Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn một số kinh nghiệm khai thác kênh hình SGK trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 30 trang )

Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

MỤC LỤC
Tên nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng
a, Thuận lợi, khó khăn
b, Thành công, hạn chế
c, Mặt mạnh, mặt yếu
d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp
3.2.1 Phân định dạng bài và các nhóm kênh hình trong sách giáo
khoa đối với phân môn Lịch sử lớp 4,5
3.2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa
theo quy trình
3.2.3 Cung cấp một số tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa
3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
3.5 Kết quả khảo nghiệm.
4. Kết quả
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

Trang
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6
7
7
8
8
8
21
24
25
25
25
26

27

1


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục Tiểu học trong thời kỳ mới được xác định:“Giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

2


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học Trung học cơ sở”. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục Tiểu học được xây
dựng toàn diện ở tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, …Trong đó
phân môn Lịch sử lớp 4, 5 có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu
đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Bác Hồ biên soạn tập “Lịch sử nước ta” và mở đầu bằng hai
câu:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình Tiểu học là cung cấp cho
học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ

buổi đầu dựng nước cho đến những năm xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã
hội loài người. Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và
thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh, yêu thiên
nhiên, con người, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống lịch sử
dân tộc. Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử của đất nước.
Trong mỗi tiết học lịch sử việc yêu cầu học sinh nắm và thuật lại được
các kiến thức lịch sử từ xa xưa là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi ở
người thầy không những về kiến thức lịch sử mà người thầy còn phải có phương
pháp dạy học phù hợp và thực sự lôi cuốn. Tham gia góp phần đắc lực trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh hiểu và đạt mục tiêu bài học
phải kể đến vai trò của kênh hình sách giáo khoa. Đối với học sinh tiểu học vấn
đề am hiểu lịch sử của học sinh còn hạn chế, mức độ tư duy của các em chậm,
cho nên việc khai thác và sử dụng kênh hình của giáo viên là vô cùng cần thiết
nhằm tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục hình ảnh quá khứ giúp học sinh hiểu về
lịch sử.
Xác định được vị trí của phân môn Lịch sử trong nội dung chương trình
giáo dục Tiểu học và tầm quan trọng của kênh hình sách giáo khoa trong giảng
dạy lịch sử lớp 4, 5 nên tôi mạnh dạn viết về “Một số kinh nghiệm khai thác
kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn lịch sử lớp 4, 5”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử, mối
quan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian
của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

3


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5


Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Lịch sử từ đó tìm ra phương pháp
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Cách sử dụng kênh hình sách giáo khoa giúp học sinh có ý thức tìm tòi,
yêu thích lịch sử dân tộc, nâng cao chất lượng học tập của học sinh và làm nền
tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo.
3 . Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 4, 5 tôi đã từng dạy những năm học: 2010-2011; 20112012; 2012-2013
4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động học tập của học sinh và cách khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa, việc chuẩn bị giảng dạy của giáo viên khi dạy phân môn Lịch sử lớp
4, 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc tài liệu
- Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm Phương pháp hỗ trợ thống kê
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu học tập của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học
sinh những kĩ năng cần thiết: nhận biết đúng đắn các nhân vật, sự kiện, hiện
tượng lịch sử, biết trình bày lại kết quả học bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng
thống kê, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đặc thù của
môn Lịch sử là không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
trong quá khứ. Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho
học sinh những kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa mà mục đích cuối cùng là
giúp học sinh biết tái hiện lại những vấn đề có liên quan để hiểu được lịch sử.
Sử dụng kênh hình trong giảng dạy phân môn Lịch sử phát huy tính tích
cực của các đối tượng nhằm tạo hứng thú và làm cho giờ học sinh động hơn.
Khai thác và sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa sách giáo
khoa sẽ giúp giáo viên và học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy

học trong từng bài có tính chiều sâu, đạt hiệu quả cao về mục tiêu của môn học.
2. Thực trạng
Động cơ học tập và hiểu biết lịch sử của học sinh chưa có.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức tiết dạy có hiệu quả sinh động, gây hứng thú,
phát huy tính tích cực cho học sinh trong quá trình dạy học Lịch sử. Việc sử
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

4


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

dụng kênh hình để minh họa các sự kiện nhân vật kết hợp với lời nói truyền cảm
có sức thuyết phục cao đối với học sinh sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú,
sinh động.
a, Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
Trường Tiểu học Trần Phú, có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà
trường nên ngay từ đầu năm học các em đã đi vào nề nếp có ý thức trong học tập
cũng như các hoạt động khác.
Bản thân nhiều năm liền dạy lớp 4, 5
Về sách giáo khoa: màu sắc đẹp, kênh hình phong phú, kênh chữ rõ ràng,
…Câu hỏi yêu cầu in nghiêng giúp giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác
thông tin dễ dàng. Hệ thống câu hỏi cuối bài tổng hợp được kiến thức của bài
học. Phần nội dung bài học dễ học.
Mục tiêu nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng
rất quan tâm đến việc học hành của con em mình, luôn tạo điều kiện cho các em
học tập.
* Khó khăn:

- Về giáo viên: Ngại dạy phân môn Lịch sử. Một số giáo viên không nắm
chắc các nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Về học sinh: Chưa coi trọng phân môn Lịch sử, xem đây là môn phụ,
chưa hiểu hết ý nghĩa của môn học. Phần đa bố mẹ các em có trình độ văn hoá
thấp nên sự hướng dẫn các em còn nhiều hạn chế cả về thời gian và phương
pháp học.
b, Thành công, hạn chế
* Thành công:
Tìm ra được cách khai thác triệt để kênh hình SGK giúp các em dễ hiểu,
nhớ lâu và nắm được bài ngay tại lớp. Học sinh không xem môn học này là môn
phụ, có hứng thú học Lịch sử, có thêm kiến thức về Lịch sử. Giáo viên yêu thích
phân môn này hơn, có hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình và một số
kinh nghiệm trong dạy Lịch sử cho học sinh.
* Hạn chế:
Một số giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng tác giả nên chưa khai thác triệt để
các nội dung kênh hình trong sách giáo khoa, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới
thiệu là chủ yếu. Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

5


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian,… Một số tiết học giáo viên chỉ huy
động một số học sinh khá, giỏi trình bày lược đồ, bản đồ và khám phá tranh ảnh
mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu
kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em
thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản.
c, Mặt mạnh, mặt yếu

Đa số giáo viên đều có thể chủ động tổ chức được tiết dạy một cách thành
thạo, tự tin. Giúp giáo viên tích lũy được vốn kiến thức về Lịch sử Việt Nam.
Học sinh mạnh dạn, tự tin.
Cách tổ chức dạy học của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình
thức, rập khuôn. Sĩ số lớp đông, số tiết thực dạy/tuần ít nên thời gian kèm cặp
học sinh trong các tiết học chưa nhiều.
d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý
đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được lượng
kiến thức. Nguyên nhân là do giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để
nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
trong lớp còn hạn chế. Vì thế, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng
của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của môn học cũng
chưa đầy đủ.
Đặc trưng môn Lịch sử là đi nghiên cứu tìm hiểu từ xa đến gần, từ quá
khứ đến hiện tại, từ đơn giản đến phức tạp, mang tính không lặp lại nên không
tạo được hứng thú cho học sinh học tập và tìm hiểu lịch sử.
e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Năm học 2010 - 2011đến nay, tôi được phân công dạy khối 4, 5 và trực
tiếp giảng dạy phân môn Lịch sử. Trình độ học lực của các em tương đối đồng
đều, có nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện ở các môn
Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Tuy nhiên với các em lớp 4 thì lịch sử lại là một
phân môn mới và tương đối khó. Cho nên, khi dạy đến phân môn Lịch sử ở
những tuần đầu, học sinh lúng túng trong quá trình tham gia xây dựng và tìm
hiểu bài. Hơn thế nữa, tiết dạy mà không khai thác kênh hình sách giáo khoa thì
chỉ có khoảng 25% số học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, số còn lại hầu
như tiếp thu bài một cách thụ động. Trao đổi với các động nghiệp trong tổ, tôi
nhận thấy:
* Về phía giáo viên:


Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

6


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

- Giáo viên giảng giải, thuyết minh quá nhiều nhằm mô tả lại các sự kiện
lịch sử mà giờ dạy vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.
- Giáo viên chưa thấy hết vai trò quan trọng của hình ảnh minh họa, đôi
khi còn ngại sử dụng. Do đó còn nhiều hạn chế, bất cập trong khai thác và sử
dụng kênh hình ở tiết dạy Lịch sử.
- Còn nhiều lúng túng trong các tiết dạy về lịch sử địa phương.
* Về phía học sinh:
- Một số em có suy nghĩ không đúng về mục tiêu của môn lịch sử, không
thích học lịch sử, coi lịch sử là môn “phụ”.
- Học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy
móc, chóng quên, không hứng thú dẫn đến việc các em bị nhầm lẫn giữa sự kiện
này với các sự kiện khác, thậm chí còn nhầm lẫn tên nhân vật lịch sử trong các
giai đoạn lịch sử quan trọng.
Ví dụ: Trong cuộc thi “Rung chuông vàng” do Liên Đội tổ chức vào ngày
26/3, có một câu hỏi được đưa ra cho các học sinh khối 4, 5 như sau: Người làm
nên chiến thắng lẫy lừng trên sông Như Nguyệt là ai?
Một số em trả lời:

+ Người đó là Trần Hưng Đạo.
+ Người đó là Ngô Quyền.
+ Người đó là Lê Lợi

Do các em không nhớ mốc thời gian lịch sử có liên quan đến các nhân

vật: Trần Hưng Đạo, triều Trần, đánh quân Mông –Nguyên; Ngô Quyền – năm
938, đánh quân Nam Hán; Lê Lợi, Thời Hậu Lê, đánh quân Minh nên dẫn đến
tình trạng trả lời sai.
Đáp án: Lý Thường Kiệt (triều Lý, đánh quân Tống xâm lược lần thứ 2)
- Các em thuật lại diễn biến của các cuộc kháng chiến, các trận đánh chưa
đầy đủ các chi tiết quan trong, chưa hay. Số lượng học sinh biết thuật lại diễn
biến của các cuộc kháng chiến là rất ít, chiếm khoảng 15 - 16 % tổng số học sinh
của lớp.
- Chưa có ý thức tìm tòi, khám phá thêm về một số thông tin hình ảnh, tư
liệu khác có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử đã và đang học.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Việc khai thác kênh hình trong giảng dạy phân môn Lịch sử là một việc
làm có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh. Các kênh hình về bản đồ lịch
sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

7


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

tượng, dễ đi vào lòng người… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho
việc truyền thụ kiến thức lịch sử, thông qua đó các em biết được cội nguồn của
tổ tiên, cha ông, cội nguồn của dân tộc mình. Biết được tổ tiên, cha ông ta đã
sống, chiến đấu, lao động như thế nào trong quá khứ để tạo nên đất nước hôm
nay. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc
nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... Từ đó các em biết yêu quý những gì mình
đang có, biết ơn những người đã đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chúng
ta và tự hào về truyền thống dân tộc, cũng như biết mình phải có trách nhiệm là

cần phải làm gì cho Tổ quốc thân yêu.
3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp
3.2.1 Phân định dạng bài và các nhóm kênh hình trong sách giáo khoa
đối với phân môn Lịch sử lớp 4,5
* Dạng bài: Chương trình Lịch sử lớp 4, 5 được chia thành 3 dạng cơ bản
sau:
- Dạng 1: Cung cấp kiến thức về nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử tiêu
biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.( Từ buổi đầu dựng nước đến Hoàn
thành thống nhất đất nước)
- Dạng 2: Ôn tập - Kiểm tra.
- Dạng 3: Tìm hiểu lịch sử địa phương (Phần này không có trong SGK,
SGV). Giáo viên tự tìm hiểu và tái hiện lại cho học sinh biết được qua trình hình
thành và phát triển của địa phương nơi em ở như thế nào,...
* Các dạng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử: Trong sách giáo khoa
phân môn Lịch sử lớp 4, 5 có thể kể đến một số dạng kênh hình cơ bản sau:
- Bản đồ hành chính.
- Lược đồ địa phận các vùng miền, lược đồ các trận đánh, các chiến dịch,
biểu đồ.
- Tranh, ảnh minh họa một số di vật, di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu
hoặc mô phỏng một số nét chính về hình thái, kinh tế, chính trị xã hội trong các
thời kỳ dựng nước.
3.2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa theo
quy trình
Do đặc trưng của phân môn Lịch sử là “Con người không thể tri giác trực
tiếp những gì thuộc về quá khứ”, muốn học sinh của mình hiểu và nhớ lâu
những kiến thức lịch sử ấy thì tranh ảnh, lược đồ, bản đồ …là phương tiện hữu
ích nhất giúp giáo viên khai thác nội dung bài. Trong chương trình của phân
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

8



Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

môn lịch sử lớp 4 -5 các bài học về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản
ánh những dấu ấn về sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu nổi
bật trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa) và giữ nước (Chống
giặc ngoại xâm) từ buổi đầu dựng nước cho tới những năm xây dựng nhà máy
thủy điện Hoà Bình. Khi dạy những kiểu bài này tôi thường sử dụng và khai
thác các các nhóm kênh hình theo từng bước sau:
Bước 1: Nắm vững mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống đồ
dùng dạy học cần có và chú ý xắp sếp chúng theo từng hoạt động của bài dạy
trong thiết kế bài dạy của mình.
Ví dụ: Bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” (Lịch sử lớp 5)
* Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh biết:
+ Kiến thức: Biết được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Biết sơ lược diến biến và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Kĩ năng: Nêu được sơ lược diến biến và ý nghĩa của chiến dịch Điện
Biên Phủ: là mốc son chói lọi đóng góp vào kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về tinh thần chiến đấu của
quân và dân ta. Tiêu biểu là anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
* Đồ dùng dạy học:
+ Hình 1: Bức ảnh được sử dụng để dạy học về cuộc họp của Trung ương
Đảng và Bác Hồ mùa đông năm 1953.....
+ Hình 2: Bức ảnh được sử dụng để dạy học về việc chuẩn bị của quân
dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Hình 3: Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ được sử dụng để dạy học về
diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Hình 4: Ảnh Cờ chiến thắng trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ- ri được sử

dụng để minh họa cho kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ
+ Hình 5: (Sưu tầm) Những kỷ vật của anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót
đang lưu giữ tại nhà lưu niệm của Nghĩa trang liệt sĩ xã Cẩm Quan, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Được sử dụng khi giới thiệu tấm gương hy sinh anh dũng
của Phan Đình Giót.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

9


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm của bài học sinh cần phải hiểu
thông qua kênh hình.
Bước 3: Giáo viên phải nói rõ mục đích, yêu cầu cách thức tìm kiếm
thông tin trên kênh hình để học sinh không bị phân tán sự chú ý sang nội dung
khác, điều này giáo viên càng phải đặc biệt quan tâm trong những bài có nhiều
tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa.
Ví dụ: Bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” (Lịch sử lớp 5)
Hình 2: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi khai thác hình này nếu giáo viên không nêu rõ mục đích, yêu cầu khi
quan sát thì học sinh rất dễ chăm chú quan sát xem các chú dân công chở cái gì,
hoặc cùng một lúc sẽ quan sát và bàn tán với nhau về nhiều bức ảnh khác bên
cạnh đó.

Vì vậy, giáo viên cần giới thiệu khái quát bức ảnh: “Bức ảnh là cảnh một
đội xe thồ đang chở lương thực phục vụ tiền tuyến, xe nào cũng cắm lá cây ngụy
trang để tránh máy bay địch ném bom. Những ngày Tết năm Giáp Ngọ(1954),
trời rét thấu xương, mưa phùn lất phất nhưng những chiến sĩ dân công với

những chiếc xe thồ chở nặng vẫn lên đường. Càng đến gần mặt trận, càng gian
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

10


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

nan vất vả. Ròng rã hàng tháng trời mới tới địa điểm giao hàng gần Điện Biên
Phủ. Khi xe đạp hỏng, họ vận chuyển bằng đôi vai. Những chiếc xe thồ chở
lương thực, thực phẩm nối tiếp nhau lên Điện Biên Phủ cung cấp gạo, thức ăn
để bộ đội ta ăn no, đánh thắng”. Sau đó, hướng dẫn học sinh quan sát rồi nêu
câu hỏi để học sinh trao đổi:
- Quan sát hình 2 em thấy những gì?

- Rừng núi, đoàn người điều khiển xe
- Dân công ta chở lương thực ra tiền đạp thồ,..
tuyến bằng những phương tiện gì?
- Xe đạp thồ, quang gánh,...
- Trong điều kiện đường đi như thế - Xuyên rừng, núi, đường rất khó đi
nào?
- Tinh thần đoàn kết, vượt khó của dân
- Qua bức tranh, em có nhận xét gì về công.
tinh thần của dân công ta?
Chốt: Hình ảnh này minh chứng cho
việc quân và dân ta một lòng, một dạ
dốc toàn bộ sức ngưới, sức của cho
tiền tuyến thân yêu.
Bước 4: Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác hết các khía cạnh tích cực
của hình ảnh. Hệ thống câu hỏi và các “góc” khai thác của giáo viên có tác dụng

định hướng để học sinh tư duy, làm việc tích cực với đồ dùng, chủ động nắm bắt
và ghi nhớ kiến thức lịch sử theo đúng mục đích cần đạt của bài học. Đặc biệt
phải luôn có phương án điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với các đối tượng học
sinh trong lớp, đảm bảo tính vừa sức vừa đảm bảo tính phát triển.
Vì vậy, để học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ một cách có hiệu quả, tôi
chú ý hướng dẫn các em một số kiến thức, kĩ năng cần thiết như:
Thứ nhất, phải giúp học sinh biết xác định phương hướng trên bản đồ,
lược đồ: theo quy ước đơn giản phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng
Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Ở bài Làm quen với bản
đồ trong sách Lịch sử và Địa lí lớp 4 các em đã được học nhưng giáo viên cũng
cần củng cố thường xuyên kĩ năng này. Chẳng hạn khi học sinh xác định được
phương hướng trên bản đồ, lược đồ thì các em có thể tự biết được tại sao gọi là
giặc phong kiến phương Bắc, hoặc cụ thể như trong bài “Cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)”. Khi yêu cầu thuật lại cuộc
chiến đấu trên sông Như Nguyệt thì học sinh dễ dàng xác định được vị trí phòng
tuyến của quân ta là ở bờ Nam, quân giặc là ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc chú giải để hiểu được ý nghĩa biểu thị
của các kí hiệu trên lược đồ: Khi nắm được ý nghĩa biểu thị của các kí hiệu, các
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

11


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

em sẽ làm tốt các bài tập yêu cầu thuật lại diễn biến cuộc chiến đấu hoặc cuộc
khởi nghĩa.
Ví dụ: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày lại trận chiến tại phòng tuyến
sông Như Nguyệt (bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
(1075-1077) trang 34, SGK Lịch sử và Địa lí 4), tôi hướng dẫn như sau:


- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong SGK trang 35, xem bảng chú
giải biết các kí hiệu thể hiện trên lược đồ để các em phân biệt được mũi tên biểu
thị quân ta và mũi tên biểu thị giặc Tống. Cụ thể;
+ Mũi tên màu đen
+ Mũi tên màu đỏ

là biểu thị quân Tống tiến công
nhà Lý chặn đánh….

Sau khi HD xem chú giải, đọc thông tin trong SGK bằng hệ thống câu hỏi
như sau:
+ Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến ở đâu ?
+ Lực lượng của quân Tống như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
+ Chỉ vị trí trận tuyến quân Tống trên lược đồ ?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý phòng ngự, chặn đánh, tiến
công, đường rút chạy của giặc ?
Từ việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên, học sinh nắm được
diễn biến chính của trận chiến đấu. Các em sẽ dựa vào lược đồ thuật lại rất tốt kể
cả đối tượng học sinh trung bình mà không cần nhớ từng câu chữ trong sách
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

12


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

giáo khoa.
Ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ thì giáo viên
cần chú ý hướng dẫn khai thác kiến thức từ tranh ảnh bởi lịch sử là việc đã xảy

ra, có thật và tồn tại khách quan. Nhận thức lịch sử là phải thông qua các “dấu
vết” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng đã
diễn ra, do đó việc đầu tiên, tất yếu không thể bỏ qua là cho học sinh tiếp xúc
với tranh ảnh.
*Khai thác ở khía cạnh thứ nhất: Hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức từ
bản đồ:
Ví dụ: Bài 11. “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2
(1075-1077)” Lịch sử lớp 4
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được mốc thời gian, nguyên nhân, diễn biến và kết
quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời nhà Lý. Ta thắng được
quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân ta. Người anh
hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
+ Kỹ năng: Biết tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến
sông Cầu.
+ Thái độ: Tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của của cha ông ta
thời xưa.
* Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
* Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được qua khai thác
đồ dùng;
- Nhận biết được vị trí của sông Như Nguyệt trên bản đồ hành chính và
tầm quan trọng của phòng tuyến sông Như Nguyệt tại khu vực này.
- Nắm chắc vị trí phòng tuyến sông Như Nguyệt, vị trí trận tuyến của
quân địch, vị trí quân nhà Lý phòng ngự, các mũi tiến công và chặn đánh của ta;
mũi tiến công và đường rút chạy của địch.
- Thấy được trí thông minh, tài thao lược trong xây dựng phòng tuyến và
việc chỉ huy nghĩa quân của Lý Thường Kiệt.
- Sông Như Nguyệt nằm ở vị trí nào của - Sông Như Nguyệt nằm ở phía

đất nước?
Bắc của đất nước.
- Sông Như Nguyệt là một đoạn của con - Sông Như Nguyệt là một khúc
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

13


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

sông nào ?

của con sông Cầu.

- Vị trí của phòng tuyến sông Như Nguyệt - Phòng tuyến sông Như Nguyệt
có tầm quan trọng như thế nào đối với được coi như một tấm lá chắn
kinh thành Thăng Long?
vững chắc cho kinh thành Thăng
- Chỉ trên bản đồ vị trí phòng ngự của Long.
quân nhà Lý? Các hướng tiến công và - Học sinh chỉ
chặn đánh của quân ta, đường tiến công và
rút chạy của quân Tống ?
- Tại sao quân ta chọn và chủ động xây
dựng phòng tuyến này? Tại sao Lý
Thường Kiệt lại cho quân chủ động đánh
úp quân giặc trong đêm khuya? (HS Khá
- Giỏi)

- Phòng tuyến sông Như Nguyệt
được coi như một tấm lá chắn

vững chắc cho kinh thành Thăng
Long; đánh úp quân giặc vào đêm
khuya làm cho giặc trở tay không
kịp…

- Bài thơ được cất lên trong đêm khuya có - Kích động lòng quân sĩ, làm
tác dụng gì?
hoang mang ý trí của kẻ thù.
- Dựa vào lược đồ, hãy tường thuật lại - Học sinh thuật lại
cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ
phía Nam sông như Nguyệt của quân ta?
Từ việc khai thác lược đồ theo theo hệ thống các câu hỏi như trên, đã có
nhiều học sinh tham gia xây dựng bài, số lượng học sinh biết tường thuật lại trận
đánh tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng kiến thức lịch sử tại bài học này đã được
các em ghi nhớ sâu sắc.
* Khai thác ở khía cạnh thứ 2: Kỹ năng đọc và làm việc với tranh ảnh,
lược đồ, bản đồ.
Ví dụ: Bài 24: “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” Lịch sử lớp 5

Hình 2 trong sách giáo khoa: Máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

14


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Minh họa cho sự kiện: Trong 12 ngày đêm lịch sử quân và dân Hà Nội đã
hạ gục nhiều máy bay hiện đại của Mỹ, trong đó có 34 chiếc máy bay B52 (Loại
máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ của Mỹ) và có nhiều chiếc bị bắn rơi ngay tại

bầu trời Hà Nội.
Bức ảnh được sử dụng để dạy học về chiến thắng của quân dân Hà Nội
trong chiến đấu chống lại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của đế quốc Mĩ ( kết
quả chiến đấu của quân dân ta). Giáo viên hướng dẫn quan sát ảnh và gợi ý các
câu hỏi để học sinh trả lời:
- Quan sát bức ảnh, em thấy những hình - Cô dân quân và xác chiếc máy bay.
ảnh gì?
- Việc máy bay Mĩ bị bắn rơi ở Hà Nội - Tinh thần chiến đấu và thành tích
nói lên điều gì?
chiến đấu của quân dân Hà Nội.
Chốt: Bên cạnh xác chiếc máy bay là
hình ảnh một người nữ chiến sĩ vừa bước
ra khỏi trận đánh với nụ cười bình dị
hồn nhiên như họ chưa từng tham gia
trận đánh khốc liệt ấy. Đó là nụ cười của
chiến thắng, một chiến thắng của chính
nghĩa.
Tiếp đó, cho học sinh thảo luận câu hỏi:
Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ - Buộc địch phải kí hiệp định Pa-ri
trên không là gì?
Bước 5: Dựa trên hệ thống câu hỏi, tổ chức để học sinh được trình bày ý
kiến của mình với nhóm bạn hoặc với lớp trước khi giáo viên đưa ra kết luận
cuối cùng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tạo niềm tin cho học sinh,
giúp học sinh mạnh dạn trong việc trình bày những kiến thức lịch sử mà mình
nắm được. Từ đó giúp giáo viên có được những điều chỉnh phù hợp với đối
tượng học sinh
Bước 6: Đối với kiểu bài trình bày tương đối toàn diện về một triều đại
hay một giai đoạn lịch sử nào đó có thể sắp xếp các tranh ảnh minh họa trong
bài theo một kịch bản và dạy học sinh theo kịch bản bằng tranh ảnh đó.
Ví dụ: Bài 1 “Nước Văn Lang” - Lịch sử lớp 4


Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

15


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Với bài này giáo viên vẽ đường trục phân biệt các hướng Bắc, Nam,
Đông, Tây lên bảng. Yêu cầu HS dựa vào đường trục, kênh hình, chữ ghi trên
lược đồ và SGK để trả lời các câu hỏi: Nước Văn Lang nằm trên địa phận nào
trên lược đồ? ( Địa phận Bắc bộ và Bắc Trung Bộ)
Sau khi trao đổi GV kẻ tiếp trục thời gian lên bảng để phân biệt năm công
nguyên và năm trước công nguyên, sau công nguyên, yêu cầu HS xác định thời
điểm ra đời của nước Văn Lang.
nước Văn Lang

700

CN
0

2015

Hình 2: Lăng vua Hùng

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

16



Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Được sử dụng khi giới thiệu về người đứng đầu nhà nước và tình hình xã
hội nước Văn Lang. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời:
Lăng vua Hùng được xây dựng ở đâu?
Nhân dân ta xây dựng lăng để làm gì?
Chốt: Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 và ngày
nay đã trở thành ngày Quốc giỗ của dân tộc.
Hình 3: Lưỡi cày đồng
Hình lưỡi cày đồng được sử dụng khi miêu tả về đời sống sản xuất của
người Văn Lang. Yêu cầu học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi:
- Hình dáng của lưỡi cày như thế nào?
- Lưỡi cày dùng để làm gì?
- Việc chế tạo lưỡi cày đồng chứng tỏ điều gì?
Kết hợp với hình 7(cảnh giã gạo) để giới thiệu những sản vật mà người
Văn Lang sản suất được.
Hình 4: Rìu lưỡi xéo bằng Đồng
Được sử dụng khi dạy về cuộc sống của người Văn Lang. Yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi:
- Hình dáng của lưỡi rìu thế nào?
- Rìu dùng để làm gì?
Hình 5: Muôi ( vá, môi) bằng đồng
Sử dụng mô tả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Văn
Lang. Câu hỏi thảo luận:
- Hình dáng của chiếc muôi như thế nào?
- Muôi dùng để làm gì?
Hình 8: Vòng trang sức bằng đồng
Sử dụng khi giới thiệu đời sống vật chất của người Văn Lang.
Hình 10: Cảnh người nhảy múa trên thuyền

Sử dụng khi dạy về đời sống ăn mặc, vui chơi. Câu hỏi:
- Hình nhà sàn thể hiện người Lạc Việt ở như thế nào?
- Cảnh giã gạo của đôi nam nữ chứng tỏ người Lạc Việt ăn bằng gì?
- Hình 10 thể hiện người Lạc Việt đang làm gì?
Kết hợp các hình 3, 4, 5, 6 nêu câu hỏi:

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

17


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Trống đồng

Mũi tên đồng

- Người Lạc Việt biết làm những công cụ và vũ khí gì để phục vụ và bảo
vệ cuộc sống?
- Việc chế tạo ra lưỡi cày, rìu, muôi, vòng trang sức,... bằng đồng chứng
tỏ người Lạc Việt đã biết làm nghề gì? ( nghề đúc đồng)
Hình 9: Đồ gốm thời Hùng Vương
Sử dụng khi trình bày về các nghề thủ công của người Lạc Việt. Câu hỏi:
- Hình dáng đồ gốm trong ảnh như thế nào?
- Đồ gốm được làm từ chất liệu gì?
- Chúng được dùng để làm gì?
* Qua những công cụ đó và cả cách trang trí trên trống đồng, em hình
dung như thế nào đời sống của người Lạc Việt ? ( HS đã có nhiều ý kiến như:
Đồ dùng của họ khác với ngày nay/ Đồ dùng phục vụ cuộc sống còn đơn giản/
Từ xưa họ đã có tục lệ đua thuyền, và còn biết đeo cả trang sức để làm đẹp,…)

Như vậy, từ việc khai thác tranh ảnh đó, học sinh có thể hình dung phần
nào về đời sống, vật chất và tinh thần của người Lạc Việt dưới thời vua Hùng
Bước 7: Xác định vị trí đặt đồ dùng cho cân đối, đúng tầm nhìn của học
sinh. Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác
thông tin, hơn nữa thời gian trưng bày đồ dùng phải ăn khớp nhịp nhàng với
hoạt động khai thác.
Ví dụ: Bài 5 “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” Lịch sử
lớp 4.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

18


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Hình 1: Trận Bạch Đằng năm 938

Sử dụng bức tranh khi dạy về diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng.
Khi trình bày chi tiết thuyền giặc bị bãi cọc chặn lại, quân mai phục của ta đổ ra
đánh quyết liệt thì kết hợp sử dụng bức tranh. Giáo viên hướng dẫn quan sát bức
tranh, chỉ cho học sinh thuyền của ta, của giặc và đặt câu hỏi:
- Em thấy thuyền của ta thế nào?
- Thuyền của giặc như thế nào?
- Thuyền của ta nhỏ, nhẹ có lợi như thế nào?
- Điều gì sẽ xảy ra với thuyền của địch khi triều rút?
Ví dụ: Bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1798)” - Lịch sử
lớp 4.
Hình 1: Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú


19


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Sử dụng khi dạy về diễn biến trận Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm
lược. Câu hỏi: - Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, khi hành quân ra đến Tam
Điệp, Quang Trung đã làm gì?
- Quang Trung chia quân làm 5 đạo do những ai chỉ huy?
- Ngày mồng 3 Tết Kỉ Dậu ta đánh đồn nào?
- Sáng mồng 5 Tết ta tấn công đồn nào?
- Cùng lúc đánh tàn quân Ngọc Hồi bỏ chạy về Thăng Long, ta tấn công
đồn nào?
- Kết quả của trận chiến là gì?
Hình 2: Gò Đống Đa

Sử dụng khi trình bày kết quả của sự kiện Quang Trung đại phá quân
Thanh. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh và giới thiệu: Từ Nam
Đồng đến Thịnh Quang, xác giặc la liệt. Nhân dân ở đây đã thu nhặt xác đem
chôn vào các hố và đắp cao lên thành gò. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống treo
cổ tự tử cùng mấy trăm thân binh trên gò Đống Đa. Với lòng khoan dung và giữ
mối bang giao hữu hảo với nhà Thanh, vua Quang Trung đã cho lập đền thờ
Sầm Nghi Đống ngay tại gò Đống Đa.
Hình 3: Tượng vua Quang Trung

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

20



Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Sử dụng khi dạy về công lao của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về công lao của Quang Trung? ( đánh tan quân Thanh
bảo vệ đất nước.)
- Vì sao nhân dân ta lại dựng tượng Quang Trung? ( để ghi nhớ công lao
của ông)
Chốt: Hằng năm, cứ đến ngày mông 5 Tết, ở Gò Đống Đa nhân dân ta lại
tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
3.2.3 Cung cấp một số tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa
Đối với những dạng bài cung cấp kiến thức về nhân vật lịch sử, các sự
kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước và dạng bài tìm
hiểu lịch sử địa phương thì giáo viên cần cung cấp thêm tư liệu, kênh hình ngoài
sách giáo khoa nhằm khắc sâu kiến thức bài dạy, liên hệ giáo dục đạo đức, lòng
tự hào dân tộc. Những tư liệu, hình ảnh này giáo viên cần sưu tầm ở sách tham
khảo, Viện bảo tàng Lịch sử, mạng Internet,...
Ví dụ: Bài lịch sử địa phương: “Đắk Lắk xưa và nay” lớp 5
Hình 1: Quân Giải phóng tiến vào Ngã

Hình 2: Ngã sáu – Buôn Ma Thuột năm 1987

Sáu - Trung tâm TP Buôn Ma Thuột ngày
10/3/1975

Hình 3: Ngã sáu – Buôn Ma Thuột ngày nay

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

21



Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Hình 4: Voi giúp người vận chuyển nông sản

Hình 5: Một chú voi kéo gỗ trên một dòng
suối

Hình 6: Voi và du khách trên Hồ Lắk

Hình 7: Voi phục vụ lễ hội cà phê Buôn Ma
Thuột

Hình 8: Nhà đày Buôn Ma Thuột

Hình 9: Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được
Nhà nước công nhận là di tích lịch sử vào
năm 1980.

Nhà đày Buôm Ma Thuột (số 18 đường Tán Thuật, thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.) là nơi giam giữ những chiến sĩ cộng sản thuở trước như: Hồ Tùng
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

22


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San,

Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Phụng Tân, Huỳnh
Thanh... và biết bao nhiều người con ưu tú của mọi miền Tổ quốc. Những chiến
sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo hạt mầm
cách mạng vào mảnh đất cao nguyên đất đỏ này. Được mở rộng và xây dựng
kiên cố thêm trên cơ sở của một Prison (nhà lao) có từ năm 1900 đến năm 1930,
nhà lao Buôn Ma Thuột trở thành nơi đày ải những chiến sĩ yêu nước Việt Nam.
Giờ đây, đến thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, các bạn sẽ nhìn thấy những chứng
tích tội ác của bọn thực dân Pháp. Qua đó, có thể hình dung lại toàn bộ nhà đày
Buôn Ma Thuột với chế độ cai trị khắc nghiệt và tàn bạo chẳng khác nào địa
ngục của bọn thực dân Pháp.
Ví dụ: Một số hình ảnh tôi đã sưu tầm thêm nhằm khắc sâu kiến thức bài
học.
Bài 28. “Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình”, Lịch sử lớp 5
Cổng trước Thủy Điện Hòa Bình. Dùng để giới
thiệu bài

Hãy tìm vị trí nhà máy thủy điện Hòa
Bình trên bản đồ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

23


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5 đòi hỏi người giáo viên phải
tư duy, sáng tạo và đặc biệt phải chú trọng đến việc khai thác và sử dụng tốt
kênh hình trong sách giáo khoa để dạy học. Phải tạo cho học sinh niềm hứng

khởi cùng tham gia vào hoạt động học tập thông qua các phương pháp dạy học
phù hợp. Nếu khai thác và sử dụng kênh hình đạt hiệu quả tức là thực hiện tốt
việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giờ học được nâng cao. Từ đó,
các em thấy yêu thích môn học, yêu thích lịch sử dân tộc, có niềm tin vào sự
phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và tự xây dựng ý thức giữ gìn, bảo
tồn và phát huy truyền thống dân tộc.
* Tóm lại: Khi làm việc với kênh hình thì:
+ Lời dẫn phải xúc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh.
+ Phải đề cập tới cốt lõi của bài học.
+ Tạo ấn tượng, gợi ý tò mò của học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh tiếp cận nguồn dữ liệu( kênh chữ, kênh hình, sách
giáo khoa) để có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Và cần thực hiện theo các bước :
- Giới thiệu sơ lược về kênh hình.
- Nêu mục đích làm việc với kênh hình.
- Đưa ra câu hỏi gợi ý để HS có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi.
- Mời HS khác nhận xét, bổ sung trước khi GV đưa ra kết luận.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

24


Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5

* Chú ý: Hiện nay việc tìm tranh ảnh, lược đồ trên Internet không khó
nhưng trước khi tìm thêm những tranh ảnh khác để bổ trợ thêm kiến thức, giáo
viên cần sử dụng khai thác hết ý đồ kênh hình trong sách giáo khoa.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ

trợ cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Bước1 là tiền đề để thực hiện
các bước 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì bước 3 và 4 là
biện pháp quan trọng nhất vì nó xác định được khi nào cần sử dụng và khai thác
kênh hình, khai thác thế nào thì hiệu quả nhất, đạt được mục tiêu bài học.
3.5 Kết quả khảo nghiệm
Qua việc áp dụng đề tài về sử dụng và khai thác kênh hình dạy học phân
môn Lịch sử lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Trần Phú tôi thấy rõ: Chất lượng học
sinh học phân môn Lịch sử tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Phong
trào sử dụng đồ dùng dạy học nói chung của trường đã đi vào chiều sâu. Giáo
viên và học sinh cùng hào hứng trong việc dạy, học phân môn Lịch sử. Học sinh
tự tin, mạnh dạn và linh hoạt hơn rất nhiều trong kỹ năng làm việc với bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh.
Ngoài ra, trong các cuộc thi như: “Rung chuông vàng”, “Tuổi thơ khám
phá” do liên Đội tổ chức thì số lượng học sinh tham gia phân môn Lịch sử nhiều
hơn, các câu hỏi về lịch sử do ban tổ chức đưa ra các em phản ứng nhanh hơn,
trả lời câu hỏi chính xác và có chất lượng hơn.
Trong quá trình áp dụng kinh nghiệm này, tôi khẳng định rằng: Việc sử
dụng kênh hình dạy học trong phân môn lịch sử đã đem lại hiệu quả thực sự
trong giảng dạy, giúp giáo viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong mỗi tiết dạy Lịch
sử; kiến thức về các giai đoạn lịch sử, các sự kiện lịch sử nổi bật được các em
học sinh ghi nhớ tốt hơn và sáng tạo hơn.
Kết quả khảo nghiệm cụ thể như sau:
Trước khi
thực hiện
54,5%

Sau khi
thực hiện
79 %


Học chỉ vì yêu cầu của thầy cô

27,3%

16,3%

Không thích học môn Lịch sử

18,2%

4,7%

Mức độ đạt được của học sinh
Yêu thích hứng thú học môn Lịch sử

4. Kết quả
Sau khi áp dụng kinh nghiệm này thì hiệu quả, chất lượng dạy học phần
Lịch sử được nâng lên rõ rệt. Không những học sinh chủ động, linh hoạt trong
cách học và cách ghi nhớ các kiến thức lịch sử mà học sinh còn linh hoạt, chủ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú

25


×