Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sức sống của mô típ tìm kiếm chén thánh trong văn học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.3 KB, 4 trang )

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007

Sức sống của mô típ tìm kiếm chén thánhtrong văn học hiện đại
Bùi Linh Huệ (Khoa KH Tự nhiên&XÃ hội - ĐH Thái Nguyên)

Vi s xut hin gõy chn ng văn đàn thế giới gần đây của cuốn Mật mã De Vinci
(The De Vinci Code, Dan Brown), chủ đề “tìm kiếm Chén Thánh” (Grail quest) mới được đông
đảo người đọc ngoài châu Âu biết đến. Nhưng ngay trong thế giới văn học phương Tây, dẫu đã
rất quen thuộc, người ta vẫn chưa có lời cuối cùng về mơtíp này bởi khả năng khuấy động nhiều
hướng kiến giải và vận dụng khác nhau trong giới phê bình và sáng tác của nó. Bài viết xin đưa
ra một cái nhìn khái qt, hệ thống về lịch sử nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa của mơtíp “tìm
kiếm Chén Thánh”, từ đó khám phá, lý giải sự tái sinh tinh tế và uyển chuyển của mơtíp ấy
trong văn học thế giới hiện đại qua một số tác phNm tiêu biểu.
Trước hết cần lưu ý rằng, trong văn học - biểu tượng “Chén Thánh” và mơtíp cốt truyện “tìm
kiếm Chén Thánh” gắn bó chặt chẽ không thể tách rời và gần như đồng nhất. Nếu có ai đó nhắc đến
Chén Thánh, một người châu Âu sẽ liên tưởng ngay đến cốt truyện bất hủ về cuộc tìm kiếm biểu
tượng siêu phàm ấy. Trong nhiều hướng khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của mơtíp này, nổi lên hai
quan điểm tiêu biểu nhất. Đại diện cho quan điểm thứ nhất - Roger Sherman Loomis, Alfred Nutt,
Jessie Weston cho rằng mơ típ này có khởi nguồn từ văn học trung cổ xứ Wales và những chất liệu
văn học Ailen, với dấu vết rõ nhất là tác phNm Blan người được ban phước của Mabinogion. Quan
điểm thứ hai, xuất phát từ hướng nghiên cứu ảnh hưởng của đạoThiên Chúa với văn học – một đặc
điểm lớn trong văn học phương Tây, khẳng định: đây là một biểu tượng Kitơ giáo thuần t với
bằng chứng là hình ảnh Chén Thánh trên những bức tranh tường có từ thế kỉ XII. Sau nhiều cuộc
tranh luận, các học giả ngày nay chấp nhận cả hai giả thuyết: Chén Thánh là biểu tượng có xuất phát
từ huyền thoại và văn học dân gian Xentơ cũng như cả từ truyền thống, lịch sử đạo Thiên Chúa.
Tuy nguồn gốc biểu tượng Chén Thánh vẫn cịn là điều bí Nn, nhưng các nhà nghiên cứu
lại gặp nhau ở nhiều điểm khi lí giải về ý nghĩa của mơtíp cốt truyện hàm chứa biểu tượng này.
Tiêu biểu nhất cho những tác phNm mang cốt truyện “tìm kiếm Chén Thánh” là truyền kỳ/tiểu
thuyết hiệp khách (romance) Cuộc truy tìm Chén Thánh (The quest for the Holy Grail) nằm
trong chùm truyền kì khuyết danh về vua Arthur – vị vua vĩ đại người Anh sống giai đoạn trung
cổ - cuối thế kỉ thứ V đầu thế kỉ thứ VI. Để tìm hiểu ý nghĩa của mơtíp cốt truyện này, đây có lẽ


chính là một trong những tác phNm hàm chứa những ý nghĩa nguyên thuỷ nhất.
Truyện xoay quanh cuộc tìm kiếm chiếc Chén Thánh thiêng liêng của các hiệp sĩ bàn
tròn dưới triều vua Arthur. Rất nhiều hiệp sĩ đã lên đường, nỗ lực vượt qua các thử thách để tìm
kiếm chén q, nhưng khơng phải ai cũng có thể dễ dàng đến đích. Parcival là người đầu tiên
tiếp cận được tồ lâu đài có cất giữ chiếc Chén – toà lâu đài của Vua Đánh Cá (Fisher King )- vị
vua đang đau đớn bởi một vết thương lâu năm, kéo theo sự tàn tạ, suy tàn, vô sinh của cả một
vùng đất, chỉ cịn cá trên sơng là nguồn sống duy nhất. Nhưng Parcival lại không thể nhìn thấy
được Chén Thánh, giải phóng được cho Vua Đánh Cá khỏi cơn bệnh trầm kha bởi ngần ngừ
không dám đặt câu hỏi trước vị vua tàn phế. Chàng đã được dạy dỗ quá cNn thận để không đặt
những câu hỏi thừa. Ở đây, những quy ước, lề thói của xã hội lại trở thành vật cản để tiếp cận
cái thiêng liêng và khải ngộ. Lancelot - hiệp sĩ xuất sắc nhất dưới triều Arthur cũng không thể
11


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007

giải phóng chiếc Chén, vị vua và vùng đất hoang bởi ơng đã phạm tội ngoại tình với vợ vua.
Chiếc Chén chỉ hiện ra và siêu thăng khi Galahad – chàng hiệp sĩ trong trắng, chàng hiệp sĩ sinh
ra chỉ với một nhiệm vụ duy nhất là truy tìm chiếc Chén – xuất hiện và kiên tâm đi con đường
của mình. Galahad đã siêu thăng cùng Chén Thánh sau khi hoá giải vết thương cho Vua Đánh
Cá, đồng nghĩa với sự hồi sinh lại cả vương quốc hoang tàn chết chóc.
Nếu chỉ tập trung vào hành trình đi tìm vật báu, mơtíp cốt truyện này sẽ khơng có gì
khác với mơ hình đơn huyền thoại – mơ hình của phần lớn truyện kể (cốt truyện dựa trên cuộc
phiêu lưu của người anh hùng nhằm đạt đến một mục đích nào đó). Ý nghĩa đặc biệt của mơtíp
này tập trung ở mối quan hệ giữa Vua Đánh Cá và vùng đất vị vua này cai quản. Có nhiều dị
bản khác nhau về nguyên nhân vết thương của Vua Đánh Cá. Có bản cho rằng nhà vua đã bị
thanh gươm thiêng rơi trúng đùi để trừng phạt vì đã nhìn vào cổ áo một phụ nữ hành hương
đang làm lễ, có bản khác cho nhà vua bị thương sau một trận chiến với một địch thủ trước từng
là đồng minh. Có điều, các bản kể đều thống nhất ở mối quan hệ lạ lùng, thần bí của vị vua với
đất đai: khi vị vua bị thương đau đớn từ ngày này sang ngày khác, cả vùng đất cũng trở nên

hoang tàn, trở thành mảnh đất vô sinh. Và, lúc vị vua được phép màu của Chén Thánh chữa
khỏi, vùng đất cũng lập tức được phục sinh trở lại. Lý giải cho mơtíp này, Jessie Weston trong
cuốn Từ nghi lễ tới tiểu thuyết (Ritual to Romance) cho rằng đây là một dạng tự sự hoá nghi lễ
thờ cúng thần Thực vật, vốn phổ biến trong tất cả các nền văn hoá văn minh của nhân loại, rõ
nhất qua lễ thờ thần Adonis của người Hy Lạp và thần Attis của người Ai Cập. Hai vị thần này
đều bị chết và được phục sinh, Nn dụ cho sự héo tàn của cây cối trong mùa đông và sống lại khi
mùa xuân tới. Đây là mơ hình nghi lễ nổi tiếng đã được James Frazer phân tích trong cuốn Cành
vàng (The Golden Bough) và được nhiều nhà nghiên cứu hậu sinh vận dụng để phân tích các tác
phNm nổi tiếng như Oedipus, Hamlet, Orestes, vv… Do đó, có thể nói hình tượng vùng đất
hoang được bắt nguồn từ niềm tin của người Xentơ cổ rằng sự phồn thực của đất đai phụ thuộc
vào sức khoẻ của chính vị vua của nó, và người anh hùng chính là người thực hiện sứ mệnh đưa
mùa xuân trở lại. Rộng hơn, từ lâu biểu tượng ấy đã xuất hiện trong một mơtíp cốt truyện phổ
biến của nhân loại: thần thoại về vùng đất bỏ hoang được tái sinh bởi vị thần phồn thực.
Cách giải thích theo biểu tượng Thiên chúa giáo lại chỉ ra thêm những tầng nghĩa khác:
vết thương thể chất của Vua Đánh Cá là biểu tượng cho tội lỗi hoặc chấn thương về tinh thần; cá
là biểu tượng của Chúa, tượng trưng cho sự xả thân, hiến mình để cứu rỗi tội lỗi nhân loại. Và
chiếc Cốc chính là ơn phước, là phép màu Nn giấu đợi chờ để phục sinh lại tất cả. Vì vậy, cuộc
truy tìm Chén Thánh của người anh hùng trở thành biểu tượng cho sự tìm kiếm cuộc sống bất
tử, sự thụ pháp để khải ngộ, trưởng thành, để gặp Chúa. Chúa ở đây, hiểu theo nghĩa rộng, chính
là ý nghĩa sự sống, là sự thăng bằng trong cuộc sống cũng như sự hài hoà thống nhất giữa cá
nhân với cộng đồng của con người muôn thuở.
Đến thế kỉ XX, mơtíp này tiếp tục được các nhà văn hiện đại vận dụng một cách sáng tạo
để sinh thành những ý nghĩa mới. Hình tượng Vua Đánh Cá và cuộc truy tìm Chén Thánh trở lại
trong vở ca kịch Parcifal của Richard Wagner, các bộ phim như Cuộc phiêu lưu của Indiana
Jones, Bệnh nhân người Anh, Sinh ngày mùng 4 tháng 7, các tiểu thuyết như Bay qua tổ chim
cúc cu (Ken Kesey), Mặt trời vẫn mọc (E. Hemingway). Trong số đó, trường ca Đất hoang (The
Waste Land) của T.S. Eliot, ra đời năm 1922 chính là một trong những tác phNm khởi đầu và nổi
12



Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007

tiếng nhất. Bài thơ đã làm chấn động văn đàn thế giới bằng sự kết hợp tuyệt vời giữa mơtíp Vua
Đánh Cá và vùng đất hoang với rất nhiều chất liệu khác từ huyền thoại và cả văn hoá, hiện thực
đời sống hiện đại. Tác phNm đã đưa hình tượng Vua Đánh Cá trở thành một mơtíp rộng rãi, biểu
hiện cho nỗi cô đơn thống khổ của con người, sự vô sinh về cả đạo đức và tư tưởng của con
người trong xã hội Âu Mỹ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đất hoang trong trường ca của
T.S.Eliot chính là thế giới hiện thực của con người đương thời, cạn kiệt bởi sự nhàm chán, vô vị,
rỗng ruễnh. Hình tượng Vua Đánh Cá hố thân vào một biểu tượng lưỡng tính: lúc là nhân vật
Tiresias mù lồ già nua lang thang mệt mỏi vơ hồn (nhại lại hình tượng nhà tiên tri Tiresias
trong bi kịch Oedipus), lúc lại là cơ thư kí già vơ cảm, sống cuộc đời đơn điệu héo hắt.
Jake Barnes trong Mặt trời vẫn mọc của E. Hemingway cũng là một hoá thân của Vua
Đánh Cá hiện đại. Sự bất lực sinh lý của nhân vật Jake sau chiến tranh cũng chỉ là một dấu hiệu
để bộc lộ ra cái hố thẳm trống rỗng của tâm hồn con người chấn thương, hoài nghi, khao khát
được tin, yêu nhưng không thể. Cả Paris hoa lệ trong mắt Jake cũng đã trở thành một cùng đất
hoang bởi sự tẻ nhạt, phù phiếm, trơ cạn sinh khí và vô nghĩa.
Nhân vật thằng lùn bất lực Oskar (Cái trống thiếc, Gunter Grass) cũng là một Vua Đánh
Cá lang thang bơ vơ giữa biển người thác loạn, lạc lối của nước Đức hậu chiến tranh phát xít.
Chương Cái hầm hành bất hủ có thể ví như một bức tranh trần trụi về vùng đất hoang – cuộc
sống, vùng đất hoang bắt nguồn sâu thẳm từ sự hoang hố, khơ cạn trong tâm hồn con người.
Trong nền văn học đa văn hóa Mỹ hiện đại, mơtíp đặc biệt này cũng trở lại trong sự vận
dụng đầy sáng tạo và tinh tế của nhiều nhà văn, đặc biệt là các nhà văn thuộc dòng văn học của
người Mỹ bản địa – những nhà văn của cộng đồng người da đỏ vốn nặng lòng với đất đai và
cũng đang trăn trở trên con đường tìm kiếm cá tính, bản sắc riêng để tồn tại trước áp lực của văn
minh da trắng. Các tiểu thuyết nổi tiếng như Pháp lễ của Leslie Marmon Silko, Mùa đơng trong
máu của James Welch…đã khai thác khía cạnh lạc quan của mơtíp này: khơng chỉ mối quan hệ
mật thiết giữa cá nhân với cộng đồng mà cả mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường sống, với
vũ trụ – sự tương ứng bí Nn giữa thế giới nội tâm con người và thế giới khách quan rộng lớn của
tự nhiên, đồng thời cả niềm tin vào năng lực giải phóng, phục sinh chính mình của con người.
Thật khó để xác định sự kế thừa cốt truyện kinh điển của những nhà văn hiện đại ấy nảy sinh do ý

thức tự giác hay vơ thức sáng tạo. Có điều sự kế thừa mang đầy tính sáng tạo đó đã đem lại một
khúc ca lạc quan mới, đầy chất thơ, thoát thai và tiềm tàng trong cái “hằng ngày” cho con người.
Đâu là nguyên nhân sâu xa cho sự phục sinh trở lại của cái cội già hàng trăm năm ấy giữa
thế kỷ XX – thời gian của những chuyển mình dữ dội trong lịch sử của lồi người? Saul Bellow
nói rằng “khoa học đã tạo ra một cái máy hút sạch các niềm tin”. Trong thế giới giải-huyền-thoại
của chúng ta ngày hôm nay, những “hoa thơm” của văn minh đang ngày càng sinh ra thêm trái
đắng. Lạc lối trong mê cung của chính mình, “đám đơng đơn độc”, “đám đơng khơng nhân mạo”
của nước Mỹ nói riêng và xã hội con người hiện đại nói chung khơng chỉ càng ngày càng cô đơn
bởi sự nô dịch ngược lại của chính nền văn minh vật chất mà cả bởi chính những thiên kiến,
những ranh giới tự đặt ra để làm mất đi năng lực định giá chính mình và người khác. Bên cạnh
một “Đất hoang” nghĩa đen – môi trường trái đất đang bị hủy diệt là một “Đất hoang” Nn dụ – xã
hội phân rã, không sức sống, khơng niềm tin của con người. Vận dụng lại mơtíp huyền thoại về
13


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007

cuộc truy tìm Chén Thánh với ý tưởng trung tâm là mối quan hệ giữa Vua Đánh Cá và Đất hoang
là một cách trở về với trí tuệ vĩnh cửu, với năng lực nhìn, nghe và sống một cách thật đơn giản,
thuần khiết mà bình yên tiềm tàng trong huyền thoại, trong văn hóa dân gian, trong bản sắc của
cộng đồng - con đường mà những nhà văn đa văn hóa đã đi, và mong mỏi nhân loại đáp lời.
Đi từ một cái nhìn bao quát, hệ thống nguồn gốc và ý nghĩa của mơtip“tìm kiếm Chén
Thánh” tới những khám phá cụ thể về sự tái sinh phong phú và uyển chuyển của cốt truyện ấy
trong văn học hiện đại, bài viết muốn chứng minh những nội hàm văn hóa sâu sắc của mơtip này
vẫn chưa hồn kết đối với tư duy con người, nó vượt qua mọi khoảng cách của không gian và
thời gian. Đặc biệt, sự tái sinh ấy hàm chứa một thông điệp nhân văn: lịch sử của Con Người, đó
là một hành trình tìm kiếm vĩnh cửu chất người trong chính mình
Tóm tắt
SỨC SỐNG CỦAMOTIP “TÌM KIẾM CHÉN THÁNH” TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI


“Tìm kiếm Chén Thánh” là một trong những mơtip có nội hàm văn hóa sâu sắc, thu hút nhiều
luồng ý kiến lý giải khác nhau của các nhà phê bình văn học. Từ một cái nhìn bao quát về nguồn gốc,
ý nghĩa và hành trình của mơtip này trong văn học, bài viết khám phá sự tái sinh tinh tế và uyển
chuyển của nó trong văn học thế giới hiện đại với sự gia tăng những tầng nghĩa phong phú.
Summary
THE VITALITY OF MOTIF GRAIL QUEST IN MODERN LITERATURE

“Grail quest” is an intensive literary archetype raising many controversial analyses. By
generalizing and systematizing the complex origins and the plentiful meanings of motif “Grail
quest” in literature, the article finds out its subtle and flexible revitalizations in many modern
literary masterpieces.
Tài liệu tham khảo
[1]. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư
(chủ biên dịch), Nxb Đà Nẵng.
[2]. Lorelei Cederstrom, Myth and Ceremony in Contemporary North American Native Fiction.
/>[3]. Thomas S. Eliot (1922), The Waste Land,
www.poemhunter.com/quotations/famous.asp?people=T.S.%20(Thomas%20Stearns)%20Eliot&p=4
[4]. A.Robert Lee (2003), Multicultural American Literature, Edinburgh University Press.
[5]. William D. McClintock and Porter Lander McClintock (biên soạn) (1999), Song and Legend
From the Middle Ages.

[6]. Leslie M. Silko (2002), Lễ hội mặt trời, Linh Thụy dịch, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh .
[7]. Jessie L. Weston (1919), Ritual to romance.

[9]. Mục từ “Grail” và “Fisher King”
/>
14




×