Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 78 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Đức Mạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS. Vũ Văn Liên người
đã quan tâm, giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô Bộ môn côn trùng rừng, Khoa QLTNR&MT trong việc
giám định mẫu, biên dịch tài liệu tham khảo cũng như tạo điều kiện thuận lợi
về thời gian để tơi hồn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ
q báu đó.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Ơng Lê Thế Sự
Giám đốc và các bộ Ban quản lý KBTTN Pù Luông, Cán bộ các trạm kiểm
Lâm Cổ Lũng, Thành Lâm, Thanh Xuân, Phú Lệ, UBND xã Lũng Cao, Cổ
Lũng, Phú Lệ, Phú Nghiêm đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đóng
góp ý kiến quan trọng trong thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Đức Mạnh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.1. Nghiên cứu về côn trùng bộ Coleoptera trên thế giới ................................ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 5
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 8
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
2.3. Nôi dung nghiên cứu .................................................................................. 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu ................................................ 9
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 9
2.4.3. Công tác điều tra ngoại nghiệp ............................................................. 10

2.4.4. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 20
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, NHÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI ..... 22
3.1. Vị trí KBTTN Pù Lng .......................................................................... 22
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KBTTN Pù Lng ..................... 23
3.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng .............................................. 23


iv

3.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ................................................................... 24
3.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng .................................................................. 25
3.3.1. Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng ................................................. 25
3.3.2. Những đặc trưng cơ bản hệ thực vật rừng ............................................ 28
3.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật................................................................ 30
3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33
4.1. Thành phần lồi cơn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ................ 33
4.2. Đánh giá tính đa dạng lồi và đặc điểm phân bố các loài bọ Cánh cứng tại
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 38
4.2.1. Đa dạng lồi cơn trùng Cánh cứng........................................................ 38
4.2.2. Đa dạng về sinh cảnh của côn trùng bọ cánh cứng tại Pù Lng ......... 40
4.3. Đặc điểm hình thái của một số lồi cơn trùng Cánh cứng ....................... 41
4.3.1. Các lồi trong họ Bọ hung Scarabaeidae .............................................. 41
4.3.2. Các loài trong họ Xén tóc Cerambycidae ............................................. 43
4.3.3. Các lồi trong họ Vịi voi Curculionidae .............................................. 44
4.3.4. Các lồi trong họ Bọ rùa Coccinellidae ................................................ 46
4.3.5. Các loài trong họ Bọ cánh cứng ăn lá Chrysomelidae .......................... 47
4.3.6. Họ Ban miêu Meloidae ......................................................................... 48
4.3.7. Họ Bổ củi Elateridae ............................................................................. 48
4.3.8. Họ Bổ củi giả Buprestidae .................................................................... 49

4.3.9. Họ Kẹp kìm Lucaenidae........................................................................ 49
4.4. Các mối đe dọa đến tài nguyên côn trùng Cánh cứng trong khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 50
4.4.1. Đốt rừng làm nương rẫy ........................................................................ 50
4.4.2. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ........................................................... 50
4.4.3. Khai Thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ ........................................................ 52


v

4.4.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và định cư ....................................................... 54
4.5. Giải pháp quản lý côn trùng bọ Cánh cứng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông tỉnh Thanh Hóa .................................................................................... 56
4.5.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 56
4.5.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

ĐDSH

Đa dạng sinh học


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT

Khu bảo tồn

KVNC

Khu vực Nghiên cứu

BQL

Ban Quản lý

UBND

Ủy ban nhân dân

TL

Tài liệu tham khảo

M

Mẫu vật

TS


Thành Sơn

LC

Lũng Cao

CL

Cổ Lũng

PL

Phú Lệ

PN

Phú Nghiêm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1


Đặc điểm các tuyến khảo sát, điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu

12

3.1

Số lượng các nhóm thực vật rừng ghi nhận được tại Khu BTTN Pù
Luông

28

3.2

Đa dạng các họ của hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Luông

29

3.3

Đa dạng các chi của hệ thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Luông

30

3.4

Khu động hệ vật ở Khu BTTN Pù Luông

31


3.5

Hiện trạng dân số, lao động tại các thơn bản của các xã vùng đệm

32

4.1

Thành phần lồi côn trùng Cánh cứng tại KBTTN Pù Luông

33

4.2

Danh sách các lồi cơn trùng Cánh cứng bổ sung mới cho KBT

37

4.3

Thống kê lồi theo họ và giống cơn trùng Cánh cứng tại KVNC

38

4.4
4.5

So sánh độ đa dạng côn trùng cánh cứng tại khu cực nghiên cứu
với các khu vực khác
Thành phần lồi cơn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh


39
40


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên Hình

STT

Trang

2.1

Bản đồ thể hiện các tuyến điều tra bọ cánh cứng

15

2.2

Sơ đồ bố trí cây tiêu chuẩn

16

3.1

Bản đồ thể hiện vị trí của KBTTN Pù Lng trong tỉnh
Thanh Hóa


22

4.1

Thành phần lồi cơn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh

41

4.2

Bọ hung nâu lớn: Holotrichia sauteri Mauser

42

4.3

Xylotropes gideon Grin-Méneville, 1830

43

4.4

Xén tóc gỗ khơ (Stromatium longicorne Newman)

43

4.5

Bandar pascoei (Lansberge 1884)


44

4.6

Acaloptera rusticatrix Fabricius, 1801

44

4.7

Rhynchophorus ferrugineus (Olivier, 1790)

45

4.8

Scyphophorus sp

46

4.9

Mesalcidodes sp

46

4.10

Tetratopos sp


46

4.11

Alcides porosus Faust, 1894

46

4.12

Harmonia octomaculata

47

4.13

Aspidimorpha sanctaecrucis (Fabricius, 1792)

47

4.14

Charidotella sp

47

4.15

Ban miêu khoang vàng nhỏ Mylabris cichorii Linnaeus, 1785


48

4.16

Đốt nương tại bản Nghèo xã Hồi xuân

50

4.17

Đốt nương tại bản Nghèo xã Hồi xuân

50

4.18

thuốc diệt cỏ cháy tại xã Phú nghiêm

52

4.19

thuốc diệt cỏ cháy tại xã Hồi Xuân

52


ix


4.20
4.21

Khai thác gỗ ở núi Khầm khìa, xã Lũng Cao
Sử dụng cưa xăng khai thác gỗ ở bản Tân Sơn, xã Thanh
Xuân

53
53

4.22

Khai thác gỗở núi Chầu Ngậu, xã Hồi Xuân

53

4.23

Rau quả thu hái từ KBT được bày bán tại chợ phố Dòn

54

4.24

Mật ong rừng, hạt Sẻn gai (Mắc khén) được bày bán tại chợ
phố Dòn

54

4.25


Đường 15C (khu vực xã Phú Lệ) nhìn từ trên cao

55

4.26

Cảnh quan cơng trường thi cơng nhà máy thuỷ điện Hồi Xuân

55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông (20 o21’- 20o34’ vĩ độ
Bắc, 105o02’ - 105o20’ kinh độ Đông) được thành lập năm 1999 theo Quyết
định Số 495/QD-UB ngày 24/4/1999 của UBND tỉnh Thanh Hóa, nằm trên
địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước.
Pù Lng nằm trong danh sách đề xuất các khu rừng đặc dụng Việt
Nam đến năm 2010, với diện tích 17.662 ha (Cục Kiểm lâm, 1998), trong đó
diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.876,26 ha; diện tích khu phục hồi
sinh thái: 7.892,34 ha; diện tích khu dịch vụ hành chính: 216,0 ha. Năm 1998,
dự án đầu tư đã được Viện Điều tra quy hoạch rừng xây dựng, trong đó đề
xuất thành lập một KBTTN với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái (Anon, 1998) [1].
Địa hình KBTTN gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng tây bắc - đơng
nam trong đó dãy núi lớn hơn nằm phía đơng bắc hình thành bởi những vùng
núi đá vơi bị chia cắt mạnh và là một phần của vùng núi đá vôi liên tục chạy
từ VQG Cúc Phương đến tỉnh Sơn La (Birdlife International & MARD,

2004).
Những điều tra, nghiên cứu chi tiết về tài nguyên động thực vật ở khu vực
bắt đầu được thực hiện trong các năm 1997 và 1998 với mục đích xây dựng dự
án đầu tư thành lập khu bảo tồn. Trong các đợt khảo sát này, về nhóm thú đã ghi
nhận được 56 lồi thuộc 17 họ, 6 bộ; trong đó lồi Voọc xám (Trachypithecus
crepusculus) và loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii) được ghi nhận
qua phỏng vấn (Lê Trọng Trải và Đỗ Tước, 1998) [15]. Trong thời gian này, Hô ̣i
đô ̣ng vâ ̣t Frankfurt, Trung tâm cứu hô ̣ thú Linh trưởng Cúc Phương cũng đã
tiế n hành điề u tra về hiện trạng loài Voo ̣c mông trắng (Trachypithecus
delacouri). Kết quả điều tra đã ước tính có khoảng 40 đế n 45 cá thể Voọc


2

mơng trắng tại KBTTN Pù Lng, ngồi ra lồi Voọc xám cũng được ghi
nhận trong đợt điều tra này qua thông tin phỏng vấn (Baker, 1999) [16].
Một số cuộc điều tra cơ bản về đa dạng sinh học về thú ở KBTTN Pù
Luông đã được thực hiện (Anon, 1998; Lê Trọng Trải & Đỗ Tước, 1998;
Baker, 1999) [1, 15, 16].. Năm 2003, tổ chức FFI Việt Nam đã thực hiện
chương trình Dự án bảo tồn cảnh quan đá vơi Pù Lng - Cúc Phương với các
chương trình điều tra đa dạng sinh học đối với các nhóm thực vật, thú, cá,
bướm, thân mềm và các lồi động vật khơng xương sống trong hang động.
Các điều tra trên đã cho thấy KBTTN Pù Lng hiện có 84 lồi thú (bao gồm
cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 lồi bị sát và 13 lồi ếch nhái đã
được ghi nhận (Anon, 1998; Đặng Ngọc Cần, 2003; Mai Đình Yên et al.,
2003; Vũ Đình Thống, 2003). [20].
Như vậy, hầu hết các đợt điều tra, nghiên cứu về khu hệ động vật tại
KBTTN Pù Luông mới dừng lại ở việc thống kê thành phần lồi, chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới cơn trùng nói chung và cơn trùng
thuộc bộ Cánh cứng nói riệng. Vai trị của cơn trùng Cánh cứng trong hệ sinh

thái rừng và trong đời sống con người là rất lớn. Chúng có tính đa dạng sinh
học cao, có ý nghĩa khoa học, kinh tế xã hội. Tuy nhiên côn trùng Cánh cứng
tại nơi đây chưa được quan tâm và chưa được các nhà khoa học đi sâu vào
nghiên cứu, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về đặc điển
sinh thái của côn trùng Cánh cứng, biện pháp quản lý và sử dụng chúng trong
khu vực. Để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này thì những
hiểu biết về chúng là rất cần thiết.
Để góp phần cung cấp các thơng tin khoa học cần thiết là cơ sở đề xuất
các biện pháp quản lý cơn trùng nói chung và cơn trùng Cánh cứng nói riêng
tại khu vực nghiên cứu tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
quản lý côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Lng, tỉnh Thanh Hóa”


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bộ Cánh cứng (Coleoptera) là bộ lớn nhất trong lớp Cơn trùng (Insecta)
gồm nhiều lồi được mô tả nhất trong tất cả các bộ thuộc giới động vât, chiếm
khoảng 25% tất cả các dạng sống đã biết, khoảng 40% côn trùng được mô tả
là bộ Cánh cứng với khoảng 400.000 lồi đã được mơ tả. Cơn trùng thuộc bộ
Coleoptera rất đa dạng về kích thước và hình dạng. Các lồi thuộc họ
Ptiliidae, Lathridiidae có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1mm. Một số lồi
Xén tóc thuộc vùng nhiệt đới có kích thươc rất lớn lên đến 150 mm ví dụ như
lồi Titanus giganteus.
Phần lớn cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng có hai đơi cánh, đơi cánh trước
có cấu tạo bằng chất sừng cứng, đơi cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn
đôi cánh trước khi ở trạng thái nghỉ đôi cánh sau thường xếp dưới đôi cánh
trước. Miệng của các lồi cơn trùng thuộc bộ này có kiểu gặm nhai, hai hàm

trên rất phát triển. Cơn trùng thuộc bộ Coleoptera thuộc nhóm biến thái hồn
tồn. Sâu non có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng đa số có dạng chân chạy
hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là nhộng trần, có nhiều loại làm nhộng trong
đất hoặc thảo mục, tàn dư của thực vật. Một số loài Xén tóc có nhộng được
bao bọc bởi một tấm kén mỏng. Côn trùng thuộc bộ Coleoptera thường đẻ
trứng đươi đất, trong vỏ cây, trong mơ lá, trong nước; trứng có hình cầu hoặc
hình bầu dục.
Các lồi cơn trùng thuộc bộ Coleoptera có thức ăn rất đa dạng. Đa số
thức ăn là thực vật nhưng cũng có nhiều lồi tấn cơng các lồi cơn trùng nhỏ
khác để làm thức ăn. Cũng có một số lồi ăn các chất hữu cơ mục nát và
những thi thể động thực vật, có một số lồi chun ăn các bào tử nấm. Đặc
biệt có một số ít lồi thuộc bộ này thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh
trong ổ những côn trùng sống thành xã hội. Đối với các lồi ăn thực vật có thể


4

tấn công các bộ phận của cây như lá, thân, cành, hoa và rễ cây và vỏ cây. Chu
kỳ sinh sống của côn trung bộ Coleoptera cũng rấ khác nhau, mỗi năm có
khoảng 3-4 thế hệ hoặc cần nhiều năm một thế hệ.
1.1. Nghiên cứu về côn trùng bộ Coleoptera trên thế giới
Hội côn trùng học xuất hiện lần đầu tiên ta ̣inước Anh vào năm 1745.
Hội côn trùng học ở Nga được thành lập vào năm 1859. Nhà khoa học người
Nga Keppen (1882-1883) đã xuất bản cuốn sách gồm ba tập về cơn trùng lâm
nghiệp, trong đó ơng đề cập rất nhiều đến côn trùng bộ Coleoptera. Từ những
chuyến nghiên cứu của các nhà khoa học người Nga như: Potarin (18991976), Provorovski (1895-1979), Kozlov (1883-1921) đã xuất bản ra các tài
liệu về côn trùng thuộc bộ Coleoptera. Nhà khoa học vĩ đại người Thụy Điển
Carl von Linne được coi là người đầu tiên đưa ra đơn vị phân loại và đã xây
dựng ra một bảng phân loại về động và thực vật trong đó có các lồi cơn
trùng. Cuốn sách phân loại thiên nhiên của ông được tái xuất bản đến 10 lần.

Các tác giả Lamarck (thế kỷ 19), Handrich (thế kỷ 20), Krepton (1904),
Weber (1938) đã liên tiếp đưa ra các bảng phân loại côn trùng liên quan đến
Mọt, Xén tóc và nhiều loại cơng trùng cánh cứng khác.
Năm 1965 Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại
côn trùng ở Châu Âu, trong đó tập thứ 5 chun phân loại cơn trùng thuộc bộ
Coleoptera. Trong tập này đã xây dựng được 1350 giống thuộc họ cánh cứng
ăn lá (Chrysomeliae).
Ở Mỹ theo tài liệu “ Sách hướng dẫn về lĩnh vực côn trùng ở Bắc Mỹ
thuộc Mexico” của Donal. J. Borror và Richard. E. White (1970-1978) đã đề
cập đến đặc điểm phân loại của 9 họ phụ Chrysomelidae.
Các nhà nghiên cứu sinh học thuộc Đại học Northern British Columbia
và Đại học Alberta đã giải mã bộ gen của bọ cánh cứng đục gỗ thông, có tên
tiếng Anh là: Mountainpine beetle, và tên khoa học là: Dendroctonus


5

ponderosae, lồi này phá hoại các rừng thơng ở British Columbia, Canada.
Đây là loài bọ cánh cứng thứ hai được giải mã gen sau sự kiện giải mã gen
loài “Red flour beele” Tribolium confusum.
Tác gia J.L. Gressitt, J.A. Rondon và S.von Breuning (1970) đã mô tả
khá rõ và đầy đủ về đặc điểm hình thái của một giống thuộc họ Xén tóc
(Cerambycidae), ở khu vực Lào, Trung Qc và một phần Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1879 đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là Mission Parie
đã điều tra côn trùng Đông Dương, đến năm 1904 kết quả đã được công bố.
Về côn trùng đã phát hiện được 1020 lồi trong đó có 541 lồi thuộc bộ Cánh
cứng Coleoptera, 168 loài bộ Cánh vảy, 139 loài chuồn chuồn, 59 loài mối, 55
loài bộ Cánh màng, 9 loài bộ hai cánh và 49 loài thuộc các bộ khác. Năm
1921 Vitalis de Salvza chủ biên tập “Faune Entomologi que de Lindochine”

đã cơng bố thu thập 3612 lồi cơn trùng. Trong đó 1196 lồi ở miền Bắc Việt
Nam.
Năm 1968 và sau này Medvedev đã cơng bố một cơng trình nghiên cứu
về họ bọ lá Chrysomelidae ở Việt Nam trong đó có 8 lồi mới cho khoa học.
Trong cuốn “Sâu hại rừng và cách phòng trừ” các tác giả Đặng Vũ Cẩn
(1973) có giới thiệu một số loại sâu họ bọ hung hại lá bạch đàn là: Bọ hung
nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser); Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp.), sâu
trưởng thành của nhóm này thường sống ở trên tất cả các nhóm bạch đàn. Qua
điều tra ở trại Long Phú Hải - Đông Triều - Quảng Ninh cho thấy con
Maladera sp gây hại bạch đàn trắng nhiều hơn bạch đàn đỏ. Đối tượng hại
của nó là lá và ngọn non của bạch đàn, hình thức hại lá là gặm lá, song ít có
hiện tượng ăn hết tồn bộ lá, vì thế các rừng bạch đàn ngay cả trong lúc có
dich sâu cũng không xảy ra hiện tượng bị trụi chẻ cành nguyên nhân của hiện
tượng này có thể do hiện tượng ăn bổ sung của sâu mẹ.


6

Năm 2014 Lê Hà Nguyên “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện
pháp quản lý côn trùng bộ Coleoptera tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam đã xác định được 129 loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera
thuộc 11 họ, trong đó chủ yếu các lồi thuộc vào nhóm ít gặp với 94 loài
thuộc 73%, tiếp theo là các loài trong nhóm thường gặp với 27 lồi chiếm
21%, cuối cùng là ít nhất là các lồi trong nhóm ngẫu nhiên 8 loài chiếm 6%.
Tác giả cũng đưa ra ba biện pháp chính để quản lý cơn trùng thuộc bộ cánh
cứng Coleoptera tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha [7].
Cũng trong năm 2014 Nơng Hồng Mẫn “Xác định thành phần lồi côn
trùng bộ cánh cứng Coleoptera và đề xuất một số biện pháp quản lý tại khu
bảo tồn thiên nhiên Vượn cao vít Trùng Khánh - Cao Bằng” đã xác định được

50 loài trong 18 họ thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Trong đó có 43 lồi thuộc
nhóm ngẫu nhiên, 3 lồi thường gặp và 4 lồi ít gặp tại khu bảo tồn thiên
nhiên Vượn cao vít Trùng Khánh - Cao Bằng [11].
Gần đây, nghiên cứu côn trùng ở Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên
nhiên Miền Bắc Việt Nam từ năm 2010 đến 2014 của Vũ Văn Liên và cộng
sự đã xác định 180 loài cánh cứng, thuộc 25 giống, họ cặp kìm Lucaenidae
(Vu V.L. et al., 2014) [25]. Các lồi cặp kìm chủ yếu thu được vào bẫy đèn.
Tuy vậy, một số loài thấy xuất hiện ban ngày, như cá thể đực loài Odontolabis
cuvera quan sát được vào buổi trưa ở Tam Đảo. Một số loài phổ biến ở khu
hệ nam Trung Hoa như Lucanus planeti, L. kraatzi giangae, L. nobilis.
Gần đây, nhiều lồi cơn trùng cánh cứng mới cho khoa học thuộc các
họ Bọ hung Scarabaeidae, Cặp kìm Lucaenidae, Cánh cộc Staphilinidae, v.v.
được mô tả từ Việt Nam, như Do M. C. (2013) [26], Ikeda (1997a, b, c; 2000a,
b) [27, 28, 29, 30, 31], Nagai (1996), KATSURA & GIANG (2002) [32], Maeda
(2009, 2010, 2012) [33, 34, 35], Nagai (1996) [36], Nagai & Maeda (2010) [37],
Quang Thai (2013) [38], Quang Thai & Schenk (2013) [39].


7

Gần đây nhất trong khuôn khổ dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động
thực vật rừng tại KBTTN Pù Lng tỉnh Thanh Hóa từ tháng 3 năm 2012 đến
tháng 8 năm 2013 do Viện sinh thái và bảo vệ cơng trình thực hiện đã thơng
kê được: 67 lồi cá thuộc 49 giống 21 họ và 6 bộ; 347 lồi cơn trùng thuộc
237 giống, 80 họ của 17 bộ; trong đó đã thơng kê được 49 lồi thuộc 43 giống
17 họ côn trùng Cánh cứng. Lớp chim ghi nhận 117 loài thuộc 91 giống, 43
họ 13 bộ; lơp thú ghi nhận 79 loài thuộc 47 giống, 24 họ và 9 bộ; 40 lồi
thuộc lớp bị sát thuộc 30 giống, 14 họ , 2 bộ; lớp lưỡng cư ghi nhận 26 loài
thuộc 18 giống 7 họ, 1 bộ [17].



8

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) và
đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài chủ yếu tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý các lồi cơn trùng thuộc bộ
Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù lng, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian: từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015.
2.3. Nôi dung nghiên cứu
Nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các nội
dung chính sau:
- Xác định thành phần lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera)
tại KBTTN Pù Lng.
- Đánh giá tình tính đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ
Cánh cứng (Coleoptera) tại khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi của các họ cơn trùng
thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định các mối đe dọa tới tài nguyên côn trùng thuộc bộ Cánh cứng
(Coleoptera) tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh
cứng tại khu vực nghiên cứu.



9

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu
Kế thừa chọn lọc tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết quả
nghiên cứu về côn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng, tỉnh Thanh
Hóa.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được áp dụng khi lần đầu đến khu vực khảo sát.
Trong mỗi xã khảo sát, tiến hành phỏng vấn một số người dân, đặc biệt quan
tâm phỏng vấn các thợ rừng nhiều kinh nghiệm. Thông tin thu được qua
phỏng vấn sẽ định hướng cho kế hoạch điều tra thực địa cũng như lựa chọn
người dân dẫn đường.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành với cán bộ quản lý rừng và cán bộ
xã nhằm thu thập những thông tin ban đầu về tình trạng, thu bắt cơn trùng
(nếu có), hoạt động quản lý côn trùng bộ Cánh cứng tại khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông.
Các cuộc phỏng vấn cũng được tiến hành với những người dân địa
phương và những người dẫn đường trong suốt quá trình điều tra thực địa để
thu thập những thông tin về số lượng và phân bố của các lồi cơn trùng thuộc
bộ Cánh cứng. Trong các cuộc phỏng vấn, khi cần thiết ảnh màu có thể sử
dụng để xác định sự hiểu biết của những người được phỏng vấn. Đề tài dự
kiến phỏng vấn 20 cán bộ các cấp và 100 người dân địa phương để thu thập
thơng tin có những hiểu biết về cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng.
Các câu hỏi phỏng vấn:
1) Ông bà đã từng quan sát những loài bọ cánh cứng nào tại KBTTN
Pù Lng? Mơ tả từng loài.
2) Ơng (bà) có khai thác bọ Cánh cứng không? Mục đích khai thác?

Phương pháp khai thác? Khu vực nào?


10

3) Các loài cơn trùng Cánh cứng mà Ơng (bà) biế t thường quan sát
được vào thời điể m nào trong năm?
4) Ơng (bà) có thu lượm gỗ, củi, lấy thuốc trong Khu Bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông không? Mùa vụ khai thác? Phương thức khai thác?
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tất cả các thông tin được ghi vào sổ nhật ký.
2.4.3. Công tác điều tra ngoại nghiệp
- Chuẩn bị: Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng để xác định các tuyến điều
tra điển hình, các phương tiện cần thiết cho công tác điều tra bao gồm mẫu
biểu, các loại dụng cụ thu mẫu, vợt côn trùng , hộp và lọ chứa mẫu, dụng cụ
đào đất, máy ảnh và GPS...
- Điều tra sơ thám:
Điều tra sơ thám thường sử dụng một số phương pháp đơn giản dựa
trên đặc tính sinh vật học của sinh vật để nắm bắt khái quát về tình hình khu
vực nghiên cứu và các hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Trong công tác sơ
thám do khu vực nghiên cứu là rừng tự nhiên nên việc điều tra sơ bộ được
tiến hành theo các lối mòn sẵn có. Từ đó đánh giá hiện trạng rừng và xác định
các dạng sinh cảnh chính.
- Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra:
Điều tra côn trùng bộ cánh cứng tại KBTTN Pù Luông được tiến hành
trên 3 kiểu rừng chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Cụ thể như sau:
+ Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao dưới 700m trên
các sườn và đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh, tập trung điều tra ở khu vực xã
Phú Lệ.
+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Điều tra tập trung tại xã Phú Lệ từ
độ cao 700- 950m.

+ Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh:
Điều tra tại dãy núi Pù Luông, ở độ cao trên 900 m.


11

+ Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác
chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2. Điều tra tại khu vực Thành
Sơn (Bá Thước)
+ Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ
này phân bố gần các khu dân cư, trước đây là nương rẫy nhưng đã được
khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB. Điều tra tại khu
vực Điều tra tại khu vực Ving Quang - Phú Nghiêm (Quan Hóa),
+ Rừng tre nứa: Điều tra tại khu vực xã Phú Lệ (Quan Hóa); Vinh
Quang - Phú Nghiêm (Quan Hóa)
Sau khi xem xét bản đồ hiện trạng rừng, cùng với trao đổi, thảo luận
với cán bộ KBTTN Pù Luông, chúng tôi lựa chọn được 6 khu vực đại diện
cho hầu hết các sinh cảnh ở trên: Khu vực xã Phú Nghiêm, Phú Lệ (Huyện
Quan Hóa), xã Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn (Huyện Bá
Thước). Tại mỗi khu vực điều tra, chúng tôi thiết lập các tuyến khảo sát đi
qua các sinh cảnh chính của khu vực. Trên các tuyến khảo sát này, tại mỗi
sinh cảnh đặc trưng, chọn một điểm điều tra có bán kính 10m.
Dùng máy định vị GPS Magellan Triton 2000 xác định tọa độ điểm
điều tra, độ dài tuyến khảo sát; ngoài ra chúng tơi cịn sử dụng địa bàn cầm
tay để xác định một số đặc điểm khác của điểm điều tra, tuyến khảo sát:
hướng dốc, độ dốc, độ cao.
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện 07 tuyến khảo sát
với 49 điểm điều tra tại 6 khu vực. Dưới đây là bảng mô tả đặc điểm tuyến
khảo sát, điểm điều tra



12

Bảng 2.1: Đặc điểm các tuyến khảo sát, điểm điều tra
tại khu vực nghiên cứu
Khu vực/tuyến/
điểm điều tra
Thôn Nủa
(Lũng Cao)
Tuyến LC_1

Đặc điểm
Tọa độ

Điểm: LC_1.1

0516810/2266741

Điểm: LC_1.2

0516884/2267139

Điểm: LC_1.3
Điểm: LC_1.4
Điểm: LC_1.5
Điểm: LC_1.6
Điểm: LC_1.7
Điểm: LC_1.8
Điểm: LC_1.9

Thôn Bản
Khuyn
(Cổ Lũng)
Tuyến BK_2

0516616/2267332
0516314/2267231
0516096/2267224
0515754/2267494
0515681/2267821
0515226/2268122
0514779/2268258

Điểm: BK_2.1

0524757/2266503

Điểm: BK_2.2

0524479/2265914

Điểm: BK_2.3

0523709/2265264

Điểm: BK_2.4

0523626/2264116

Điểm: BK_2.5


0523021/2263417

Sinh cảnh

Sinh cảnh cây nông nghiệp, ven làng
bản
Sinh cảnh cây nông nghiệp, ven làng
bản
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác

Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi


13


Đặc điểm

Khu vực/tuyến/
điểm điều tra

Tọa độ

Điểm: BK_2.6

0522752/2262458

Điểm: BK_2.7

0523683/2262093

Điểm: BK_2.8

0524409/2261987

Điểm: BK_2.9
Bản Kho Mường
(Thành Sơn)
Tuyến KM_3
Điểm: KM_3.1
Điểm: KM_3.2
Điểm: KM_3.3
Điểm: KM_3.4
Điểm: KM_3.5
Điểm: KM_3.6
Làng Lặn Trong

(Lũng Niêm)
Tuyến LL_4
Điểm: LL_4.1
Điểm: LL_4.2
Điểm: LL_4.3
Điểm: LL_4.4
Điểm: LL_4.5
Điểm: LL_4.6
Thôn Đông
Điếng
(Thành Sơn)
Tuyến ĐĐ_5
Điểm: ĐĐ_5.1
Điểm: ĐĐ_5.2

0525290/2261463

Sinh cảnh
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng lá rộng đất thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác

0513311/2264803
0514175/2264961
0515769/2265328
0516505/2264803

0517601/2264676
0518520/2264090

Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy

0518609/2261769
0518343/2261835
0518009/2261997
0517680/2262307
0517133/2262207
0516599/2262207

Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh làng bản, nương rẫy
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy

0510950/2265004
0510512/2264863

Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác



14

Khu vực/tuyến/
điểm điều tra
Điểm: ĐĐ_5.3
Điểm: ĐĐ_5.4
Điểm: ĐĐ_5.5
Điểm: ĐĐ_5.6
Thôn Bản Hang
(Phú Lệ)
Tuyến BH_6
Điểm: BH_6.1
Điểm: BH_6.2
Điểm: BH_6.3
Điểm: BH_6.4
Điểm: BH_6.5
Điểm: BH_6.6
Điểm: BH_6.7
Đồng Tâm–Vinh
Quang (Phú
Nghiêm)
Tuyến ĐT_7
Điểm ĐT_7.1
Điểm ĐT_7.2
Điểm ĐT_7.3
Điểm ĐT_7.4
Điểm ĐT_7.5
Điểm ĐT_7.6


Đặc điểm
Tọa độ
0510290/2264938

Sinh cảnh
Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá
bazan
0510020/2265318 Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá
bazan
0510298/2265650 Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá
bazan
0509952/2266336 Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá
bazan

0508382/2270142
0508098/2270578
0507568/2270599
0507211/2270941

Sinh cảnh rừng tre nứa
Sinh cảnh rừng tre nứa
Sinh cảnh rừng lá rộng núi thấp trên đá
vôi
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy
Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi
Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi

0514312/2255702
0514081/2255836

0513684/2255812
0513171/2255938
0512794/2256303
0512166/2256314

Sinh cảnh làng bản, cây nông nghiệp
Sinh cảnh rừng tre nứa
Sinh cảnh rừng tre nứa
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy

0508844/2269072
0508540/2269231
0508714/2269747


15

Tóm lại, 6 dạng sinh cảnh chính là:
- Nơng nghiệp làng bản;
- Rừng phục hồi sau nương rẫy;
- Rừng phục hồi sau khai thác;
- Rừng lá rộng trên núi đá;
- Rừng lá rộng trên núi đất;
- Rừng tre nứa.
+ Phương pháp thu mẫu:
Cơn trùng Cánh cứng có mơi trường sống rất đa dạng, một số loài hoạt
động dưới đất như Bọ hung,.. một số loài sống trong các vỏ cây đỏ như Kẹp
kìm..., một số sống trên tán cây như họ Cánh cứng ăn lá, v.v. Vì vậy, trong

quá trình thu thập mẫu tôi tiến hành các phương pháp thu thập sau:

Hình 2.1: Bản đồ thể hiện các tuyến điều tra bọ cánh cứng
2.4.3.1. Điều tra cây đứng
Sau khi xác định được số lượng và vị trí OTC, cần thực hiện công việc
lập hồ sơ kế hoạch điều tra, các OTC được đánh dấu trên bản đồ. Chuẩn bị


16

dụng cụ điều tra như sau: la bàn, thước dây, dao, các biểu mẫu điều tra... tiến
hành công tác điều tra.
Tại mỗi OTC hình trịn 300 m2 chọn 5 điểm làm mốc, một điểm là tâm
đường tròn 4 điểm còn lại cách tâm 10m theo bốn hướng Đông, Tây , Nam,
Bắc. Tại mỗi mốc này chọn hai cây tiêu chuẩn tiến hành điều tra côn trùng
cánh cứng trên cây đứng theo phương pháp chuẩn. Cây tiêu chuẩn là cây ở vị
trí gần tâm nhất và cao nhất so với cây xung quanh. Cây tiêu chuẩn được đánh
dấu bằng sơn hoặc giấy. Tiến hành đo các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn bằng
sào hay Blumeleiss, đo đường kính ngang ngực bằng cách đo chu vi với thước
dây hay đo bằng thước kẹp kính, đo đường kính tán bằng sào (đo theo chiều
Bắc Nam, theo chiều Đơng Tây rồi lấy trung bình). Như vậy mỗi OTC tiến
hành điều tra côn trùng Cánh cứng trên 10 cây tiêu chuẩn.

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí cây tiêu chuẩn


×