Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện lục nam tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

KHUÔNG VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CứU PHÁT TRIểN SảN XUấT VÀ TIÊU THụ NấM ĂN TRÊN
ĐịA BÀN HUYệN LụC NAM - TỉNH BắC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NộI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

KHUÔNG VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CứU PHÁT TRIểN SảN XUấT VÀ TIÊU THụ NấM ĂN TRÊN
ĐịA BÀN HUYệN LụC NAM - TỉNH BắC GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VÂN ĐÌNH

HÀ NộI, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh
giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Người cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)

Khuông Văn Cường


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn: “Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm

ăn trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Khoa sau đại học trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam, sự
hướng dân, chỉ bảo nhiệt tình của Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Vân Đình và sự giúp
đỡ của UBND huyện Lục Nam, phịng Nông nghiệp & PTNT, chi cục thống kê
huyện cũng như các bạn bè, đồng nghiệp, nhờ đó mà luận văn của tơi đã hồn
thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: GS.TS.
Phạm Vân Đình đã hướng dẫn, chỉ bảo tơi nhiệt tình, chu đáo, kịp thời về
chun mơn trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Lục Nam và các Cơ quan, Ban
ngành của huyện, các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất nấm đã giúp đỡ tôi
trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Khuông Văn Cường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ NẤM ĂN..................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.1. Phát triển và lý thuyết phát triển ........................................................... 4
1.1.2. Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm......... 5
1.1.3. Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ................................................... 8
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn .................................... 15
1.1.5. Kênh phân phối sản phẩm................................................................... 18
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm ..................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam ............................. 21
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới............................. 24
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .. 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41
2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu .................................................................... 41


iv

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 41
2.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin............................................................... 43
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 44
2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài ........................ 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 46

3.1. Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện ....................... 46
3.1.1. Sơ lược chung về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn của huyện ...... 46
3.1.2. Tình hình tổ chức sản xuất nấm ăn ..................................................... 51
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện ................................. 53
3.2.1. Tình hình chung.................................................................................. 53
3.2.2. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm nấm ăn của huyện ........................... 56
3.2.3.Giá cả sản phẩm nấm ăn ...................................................................... 58
3.2.4. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất các loại nấm ăn............................... 59
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ..... 67
3.3.1. Giống nấm .......................................................................................... 67
3.3.2. Kỹ thuật và công nghệ ........................................................................ 68
3.3.3. Thời vụ ............................................................................................... 69
3.3.4. Quy mô sản xuất ................................................................................. 70
3.3.5. Thu hái và chế biến............................................................................. 74
3.3.6.Trình độ người lao động ...................................................................... 76
3.3.7. Vốn sản xuất ....................................................................................... 78
3.3.8. Giá sản phẩm ...................................................................................... 78
3.4. Những kết luận rút ra sau phân tích tình hình sản xuất nấm ăn của huyện ...... 78
3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................. 78
3.4.2. Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình ...................... 84
3.5. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn.......................................................................................................... 86


v

3.5.1. Những quan điểm, định hướng cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn ................................................................................................................. 86
3.5.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên
địa bàn huyện ............................................................................................... 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

3.16
3.17
3.18

Tên bảng
Trang
Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn so với chứng gà
15
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm
28
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
29
Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm
30
Tình hình sử dụng đất của huyện giai đoạn 2012-2014
32
Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2012-2014
35
Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2012-2014
39
Tình hình hộ nơng dân sản xuất nấm ăn qua 3 năm 2012-2014
47
Lượng nguyên liệu sử dụng, năng xuất, sản lượng các loại
48
nấm ăn của huyện
Giá trị sản xuất nấm trong cơ cấu kinh tế của huyện qua 3
50
năm 2012-2014
Kết quả sản xuất các loại nấm ở các xã trong huyện
62

Tình hình phân phối kết quả sản xuất nấm ăn của huyện
64
Tình hình tiêu thụ nấm ăn của huyện
65
Sản lượng và giá thành trung bình của nấm sị tươi trong nơng hộ
59
Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm sị tươi trong nơng hộ
60
Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm mỡ tươi trong nơng hộ
62
Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm tươi trong nông hộ
63
Chi phi sản xuất, chế biến 1 tấn nấm sị khơ trong nơng hộ
65
năm 2014
Chi phi sản xuất, chế biến 1 tấn nấm mỡ muối
66
Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm sò tươi của các nhóm hộ
71
theo quy mơ ngun liệu khác nhau năm 2014
Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm mỡ tươi của các nhóm hộ
72
theo quy mơ ngun liệu khác nhau năm 2014
Kết quả và hiệu quả sản xuất rơm tươi của các nhóm hộ theo
73
quy mơ ngun liệu khác nhau năm 2014
Kết quả và hiệu quả của các nhóm hộ sản xuất nấm sị tươi trên
77
1 tấn ngun liệu có trình độ, các biện pháp kỹ thuật khác nhau
Kết quả và hiệu quả kinh tế các loại nấm ăn trong nông hộ điều

80
tra (các loại nấm tươi tính cho 1 tấn nguyên liệu sản xuất)
Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện
90


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT
2.1
2.2

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Lục Nam
Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện
giai đoạn 2012-2014

Trang
26
40

Tên sơ đồ
1.1

Các kênh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm

19

3.1


Sản xuất và cung cấp giống nấm tại huyện Lục Nam

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nấm ăn đó hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm
năm nay, người ta đó biết sử dụng nguồn xenluloza sẵn có trong tự nhiên
cũng như phế thải của các ngành công, nông, lâm nghiệp để sản xuất nấm
đem lại lợi ích to lớn.
Đặc biệt trong những năm gần đây những nghiên cứu về công nghệ
nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh
những chủng loại nấm quen thuộc đã được đưa vào sản xuất để phục vụ người
tiêu dùng như một nguồn thực phẩm, người ta còn nghiên cứu khá sâu về khả
năng phòng, chống bệnh của nhiều loại nấm đã được nghiên cứu. Đặc biệt là
tác dụng phòng, chống virút, khối u, ung thư và các bệnh khác như tim mạch,
tiểu đường, huyết áp.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng
protin chỉ đứng sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay
thế, các vitamin A, B, C, D,... và không chứa các độc tố. Nấm được coi là một
loại “rau sạch”, “thịt sạch”, mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm cung cấp
dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ra hậu quả bất lợi như đạm động vật,
đường hay tinh bột của thực vật.
Công nghệ sản xuất nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh,
nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là xenlulô và hêmixinlulô, các phế thải của
ngành sản xuất nông, công, lâm nghiệp dễ kiếm, dễ sử dụng. Chính vì thế mà

nghề trồng nấm trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm
nay ở quy mô công nghiệp hiện đại, cũng như quy mơ hộ gia đình ở nhiều
nước như: Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Ở nước ta, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, việc sản
xuất chưa được mở rộng do điều kiện trồng nấm chưa thuận lợi. Mặc dù vậy


2

chỉ trong vòng mười lăm năm trở lại đây, với sự chuyển giao công nghệ và
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm đã phát triển rất
mạnh. Khi đó, nghề sản xuất nấm ăn mới được xem như là một nghề mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước ta đều có
nghề trồng nấm.
Lục Nam là huyện trồng nấm ăn nhiều nhất trong những huyện của tỉnh
Bắc Giang. Cùng với việc thu được sản lượng lương thực, hàng năm người
dân còn thu được khối lượng rơm rạ lớn, với lượng rơm rạ dồi dào đó bà con
trong huyện đã tận dụng để làm nguyên liệu rất tốt cho nhu cầu phát triển
nghề trồng nấm.
Cũng như những ngành sản xuất mới ra đời khác, việc trồng nấm cũng
đòi hỏi nhiều vấn đề cần giải quyết kể cả là trước mắt hay lâu dài. Đối với sản
xuất nấm ăn của huyện Lục Nam thì các chính sách khuyến khích sản xuất,
vấn đề chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm... đang là vấn đề rất cần
thiết. Tuy nhiên, tình hình sản xuất ở Lục Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn,
hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển sản xuất
để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để góp phần phát triển sản xuất nấm ăn
là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng. Với lý do trên, tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa
bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất
và tiêu thụ nấm ăn.


3

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, những nhân tố cản
trở đến sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu sự phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn tại các hộ, HTX
và các đơn vị sản xuất kinh doanh nấm ăn trên địa bàn huyện Lục Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản
xuất, tiêu thụ nấm ăn gồm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sị và nấm mộc nhĩ.
- Phạm vi về khơng gian: các xã đại diện về sản xuất nấm ăn tại huyện
Lục Nam gồm: Thị trấn Đồi Ngô, TT Lục Nam, xã Khám Lạng, Bắc Lũng,
Cẩm Lý, Tiên Hưng, Bảo Đài, Bảo Sơn.
- Phạm vi về thời gian: thu thập số liệu thứ cấp qua năm 2012 - 2014,
số liệu điều tra phỏng vấn năm 2014; dự kiến phát triển đến 2020.
4. Nội dung và kết cấu luận văn
- Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn tình hình sản xuất và

tiêu thụ nấm ăn. Chủng loại nấm ăn nghiên cứu bao gồm: Nấm rơm, nấm mỡ,
nấm sò và nấm mọc nhĩ. Nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động và các hộ dân.
- Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần
chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương (không kể phần tài liệu tham
khảo và phụ lục)
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiêm cứu.
Chương 3: Kết quản nghiên cứu và thảo luận.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM ĂN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phát triển và lý thuyết phát triển
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là
quá trình tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu
cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản phẩm
của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt,
có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản xuất theo
chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành quả của quá trình phát
triển. Như vậy, phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các
nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn bao
gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe, an
ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bảo tồn thiên nhiên... phát triển là
một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế,

dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng
của con người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng cuối cùng đều tập
chung vào sự phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân.
Khái niệm về phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và phát
triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng
nhu cầu của mình, sao cho khơng phương hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá
trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm


5

giầu mơi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau.
Theo chúng tôi khái niệm về phát triển bền vững của ủy ban môi
trường thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải
đặc biệt chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn
định.
1.1.1.2. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng
trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
tính tồn bộ (hay tính bình qn theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời
kỳ trước. Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân
trong một giai đoạn.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một q trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng

thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
1.1.2. Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất
1.1.2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ
sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,...,


6

Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong q trình
sản xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm.
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến
đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị
bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là
lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia
tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
1.1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với q trình
sản xuất là vơ cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động khơng đổi

thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy
nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cịn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định,
nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động.
Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: là yếu tố sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nơng nghiệp, mà cịn rất quan trọng với sản xuất cơng nghiệp. Đất đai là yếu
tố cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các
loại tài ngun khác trong lịng đất như khống sản, tài nguyên rừng, biển và


7

tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng
trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao
động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế
của xã hội.
+ Ngồi ra cịn một số yếu tố khác: quy mơ sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường
tiêu thụ sản phẩm... cũng có quyết định tới quá trình sản xuất.
1.1.2.2.Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.2.1.Khái niệm tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của
hàng hóa. Qua q trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật

sang hình thái giá trị và vịng chu chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như người sản xuất.
Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
* Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua.
* Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ.
* Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua.
1.1.2.2.2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thơng qua thị trường, thị trường
được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để
thỏa mãn những nhu cầu của hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa,


8

dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và
tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.
1.1.3. Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
1.1.3.1. Đặc điểm sản xuất nấm ăn
Sản xuất nấm ăn ở nước ta nói chung và các địa phương có những đặc
điểm cơ bản sau:
a. Đặc điểm nguyên liệu đầu vào sản xuất nấm
Sản xuất nấm là tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp như: rơm rạ, thân lõi ngô, thân cây gỗ, bơng phế loại ở
các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường làm nguyên liệu để sản xuất
nấm mang lại giá trị kinh tế cao.

b. Đặc điểm trình độ quản lý và khoa học cơng nghệ
Hộ gia đình là các đơn vị cơ bản của sản xuất nấm ở các cơ sở, với
nguồn nhân lực là các thành viên trong gia đình trong lúc nơng nhàn và cơ sở
hạ tầng sẵn có. Trong q trình sản xuất từ công đoạn đầu cho đến ra sản
phẩm và tiêu thụ đa phần do hộ gia đình đảm nhận, chưa có sự chun mơn
hóa. Việc quy hoạch và định hướng phát triển tại các cơ sở định hướng chưa
rõ ràng, chưa có cơ quan quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Chính hình thức tổ chức
và quản lý sản xuất đơn lẻ ở quy mơ hộ gia đình đã tạo điều kiện khó khăn
cho chính quyền địa phương trong quản lý, cung ứng nguyên liệu, bao tiêu
sản phẩm. Đặc biệt khó khăn hơn cả là việc quản lý lượng chất thải, thải vào
môi trường của mỗi hộ sản xuất nấm.
Quy trình cơng nghệ ni trồng, bảo quản chế biến ngày càng đơn giản,
dễ áp dụng, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia sản xuất nấm được.
c. Vốn đầu tư và sử dụng lao động


9

Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn và
đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30 - 40% giá
thành 1 đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao
động ở các vùng nơng thơn. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho
người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập từ
700.000 - 900.000đ/tháng. Chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 triệu đồng
và 100 m2 diện tích đất để làm lán trại. Nếu so với các ngành công nghiệp
khác phải xây dựng nhà máy, xí nghiệp, chúng ta phải đầu tư trên 100 triệu
đồng/1 người cơng nhân mới có việc làm.
d. Vấn đề môi trường trong các cơ sở sản xuất nấm
Phát triển nghề sản xuất nấm ăn cịn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn
đề ơ nhiễm mơi trường, mơi sinh. Phần lớn lượng rơm rạ sau khi thu hoạch

lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống
kênh rạch, sơng ngịi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất
lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra sản
phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân
hữu cơ tạo thêm độ phì cho đất. Trong thực tế, nhiều cơ sở trồng nấm hiện
nay sử dụng phế loại sau thu hoạch nấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng
năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với tập quán canh tác cũ.
e. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế
như mới chỉ tập trung vào việc cung cấp cho các khu dân cư cao cấp, các nhà
hàng, khách sạn. Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.1.3.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn
a. Tiềm năng phát triển sản xuất nấm
Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng để phát triển
sản xuất nấm. Điều này được thể hiện trên mấy phương diện đặc thù của sản
xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng như sau:


10

Một là: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
năm với bốn mùa được phân bố đều trong năm. Đây chính là điều kiện thời
tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn, đối với các nước chậm
phát triển bởi mọi hoạt động sản xuất đều phải phụ thuộc vào thời tiết chưa
làm chủ và điều tiết được các yếu tố ngoại cảnh tác động đến sản xuất thông
qua thiết bị máy móc.
Hai là: nguyên liệu trồng nấm ăn rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa,
than cây gỗ, than lõi ngô, bong phế thải ở các nhà máy rệt, bã mía ở các nhà
máy đường. Ước tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ
cần sử dụng khoảng 10 - 15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo

ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và 100 ngàn tấn phân hữu cơ/năm.
Ba là: lực lượng lao động của nước ta ở vùng nông thôn chiếm tới hơn
80% dân số và đang dư thừa hàng triệu lao động với giá nhân công rẻ, nhất là
thời điểm nông nhàn.
Bốn là: vấn đề khoa học và công nghệ nuôi trồng, chế biến nấm trong
những năm gần đây đã có những chú trọng và bước tiến bộ hơn. Nhiều đơn vị
nghiên cứu ở các Viện, Trường, trung tâm đã chọn được một số loại giống
nấm ăn có khả năng thích ứng với điều kiện mơi trường ở Việt Nam, cho năng
suất khá, chất lượng tốt. Các tiến bộ về kỹ thuật ni trồng, chăm sóc, bảo
quản, chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện. Kinh nghiệm sản xuất của
người nơng dân được nâng cao, năng suất trung bình các loại nấm ăn đang
nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 - 2 lần so với 10 năm trở về trước.
Năm là: sự hỗ trợ của Nhà nước về phát triển ngành nghề, đặc biệt là
cơ chế chính sách thúc đẩy, tạo mối liên kết “4 nhà” trong quá trình sản xuất
nấm ăn. Đây cũng chính là những giải pháp quan trọng nhằm đưa ngành sản
xuất nấm của nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, nhất là khi
chúng ta đã trở thành viên chính thức của WTO.


11

Sáu là: thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn ngày càng mở rộng. Giá
bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
cao gấp 2 - 3 lần giá sản xuất. (Nấm mỡ: 30.000đ/kg, nấm sò: 15.000đ/kg,
nấm rơm: 35.000đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu thụ
khoảng 40 tấn nấm tươi các loại. Nhu cầu nấm ăn của nhân dân trong nước
ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng của nấm.
Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng như hiện nay như thịt,
cá rau có nhiều biến động tăng vọt về giá thì nấm ăn là nguồn thực phẩm càng
được người tiêu dùng chú trọng. Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm,

muối, sấy khơ, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngồi, có thể nói chúng ta
chưa đáp ứng đủ. Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm mỡ, nấm rơm
để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt
trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ
một đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản
xuất, xuất khẩu khác.
b. Lợi thế của phát triển sản xuất nấm ăn
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
(đạm thực vật) chỉ sau thịt cá, rất giàu chất khống và các axit amin khơng
thay thế, các Vitamin (A, B, C, K, D, E,...), khơng có độc tố. Có thể coi nấm
ăn như một loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngồi giá trị về dinh dưỡng, nấm ăn
cịn có nhiều đặc tính về biệt dược, có khả năng phòng chữa bệnh như làm hạ
đường huyết, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều
cơng trình nghiên cứu khoa học về y học xem nấm như là một loại thuốc có
khả năng phịng chống bệnh ung thư.
Với những lợi thế về giá trị của nấm, đồng thời phát huy những tiềm năng
sẵn có. Việt Nam là một trong những nước có đầy đủ các yếu tố về phát triển sản
xuất với đa dạng chủng loại nấm khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của


12

từng vùng miền và khí hậu của từng mùa vụ như: nấm rơm trồng vào các tháng
mùa hè nắng nóng hay là trồng ở các tỉnh miền Trung trở vào miền Nam; mùa
đông ở miền Bắc trồng nấm mỡ, nấm sị chịu lạnh; mùa xn và mùa thu mát mẻ
thích hợp cho phát triển của nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, trà tân...
Sản xuất nấm ăn ngoài việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, lao
động nhàn rỗi, từng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thơn thì sản xuất nấm cịn có lợi thế về xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ
lớn cho đất nước.

1.1.3.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của một số loại nấm ăn
* Một số vấn đề chung về nấm:
Do đặc tính khác với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh
dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng... chúng đa dạng về
hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Nấm khơng có
đời sống tự dưỡng như thực vật, khơng có sự phân hóa thành rễ, thân, lá,
khơng có hoa và phần lớn không chứa xenluloza trong thân tế bào.
Sự tồn tại của nấm có quan hệ mật thiết với con người. Nấm có thể phân
giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, nó có thể đồng hóa các
chất đơn giản thành phức tạp, do đó nấm là nhân tố quan trọng làm tăng độ phì
cho đất. Trong một số lồi nấm cịn chứa các độc tố (nấm độc), đáng kể có các
độc tố cholin, muscarin, faloidin,... bên cạnh đó lại có một số lồi không chứa
độc tố và ăn được con người sử dụng làm thực phẩm, đã và đang thực hiện
nuôi trồng như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ,... Ngoài ra lại
kể đến một số loài nấm gây hại cho người, động và thực vật như nấm làm chết
cây, mục gỗ, gây bệnh cho một số cây trồng và gia súc cũng như con người.
Tuy vậy, lại có nhiều lồi nấm có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người
cũng như gia súc. Một số nấm có chứa chất kháng sinh như nấm penicillium
sản xuất ra chất kháng sinh, nấm ngân nhĩ làm thuốc chống lão hóa.


13

* Đặc điểm kinh tế của sản xuất nấm ăn:
Trong ngành nơng nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc
biệt và không thể thay thế được. Quỹ đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp
ngày càng ít đi do nhu cầu sử dụng đất đai cho việc đơ thị hóa, cơng nghiệp
hóa và xây dựng nhà ở đáp ứng với dân số ngày càng tăng. Do đó, việc sử
dụng đầy đủ và hợp lý đất đai đã trở thành một trong những nguyên tắc quan
trọng.

Sản xuất nấm ăn sử dụng đất nông nghiệp với số lượng ít, với diện tích
nhỏ vẫn tiến hành sản xuất được. Chẳng hạn nấm rơm trồng ngoài trời, năng
suất thấp nhất là 1 kg nấm tươi/1 m2. Nếu với phương pháp trồng trong nhà có
sử dụng dàn kệ (5 tầng) thì 1 m2 đất có thể thu hoạch từ 7 - 10 kg nấm tươi.
Trong từng điều kiện gia đình với diện tích lớn hay nhỏ đều có thể trồng được
nấm để ăn và bán.
Nấm ăn được coi là sản phẩm của ngành nơng nghiệp có chu kỳ ni
trồng tương đối ngắn: nấm rơm khoảng 25 - 30 ngày; nấm sò, mộc nhĩ từ 2,5 3 tháng. Do đó, khi gặp điều kiện khí hậu khơng thuận lợi hoặc sự biến động
của thị trường (giá cả khơng ổn định) thì người sản xuất vẫn kịp dừng sản
xuất và chuyển hướng canh tác.
Nguồn nguyên liệu sản xuất nấm ăn tương đối nhiều, rẻ tiền và sẵn có ở
nơng thơn. Sau khi thu hoạch xong vụ nấm người sản xuất lại có thể sử dụng
nguyên liệu đó để làm phân bón tăng năng suất cây trồng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật để trồng nấm ăn khơng q khắt khe, người
nơng dân có khả năng làm được như xây dựng các lán trại, tận dụng những
nhà kho, gian nhà chứa đồ... đều có thể sử dụng để trồng các loại nấm ăn một
cách có hiệu quả.
Đầu tư ban đầu cho sản xuất nấm ăn khơng địi hỏi lớn như các ngành
cơng nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Chẳng hạn với một tấn


14

nguyên liệu là rơm rạ trồng nấm (ngoài tiền mua nguyên liệu, dụng cụ, công lao
động, vật tư, xây nhà xưởng) cần chuẩn bị thêm từ 100.000 đ đến 500.000 đồng.
* Đặc điểm kỹ thuật sản xuất nấm ăn
- Điều kiện sản xuất nấm
+ Nguyên liệu: tất cả các loại phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất
xenlulo đều là những nguyên liệu chính để trồng nấm.
+ Giống nấm phải đảm bảo chất lượng

+ Nhà xưởng: yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm ăn là phải có hệ
thống cửa để đảm bảo độ thơng thống cần thiết, sạch sẽ, mát mẻ.
Nhà xưởng có các loại: nhà chữ A thích hợp cho trồng nấm mỡ và nấm
rơm; kiểu nhà bình thường dùng trồng nấm mỡ hoặc nấm sò.
+ Tủ và phòng cấy giống nấm nếu trồng nấm sò trên mùn cưa.
+ Các dụng cụ, vật tư khác: khuôn gỗ trồng nấm rơm, bình bơm ơ doa,
bình phun sương, máy bơm, cào sắt để đảo rơm, xe cải tiến vận chuyển
nguyên liệu, rổ rá, dao, dụng cụ muối nấm, than củi, bếp đun và nồi để chần
nấm, nhiệt kế, ẩm kế, giấy quỳ, muối ăn và axitcitric, bể ngâm rơm rạ, kệ lót
đống ủ, cọc tre và gỗ, nguồn nước tưới sạch có độ pH trung tính.
+ Lao động và vốn đầu tư trồng nấm.
+ Nguyên lý chung của sản xuất nấm [5], gồm các giai đoạn:
- Chế biến nguyên liệu thành giá thể trồng nấm;
- Sử dụng giống nấm đủ tiêu chuẩn chất lượng;
- Chăm sóc giai đoạn phát triển sợi nấm;
- Chăm sóc ở giai đoạn phát triển quả thể nấm và thu hái;
- Thu hái nấm;
- Chế biến và tiêu thụ.


15

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn
1.1.4.1. Nấm ăn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khống và các axit amin khơng thay thế, các loại
vitamin A, B, C, D...và khơng có độc tố.
Ngồi giá trị dinh dưỡng, nấm ăn cịn có nhiều đặc tính biệt dược, có
khả năng phịng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa
bệnh đường ruột...

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn so với trứng gà
Trứng

74

Nấm
mỡ
89

Nấm
rơm
90

Nấm
sị
91

Protein (% so với chất khơ)

13

24

21

30

Lipit (% so với chất khô)

11


8

10

2

Tro (% so với chất khô)

0

8

11

9

Hydratcacbon

1

60

59

58

Calo

156


381

369

354

Axit nicotinic (mg/100g chất khô)

0,1

42,5

91,9

108,7

Ribôflavin (mg/100g)

0,31

3,7

3,3

4,7

Thiamin (mg/100g)

0,4


8,9

1,2

4,8

Axit ascobic (mg/100g)

0

26,5

20,2

0

Sắt (mg/100g chất khô)

2,5

8,8

17,2

15,2

Canxi (mg/100g chất khô)

50


71

71

33

Phot pho (mg/100g)

210

912

677

1348

Lizin (mg/100g chất khô)

913

527

384

321

Theonin(mg/100g chất khô)

616


366

607

390

Lơxin (mg/100g chất khô)

1193

580

312

390

Chỉ tiêu
Độ ẩm (%)


16

Hàm lượng protein trong 1kg nấm mỡ tương đương với 2kg thịt lợn
nạc, cao hơn 1kg thịt bò, trong nấm ăn tươi protein có khoảng 4%, so với rau
và quả tươi thì cao gấp 12 lần. Nấm ăn thơm ngon là do trong protein gồm
nhiều axit amin tự do và chất tạo hương vị đặc biệt, trong đó có tới 9 loại axit
amin cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nấm ăn lại nghèo về năng
lượng. Các loại nấm ăn giàu vitamin, nhất là vitamin B1 (thiamin), B2, C, PP,
B6, axit folic, B12, caroten. Trong nấm rơm, hàm lượng vitamin C đạt

206,27mg/100g tươi . Trong nấm ăn chất khống có khoảng 3 - 10%, trong
khống thì hàm lượng kali, photpho và natri nhiều, cịn canxi và sắt thì ít hơn.
Nấm ăn chứa hàm lượng xenlulo nhất định, bình quân là 8%.
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường thế giới có nhu cầu
rất lớn về nấm ăn, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, nấm
đóng hộp và làm thuốc bổ.
1.1.4.2. Sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phụ phẩm to lớn của
ngành nông nghiệp và thu hút nguồn lao động dồi dào trong nông thôn
Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm ăn là rơm rạ, thân cây ngơ, bã
mía, mùn cưa...những thứ này lại rất sẵn có ở mọi vùng q. Nếu tính trung
bình một tấn thóc cho ra 1,2 tấn rơm rạ khơ thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả
nước đạt khoảng vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu
trên để làm nấm thì sản lượng nấm đã có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm. Đó là
chưa kể đến khoảng 2,5 triệu tấn bã mía thải ra từ 40 nhà máy đường trong cả
nước, cùng hàng nghìn tấn mùn cưa, cây thân gỗ... đều có thể dùng làm
nguyên liệu trồng nấm.
Hàng năm, ở nước ta số lượng lao động trong nông nghiệp tiếp tục tăng.
Theo đánh giá của các nhà xã hội học và kinh tế nơng nghiệp thì hiện nay nơng
dân (chưa tính lao động phụ) chỉ mới có cơng ăn việc làm trong 30 - 40% quỹ
thời gian trong năm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp và tình


×