Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện hải hậu tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 111 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp
với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Tơi cam đoan sẽ tn thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người cam đoan

Đỗ Văn Tú


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy
giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự
động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tơi vượt qua những trở
ngại và khó khăn để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành:
Kinh tế Nông nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS. TS


Nghiêm Thị Thà - Trưởng Bộ mơn Phân tích Tài chính, Trường Học viện Tài
chính, đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong q
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo
Sau Đại học, các nhà Khoa học, các giảng viên đã hợp tác giảng dạy tại
Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp.
Xin cảm ơn Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Chi cục Thống kê và các hộ gia đình ở huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hồn
thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhận thức của bản thân và những khó khăn khách quan nên luận
văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ giáo, các nhà khoa học và bạn bè
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng

Học viên

Đỗ Văn Tú

năm 2015


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT TRỒNG LÚA........................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ........................................ 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ......................................... 4
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ................... 5
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa................................... 11
1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của một số
nước trên Thế giới. .......................................................................................... 11
1.2.3. Bài học về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa có thể vận dụng cho
huyện Hải Hậu................................................................................................. 22
1.3. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 24
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 27
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định ....... 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
2.1.3. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện Hải Hậu............................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 45


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM
ĐỊNH ............................................................................................................... 47
3.1. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ................................ 47
3.1.1. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của huyện Hải Hậu ............................ 47
3.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hải Hậu ................ 67
3.2. Định hướng sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hải Hậu ............................. 71
3.2.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất .......................................................... 71
3.2.2. Quan điểm sử dụng đất trồng lúa .......................................................... 72
3.2.3. Định hướng sử dụng đất trồng lúa ........................................................ 72
3.3. Lựa chọn loại hình sử dụng đất trồng lúa bền vững ................................ 73
3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn.............................................................................. 73
3.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 74
3.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất trồng lúa ....................................... 74
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa cho huyện Hải
Hậu .................................................................................................................. 75
3.4.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 75
3.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 77
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp ............................................................ 79
3.5.1. Nhà nước và các cơ quan chức năng..................................................... 79
3.5.2. Về phía chính quyền địa phương .......................................................... 80
3.5.3. Về phía các tập thể và cá nhân sử dụng đất trồng lúa. .......................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Tiếng anh

Chữ viết đầy đủ

ANLT

An ninh lương thực

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình qn

CPTG

Chi phí trung gian

CPSX

Chi phí sản xuất

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSH


Đồng bằng sơng Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Food and Agriculture

Tổ chức Nơng nghiệp và lương

Organization

thực Liên Hợp Quốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

IRRI

The International Rice

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế


Research Institute


Lao động

LN

Lợi nhuận

LUT

Type of land use

Loại hình sử dụng đất

PRA

Participatory Rural

Đánh giá nhanh nông thôn

Appraisal


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


STT

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất trong huyện Hải Hậu

30

2.2

Dân số phân theo giới tính và khu vực từ năm 2012 - 2014

32

2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và cơ

cấu lao động từ năm 2012 - 2014
Tổng giá trị sản xuất và tỷ trọng các ngành của huyện Hải
Hậu trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014
Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Hải Hậu
Năm 2012 -2014
Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trồng lúa năm 2014 của
huyện Hải Hậu
Biến động đất nông nghiệp và đất trồng lúa giai đoạn 2012
– 2014
Giá trị sản xuất trồng lúa cả năm của huyện Hải Hậu giai
đoạn từ năm 2012 đến năm 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Hải Hậu (20122014)
Diện tích, năng suất, sản lượng các giống lúa vụ xuân của
huyện Hải Hậu qua 3 năm 2012 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng các giống lúa vụ mùa của
huyện Hải Hậu qua 3 năm 2012 – 2014
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở các xã điều tra năm
2012 - 2014
Thông tin cơ bản của các hộ điều tra năm 2014
Các loại hình sử dụng đất lúa của 3 xã: Hải Anh, Hải
Đường và Hải Long

33
36
38
39
40
41
42
43

44
48
49
50


vii

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10
3.11
3.12

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha các giống
lúa vụ xuân – vụ mùa của xã Hải Anh.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha các giống
lúa vụ xuân – vụ mùa của xã Hải Đường
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha các giống
lúa vụ xuân – vụ mùa của xã Hải Long
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha các giống
lúa vụ xuân – vụ mùa Bình quân của 3 xã.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 1 ha của một
số cây trồng chính của huyện Hải Hậu
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử

dụng đất trồng lúa của huyện Hải Hậu tính trên 1 ha
Thu nhập bình qn, số lao động bình quân trên 1 ha đất
trồng lúa của 3 xã và bình qn của tồn huyện Hải Hậu
Mức độ sử dụng phân bón ở cây lúa
Mức độ sử dụng một số loại thuốc trừ sâu trên đất trồng
lúa ở huyện Hải Hậu.

51
53
56
60
61
62

64
65
67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt
động kinh tế xã hội, đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất khơng chỉ là đối
tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nhờ có đất
đai con người sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Nhưng
đất đai là nguồn lực có hạn trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng,
việc sử dụng đất có hiệu quả, bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với

mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Việt Nam là đất nước phát triển từ nền
kinh tế nông nghiệp lúa nước, việc nghiên cứu, đánh giá và tìm giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa càng trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết. Hải Hậu là huyện nằm phía Đơng nam của tỉnh Nam Định hàng năm sản
lượng lúa chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa của tỉnh, thương hiệu “gạo tám
Hải Hậu” đã gắn với nhiều thế hệ người Việt ở Việt Nam cũng như ở nước
ngồi. Tuy nhiên, cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang tác
động mạnh mẽ đến cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng thuần nông
như Hải Hậu, Nam Định. Vì vậy, việc tìm giải pháp để khai thác và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả đất trồng lúa trong bối cảnh hiện nay là một trong những vấn
đề hết sức cần thiết đối với các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã và từng hộ gia đình
nơng dân. Xuất phát từ thực tế của địa phương trong bối cảnh hiện nay, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn
huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện để đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trong bối cảnh hiện nay
của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.


2

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định; chỉ rõ các kết quả, hạn chế về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng
lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định;

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại các vùng chuyên canh lúa
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Chọn 3 xã điểm của Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định làm
mẫu nghiên cứu do 3 xã này có diện tích đất trồng lúa lớn nhất và là vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao của Huyện Hải Hậu.
- Về thời gian: Từ năm 2012- 2014.
- Về nội dung: Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng
lúa.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc biệt là diện
tích đất trồng lúa của huyện Hải Hậu, Nam Định.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường từ sử dụng đất trồng
lúa trên địa bàn huyện Hải Hậu - Nam Định.


3

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của
huyện Hải Hậu – Nam Định.
- Nghiên cứu định hướng và nguyên tắc sử dụng đất trồng lúa một cách
hiệu quả trong những năm tới đây tại huyện Hải Hậu – Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại
huyện Hải Hậu - Nam Định trong tương lai.



4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lịng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng,
địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác và đất trồng
lúa có thể hiểu là loại đất mà ở đó có đủ các điều kiện về thổ nhưỡng cũng
như khí hậu, thủy văn phù hợp cho sự phát triển của cây lúa.
Đất đai nói chung và đất trồng lúa nói riêng có vị trí cố định trong khơng
gian và có chất lượng khơng đồng nhất giữa các vùng, miền. Mỗi vùng đất đai
luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần bố trí sử dụng đất hợp
lý trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có của vùng trước áp lực từ sự gia tăng dân
số, sự phát triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp
ngày càng tăng làm giảm diện tích và chất lượng đất sản xuất trồng lúa.
Theo Niên giám thống kê (tóm tắt) năm 2014, Việt Nam có tổng diện
tích đất tự nhiên là 33.096,7 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp có
10.231,7 nghìn ha, diện tích đất trồng lúa là 4.078,6 nghìn ha. Dân số là
90.728,9 nghìn người.
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả kinh tế: Bản chất là làm sao với một diện tích đất trồng lúa

nhất định sản xuất ra một khối lượng thóc gạo nhiều nhất với một lượng chi


5

phí về vật chất (phân bón, thuốc trừ sâu…) và lao động thấp nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về thóc, gạo của xã hội.
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động,
đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và
nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân
về ăn mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với tập
quán, nền văn hóa của địa phương thì việc sử dụng đất trồng lúa sẽ bền vững
hơn.
- Hiệu quả môi trường: Hiệu quả mơi trường được thể hiện ở chỗ loại
hình sử dụng đất trồng lúa phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn
chặn được sự thối hóa đất bảo vệ môi trường sinh thái và được đánh giá theo
3 tiêu chí:
+ Hiệu quả hóa học mơi trường là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất
cao và không gây ô nhiễm môi trường.
+ Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây lúa với đất, giữa cây lúa với các loại dịch hại trong các loại hình sử
dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong trồng lúa mà vẫn đạt
được mục tiêu đề ra.
+ Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng
đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản

phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện
hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động


6

kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành trồng lúa,
cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong
nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản phẩm lúa gạo
thu hoạch được, nhất là các loại lúa gạo cơ bản có ý nghĩa chiến lược.
Sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là
mong muốn của nơng dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất nông
nghiệp.
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng lúa. Bởi vì,
các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối.
Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định lúa
chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Nếu điều kiện tự
nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không
kinh tế thuận lợi để tạo ra hạt gạo hàng hóa với giá rẻ.
* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác:
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự
hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy

luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát
triển sản xuất lúa, gạo hàng hóa. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất
tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh


7

dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh thái
trồng lúa dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết
cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài
nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển lúa gạo hàng hóa.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong trồng lúa,
xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt
mối quan hệ giữa sản xuất – dịch vụ và tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hóa của hộ nơng dân khơng thể tách
rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ
vào sản xuất. Vì sản xuất thóc gạo hàng hóa phát triển địi hỏi phải khơng
ngừng nâng cao chất lượng hạt gạo và hạ giá thành sản phẩm [8].
* Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội:
- Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nơng
dân lựa chọn hàng hóa để sản xuất. Trong cơ chế thị trường, các hộ nơng dân
hồn tồn tự do lựa chọn hàng hóa mà họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ
có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những loại hàng hóa

mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của
khách hàng.
- Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ… có
ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa của nơng dân.


8

- Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: Chương
trình 327 “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xóa đói giảm nghèo,
chính sách 773 về “Khai thác mặt nước hoang, bãi bồi ven sơng biển”, chính
sách dồn điền đổi thửa….
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển trồng lúa của Nhà nước.
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan
hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số [4], nên dạng tổng
quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H=K–C
H = K/C
H = (K – C)/C
H = (K1 – K0)/(C1 – C0)
Trong đó:
- H: Hiệu quả
- K: Kết quả
- C: Chi phí
- 0, 1 là chỉ số về thời gian (năm)
Xét một cách tổng quát, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa thường quy về các chỉ tiêu đo lường kết quả đạt được trên mỗi ha
đất trồng lúa như: Năng suất lúa /ha; giá trị hàng hóa /ha trồng lúa, lợi nhuận

bình qn/ha trồng lúa.... Số việc làm /ha; giá trị sản lượng /ha; giá trị gia tăng
/ha; thu nhập bình quân /ha, số vụ khai thác/ha trồng lúa hàng năm.... và tần suất
sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu như: Diện tích sử dụng /Diện tích tự nhiên;
diện tích trồng lúa/diện tích sử dụng, diện tích lúa cao sản/diện tích trồng lúa,
diện tích lúa đặc sản/ diện tích trồng lúa, diện tích đất đa canh/diện tích đất trồng


9

lúa.... Ngồi ra cịn sử dụng các tiêu chí định tính như: Các loại hình sử dụng đất
phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ môi trường
sinh thái (Khả năng bảo vệ và cải tạo đất; Ý thức của người dân trong việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật), khả năng đảm bảo an toàn vệ sinh lương thực, thực
phẩm; mức độ an tồn mơi trường sinh thái vùng trồng lúa, mức độ an sinh xã hội,
phát triển văn hóa, bản sắc dân tộc vùng trồng lúa…. Nếu cây trồng, vật ni có
năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận, mang lại thu nhập cao,
ổn định cho người trồng lúa.....việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác
phù hợp với tập quán canh tác, nuôi trồng của người dân, không ngừng nâng cao:
giá trị ngày công lao động nơng nghiệp; Thu nhập bình qn/ lao động nơng
nghiệp; Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo; Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút
lao động; đa dạng hóa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường..... thì đánh giá hiệu quả
sử dụng đất trồng lúa cao hoặc ngược lại. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
phải phản ánh tổng hợp mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội,
môi trường với diện tích đất có thể khai thác, sử dụng.
Cụ thể, có thể xác định thơng qua các chỉ tiêu sau:
* Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất trồng lúa bình qn mỗi vụ
hoặc mỗi năm:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm) trên một ha.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất
đó trên một ha.
GTGT = GTSX – CPTG = Lợi nhuận
Trong đó: Chi phí trung gian (CPTG) hay chi phí sản xuất (CPSX): Là
tồn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra


10

để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất
mỗi năm trên 1 ha.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chi phí biến đổi và thu dịch vụ, hay cịn gọi là tỷ suất sinh lời của chi phí:
TSSL =

LN
CPTG

x 100

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ;
GTSX/Tổng giờ công lao động; LN/Số lao động; GTGT/LĐ. Thực chất là
đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất lúa và từng
cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động cũng
chính là năng suất lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, gia tăng lợi ích của người nơng

dân; sản lượng lúa bình qn/ đầu người.
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nơng dân: Số
lượng lao động bình qn/ ha.
+ Góp phần định canh định cư.
+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
+ Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu: Giá trị
xuất khẩu/GTSX.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:
Theo Đỗ Nguyên Hải [2], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong
quản lý sử dụng đất ở vùng nông nghiệp:


11

+ Đánh giá tác động môi trường: Tỷ lệ diện tích khơng ơ nhiễm/Tổng
diện tích đất nơng nghiệp; Tỷ lệ diện tích khơng ơ nhiễm/Diện tích đất trồng
lúa.
+ Đánh giá hệ thống cây trồng: Số loại cây trồng, vật nuôi/ 1 ha diện tích
đất trồng lúa.
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên: Số loài động vật, thực vật/ 1
ha đất trồng lúa.
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của một số
nước trên Thế giới.
1.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của Thái Lan.
Từ những năm 90 trở lại đây Thái Lan đã chuyển mạnh sang hướng

Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá hướng vào xuất khẩu khai thác lợi thế đất đai,
lao động, khí hậu lấy nơng nghiệp làm điểm tựa cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Mục tiêu đề ra của nhà nước là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng
hố, phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản phục vụ cho xuất khẩu. Thái
Lan coi nông nghiệp nông thôn là xương sống của đất nước và đặc biệt có
chính sách đầu tư khuyến khích phát triển diện tích đất sản xuất lúa chất
lượng cao mang tính hàng hoá. Đến nay Thái Lan là một nước đứng đầu về
sản xuất lúa gạo trên thế giới; chất lượng sản phẩm gạo ngon đã đáp ứng được
yêu cầu tiêu thụ của khách hàng trên thế giới và đã tạo được thương hiệu gạo
ngon Thái Lan. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa,
Chính phủ và Bộ Nơng nghiệp Thái Lan đã có các chính sách đồng bộ và hỗ


12

trợ về kỹ thuật, giống, thị trường cho nông dân và vùng trồng lúa trên cả 2
phương diện:
+ Quy trình sản xuất lúa hàng hóa.
+ Chính sách với nơng dân, nông thôn.
- Về sản xuất: Thái Lan đặc biệt coi trọng từ khâu sản xuất việc lựa chọn
giống tốt, có chất lượng cao, đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng của các thị
trường khác nhau trên thế giới.
- Đầu tư khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
chế biến hiện đại để sản phẩm qua chế biến phải phong phú, đa dạng mẫu mã
đẹp và đặc biệt là chất lượng đảm bảo cho các định hướng khác nhau theo yêu
cầu.
- Về tiêu thụ: Xây dựng chính sách khuyến khích nơng dân sản xuất lúa
gạo xuất khẩu thông qua các ưu đãi thuế, lãi suất vay....cho nhà đầu tư vào
nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất lúa
chất lượng cao không thu thuế xuất khẩu gạo, tạo nguồn vốn vay với lãi suất

ưu đãi, nhà nước không can thiệp mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp ký hợp
đồng xuất khẩu gạo.
- Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ lãnh đạo, lao động có tri thức, có trình
độ tiếp thu khoa học công nghệ cao cho vùng trồng lúa hàng hóa.
- Huy động nguồn vốn của nhà nước và nhân dân đóng góp xây dựng hạ
tầng cơ sở vùng trồng lúa. Chú trọng củng cố mở rộng các nông trại sản xuất
lúa gạo chuyên canh, khuyến khích ưu đãi phát triển doanh nghiệp cung ứng
vật tư và chế biến lúa gạo.
- Nhà nước mua đất nông nghiệp của nông dân và bán cho những người
dân có nhu cầu và khả năng sản xuất lúa chất lượng cao...
Các chính sách và quản lý nông nghiệp đã giúp Thái Lan thành nước
xuất khẩu gạo tốt nhất Thế giới.


13

1.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ở Ấn Độ
Bắt đầu nghiên cứu lúa và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trồng lúa từ 1970, nhưng đến 1989 mới được hệ thống hóa và tăng cường
thực sự. Sau năm năm đã phóng thích được sáu giống ưu thế, tính đến tháng
12/2001 đã phóng thích 18 giống lúa. Việc phát triển lúa và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất lúa đang được phát triển ở Ấn Độ, tuy gặp một số khó khăn do
chất lượng gạo thấp, giá lúa giống cao, nhưng phần lớn nông dân vẫn muốn
tiếp tục canh tác lúa thường.
Năm 1996, Ấn Độ đã sản xuất được 1.300 tấn hạt giống lai F1 và gieo cấy
khoảng 500.000 ha lúa lai thương phẩm, năng suất hạt lai chỉ đạt 1,5 – 2 tấn/ha.
Trong nghiên cứu phát triển lúa lai hai dòng Ấn Độ cũng đã gây tạo và xác
định được 12 dòng TGMS, tạo ra hai tổ hợp lai đưa vào sản xuất. Hiện nay Ấn
Độ đang rất tích cực trong công tác nghiên cứu và phát triển các giống lúa lai
năng suất, chất lượng cao. Gạo do Ấn Độ sản xuất có chất lượng rất cao và

được thị trường ưa chuộng tiêu biểu là sản phẩm gạo Basmati nổi tiếng.
Chính sách của Nhà nước Ấn Độ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng
lúa là:
+ Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1991 - 1999:
Chính phủ đã đưa ra kế hoạch tăng cường kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp;
lập quỹ phát triển nguồn nước cho 100 khu vực được ưu tiên; chi 10 triệu
USD cho chương trình cải tạo và khai thác đất hoang để trồng lúa; quản lý tốt
hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
tăng sản lượng lúa tại miền Đông và Đông Bắc, mở rộng và củng cố các hợp
tác xã trồng lúa; thành lập trung tâm dự báo mùa màng quốc gia nhằm giúp
nông dân chủ động hơn trong sản xuất lúa; sửa đổi luật hàng hóa thiết yếu,
kiểm sốt chặt chẽ việc tích trữ và bn bán các loại nơng sản (đặc biệt là lúa
gạo) nhằm ổn định thị trường; xây dựng Chương trình quốc gia về cơng


14

nghiệp hóa nơng thơn triển khai ở 100 nhóm làng xã mỗi năm; từ tháng 41995, thực hiện kế hoạch bảo hiểm tồn diện cho mùa màng, theo đó, phí bảo
hiểm được phân chia giữa các bang và trung ương, theo tỷ lệ 1/2.
+ Cải cách kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp lần hai từ năm 2000 đến
nay: Ngày 28-7-2000, Chính phủ Ấn Độ cơng bố chính sách nơng nghiệp mới
với mục tiêu đạt tăng tưởng 4%/năm, gồm các nội dung chính: từ năm 20042010, đầu tư cho nơng nghiệp tăng 7,5-7,7%; nâng cấp giống lúa để đáp ứng
nhu cầu về lương thực; ưu tiên trồng lúa, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất
lúa gạo; ưu tiên thủy lợi; thực hiện kế hoạch nhằm liên kết toàn bộ các con
sông lớn của đất nước bằng hệ thống kênh, đập chắn, hồ chứa; xây dựng một
chiến lược toàn diện để kiểm tra, giám sát và bảo quản, giảm những tổn thất
và lãng phí từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản và phân phối lúa gạo; bãi bỏ
những hạn chế trong việc vận chuyển, cho phép tự do xuất khẩu lúa gạo,...;
thành lập các khu “nông nghiệp xuất khẩu”; đầu tư 22 triệu USD vào những
khu vực sản xuất nông nghiệp lớn; giành khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để

thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch;… Ở cả 25 bang và 7
lãnh thổ trực thuộc trung ương của Ấn Độ đều có trường Đại học Nơng
nghiệp với môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng dạy có trình độ chun mơn
cao. Tích tụ ruộng đất được tiến hành thông qua các hợp đồng và chế độ cho
th đất, vì vậy, nơng dân có thể tăng cường đầu tư về kỹ thuật, vốn và nâng
cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống các ngân hàng thương mại phục vụ
nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn. Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283
chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực
nơng thơn, chiếm 47,8%.
Tháng 2-2002, Chính phủ ban hành Luật về hàng hoá thiết yếu, bỏ những
hạn chế về vận chuyển nơng sản giữa các bang, để nơng dân có thể bán được
nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường


15

vai trị các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và kịp thời nguồn tín dụng, đáp
ứng nguồn nước tưới. Tháng 5-2005, lại có thêm một kế hoạch đầu tư khoảng
3 tỷ USD để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp: Việc áp
dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho nền nông nghiệp Ấn Độ
tăng năng suất nhanh chóng. Nhờ cơng nghệ sinh học, việc tạo ra các giống
cây trồng biến đổi gen và các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu
bệnh được dễ dàng hơn. Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất lúa, Ấn Độ
thực hiện thâm canh, tăng vụ; coi trọng công tác thủy lợi và sử dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt,... Xây dựng hệ thống kho lạnh, dây chuyền vận chuyển đến thị
trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và giảm mức
thất thoát đến mức nhỏ nhất. [13]
1.2.1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ở Philippines.
Gạo là lương thực chủ yếu ở Philippines. Quốc gia quần đảo này là nước

sản xuất lúa gạo đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên với dân số đông và
điêu kiện thời tiết khắc nghiệt chủ yếu là mưa, bão làm cho sản lượng gạo
hàng năm luôn bị thiếu hụt từ 2-3 triệu tấn gạo mỗi năm. Vấn đề thiếu gạo
trầm kha của Philippines là nỗi lo đau đầu của quan chức Chính phủ và người
tiêu dùng gạo trong nước.
Ngược lại lịch sử, Philippines đã từng sản xuất đủ gạo ăn trong những năm
đầu của thập niên 1970. Trong năm 1973, Philippines từng xuất khẩu 90.000 tấn
gạo và duy trì dự trữ gạo đến 3 tháng sau mỗi niên vụ sản xuất.
Sản xuất lúa gạo ở Philippines là quan trọng để cung cấp lương thực
trong nước và đóng góp vào nền kinh tế đất nước. Philippines là nước sản
xuất gạo lớn thứ 8 trên thế giới, chiếm 2,8% tổng sản lượng gạo toàn cầu. Tuy
nhiên, Philippines cũng là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong những
năm gần đây. Chính phủ Philippines cơng nhận đã nhập khẩu 2,47 triệu tấn
gạo xay trong năm 2010.


16

Trong những năm 1980, sản xuất lúa gạo ở Philippines gặp phải vấn
đề. Tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn1980-1985 chỉ còn 0,9%,
so với tốc độ tăng trung bình 4,6% trong vịng 15 năm trước đó. Tăng trưởng giá
trị trong ngành sản xuất lúa gạo cũng đã giảm mạnh trong những năm 1980s.
Các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, suy thoái kinh tế của những năm 1980s,
và cuộc khủng hoảng kinh tế thời kỳ 1983-1985 góp phần vào sự suy giảm
này. Mức vốn đầu tư cho cây trồng từ Chính phủ và từ người nơng dân cho
cây trồng đã cạn kiệt, giá đầu vào nông nghiệp tăng, và giá đầu ra khơng ổn
định. Phân bón và chất dinh dưỡng thực vật đã giảm 15%.
Nơng dân bị gị ép bởi các khoản nợ gia tăng và thu nhập giảm. Diện tích
dành cho sản xuất lúa gạo từ những năm cuối 1970 đến giữa những năm 1980
đã giảm trung bình 2,4% mỗi năm. Sự suy giảm chủ yếu ở các trang trại vành

đai ven biển và các trang trại trồng lúa lệ thuộc nước trời. Kết quả là, vào năm
1985, năm cuối cùng nhiệm kỳ của tổng thống Marcos, cả nước phải nhập
khẩu 538.000 tấn gạo.
Tình hình được cải thiện phần nào vào cuối những năm 1980, và số
lượng gạo nhỏ hơn vẫn được nhập khẩu. Tuy nhiên, trong năm 1990, đất nước
đã trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng. Sản lượng giảm 1,5%, bắt buộc
phải nhập khẩu khoảng 400.000 tấn gạo.
Ở Philippines cây lúa được gieo trồng rộng rãi ở các đảo lớn
như Luzon, Phía Tây đảo Visayas, phía Nam và Trung tâm đảo Mindanao.
Trong năm 2010, gần 15,7 triệu tấn lúa được sản xuất, chiếm 21,86%
tổng giá trị sản lượng nông nghiệp và chiếm 2,37% GNP. Trung bình năng
suất mỗi ha sản lượng nói chung là thấp so với các nước Châu Á khác.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, kể từ giữa những năm 1960s sản lượng đã tăng
lên đáng kể như là một kết quả của việc trồng các giống năng suất cao được


17

phát triển từ Viện lúa quốc tế IRRI. Tỷ lệ lúa "phép lạ" từ IRRI đã làm gia
tăng từ con số 0 (năm 1965-1966) lên đến 81% (năm 1981-1982). Năng suất
trung bình tăng từ 1,23 tấn/ha năm 1961 đến 3,59 tấn/ha trong năm 2009.
"Cuộc cách mạng xanh" này đi kèm với việc sử dụng mở rộng đầu vào
hóa chất. Trong số nông dân được khảo sát ở Miền Trung Luzon, cho thấy số
lượng thuốc trừ sâu cho mỗi ha tăng lên 10 lần trong giai đoạn1966-1979, từ
dưới 0,1 kg/ha đến gần 1.0 kg/ ha. Tuy nhiên, giữa những năm 1990, con số
này đã giảm đi một nửa. Kể từ đó, lượng sử dụng và mức độ sử dụng thuốc
trừ sâu là hơi thấp hơn so với thời kỳ đầu của cuộc Cách mạng Xanh.
Để kích thích tăng năng suất, Chính phủ Philippines cũng tiến hành mở
rộng các hệ thống thuỷ lợi quốc gia và khu vực. Diện tích trồng lúa được thủy
lợi hóa tăng từ dưới 500.000 ha vào năm 1960 đến 1,5 triệu ha trong năm

2009, hiện nay gần ½ diện tích đất trồng lúa của Philippines có khả năng chủ
động tưới tiêu.
Ở Philippines trước đây nhập khẩu lớn nhất về lượng gạo, đã được thúc
đẩy tự túc lúa gạo cho cả nước. Đất trồng lúa chủ động thủy lợi cho phép sản
xuất các vụ lúa được thu hoạch trước mùa mưa bão.
Giá cao đầu vào nông nghiệp, tăng nhanh dân số, mưa bão triền miên,
làm giảm diện tích đất trồng lúa, thủy lợi đã đóng vai trị trong việc kiến thiết
đất nước trở lại trong những nỗ lực tự túc đủ gạo ăn cho cả nước.
Năng suất lúa của Philippines từ 1,16 tấn/ha năm1960 tăng đến 3,59
tấn/ha trong năm 2009. Thấp hơn so với hai năm trước đó do các thiệt hại bởi
các cơn bão nhiệt đới "Ondoy" và "Pepeng". Trong năm 2007, năng suất lúa
bình quân đạt 3,8 tấn/ha và năm 2008 là 3,77 tấn /ha.
Năng suất lúa bình quân ở Philippines cũng cao hơn so với Thái Lan, nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Năng suất lúa trong những năm gần đây của Philippines chỉ
đạt khoảng 3 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với Việt Nam và Trung Quốc.


18

Trong cuộc họp triển khai kế hoạch giữa IRRI và Philippines trong tháng
3/2010 đã đã nhận định về tình hình cây lúa ở Philippines với những giải pháp
của Chính phủ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như sau:
- Chính phủ đã đưa ra chính sách về trợ cấp phân bón và hạt giống: Trợ
cấp cho các nhà sản xuất hạt giống và các nhà sản xuất phân bón để giảm chi
phí của các đầu vào.
- Chính phủ tăng kinh phí Ngân sách để đầu tư vào nghiên cứu.
- Thế hệ các dữ liệu và số liệu thống kê mới đáng tin cậy về trồng lúa.
- Chiến lược phát triển loại giống lúa lai.
- Chính sách khuyến khích nơng dân sản xuất lúa hữu cơ.
Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên

Philippines đã đạt được sản suất lúa trong năm 2009 là: Diện tích lúa thu được
thu hoạch: 4.532.300 ha, năng suất bình qn 3,59 tấn/ha, sản lượng lúa thơ là
16.266.420 tấn.
Sản xuất cây lúa ở Philippines trong năm 2010 là: Diện tích lúa được thu
hoạch: 4.354.160 ha, năng suất bình qn 3,622 tấn/ha, sản lượng lúa thơ là
15.771.700 tấn. [14]
1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ở một số
địa phương của Việt Nam.
1.2.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long
Từ năm 1989, ĐBSCL đã giải quyết được nội dung quan trọng là thỏa
mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt đầu trở lại tham gia thị trường xuất
khẩu gạo thế giới. Tính từ năm 1980 đến nay, năng suất lúa vùng ĐBSCL
tăng 4,4% và sản lượng tăng trung bình 9,3% mỗi năm. Cùng với việc ứng
dụng nhanh thành tựu nghiên cứu giống mới đưa ra sản xuất, phát huy tính
sáng tạo và năng động của nông dân đã làm thay đổi đáng kể sản lượng của


×