Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập ở Trường Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.48 KB, 6 trang )

Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

106(06): 23 - 28

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
VÀ HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Lê Thị Thanh Bình1, Nguyễn Thị Thanh Xuân1
Trần Văn Định2, Đào Thị Thu2*, Lê Thu Trang2
1

2

Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thơng – ĐH Thái Ngun

TĨM TẮT
Nghiên cứu về kỳ vọng của giảng viên và sinh viên Đại học Y Hà Nội được tiến hành vào cuối
năm 2010 dựa trên cuộc khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc soạn sẵn với 80 giảng viên và 171 sinh
viên Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu được thiết kế độc lập và dành riêng cho trường hợp của giảng
viên và sinh viên Đại học Y Hà Nội, có tính đến những đặc thù về giảng dạy và học tập, cũng như
dựa trên những thơng tin có sẵn về hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên và sinh
viên nhà trường. Những thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát này chỉ áp dụng đối với trường
hợp của Đại học Y Hà Nội.
Từ khóa: Cơng nghệ thơng tin (CNTT), giảng viên, sinh viên, eLearning

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ thống E-learning là mơi trường mới giúp
giảng viên và học viên có thêm cơng cụ và sự
hỗ trợ để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ


của mình. Người thầy sẽ khơng mất nhiều
thời gian để tới nhiều địa điểm khác nhau,
cũng như không phải giảng đi giảng lại cùng
một nội dung để có thể truyền tải kiến thức
cho nhiều người, mà thay vào đó người thầy
tập trung thời gian tạo ra những khố học, bài
giảng có nội dung cập nhật, phong phú và hệ
thống eLearning với các công cụ hỗ trợ với
multimedia sẽ giúp người thầy chuyển tải bài
học tới bao nhiêu người học tuỳ thích.
Học viên cũng có thêm cơ hội được tiếp cận
và lựa chọn nhiều khố học, giáo trình hơn.
Học viên có thể học đi học lại 1 nội dung cho
tới khi hiểu mà không bị lệ thuộc vào không
gian và thời gian cũng như các yếu tố khách
quan khác.
Mặc dù vậy, mỗi mơi trường giáo dục lại có
những đặc thù riêng và tương ứng với nó, hệ
thống E-learning cần có những tính năng phù
hợp nhằm đáp ứng những đặc thù này.
Giảng viên và học viên Y khoa nói chung
cũng như Giảng viên và học viên Trường Đại
học Y Hà Nội nói riêng đều có những kỳ
*

Tel: 0912.342.000; Email:

vọng riêng trong việc sử dụng ICT trong
giảng dạy và học tập.
Dựa trên việc hỗ trợ việc giảng dạy và học tập

qua mạng điện tử Trường Đại học Y Hà Nội
(ĐHYHN) đã tiến hành “phân tích nhu cầu
của giảng viên và học viên y khoa về việc sử
dụng ICT trong giảng dạy và học tập”, tiến tới
xây dựng quy trình thiết lập hệ thống phần
mềm phục vụ giảng dạy/học tập cho giảng
viên và sinh viên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
Cuộc khảo sát tập trung vào những nội dung:
- Mô tả hiện trạng đào tạo công nghệ thông
tin (CNTT) việc sử dụng các ứng dụng CNTT
trong giảng dạy và học tập của giảng viên
sinh viên Đại học Y Hà Nội;
- Thực trạng sử dụng CNTT trong giảng dạy
và học tập của giảng viên và sinh viên Trường
Đại học Y Hà Nội;
- Xem xét khả năng ứng dụng CNTT của
giảng viên và sinh viên thông qua các hoạt
động giảng dạy và học tập;
- Đánh giá khả năng áp dụng việc giảng dạy
và học tập trực tuyến đối với giảng viên và
sinh viên Đại học Y Hà Nội.
23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

Phương pháp
Chọn mẫu
Để có câu trả lời chính xác về thực trạng cơ
sở hạ tầng CNTT, thực trạng giảng dạy và
học tập của giảng viên và sinh viên Trường
Đại học Y Hà Nội, qua đó đề xuất các giải
pháp eLearning phù hợp, cuộc khảo sát được
tiến hành tập trung vào 4 nhóm đối tượng: 1)
nhóm giảng viên, 2) nhóm sinh viên, 3) nhóm
lãnh đạo, 4) nhóm cán bộ làm cơng tác hành
chính, chức năng.
Do những khó khăn trong q trình thu thập
thơng tin, được thực hiện với 80 giảng viên và
170 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ
sáu. Tổng cộng cuộc khảo sát thu về 250 bảng
hỏi với 80 bảng hỏi dành cho giảng viên và
171 bảng hỏi dành cho sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát chủ yếu trên các phương pháp định
lượng và định tính nhằm thu thập dữ liệu. Các
kỹ thuật và công cụ thu thập dữ liệu khác
nhau sẽ được xây dựng nhằm tối ưu hố việc
thu thập thơng tin và được tiến hành dựa trên
việc khảo sát độc lập đối với giảng viên và
sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội.
Thông tin thu thập từ khảo sát được làm

sạch, nhập liệu và xử lí bằng phần mềm xử lí
dữ liệu định lượng SPSS, phiên bản 11.5. Dữ
liệu được xử lí và phân tích từ khảo sát đối
với giảng viên và sinh viên Trường Đại học
Y Hà Nội.
KẾT QUẢ
Đặc điểm giảng viên

Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của
giảng viên
Trong mẫu khảo sát, có 26,3% giảng viên dưới
40 tuổi, 35,5% giảng viên có độ tuổi từ 41 đến
50 tuổi, và 38,2% giảng viên trên 50 tuổi.
Giảng viên: 73,8% làm việc chủ yếu tại
khoa/phịng. 96,3% có máy tính xách tay
phục vụ mục đích cơng việc. 97,5% ghi nhận
có kết nối internet để phục vụ cơng việc.
93,8% có ti vi tại nhà và tỷ lệ tương tự có
điện thoại di động. Như vậy, giảng viên
Trường Đại học Y Hà Nội được trang bị đầy

106(06): 23 - 28

đủ các phương tiện phục vụ việc áp dụng
CNTT vào giảng dạy (biểu đồ 1).
26.3
38.2
Dưới 40 tuổi
41-50 tuổi
Trên 50 tuổi


35.5

Biểu đồ 1. Phân bố tuổi của giảng viên (%)

Đào tạo về CNTT và ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có hơn 1/5 số
giảng viên đã được tham dự khóa đào tạo về
tin học văn phịng và các khóa học về sử
dụng các cơng cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến
do Nhà trường tổ chức; 37,5% giảng viên
chưa từng tham gia một khóa học nào về tin
học văn phòng và CNTT. Phần lớn các giảng
viên sử dụng hộp thư điện tử chủ yếu phục
vụ công việc.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy
Đa số (93,8%) giảng viên đều đã từng trình
bày bài giảng của mình dưới hình thức các
file trình chiếu (power point); 7,5% ghi hình
bài giảng của mình rồi đưa lên mạng hoặc
truyền hình và khoảng 5% chuyển bài giảng
của mình dưới dạng những định dạng có thể
đăng tải lên hệ thống trực tuyến (html, gói
SCORM, …).
Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội khá
tích cực trong việc đăng tải các sản phẩm
khoa học lên mạng. Có 30% giảng viên đã
từng đăng giáo trình mơn học của mình,
61,3% đã từng đăng các bài báo, sách và các
ấn phẩm khoa học khác, 32,5% đăng bài trình

bày, và 15% đăng các sản phẩm khoa học
khác dưới dạng hình ảnh, âm thanh lên mạng.
Hình thức giảng dạy
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin:
77,5% giảng viên cho rằng tiết kiệm thời
gian; 67,5% giúp cho nội dung thơng tin về

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

bài học ln đầy đủ, có chất lượng và được
cập nhật kịp thời; 56,3% giúp tăng cường tính
chủ động của người học và 43,8% cho rằng
ứng dụng công nghệ thơng tin giúp tiết kiệm
chi phí.
Bảng 1. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT

106(06): 23 - 28

100.0%
90.0%
80.0%

70.0%
60.0%
50.0%
40.0%

Tổng số: 199
Lợi ích

n

%

Tiết kiệm thời gian

62

77,5

Nội dung đầy đủ, cập nhật

54

67,5

Tăng cường tính chủ động
của người học

45

56,3


Tiết kiệm chi phí

35

43,8

Lợi ích khác

2

2,5

Khơng có lợi ích gì

1

1,3

30.0%
20.0%
10.0%

Về hình thức thi, viết vẫn là hình thức thi chủ
yếu đối với sinh viên hiện nay. 50% giảng
viên cho biết họ áp dụng hình thức thi viết
cho sinh viên của mình. 30% họ áp dụng hình
thức thi trắc nghiệm trực tuyến cho sinh viên
và 10% áp dụng hình thức thi vấn đáp. Tuy
nhiên, với 30% giảng viên chủ yếu áp dụng

hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến cho mơn
học của mình. Do đó, việc chuẩn hóa hình
thức thi trắc nghiệm trực tuyến là một nội
dung cần được cân nhắc trong việc thiết kế
các giải pháp ứng dụng CNTT trong giảng
dạy ở Nhà trường.
Việc áp dụng đào tạo trực tuyến
Việc áp dụng CNTT vào việc giảng dạy nói
chung, hầu hết giảng viên (91,3%) đều e ngại
việc phải dành nhiều thời gian hơn để tổ chức,
điều chỉnh nội dung bài giảng. 57,5% giảng
viên cho rằng họ sẽ phải thay đổi hoàn toàn
phương pháp dạy học nếu áp dụng CNTT vào
giảng dạy. 66,3% cho rằng cả giảng viên và
sinh viên đều phải mất nhiều thời gian để làm
quen với hệ thống này và tỷ lệ tương tự cho
biết họ sẽ phải giúp đỡ sinh viên nhiều hơn
trong quá trình học tập.

0.0%
1

2

3

4

5


6

7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Biểu đồ 2. Quan điểm của giảng viên về việc áp
dụng đào tạo trực tuyến

1. Giảng viên phải dành nhiều thời gian hơn
cho nội dung bài giảng
2. Giảng viên phải giúp đỡ sinh viên nhiều hơn
3. Giảng viên chỉ phải đầu tư thời gian một lần
4. Giảng viên tiếp cận với sinh viên nhiều hơn
5. Giảng viên nắm vững về tình hình học tập
của sinh viên hơn
6. Giảng viên có thể áp dụng nhiều phương
pháp giảng dạy hơn
7. Sinh viên phải dành nhiều thời gian hơn
cho việc học
8. Giảng viên có thể huy động tài liệu giảng
dạy từ nhiều nguồn hơn
9. Giảng viên sẽ phải thay đổi hoàn toàn
phương pháp giảng dạy
10. Sinh viên sẽ phải chủ động hơn trong
việc học
11. Khơng có nhiều thay đổi so với hiện tại
12. Sẽ rất tốn kém

13. Không thể biết trước được hiệu quả của nó
14. Khó đánh giá kết quả học tập của sinh viên
15. Sẽ mất nhiều thời gian để cả giảng viên và
sinh viên làm quen với hệ thống này
16. Không có sự gắn kết giữa giảng viên và
sinh viên
17. Khơng phù hợp với trình độ của giảng
viên và sinh viên hiện nay
18. Nhà trường chưa có đủ nguồn lực để triển
khai việc này
25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Đặc điểm của sinh viên
Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của sinh viên
Trong số 171 sinh viên được khảo sát, có 90
nam sinh viên (52,6%) và có 81 sinh viên nữ
(47,4%). Đối tượng được khảo sát có độ tuổi
từ 19 đến 36. Phần lớn sinh viên được khảo sát
dưới 25 tuổi (54,4%). Nhóm sinh viên từ 25
đến 30 tuổi (24,6%), trên 30 tuổi chiếm 15,8%.
16.7


Dưới 25 tuổi
25-30 tuổi
25.9

57.4

106(06): 23 - 28

viên đều tiếp cận với tài liệu từ các nguồn như
thư viện trường hoặc nơi khác, mượn từ bạn
bè, của giảng viên, v.v. Như thế có thể thấy
nguồn tài liệu trực tuyến khá phong phú và
sẵn có, đáp ứng nhu cầu về tài liệu học của
sinh viên. Sự ưa chuộng của đông đảo sinh
viên đối với các nguồn tài liệu trực tuyến có
thể là một gợi ý tốt cho việc tìm kiếm giải
pháp ứng dụng CNTT trong Nhà trường. Giải
pháp này không chỉ cung cấp thông tin mở tới
đơng đảo giảng viên và sinh viên mà nó cịn
là một hình thức thu hút giảng viên và sinh
viên sử dụng các nguồn lực từ mạng nội bộ
của Nhà trường.

Trên 30 tuổi
Mượn tài liệu
của giảng viên

66.7%


Tìm tài liệu trên
mạng

Biểu đồ 3. Phân bố tuổi của sinh viên (%)

Đào tạo và ứng dụng CNTT
Qua điều tra có 36,8% sinh viên đánh giá
mình khá về CNTT; 1,8% tự đánh giá mình
giỏi về cơng nghệ thơng tin. Nhóm tự đánh
giá mình có kiến thức khá về CNTT thường
rơi vào nhóm sinh viên nam và trẻ tuổi (dưới
25 tuổi). Đa số sinh viên đều sử dụng hộp thư
điện tử.
Bên cạnh việc sử dụng hộp thư điện tử và đăng
kí thành viên diễn đàn phục vụ các hoạt động
học tập là chủ yếu, hầu hết sinh viên còn sử
dụng dịch vụ trò chuyện trực tuyến (chat). Việc
tham gia trò chuyện trực tuyến là kênh giúp mở
rộng mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên.
Hơn 70% sinh viên tham gia trò chuyện trực
tuyến đều sử dụng dịch vụ này hàng ngày hoặc
hàng tuần. Đây cũng là thực tiễn cần cân nhắc
khi thiết kế các giải pháp CNTT trong học tập
cho sinh viên ĐHY Hà Nội.
Ứng dụng CNTT trong học tập
Đối với sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội,
nguồn tiếp cận tài liệu khá phong phú và được
sinh viên sử dụng thường xuyên. Đa số sinh

84.2%


Mượn tài liệu từ
bạn bè

73.7%

Mượn tài liệu ở
nơi khác

36.8%

Mượn tài liệu ở
thư viện trường

68.4%

Mua tài liệu
0.0%

66.7%
20.0%

40.0%

60.0%

80.0% 100.0%

Biểu đồ 4. Nguồn tiếp cận tài liệu học tập của
sinh viên


Hình thức học tập, giảng dạy và thi cử
Thời gian tự học là: 59,6% sinh viên tự học là
chính; 50,9% hiếm khi tổ chức học nhóm, trao
đổi chéo bài học trong nhóm nhỏ; 35,1% thỉnh
thoảng áp dụng hình thức học theo nhóm.
Đề cập đến hình thức giảng dạy được ưa
chuộng nhất: 42,1% sinh viên thích hình thức
giảng dạy trực tiếp, mặt đối mặt giữa giảng
viên và sinh viên; 56,7% thích hình thức
giảng dạy trực tiếp kết hợp với trực tuyến và
1,2% sinh viên ưa chuộng hình thức giảng
dạy trực tuyến hồn tồn. Tuy nhiên, đối với
hình thức thi thì đa số sinh viên lại thích tổ
chức thi dưới dạng trắc nghiệm trực tuyến;
43,9% sinh viên ủng hộ hình thức thi này.

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

Bảng 2. Hình thức học tập của sinh viên
Thường

xun

Thỉnh
thoảng

Hiếm
khi

Chưa
bao
giờ

Hầu hết
thời gian
là tự học

59,6

33,3

7,0

-

Tóm tắt
và ghi ý
chính

57,9


106(06): 23 - 28

Kết quả khảo sát cho cho thấy: 12,3% sinh
viên đánh giá khả năng thích ứng với hình
thức giảng dạy mới ở mức rất dễ dàng. 35,1%
cho rằng họ có thể thích ứng dễ dàng với hình
thức giảng dạy trực tuyến.
100.0%
90.0%
80.0%
70.0%

35,1

3,5

3,5

60.0%
Sinh viên

50.0%

Giảng viên

40.0%

Học
nhóm,
trao đổi

chéo

8,8

Sắp
thi
mới học

19,3

30.0%

35,1

50,9

5,3

20.0%
10.0%
0.0%

26,3

38,6

15,8

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18


Biểu đồ 7. Quan điểm của sinh viên về việc áp
dụng đào tạo trực tuyến

43.9
Kiểm tra viết trên giấy

15.8

Thi trắc nghiệm trực tuyến
Thi vấn đáp

10.5

Hình thức thi khác

29.8

Biểu đồ 5. Hình thức thi ưa chuộng
của sinh viên (%)

Việc áp dụng đào tạo trực tuyến
Đánh giá việc áp dụng đào tạo trực tuyến
trong giảng dạy: phần lớn cho rằng điều đó
giúp tăng cường tính chủ động của người học.
tăng cường tính chủ động của
người học

70.2

nội dung đầy đủ


77.2

tiết kiệm chi phí

42.1

tiết kiệm thời gian

66.7

0

20

40

60

80

100

Biểu đồ 6. Đánh giá lợi ích của việc ứng dụng
CNTT trong giảng dạy (%)

Sinh viên và giảng viên đều có ý kiến khá
tương đồng về những ưu điểm và hạn chế
việc áp dụng hình thức giảng dạy trực tuyến
trong nhà trường. Cả giảng viên và sinh viên

đều thống nhất rằng việc áp dụng giảng dạy
trực tuyến sẽ giúp giảng viên có thể huy động
tài liệu giảng dạy từ nhiều nguồn hơn (87,7%
ý kiến sinh viên so với 85% ý kiến giảng
viên). Giảng viên phải đầu tư cho bài giảng
nhiều hơn nếu áp dụng hình thức giảng dạy
mới này. Ngược lại, tỷ lệ sinh viên cho rằng
với hình thức giảng dạy mới này, họ sẽ phải
dành thời gian nhiều hơn cho việc học cao
hơn so với đánh giá của nhóm giảng viên
(70,2% nhóm sinh viên so với 58,8% nhóm
giảng viên).
BÀN LUẬN
Có thể cho rằng việc tiếp cận với Internet và
các công nghệ hiện đại của của giảng viên và
sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội không
phải là một rào cản cho việc ứng dụng CNTT
vào việc giảng dạy và học tập tại nhà trường.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng hệ thống
eLearning cũng như biến eLearning thành
công cụ hỗ trợ tích cực trong giảng dạy, các
giảng viên thành thạo các kỹ năng cơ bản về
công nghệ thông tin như soạn thảo văn bản,
sử dụng trình duyệt web là rất cần thiết. Các
27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Lê Thị Thanh Bình và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ

giảng viên chủ động tham gia eLearning
chính là một trong những điểm mấu chốt giúp
việc triển khai eLearning thành công.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy khả năng trực
tuyến (online) của sinh viên Đại học Y Hà
Nội rất cao. Đa phần sinh viên đều sử dụng
dịch vụ trò chuyện trực tuyến hàng ngày hoặc
nhiều ngày trong tuần. Đây là một thực tiễn
cần cân nhắc khi thiết kế các giải pháp công
nghệ thông tin trong học tập cho sinh viên
Trường Đại học Y Hà Nội.
Sự ưa chuộng của đông đảo sinh viên đối với
các nguồn tài liệu trực tuyến là một gợi ý tốt
cho việc tìm kiếm giải pháp ứng dụng CNTT
trong nhà trường, khi nhà trường đưa thành
chính sách đăng tải tài liệu, giáo trình, bài
giảng, đề cương mơn học, hoặc lịch học, lịch
thi, v.v… lên mạng nội bộ của nhà trường.
Giải pháp này không chỉ cung cấp thông tin
mở tới đông đảo giảng viên và sinh viên mà

106(06): 23 - 28

nó cịn là một hình thức thu hút giảng viên và

sinh viên sử dụng các nguồn lực từ mạng nội
bộ của nhà trường, góp phần tốt hơn cho việc
quản lý sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hanseth, O., Monteiro, E., & Hatling, M.
(1996). Developing information infrastructure:
The tension between standardization and
flexibility. Science, Technology, and Human
Values 21(4): 407-426.
2. Hawkins, B. L. (1999). Distributed learning and
institutional restructuring. Educom Review 34(4):
12-15, 42-44.
3. Powell, W. W., & DiMaggio, P. J. (Eds.).
(1991).
The
New
Institutionalism
in
Organizational Analysis. Chicago: University of
Chicago Press.
4. Simsion, G. C. (1994). Data Modeling
Essentials: Analysis, Design, and Innovation. New
York: Van Nostrand Reinhold.
5. Wiles, J. và Joseph Bondi (2002). Development
the Curriculum: A Guide to Practice. New york:
Prentice Hall.

SUMMARY
USING INFORMATION TECHNOLOGY AND COMMUNICATIONS
IN TEACHING AND LEARNING AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY

Le Thi Thanh Binh1, Nguyen Thi Thanh Xuan1
Tran Van Dinh2, Dao Thi Thu2*, Le Thu Trang2
1

2

Hanoi University of Medicine
College of Information and Communication Technology

Research on expectations of teachers and students of Hanoi Medicine University was conducted in
2010 based on surveys with structured questionnaires prepared with 80 teachers and 171 students
Hanoi Medical University. The study was independently designed and dedicated to the case of
faculty and students of Hanoi Medical University, taking into account the peculiarities of teaching
and learning, as well as based on the information available on the current state use of information
technology teachers and students at schools. The information gathered from this survey only
applies to the case of Hanoi Medical University.
Key words: Information technology, teacher, student, elearning.

Ngày nhận bài: 28/5/2013; Ngày phản biện: 07/6/2013; Ngày duyệt đăng: 26/7/2013
*

Tel: 0912.342.000; Email:

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×