Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng dẫn học sinh phân loại và phân tích tìm lời giải các bài toán phần nhiệt học trong chương trình vật lí 8, tại trường THCS nga thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.84 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN LOẠI VÀ PHÂN TÍCH
TÌM LỜI GIẢI CÁC BÀI TỐN PHẦN NHIỆT HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 8, TẠI TRƯỜNG
THCS NGA THẮNG

Người thực hiện: Nguyễn Đình Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thắng
SKKN thuộc môn: Vật lí

THANH HỐ NĂM 2021

1


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lý do chọn đề tài.



1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2

2.3. Các giải pháp thực hiện

3


2.3.1. Giải pháp chung

3

2.3.2 Xây dựng các bước chung để giải bài tập nhiệt học

3

2.3.3. Các bước tiến hành.

4

2.3.4. Hướng dẫn giải các dạng bài tập phần Nhiệt học

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14

3. Kết luận, kiến nghị.

14

3.1. Kết luận.

14

3.2. Kiến nghị


14

1. Mở đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài:
2


Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen
với bộ mơn Vật lí từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học
sinh những kiến thức Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm chưa đầy đủ.
Vật lí 8 các em bắt đầu làm quen với những bài toán định lượng nên nhiều học
sinh chưa định hướng được u cầu của bài tốn, chưa có phương pháp giải
hoặc một số em biết cách làm nhưng trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học.
Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật Lí cơ bản được trang bị cho
học sinh trung học cơ sở. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các
phần khác, bài tập phần này cũng khơng q khó song vì các em ít được tiếp
xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập Nhiệt cịn khó khăn
với các em và các em chưa có phương pháp giải.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh lại phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ
sư phạm của người thầy. Qua giảng dạy và tìm hiểu tơi nhận thấy phần lớn các
em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập vật lý
một cách có hiệu quả, nên tơi chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh phân loại và
phân tích tìm lời giải các bài tốn phần Nhiệt học trong chương trình Vật lí 8,
tại trường THCS Nga Thắng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với mong muốn phần nào khắc phục được nhược điểm tìm cách giải bài tập
vật lí Nhiệt học của học sinh lớp 8 và rèn luyện tính tự học cho học sinh góp
phần hồn thành mục tiêu dạy học bộ mơn.
Mục đích đề tài là hướng dẫn học sinh nắm vững các dạng bài tập và

phương pháp giải các dạng bài tập phần Nhiệt học. Học sinh biết vận dụng các
kiến thức đã học vào giải bài tập từ đó trình bày bài tốn Vật lí chặt chẽ và khoa
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Kiến thức Phần Nhiệt học trong chương trình Vật lí 8.
Bài 24: Cơng thức tính nhiệt lượng.
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.
Sự chuyển thể của các chất
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, lý luận dạy học,
sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
Dạy học theo phương pháp đổi mới, theo phương pháp đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề.
Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để giải bài tập
Nhiệt học.
Phân loại các dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cho tầng dạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra, khảo sát cụ thể việc giải bài tập Nhiệt học ở học sinh. Chú ý tới
sai sót thường mắc phải, quan sát trực tiếp việc giải bài toán Nhiệt học của học
sinh từ đó uốn nắn thường xun cách trình bày bài của học sinh.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm
trong giảng dạy.
3


Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học lý thuyết và làm bài tập của học
sinh, có những câu hỏi tổng hợp để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tích luỹ
kinh nghiệm, đúc rút chọn lọc thành bài học về phương pháp giải toán Vật lí.

- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động học tập của
học sinh nhằm giúp các em tiếp cận kiến thức địi hỏi phải đổi mới tồn bộ
nhiều khâu. Để hướng dẫn học sinh làm bài tập Nhiệt học khơng phải giáo viên
trình bày lại lời giải, học sinh chép lại mà giáo viên phải là người tổ chức hướng
dẫn các em thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở để các em từng bước tìm ra
phương pháp giải.
Nên việc đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh là nhiệm vụ cấp bách.
Dạy học Vật lí là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Nó địi hỏi
người giáo viên khơng phải chỉ có năng lực, kinh nghiệm mà phải có cả tâm
huyết với nghề, yêu nghề, yêu trò, phát hiện và bồi dưỡng tạo điều kiện để cho
những em có năng lực tự bộc lộ khả năng một cách tối đa. Mỗi học sinh đều có
mặt mạnh riêng, vì vậy trong dạy học giáo viên cần chú ý đến điểm này thì sẽ
nâng cao được chất lượng tồn diện.
Trong q trình học Vật lí ở trường trung học cơ sở, học sinh cần biết cách tổ
chức việc học tập của mình một cách chủ động, sáng tạo. Người thầy cần rèn
cho học sinh kĩ năng, thói quen độc lập suy nghĩ khoa học và lời giải phải có cơ
sở lí luận.
Trong thực tế giảng dạy tơi thấy có nhiều học sinh chưa biết giải bài toán
Nhiệt học do nhiều nguyên nhân, trong đó ngun nhân chủ yếu là học sinh
khơng chỉ ra được bài tốn cho biết điều gì? u cầu gì? Vận dụng kiến thức
nào đã học để giải quyết bài tốn đó? Nên học sinh chưa thể định hướng dạng
bài tập, để tìm cách giải.
Qua đề tài này sẽ giúp nâng cao chất lượng học sinh đại trà và học sinh giỏi
của bộ mơn Vật lí.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường THCS Nga Thắng có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy
tương đối tốt, phòng học và phòng thực hành vật lý kiên cố, sạch sẽ đúng quy
cách, có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp.
Học sinh trường THCS Nga Thắng đa phần là các em ngoan chịu khó trong
học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập.
Đội ngũ giảng dạy mơn Vật lý ở trường có 2 giáo viên.
- Trong qua trình giảng dạy bộ mơn vật lí phần Nhiệt học tơi nhận thấy việc
định hướng giải bài tập định lượng của các em còn yếu ở các mặt sau:
Các em chưa xác định được các quá trình trao đổi nhiệt; đối tượng trao đổi
nhiệt và các bước giải bài tập.
4


- Kết quả đạt được khi khảo sát làm bài tập với thời gian 15 phút:
Đề bài khảo sát:
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1kg vào 1000g nước. Miếng đồng
nguội đi từ 70°C xuống 10°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380J/kg.K.
Hỏi:
a. Nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
b. Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ?
Kết quả khảo sát đối với học sinh lớp 8, trường THCS Nga Thắng năm học
2018-2019:
H/S Lớp 8
Sỹ số 32

Giỏi
0 = 0%


Kết quả
Khá
TB
4 = 12,5%
16 = 50%

Yếu
12 = 37,5%

Kém
0

Kết luận: Đa số các em còn lúng túng và chưa biết cách để giải một bài toán
nhiệt học.
- Vậy nguyên nhân nào làm cho các em khơng có định hướng giải bài tập như
thế?
Theo tơi có nhiều ngun nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan.
- Trước hết phải kể đến sự hạn chế về phương pháp truyền đạt kiến thức của
người thầy đến với học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
- Thứ hai là bản thân học sinh còn chủ quan lơ là, chưa tập trung nghe giảng nên
tiếp thu kiến thức chưa đầy đủ do vậy việc định hướng giải bài tập chưa tốt.
- Thứ ba phải kể đến cách biên soạn chương trình sách giáo khoa Vật Lý 8 có ít
tiết bài tập nên giáo viên chưa rèn được kỹ năng cho học sinh. Trong khi ở lớp 6
lớp 7 các em ít được làm quen với dạng bài tập định lượng thì lên lớp 8 các em
có rất nhiều bài tập định lượng, trong đó có phần Nhiệt học. Vì vậy các em cần
được rèn luyện nhiều hơn.
- Để giúp các em khắc phục phần nào hạn chế đó, tơi đã tìm hiểu, suy nghĩ và
đưa ra các hướng dẫn giải bài tập cũng như hệ thống bài tập phong phú, góp
phần vào việc rèn luyện tư duy tích cực và phương pháp tự học của Học sinh.

Từ đó các em thêm u thích mơn học, phát triển được năng lực tìm tịi học tập
của các em và cũng góp phần vào công tác ôn thi học sinh giỏi.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp chung
Xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài ngay từ đầu năm học.
Áp dụng việc giảng dạy với tất cả các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung
bình..
Khảo sát và rút ra kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy tơi có đưa ra một số phương pháp để nâng cao hiệu
quả là:
- Cần có kĩ năng định hướng bài giải một cách có hệ thống, dễ hiểu

5


- Cần phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực giúp cho các em có
tính tự học, tự giác.
- Cần hướng dẫn và nhắc lại cho học sinh một số kiến thức có liên quan
- Đưa ra các phương pháp giải ngắn gọn, dễ hiểu.
2.3.2 Xây dựng các bước chung để giải bài tập nhiệt học
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tóm tắt
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài, bài toán cho biết những đại lượng nào,
phải tìm đại lượng nào. Sau đó tóm tắt bằng các kí hiệu vật lý, đổi đơn vị nếu
cần.
Bước 2: Xây dựng lập luận:
Tìm mối quan hệ giữa ẩn số phải tìm và các dữ kiện đã cho trực tiếp thông qua
các công thức hoặc gián tiếp qua các phép biến đổi.
Bước 3: Giải toán
Lưu ý: cho học sinh giải phương trình chữ trước, sau đó thu gọn phương trình
chữ rồi mới thay các số liệu đã cho để đi đến kết quả.

Bước 4: Kiểm tra, biện luận
Sau khi giải xong, ta tiến hành kiểm tra xem cách giải trên có đúng khơng? Đã
phù hợp với thực tế chưa? Đơn vị đã đúng chưa?
2.3.3. Các bước tiến hành.
2.3.3.1. Đối với giáo viên
Để giảng dạy tốt bài tập phần Nhiệt học giáo viên cần phải chuẩn bị tốt một
số công việc sau:
Khắc sâu các kiến thức cơ bản.
Giáo viên đọc thêm sách tham khảo để sưu tầm nhiều dạng bài tập và chọn
phương pháp giải dễ hiểu.
Với mỗi bài tập phải giúp học sinh định hướng được phương pháp giải, đưa về
dạng toán cơ bản để khi gặp bài khác học sinh có thể vận dụng giải được.
Với bài tập có nhiều đại lượng cần chú ý rèn kĩ năng tóm tắt đề bài và đổi đơn
vị.
Ở mỗi tiết học phải dành thời gian hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Luôn
đổi mới phương pháp dạy và học giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy
của bản thân.
2.3.3.2. Học sinh cần hệ thống các kiến thức cần thiết để giải bài tập phần
Nhiệt học.
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.
- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên: Q = m.c.∆t ; (với ∆t = t 2 - t1.
Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu).
- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi: Q = m.c.∆t ; (với ∆t = t 1 - t2. Nhiệt
độ đầu trừ nhiệt độ cuối).
- Nhiệt lượng tỏa ra và thu vào của các chất khi chuyển thể:
+ Sự nóng chảy - Đơng đặc: Q = m.λ, (λ là nhiệt nóng chảy)
+ Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = m.L, (L là nhiệt hóa hơi)
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

6


Q = m.q (q năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)
- Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra = Qthu vào
2.3.4. Hướng dẫn giải các dạng bài tập phần Nhiệt học
Dạng 1: Bài tập chỉ có một q trình thu nhiệt của các chất
Bài tập: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 kg nước ở
25°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết
nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K.
Phân tích bài:
? Bài tốn trên có mấy đối tượng tham gia thu nhiệt.
? Nhiệt lượng để đun sơi ấm nước được tính như thế nào.
Giáo viên chốt lại: Bài tốn trên có hai đối tượng tham gia thu nhiệt là 0,5kg
nhôm ở 25°C và 2 kg nước ở 25°C.
Vậy nhiệt lượng để đun sôi ấm nước bằng nhiệt lượng cung cấp cho nước
để nó tăng từ 25°C đến 100°C và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhơm để nó tăng
từ 25°C đến 100°C.
Cách giải: Bước 1: Phân tích tìm các đối tượng thu nhiệt
Bước 2: Dùng công thức Q = m.c.  t để tính nhiệt lượng theo yêu cầu
của bài. Chú ý phải đổi đơn vị (nếu cần).
Từ phân tích trên ta có lời giải sau:
Tóm tắt
m1 = 0,5kg
Bài giải
m2 = 2kg
Nhiệt lượng cần để đun 0,5 kg nhôm từ 25°C đến 100°C là
c1 = 880J/kg.K
Q1 = m1.c1.  t = 0,5.880. (100 – 25) = 33000(J)

c2 = 4200J/kg.K
Q=?
Nhiệt lượng cần để đun 2 kg nước từ 25°C đến 100°C là
Q2 = m2.c2.  t = 2.4200.(100 – 25) = 630000 (J)
Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là
Q = Q1+ Q2 = 33000 + 630000 = 663000 (J)
Dạng 2: Bài tập có cả q trình thu nhiệt và q trình toả nhiệt.
Bài tập1: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước.
Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nhận được một nhiệt
lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ ? Biết nhiệt dung riêng
của đồng là c1 = 380J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K.
Phân tích bài tốn
? Bài tốn trên có mấy đối tượng tham gia vào q trình trao đổi nhiệt.
? Đối tượng nào thu nhiệt, đối tượng nào toả nhiệt.
? u cầu của bài tốn trên là gì.
? Nhiệt lượng toả ra được tính như thế nào?
? Nhiệt lượng thu vào được tính như thế nào.
? Dựa vào đâu để tính được nước nóng lên thêm bao nhiêu độ.
Giáo viên chốt lại: Bài tốn trên có hai đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi
nhiệt. Đồng là vật toả nhiệt, còn nước là vật thu nhiệt. Nhiệt lượng đồng toả ra
bằng nhiệt lượng nước thu vào.
Cách giải:
Bước 1: Phân tích đề bài tìm đối tượng toả nhiệt, đối tượng thu nhiệt.
7


Bước 2: Dùng cơng thức tính nhiệt lượng để tính nhiệt lượng toả ra,
nhiệt lượng thu vào.
Bước 3: Dùng phương trình cân bằng nhiệt Q toả ra = Q thu vào để
tính đại lượng chưa biết theo yêu cầu của đề bài.

Từ phân tích trên ta có lời giải như sau:
Tóm tắt
m1 = 0,5kg; m2 = 500g = 0,5kg; t1 = 80°C; t = 20°C; c1 = 380J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K ; Q2 = ?
Bài giải
Nhiệt lượng đồng toả ra khi hạ nhiệt độ từ 80°C xuống 20°C là:
Q1 = m1.c1.  t1 = 0,5.380.(80 – 20) = 11400 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng đồng toả ra ta có:
Q2 = m2.c2.  t2 = Q1 = 11400(J)
Nước nóng lên thêm là:
 t2 =

Q2
11400
 5,43°C
=
0,5.4200
m2 .c 2

Chú ý: Bài tập này có thể u cầu tính khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ
cân bằng của quá trình trao đổi nhiệt thì ta cũng giải tương tự.
Bài tập 2: Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 2Kg nước ở 20 0C,
bình thứ hai chứa 4Kg nước ở 600C. Người ta rót một ca nước từ bình 1 vào
bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một ca nước từ bình 2
sang bình 1 để lượng nước trong hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi
cân bằng là 21,950C.
a. Xác định lượng nước đã rót ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2 ?
b. Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng ở mỗi bình ?
Bài giải
a. Giả sử khi rót lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, nhiệt độ cân bằng của

bình 2 là t nên ta có phương trình cân bằng:
m.(t - t1) = m2.(t2 - t)
(1)
Tương tự lần rót tiếp theo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là t' = 21,95 0C và
lượng nước trong bình 1 lúc này chỉ cịn (m 1 - m) nên ta có phương trình cân
bằng:
m.(t - t') = (m1 - m).(t' - t1)
(2)
Từ (1) và (2) ta có phương trình sau:
m2.(t2 - t) = m1.(t' - t1)

�t 

m2t2  m1  t ' t1 
m2

(3)

Thay (3) vào (2) tính tốn ta rút phương trình sau:
m

m1 .m2  t ' t1 
m2  t 2  t1   m1  t ' t1 

(4)

Thay số vào (3) và (4) ta tìm được: t = 590C và m = 0,1 Kg.
b. Lúc này nhiệt độ của bình 1 và bình 2 lần lượt là 21,95 0C và 590C bây giờ ta
thực hiện rót 0,1Kg nước từ bình 1 sang bình 2 thì ta có thể viết được phương
trình sau:

m.(T2 - t') = m2.(t - T2)

 T2 

m1t 'm2 t
58,12 0 C
m  m2

8


Bây giờ ta tiếp tục rót từ bình 2 sang bình 1 ta cũng dễ dàng viết được phương
trình sau:
m.(T1 - T2) = (m1 - m).(t - T1)

 T1 

mT2  (m1  m)t '
23,76 0 C
m1

Bài tập 3: Có ba chất lỏng khơng tác dụng hóa học với nhau và được trộn
lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế, chúng có khối lượng lần lượt là m 1=1kg,
m2= 10kg, m3=5kg, có nhiệt dung riêng lần lượt là C 1 = 2000J/Kg.K, C2 =
4000J/Kg.K, C3 = 2000J/Kg.K và có nhiệt độ là t1 = 60C, t2 = - 400C,
t3 = 600C.
a. Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xảy ra cân bằng ?
b. Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên thêm 6 0C. Biết
rằng khi trao đổi nhiệt khơng có chất nào bị hóa hơi hay đông đặc?
Bài giải

a. Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta
thu được một hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3 ta có phương trình cân bằng nhiệt:
m1c1(t1 - t) = m2c2(t - t2); t = (m1c1t1 + m2c2t2) : (m1c1 + m2c2) (1)
Sau đó ta đem hỗn hợp trên trộn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất
ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:
(m1c1 + m2c2)(t' - t) = m3c3(t3 - t') (2)

Từ (1) và (2) ta có: t = (m1c1t1 + m2c2t2 +m3c3t3) : (m1c1 + m2c2 + m3c3)
Thay số vào ta tính được t' ≈ -190C.
b. Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60C
Q = (m1c1 + m2c2 + m3c3).(t4 - t') = 1300000(J)
Bài tập 4: Một nhiệt lượng kế bằng nhơm có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ
t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m(kg) nước ở nhiệt độ t 2. Sau
khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 9 0C. Tiếp tục đổ thêm vào
nhiệt lượng kế 2m(kg) một chất lỏng khác (khơng tác dụng hóa học với nước) ở
nhiệt độ t3 = 45 0C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10 0C
so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế? Biết nhiệt
dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900J/kg.K và c2= 4200
J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác.
Bài giải
Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ nhất, nhiệt độ cân bằng của hệ là t, ta có
m.c1.(t - t1) = m.c2.(t2 - t)
(1)
o
mà t = t2 - 9, t1 = 23 C, c1 = 900J/kg.K , c2 = 4200J/kg.K
(2)
từ (1) và (2) ta có 900(t2 - 9 - 23) = 4200(t2 - t2 + 9)
900(t2 - 32)
= 4200.9 ==> t2 - 32 = 42

0
suy ra t2 = 74 C và t = 74 - 9 = 650C
Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ cân bằng của hệ là t', ta có
2m.c.(t' - t3) = (mc1 + m.c2).(t - t')
(3)
o
mà t' = t - 10 = 65 - 10 = 55, t3 = 45 C ,
(4)
từ (3) và (4) ta có 2c.(55 - 45) = (900 + 4200).(65 - 55)
2c(10) = 5100.10 suy ra c =

5100
= 2550J/kg.K
2
9


Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng đổ thêm vào là 2550J/kg.K.
Bài tập 5: Một người dùng nước trong bể, có nhiệt độ 200C để pha nước ‘ba
sơi hai lạnh’. Hãy tính nhiệt độ của nước pha được ?
* Hướng dẫn tìm lời giải:
- ‘Ba’ và ‘hai’ trong cụm từ ‘ba sơi hai lạnh’ có nghĩa là ‘ba thể tích bằng nhau’
và ‘hai thể tích bằng nhau’, chẳng hạn, ‘ba gáo nước sơi và hai gáo nước lạnh’,
hoặc ‘ba lít nước sơi và ba lít nước lạnh’.
- Đại lượng giống nhau trong bài này là m gáo nước sôi; nhiệt dung riêng giống
nhau là c (chất lỏng là nước); nhiệt độ của nước sôi và nước lạnh là lượng nước
hỗn hợp đã trao đổi nhiệt và cân bằng theo nguyên lí truyền nhiệt.
- Nhiệt độ sơi là: 1000C; nhiệt độ nước để pha: 200C; nhiệt độ cuối cùng là: t.
Bài giải
Gọi m là khối lượng một gáo nước sôi hoặc nước lạnh.

Gọi t là nhiệt độ cuối cùng của nước.
Theo đề bài ta có phương trình cân bằng nhiệt giữa nước sôi và nước
lạnh là:
3m.c .(100 - t) = 2m.c .(t – t2) → 3(100 - t) = 2.( t - 20)
� 300  3t  2 t  40
340
� 5t  340 � t 
 680 C
5
0
Đáp số: t = 68 C
Dạng 3: Bài tập về tính khối lượng của các chất trao đổi nhiệt
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: Q cung cấp = Q vật thu + Q hao phí.
Cách tính Q vật thu như ở dạng 2.
Cách tính Q hao phí, tùy theo đề bài, mà ta có thể tính theo những cách khác nhau.
Bài tập 1
Đổ 5 lít nước sơi vào trong một nồi nhơm ở nhiệt độ 20 oC. Nhiệt độ của nồi
nước sau khi cân bằng nhiệt là 45 oC. Hỏi khối lượng của nồi nhôm là bao
nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và
4200J/kg.K, nhiệt lượng do môi trường xung quanh hấp thụ chiếm 30% nhiệt
lượng do nước tỏa ra.
Bài giải
Gọi t2 là nhiệt độ cuối cùng của nồi nước khi có sự cân bằng nhiệt. Ta có:
Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Qt = mn.cn.(t1n – t2)
(1)
Nhiệt lượng do nồi nhôm thu vào: Qnhth = mnh.cnh.(t2 – t1nh) (2)
Nhiệt lượng do mơi trường ngồi hấp thụ:
Qmtth = 0,3.Qt = 0,3.mn.cn.(t1n – t2)
(3)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qt = Qth
(4)
Từ (1), (2), (3) và (4) ta có:
mn.cn.(t1n – t2) = mnh.cnh.(t2 – t1nh) + 0,3.mn.cn.(t1n – t2).
Suy ra: mnh.cnh.(t2 – t1nh) = 0,7. mn.cn.(t1n – t2)
Vậy, khối lượng của nồi nhôm là:
mnh 

0,7.mn .cn . t1n  t2  0,7.5.4200.(100  90)

�2, 4(kg )
cnh . t2  t1nh 
880.(90  20)

10


Đáp số: mnh ≈ 2,4 (kg).
Bài tập 2
Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng 140 gam ở
nhiệt độ t = 36oC. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu
có nhiệt độ t1 = 19oC và nước có nhiệt độ t2 = 100oC.
Nhiệt dung riêng của rượu và nước là: c1 = 2500J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K.
Bài giải
Gọi m1, m2 là khối lượng rượu và nước.
- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q1 = m1.c1.(t – t1)
- Nhiệt lượng nước tỏa ra:

Q2 = m2.c2.(t2 – t)


Khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 → m1.c1.(t – t1) = m2.c2.(t2 – t)
m1 c2 (t2  t ) 4200(100  36)


�6,3 ;
m1 = 6,3 m2
m2 c1 (t  t1 ) 2500(36  19)
Mặt khác: m1 + m2 = 140 (g)
6,3m2 + m2 = 7,3m2 = 140 → m2 = 19,18 (g)
m1 = 6,3.m2 = 6,3.19,18 ≈ 120,82 (g)
Vậy, các khối lượng ban đầu: m1 = 120,82 (g); m2 = 19,18 (g).
Dạng 4: Bài tập có sự trao đổi nhiệt với mơi trường bên ngồi
*Phương pháp giải
+ Nếu khơng có hao phí nhiệt thì H = 100% khi đó Qtoả = Qthu
+ Nếu có hao phí nhiệt ra bên ngồi thì H < 100% và khi đó Qthu = H.Qtỏa
Bài tập 1: Có 3 lít nước sôi đựng trong một cái ấm. Hỏi khi nhiệt độ của nước
giảm đi cịn 40oC thì nước tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là bao
nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng và trọng lượng riêng của nước lần lượt là
c = 4200J/kg.K và d = 104N/m3.
Bài giải
+ Khối lượng của nước: m = D.V = d/10.V = 3kg
+ Khi nước sơi nhiệt độ t1 =100oC, vì nhiệt tỏa ra mơi trường xung quanh nên
nhiệt độ giảm xuống cịn t2 = 40oC. Do đó nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi
trường xung quanh là: Q mc(t1  t 2 ) 3.4200(100  40) 756000 J 756kJ
Bài tập 2: Một thau nhơm có khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 20 oC. Thả vào
thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ra ở lị. Nước nóng đến 21,2 oC.
Tìm nhiệt độ của bếp lị? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là
c1 = 880J/Kg.K ; c2 = 4200J/Kg.K; c3 = 380J/Kg.K
Và nhiệt tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước.
Bài giải

0
Gọi t C là nhiệt độ của bếp lò, cũng là nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng
Nhiệt lượng thau nhôm nhận được để tăng từ t1  200C đến t 2 21,20C
Q1 m1c1 .(t 2  t1 ) ;
( m1 là khối lượng thau nhôm)
Nhiệt lượng nước nhận được để tăng từ t1  200C đến t 2 21,20C
Q2 m2 c2 (t 2  t1 ) ; ( m2 là khối lượng nước)
Nhiệt lượng đồng toả ra để hạ từ t0C đến t 2 21,20C
11


Q3 m3 c3 (t  t 2 ) ;

( m3 khối lượng thỏi đồng)
Thực tế do có sự toả nhiệt ra mơi trường nên phương trình cân bằng nhiệt được
viết lại:
Q3  10%(Q1  Q2 ) (Q1  Q2 )
 Q3 110 %(Q1  Q2 ) 1,1(Q1  Q2 )
Hay m3c3 (t ' t 2 ) 1,1(m1c1  m2 c2 )(t 2  t1 )
((m1c1  m2 c2 )(t 2  t1 )  m3 c3t 2
 t' =
+ t 2 → t’ = 174,740C
m3c3

Bài tập vận dụng:
Một ấm điện bằng nhơm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở t1 =25oC. Muốn
đun sơi lượng nước đó trong 20 phút thì ấm phải có cơng suất là bao nhiêu. Biết
nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là c = 4200J/kg.K, c1 = 880J/ kg.K và
30% nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.
Dạng 5: Bài tập liên quan đến sự chuyển thể của các chất

Bài tập 1: Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 100 0C vào một bình
chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp
và tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.
Bài giải:
Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 1000C
Q1 = m1. L = 0,2 . 2,3.106 = 460000 (J)
Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2Kg nước ở 1000C thành nước ở t0C
Q2 = m1.C. (t1 - t) = 0,2. 4200 (100 - t)
Nhiệt lượng thu vào khi 1,5Kg nước ở 150C thành nước ở t0C
Q3 = m2.C. (t - t2) = 1,5. 4200 (t - 15)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 = Q3
 460000 + 0,2. 4200 (100 - t) = 1,5. 4200 (t - 15)
 6780.t = 638500
 t ≈ 940C
Tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.
m = m1 + m2 = 0,2 + 1,5 = 1,7(Kg)
Bài tập 2: Một thỏi nước đá có khối lượng 200g ở -100C.
a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C.
b. Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào một xô nước bằng nhôm ở 20 0C. Sau khi cân
bằng nhiệt ta thấy trong xơ cịn lại một cục nước đá có khối lượng 50g. Tính
lượng nước đã có trong xơ lúc đầu ?, Biết xơ có khối lượng 100g.
Bài giải:
a. Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -100C đến 00C
Q1 = m1c1(t2 - t1) = 3600(J)
Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hồn tồn ở 00C
Q2 = m1.λ = 68000 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 00C đến 1000C
Q3 = m3c2(t3 - t2) = 84000(J)
Nhiệt lượng nước thu vào để hóa hơi hồn tồn ở 1000C
Q4 = m1.L = 460000(J)

Nhiệt lượng cần cung cấp trong suốt quá trình:
12


Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 615600(J)
b. Gọi m' là lượng nước đá đã tan: m' = 200 - 50 = 150g = 0,15Kg
Do nước đá tan không hết nên nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 00C.
Nhiệt lượng mà m' (Kg) nước đá thu vào để nóng chảy:
Q' = m'.λ = 51000 (J)
Nhiệt lượng do m'' Kg nước và xô nhôm tỏa ra để giảm xuống từ 200C đến 00C
Q" = (m".c2 + mnhcnh).(20 - 0)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Q" = Q' + Q1 hay: (m".c2 + mnhcnh).(20 - 0) = 51000 + 3600
 m" = 0,629 (Kg)
Bài tập 3: Khi thực hành trong phịng thí nghiệm, một học sinh cho một
luồng hơi nước ở 1000C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở
100C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 42 0C và khối lượng nước trong
nhiệt kế tăng thêm 0,02kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm
này?
Bài giải:
Nhiệt lượng mà 0,35kg nước thu vào:
Q Thu vào = m.c.(t2 - t1) ≈ 46900(J)
Nhiệt lượng mà 0,02Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước
Q1 = m.L = 0,02.L
Nhiệt lượng mà 0,02Kg nước ở 1000C tỏa ra khi hạ xuống còn 420C
Q 2 = m'.c.(t3 - t2) ≈ 4860(J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Q Thu vào = Q1 + Q 2 hay: 46900 = 0,02L + 4860  L = 21.105 (J/Kg)
Bài tập 4: Rót 0,5kg nước ở nhiệt độ t1 = 200C vào một nhiệt lượng kế.
Thả trong nước một cục nước đá có khối lượng m 2 = 0,5kg có nhiệt độ ban đầu

là -150C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung
riêng của nước c1 = 4200J/kg.K, của nước đá là c 2 = 2100J/kg.K, nhiệt nóng
chảy của nước đá là 3,4.105J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế.
Bài giải:
Nhiệt lượng 0,5kg nước tỏa ra khi hạ nhiệt từ 200C xuống 00C:
Q1 = m1.c1.( t1 – 0) = 0,5.4200.20 = 42000J
Khi nước đá tăng nhiệt độ từ -150C đến 00C, nước đá cần một nhiệt lượng:
Q2 = m2.c2.[0 - (-15)]= 0,5.2100.15 = 15750J
Muốn cho 0,5kg nước đá nóng chảy hồn tồn cần một nhiệt lượng:
Q3 = λ. m2 = 3,4.105.0,5 = 170000J.
Từ kết quả trên cho thấy:
- Q1 > Q2: Nước đá có thể tăng nhiệt độ tới 00C.
- Q1 – Q2 < Q3: Nước đá khơng thể tan hồn tồn mà chỉ tan một phần.
Vậy: Sau khi cân bằng nhiệt, nước đá khơng tan hồn tồn mà nhiệt độ chung
của hỗn hợp là 00C.
Dạng 6: Bài tập liên quan đến đồ thị nhiệt
*Phương pháp giải:
+ Căn cứ vào đồ thị suy ra các số liệu ứng với các đại lượng tương ứng.

13


+ Từ các đại lượng đã tìm được liên hệ với cơng thức thích hợp có chứa đại
lượng đã tìm được từ đó suy ra đại lượng khác
Bài tập 1: Hai lít nước được đun trong một chiếc bình
đun nước có cơng suất 500W. Một phần nhiệt tỏa ra mơi
trường xung quanh. Sự phụ thuộc của công suất tỏa ra
môi trường theo thời gian đun được biểu diễn trên đồ thị
như hình vẽ. Nhiệt độ ban đầu của nước là 200c. Sau bao
lâu thì nước trong bình có nhiệt độ là 300C.

Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
Bài giải
Gọi đồ thị biểu diễn công suất tỏa ra môi trường là P = a + bt.
+ Khi t = 0 thì P = 100
+ Khi t = 200 thì P = 200
+ Khi t = 400 thì p = 300
Từ đó ta tìm được P = 100 + 0,5t; Gọi thời gian để nước tăng nhiệt độ từ
0
20 c đến 300c là T thì nhiệt lượng trung bình tỏa ra trong thời gian này là: Ptb =
= = 100 + 0,25t
Ta có phương trình cân bằng nhiệt: 500T = 2.4200(30 - 20) + (100+0,25T)T
Phương trình có nghiệm: T = 249 s và T = 1351 s
Ta chọn thời gian nhỏ hơn là T = 249s
Bài tập 2: Sự biến thiên nhiệt độ của khối lượng nước đá đựng trong ca nhôm
theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị (H.1). Tìm khối lượng nước đá
và khối lượng ca nhôm. Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là
4200J/kg.K; 880J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg.
t 0C
2

C

0 A

B
Q (KJ), (Hình 1)
170 175
Định hướng giải bài tập:
- Xác định các dữ kiện trên đồ thị.
- Phân tích đồ thị:

+ Đoạn thẳng AB nằm ngang nhiệt độ không đổi chứng tỏ nước đá đang
tan và nhiệt lượng cung cấp cho quá trình này là 170kJ = 170000J => tính được
khối lượng nước đá.
+ Đoạn BC (tăng dần) nhiệt độ từ 00C đến 20C cần nhiệt lượng
175 – 170 = 5 (kJ) = 5000J => tính được khối lượng ca nhôm.
Bài giải
Gọi m1, m2 (kg) lần lượt là khối lượng của nước và ca nhôm. (m1, m2 > 0)
Từ cơng thức tính nhiệt lượng cần thiết để nước đá nóng chảy hồn tồn:
Q1 = λ .m1

=> m1 =

170000
Q1
= 3,4.105 = 0,5 (kg)


Nhiệt lượng nước đá và ca nhôm thu để tăng nhiệt độ từ 00C đến 20C là:
Q2 = 175 – 170 = 5(kJ) = 5000J
14


Ta lại có: Q2 = (m1c1+m2c2).(2 - 0)
Hay: 5000 = 0,5.4200 + m2.880
=> m2 = (2500 - m1c1) : c2 = (2500 - 0,5.4200) : 880 = 0,45(kg)
Vậy: Khối lượng của nước và ca nhôm lần lượt là: 0,5kg và 0,45kg.
Bài tập 3: Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất lỏng theo nhiệt
lượng cung cấp có dạng như (hình 2). Biết nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là
2500J/kg.K. Xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng?
t(0C)

80 B
C

20 A
0
1,8
12,6
Q(x105J) (Hình 2)
Định hướng giải bài tập:
- Phân tích đồ thị:
+ Đoạn thẳng AB (tăng dần) nhiệt độ tăng từ 20 0C đến 800C cần nhiệt lượng
1,8.105J => tính được khối lượng chất lỏng.
+ Đoạn BC (nằm ngang): nhiệt độ không đổi, chứng tỏ chất lỏng đang hóa
hơi. Nhiệt lượng để chất lỏng hóa hơi hồn tồn là (12,6-1,8).105J.
Từ đó tính được nhiệt hóa hơi của chất lỏng.
Bài giải
Gọi m (kg) là khối lượng của chất lỏng. (m > 0)
Nhiệt lượng để m(kg) chất lỏng tăng nhiệt độ từ 200C đến 800C là 1,8.105 (J).
Ta có:
Q1 = m.c.(t2-t1)
 m =

Q1
1,8.105
=
= 1,2(kg)
c (t 2  t1 )
2500.(80  20)

Nhiệt lượng để chất lỏng hóa hơi hồn tồn:

Q = (12,6-1,8).105 = 10,8.105(J)
Nhiệt hóa hơi của chất lỏng đó,ta vận dụng công thức:
Q = L.m

=> L = Q : m =

10,8.105
= 9.105(J/kg)
1,2

Vậy: Nhiệt hóa hơi của chất lỏng trên là 9.105J/kg.
Các em học sinh giỏi giải được các bài tập nhiệt học như vậy là đã đạt được
mục tiêu mà tôi đặt ra khi viết sáng kiến này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài đối với học sinh lớp 8, trường
THCS Nga Thắng năm học 2019-2020.
Đề bài khảo sát:
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1kg vào 1000g nước. Miếng đồng
nguội đi từ 70°C xuống 10°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là c =
4200J/kg.K; nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380J/kg.K. Hỏi:
15


a. Nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
b. Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ?
Sau khi chấm bài khảo sát, thơng kê tơi có kết quả như sau:
H/S Lớp 8
Kết quả
Giỏi
Khá

TB
Yếu
Kém
Sỹ số 29
3 = 10,3 %
9 = 31,0%
16 = 55,3% 1 = 3,4%
0
Qua kết quả nghiên cứu và giảng dạy tôi nhận thấy:
Học sinh rèn được phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề, biết nhận dạng một
số bài toán, nắm vững cách giải. Kĩ năng trình bày một bài tốn khoa học.
Đa số các em đã yêu thích giờ học Vật lí, nhiều học sinh tích cực xây dựng bài.
Học sinh rất có hứng thú để giải bài tập phần Nhiệt học nói riêng và Vật lí nói
chung.
3. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận: Tôi đã sử dụng tài liệu này để giảng dạy trên lớp và cung cấp kiến
thức cho học sinh tự học. Các em đã biết vận dụng để giải các dạng bài tập: Đây
là kết quả của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho các em học
sinh.
Phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học có vai trị hệ thống các cơng thức
cơ bản trong một số bài tập cụ thể. Trong q trình giảng dạy, tơi đã hình thành
cho học sinh những phương pháp giải các dạng bài tập. Học sinh có thể vững
vàng lựa chọn kiến thức, công thức phù hợp với từng dạng bài của bài tốn cụ
thể. Từ đó rèn cho học sinh phương pháp làm một bài tập Vật lí, tạo điều kiện
để học sinh học các phần khác tốt hơn. Trong q trình giảng dạy tơi ln đổi
mới phương pháp giảng dạy, tinh giản kiến thức đó về dạng kiến thức cơ bản,
đặc biệt trang bị cho học sinh phương pháp suy luận logic.
2. Kiến nghị : Đối với nhà trường và cụm chuyên môn: Cần tăng cường công
tác giao lưu về năng lực sư phạm của giáo viên và giao lưu học sinh giỏi các
khối 8, 9 thường xuyên hơn.

Với phòng GD &ĐT: Nên tổ chức các chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi,
nâng cao chất lượng đại trà, để giáo viên các bộ môn trao đổi kinh nghiệm học
tập lẫn nhau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Thắng, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Đình Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1. Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý 8: Của tác giả Lê Thị Hạnh Dung, xuất
bản năm 2015.
2. Sách Đề thi tuyển sinh THPT chuyên Vật lý: Của tác giả Lê Thạnh HoạchPhạm Văn Bền – Đặng Đình Tới xuất bản năm 2005.
3. Sách 500 bài tập vật lý THCS: Của tác giả Phan Hoàng Văn xuất bản năm
2007.
4. Tài Liệu Dạy - Học Vật Lí 9: Của tác giả Phạm Ngọc Tiến, xuất bản năm
2015.
5. Sách Chiến thắng kỳ thi 9 vào 10: Của tác giả Trịnh Minh Hiệp, xuất bản
năm 2018
6. Sách giáo khoa vật lí 8

7. Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 8: Sách của PGS - PTS Vũ Thanh Khiết.

Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Nguyễn Đình Phương
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên trường THCS Nga Thắng

TT

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tên đề tài SKKN


Hướng dẫn học sinh giải bài
tập phần nhiệt học - Vật lý 8.
Hướng dẫn học sinh giải bài
toán về chuyển động cơ học
đối với học sinh lớp 8 trường
THCS Nga Thắng.
Hướng dẫn làm tốt một số
dạng bài tập về thấu kính
phân kỳ cho học sinh lớp 9
trường THCS Nga Thắng.
Một số kinh nghiệm Hướng
dẫn giải các bài tập về Thấu
kính, cho học sinh lớp 9, ở
trường THCS Nga Thắng.
Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh giải bài tập phần Công Công suất điện trong chương
trình Vật lý 9 ở trường THCS
Nga Thắng.
Một số giải pháp giải bài tập
thực nghiệm điện một chiều
cho học sinh lớp 9, trường
THCS Nga Thắng’’.

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá

xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Huyện

C

2012-2013

Huyện

B

2013-2014

Huyện

B

2014-2015

Huyện

B

2015-2016


Huyện

A

2016-2017

Huyện

B

2019-2020

18



×