Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự thay đổi của gen AhR và AIP ở các nạn nhân nhiễm dioxin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.47 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA GEN AHR VÀ AIP
Ở CÁC NẠN NHÂN NHIỄM DIOXIN
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số:

62 42 01 21

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2017


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - ĐHQGHN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nơng Văn Hải
2. PGS. TS Nguyễn Huy Hồng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học
Quốc gia họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào
hồi…..ngày……tháng…...năm 20


Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam;
Trung tâm Thông tin Thư viện - ĐHQGHN


MỞ ĐẦU
Aryl hydrocarbon Receptor (AhR) là thụ thể tiếp nhận dioxin
và nhiều chất ô nhiễm môi trường khác. Khi AhR được hoạt hóa bởi
phối tử, dẫn đến điều hịa biểu hiện các gen tham gia nhiều quá trình
sinh lý quan trọng của cơ thể. Các cá thể khác nhau, mặc dù phơi
nhiễm với các chất độc trong môi trường như nhau, nhưng lại chịu
ảnh hưởng cũng như có nguy cơ với ung thư là khác nhau. Điều này
có liên quan đến đa hình gen AhR và AIP (Aryl hydrocarbon receptor
Interacting Protein). Trên thế giới, các nghiên cứu về gen AhR và
AIP chủ yếu trên người không phơi nhiễm dioxin. Ở Việt Nam, đã có
những nghiên cứu về gen trên đối tượng phơi nhiễm dioxin.Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu nào về gen AIP cũng như đa hình/đột biến
trên tồn bộ exon gen AhR ở người phơi nhiễm có nồng độ dioxin
trong máu cao. Ảnh hưởng tác động của dioxin cũng như các chất ơ
nhiễm mơi trường qua con đường tín hiệu AhR vẫn được coi là phức
tạp, chưa được biết đầy đủ, có nhiều kết quả trái chiều nhau. Hiện
nay cũng chưa có dữ liệu đầy đủ về các gen chịu ảnh hưởng của tác
động dioxin. Xuất phát từ thực tễ trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sự thay đổi của gen AhR và AIP ở các nạn nhân
nhiễm dioxin”nhằm mục tiêu sau: (1) Xác định đa hình/đột biến các
gen AhR và AIP ở người sống trong vùng phơi nhiễm dioxin và
người có nồng độ dioxin trong máu cao; (2) Tìm hiểu mối liên hệ
giữa những đa hình/đột biến các gen AhR và AIP với dioxin, trong đó

có các bệnh liên quan đến dioxin; (3) Bước đầu giải trình tự toàn bộ
hệ gen biểu hiện (whole exome sequencing, WES) ở người có nồng
độ dioxin trong máu cao, để phân tích các biến đổi gen có thể liên
quan đến chuyển hóa dioxin.


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ DIOXIN

1.1.1. Khái niệm dioxin và các hợp chất tƣơng tự dioxin
Thuật ngữ “Dioxin” thường được sử dụng để nói đến 2 nhóm
chất là policlodibenzo-p-dioxin (PCDD) và policlodibenzofuran
(PCDF). Trong các chất dioxin có 2,3,7, 8-tetrachlorodibenzo-pdioxin (TCDD) là chất độc nhất.
1.1.2. Đặc tính của dioxin
Dioxin có độ bền vững cao. Thời gian bán hủy trong cơ thể
người là từ 5-12 năm. Khoảng 90% dioxin hấp thụ vào cơ thể qua
con đường ăn uống.
1.1.3. Ảnh hƣởng của dioxin đối với sức khỏe con ngƣời
Dioxin gây tổn thương đa dạng và phức tạp, làm phát sinh
nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau. Dioxin không chỉ gây tổn hại
tới sức khỏe của người bị phơi nhiễm mà còn gây ảnh hưởng tới con
cái họ ở những thế hệ kế tiếp trong tương lai.
1.1.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng dioxin
1.1.3.1. Phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ độ phân giải cao,
1.1.3.2. Phương pháp DR CALUX
1.2. CƠ CHẾ PHÂN TỬ TÁC ĐỘNG CỦA DIOXIN

1.2.1. Thụ thể Aryl hydrocarbon receptor (AhR)
1.2.1.1. Cấu trúc của thụ thể AhR
Thụ thể AhR - thụ thể của dioxin được hoạt hóa bởi các phối

tử (ligand). Phối tử điển hình của AhR là TCDD. AhR là một thành
viên của họ protein thuộc nhân tố điều hịa phiên mã (transcription
factor),



cấu

trúc

basic

helix-loop-helix/Per-Arnt-Sim
1


(bHLH/PAS). AhR có các vùng cấu trúc đảm nhiệm các chức năng:
liên kết với phối tử, liên kết với DNA của gen đích, liên kết các
protein thành phần và chức năng hoạt hóa phiên mã.
1.2.1.2. Vai trị của protein AhR trong cơ thể
AhR là yếu tố điều hòa biểu hiện các gen tham gia đảm
nhiệm các chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể. AhR tham gia
biệt hóa nhiều loại tế bào trong giai đoạn sớm của quá trình phát
triển cá thể (Li Y, 2011; Gargaro, 2016). AhR đóng vai trị thiết yếu
trong việc duy trì cân bằng nội mơi trong tế bào. Khi cơ thể tích tụ
dioxin có thể chứa protein AhR được hoạt hóa lâu dài, thường xuyên,
dẫn đến trạng thái ức chế miễn dịch thường xuyên và liên tục (Ridolfi,
2010).
1.2.1.3. Vai trò protein AhR đối với bệnh ung thư
Thông qua thụ thể AhR, dioxin ảnh hưởng lên các giai đoạn

của ung thư. Mức độ biểu hiện cao của AhR có liên quan lớn với sự
tiến triển ung thư cũng như với tỷ lệ mắc ung thư (Dietrich, 2010;
Safe, 2013). Ngồi ra, AhR đóng vai trị quan trọng trong giảm kết
dính tế bào dẫn đến gia tăng sự xâm lần mô và di căn của tế bào ung
thư. Mặt khác, AhR có thể hoạt động như một gen ức chế khối u
(tumor suppressor gene) và gen trở nên khơng hoạt động trong q
trình hình thành khối u ở một số điều kiện nhất định (Fan Y, 2010).
1.2.2. Cơ chế tác động của dioxin thông qua thụ thể AhR
1.2.2.1. Con đường tín hiệu cổ điển (canocial signaling pathway)
Trong điều kiện khơng có phối tử, AhR trong tế bào chất, liên
kết với các protein thành phần như: AIP (aryl hydrocarbon receptor
interacting protein), p23 và 2 phân tử HSP90 (90-kDa heat shock
2


protein). Khi dioxin khuếch tán qua màng tế bào vào liên kết với AhR,
phức hệ AhR được hoạt hóa, thay đổi cấu hình và vận chuyển vào
trong nhân tế bào. Trong nhân, AhR được giải phóng khỏi hệ thống
phức hợp các protein thành phần và tương tác với nhân tố dẫn truyền
nhân ARNT (AHR nuclear translocator-ARNT). Phức hệ AHR/ARNT
sau đó liên kết với vị trí DNA đặc biệt trên gen đích, gọi là yếu tố đáp
ứng với các chất lạ (xenobiotic respone element, XRE) hay yếu tố đáp
ứng dioxin (dioxin response element, DRE), qua đó điều hịa biểu hiện
các gen đích (Quintuna, 2013; Wright, 2017).
1.2.2.2. Con đường tín hiệu phi cổ điển (non-canocial signaling
pathway)
AhR còn điều hòa phiên mã gen đích thơng qua con đường
khác khơng liên quan đến trình tự đáp dioxin (DRE) trên gen đích,
mà qua vị trí DRE (non-consensus DRE, NC - DRE) trên vùng
promoter của gen đích. Để liên kết được với trình tự này, AHR cần

kết hợp một protein Kruppel-like Factor 6 (KLF6) và có sự đồng tham
gia của protein carbamoyl phosphate synthase 1 (CPS1) (Wright, 2017).
1.2.3. Dioxin gây biến đổi vật chất di truyền
Dioxin là tác nhân môi trường gây tổn thương vật chất di truyền
và phát sinh đột biến gen thơng qua hình thành các gốc tự do chứa oxy
hoạt động (reactive oxygen species, ROS) (Mates, 2010; Franken, 2017).
1.3. TỔNG QUAN VỀ GEN AHR

1.3.1. Đặc điểm gen AhR ở ngƣời
Gen AHR ở người có kích thước khoảng 50 kb, nằm trên vai
ngắn của nhiễm sắc thể số 7 (7p21.1), gồm 11 exon và 10 intron, mã
hóa protein AhR có 848 acid amin.
3


1.3.2. Vai trị của đa hình gen AhR trong chuyển hóa dioxin và
các chất ơ nhiễm mơi trƣờng
Đa hình gen AHR thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của thụ
thể AhR. Đa hình gen AHR có thể điều chỉnh đáp ứng của cơ thể đối
với các nhân tố gây tổn hại gen có trong mơi trường sống (Ridolf,
2014). Mặc dù ô nhiễm môi trường và dioxin làm gia tăng nghiêm
trọng tỷ lệ ung thư, vẫn có nhiều cư dân sống trong vùng ô nhiễm lại
không mắc ung thư hay các bệnh liên quan đến dioxin. Điều này
được giải thích dựa trên cơ sở ái lực liên kết giữa dioxin với receptor
AHR. Các cá thể khác nhau trong nhạy cảm với dioxin có thể là do
các đa hình gen AHR mã hóa các receptor có ái lực khác nhau với
TCDD (Ridolf, 2014; Kovalova 2016).
1.4. TỔNG QUAN VỀ GEN AIP

1.4.1. Đặc điểm gen AIP

Gen AIP nằm trên nhiễm sắc thể số 11 (11q13.2) có 6 exon mã
hóa protein AIP có 330 amino acid, trọng lượng phân tử là 37 kDa.
1.4.2. Đột biến gen AIP liên quan bệnh lý ở ngƣời
Các thể đột biến protein AIP mất khả năng ức chế phân bào và
khơng có khả năng liên kết với các protein thành phần, bao gồm cả
các protein trong con đường thụ thể AhR (Igreja, 2010). AIP hoạt
động như là nhân tố áp chế khối u ở hầu hết các mô. Đột biến gen
AIP liên quan tới bệnh u tuyến yên (Hernandez, 2017).
1.5. VAI TRỊ PROTEIN AIP TRONG CON ĐƢỜNG TÍN HIỆU
THƠNG QUA THỤ THỂ AHR

AIP có vai trị ổn định phức hợp của AhR gắn kết với phối tử,
duy trì AhR trong bào tương, ngăn chặn sự phân giải AhR bởi
proteasome. AIP có thể ảnh hưởng đến tính ngun vẹn của AhR
4


hoặc sự truyền tín hiệu của thụ thể AhR (Jaffrain, 2009). AIP còn
điều hòa hoạt động phiên mã của gen AhR. Sự nhạy cảm của tế bào
với dioxin có liên quan tới protein AIP. Đột biến mất chức năng AIP
dẫn đến bất thường trong điều hòa biểu hiện các gen đích của con
đường tín hiệu AhR (Nukaya, 2010; Rowland, 2011).
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỐI TƢỢNG NHIỄM
DIOXIN Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu đánh giá sự thay đổi nội
tiết, miễn dịch, sinh hoá, huyết học và tồn lưu dioxin trong máu,
trong sữa mẹ ở những người dân sống trong vùng ô nhiễm chất da
cam/dioxin. Các nghiên cứu điều tra thực trạng, cơ cấu bệnh tật trên
đối tượng nạn nhân dioxin. Các nghiên cứu phân tử đã chỉ ra những

thay đổi trong biểu hiện/đột biến ở một số gen trên đối tượng phơi
nhiễm dioxin như: p53, CypP1A1, AhR, CypP1B1, hOGG1... Đối
với các gen AhR, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung xác định đa
hình/đột biến trên toàn bộ vùng biểu hiện gen AhR. Với gen AIP, cho
đến nay chưa có nghiên cứu về biến đổi gen AIP ở người nhiễm
dioxin nói riêng và quần thể người Việt Nam nói chung.
1.7. NGHIÊN CỨU HỆ GEN (GENOME) VÀ HỆ GEN BIỂU HIỆN
(EXOME) TRÊN ĐỐI TƢỢNG NHIỄM DIOXIN

Giải trình tự toàn bộ hệ gen (WGS) trên các đối tượng nạn
nhân dioxin đã được tiến hành ở tài cấp Nhà nước 33 (KHCN-33/1115), theo mơ hình trio (bố - con – mẹ) đã giải mã hệ gen một số gia
đình nạn nhân chất độc da cam. Giải trình tự hệ gen biểu hiện (WES)
được thực hiện trên đối tượng con/cháu của các nạn nhân chất độc da
cam bị thiểu năng trí tuệ trong đề tài NAFOSTED (106-YS.01-2014.34).

5


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu phơi nhiễm dioxin là 93 người đã được
xét nghiệm dioxin trong huyết thanh máu (thuộc đề tài Nhà nước
KHCN-33.04/11-15). Đối tượng không phơi nhiễm dioxin là 20
người dân sống ở khu vực quận Hà đơng, Hà Nội. Đối tượng nghiên
cứu giải trình tự hệ gen biểu hiện (WES) là 1 cựu chiến binh bị
nhiễm dioxin (thuộc đề tài NAFOSTED 106-YS.01-2014.34).
2.2. HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

Hóa chất của các hãng: Sigma, Quiagen, Fermentas…Trang

thiết bị của Viện nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
6


2.3.1. Tách chiết DNA tổng số
2.3.2. Đo quang phổ DNA
2.3.3. Điện di DNA trên gel Agarose
2.3.4. Nhân gen bằng kỹ thuật Polymerase Chain Reaction (PCR)

2.3.5. Giải trình tự gen tự động
2.3.6. Phương pháp giải trình tự tồn bộ exon (WES)
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Chúng tơi phân tích chỉ số sinh học của 114 mẫu (94 mẫu phơi
nhiễm và 20 mẫu không phơi nhiễm dioxin). Các mẫu phơi nhiễm
dioxin được phân thành 3 nhóm:
Bảng 3.1. Phân nhóm đối tƣợng nghiên cứu

Nhóm đối tƣợng

n

Tổng

Khơng phơi nhiễm dioxin


20

20

Phơi nhiễm
dioxin

Nhóm 1: dioxin trong máu ≥10
ppt và bị bệnh liên quan dioxin

27

Nhóm 2: dioxin trong máu ≥10 ppt
và không bị bệnh liên quan dioxin

34

Nhóm 3: dioxin trong máu <10
ppt và khơng bị bệnh liên quan
dioxin

33

Tổng

94

114

Trong các bệnh liên quan đến dioxin mà đối tượng trong

nghiên cứu mắc phải, bệnh ung thư và đái tháo đường type II chiếm
tỷ lệ cao nhất, trong đó các đối tượng đa phần bị mắc đồng thời cả
7


bệnh ung thư và đái tháo đường type II (9/27 mẫu; 33,33%). Độ tuổi
trung bình của đối tượng phơi nhiễm và khơng phơi nhiễm tương
đương nhau. Độ tuổi trung bình của 3 nhóm trong vùng phơi nhiễm
có sự chênh lệch, tuy nhiên khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới trong cả 2 nhóm phơi
nhiễm và khơng phơi nhiễm dioxin. Tuy nhiên, ở nhóm có dioxin
≥10 ppt, bị bệnh liên quan dioxin thì nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
khoảng 1,5 lần. Trong khi ở 2 nhóm cịn lại, nữ giới nhiều gấp 1,6
đến 1,7 lần so với nam giới. Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index,
BMI) liên quan đến nồng độ dioxin trong cơ thể cũng như khả năng
đào thải dioxin. Chỉ số BMI ở 3 nhóm đối tượng trong vùng phơi
nhiễm dioxin khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ người thừa cân, béo phì tương đương nhau giữa nhóm 1 và
nhóm 2. Trong nhóm 3 tỷ lệ người béo phì thấp hơn, tuy nhiên khác
biệt này khơng có ý nghĩa thống kê .
3.2. ĐA HÌNH CÁC GEN AHR VÀ AIP

3.2.1. Tách chiết DNA tổng số
3.2.2. Nhân bản gen các gen AHR và AIP
Sản phẩm PCR khuếch đại 11 exon gen AhR và 6 exon gen
AIP là đặc hiệu, có kích thước phù hợp với tính tốn lý thuyết.
3.2.3. Phân tích đa hình gen AHR
Xác định được 4 đa hình trên exon và exon 10; 1 đa hình
intron 5 gen AhR. Các đa hình đều xuất hiện riêng lẻ ở các cá thể
khác nhau.


8


Bảng 3.6. Các đa hình gen AhR phát hiện trong nghiên cứu
Số hiệu
đa hình

Thay đổi
nucleotide

Vị trí

rs17779352 Exon 2

c.132T>C

Thay
đổi
protein

Số mẫu
(n)

N44N

Nhóm đối tƣợng
PN
% (n)


Không PN
% (n)

22

8,3% (1)

0

22

75,0% (9)

60% (6)

rs3802082

Intron 5

c. 575-199A>T

rs2066853

Exon 10

c.1661G>A

R554K

114


63,8% (60)

65% (13)

rs75519181

Exon 10

c.1459A>G

N487D

114

2,10% (2)

0

rs779531731

Exon 10

c.1541T>C

I514T

114

1,10% (1)


0

-

Chú thích: PN - phơi nhiễm. Không PN - không phơi nhiễm. Dấu - biểu thị đa hình
khơng làm thay đổi protein

Phân tích so sánh tần số các đa hình gen AR trong nghiên cứu
này và một số quần thể người trên thế giới theo Human Genetic
Varition Database (HGVD), vói n=100 cho mỗi quần thể. Người
Việt Nam trên HGVD là người Kinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.7. Tần suất các đa hình gen AhR trong nghiên cứu, so sánh với
đa hình ở các quần thể ngƣời (theo HGVD )
Tần số đa hình theo HGVD, n=100 cho mỗi quần thể
Số hiệu

Nghiên cứu

đa hình

n (%)

Việt

Nhật

Trung Nam

Châu


Châu Châu

Nam

bản

quốc

Phi

Mỹ

Á

Âu

rs17779352

1/22 (4,5)

8,1

5,8

5,6

18,8

4,1


6,3

14,1

rs3802082

15/22 (68,2)

57,4

70,2

70,4

73,8

24

30,9

30,3

rs2066853

73/114 (64)

56,6

71,2


67,6

27,4

70,7

31,7

20,9

rs75519181

2/114 (1,8)

0.0

2,9

2,9

0

0

0

0

rs779351731


1/114 (0,9)

---

---

---

---

---

---

---

Ký hiệu ---là khơng có thơng tin tần số đa hình trên Human Genetic Varition Database

9


3.2.3.1. Đa hình trên exon 2 gen AhR
Đa hình trên exon 2 được phát hiện là c.132T>C, p.N44=, số
hiệu rs17779352, có ở một mẫu vùng phơi nhiễm, đối tượng có nồng
độ TCDD trong máu cao (53,57ppt), chẩn đoán mắc bệnh ung thư
khí quản và tiểu đường type II.
3.2.3.2. Đa hình trên intron 5 gen AhR
Đa hình được phát hiện là rs3802082 (c.575-199A>T), tần số
68,2%. Tần số đa hình ở quần thể người Việt Nam là 57,4 % . Ở các

quần thể người đa hình đều xuất hiện với 3 kiểu gen AA, AT và TT.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đa hình chỉ thấy có 2 kiểu gen TA
và TT, khơng có kiểu (AA) ở tất cả các mẫu nghiên cứu.
3.2.3.3. Đa hình trên exon 10 gen AhR
Phát hiện thấy có 3 điểm đa hình exon 10 đều dẫn đến thay đổi
amino acid (Bảng 3.8). Tần số kiểu gen của cả 3 đa hình đều đạt
trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg.
Bảng 3.8. Tần suất allele, kiểu gen các đa hình exon 10 gen AhR
Đa hình

Kiểu gen
Kiểu gen

Allele

n, (%)

allele

%

G

61,8%

A

38,2%

GG


36% (41)

GA

51,8% (59)

AA

12,3% (14)

rs75519181

GA

1,8% (2)

G

99,1%

Đa hình (2)

AA

98,2% (112)

A

0,9%


rs779351731

TT
CT

99,1% (113)

T
C

99,6%
0,4%

rs2066853
Đa hình (1)

Đa hình (3)

0,9% (1)

HWpval

0.4317

1

1

HWpval (Hardy-Weinberg p value): giá trị cân bằng Hardy-Weinberg, tần

số các kiểu gen đạt trạng thái cân bằng khi p>0.001.

10


Đa hình (1) exon 10 gen AhR: rs2066853

Đa hình rs2066853 (c.1661G>A, p.R554K) chiếm tỷ lệ cao
(64%), xuất hiện ở cả 3 kiểu gen là GG, GA và AA.
Tỷ lệ %
60

40

36

Phơi nhiễm

55

51

Khơng phơi nhiễm

35
13

20

10


0
GG

GA

AA

Kiểu gen

Hình 3.10. Phân bố các kiểu gen của đa hình rs2066853 gen AhR
ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm dioxin
Trục tung: Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu. Trục hoành: Các kiểu gen (GG, GA và
AA) của đa hình rs206853 gen AhR. Cột màu đỏ biểu thị nhóm đối tượng phơi
nhiễm dioxin. Cột màu xanh biểu thị nhóm đối tượng khơng phơi nhiễm dioxin.

Kiểu gen GA chiếm tỷ lệ cao hơn kiểu gen GG ở cả vùng phơi
nhiễm và khơng phơi nhiễm dioxin (Hình 3.10).
Bảng 3.10. Tần suất các kiểu gen (GG, GA, AA) của đa hình rs2066853
gen AhR ở 3 nhóm vùng phơi nhiễm dioxin
Kiểu gen: %, (n)

Nhóm nghiên cứu
GG

GA

AA

Nhóm 1: dioxin trong máu ≥10 ppt,

bị bệnh liên quan dioxin

55,6 %
(15

29,6%
(8)

14,8%
(4)

Nhóm 2: dioxin trong máu ≥10 ppt,
khơng bị bệnh liên quan dioxin

23,5%
(8)

64,7%
(22)

11,8%
(4)

Nhóm 3: dioxin trong máu <10 ppt,
không bị bệnh liên quan dioxin

33,3%
( 11)

54,6%

(18)

12,1

11

(4)

P

P=0.083


Tần số các kiểu gen GG, GA và AA giữa 3 nhóm trong vùng
phơi nhiễm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0.05,
(bảng 3.10). Tuy nhiên, ở nhóm 1 tần số kiểu gen GG cao hơn 1,88
lần kiểu gen GA. Ngược lại, ở nhóm 2, tần số kiểu gen GA lại cao
hơn 2.75 lần so với kiểu gen GG. Để đánh giá sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê hay khơng, chúng tơi phân tích riêng tần số kiểu gen
GG và GA giữa nhóm 1 và nhóm 2 (bảng 3.11)
Bảng 3.11. Tần suất kiểu gen GG và GA của đa hình rs2066853
gen AhR ở nhóm 1 và nhóm 2 vùng phơi nhiễm dioxin
Nhóm nghiên cứu

Kiểu gen: %, (n)
GG

GA

Nhóm 1: dioxin trong máu ≥10 ppt, bị

bệnh liên quan dioxin

65,2 %
(15)

34,8%
(8)

Nhóm 2: dioxin trong máu ≥10 ppt,
khơng bị bệnh liên quan dioxin

26,7%
(8)

73,3%
(22)

p, OR, 95%CI

p = 0.005
OR = 5.156
95%CI:
(1.585 - 16.1771)

Chú thích: p thu được từ kiểm định χ2 , OR (Odd ratio): tỷ số chênh. 95%CI
(95% confidnece interval): khoảng tin cậy 95%.

Sự khác biệt kiểu gen GG và GA giữa nhóm 1 và nhóm 2 có ý
nghĩa thống kê (OR = 5.156; 95%CI: 1.585 - 16.1771; p<0.01). Các
đối tượng ở nhóm 1 và nhóm 2 đều có nồng độ dioxin trong máu cao,

ở nhóm 1 các cá thể bị bệnh liên quan dioxin, có tần suất kiểu GA
chiếm tỷ lệ thấp, trong khi ở nhóm 2, các cá thể không bị bệnh liên
quan dioxin, kiểu gen GA chiếm tỷ lệ cao. Điều đó cho thấy, đa hình
rs2066853 kiểu gen GA có thể có vai trị làm giảm ảnh hưởng gây
hại của dioxin ở những người bị nhiễm dioxin, so với những người
nhiễm dioxin khơng có kiểu gen GA. Ngồi ra, đa hình gen AhR
được cho là có ảnh hưởng làm giảm sự nhạy cảm và ái lực của thụ
12


thể AhR với các phối tử (Frericks, 2008; Chen, 2009). Trong nghiên
cứu này, nhóm có dioxin trong máu <10 ppt (nhóm 3) tần suất kiểu
gen GA (54,6%) cao hơn kiểu gen GG (33,3%) (Bảng 3.10). Điều
này cũng có thể là do kiểu gen GA liên quan đến giảm nhạy cảm và
ái lực của thụ thể AhR với dioxin ở những người bị phơi nhiễm. Để
đánh giá mối liên quan giữa kiểu gen GG và GA của đa hình
rs2066853 với ung thư trong nhóm có dioxin trong máu cao, chúng
tơi phân tích tần suất kiểu gen GG và GA các đối tượng dioxin trong
máu ≥10 ppt bị ung thư và dioxin trong máu ≥10 ppt khơng bị ung
thư (Hình 3.11).
Tỷ lệ %

GA
GG

120

100
80


GA
23.1%

GA
67.5%

60
40
20

GG
76.9 %

GG
32.5%

0
Ung thư

Khơng ung thư

Hình 3.11. Phân bố kiểu gen GG và GA đa hình rs2066853 gen AhRở
các đối tƣợng có dioxin trong máu cao (ung thƣ và khơng ung thƣ)
Trục tung: Tỷ lệ % các kiểu gen (GG, GA) của đa hình rs2066853.. Trục hồnh:
biểu thị 2 nhóm ung thư và khơng ung thư ở đối tượng có nồng độ dioxin trong máu
cao ≥10 ppt. Cột màu đỏ biểu thị kiểu gen GA. Cột màu xanh biểu thị kiểu gen GG.

Trong nhóm đối tượng có nồng độ dioxin trong máu cao và bị
ung thư, tỷ lệ kiểu gen GA (23,1%; 3/13 mẫu) thấp hơn GG (76,9%;
10/13 mẫu). Ngược lại, ở đối tượng có nồng độ dioxin trong máu cao

và không bị ung thư, kiểu gen GA tỷ lệ 67,5% (27/49 mẫu), cao hơn
GG (32,5%; 13/40 mẫu), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR =
13


6.923; 95%CI: 1.624 - 29.513; p<0.01). Điều này cho thấy, đa hình
R554K (GA) có thể liên quan đến giảm nguy cơ ung thư ở những
người có nồng độ dioxin trong máu cao. Khi xảy ra thay thế Arg554
thành Lys554 dẫn đến mất đi một liên kết hydro trong phân tử
protein. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như
tương tác của thụ thể AhR với các protein thành phần trong con đường
tín hiệu AhR.
Đa hình (2) exon 10 gen AhR: rs75519181
Đa hình rs75519181 (c.1459A>G, p.N487D) trong nghiên cứu
của chúng tôi xuất hiện với 2 kiểu gen là AA và GA.
Bảng 3.12. Phân bố tần suất allele và kiểu gen đa hình rs75519181 gen
AhR trong nghiên cứu, so sánh với các quần thể ngƣời (theo HGVD)
Allele
Kiểu gen

Allele

Kiểu
gen

Trong
nghiên cứu
n=114

Tần số đa hình theo HGVD, n=100 cho mỗi quần thể

Việt
Nam

Nhật
bản

Trung Nam
quốc Á

Châu Châu Châu
Phi
Mỹ
Âu

A

99,1

100

98,6

98,6

100

100

100


100

G

0,9

0

1,4

1,4

0

0

0

0

AA

98,2

100

97,1

97,1


100

100

100

100

GA

1,8

0

2,9

2,9

0

0

0

0

Hầu hết các quần thể người trên thế giới, đều khơng có đa hình
rs75519181 (Bảng 3.12). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này phát hiện
thấy đa hình rs75519181 ở 2 mẫu trong vùng phơi nhiễm, nhóm 2
(1,8%). Khơng phát hiện thấy đa hình này ở các mẫu khơng phơi

nhiễm dioxin. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của đa hình rs75519181
cho thấy, khi Asp thay thế Asn tại vị trí 487 dẫn đến mất đi một cầu
nối hydro trong phân tử. Ngoải ra, Asn là amino acid trung tính,
14


khơng tích điện, được thay bằng một amino acid mang tính acid và
tích điện âm (Asp). Điều này có thể làm thay đổi ái lực liên kết ion
trong phân tử protein.
Đa hình (3) exon 10 gen AhR: rs779351731
Đa hình rs779351731 (c.1541T>C, p.I514T) có 2 kiểu gen TT
và CT. Cho đến nay chưa có dữ liệu về tần số đa hình cũng như tần
số các allele và kiểu gen của đa hình trên các chủng tộc người trên
thế giới. Trong nghiên cứu này, đa hình rs779351731 (kiểu gen CT)
có ở 1 /114 mẫu (tỷ lệ 0,88%), đối tượng có nồng độ dioxin trong
máu cao, được xác nhận là không mắc bệnh liên quan đến dioxin.
Phân tích cấu trúc protein cho thấy, khi thay thế I (Isoleucine) dẫn
đến mất một liên kết hydro tai vị trí Gl516, hình thành mới liên kết
hydro tại His511. Ngồi ra, Isoleucine có đặc tính khơng phân cực,
kị nước được thay bằng Threonine có tính phân cực.
3.2.4. Phân tích đa hình gen AIP
Phiện thấy 5 đa hình/đột biến ở các exon 2, exon 4 và exon 5.
Bảng 3.13. Các đa hình gen AIP phát hiện trong nghiên cứu
Số hiệu
đa hình

Vị trí

Thay đổi
nucleotide


rs747233720

Exon2

c.120 G>A

Đột biến mới

Exon2 c.124C>A

Thay đổi
protein

Số mẫu
(n)

Nhóm đối tƣợng
PN
Khơng PN
% (n)
% (n)

114

8,5% (8)

10% (2)

H42N


114

3,2% (3)

0

-

rs138902236 Exon 4

c.517G>A

E173K

114

10,6 (10)

15% (3)

rs2276020

Exon 4

c.516C>T

p.D172D

114


23,4% (22)

20% (4)

rs641081

Exon 5

c.682C>A

p.Q228K

114

94 (100%)

20 (100%)

Trong 4 đa hình gen AIP, đa hình rs641081 xuất hiện ở 100% ở
đối tượng nghiên cứu. Tần số kiểu gen của cả 3 đa hình cịn lại
15


(rs747233720, rs138902236, rs2276020) đều đạt trạng thái cân bằng
Hardy-Weinberg, với giá trị Hwpval =1 (>0.001) (bảng 3.14).
Bảng 3.14. Tần suất allele, kiểu gen 3 đa hình gen AIP trong nghiên cứu
Đa hình

Kiểu gen

kiểu gen

Allele

n (%)

allele

%

HWpval

GG

104 (91,2)

G

95,6

GA

10 (8,8)

A

4,4

rs138902236


GG
GA
CC

101 (88,6)
13 (11,4)
88 (77,2)

G
A

94,6
5,4

1

rs2276020

CT

24 (21,1)

C
T

87,7
12,3

1


TT

2 (1,7)

rs747233720

1

3.2.4.1. Đa hình trên exon 2 gen AIP
Đa hình rs747233720 có ở 10/114 mẫu (8,8%). Chưa có dữ
liệu cơng bố về tần số đa hình cũng như tần số allele và kiểu gen của
đa hình này ở các quần thể người trên thế giới. Một biến đổi khác
được phát hiện trên exon 2 là c.124C>A, p.H42N, biến đổi có thể coi
là đột biến mới (chưa có trên dbSNP). Đột biến xuất hiện ở ba mẫu
(DN30, DN34, DN52), nhóm có nồng độ dioxin cao và bị bệnh liên
quan dioxin. Đột biến H42N dẫn đến mất 1 liên kết hydro trong phân
tử protein, đồng thời thay thế một một amino acid vịng, tích điện
dương (Histidine) thành một amino acid trung tính, khơng tích điện
(Asparagine). Đa hình H42N nằm ở đầu cuối N của protein. Đầu N
của AIP đóng vai trị quan trọng trong tương tác của AIP với các
protein khác cũng như duy trì cấu trúc và sự ổn định của AIP trong tế
bào (Linnert, 2013).

16


3.2.4.2. Đa hình trên exon 4 gen AIP
Đa hình rs138902236 (c.517G>A, p.E173K) xuất hiện ở 2
kiểu gen GG và GA. Hầu hết các quần thể người trên thế giới đều
không có đa hình này. Trong nghiên cứu này, đa hình rs138902236

(GA) xuất hiện với tỷ lệ khá cao (13/114 mẫu, 11,4%). Đa hình dẫn
đến thay thế amino acid có tính acid, tích điện âm (Glutamic acid)
thành amino acid có tính kiềm, tích điện dương (Lysine).
3.2.4.3. Đa hình trên exon 5 gen AIP
Đối với exon 5 phát hiện thấy đa hình rs641081 (c.682C>A,
p.Q228K) ở 100% mẫu nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với tần số
đa hình rs641081 quần thể người Việt Nam trên cơ sở dữ liệu HGVD.
Ở nhóm đối tượng dioxin ≥ 10 ppt và mắc các bệnh liên quan
đến dioxin, có 2 trường hợp mang đồng thời đa hình H42N gen AIP
và đa hình R554K gen AhR (mẫu DN34, DN52). Cả 2 trường hợp
đều mắc bệnh tiểu đường type II, trong đó 1 trường hợp mắc đồng
thời ung thư khí quản (DN52). Ngồi ra, 2 trường hợp khác có đa
hình E173K gen AIP, trong đó 1 người có đa hình R554K gen AhR
kiểu gen GA (mẫu DN53) mắc bệnh thần kinh ngoại biên và 1 người có
đa hình R554K gen AhR kiểu gen AA (DN56) mắc ung thư khí quản.
3. GIẢI TRÌNH TỰ TỒN BỘ HỆ GEN BIỂU HIỆN (WES) NGƢỜI
CÓ NỒNG ĐỘ DIOXIN TRONG MÁU CAO

Từ kết quả WES mẫu có nồng độ dioxin trong máu cao (mẫu
ThN). Chúng tôi đã sàng lọc được 40 biến thể di truyền ở 8 gen (AhR,
AIP, AhRR, CYP1A1, ARNT, CYP1B1, HEMGN, CENPE) liên quan
đến con đường chuyển hóa dioxin thơng qua thụ thể AhR (Bảng 3.18)

17


Bảng 3.18: Các biến thể di truyền sàng lọc từ kết quả giải trình tự tồn bộ exon (WES)
Gene
Name


#Chrom

Zygosity

Effect

Rank/
Total

AhR
AhR
AhR
AhR
AhR

chr7
chr7
chr7
chr7
chr7

HOM
HOM
HOM
HOM
HOM

upstream_gene_variant
upstream_gene_variant
5_prime_UTR_variant

intron_variant
missense_variant

.
.
1/11
7/10
10/11

c.-614C>T
c.-614_-614insGGGCGGGGCG
c.-459A>G
c.908+33G>T
c.1661G>A

AhR

chr7

HOM

3_prime_UTR_variant

11/11

c.*1887delG

.

AIP


chr11

HOM

intron_variant

3/5

c.469-236G>T

.

AIP

chr11

HOM

missense_variant

4/6

c.517G>A

p.Glu173Lys

AIP
AhRR


chr11
chr5

HOM
HET

missense_variant
intron_variant

5/6
3/11

c.682C>A
c.257-8756G>A

p.Gln228Lys
.

AhRR

chr5

HOM

intron_variant

3/11

c.257-107_257106insTGAGAACCGTGGGGTGAA
CGCGGGGAAACACAGGAAAGA

TGTGAATGAA

.

AhRR

chr5

HET

3_prime_UTR_variant

12/12

c.*992A>G

.

CYP1A1
CYP1A1
ARNT
ARNT
ARNT
ARNT
ARNT
ARNT
ARNT

chr15
chr15

chr1
chr1
chr1
chr1
chr1
chr1
chr1

HET
HET
HET
HET
HET
HOM
HET
HET
HET

missense_variant
missense_variant
3_prime_UTR_variant
3_prime_UTR_variant
3_prime_UTR_variant
intron_variant
intron_variant
intron_variant
synonymous_variant

7/7
2/7

22/22
22/22
22/22
15/21
12/21
9/21
7/22

c.1384A>G
c.134G>A
c.*559_*562dupTGTG
c.*562_*563insTGCG
c.*512A>G
c.1506-52T>A
c.1167+103A>G
c.870-50T>G
c.567G>C

HGVS.c

18

HGVS.p

.
.
.
.
p.Arg554Lys


Ile462Val
Gly45Asp
.
.
.
.
.
.
p.Val189Val

dbSNP142
_ID

rs10249788
rs71010234
rs7796976
rs2074113
rs2066853
rs20219851
8
rs611697
rs13890223
6
rs641081
rs76301536
.
rs18714198
7
rs1048943
rs4646422

rs71580328
rs71580328
rs11552229
rs3894771
rs3738483
rs10305704
rs2228099


ARNT
chr1
ARNT
chr1
CYP1B1
chr2
CYP1B1
chr2
CYP1B1
chr2
CYP1B1
chr2
HEMGN
chr9
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF

chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
CENPF
chr1
Chú thích:
-

HET
HET
HOM
HOM
HET
HET
HET
HOM
HOM
HOM

HOM
HOM
HOM
HOM
HOM
HOM
HOM
HOM
HOM

intron_variant
intron_variant
synonymous_variant
missense_variant
missense_variant
missense_variant
missense_variant
missense_variant
intron_variant
intron_variant
intron_variant
missense_variant
missense_variant
missense_variant
intron_variant
intron_variant
intron_variant
missense_variant
missense_variant


6/21
2/21
3/3
3/3
2/3
2/3
4/5
16/20
16/19
16/19
17/19
18/20
20/20
16/20
16/19
16/19
17/19
18/20
20/20

c.486+123A>G
c.138-229G>A
c.1347T>C
c.1294G>C
c.355G>T
c.142C>G
c.966A>C
c.8186G>A
c.8322+32G>A
c.8322+479delT

c.8485+66A>G
c.8827A>G
c.9318C>G
c.8186G>A
c.8322+32G>A
c.8322+479delT
c.8485+66A>G
c.8827A>G
c.9318C>G

.
.
Asp449Asp
Val432Leu
Ala119Ser
Arg48Gly
p.Lys322Asn
p.Arg2729Gln
.
.
.
p.Arg2943Gly
p.Asn3106Lys
p.Arg2729Gln
.
.
.
p.Arg2943Gly
p.Asn3106Lys


rs2256355
rs10305673
rs1056837
rs1056836
rs1056827
rs10012
.
rs335524
rs335523
rs11303309
rs435043
rs438034
rs7289
rs335524
rs335523
rs11303309
rs435043
rs438034
rs7289

Cột 1 (Gene name): tên gen
Cột 2 (#Chrom): tên nhiễm sắc thể chứa gen.
Cột 3 (Zygosity): HOM (thể đồng hợp), HET (thể dị hợp)
Cột 4 (Effect): upstream_gene_variant (biến thể ngược hướng – trình tự hướng về phía đầu 5’ của DNA; 5_prime_UTR_variant (biến thể vùng 5’ không dịch mã);
intron_variant (biến thể vùng intron); missense_variant (biến thể làm thay đổi amino aicd); synonymous_variant (biến thể không làm thay đổi amino acid)
Cột 5 (Rank/total): exon/tổng số exon của gen
Cột 6 (HGVS.c): ký hiệu thay đổi nucleotide trên trình tự mã hóa DNA (c.DNA)
Cột 7 (HGVS.p): ký hiệu thay đổi amino acid trong phân tử protein. Ký hiệu chấm (.) trong cột biểu thị khơng có thay đổi amino acid trong protein.
Cột 8 (dbSNP142_ID): mã hiệu của đa hình trên cơ sở dữ liệu dbSNP phiên bản 142.


19


.
3.3.1. Phân tích biến đổi gen AhR, gen AIP từ kết quả giải trình
tự hệ gen biểu hiện (WES), so sánh với kết quả giải trình tự gen
theo phƣơng pháp Sanger
Gen AhR (Aryl hydrocarbon receptor)
Phát hiện thấy 6 đa hình gen AhR: 2 đa hình (rs10249788,
rs71010234) vùng ngược hướng (upstream). Rs7796976 vùng 5’UTR.
Rs202198518 vùng 3’UTR. Rs2074113 intron 7. Rs2066853 exon 10.
(Bảng 3.18). Ở cả phương pháp (WES) và giải trình tự phương pháp
Sanger trên cùng mẫu ThN đều phát hiện thấy đa hình rs2066853.
Ngồi ra, từ kết quả WES mẫu ThN khơng phát hiện thấy 3 đa hình
(rs17779352; rs75519181; rs779531731) như có ở các đối tượng
phơi nhiễm khác. Từ kết quả giải trình tự Sanger 11 exon gen AhR ở
mẫu ThN, khơng phát hiện thấy các đa hình rs10249788, rs71010234
rs7796976, rs202198518, rs2074113 như ở kết quả WES mẫu ThN.
Gen AIP (Aryl hydrocarbon receptor interacting)
Phát hiện thấy có 3 đa hình: Rs611697 intron 3; Rs138902236
exon 4; Rs64108 exon 5. Hai đa hình rs138902236 và rs64108 từ kết
quả WES mẫu ThN cũng được xác nhận ở giải trình tự phương pháp
Sanger trên mẫu ThN. Trong khi đó, đa hình intron 3 (rs611697)
chúng tơi khơng phát được từ giải trình tự phương pháp Sanger.
3.3.2. Phân tích biến đổi di truyền một số gen liên quan con
đƣờng chuyển hóa dioxin thơng qua thụ thể AhR từ kết quả giải
trình tự hệ gen biểu hiện (WES)

20



Gen AhRR (Aryl hydrocarbon Receptor Repressor)
AhRR hoạt động như một chất ức chế con đường tín hiệu
AHR. Có 3 điểm thay đổi trong các vùng khơng mã hóa của gen
AhRR, đặc biệt trong đó có một thay đổi thêm nucleotide được coi là
mới, chưa được công bố trên cơ sở dữ liệu dbSNP của NCBI
Gen CYP1A1
CYP1A1 là enzym thuộc hệ thống Cytochrome P450 (CYP).
Gen CYP1A1 được điều hòa biểu hiện bởi AhR. Có 2 đa hình là
rs4646422 và rs1048943 phát hiện từ kết quả WES.
Gen ARNT (Aryl hydrocarbon receptor Nuclear Translocator)
ARNT là protein chính tham gia vào con đường chuyển hóa
dioxin thơng qua thụ thể AhR. Phát hiện thấy 9 đa hình gen ARNT,
trong đó 1 đa hình nằm trong exon 7 là rs2228099.
Gen CYP1B1
CYP1B1 là enzyme chuyển hóa các hydrocarbon thơm đa
vòng cũng như các tiền chất sinh ung thư . Phát hiện được 4 đa hình
gen CYP1B1 bao gồm: rs1056836, rs1056837, rs1056827 và rs10012.
Gen HEMGN (Hemogen)
GEMGN biểu hiện đặc trưng trong các mơ và tế bào tạo máu,
có vai trò quan trọng trong phát triển tạo máu và ung thư máu. Phát
hiện thấy đột biến đổi mới (c.966A>C, p.Lys322Asn) gen HEMGN.
Gen CENPF (Centrome protein F)
Protein CENPF đóng vai trị quan trọng trong q trình phân
bào, liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau. Phát hiện thấy có
12 đa hình ở gen CENPF, trong đó 6 đa hình làm thay đổi amino
acid.
21



Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiến hành giải trình tự,
phân tích đa hình/đột biến tồn bộ exon gen AhR và gen AIP trên đối
tượng phơi nhiễm dioxin và người có nồng độ dioxin trong máu cao.
2. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện thấy 1 đột biến mới ở gen AIP
(c.124C>A, p.H42N). Xác định được các đa hình rs138902236 gen
AIP và rs75519181 AhR, đây là những đa hình chưa được cơng bố
có trên quần thể người Việt Nam (theo HGVD – Human Genetic
Variation Database).
3. Luận án bước đầu nghiên cứu giải trình tồn bộ vùng gen mã hóa ở
đối tượng có nồng độ dioxin tromg máu cao, xác định được 40 biến
thể di truyền liên quan đến chuyển hóa dioxin. Góp phần làm cơ sở
cho các nghiên cứu ở mức phân tử về ảnh hưởng của dioxin và các
chất hữu cơ ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN
1. Phân tích đa hình gen AhR
Xác định được 05 đa hình gen AhR, trên các exon 2 (rs17779352),
exon 10 (rs2066853,

rs75519181,

rs779531731) và intron5

(rs3802082).
Đa hình rs2066853 có tần suất kiểu gen GG và GA khác biệt có
ý nghĩa thống kê, giữa nhóm có dioxin trong máu cao, bị bệnh liên quan
dioxin và nhóm có dioxin trong máu cao, khơng bị bệnh liên quan
dioxin.
Đa hình rs2066853 (kiểu gen GA) có thể liên quan đến giảm

nguy cơ ung thư ở những người có nồng độ dioxin trong máu cao.
Phát hiện thấy đa hình rs75519181 exon 10. Đa hình này khơng
có ở quần thể người Việt Nam (theo HGVD - Human Genetic Varition
Database), đây có thể là một đa hình mới của gen AhR ở người Việt Nam.

22


×