Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG
-------------------------------
(Time New Roman, 18pt, Bold)
ISO 9001 : 2008
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Time New Roman, 30pt, Bold)
NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
(Time New Roman, 14pt, Bold)
Sinh viên : Nguyễn Thúy Hằng
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Nga
(Time New Roman, 14pt, Bold
Yêu cầu ghi đầy đủ học hàm, học vị )
HẢI PHÕNG - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG
-----------------------------------
(Time New Roman, 14pt, Bold)
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI ĐẦU TƢ VÂN
LONG CDC
(Time New Roman, 18pt, Bold)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
(Time New Roman, 14pt, Bold)
Sinh viên : Nguyễn Thúy Hằng
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s Phạm Thị Nga
(Yêu cầu ghi đầy đủ học hàm, học vị
Time New Roman, 14pt, Bold)
HẢI PHÕNG - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG
--------------------------------------
(Time New Roman, 14pt, Bold)
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
(Time New Roman, 23pt, Bold)
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng Mã SV: 110023
Lớp: QT1105K Ngành: Kế toán - Kiểm toán
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
thương mại đầu tư Vân Long CDC
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 4
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại
đầu tư Vân Long CDC
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
Số liệu năm 2010.
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC.
Khu CN An Trì-Hùng Vương-Hồng Bàng-Hải Phòng
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 5
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Phạm Thị Nga
Học hàm, học vị: Thạc Sĩ
Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty
cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC.
Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai:
Họ và tên:.............................................................................................
Học hàm, học vị:...................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................
Nội dung hướng dẫn:............................................................................
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 11 tháng 04 năm 2011
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 06 năm 2011
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên Người hướng dẫn
Hải Phòng, ngày ...... tháng........năm 2011
Hiệu trƣởng
GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 6
PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
Sinh viên Nguyễn Thúy Hằng có ý thức thái độ tốt trong quá trình làm đề
tài tốt nghiệp
2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu…):
Đạt yêu cầu đã đề ra trên các mặt lí luận ,thực tiễn, tính toán số liệu.
3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
9,75 ( Chín điểm ba phần tư )
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2011
Cán bộ hƣớng dẫn
(họ tên và chữ ký)
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 7
Lời mở đầu
Vốn bằng tiền là cơ sở là tiền đề đầu tiên cho 1 doanh nghiệp hình thành,
phát triển và là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện
quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay nước ta đã trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường trong nước
được mở cửa, điều này mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế trong nước phát
triển, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong nước mà
còn mở rộng tăng cường với nhiều nước trên thế giới. Do đó quy mô và kết cấu
vốn bằng tiền rất phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán là công cụ điều hành, quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và
kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán chia làm nhiều
khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó tạo thành một
hệ thống quản lý có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là thông tin về tính hai mặt
của mỗi hiện tượng mỗi quá trình: vốn và nguồn, tăng và giảm…Do đó việc tổ
chức hạch toán vốn bằng tiền là đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác
nhất về thực trạng và cơ cấu vốn bằng tiền, về các nguồn thu, chi của chúng
trong quá trình kinh doanh để các nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông
tin cần thiết, đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để đầu tư, chi tiêu trong
tương lai như thế nào. Bên cạnh nghiệp vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình
hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp.
“Học đi đôi với hành” Đó là phương trâm giáo dục và đào tạo của Đảng
ta. Từ những yêu cầu cơ bản đó, sau khi học xong phần lý thuyết về chuyên
ngành kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho sinh viên thâm nhập thực tế nhằm
củng cố vận dụng những lý luận vào thực tế, nâng cao tay nghề năng lực chuyên
môn, vừa làm chủ được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường về công tác
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 8
tại cơ quan, xí nghiệp có thể nhanh chóng hòa nhập và đảm đương các nhiệm vụ
được phân công.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, trong thời gian thực tập tại công
ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC, được sự giúp đỡ tận tình của cô
giáo hướng dẫn_ Thạc sỹ Phạm Thị Nga và của Quý công ty, em đã quan tâm và
tìm hiểu về hoạt động của công ty đặc biệt là về công tác kế toán tại công ty và
em chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cáo khóa luận: “Hoàn
thiện tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại
đầu tư Vân Long CDC”
Nội dung báo cáo này ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 3
phần chính:
Phần I: Một số lý luận cơ bản về hạch toán vốn bằng tiền
Phần II: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
thương mại và đầu tư Vân Long CDC.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán vốn
bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 9
PHẦN I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN.
1.1: Tổng quan về vốn bằng tiền:
1.1.1: Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực do đơn vị sở hữu
tồn tại dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại
tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng.
1.1.2: Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để
đáp ứng các nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua
sắm vật tư hàng hóa sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán và thu
hồi các khoản nợ, chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh
nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao
nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong quá trình hạch toán
vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất
của Nhà nước. Chẳng hạn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng cho chi tiêu
không được vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận
theo hợp đồng thương mại, khi có tiền thu bán hàng phải nộp ngay cho Ngân
hàng
1.1.3: Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
Xuất phát từ những đặc điểm trên, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
bao gồm:
Theo dõi tình hình thu, chi, tăng, giảm, thừa, thiếu, số hiện có của từng
loại vốn bằng tiền
Giám đốc thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền
mặt, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 10
Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên đối chiếu
số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt
Tham gia vào công tác kiểm tra quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê
kịp thời.
1.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền:
1.2.1: Kế toán tiền mặt tại quỹ:
1.2.1.1: Quy định kế toán tiền mặt tồn quỹ:
Chỉ hạch toán vào tài khoản 111 “ tiền mặt”, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng
bạc đá quý thực tế nhập quỹ.
Các khoản tiền, vàng bạc, kim khí đá quý do đơn vị, cá nhân khác ký
cược ký quỹ tại đơn vị thì quản lý và hạch toán tương tự như các loại tài sản
bằng tiền của đơn vị.
Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từ
nhập, xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý và phải có đủ chữ ký của người nhận
người giao, người cho phép xuất nhập quỹ theo quy định của bộ chứng từ hạch
toán.
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ và giữ sổ quỹ, ghi chép theo
trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc,
kim khí quý, đá quý, tính ra số tiền tồn quỹ tại mọi thời điểm. Riêng vàng bạc,
kim khí quý, đá quý nhận ký cược phải theo dõi trên một sổ riêng hoặc trên 1
phần sổ.
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm giữ gìn bảo quản và thực hiện các
nhiệm vụ xuất nhập tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý tại quỹ. Hàng ngày
thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế và tiến hành đối
chiếu với sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải tự kiểm
tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch trên cơ sở
báo cáo thừa hoặc thiếu hụt.
1.2.1.2: Kế toán tiền mặt tại quỹ:
Mỗi doanh nghiệp đề có một lượng tiền mặt tồn quỹ để phục vụ cho nhu
cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 11
thường tiền giữ tại doanh nghiệp bao gồm: giấy bạc ngân hàng Việt Nam, các
ngoại tệ, vàng bạc kim khí, đá quý…
Để hạch toán chính xác tiền mặt. tiền mặt của doanh nghiệp được tập
trung tại quỹ. Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo
quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Pháp lệnh kế toán,
thống kê nghiêm cấm thủ quỹ không được thực hiện trực tiếp việc mua bán hàng
hóa, vật tư, kiêm nhiệm công việc tiếp liệu hoặc tiếp nhiệm công việc kế toán.
1.2.1.3: Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:
Việc thu chi tiền mặt phải có lệnh thu, chi. Lệnh thu chi này phải có chữ
ký của giám đốc (hoặc người có ủy quyền) và kế toán trưởng. Trên cơ sở các
lệnh thu, chi, thủ quỹ sẽ tiến hành thu, chi theo chứng từ đó. Sau khi thực hiện
xong việc thu, chi, thủ quỹ ký và đóng dấu “ đã thu tiền” hoặc “đã chi tiền” trên
các phiếu đó đồng thời sử dụng các phiếu đó để ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm
báo cáo quỹ. Cuối ngày thủ quỹ kiểm tra lại tiền mặt tại quỹ, đối chiếu với báo
cáo quỹ và nộp lại báo cáo quỹ cho kế toán.
Ngoài phiếu thu, phiếu chi là căn cứ để hạch toán vào tài khoản 111 “ tiền
mặt” còn cần các chứng từ gốc liên quan khác kèm vào phiếu thu, chi như: Giấy
đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn bán hàng, biên lai thu
tiền…
Phiếu thu Mẫu số 01- TT
Phiếu chi Mẫu số 02- TT
Giấy đề nghị tạm ứng Mẫu số 03- TT
Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04- TT
Giấy đề nghị thanh toán Mẫu số 05- TT
Biên lai thu tiền Mẫu số 06- TT
Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mẫu số 07- TT
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) Mẫu số 08a- TT
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)
Mẫu số 08b- TT
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 12
Bảng kê chi tiền Mẫu số 09- TT
1.2.1.4: Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là TK 111” tiền mặt. Kết cấu và
nội dung phản ánh của tài khoản này bao gồm:
Bên nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý
nhập quỹ, nhập kho
- Số thừa quỹ khi phát hiện kiểm kê
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng sau khi điều chỉnh
Bên có:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý
hiện còn tồn quỹ
- Số thiếu hụt ở quỹ khi phát hiện kiểm kê
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm sau khi điều chỉnh
Dư nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hiện
còn tồn quỹ .
Tài khoản 111 gồm 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1111 “Tiền Việt Nam” phản ánh tình hình thu chi, thừa thiếu tồn quỹ
Việt Nam, ngân phiếu tại doanh nghiệp.
Tài khoản 1112 “Tiền ngoại tệ” phản ánh tình hình thu chi, thừa thiếu , điều
chỉnh tỷ giá, tồn quỹ ngoại tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng Việt Nam.
Tài khoản 1113 “vàng bạc kim khí quý, đá quý” phản ánh giá trị vàng bạc kim
khí quý, đá quý nhập, xuất, thừa thiếu tồn quỹ theo giá mua thực tế.
Cơ sở để ghi Nợ TK111 là các phiếu thu còn cơ sở để ghi Có TK111 là
các phiếu chi.
1.2.1.5: Phương pháp hạch toán tiền mặt:
1.2.1.5.1: Kế toán tiền mặt tại quỹ là tiền Việt Nam
a) Các nghiệp vụ tăng:
Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 13
Có TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính.
Có TK 112: Rút tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 131, 136, 138: Thu hồi các khoản nợ phải thu.
Có TK 144, 244: Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt.
Có TK 121, 128, 221, 222, 223, 228: Thu hồi các khoản vốn đầu tư.
Có TK 311, 341: Vay dài hạn, vay ngắn hạn.
Có TK 411, 441: Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền mặt.
………
b) Các nghiệp vụ giảm:
Nợ TK 112: Tiền gửi vào tài khoản tại Ngân hàng
Nợ TK 141, 144, 244: Chi tạm ứng, ký cược ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 223 228: Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt
Nợ TK 152, 153, 156, 157, 211, 213: Mua vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ,
TSCĐ
Nợ TK 611: Mua vật tư nhập kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Nợ TK 311, 315, 331, 334,336,338: Thanh toán nợ bằng tiền mặt
Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
Nợ TK 333, 334: Nộp thuế, thanh toán lương
………………
Có TK 111 (1111): Số tiền thực xuất quỹ.
1.2.1.5.2: Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ:
Đối với ngoại tệ ngoài việc quy đổi ra đồng Việt Nam, kế toán còn phải
theo dõi nguyên tệ trên tài khoản 007_ “Nguyên tệ các loại”. Việc quy đổi ra
đồng Việt Nam về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại
ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán.
- Đối với tài khoản thuộc loại chi phí, thu nhập, vật tư, hàng hóa, tài sản cố
định… dù doanh nghiệp có hay không sử dụng tỷ giá hạch toán khi có các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều phải ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo tỷ
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 14
giá hối đoái tại ngày giao dịch (là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoaị tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư tài
khoản 111 “Tiền mặt” có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm
tài chính (Tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng do ngân hàng nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính), có thể phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh
lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại của hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản và của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112).
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK111 (1112).
Kết cấu tài khoản 007 “Nguyên tệ các loại”:
Bên Nợ: Ngoại tệ tăng trong kỳ
Bên Có: Ngoại tệ giảm trong kỳ
Dƣ Nợ: Ngoại tệ hiện có.
Kết cấu tài khoản 413 “ Chênh lệch tỷ giá”:
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, Kể cả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt
động)
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 15
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính ( Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào
doanh thu hoạt động tài chính.
- Kết chuyển toàn bộ số chêch lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngaọi tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (
Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc
vào doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần)
Bên có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, Kể cả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (Giai đoạn trước hoạt
động)
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính ( Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào
doanh thu hoạt động tài chính.
- Kết chuyển toàn bộ số chêch lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (
Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc
vào doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần)
Tài khoản này có thể dư Có hoặc dư Nợ:
Dƣ Nợ: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn
trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính.
Dƣ Có: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai
đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính.
Chênh lệch tỷ giá còn lại
Nguyên tắc xác định tỷ giá ngoại tệ:
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 16
- Các loại tỷ giá:
Tỷ giá thực tế: Là tỷ giá ngoại tệ được xác định theo các căn cứ có tính
chất khách quan như giá mua, tỷ giá do Ngân hàng cung cấp.
Tỷ giá hạch toán: là tỷ giá ổn định trong một thời kỳ hạch toán, thường
được xác định bằng tỷ giá ban dầu
- Cách xác định tỷ giá nhập, xuất quỹ như sau:
Tỷ giá thực tế nhập quỹ ghi theo tỷ giá thực tế hoặc theo tỷ giá do ngân
hàng công bố tại thời điểm nhập quỹ hoặc theo tỷ giá thực tế khi khách hàng
chấp nhận nợ bằng ngoại tệ.
Tỷ giá ngoại tệ xuất quỹ ghi theo nhiều phương pháp khác nhau như:
Nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, tỷ giá bình quân, tỷ giá hiện tại.
Tỷ giá các khoản công nợ bằng ngoại tệ được tính bằng tỷ giá thực tế tại
thời điểm ghi nhận nợ.
Tỷ giá các ngoại tệ đã hình thành tài sản được tính theo tỷ giá thực tế tại
thời điểm ghi tăng tài sản (nhập tài sản vào doanh nghiệp).
Trình tự hạch toán:
a) Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến ngoại tệ
là tiền mặt của hoạt động kinh doanh kể cả hoạt động đầu tư XDCB
của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ:
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư,
hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642,
133,…(Ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1111, (1112): Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007: Lượng nguyên tệ trả ra.
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư,
Hàng hoá, dịch vụ,TSCĐ, ghi:
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 17
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642,
133,…(Ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
Có TK 1111, (1112): Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007: Lượng nguyên tệ các loại
- Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay
ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn… bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại
ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có các TK 331, 311, 341, 342, 336,…(Theo tỷ giá hối đoái tại ngày
giao dịch).
- Khi thanh toán nợ phải trả (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài
hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ), ghi:
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải
trả
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341,342…: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1112: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Đồng thời ghi đơn Có TK007: Ngoại tệ các loại
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải
trả:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341,342…: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Có TK 1112: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Đồng thời ghi đơn Có TK007: Ngoại tệ các loại
- Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111, (1112): Ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao
dịch BQLNH
Có TK 511, 515,711: Ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá
giao dịch BQLNH
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 18
Đồng thời ghi đơn Nợ TK007: ngoại tệ các loại.
- Thu các khoản nợ của khách bằng ngoại tệ:
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải
thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112: Ghi theo tỷ giá thanh toán.
Nợ TK 635: Chi phí tài chính ( Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 131, 136, 138: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Đồng thời ghi đơn Nợ TK007: Ngoại tệ các loại.
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải
thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112: Ghi theo tỷ giá thanh toán.
Có TK 131, 136, 138: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá).
Đồng thời ghi đơn Nợ TK007: Ngoại tệ các loại.
- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính
của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi
hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 1112: Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có TK 413
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 19
b) Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới ngoại tệ
là tiền mặt của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
- Khi mua ngoài vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt
do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ
thanh toán mua tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết
bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642,
133,…(Ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1111, (1112): Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007: Nguyên tệ các loại
Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ
thanh toán mua tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết
bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642,
133,…(Ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
Có TK 1111, (1112): Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi tỷ giá hối đoái)
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007: Nguyên tệ các loại.
- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn
hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ ), ghi:
Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh
toán nợ phải trả
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341,342…: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1112: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Đồng thời ghi đơn Có TK007: Ngoại tệ các loại
Nếu phát sinh chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh
toán nợ phải trả:
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 20
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341,342…: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán
Có TK 1112: Ghi theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
Có TK 413: chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi tỷ giá hối đoái).
Đồng thời ghi đơn Có TK007: Ngoại tệ các loại
Hàng năm, chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai
đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK
413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” cho đến khi hoàn thành đầu tư xây dựng cơ
bản và được xử lý, hạch toán theo quy định.
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối
năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi
hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 1112: Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có TK 413
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112
Kế toán tiền mặt tại quỹ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý:
Đối với vàng bạc, kim khí quỹ, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ
áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc kim khí quý,
đá quý. Ở các doanh nghiệp có vàng bạc kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt
thì việc nhập, xuất quỹ được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng
để thanh toán được hạch toán như ngoại tệ.
Các nghiệp vụ làm tăng vàng bạc kim khí quý, đá quý ghi:
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 21
Nợ TK 1113: Gía thực tế tăng
Có TK 1111, 1121: Số tiền chi mua thực tế
Có TK511: Doanh thu bán hàng( thu bằng vàng bạc…)
Có TK 138, 144: Thu hồi các khoản cho vay, thế chấp, ký
cược, ký quỹ.
Có TK 411: Nhận góp vốn, cấp phát bằng vàng bạc…
Các nghiệp vụ làm giảm vàng bạc, kim khí quý, đá quý ghi bút toán
ngược lại.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 22
1.2.2: Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa các doanh
nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân
hàng đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn vừa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ
luật thanh toán.
Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt,
toàn bộ số tiền của doanh nghiệp trừ số tiền được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thỏa
thuận của doanh nghiệp và ngân hàng) đều phải gửi vào tài khoản của ngân
hàng. Các khoản tiền gửi tại ngân hàng bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng
bạc kim khí quý, đá quý trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng
cho cá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký, séc bảo chi,
séc định mức, séc chuyển tiền, thư tín dụng. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán
đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ và tình hình biến động và số dư của
từng loại tiền gửi.
1.2.2.1: Quy định về kế toán tiền gửi ngân hàng:
- Khi phát hành chứng từ tài khoản tiền gửi ngân hàng, các doanh nghiệp
chỉ được phép phát hành trong phạm vi tiền gửi của mình. Nếu phát hành quá số
dư là doanh nghiệp vi phạm kỷ luật thanh toán và phải chịu phạt theo chế độ quy
định. Chính vì vậy, kế toán trưởng phải thường xuyên phản ánh số dư tài khoản
phát hành các chứng từ thanh toán.
- Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra
đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số
liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên
chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải báo cho ngân hàng để cùng đối
chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định rõ nguyên
nhân thì kế toán phải ghi sổ theo giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng. Số
chênh lệch được ghi váo tài khoản chờ xử lý (TK 138 – “Tài khoản thiếu chờ xử
lý”, TK 338 – “Tài sản thừa chờ xử lý” ). Sang kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối
chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi trên sổ.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 23
- Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng ở nhiều ngân hàng
thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc
kiểm tra đối chiếu.
- Tại những đơn vị có bộ phận phụ thuộc cần mở tài khoản chuyên thu,
chuyên chi phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Kế toán
phải mở sổ chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi nói
trên.
Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền gửi ngân hàng:
- Các giấy báo Có, báo Nợ, bản kê sao của ngân hàng.
- Cá chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu.
Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền gửi ngân hàng
Hạch toán tiền gửi ngân hàng (TGNH) được hạch toán trên tài khoản 112 –
“Tiền gửi ngân hàng”.
Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng.
Bên Có: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng.
Dư Nợ: Số tiền gửi ở ngân hàng.
Tài khoản 112 gồm 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1121 “Tiền Việt Nam” phản ánh tình hình thu chi, thừa thiếu tồn quỹ
Việt Nam, ngân phiếu tại doanh nghiệp.
Tài khoản 1122 “Ngoại tệ” phản ánh tình ngoại tệ đang gửi tại tại ngân hàng đã
quy đổi ra đồng Việt Nam.
Tài khoản 1123 “vàng bạc kim khí quý, đá quý” phản ánh giá trị vàng bạc kim
khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng.
1.2.2.2: Trình tự hạch toán tiền gửi ngân hàng:
Kế toán tiền gửi ngân hàng là đồng Việt Nam:
Hạch toán tương tụ như tài khoản 111 – “Tiền Việt Nam”. Đồng thời cần
chú ý một số nghiệp vụ sau:
Số lợi tức được hưởng:
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 24
Nợ TK 112: Nếu thu tiền ngay.
Nợ TK 138: Nếu chưa thu được tiền.
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Số chênh lệch trên sổ kế toán với số liệu của ngân hàng vào cuối tháng
chưa rõ nguyên nhân:
- Trường hợp số liệu của ngân hàng lớn hơn số liệu của doanh nghiệp:
Nợ TK 112: Số tiền chênh lệch
Có TK 3388: Số tiền chênh lệch
Sang tháng sau, khi xác định được nguyên nhân sẽ ghi sổ theo từng trường hợp:
Nợ TK 3388: Số tiền chênh lệch.
Có TK 112: Nếu ngân hàng ghi nhầm lẫn.
Có TK 511: Nếu doanh nghiệp ghi nhầm lẫn
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 711: Thu nhập khác.
- Trường hợp số liệu của ngân hàng nhỏ hơn số liệu của doanh nghiệp:
Nợ TK 138: Phải thu khác.
Có TK 112: TGNH.
Sang tháng sau khi xác định được nguyên nhân ghi:
Nợ TK 112: Nếu ngân hàng ghi thiếu
Có TK511, 635, 811: Nếu doanh nghiệp ghi thừa.
Có TK 1388: Số thừa đã sử lý.
Kế toán tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ:
Việc thực hiện quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam tại ngân hàng được
thực hiện tương tự như đồng ngoại tệ tại quỹ cơ quan.
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng _ Lớp QT1105K Trang 25
1.2.3: Kế toán tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là khoản tiền doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho
bạc Nhà nước hoặc gửi vào bưu điện để chuyển vào ngân hàng hay làm thủ tục
để chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa
nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ trong các trường
hợp sau:
Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng cho ngân hàng.
Chuyển tiền qua bưu điện trả tiền cho đơn vị khác.
Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc (giao tiền tay ba giữa doanh
nghiệp, người mua hàng và kho bạc Nhà nước).
Tiền doanh nghiệp đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, séc
định mức, séc chuyển tiền…
1.2.3.1:Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc.
- Các chứng từ gốc kèm theo khác như: Séc các loại, ủy nhiệm chi. ủy nhệm thu.
1.2.3.2: Tài khoản sử dụng:
Việc hạch toán tiền đang chuyển được thực hiện trên tài khoản 113 –
“Tiền đang chuyển”. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tiền đang chuyển tăng trong kỳ.
Bên Có: Tiền đang chuyển giảm trong kỳ.
Dư Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển.
Tài khoản 113 có hai tài khoản cấp 2:
TK 1131 - “ Tiền Việt Nam”: Phản ánh tiền đang chuyển bằng tiền Việt
Nam.
TK 1132 - “Ngoại tệ” : Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.
1.2.3.3: Trình tự hạch toán:
- Thu tiền bán hàng, thu nợ khách hàng băng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng
vào ngân hàng (không qua nhập quỹ) ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển