Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của xí nghiệp giống cây trồng hà tây thuộc công ty TNHH một thành viên đầu tư và PTNN hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 116 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luâ ̣n văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi
dưới sự hướng dẫn khoa ho ̣c của giáo viên hướng dẫn – GS.TS. Phạm Vân
Đình.
Tấ t cả các sớ liê ̣u, kết quả đươ ̣c sử du ̣ng trong pha ̣m vi nô ̣i dung nghiên
cứu của Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong Luâ ̣n văn đề u đã đươ ̣c chỉ rõ
nguồ n gố c rõ ràng và mo ̣i sự giúp đỡ cho viêc̣ thực hiêṇ Luâ ̣n văn này đề u đã
được cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Tri Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp,
tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của cơ quan, đơn vị và cá
nhân.
Trước hế t, tác giả xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến q thầy giáo,
cơ giáo đã tham gia giảng dạy Lớp Cao học KT20A2.2 - KTNN; các khoa,
phòng và Ban Giám hiêụ Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ,
truyề n đa ̣t những kiế n thức cơ bản cho tác giả trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên
cứu chương triǹ h cao ho ̣c chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ta ̣i Trường.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban lãnh đạo Xí nghiệp
giống cây trồng Hà Tây và các đồ ng nghiê ̣p, ba ̣n bè đã nhiê ̣t tình cô ̣ng tác,
cung cấ p những tài liê ̣u thực tế và thông tin cầ n thiế t để tôi hoàn thành tố t


Luâ ̣n văn này.
Đă ̣c biê ̣t, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến GS.TS. Phạm Vân
Đình, người đã hết lịng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành
Luâ ̣n văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện, song chắc chắn
rằng Luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiế u sót, khiếm khuyết nhấ t
đinh.
̣ Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầ y giáo, cô giáo và các
bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Tri Phương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU............................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. ..1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
LÚA GIỐNG ..................................................................................................... 4
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống4
1.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 4

1.1.2 Vị trí và tác dụng của việc sản xuất lúa giống ......................................... 7
1.1.2.1Vị trí của sản xuất lúa giống .................................................................. 7
1.1.2.2 Tác dụng của sản xuất lúa giống: ......................................................... 8
1.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế. ............................................. 9
1.1.3.1 Nội dung của hiệu quả kinh tế : ............................................................ 9
1.1.3.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế . ........................................................... 10
1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế . ................................................................... 10
1.1.4.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo bản chất và mục tiêu. ....................... 11
1.1.4.2 Phân loại hiệu quả kinh tế theo đối tượng nghiên cứu . ..................... 11
1.1.5 Đặc điểm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống ............................. 12


iv

1.1.5.1 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................... 12
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống ........ 14
1.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống ................... 16
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa giống ở một số nước trong khu vực .................. 16
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa giống ở Việt Nam .............................................. 18
1.2.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về sản xuất lúa giống ................ 18
1.2.2.2 Kết quả sản xuất lúa giống ................................................................. 19
1.2.2.3 Những vấn đề đặt ra trong sản xuất lúa giống của nước ta hiện nay 19
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 22
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................... 22
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp ................................. 22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp ............ 23
2.1.3 Tình hình lao động tại Xí nghiệp ........................................................... 26
2.1.4 Tình hình sử dụng đất đai của Xí nghiệp ............................................... 29

2.1.5 Cơ sở hạ tầng vật chất của Xí nghiệp .................................................... 32
2.1.6 Tình hình tài sản, nguồn vốn của Xí nghiệp .......................................... 34
2.1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp .......................................... 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 41
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 41
2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 41


v

2.2.3 Công cụ xử lý và phương pháp tổng hợp dữ liệu ................................... 42
2.2.4 Phương pháp phân tích .......................................................................... 42
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 43
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả................................................................. 43
2.3. 2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................. 45
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 47
3.1 .Thực trạng hiệu quả sản xuất lúa giống của Xí nghiệp giống cây trồng Hà
Tây. .................................................................................................................. 47
3.1.1. Thực trạng sản xuất lúa giống tại Xí nghiệp ........................................ 47
3.1.1.1. Cơ cấu diện tích các giống lúa .......................................................... 47
3.1.1.2 Năng suất các giống lúa của Xí nghiệp .............................................. 52
3.1.1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giống của Xí nghiệp ............... 54
3.1.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp ............................... 57
3.1.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống Khang Dân 58
3.1.2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa HT1 ......... 65
3.1.2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp 9603 ............. 72
3.1.2.4 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ..................... 79
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí
nghiệp .............................................................................................................. 84

3.3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống
của Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây .......................................................... 88


vi

3.3.1 Định hướng............................................................................................. 88
3.3.1.1 Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới .............. 88
3.3.2 Các giải pháp ......................................................................................... 91
3.3.2.1 Trong sản xuất: ................................................................................... 91
3.3.2.2 Trong kinh doanh: ............................................................................... 92
3.3.2.3 Một số biện pháp khác: ....................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 94
1. Kết luận ....................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99
PHỤ LỤC ........................................................................................... ……..100


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên biểu

TT

Trang

2.1


Tình hình lao động của Xí nghiệp (2010-2012)

28

2.2

Tình hình sử dụng đất đai của Xí nghiệp (2010-2012)

31

2.3

Cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp năm 2012

32

2.4

Tình hình tài sản nguồn vốn của Xí nghiệp (2010-2012)

37

2.5

Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

40

3.1


Giống và cơ cấu các giống lúa của Xí nghiệp sản xuất

51

(2010-2012)
3.2

Năng suất các giống lúa của Xí nghiệp (2010-2012)

52

3.3

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giống (2010-2012)

54

3.4

Chi phí sản xuất lúa giống Khang Dân

60

3.5

Kết quả và hiệu quả kinh tế giống lúa Khang dânDân

62

3.6


Chi phí sản xuất lúa giống HT1 (2010-2012)

68

3.7

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống HT1 (2010-

70

2012)
3.8

Chi phí sản xuất lúa giống nếp 9603

74

3.9

Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giống nếp 9603

78

3.10

So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa

80


năm 2012


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU
Tên biểu

TT
3.1

Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa giống

Trang
54

(2010-2012)
3.2

Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống Khang dân (2010-2012)

63

3.3

Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống HT1 (2010-2012)

71

3.4


Diễn biến kết quả sản xuất lúa giống HT1 (2010-2012)

79

3.5

So sánh kết quả sản xuất giữa các giống lúa năm 2012

81

3.6

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa năm 2012

83


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống ở khu
vực nông thôn, gần 50% lao động hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Do
đó, sự phát triển kinh tế của khu vực nơng thơn nói chung và ngành nơng
nghiệp nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định và phát triển
đất nước. Trong hai thập kỷ qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc
gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản của một số
loại cây trồng như lúa gạo, cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu v.v… Đặc biệt là

trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực, từ
năm 1989 đến nay nước ta đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, hiện đang
đứng thứ nhất trên thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hàng năm Việt Nam mất
khoảng 30 nghìn ha đất canh tác cho lĩnh vực phi nơng nghiệp. Với thực trạng
đó, để tiếp tục đạt được sự tăng trưởng trong sản xuất, chúng ta phải tập trung
vào việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến. Cùng với việc cải
thiện hệ thống thủy lợi, phổ biến ứng dụng ứng dụng phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật thì các giống mới đã đóng vai trị rất quan trọng, là yếu
tố đầu tiên quyết định đến tăng năng suất và chất lượng của lúa.
Từ vị trí, vai trị quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp, hàng năm Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn về kinh phí và cơ sở vật chất
kỹ thuật cho các Viện và các trường Đại học nghiên cứu, đào tạo và chuyển
giao công nghệ sinh học nông nghiêp và tạo ra các giống cây trồng phù hợp
với từng vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các giống lúa mới, mang lại thu
nhập cao cho hàng triệu hộ nông dân trong nước. Trong đó, cơng tác nghiên


2

cứu, chọn tạo và ứng dụng vào sản xuất các giống lúa mới, giống nguyên
chủng đặc biệt được quan tâm.
Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có rất nhiều đơn vị cung
ứng cho thị trường những giống lúa mới. Tuy nhiên, để lại ấn tượng hơn cả
với bà con nơng dân vẫn là Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây, bởi Xí nghiệp
đã có thâm niên gần 50 năm cung ứng các loại giống và 16 năm chuyên sâu
sản xuất các loại lúa giống đạt tiêu chuẩn quốc gia. Xí nghiệp Giống cây trồng
Hà Tây là một đơn vị trực thuộc của công ty TNHH nhà nước một thành viên
Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. Xí nghiệp được giao 18 ha đất sản
xuất, cấy 2 vụ lúa giống/năm, ngồi ra cịn th thêm diện tích của đơn vị bạn

để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung bình mỗi năm, Xí nghiệp sản xuất được
10 tấn lúa giống siêu nguyên chủng, 600 tấn lúa giống nguyên chủng.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng giống cây trồng
ngày càng gay gắt, đòi hỏi Xí nghiệp phải có chiến lược và giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường. Để làm được điều đó
thì việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống là việc làm cần
thiết. Đây là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa giống, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí nghiệp.
Xuất phát từ đó, chúng tơi đã chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa giống của Xí nghiệp giống cây trồng Hà Tây thuộc công ty
TNHH một thành viên Đầu tư và PTNN Hà Nội " làm luận văn thạc sỹ kinh tế
nơng nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa giống tại Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lúa giống.
- Phân tích thực trạng sản xuất lúa giống và đánh giá hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa giống, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa giống
của Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống
của Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế và các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống của Xí nghiệp Giống cây trồng Hà
Tây với các đối tượng khảo sát là các hộ giao nhận khốn sản xuất lúa giống,
phịng KH-KT; Phịng Kế hoạch kinh doanh; Phịng kế tốn, Ban Giám đốc
Xí nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi nội dung:
Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến sản xuất lúa giống, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa giống của Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây
* Phạm vi khơng gian:
Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây thuộc công ty TNHH một thành
viên Đầu tư và PTNN Hà Nội.
* Phạm vi thời gian:
- Thu thập số liệu trong 3 năm gần đây (2010-2012).
- Thu thập tài liệu sơ cấp trong năm 2012.
- Các số liệu dự kiến tới năm 2020


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT LÚA GIỐNG
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
giống
1.1.1 Một số khái niệm
* Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế của một q trình sản xuất hay kinh doanh. Nó được xác định

bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được và chi phí sản xuất đã bỏ ra
để thu được kết quả đó. Từ đó đã hình thành nên 3 quan điểm khác nhau trong
tính tốn hiệu quả kinh tế.
- Theo quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Hay đó chính là:
H=Q–C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh thu được
C: Chi phí sản xuất bỏ ra để thu được lượng kết quả Q

Quan điểm này có ưu điểm là chỉ rõ được quy mô của hiệu quả kinh tế
nhưng nó chưa phản ánh đúng mức hiệu quả kinh tế vì nhà sản xuất muốn
phải đầu tư một lượng chi phí ít nhất nguồn lực để tạo ra một lượng sản phẩm
nhất định chứ không phải đạt được kết quả sản xuất kinh doanh với bất kỳ chi
phí nào.


5

Chỉ tiêu này cho ta biết quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng lại không
thể hiện được quan hệ đánh đổi giữa kết quả và chi phí.
- Theo quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả
thu được tính trên một đồng chi phí đầu tư. Hay đó chính là:
H=

Q
C


Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được trình độ sử dụng nguồn
lực sản xuất giúp ta so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất
khác nhau. Tuy nhiên quan điểm này lại có nhược điểm là khơng thể hiện
được quy mô hiệu quả sản xuất. Để khắc phục được yếu điểm của nó thì trên
thực tế khi muốn phân tích hiệu quả kinh tế người ta thường kết hợp cả hai
quan điểm trên.
- Theo quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế được đo bằng tỷ số giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Hay đó chính là:
H = ∆Q - ∆C
Trong đó:

∆Q: Kết quả sản xuất tăng thêm
∆C: Chi phí đầu tư tăng thêm để đạt được lượng ∆Q

Ưu điểm của quan điểm này là đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất
theo chiều sâu hay tính tốn được hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào trong sản xuất. Nó phản ánh được trình độ áp dụng khoa học tiến bộ
của đơn vị kinh tế đó. Hạn chế của nó là khơng tính đến hiệu quả kinh tế của
tổng chi phí đầu tư.
Như ta đã biết, hiệu quả kinh tế của con người đa dạng, phong phú và
khơng có cách xác định hiệu quả kinh tế chung cho mọi đơn vị kinh tế. Do đó,


6

khi tính tốn hiệu quả kinh tế phải tùy vào từng đơn vị kinh tế, tùy vào mục
đích đặt ra mà áp dụng linh hoạt các quan điểm cho phù hợp.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung ở trên, ta có thể đưa ra
khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp như sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền
vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề
ra.
* Lúa giống:
- Khái niệm: Lúa giống là lúa được gieo trồng với mục đích là để sản
xuất ra thóc dùng để làm giống chứ khơng phải sản xuất ra thóc thương phẩm
(thóc dùng để ăn)
- Phân loại: Người ta phân lúa giống ra thành sáu cấp bậc như sau:
1. Hạt giống lúa tác giả: Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng: Là hạt giống lúa được nhân ra từ
hạt giống lúa tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình
phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
quy định. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng chỉ để sản xuất ra hạt giống lúa
nguyên chủng.
3. Hạt giống lúa nguyên chủng: Là hạt giống lúa được nhân ra từ giống
siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa
nguyên chủng sử dụng để sản xuất hạt lúa giống xác nhận 1.
4. Hạt giống lúa xác nhận: Là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống
nguyên chủng qua một hoặc hai thế hệ gồm:
+ Hạt giống lúa xác nhận thế hệ thứ nhất (gọi là hạt giống lúa xác nhận
1, XN1) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng theo quy


7

trình sản xuất lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 17762004. Hạt giống lúa xác nhận 1 sử dụng để sản xuất lúa thương phẩm hoặc sử
dụng để sản xuất hạt lúa giống xác nhận 2.
+ Hạt giống xác nhận thế hệ thứ hai (gọi là hạt giống lúa xác nhận 2,
XN2) là hạt giống lúa được nhân ra từ giống lúa xác nhận 1 theo quy trình sản

xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt
giống lúa xác nhận 2 chỉ sử dụng để sản xuất lúa thương phẩm.
5. Hạt giống lúa bố mẹ lai là hạt giống lúa của dòng bố mẹ bất dục đực
di truyền tế bào chất (CMS), dòng mẹ bất dục dực di truyền nhân mẫn cảm
với nhiệt độ (TGMS) hoặc độ dài chiếu sáng (PGMS) và dòng bố phục hồi
hữu dục, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân dịng bố mẹ lúa lai và đạt
tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa bố mẹ lai chỉ sử dụng để
sản xuất hạt lai F1.
6. Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng
mẹ bất dục đực (CMS, TGMS, PGMS) với dòng bố (dòng phục hồi tính hữu
dục) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định. Hạt lai F1 chỉ dùng để sản xuất lúa thương phẩm.
1.1.2 Vị trí và tác dụng của việc sản xuất lúa giống
1.1.2.1Vị trí của sản xuất lúa giống
Thực tế cho thấy gạo của Việt Nam tuy năng suất cao, giá thành lại
thấp nhưng chất lượng gạo còn kém so với các nước khác như Thái Lan, Ấn
Độ… Do đó, để nền nơng nghiệp nói chung và việc sản xuất lúa gạo nói riêng
của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thế giới thì
cần phải tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm nông nghiệp. Mà giống
tốt được coi là trợ thủ đắc lực giúp tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong
nông sản. Trong sản xuất lúa nước, người ta phải nghiên cứu, chọn lọc ra các
giống lúa tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.


8

Tuy nhiên, giống tốt khơng phải tự nhiên mà có, giống tốt là do con
người chọn tạo ra. Điều đó cho thấy vai trò của sản xuất lúa giống là vơ cùng
quan trọng. Cơng tác lúa giống có nhiệm vụ nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo ra
những giống lúa có năng suất cao và ổn định, có tính thích ứng rộng để sản

xuất. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người càng tăng cao.
Lúc này, ngồi nhu cầu ăn no, con người địi hỏi phải ăn ngon, cơng tác lúa
giống lại phải tìm ra các giống lúa mới khơng những có năng suất cao mà chất
lượng gạo phải ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ những sự phân tích trên cho thấy, sản xuất lúa giống có một vai trị
đặc biệt quan trọng
1.1.2.2 Tác dụng của sản xuất lúa giống:
- Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân: Việc sản xuất lúa giống
góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ công nhân của Xí nghiệp. Nhiều cơng
trình nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của việc sản xuất lúa giống cao hơn đáng
kể so với sản xuất lúa thương phẩm. Cụ thể, theo kết quả điều tra của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy nông dân tham
gia sản xuất lúa giống cho lợi nhuận cao hơn 13,2 triệu đến 46,7 triệu đồng/ha
so với sản xuất lúa hàng hóa.
- Tạo việc làm cho người lao động: Ở Việt Nam đại bộ phận dân cư tập
trung sinh sống ở khu vực nơng thơn. Do đó ở khu vực nơng thơn đang tập
trung một số lớn lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên tình trạng thất
nghiệp ở khu vực nông thôn đang diễn ra rất nghiêm trọng. Nhất là trong giai
đoạn hiện nay, khi cơn bão suy thoái kinh tế đang ập đến, lao động thành phố
đang chịu sức ép và lũ lượt trở về quê. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp là
một trong những giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề lao động trong khu
vực nông thơn. Do đó có thể nói việc phát triển sản xuất lúa giống đã tạo công
ăn việc làm cho lao động của Xí nghiệp.


9

- Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp của nước ta đang
ngày càng suy giảm nhường chỗ cho nhà ở và các khu cơng nghiệp.. Do đó,
để phát triển kinh tế nông nghiệp cần sử dụng hiệu quả vốn đất đai. Có thể

thấy việc phát triển sản xuất lúa giống đã góp phần vào việc sử dụng hiệu quả
đất nơng nghiệp.
- Góp phần cải thiện mơi trường: Trong thời đại cơng nghiệp hố, hiện
đại hố như hiện nay thì mơi trường đã trở thành vấn đề bức bách, đã và đang
được cả thế giới quan tâm đến. Việc phát triển sản xuất ngành trồng trọt nói
chung và sản xuất lúa giống nói chung đã góp phần cải thiện môi trường.
1.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế.
1.1.3.1 Nội dung của hiệu quả kinh tế :
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó
khơng phải là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất. Mục tiêu của
sản xuất là phải thoả mãn tốt nhất các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các
thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội phức tạp nên việc so sánh hiệu
quả kinh tế là điều kiện khó khăn và mang tính chất tương đối. Hiệu quả kinh
tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
và quyết định các yếu tố đó.
Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định hiệu quả thu được: là khối lượng sản phẩm sản xuất ra như
giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận... kết quả thu được của một doanh
nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh phải được trao đổi trên thị trường được
thị trường chấp nhận điều đó có nghĩa là hướng sản xuất của doanh nghiệp
của tổ chức đã phù hợp với lợi ích chung của nền kinh tế.
- Xác định được chi phí bỏ ra (chi phí đầu vào) đó là chi phí trung gian,
chi phí sản xuất, chi phí về nhân lực...


10

Tuy nhiên việc xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra là khơng dễ
dàng vì trong sản xuất kinh doanh việc đầu tư hay thu sản phẩm khơng cùng

một lúc mà có thể kéo dài trong chu kỳ kinh doanh. Mặt khác đối với đầu tư
chi phí việc xác định chi phí dở dang, chi phí phân bổ cho phần khơng sản
xuất cho từng q trình sản xuất là rất phức tạp. Chỉ đối với những khoản chi
phí gián tiếp khơng tính được như cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo, nghiên
cứu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng rồi các yếu tố thu được về
mặt xã hội như mơi trường khơng thể lượng hố được.
1.1.3.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế .
Là thực hiện tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra . Việc đánh
giá tổng hợp hoạt động sản xuất khơng chỉ đánh giá kết quả mà cịn phải đánh
giá hiệu qủa đó chính là đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh
để tạo ra kết quả đó.
Trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá
mà thơng qua đó tìm ra các phương hướng và giải pháp phù hợp có lợi ích
nhất nhằm phát triển sản xuất , thoả mãn hơn các nhu cầu của xã hội để nâng
cao hiệu quả kinh tế.
1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế .
Hoạt động sản xuất kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau , các ngành khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các
qúa trình sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích nghiên
cứu khác nhau , thì nội dung nghiên cứu khác nhau và dẫn đến hiệu quả kinh
tế cũng khác nhau .
Do đó để nghiên cứu hiệu quả kinh tế phải phân loại hiệu quả kinh tế .


11

1.1.4.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo bản chất và mục tiêu.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữ kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản
xuất .

Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả lợi ích về mặt
xã hội mà sản xuất đem lại với chi phí bỏ ra và hiệu quả này đánh giá chủ yếu
về mặt xã hội do sản xuất đem lại .
Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó .
Hiệu quả phát triển và bền vững là hiệu quả kinh tế có được do những
tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt để đảm bảo những lợi ích xã
hội và mơi trường lâu dài .
1.1.4.2 Phân loại hiệu quả kinh tế theo đối tượng nghiên cứu .
-

Hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn lực tài nguyên sản xuất như hiệu

quả kinh tế sử dụng đất đai lao động, tiền vốn, vật tư kỹ thuật tham gia vào
qúa trình sản xuất .
Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng các giả pháp kinh
tế và quản lý về sản xuất .
Ngồi ra cịn nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế theo phạm vi nghiên cứu: vi mô và vĩ mô
+ Hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế đơn vị sản xuất
+ Hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ, theo vùng địa chính
Như vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế một cách đúng đắn người ta phải
xem xét cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả
bộ phận và hiệu quả chung, hiệu quả phạm vi vĩ mô và hiệu quả phạm vi vi
mô, quan hệ giữa vấn đề kinh tế và xã hội với quá trình sản xuất cuối cùng là
quan hệ giữa hiệu quả hiện tại và hiệu quả tương lai


12


1.1.5 Đặc điểm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống
1.1.5.1 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất lúa do 3 yếu tố chính tạo thành là số bơng/khóm, số hạt
chắc/bơng và trọng lượng 1000hạt. Năng suất cao và ổn định là mục tiêu cao
nhất của các nhà chọn giống, nó là kết quả cuối cùng để đánh giá một giống
tốt hay xấu.
Có hai cách tính năng suất
.
Cách 1:

Năng suất =

Sản lượng (kg, tạ , tấn)

Diện tích (m2, sào, ha)

Cách 2:
Năng suất = A*B*C*D*10- 4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
B: Số hạt / bông
C: Tỷ lệ hạt chắc
D: Trọng lượng 1000 hạt.
Hoặc.
Năng suất = A*F*D*10-4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
F: số hạt chắc/bông
D: Trọng lượng 1000 hạ
* Phân loại năng suất: có 3 loại năng suất.
- Năng suất lý thuyết:
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp là kết quả cuối cùng do nhiều yếu tố cấu

thành, ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: sâu
bệnh, chuột, chim, rơi vãi trong thu hoạch. Các giống lúa có năng suất lý
thuyết cao thì có năng suất thực thu cao.


13

Năng suất lý thuyết được tính bằng cơng thức:
NXLT = A*B*C*D*10-4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
B: Số hạt/bông
C: Tỷ lệ hạt chắc (%)
D: trọng lượng 1000 hạt (g)
- Năng suất thực thu:
Thu riêng từng ô của mỗi lần nhắc lại quạt sạch, cân năng suất tươi sau
đó lấy 2kg của mỗi ơ phơi quy ra năng suất khơ, rồi lấy trung bình của 3 lần
nhắc lại. Thông thường năng suất thực thu thường thấp hơn năng suất lý
thuyết từ 10-15%. Mức độ chênh lệch giữa 2 loại năng suất này phụ thuộc vào
lúc thu hoạch và các quá trình tuốt, phơi, quạt, vận chuyển.
- Năng suất sinh vật học:
Cân khơ 10 khóm theo dõi (cả cây và hạt) quy ra năng suất sinh vật học
(tạ/ha) trung bình 3 lần nhắc lại.
NSSVH = Ptbcảcây*Số khóm/m2
Nói chung giống nào có năng suất sinh vật học cao thì giống đó có tiềm
năng kinh tế cao.
- Hệ số kinh tế:
Phụ thuộc vào năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học, phơi khơ 10
khóm tính trọng lượng khơ tồn bộ cây (có cả hạt). Sau đó thu hạt phơi khơ
của 10 khóm tính tồn bộ trọng lượng khối hạt. Tính trung bình cả 3 lần nhắc
lại.


Phạt khơ
HSKT =

Ptồn cây


14

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống
Giống:
Việc chọn giống là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng giống sản
xuất ra sau này và khả năng tiêu thụ giống. Nếu giống tốt và phù hợp sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại, vì vậy khi sản xuất giống lúa thuần điều
quan trọng các giống lúa mà các đơn vị gửi khảo nghiệm phải chọn ra các
giống thích nghi với điều kiện tự nhiên và có khả năng chống chịu tốt. Mặt
khác phải cho năng suất cao đáp ứng thị hiếu của người nông dân.
Vốn:
Là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của bất kỳ giai
đoạn kinh doanh, sản xuất nào, đặc biệt là sản xuất giống lúa, lượng vốn đầu
tư cho một ha lúa giống gấp nhiều lần so với lúa thương phẩm. Lượng vốn lại
dàn trải không tập trung vào các thời điểm nhất định, do đó việc duy trì đảm
bảo lượng vốn đầu tư cho sản xuất có ảnh hưởng đến sự phát triển của hiệu
quả kinh tế.
Kỹ thuật:
Là những tác động của con người vào sản xuất được đúc rút từ kinh
nghiệm sản xuất, được tổng kết từ các cơng trình nghiên cứu khoa học. Ngành
sản xuất giống đòi hỏi hệ số kỹ thuật vơ cùng cao do đó các nhà khao học
phải tận tâm, tận lực với nghề, tìm tịi nghiên cứu để tìm ra các giống lúa mới.
Vấn đề kỹ thuật quyết định sự thành công hay thất bại của hộ nông dân. Nhà

khoa học phải biết kết hợp kinh nghiệm cổ truyền và khoa học kỹ thuật tiên
tiến.


15

Chuyển giao khoa học kỹ thuật:
Khi các giống được nhập nội hay do các bộ môn nghiên cứu tạo ra
được trại tiến hành sản xuất thí nghiệm sau đó sản xuất đại trà và sau đó đưa
ra sản xuất quốc gia. Khâu chuyển giao khoa học kỹ thuật vô cùng quan trọng
trong quá trình sản xuất giống lúa, lúa giống tạo ra có được người nơng dân
biết đến hay khơng là do quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật (tiêu thụ).
Hàng năm trại bỏ ra 10% tổng thu để đưa vào chi phí chuyển giao đồng thời
cán bộ cơng nhân viên ở trại phải tìm tịi nghiên cứu để đưa ra các mơ hình
thâm canh mới phù hợp cho từng loại giống lúa,phù hợp với từng địa phương
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Con người:
Bên cạnh các yếu tố vật chất phục vụ q trình sản xuất nói chung và
q trình sản xuất giống lúa nói riêng như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật...thì yếu tố con người có vị trí đặc biệt quan trọng khơng thể thiếu được,
với vai trị là người sản xuất thì con người cần phải có những hiểu biết nhất
định về kỹ thuật kinh nghiệm, có sức khoả tốt. Con người là cơ sở của việc
sắp xếp bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng đại phương ở những mùa vụ khác nhau. Đồng thời con người là người
tiêu thụ nông sản phẩm sản xuất ra,song tiêu thụ nhiều hay ít cịn phụ thuộc
vào thu nhập, sở thích(thói quen) tiêu dùng, thị hiếu. Vì thế yếu tố con người
là một trong những yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển của ngành sản
xuất nói chung và của ngành sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
Thị trường:
Sản xuất giống lúa cũng là một ngành sản xuất hàng hố nó mạng tính

tất yếu của sản xuất hàng hố. Có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra để đưa ra thi
trường tiêu thụ, người sản xuất sẽ đem sản phẩm của mình thơng qua thị


16

trường tiêu thụ để bán cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ có tính cạnh
tranh cao, đây là vấn đề mà người sản xuất cần quan tâm.
Những vấn đề chung về tiêu thụ:
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của q trình sản xuất kinh doanh đó là yếu
tố quyết định đến sự tồn tại của các cơ sở sản xuất. Việc sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng thì việc tiêu dùng được tiến hành nhanh gọn. Thông qua thị trường
các thông tin về sản phẩm sẽ được đưa đến cho người sản xuất. Như vậy
việc tiêu thụ nằm trong nhóm các yếu tố góp phần vào việc mở rộng sản
xuất tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.1.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả
kinh tế trong sản xuất lúa giống
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa giống ở một số nước trong khu vực
* Thái Lan
Thái Lan với hơn 60% nông dân gồm 3,7 triệu hộ là những người trồng
lúa trên tổng diện tích là 10,7 triệu ha đất lúa. Hàng năm Thái Lan đã sản xuất
được 29,4 triệu tấn lúa. Trong đó, tiêu thụ nội địa là 21,4 triệu tấn, còn 8 triệu
tấn được xuất khẩu khiến cho Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới.
Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa. Ngân hàng gen có hơn
24.000 dịng/giống. Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhân đưa vào
sản xuất. Giống lúa nổi tiếng nhất của Thái Lan là giống KHAO DAWK
MALI 105 (HOM MALI) hay còn gọi là giống HƯƠNG NHÀI (JASMINE)
có phẩm chất ngon, mềm và thơm.
Để có được thành tựu trên là do tác động một phần không nhỏ của công

tác lúa giống. Ở Thái Lan việc cải tạo lúa giống đã được nông dân bản xứ
thực hiện qua nhiều thế kỷ do họ đã trồng nhiều giống địa phương trên cùng


17

một lộ ruộng cho phép sự lai tạp ra một dạng cây mới, rồi chọn lọc cận thẩn
những con lai tốt nhất để gieo trồng trong vụ sau. Năm 1907, cuộc đấu xảo
lúa giống đầu tiên được tiến hành tại Thái Lan đã thúc đẩy công tác chọn tạo
lúa giống. Năm 1916, trại thí nghiệm lúa đầu tiên được thành lập và chương
trình lai tạo giống cũng như các cơng tác nghiên cứu mọi mặt đã được thiết
lập. Hiện nay, công tác chọn tạo giống lúa là một trong những nhiệm vụ chính
của Phịng Nghiên cứu & Phát triển Lúa và 27 Trung tâm Nghiên cứu Lúa
trực thuộc. Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa cũng chịu trách nhiệm sản
xuất 2.500 tấn lúa nguyên chủng hàng năm.
Ngoài ra, cả nước có khoảng 7.000 Trung tâm Lúa giống Cộng đồng và
64 Hợp tác xã sản xuất lúa giống. Các Trung tâm Lúa giống Cộng đồng được
thành lập theo công tác khuyến nơng của Phịng Khuyến nơng & Khuếch
trương Lúa gạo. Mục đích là để sản xuất lúa giống phục vụ cho nông dân ở
các khu vực địa phương.
* Trung Quốc
Là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn tự
đáp ứng được phần lớn lương thực phục vụ nhu cầu trong nước. Trong những
năm gần đây Trung Quốc có rất nhiều ưu thế trong việc nghiên cứu và áp
dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống. Các giống mới được tạo ra có
năng suất và chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Đây được coi là
thành tựu đáng kể của nền nông nghiệp Trung Quốc trong đó cơng tác sản
xuất lúa giống đã có đóng những đóng góp lớn. Mạng lưới phân phối lúa
giống được cung cấp qua các đơn vị tập thể chụ sự quản lý của Nhà nước, đại
bộ phận mạng lưới này được Nhà nước hỗ trợ cho một phần nên hiệu quả đạt

khá cao, giống mới nhanh chóng được đưa vào sản xuất như: Nhị Ưu 838,
Nhị Ưu 63, C56, D23, Nghi Hương 305, ZZD 001….


×