Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhân giống cây chanh leo bằng phương pháp giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 5 trang )

HOẠT ĐỘNG KH-CN

NHÂN GIỐNG CÂY CHANH LEO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
n Lê Văn Quý và cộng sự
Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả và Cây công nghiệp Phủ Quỳ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây chanh leo (chanh dây, mắc mát, lạc tiên)
có tên khoa học Passiflora incanata, là một loài
dây leo sống lâu năm. Quả chanh leo có nhiều
đặc tính tốt về dinh dưỡng, được sử dụng làm
nguyên liệu chế biến ra các loại nước giải khát
có hương vị đặc biệt, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh rất có lợi cho sức khỏe con người. Từ đặc
tính cây chanh leo cũng như nhu cầu của thị
trường ngày càng tăng nên loài cây này đã được
phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước,
đem lại thu nhập cao.
Tại Nghệ An, trong những năm qua đã có
nhiều địa phương đầu tư trồng chanh leo với
diện tích lớn, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa
cao, năng suất và doanh thu cịn thấp. Một
trong những ngun nhân chính là do thiếu các
nghiên cứu về giống, kỹ thuật thâm canh,
phòng trừ sâu bệnh phù hợp với điều kiện sinh
thái của địa phương; thiếu quy hoạch, chi phí
trồng mới khá cao, thiếu giống tốt, nguồn giống
không rõ ràng, giá thành cao (30.000-50.000

đồng/cây). Trong khi đó, hiện nay sản phẩm được chế
biến từ cây chanh leo đang được xác định là sản phẩm


chiến lược của Nhà máy Chế biến dứa xuất khẩu ở Nghệ
An, việc xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu
chế biến là rất cần thiết.
Trước thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ
thuật để sản xuất giống chanh leo tạo vùng nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến tại Nghệ An” do Viện Khoa
học kỹ thuật Nơng nghiệp Bắc Trung Bộ chủ trì đã được
triển khai thực hiện nhằm mục tiêu: nghiên cứu và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân giống phù hợp,
hiệu quả, phát triển nhanh cây chanh leo để phục vụ
nguyên liệu chế biến xuất khẩu tại Nghệ An.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống chanh leo Đài Loan F1(Đài Nông F1) dùng
làm hom giâm.
- Các loại phân bón: Urê, Kaliclorua, Lân, phân bón
lá, chất hữu cơ, cát sơng...
2. Phương pháp nghiên cứu
- Bố trí thí nghiệm theo kiểu ơ lớn khơng lặp lại.

Vườn mơ hình

SỐ 4/2015

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[10]



HOẠT ĐỘNG KH-CN

Cây chanh leo giâm vào bầu

- Các công thức (CT) thí nghiệm được triển
khai gồm:
- TN1: Nghiên cứu giá thể và thời vụ giâm
+ CT1: Đất feralít vàng đỏ + chất hữu cơ (than
trấu) (tỷ lệ 1:1)
+ CT2: Đất feralít vàng đỏ + cát sạch (tỷ lệ
1:1)
+ CT3: Đất feralít vàng đỏ + chất hữu cơ + cát
sơng (tỷ lệ 1:1:1)
+ CT4: Cát sông mịn
- TN2: Nghiên cứu tuổi cành và số mắt hom
giâm
+ CT1.1: Cành 6 tháng tuổi, 2 mắt
+ CT1.2: Cành 6 tháng tuổi, 3 mắt
+ CT2.1: Cành 9 tháng tuổi, 2 mắt
+ CT2.2: Cành 9 tháng tuổi, 3 mắt
- Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được
xử lý số liệu bằng chương trình Excel, Minitab 14
và một số phần mềm thống kê nông nghiệp khác.
- Phương pháp đánh giá, so sánh: So sánh các
trị số trung bình.
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Dựa
vào phương pháp hoạch tốn tài chính tổng qt
để phân tích: Lợi nhuận (RAVC - Return Above

Variable Cost) được tính bằng tổng thu nhập thuần
(GR - Gross Return) sau khi trừ tổng chi phí khả
biến (TC - Total Variable Cost): RAVC = GR - TC.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Ảnh hưởng của giá thể và tuổi cành
giâm đến tỷ lệ sống và tỷ lệ bật mầm của
giống chanh leo
Đề tài đã chọn xã Tri Lễ, huyện Quế Phong để
tiến hành nghiên cứu. Đây là địa phương có điều
SỐ 4/2015

Che phủ ni lon giữ ẩm cho cây sau khi giâm

Cây chanh leo thương phẩm

Sản phẩm quả chanh leo
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[11]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây chanh
leo sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, Quế
Phong là huyện có diện tích trồng cây chanh leo

nhiều nhất tỉnh, đồng thời là nơi có diện trồng cây
chanh leo theo mơ hình sản xuất hàng hóa phục

vụ cho công nghiệp chế biến của tỉnh.

Bảng 1. Ảnh hưởng của giá thể và tuổi cành giâm đến tỷ lệ sống sau giâm 1 tháng
Thí nghiệm

Cơng
thức
CT1

TN1

CT2

CT3

CT4

CT1.1

TN 2

CT1.2

CT2.1

CT2.2

Vụ xn
Số cây
giâm/vụ Số cây sống Tỷ lệ %

200,0

200,0

200,0

100,0

192,0

96,0

196,0

200,0

200,0

200,0

Qua số liệu bảng 1 cho thấy, ở thí nghiệm 1:
Tỷ lệ sống sau giâm 1 tháng ở các CT thí nghiệm
vụ xuân đều cao hơn so với vụ hè, trong đó cao
nhất là CT1 đạt 100% (vụ xuân) và thấp nhất là
CT3 đạt 92,5% (vụ hè). Ở thí nghiệm 2: Tương

92,5

191,0


95,5

191,0

95,5

181,0

97,5

194,0

96,0

185,0

98,5

195,0

98,5

192,0

99,5

197,0

200,0


197,0

97,0

199,0

200,0

Số cây sống Tỷ lệ %

98,0

194,0

200,0

Vụ hè

90,5

181,0

97,0

90,5

177,0

88,5


tự như thí nghiệm 1, ở vụ xuân, tỷ lệ sống sau
giâm 1 tháng ở các CT thí nghiệm cao hơn so
với vụ hè, trong đó cao nhất là CT1.1 đạt 99,5%
(vụ xuân), thấp nhất là CT2.2 đạt 88,5% (vụ
hè).

Bảng 2. Ảnh hưởng của giá thể và tuổi cành giâm đến tỷ lệ bật mầm
Thí Cơng Số cây
nghiệm thức giâm/vụ

TN 1

Vụ xuân

Vụ hè

CT1

200,0

26,0

34,0

CT3

200,0

26,0


36,0

CT2

CT4

CT1.1
TN 2

Thời gian từ giâm
đến nảy mầm (ngày)

CT1.2

CT2.1

CT2.2

SỐ 4/2015

200,0

200,0

200,0

200,0

200,0


200,0

26,0

27,0

26,0

28,0

26,0

30,0

36,0

36,0

36,0

36,0

40,0

40,0

Tỷ lệ nảy mầm sau giâm 2 tháng

Vụ xuân


Vụ hè

Số cây bật mầm Tỷ lệ % Số cây bật mầm Tỷ lệ %
197,0

98,5

196,0

98,0

190,0

95,0

192,0

96,0

195,0

190,0

195,0

178,0

193,0

179,0


97,5

95,0

97,5

89,0

96,5

89,5

190,0

181,0

188,0

180,0

163,0

150,0

95,0

94,0

90,0


90,0

81,5

75,0

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[12]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
Qua số liệu bảng 2 cho thấy: Thời gian bật mầm
giữa các CT trong thí nghiệm ở vụ xuân thấp hơn
vụ hè từ 6-8 ngày, trong đó vụ xuân dao động từ 2630 ngày, vụ hè từ 34-40 ngày. Ở thí nghiệm 1, tỷ lệ
cây bật mầm đạt cao nhất là CT1 (98,5%), thấp nhất

là CT2 và CT4 (94,5%). Ở thí nghiệm 2, tỷ lệ cây
bật mầm đạt cao nhất là CT1.1 (95,83%) và thấp
là CT2.2 (75,00%).
2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của
giống chanh leo

Bảng 3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống chanh leo sau nảy mầm 2 tháng

Thí nghiệm


TN1

TN 2

Cơng thức
CT1

Vụ xn
Chiều cao cây
Đường kính
(cm)
thân (cm)
30,33

CT2

0,39

27,47

CT3

0,37

27,27

CT4

CT1.2


CT2.1

CT2.2

Qua số liệu bảng 3 cho thấy, ở các CT thí
nghiệm, khả năng sinh trưởng và phát triển ở vụ
xuân đều cao hơn so với vụ hè. Trong đó, ở vụ xn,
chiều cao cây CT1 - thí nghiệm 1 đạt cao nhất
(30,33cm) và CT3 - thí nghiệm 1 đạt thấp nhất
(27,27cm). Ở vụ hè, chiều cao cây CT2.1 - thí

0,38

0,37

25,93

0,40

31,33

0,35

27,03

0,42

29,83

0,33


26,70

0,39

28,77

0,36

24,93

0,39

29,77

26,21

24,96

0,36

29,13

CT1.1

Vụ hè
Chiều cao cây
Đường kính
(cm)
thân (cm)


0,34

27,13

0,44

0,40

25,83

0,32

nghiệm 2 đạt cao nhất (27,13cm) và CT3 - thí
nghiệm 1 đạt thấp nhất (24,93cm). Đường kính gốc
giữa các CT thí nghiệm dao động từ 0,36-0,44cm
đối với vụ xuân và 0,32-0,40cm đối với vụ hè.
3. Tình hình nhiễm bệnh thối thân của giống
chanh leo

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm bệnh thối thân của giống chanh leo

Thí nghiệm Cơng thức

TN1

TN 2

CT1


CT2

CT3

CT4

CT1.1

CT1.2

CT2.1

CT2.2

Vụ xn
Số cây
theo dõi/vụ Số cây nhiễm Tỷ lệ %

Số cây nhiễm

Tỷ lệ %

8,00

4,00

200

4,00


2,00

200

8,00

4,00

14,00

2,50

6,00

200

200

200

200

200

200

5,00

9,00


5,00

7,00

6,00

8,00

Qua số liệu bảng 4 cho thấy, sau 2 tháng giâm,
ở các CT thí nghiệm có tỷ lệ bệnh thối thân thấp,
dao động từ 1,0-7,0%, tỷ lệ nhiễm bệnh vụ hè (1,07,0%) cao hơn vụ xuân (2,0-4,5%).
Vụ xuân, ở thí nghiệm 1, tỷ lệ nhiễm bệnh cao
nhất ở CT4 (4,5%) và thấp nhất ở CT1 (2,0%); ở
SỐ 4/2015

Vụ hè

2,50

4,50

3,50

3,00

4,00

2,00

1,00


7,00

6,00

3,00

3,00

14,00

7,00

10,00

5,00

8,00

4,00

thí nghiệm 2, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở CT2.2
(4,0%) và thấp nhất ở CT1.1 (2,5%). Vụ hè, ở thí
nghiệm 1, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở CT3 (7,0%)
và thấp nhất ở CT1 (1,0%); ở thí nghiệm 2, tỷ lệ
nhiễm bệnh cao nhất ở CT1.2 (7,0%) và thấp nhất
ở CT1.1 (3,0%).
Tạp chí

KH-CN Nghệ An


[13]


HOẠT ĐỘNG KH-CN
4. Thời gian và tỷ lệ xuất vườn của giống
chanh leo
Theo dõi thời gian xuất vườn và tỷ lệ xuất vườn
của giống chanh leo tiến hành trong 2 vụ (vụ xuân

và vụ hè). Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
giá thành của cây giống và là cơ sở để bố trí mùa
vụ nhân giống kịp thời phục vụ sản xuất. Kết quả
được thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5. Thời gian và tỷ lệ xuất vườn của giống chanh leo

Thí
nghiệm
TN1

TN2

Cơng
thức

CT1
CT2
CT3
CT4

CT1.1
CT1.2
CT2.1
CT2.2

Thời gian xuất vườn
Số cây
giâm/vụ Vụ xn
Vụ hè
200,0
200,0
200,0
200,0
200,0
200,0
200,0
200,0

90
92
92
91
93
92
90
94

101
100
101

103
104
101
105
106

Thời gian từ giâm đến xuất vườn ở vụ xuân là
90-94 ngày, vụ hè là 100-106 ngày. Như vậy, vụ
xuân ngắn hơn vụ hè từ 9-15 ngày.
Vụ xuân, tỷ lệ cây xuất vườn đạt cao nhất là
CT1 - thí nghiệm 1 (82,5%), tiếp đến là CT1.1 - thí
nghiệm 2 (80,5%), thấp nhất là CT2.2 - thí nghiệm
2 (56,5%), các CT cịn lại dao động từ 58,5-72,5%.
Vụ hè, tỷ lệ cây xuất vườn đạt cao nhất là CT1
- thí nghiệm 1 (68,0%), thấp nhất là CT2.2 - thí
nghiệm 2 (47,5%), các cơng thức còn lại dao động
từ 55,5-67,5%.
5. Hiệu quả kinh tế và xã hội
5.1. Hiệu quả kinh tế
Việc sản xuất cây giống bằng phương pháp
giâm hom đã giảm chi phí so với nhân giống bằng
phương pháp ghép và mua giống cây trên thị
trường. Cụ thể: Chi phí sản xuất cây giống bằng
phương pháp giâm hom với tỷ lệ cây xuất vườn đạt
82,5% là 7.083 đồng/cây giống. Chi phí sản xuất
cây giống bằng phương pháp ghép với tỷ lệ cây
xuất vườn đạt 48,3% là 18.910 đồng/cây giống.
Giá cây giống trên thị trường (tính theo giá năm
2014) là 45.000 đồng/cây. Chênh lệch so với
phương pháp ghép là 11.826 đồng/cây giống và so

với thị trường là 37.917 đồng/cây. Qua đó, giảm
chi phí đầu tư trồng mới về cây giống (tính cho 1ha
trồng mật độ 1.100 cây/ha) cho hộ nông dân so với
phương pháp ghép là 13.008.885 đồng/ha và giảm
chi phí so với cây giống trên thị trường là
47.708.700 đồng/ha.
SỐ 4/2015

Vụ xuân

Vụ hè

Số cây
Số cây
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
xuất vườn
xuất vườn
165,0
142,0
133,0
145,0
161,0
117,0
129,0
113,0

82,5
71,0
66,5

72,5
80,5
58,5
64,5
56,5

136
125
121
126
135
119
110
95

68,0
62,5
60,5
63,0
67,5
59,5
55,0
47,5

5.2. Hiệu quả xã hội
Đề tài đã góp phần phát triển giống chanh leo, là
cây mang lại hiệu quả kinh tế cao; tạo ra được
nguồn giống tốt, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, tạo đà
phát triển kinh tế vườn hộ gia đình và trang trại.
Đây là phương pháp nhân giống dễ áp dụng vào

thực tiễn sản xuất ở quy mơ hộ gia đình phục vụ sản
xuất hoặc quy mơ sản xuất hàng hóa, thời gian nhân
giống nhanh, góp phần giúp người dân chủ động về
nguồn giống, đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống
trong việc phát triển cây chanh leo tại địa phương,
giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
nâng cao thu nhập cho người dân tại vùng sản xuất.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Nhân giống bằng phương pháp giâm hom với
nền giá thể đất feralít vàng đỏ + than trấu (tỷ lệ 1:1)
giâm vào vụ xuân có tỷ lệ cây xuất vườn đạt cao
nhất (82,5%) và giá thành thấp (7.083 đồng/cây
giống).
2. Đề nghị
- Tiếp tục theo dõi khả năng sinh trưởng và phát
triển của giống chanh leo sau nhân giống tại các mơ
hình sản xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả
năng chống chịu sâu bệnh của giống chanh leo sau
nhân giống.
- Đề nghị các đơn vị cấp trên cơng nhận quy trình
nhân giống bằng phương pháp giâm hom.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nhân
giống chanh leo cho người dân tại vùng sản xuất./.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[14]




×