Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã sơn tây, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi luôn nghiêm túc trong việc nghiên
cứu, thu thập số liệu và tài liệu cần thiết nhằm đảm bảo tính chất chính xác của
kết quả. Tơi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận văn là xác thực,
do chính tơi thu thập, khơng sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu nào khác; các
tài liệu sử dụng để tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn đầy đủ.
Học viên thực hiện

Hoàng Thị Kim Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá trình thực hiện và hoàn thành luâ ̣n văn này, tôi đã nhâ ̣n
đươ ̣c sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của rất nhiều người.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiê ̣u, Khoa đào ta ̣o
sau đa ̣i ho ̣c, Trường Đại học Lâm nghiệp đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i giúp
đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Hữu Dào, người thầy
đã định hướng, giúp đỡ tơi trong suốt q trình từ khi lựa chọn đề tài cho đến
khi điều tra, xử lý số liệu và hoàn thành luận văn theo đúng u cầu.
Xin cảm ơn các cơ, chú thuộc phịng Kinh tế, Ủy ban nhân dân thị xã
Sơn Tây và các cô, bác là chủ các trang trại thuộc các xã của thị xã Sơn Tây
đã nhiê ̣t tin
̀ h giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và điều tra số liệu phục vụ
cho nghiên cứu của tôi.
Tôi cũng rất biết ơn tất cả bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện về mặt thời gian và tư vấn các nguồn tài liệu để thôi có thể hồn thành


luận văn đúng thời hạn.
Học viên thực hiện

Hoàng Thị Kim Oanh


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANG TRẠI VÀ
KINH TẾ TRANG TRẠI .................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại .................................... 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc trưng của kinh tế trang trại ..................... 4
1.1.2. Vai trị và vị trí của kinh tế trang trại.............................................. 6
1.1.3. Khái niệm trang trại, các loại hình và tiêu chí nhận dạng trang trại ..... 7
1.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại .......................... 10
1.1.5. Đặc điểm của ngành chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi lợn ........ 15
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu ........................... 17
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 17
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ SƠN TÂY VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 32
2.1 Đặc điểm cơ bản của thị xã Sơn Tây, Hà Nội....................................... 32

2.1.1. Giới thiệu chung về Thị xã Sơn Tây, Hà Nội ............................... 32
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên .................................................................... 33
2.1.3 Các đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................... 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 36
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát .............................. 36


iv

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu. tài liệu ............................................ 36
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 40
3.1 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại thị xã Sơn Tây, Hà
Nội………………………………………………………………………...40
3.1.1 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động phát triển kinh tế trang
trại tại Thị xã Sơn Tây............................................................................. 40
3.1.2 Đặc điểm các yếu tố sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn thịt47
3.1.3 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi
lợn thịt ..................................................................................................... 50
3.1.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi lợn thịt .. 54
3.2 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến thu nhập của hộ trang trại chăn
nuôi lợn thịt tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội bằng mơ hình hồi quy. ................ 57
3.2.1 Kết quả ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập
của các trang trại từ mô hình hồi quy đã chọn. ....................................... 57
3.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trang trại
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây ........................................ 61
3.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây,
Hà Nội …………………………………………………………………...64
3.3.1 Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế trang trại tại thị xã

Sơn Tây, Hà Nội...................................................................................... 64
3.3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội......... 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

CP

Chính phủ

NQ

Nghị quyết

TCTK

Tổng cục thống kê


TP

Thành phố

TT

Thông tư



Trung ương


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1
1.2
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5


3.6

3.7
3.8
3.9

Ảnh hưởng của quy mô đàn đến lợi nhuận của các hộ chăn
nuôi lợn, gà ở Việt Nam
Tình hình chăn ni lợn trên cả nước
Đặc điểm của các chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt của thị xã
Sơn Tây
Tình hình lao động của các trang trại chăn ni lợn thịt ở thị
xã Sơn Tây
Tình hình doanh thu của các trang trại chăn nuôi lợn thịt tại
thị xã Sơn Tây
Chi phí sản xuất bình qn một trang trại chăn nuôi tại thị xã
Sơn Tây
Kết quả sản xuất kinh doanh chung của các trang trại chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
chăn nuôi lợn thịt tại thị xã Sơn Tây
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các quy mô trang trại khác
nhau tại thị xã Sơn Tây
Tóm tắt các đặc trưng thống kê của các biến trong mơ hình
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập
của các hộ trang trại chăn nuôi lợn thịt tại thị xã Sơn Tây

Trang
20

22
48

49

51

52

54

55

56
58
59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong nơng, lâm ngư
nghiệp hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại hình
này cũng đã và đang hình thành trong nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam vào
những năm gần đây. Kinh tế trang trại được đánh giá là khá phù hợp với điều
kiện sản xuất của Việt Nam, là hướng đi mới đúng đắn của q trình đổi mới
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn ở nhiều địa phương. Hiện nay, hình
thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh

tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nơng dân và một tỷ lệ
đáng kể của gia đình cán bộ, cơng nhân, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ
hưu. Hầu hết các trang trại có quy mơ đất đai dưới mức hạn điền, với nguồn
gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu; một số có thuê lao
động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thoả thuận
giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn
vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy
được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn
trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất
là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động
nông thơn,góp phần xố đói giảm nghèo; tăng thêm nơng sản hàng hố. Một
số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ
thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Đối với mỗi địa phương thì việc phát triển kinh tế trang trại cần có
những giải pháp, định hướng cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội, tự nhiên của chính địa phương mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nơng nghiệp nói chung và kinh tế


2

trang trại nói riêng đang ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức và có
được cả những cơ hội phát triển mới. Mặt khác hiện nay quy định về tiêu chí
chứng nhận kinh tế trang trại của nước ta đã có thay đổi đáng kể, theo Thơng
tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ban hành ngày 13/04/2011 thì các tiêu chí xác
định kinh tế trang trại có sự thay đổi lớn so với quy định cũ, đặc biệt là về quy
mô diện tích, giá trị sản lượng hàng hóa đạt được hằng năm. Vì những lý do
trên và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn – TS Trần Hữu Dào, tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh tại các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
Thị xã Sơn Tây, Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Dựa vào cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại và
nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi lợn thịt để đưa
ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại
+ Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại thị xã
Sơn Tây, Hà Nội.
+ Xác định được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các trang trại chăn nuôi lợn thịt.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.


3

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+Phạm vi về nội dung: kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh về
mặt kinh tế của các hộ trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
+Phạm vi về không gian: thị xã Sơn Tây, Hà Nội
+Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong thời gian năm 2011 – 2013
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luâ ̣n về trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất kinh

doanh của các trang trại
- Thực tra ̣ng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt tại Thị xã Sơn Tây,
Hà Nội: đặc điểm các yếu tố sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các trang trại chăn nuôi lợn thịt
- Phân tích nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trang trại
chăn nuôi lợn thịt.
- Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANG TRẠI VÀ KINH TẾ
TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc trưng của kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại
Hiện tại do có nhiều quan điểm, cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác
nhau mà kinh tế trang trại có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau. Cùng với
lịch sử hình thành và phát triển cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia thì kinh tế trang trại ở mỗi nơi có những đặc trưng không giống nhau.
Một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn
đã đưa ra những khái niệm như sau:
+ Quan điểm 1
“Kinh tế trang trại hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại…. là hình
thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và
phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được
chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”.

Với quan điểm trên đã khẳng định kinh tế trang trại là một chủ thể
trong nền kinh tế, có chức năng và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa cung cấp cho
thị trường. Tuy nhiên chưa nhấn mạnh vai trò của người chủ với người lao
động khác. Do đó kinh tế trang trại theo cách hiểu này tương tự như hợp tác
xã nông nghiệp – một loại hình hiệp tác sản xuất trong nông nghiệp của nước
ta trước đây.
+ Quan điểm 2
“Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở mức độ cao”.


5

Quan điểm này cho thấy bản chất của kinh tế trang trại thực chất là
kinh tế hộ nông dân nhưng đã phát triển ở mức độ cao hơn hẳn. Tuy nhiên
như thế nào “sản xuất ở mức độ cao” lại chưa rõ ràng, tiêu chuẩn này chỉ
mang tính định tính nên khó có thể giúp chúng ta phân biệt đâu là kinh tế
trang trại và đâu là kinh tế hộ nơng dân.
+ Quan điểm 3
“Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong
Nơng – lâm – ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nơng thơn, có
sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh
doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng
vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học cơng nghệ mới kết tinh trong
hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao”.
1.1.1.2. Bản chất của kinh tế trang trại
Tổng kết từ những quan điểm, khái niệm về kinh tế hộ nông dân và kinh tế
trang trại, về bản chất của kinh tế trang trại gồm các đặc điểm sau:
+ Kinh tế trang trại thực chất là một hình thức tổ chức sản xuất ở nông
nghiệp, nông thôn.

+ Kinh tế trang trại phân biệt với kinh tế hộ nông dân ở các nhân tố chủ yếu
là “quy mơ sản xuất”, “hàng hóa” và “thị trường”. Kinh tế hộ nơng dân là
hình thức tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của
chính hộ nơng dân làm chủ cịn Kinh tế trang trại đặc trưng bởi quy mơ sản
xuất lớn hơn nhiều cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất và hoạt động sản xuất chủ yếu nhằm mục đích là cung cấp
hàng hóa cho thị trường.


6

+ Thực chất có thể xem bản chất của kinh tế trang trại là kinh tế nông hộ
nhưng mở rộng hơn theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ thể thực hiện kinh
tế trang trại cũng là hộ gia đình hoặc cá thể.
1.1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại
 Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nơng sản hàng hóa
theo nhu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận.
 Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của
một người chủ độc lập.
 Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất mà trước hết là đất đai, tiền
vốn phải được tập trung với một quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản
xuất hàng hóa.
 Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa
trên cơ sở chun mơn hố sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật,
thực hiện hạch toán kinh doanh và thường xuyên tiếp cận thị trường.
 Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến
thức và kinh nghệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
 Các trang trại có sử dụng lao động th mướn.
1.1.2. Vai trị và vị trí của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền công

nghiệp thế giới, các trang trại gia đình nơng nghiệp ở các nước phát triển có
vai trị đặc biệt to lớn vì đại bộ phận các nơng sản hàng hóa cung cấp cho xã
hội được sản xuất từ các trang trại gia đình. Ở Việt nam kinh tế trang trại
mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây nhưng nó đã đóng góp vai
trị to lớn trong việc phát triển kinh tế nông thôn cũng như những lợi ích to
lớn về mặt xã hội và mơi trường của mỗi địa phương.
- Nhìn chung, các trang trại góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, xuất phát từ việc sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường mà các


7

loại cây trồng, vật ni có giá trị được tập trung sản xuất và phát triển, tạo
nên những vùng chuyên mơn hóa cao, bước đầu hình thành những cơ sở
quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản cho các địa phương.
Bên cạnh đó sự phát triển của kinh tế trang trại cũng giúp thúc đẩy phát triển
các ngành khác như: công nghiệp chế biến thực phẩm, dịch vụ sản xuất.
Đồng thời với việc đặt mục tiêu lợi nhuận thì việc sử dụng các tài nguyên,
các nguồn lực ở vùng nơng thơn dường như có hiệu quả hơn bao giờ hết.
 Kinh tế trang trại góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn, tạo nên nhiều việc
làm, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh chóng.
 Do các chủ trang trại được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và vì lợi ích thiết thực, lâu dài trong tương lai của mình mà các
chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố
môi trường. Các mơ hình trồng trọt hay chăn ni ở quy mơ lớn của các trang
trại tạo nên những “hệ sinh thái” nhỏ, tận dụng tối ưu quy luật sinh học về
chuỗi thức ăn, tuần hồn vật chất… từ đó góp phần cải tạo khơng gian sinh
thái của chính trang trại và của vùng xung quanh. Các trang trại thuộc các địa
phương trung du, miền núi góp phần quan trọng vào việc trồng, bảo vệ và tái

sinh rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mặt khác cũng tạo ra hiệu quả sử
dụng tốt các tài nguyên đất đai, rừng.
1.1.3. Khái niệm trang trại, các loại hình và tiêu chí nhận dạng trang trại
1.1.3.1 Khái niệm và các loại hình trang trại
a. Khái niệm trang trại
 Theo Ban kinh tế Trung Ương thì “Trang trại là một hình thức tổ chức
kinh tế trong nông – lâm – ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở
phát triển kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt”.


8

 Theo PGS. TS Nguyễn Thế Nhã cho rằng “Trang trại là một loại hình
tổ chức sản xuất trong nơng, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng
hóa, có tư liệu sản xuất độc quyền thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các
yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn
với thị trường.
b. Các loại hình trang trại
 Xét theo hình thức tổ chức quản lý đối với trang trại:
+ Trang trại gia đình: Trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu
trong nông, lâm, ngư nghiệp với các đặc trưng được hình thành từ hộ
nơng dân sản xuất hàng hóa nhỏ.
+ Trang trại liên doanh: là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu
sản xuất nhưng có quy mơ nhỏ hợp nhất với nhau để trở thành trang trại
có quy mơ lớn hoặc mỗi chủ trang trại có một thế mạnh hợp tác lại với
nhau để tạo ra một sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường,
Thông thường người chủ trang trại tham gia liên doanh này là anh em ruột
thịt, bà con họ hàng với nhau, Loại hình trang trại này không nhiều.
+ + Trang trại hợp doanh theo kiểu cổ phần: là trang trại hoạt động theo

nguyên tắc cổ phần. Trang trại loại này thường có quy mơ lớn, sử dụng
lao động làm thuê.
 Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản lý:
+ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất
+ Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất
+ Chủ trang trại hồn tồn khơng sở hữu tư liệu sản xuất
 Phân loại theo cơ cấu sản xuất:
+ Trang trại trồng trọt
+ Trang trại chăn nuôi


9

+ Trang trại lâm nghiệp
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản
+ Trang trại tổng hợp
1.1.3.2. Các tiêu chí nhận dạng trang trại
Để nhận dạng một trang trại thường tập trung vào các chỉ tiêu định tính
như: sản xuất nơng sản hàng hóa hay các chỉ tiêu định lượng về giá trị sản
lượng nông sản hằng năm hoặc quy mô diện tích đất sử dụng cho sản xuất
nơng nghiệp.
Theo thơng tư số 27/2011/BNN-PTNT ban hành ngày 13/4/2011 về
Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì các tiêu chuẩn
nhận dạng trang trại đã thay đổi như sau:
“Điều 5. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh cịn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Điều 6. Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối
thiểu là 5 năm.”


10

So với tiêu chí năm 2000 đưa ra thì các tiêu chí mới lớn hơn rất nhiều
và ngắn gọn hơn. Đối với trang trại chăn nuôi chỉ quy định về giá trị sản
lượng hàng hóa chứ khơng quy định cụ thể về số lượng đầu gia súc, vật nuôi
như thông tư 69/2000/TTLT/BNNPTNT-TCTK đã có trước đó.
1.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
1.1.4.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các trang trại
a. Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và
chi phí các nguồn lực đó trong q trình tai sản xuất nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh doanh.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân thành 3 phạm trù: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả

kinh tế được thể hiện bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: tạo
công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định và tạo ra sự cân bằng xã hội trong
cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống nông thôn, giảm tệ nạn xã hội…
- Hiệu quả môi trường: đây là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm
bảo lợi ích trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt với quá trình
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái.
Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường như: mức độ phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc, tăng độ che phru của rừng, điều hịa lượng nước, góp phần xây dựng mơ
trường sinh thái bền vững cho sản xuất và sinh hoạt.


11

Trong sản xuất kinh doanh, các trang trại cần phấn đầu đạt đồng thời các
loại hiệu quả trên. Có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
các trang trại. Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trị quyết
định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả
xã hội.
b. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
Nâng cao hiệu quả SXKD là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào của
q trình sản xuất, với chi phí đầu vào không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết
quả hơn. Như vậy, việc phấn đầu nâng cao hiệu quả SXKD sẽ làm giảm giá
thành, tăng năng lực cạnh tranh của các trang trại. Đối với các trang trại thì
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí
hoặc cơng lao động bỏ ra. Muốn nâng cao hiệu quả SXKD tức là phải nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xun. Do đó cần
tác động vào các yếu tố nguồn lực như: lao động, vốn, đất đai, máy móc thiết
bị… để có kết quả đầu ra như giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…cao nhất.

c. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
+ Tổng doanh thu (TR) của trang trại: là tổng giá trị tính bằng tiền của
các loại sản phẩm sản xuất ra ở trang trại gồm phần giá trị để lịa tiêu dùng và
sản phẩm bán ra trên thị trường.
+ Tổng chi phí (TC): là tồn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các
khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn chăn ni, thuốc thú y, lao động
th ngồi và các dịch vụ khác.
+ Tổng lợi nhuận (π): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các
ngành sản xuất đã tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh
sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí đã bỏ ra để có được kết quả đó. Tổng
lợi nhuận tính bằng cơng thức: π = TR – TC


12

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
+ Tỷ suất doanh thu trên chi phí
Tỷ suất doanh thu/ chi phí = Tổng doanh thu/ Tổng chi phí
= TR/TC
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì
trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất này càng cao càng tốt,
tuy nhiên nó cũng thường nằm trong khoảng từ 1 đến 2.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = tổng lợi nhuận/ tổng chi phí
= π/TC
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì
trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Hiệu quả sử dụng lao động, tính bằng công thức
Doanh thu/ lao động = tổng doanh thu/tổng lao động = π/LĐ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia vào sản xuất thì trang trại thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn = Tổng doanh thu/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn được sử dụng cho sản xuất kinh doanh
thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu
+ Lợi nhuận bình quân 1 đơn vị sản phẩm, cụ thể đối với hoạt động sản xuất chăn
ni thì chỉ tiêu này được tính bằng cơng thức: π/số lợn ni bình qn 1 năm.
1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
trang trại
a. Chi phí thức ăn
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn thị vì nó chiếm tỷ trọng
khoảng 80 – 85% (Sách Kỹ thuật chăn nuôi lợn, 2001, NXB Trẻ) giá thành
sản phẩm ni lợn vì thế việc chọn thức ăn có chất lượng và tiết kiệm là


13

nguồn quan trọng trong việc giảm giá thành chăn nuôi. Lợn là lồi ăn tạp nên
có thể tiêu hóa tất cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Thức ăn
của lợn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng như Protein, chất bột đường, dầu
mỡ, chất khống thì năng suất thu được kết quả tốt nhất.
b. Chi phí giống
Giống là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi lợn. Việc lựa chọn giống
lợn tốt để ni cũng góp phần hạn chế một số rủi ro như: thời gian chăn nuôi
dài, tăng trưởng chậm, bệnh dịch… Chi phí về giống cũng chiếm tỷ trọng khá
cao trong tổng chi phí cho chăn ni lợn.
c. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh
Vốn đầu tư của trang trại là cơ sở để các trang trại thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong việc mở rộng quy mô đàn lợn và khả năng
áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động chăn ni. Khi quy mô đàn

lợn tăng cũng như thay đổi phương thức chăn ni thì các chi phí thức ăn,
giống sẽ tăng lên nhanh chóng, việc đảm bảo vốn để duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Mặc dù vậy vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh của các trang trại thường là vốn của chủ sở hữu trang trại, nguồn
vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cịn hạn chế, khó tiếp cận do
các điều kiện vay vốn còn nhiều điểm bất hợp lý. Với khả năng huy động vốn
hạn chế khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại gặp nhiều
khó khăn, khó có khả năng mở rộng quy mô, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào chăn nuôi, năng suất và hiệu quả chăn nuôi hạn chế.
d. Cơng tác thú y
Chi phí cho cơng tác thú y bao gồm các chi phí về phịng bệnh, chữa bệnh cho
đàn lợn một cách thường xuyên và khi có dịch bệnh xảy ra. Nếu công tác thú
y thực hiện tốt sẽ làm giảm bớt tỷ lệ lợn mắc bệnh, giảm thiệt hại gây ra khi


14

lợn nhiễm bệnh dịch. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các trang trại.
e. Lao động
Có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động chăn nuôi trang trại như:
nông dân, cán bộ viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu nhưng chủ yếu vẫn
là các trang trại hộ gia đình nơng dân quản lý. Đại đa số các chủ trang trại lấy
lao động gia đình làm nịng cốt, tận dụng sức lao động của các thành viên
trong gia đình ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ 70 – 80% tổng số lao động sử dụng
trong các trang trại. Chính việc sử dụng lao động gia đình đã làm giảm đáng
kể chi phí, thể hiện bản chất kinh tế trang trại chủ yếu là trang trại hộ gia đình.
Một số trang trại chăn ni quy mơ lớn cịn th thêm lao động bên ngoài
nhưng đa phần là thuê theo thời vụ khi xuất bán sản phẩm, vệ sinh chuồng
trại, tổ chức tiêm pòng, sử dụng thuốc. Phần lớn các chủ trang trại quản lý

điều hành trực tiếp trang trại từ việc xây dựng kế hoạch đến xử lý trực tiếp
các công việc liên quan đến kỹ thuật, thị trường. Tuy nhiên đa số các chủ
trang trại xuất thân từ nông dân và hầu hết chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật
chăn nuôi trang trại hay quản lý kinh tế trang trại, phần lớn đều hành bằng
kinh nghiệm hoặc học hỏi bạn bè. Điều này phần nào hạn chế đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các trang trại. Chỉ một số ít các trang trại với quy mô
chăn nuôi lớn (chủ yếu ở các tỉnh phía Nam) có quan tâm nhiều hơn về kỹ
thuật bằn cách thuê chuyên gia tư vấn về chọn giống, xây dựng khẩu phần
dinh dưỡng, phòng và trị bệnh, nên đã hạn chế được những hạn chế về kỹ
thuật cho các chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các
nhân tố như tuổi và giới tính của chủ hộ cũng có ảnh hưởng nhất định đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Theo nhiều nghiên cứu đã
được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau cho thấy nếu tuổi chủ hộ càng
cao thì họ càng có nhiều kinh nghiệm hơn và đạt được hiệu quả SXKD cao


15

hơn so với các chủ hộ có tuổi đời ít hơn; các trang trại có chủ hộ là nam cũng
có hiệu quả SXKD cao hơn so với các trang trại có chủ hộ là nữ.
f. Mức độ trang bị kỹ thuật trong chăn nuôi
Chăn nuôi trang trại với quy mô lớn hơn nhiều so với kinh tế nông hộ là điều
kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều chủ trang trại đã
coi trọng việc ứng dụng công nghệ mới ngay từ khi đầu tư xây dựng trang trại
nhằm khai thác tiềm năng giống vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Các máy móc thường được sử dụng trong chăn ni lợn như: máy
bơm, máy đảo trộn thức ăn, máy xay xát, hệ thống làm mát, hệ thống cho lợn
uống tự động… Với các hệ thống máy móc thiết bị này góp phần làm giảm
tiêu hao sức lao động của trang trại đồng thời tiết kiệm thời gian trong chăn
nuôi. Đặc biệt với việc sử dụng các máy chế biến thức ăn tận dụng các phế

phẩm, phụ phẩm từ trồng trọt và chăn ni khác đã giúp trang trại có thể chủ
động hơn trong việc cung cấp thức ăn cho lợn đồng thời tiết kiệm được đáng
kể chi phí thức ăn của vật nuôi.
g. Phương thức tiêu thụ
Thịt lợn thường được tiêu thụ bằng 3 phương thức chính là: tự sản tự tiêu, tiêu
thụ thông qua thương lái, tiêu thụ thông qua sản phẩm gia công.
Với phương thức tiêu thụ thông qua thương lái là chủ yếu với nhiều tác nhân
trung gian đã làm cho sự chênh lệch giữa giá bán của người chăn nuôi trực
tiếp với giá thịt lợn thành phẩm bán cho người tiêu dùng có sự chênh lệch lớn,
giá thịt lợn ở các địa phương cũng rẻ hơn nhiều so với thành thị. Điều này làm
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
1.1.5. Đặc điểm của ngành chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi lợn
1.1.5.1. Đặc điểm của ngành chăn nuôi
- Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động
vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những tính qui luật sinh vật nhất định. Để tồn


16

tại các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu
cần thiết thường xuyên, khơng kể rằng các đối tượng này có nằm trong q
trình sản xuất hay khơng. Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất ba vấn
đề: Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính
tốn phần đầu tư thường xun về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật
ni này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên khơng cân đối thì tất yếu sẽ
dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển, thậm chí phá huỷ cả
đàn vật ni này. Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn
ni một cách hợp lý trên cơ cở tính tốn cân đối giữa chi phí sản xuất và sản
phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa
chọn thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo

phục hồi. Ba là, do có hệ thần kinh, nên vật nuôi rất nhạy cảm với môi trường
sống, do đó địi hỏi phải có sự quan tâm chăn sóc hết sức ưu ái, phải có biện
pháp kinh tế, kỹ thuật để phòng trử dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại
cảnh thích hợp cho vật ni phát triển.
-Thứ hai, chăn ni có thể phát triển tập trung mang tính chất như sản xuất
cơng nghiệp hoặc phân tán mang tính chất như sản xuất nơng nghiệp. Chính
đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện ba phương thức chăn nuôi khác
nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức chăn nuôi công nghiệp
và chăn nuôi sinh thái.
Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy,
tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản phẩm
phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.
1.1.5.2. Đặc điểm của hoạt động chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà
cả ở nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việc của
chăn ni lợn là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái


17

sản xuất ngắn. Tính bình qn một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình
2,5-3 lứa, mỗi lứa 8-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tăng trọng
từ 800-1000 kg đối với giống lợn nội và tới 2000 kg đối với lợn lai ngoại.
Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn ni bị trong cùng điều
kiện ni dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lượng thịt hơi
tương đối cao, có thể đạt tới 70-72%, trong lúc đó thịt bị chỉ đạt từ 40-45%.
Bên cạnh đó, lợn là loại vật ni tiêu tốn ít thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và
thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ hẩm trồng trọt công nghiệp
thực phẩm và phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm sinh
hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, khơng ổn định vẫn có

thể phát triển chăn ni lợn phân tán theo qui mơ như từng hộ gia đình.
Đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn ni lợn ít, chi phí ni dưỡng trải đều suốt
quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn ni lợn có thể đầu tư phát
triển ở mọi điều kiện gia đình nơng dân.
Chăn ni lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng
trong nước, mà sản phẩm thịt lợn cịn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá
trị. Nhờ đặc tính sinh sản nhiều nên mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm, nên
hiện nay chăn nuôi lợn nái sinh sản để xuất khẩu lợn sữa đang là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị được thị trường các nước trong khu vực ưa chuộng. Đối
với nhiều vùng nông thôn, và nhất là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp
hữu cơ sinh thái, chăn ni lợn cịn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ
quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi
trường sinh sống của các vi sinh vật đất.
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Kinh tế trang trại xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ XVIII,
trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển kinh tế trang trại được khẳng định là


18

mơ hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả cao trong sản xuất nơng – lâm – ngư
nghiệp, Loại hình trang trại phổ biến nhất trên thế giới là các trang trại gia
đình, chủ yếu sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp th cơng
nhân phụ theo mùa vụ. Trang trại gia đình được hình thành và phát triển trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Kinh tế trang trại có thể phát
triển ở tất cả các khu vực khác nhau như: đồng bằng, miền núi, ven biển.
Trang trại mà chủ yếu là trang trại gia đình đã và đang là lực lượng chính sản
xuất ra nơng sản hàng hóa. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển

ở các quy mô khách nhau, cả quy mô sản xuất lớn như các nước Châu Âu, Mỹ
và quy mô sản xuất nhỏ như các nước Châu Á. Trong gia đoạn ban đâu, kinh
tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp bằng cách đa dạng hóa
sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường từng bước đi vào
chun mơn hóa. Hiệu quả SXKD của trang trại khơng hồn tồn phụ thuộc
vào quy mô đất đai. Ở Châu Á, các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan diện tích trang trại nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất lại lớn. Vấn đề đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại là một trong những nhân tố giúp
cho sự phát triển và thành cơng của chủ trang trại. Ngồi ra việc nâng cao
hiệu quả sử dụng và huy động vốn cho sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan
trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường áp dụng khoa học kỹ
thuật hiện đại vào chăn nuôi.
1.2.2. Tại Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại của nước ta trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trước cách mạng và trong thời kỳ chống
Pháp và chống Mỹ đã có dạng trang trại, đồn điền của địa chủ và phú nông.
Dạng trang trại này chủ yếu sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là
kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người và sức


19

súc vật là chính. Ngồi ra nó cịn mang tính quảng canh và độc canh cây lúa là
chính. Bên cạnh đó, cịn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước
và nước ngoài cũng như một số tướng lĩnh thời ngụy làm ăn kinh tế. Hình
thức trang trại lúc này ở dạng các xí nghiệp nơng nghiệp tư bản chủ nghĩa,
đồn điền cao su, cà phê và những cây cơng nghiệp khác phục vụ cho mục đích
làm giàu của chúng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (30/04/1975) các
trang trại trước đó khơng cịn nữa và được cải tạo, tập thể hóa, quốc doanh
hóa thành các cơ sở sản xuất tập thể và nhà nước dưới hình thức hợp tác xã,

nơng trường, trạm, trại. Tiếp theo đó, nhà nước đã có những chủ trương mới
về giao đất, giao rừng, thực hiện nông lâm kết hợp, khuyến khích di dân kinh
tế mới, khai hoang đất mới... đã tạo tiền đề cho kinh tế trang trại phát triển.
a. Khái quát chung về ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam[17]
Theo Báo cáo “Chăn nuôi lợn Việt Nam – Thực trạng, thách thức và
triển vọng” của Thạc sỹ Võ Trọng Thành, Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (2010), cơ cấu đàn lợn ở nước ta có tỷ lệ chủ yếu là
lợn thịt (84,4%), tiếp đến là lợn nái (15,2%), lợn đực giống (0,4%). Trong báo
cáo cũng đề cập đến số liệu của Cục chăn nuôi năm 2010 về các mơ hình chăn
ni lợn.
Đồ thị 1.1: Tỷ lệ lợn được ni theo các mơ hình kinh tế

18.6%
Số đầu lợn nuôi
trong trang trại
Số đầu lợn nuôi
trong nông hộ

81.4%


×