó góp phần tạo biểu tượng rõ nét về không gian,
thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện,
hiện tượng lịch sử.
Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng (văn bản, hình
ảnh, biểu tượng, sơ đồ, bảng biểu…) là một trong những chức năng ưu thế của
Powerpoint. Từ Menu Slide Show > Custom Animation >Add Effect giáo viên
có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide.
Trong thẻ Add Effect, GV chỉ nên chọn dạng hiệu ứng Entrance, trong dạng này
có khoảng hơn 50 kiểu hiệu ứng cụ thể, nhưng chỉ có một số kiểu hiệu ứng
thuộc mục Basic, Subtle là phù hợp với yêu cầu xây dựng bài giảng điện tử (có
thể biểu hiện tốt mục đích sư phạm).
Ví dụ: Lược đồ bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2: Cần thêm
hiệu ứng để cho học sinh thấy được trận chiến diễn ra rất ác liệt trên phịng
tun sơng Như Nguyệt có lúc tưởng chừng phịng tuyến sơng Như Nguyệt bị
vỡ và thấy được ý chí quyết tâm chống giặc của quân ta và sự lãnh đạo tài giỏi
của Lí Thường Kiệt
13


Lược đồ trận chiến tại phịng tuyến sơng Như Nguyệt


Lược đồ trận chiến tại phịng tuyến sơng Như Nguyệt
2.3.4. Sưu tầm kênh hình ngồi SGK.
Thực tế kênh hình trong sách giáo khoa không đủ phục vụ cho bài giảng
(trường hợp thiếu kênh hình) hoặc là những bài khơng có kênh hình thì bản thân
giáo viên cần sưu tầm thêm kênh hình để học sinh hứng thú với bài học, nắm
vững kiến thức hơn. Trong quá trình giảng dạy lịch sử, bản thân tơi đã lựa chọn
sưu tầm kênh hình theo các trường hợp sau:
Trường hợp tìm thêm kênh hình để làm rõ nội dung hoặc làm phong phú
thêm bài học. Trong trường hợp này kênh hình SGK đã có đã có nhưng chưa rõ,
chưa phản ánh hết nội dung bài dạy. Ví dụ sưu tầm thêm tranh ảnh về danh nhân
lịch sử, tranh ảnh trong truyện tranh về các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại
xâm vì tranh ảnh ở truyện tranh có màu sắc đẹp, rõ nét sẽ gây hứng thú cho học
sinh. Ngồi ra, giáo viên cịn có thể sưu tầm thêm các tranh ảnh tư liệu lịch sử:
Có thể là ảnh chụp, ảnh vẽ lại, ...
Trường hợp sưu tầm hồn tồn kênh hình cho tiết dạy vì SGK khơng
có kênh hình: Với những trường hợp bài dạy khơng có kênh hình là một khó
khăn lớn cho cả giáo viên và học sinh. Vì bản thân giáo viên khó thiết kế bài
giảng, khó hơn trong việc chọn lựa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Học sinh thiếu hứng thú với việc học bài lịch sử chỉ toàn chữ và con số, hiệu quả
học tập sẽ không đạt được như mong muốn. Việc sưu tầm toàn bộ kênh hình cho
một tiết dạy khơng có kênh hình vơ cùng khó khăn bởi yêu cầu người giáo viên
14


phải đọc trước bài, hiểu nội dung bài học, biết bài cần kênh hình nào và ln có
ý thức sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ ở mọi lúc, mọi nơi. Với những bài khơng có
kênh hình, giáo viên cần sưu tầm tích cực qua: Internet, tự chụp ảnh các di tích
lịch sử khi có dịp đi qua, chụp ảnh các nhân vật lịch sử khi có dịp, Downloads
một bản nhạc hay một đoạn phim,... có liên quan đến tiết dạy.

Ví dụ Trường hợp tìm thêm kênh hình bµi Chiến thắng Bạch Đằng (sưu tầm
thêm): Sưu tầm thêm lược đồ diễn ra cã hiƯu øng và hình ảnh (tựa như một
phần kể chuyện tranh lịch sử để các em dễ hình dung được diễn biến: Quân Hán
bắt đầu tiến công - quân ta nhử kẻ thù qua bãi cọc ngầm lúc thủy triều xuống, kẻ
thù mắc mưu, quân ta tiến công và chặn đánh quân Hán để thấy được mưu kế sử
dụng thủy triều đóng cọc gỗ vào nơi hiểm yếu trên sông Bạch Đ»ng để đánh lại
quân Hán. Với cách sưu tầm thêm như thế này sẽ giúp cho học sinh nhớ lâu kiến
thức lịch sử để từ đó khi học tới một số bài lịch sử khác sau này có sử dụng mưu
kế của Ngơ Quyền trên sơng Bạch Đằng các em sẽ dễ hình dung và nắm được
bài học.
Lược đồ và hình ảnh minh họa cho diễn biến trận Bạch Đằng

15


Với cách tìm kênh hình như ví dụ trên hẳn học sinh lớp 4 rất thích thú và
kiến thức khắc sâu được về diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng đồng thời
các em hiểu kĩ hơn về kế sách đánh giặc của Ngô quyền, các em cảm nhận như
đang được xem phim lịch sử chứ không phải học một bài lịch sử khơ khan và
nhàm chán…. Những kênh hình như vậy đưa vào bài giảng thì tiết dạy sẽ thành
cơng….
Ví dụ Trường hợp bài học khơng có kênh hình giáo viên sưu tầm kênh
hình hồn tồn như bài: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong thì học sinh mới có thể
nắm được q trình khẩn hoang mở rộng diện tích đất canh tác của người dân
qua từng tỉnh. ở bài này, giáo viên sẽ sưu tầm lược đồ, tranh ảnh về đoàn người
đi khẩn hoang ở Đàng Trong.
Như vậy với cách làm Sưu tầm kênh hình ngồi SGK sẽ giúp cho nội
dung bài dạy được nổi bật trọng tâm, học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả
dễ dàng, thực sự việc tìm thêm kênh hình ngồi sách giáo khoa là một phương
tiện hỗ trợ đắc lực cho kênh chữ trong bài dạy được tốt hơn.

2.3.5. Phối hợp với giáo viên trong khối tổ chức các hoạt động ngoại
khóa có nội dung Lịch sử.
- Để giúp HS u thích mơn lịch sử đặc biệt để các em hiểu rõ về lịch sử
địa phương giúp các em có được tình u, niềm tự hào đối với truyền thống và
những đặc trưng tiêu biểu của địa phương mình tơi cùng các giáo viên trong
khối đã lên kế hoạch thống nhất tổ chức cho HS các hoạt động ngoại khóa có nội
dung Lịch sử qua hoạt động: Em yêu Thanh Hóa quê em.
- Trong hoạt động ngoại khóa đã có những hoạt động tái hiện lại nét văn
hóa của người xứ Thanh qua bài hát Đi cấy, Khúc tình ca Thanh Hóa,...
- HS cịn được hố thân thành những nhân vật lịch sử: Lê Lợi, Bà Triệu,
Ngô Thị Tuyển, ... qua phần thi đoán tên nhân vật lịch sử.
- Diễn hoạt cảnh về anh Nguyễn Bá Ngọc.
Thơng qua hoạt động ngoại khóa này đã giúp học sinh có thêm hiểu biết
về lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên và con người của xứ Thanh. Từ đó bồi
16


dưỡng tình u q hương, đất nước, lịng tự hào về mảnh đất Địa linh nhân kiệt
– Thanh Hóa anh hùng.
Hoạt động ngoại khóa: Em yêu Thanh Hóa quê em.

Hoạt cảnh anh hùng Nguyễn Bá Ngọc.

Phần đoán tên nhân vật lịch sử thơng qua hình ảnh minh họa và lời giới thiệu.
2.4. Hiệu quả đạt được:
Trong quá trình áp dụng biện pháp “Sử dụng kênh hình trong giảng dạy
phân mơn lịch sử lớp 4” vào giảng dạy tôi nhận thấy biện pháp trên rất hiệu quả,
17



đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với
đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa phương.
* Đối với học sinh:
Khi áp dụng biện pháp “Sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn
lịch sử lớp 4” như trên ở lớp 4A năm học 2019 – 2020 tôi đã thu được kết quả
đáng mừng:
- Học sinh mong chờ đến tiết học Lịch sử, hào hứng và yêu thích với các
tiết học lịch sử.
- Học sinh lớp tôi đã nắm được các sự kiện lịch sử một cách rõ ràng. Các
em yêu quê hương, yêu đất nước và tự hào với truyền thống của địa phương
Thanh Hoá. Phần lớn học sinh thấy lịch sử dễ hiểu, các em thích vì khi học lịch
sử được quan sát tranh ảnh, lược đồ sống động, những khúc phim tư liệu lịch sử,
…và có em cịn nói lên niềm hãnh diện tự hào khi tượng đài Lê Lợi được cô
giáo chụp và đưa vào bài dạy, cịn tự hào hơn nữa khi có Thành nhà Hồ ….
- Thông qua học Lịch sử đã giúp cho HS phát triển tốt các kĩ năng: kĩ
năng học nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tư duy sáng tạo,...
* Đối với Giáo viên:
- Góp phần đổi mới công tác dạy học phân môn Lịch sử. Chia sẻ kinh
nghiệm với đồng nghiệp để vận dụng giảng dạy vào các bài dạy Lịch sử trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, buổi sinh hoạt chuyên đề của nhà
trường.
- Đổi mới các hình thức dạy học: các nhân, nhóm, trong lớp, ngồi trời,...
- Chia sẻ khơng chỉ với đồng nghiệp trong khối mà còn trong nhà trường
về việc vận dụng kênh hình vào dạy các mơn học khác.
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Đối với phân môn Lịch sử, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh
họa. Có thể là hình ảnh mơ tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình
ảnh các vùng kinh tế,diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó,... nếu chỉ
thuyết trình, thì bài giảng sẽ khơ khan, học sinh đang ngại học thì sẽ cịn tiếp tục

ngại học lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học để gây sự cuốn hút cho học
sinh, kích thích sự tìm tịi về lịch sử của dân tộc, giúp tái hiện về một nền văn
minh của một dân tộc là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Việc sử dụng
và khai thác kênh hình trong bài giảng lịch sử sẽ giúp bản thân mỗi giáo viên
yêu phân mơn lịch sử, khơng cảm thấy khó khi dạy phân môn này và học sinh sẽ
hứng thú khi được học lịch sử. Quá trình giảng dạy lịch sử lớp 4 cùng với việc
khai thác kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy, bản thân tôi rút ra được để
khai thác có hiệu quả kênh hình, cần:
- Giáo viên cn hiu ỳng, ni dung kênh hình ca tng bài học.
- Quá trình khai thác kênh hình cần khai thác một cách triệt để để phát
huy tối đa tác dụng của kênh hình, phục vụ tốt nhất cho bài dạy.
- Sử dụng công nghệ thông tin để làm phong phú thêm kênh hình của
SGK, gây hứng thú cho học sinh khi học.
18


- Đối với bài giảng khơng có kênh hình hoặc kênh hình chỉ đủ phục vụ
cho bài giảng, cần sưu tầm kênh hình ngồi SGK.
- Khi đã có kênh hình phục vụ cho các bài giảng, cần tạo thư viện kênh
hình để phục vụ cho bản thân một cách lâu dài và trao đổi với đồng nghiệp để
làm phong phú thêm số lượng và chất lượng kênh hình.
Khai thác kênh hình hiệu quả chính là đổi mới phương pháp dạy học đối
với tất cả các mơn học nói chung và dạy phân mơn lịch sử nói riêng, qua thực tế
đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục rõ rệt đạt được
hiệu quả mục đích dạy học phân môn lịch sử lớp 4.
3. 2. Kiến nghị
- Đề nghị các cấp cần tích cực tổ chức chuyên đề về dạy học phân mơn
lịch sử.
- Đề nghị có các cuộc thi về lịch sử cho học sinh lớp 4 và lớp 5 với nội
dung thiết thực để học sinh càng ngày càng yêu lịch sử và tự hào về dân tộc.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tơi tự thấy kinh nghiệm của
mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cơ đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Trương Diệu Linh

19



×