Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC TIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI TIẾT
CỰC ĐOAN ĐẾN THƢC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG
ĐẶC DỤNG COPIA HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Ngƣời cam đoan

Vũ Ngọc Tiến


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 4
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 7
1.2.1. Biến đổi khí hậu ...................................................................................... 7
1.2.2. Vật liệu cháy ........................................................................................... 9
Chƣơng 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM ......... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 15
2.3. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................... 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 16
2.4.1. Kế thừa các tài liệu có liên quan ........................................................... 16
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 16
2.4.3. Điều tra tuyến ........................................................................................ 17
2.4.4. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 22
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................... 25

3.1. Điều kiện tự nhiên của khu RĐD Copia ....................................................... 25
3.1.1. Lịch sử hình thành và phân khu chức năng .......................................... 25
3.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 25
3.1.3. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 26
3.1.4. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 26
3.1.5. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 27
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu RĐD Copia…………………………………28
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động .................................................................. 28
3.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp .................................................. 29
3.2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................... 32


iii

3.3. Đánh giá chung .............................................................................................. 32
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 34
4.1. Hiện trạng rừng ở rừng đặc dụng Copia ...................................................... 34
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ theo đai cao ...................................................... 35
4.4. Phân bố thực vật rừng theo độ cao độ cao so với mực nước biển tại khu
rừng đặc dụng Copia ............................................................................................ 40
4.4.1. Phân bố thảm thực vật theo độ cao ....................................................... 40
4.4.2. Tuyến đi điều tra thực địa trong quá trình thực hiện đề tài .................. 41
4.4.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi bị ảnh hưởng của khí hậu cực đoan ......... 50
4.5. Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng .................. 52
4.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 52
4.5.2. Độ ẩm .................................................................................................... 53
4.5.3. Lượng mưa ............................................................................................ 54
4.6. Đánh giá khả năng cháy rừng ở khu rừng đặc dụng Copia sau tác động của
thời tiết cực đoan. ................................................................................................. 61
4.6.1. Đánh giá khả năng cháy rừng ở sau tác động của thời tiết cực đoan ... 61

4.6.2. Bảng tổng hợp các vụ cháy rừng tính từ 2013- 2018............................ 64
4.7. Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau khi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết cực
đoan ...................................................................................................................... 66
4.7.1. Khái niệm phục hồi rừng ...................................................................... 66
4.7.2. Cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng ................................................ 66
4.7.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng .................................................................. 66
4.7.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng sau thời tiết
cực đoan .................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu

Cụm từ đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

KTTV

Khí tượng thủy văn


KTTV KVTB

Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LHQ

Liên Hiệp quốc

NN

Nơng nghiệp

ODB

Ơ dạng bản

QT

Quan trắc

RĐD

Rừng đặc dụng

SXNN


Sản xuất nơng nghiệp

TB

Trung bình

TN-MT

Tài ngun – Mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ............................... 13
Bảng 2.1. Biểu điều tra tuyến có những cây bị gãy, đổ, đang phục hồi sau hiện tượng
băng tuyết tại vùng đệm. ...................................................................................................... 18
Bảng 2.2. Biểu điều tra tầng cây cao................................................................................... 18
Bảng 2.3: Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi......................................................................... 19
Bảng 2.4. Biểu điều tra cây tái sinh..................................................................................... 20
Bảng 2.5. Biểu điều tra cây lỗ trống.................................................................................... 21

Bảng 2.6 . Biểu điều tra độ tàn che, che phủ ...................................................................... 21
Bảng 2.7. Biều tra khối lượng vật liệu cháy ....................................................................... 21
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại 03 xã thuộc rừng đặc dụng Copia .......................... 30
Bảng 3.2.Thống kê tình hình sản xuất lâm nghiệp tại khu RĐD Copia .......................... 31
Bảng 4.1. Bảng thống kê các trạng thái rừng ở rừng đặc dụng Copia............................. 34
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh ở khu vực Copia ..... 36
Bảng 4.3. Danh sách các đối tượng được phỏng vấn tại các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm
thuộc khu rừng đặc dụng Copia huyện, Thuận Châu, Sơn La………………………………….49
Bảng 4.4. Tổng hợp khả năng tái sinh sau thời tiết cực đoan tại RPĐ Copia ................. 51
Bảng 4.5. Bảng phân cấp cháy rừng dựa vào độ ẩm vật liệu cháy của Bế Minh
Châu (1998)[1]……………………………………………………………………53
Bảng 4.6. Thống kê độ ẩm tháng trung bình từ năm 2012–2018 .................................... 57
Bảng 4.7. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối và cao nhất tuyệt đối các năm từ 2012-2018.... 57
Bảng 4.8. Khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái rừng tại rừng .................................. 62
Bảng 4.9. Tổng hợp số vụ và diện tích rừng bị cháy rừng tại rừng đặc dụng Copia ..... 65
Bảng 4.10. Tổng hợp cây tái sinh và cây lỗ trống tại các trạng thái rừng ....................... 68
Bảng 4.11. Tổng hợp các chất lượng cây lỗ trống tại chỗ có cây gẫy đổ do băng tuyết
tại rừng đặc dụng Copia ....................................................................................................... 69


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) thời kỳ 1958-2014 ............................ 12
Hình 1.2. Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014............................................ 13
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các ODB………………………………………………………...20
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Khu bảo tồn Copia ........................................................................... 25
Hình 4.2. Cấu trúc tầng thứ của khu rừng đặc dụng Copia .............................................. 38
Hình 4.3. Sơ đồ tuyến điều tra ngoại nghiệp tại khu rừng đặc dụng Copia……....41
Hình 4.4. Điểu tra ngoại nghiệp tại rừng đặc dụng Copia…………………..……....50

Hình 4.5. Cây tái sinh tại khu rừng đặc dụng Copia………………………… …..52
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn ...................................... 53
Hình 4.7.Biểu đồ diễn biến độ ẩm trung bình qua các năm ............................................ 54
Hình 4.8. Biểu đồ diễn biến tổng lượng mưa/năm theo giai đoạn từ 1967-2016 ........... 56
Hình 4.9. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình các tháng từ 1964-2006.......................... 56
Hình 4.10. Rừng tự nhiên, rừng thông bị băng tuyết ảnh chụp tháng 01 năm 2016 ...... 60
Hình 4.11. Hình ảnh cành, thân cây, gẫy đổ, tầng tán rừng bị phá vỡ khi chịu ảnh hưởng
băng tuyết(ảnh chụp tháng 4 năm 2016) ............................................................................ 64
Hình 4.12. Rừng trồng bị cháy sau khi bị băng tuyết ........................................................ 66
Hình 4.13. Một số hình ảnh rừng tự nhiên phục hồi tái sinh sau khi bị băng tuyết (ảnh
chụp tháng 8 năm 2018)....................................................................................................... 71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trị quan trọng vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới chu trình CO2
trong tự nhiên, là một trong những bể chứa các bon lớn của hành tinh, nó có
khả năng giúp con người giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu, và
trên thực tế cũng đã chứng minh những khu vực mất rừng đầu nguồn thường
hay sảy ra lũ ống, lũ quét làm thiệt hại rất lớn về kinh tế cũng như con người.
Rừng đặc dụng Copia nằm ở phía Tây thành phố Sơn La cách thị trấn
Thuận Châu khoảng 20 km theo đường chim bay bao gồm địa giới hành chính
của 3 xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bơm có tính đa dạng sinh học rất cao, theo
kết quả điều tra ĐDSH ghi nhận ở rừng đặc dụng Copia có các kiểu thảm thực
vật phân bố trên 3 vành đai như sau.
Đai nhiệt đới ≤ 700m: Đai có các kiểu thảm rừng thứ sinh tác nhân phục
hồi sau nương rẫy, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ.[2]
Đai á nhiệt đới độ cao từ 700 - 1.600m: Đai có các kiểu thảm rừng kín lá
rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm bị tác động ít hoặc nhiều, trảng cây bụi, tre nứa,

trảng cỏ.[2]
Đai ôn đới > 1.600m: Đai có các kiểu thực vật rừng kín hỗn giao cây lá
rộng, lá kim thường xanh ôn đới ẩm, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ. Ngồi
ra, Cịn có thảm cây trồng nơng nghiệp, cây cơng nghiệp (dài ngày và ngắn
ngày), cây lâm nghiệp.[2]
Theo Báo cáo điều tra đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng của tiến Sĩ
Lê Trần Chấn hệ thực vật Copia có 492 loài, 338 chi, 121 họ thuộc 5 nghành
thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có 20 lồi được ghi trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007), Danh lục sách đỏ IUCN (2011) và Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính phủ.[2]


2

Do đặc điểm về vĩ độ, địa hình có những đỉnh cao trên 1200 mét nên
khu rừng đặc dụng Copia thường chịu ảnh hưởng của khí hậu và tiểu khí hậu
tác động đến thảm thực vật rừng và hệ thực vật rừng, theo thống kê từ cuối
năm 2015 đến đầu năm 2016 trên địa bàn rừng đặc dụng Copia huyện Thuận
Châu tỉnh Sơn La xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường, mưa rét,
nhiệt độ xuống dưới 00C, băng tuyết hình thành với cường độ cao, thời gian
kéo dài, khối lượng lớn làm thiệt hại nặng nề đến quần thể thực vật rừng, đặc
biệt làm gẫy đổ các loài cây lá rộng, nhiều cây bị bật gốc, gẫy cành ngọn,
giảm độ tàn che của tán cây, làm thay đổi hoàn cảnh rừng, hệ sinh thái rừng
biến động đáng kể. Sau mưa rét, lượng cành cây lá rụng tập trung nhiều, thảm
thực vật dưới tán rừng bị khô héo, chết hàng loạt. Nguy cơ xảy ra cháy rừng
là rất cao ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên thực vật rừng trong khu rừng
đặc dụng Copia xuất phát từ thực tế nói trên tơi thực hiện đề tài.
“Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực
vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn
La” Nhằm đánh giá được sự ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến thực vật
rừng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thời tiết cực đoan

gây ra đến thực vật rừng của khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay
gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển,
và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong
khảng thời gian so sánh được. (Theo định nghĩa của Cơng ước khung Liên
Hiệp Quốc (UNFCCC). Có thể nói tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đa
số là những tác động tiêu cực, bất lợi đến tất cả các mặt các lĩnh vực của đời
sống xã hội như sản xuất nông lâm nghiệp, các hệ sinh thái rừng và hoạt động
của con người.
Thời tiết- Weather: Là tập hợp của các trạng thái của các yếu tố khí
tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định
như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện
tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu, thuật ngữ này thường nói về hoạt
động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ),
khác với thuật ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện khơng khí bình qn trong
một thời gian dài. Khi khơng nói cụ thể, "thời tiết" được hiểu là thời tiết trên
Trái Đất.
Khí hậu - Climate: Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều
yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Thời tiết cực đoan - Extreme Weather: Là hiện tượng khí tượng nguy
hiểm, bao gồm các kiểu thời tiết trái mùa, khắc nghiệt, khơng thể dự đốn, bất
thường và bất ngờ; có khả năng gây thiệt hại, bất ổn xã hội nghiêm trọng hoặc

gây thiệt mạng. Các dạng thời tiết cực đoan bao gồm: Vòi rồng, lốc xốy,
mưa đá, giơng, bão, sóng thần, sấm sét, băng tuyết…....


4

1.1. Trên thế giới
Biến đổi khí hậu.
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC,2013) cho thấy, sự ấm lên của khí hậu tồn cầu là rõ ràng và từ
những năm 1950 có nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc
thiên niên kỷ trước đó. Khí quyển và đại dương đã trở nên nóng hơn, lượng
tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng lên. Trong ba thập niên
liên tiếp vừa qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất ln nóng hơn so với tất cả các
thập niên trước đây kể từ năm 1850. Giai đoạn 1983-2012 dường như là 30
năm nóng nhất trong vịng 800 năm qua tại Bắc Bán cầu. Trong giai đoạn
1992-2011, một lượng băng lớn đã bị tan chảy ở Greenland và Nam Cực và
dường như trong giai đoạn 2002-2011, quá trình tan băng đã xảy ra với tốc độ
lớn hơn. Trong giai đoạn 1901–2010, mức nước biển đã dâng trung bình trên
tồn cầu là 0,19m (0,17-0,21m) với tốc độ trung bình 1,7mm/năm (1,51,9mm/năm). Tốc độ dâng của nước biển từ giữa thế kỷ 19 đã cao hơn tốc độ
dâng trung bình trong 2000 năm trước.
Về nguyên nhân, IPCC cho rằng, phát thải khí nhà kính do con người là
nguyên nhân chính gây ra của sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Phát
thải khí nhà kính đã tăng lên kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu do tăng
trưởng kinh tế, tăng dân số và hiện nay đang ở mức cao hơn bao giờ hết.
Nồng độ trong khí quyển của các loại khí CO2, CH4 và N2O đạt tới mức cao
chưa từng có trong ít nhất 800.000 năm qua và đều có mức tăng lớn kể từ năm
1750, tương ứng là 40%, 150% và 20%. Tổng lượng khí nhà kính do con
người thải ra trong giai đoạn 2000-2010 là cao nhất trong lịch sử nhân loại và
đạt 49 (± 4.5) GtCO2eq /năm trong năm 2010.



5

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các hệ
thống tự nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thế giới. Sự thay đổi về nhiệt
độ, lượng mưa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây tác hại cho tài
nguyên nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro
lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Mực nước biển dâng
cao đe dọa làm ngập chìm các hịn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi
toàn bộ đời sống, sinh hoạt của con người. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết
cực đoan như bão, lũ, lũ quét, băng tuyết… cũng gây thiệt hại lớn cho các
quốc gia. Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trung bình của
trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 20% 30% các loài sinh vật sẽ đứng bên bờ tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ trung bình
của trái đất tăng hơn 4oC thì sẽ chỉ cịn rất ít các hệ sinh thái có khả năng thích
ứng được, hơn 40% hệ sinh thái sẽ chuyển đổi và rất nhiều hệ sinh thái sẽ
biến mất hoặc sụp đổ trên quy mơ tồn cầu. Bên cạnh đó, nếu mực nước biển
dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất canh
tác bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Nhiều quốc đảo có độ cao
dưới 3m so với mặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale... sẽ mất phần
lớn diện tích và một vài nước khác sẽ biến mất khi nước biển dâng cao 1m.
Về các nguy cơ cháy rừng.
Theo PP.Kulatxki (Lửa rừng, Giáo trình Đại Học Lâm nghiệp, NXB
Nông nghiệp, 2002), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tính chất VLC liên
quản đến sự xuất hiện và lan truyền của đám cháy, đã chia VLC ra một số
nhóm chính theo thứ tự như sau:
1) Thảm khơ, (cành lá dụng và thảm khô);
2) Thảm mục than bùn và cây lá có dầu;
3) Cỏ cây và bụi tươi;



6

4) Cây tái sinh;
5) Cây đổ cành gãy;
6) Cành non và gốc chặt sau khai thác
Theo tác giả cường độ cháy rừng phụ thuộc vào tình trạng và số lượng
vật liệu cháy trong khu rừng đó, tác giả cũng cho rằng độ ẩm tới hạn của các
nhóm VLC có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định nguy cơ cháy rừng và mức
độ lan truyền của đam cháy
Theo Mindyc.Mcallum (năm 2006) đã tiến hành nghiên cứu mối quan
hệ mơ hình hóa giữa q trình cháy với lớp vật liêu cháy (bao gồm thành
phần, độ nhiều và cấu trúc của lớp vật liệu cháy) các nhân tố thời tiết như độ
ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm tương đối của vật liệu cháy theo mùa trong
q trình đề phịng đốt nương đề phòng cháy tại Arvon Park Foce Range của
miền nam băng Florida Mỹ và kết quả nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng sự
biến động các nguy cơ cháy các bãi thảm cỏ dưới tán rừng Thông phụ thuộc
vào đám vật liệu cháy (Vật liệu cháy nhỏ của đám đã chết, những cây cỏ còn
sống với những cây cọ và cây bụi) cả về không gian và thời gian. Khi đốt
trước vào thời điểm thích hợp của mùa cháy, đám cháy hầu như không bị ảnh
hưởng đến sự phục hồi của đám cây bụi, những lồi có dễ ngầm có thể phục
hồi từ hai cho đến một tuần trước khi đốt.
Theo JS Gould, WL.McCaw.N.P Chenay, P.F Ellis & .S. Matthews
(2007) đã nghiên cứu và đánh giá khả năng cháy theo bề dầy và khối lượng
của vật liệu cháy đối với rừng Bạch đàn ở Autralia có kết quả như sau.
Nguy cơ cháy thấp khi có một lớp VLC chưa phân giải và không liên
tục bề dầy <10mm khối lượng 2-6 tấn/ha- nguy cơ cháy trung bình: VLC
thành lớp mỏng chưa phân giải liên tục bề dầy từ 10-20mm khối lượng 6-7
tấn/ha- nguy cơ cháy trung bình VLC thành lớp mỏng chưa phân giải liên tục



7

bề dầy từ 10-20 mm khối lượng từ 6-10 tấn / ha nguy cơ cháy cao vật liệu
thành lớp liên tục, đã phân giải dầy tư 15-25mm khối lượng từ 10 đến 14 tấn
/ha; nguy cơ cháy rất cao VLC có lớp dầy liên tục đang phân giải cành lá rụng
không nhiều bề dầy 15-25mm khối lượng từ 14-16 tấn/ ha- nguy cơ cực kỳ
cao VLC có lớp rất dầy, liên tục có lớp cành nhánh rụng nhiều >25cm khối
lượng trên 16 tấn.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Biến đổi khí hậu
Theo dự đoán, Việt Nam là một trong số nước sẽ phải chịu hậu quả tác
động nặng nề nhất của BĐKH. Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng
đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất
cả nước - nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nơi của nền văn minh
lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh
tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.
Theo Van Urk and Misdorp (1996) và Pilgrim (2007), nếu nhiệt độ tăng
20C, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất, là nơi cư
trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng với đồng bằng Sông Cửu
Long, nếu mực nước biển dâng như kịch bản vào năm 2030 sẽ khiến khoảng
45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng
bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước dâng 1m mà khơng
có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập
nhiều thời gian dài trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD.
BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy…) do sự
thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa, bão, hạn hán,…),
tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán



8

làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm
nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế.
BĐKH đang là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sự
phát triển bền vững ở vùng miền núi phía bắc. Trong 5 năm vừa qua thiên tai
đã cướp đi sinh mạng của hơn 400 người, làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng
(hơn 50 nghìn trâu bị bị chết rét trong năm 2008, hànn kéo dài hơn làm cho độ ẩm của vật liệu cháy ở
cấp I nên ít khi sảy ra cháy rừng.


66

Hình 4.12. Rừng trồng bị cháy sau khi bị băng tuyết
(ảnh chụp tháng 7 năm 2018)
4.7. Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau khi chịu ảnh hƣởng bởi thời
tiết cực đoan
4.7.1. Khái niệm phục hồi rừng
- Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện
tích đã bị mất rừng.[14]
4.7.2. Cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng
- Theo quan điểm của G.Baur tái sinh phục hồi rừng là “Phát triển một
loạt những biện pháp xử lý để thu được tái sinh, ở điều kiện cường tráng và
lành mạnh, đưa lớp cây tái sinh này đến tuổi thành thục là nền tảng của một
phương thức lâm sinh và phương thức này đến lượt nó lại là một trong những
cơ sở chủ yếu để kinh doanh rừng với một năng suất bền vững…”[19]
4.7.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng
- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái

sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất
lượng cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi,


67

vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ
bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ[14]. Trong nghiên cứu tái sinh rừng,
người ta nhận thấy tầng cây cỏ và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu
nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái sinh.
Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống
lớn, tạo điều kiện cho cây bụi thảm tười phát triển mạnh.[19]
4.7.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng sau thời
tiết cực đoan
- Thảm thực vật rừng: Tại rừng trồng bị gãy đổ do băng tuyết và rừng
trồng bị cháy, rừng tự nhiên bị cháy độ tàn che rất nhỏ, có khi là 0%. Độ dầy
tầng thảm mục lớn ( 36 cm tại rừng trồng bị gãy đổ do băng tuyết ) nguyên
nhân là do khi xảy ra băng tuyết, những cây lớn bị bỏng lạnh dẫn đến bị chết
sau đó các cành cây gãy đổ cành lá dụng xuống tạp thành lớp thảm thực vật
phía dưới tán rừng
- Khả tái sinh chồi và gieo giống của cây bố mẹ, các lồi chim: Khu
rừng đặc dụng Copia là khu rừng có rất nhiều các trạng thái rừng khác nhau,
đa dạng về loài cây, tầng tán, nhiều trạng thái rừng nên đây cũng là các lợi thế
để các cây con tái sinh đối với khí hậu và thời tiết.[14][19]
- Điều kiện lập địa: Điều kiện lập địa đất đai khu vực này là những đất
tốt có hàm lượng dinh dưỡng cao sau khi cây đổ gãy, chết đứng, cháy rừng
trong vùng sẽ là lớp phân tốt mang lại hiệu quả rất cao cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây con. Loại đất là đất Feralit có màu vàng, xám phát triển trên
đát phiến thạch sét và phiến thạch mica.



68

Bảng 4.10. Tổng hợp cây tái sinh và cây lỗ trống tại các trạng thái rừng
Loài cây TS dƣới tán TS ở lỗ trống Độ tàn
che
Sinh trƣởng
rừng
do gãy đổ
Trạng thái rừng
Thừng mực Sơn, Vối thuốc,
Tất cả đều phát
Rừng tự nhiên
lông, Dẻ
Thừng mực
triển mạnh
0.85
( H > 1m )
xanh
lông
Rừng trồng
thông

Vối thuốc,
thông 3 lá

Vối thuốc,
thông 3 lá

0.8


Rừng tự nhiên bị
gãy đổ do băng
tuyết

Thành
ngạnh, thừng
mực lông

Vối thuốc, Dẻ
xanh

0.1

Rừng tự nhiên bị

Vù hương,

Vối thuốc, ba

cháy

Vối thuốc

gạc

Rừng trồng bị
cháy

Vối thuốc,

thông 3 lá

Vối thuốc,
thông 3 lá

0.05

0

Tất cả đều phát
triển mạnh ( H >
1m )
Tất cả đều phát
triển mạnh
( H > 1m )
Tất cả đều phát
triển mạnh
( H > 1m )
Tất cả đều phát
triển mạnh
( H > 1m )

Qua bảng trên chúng ta thấy sau khi bị băng tuyết các cây gãy đổ đã có
hiện tượng tái sinh trồi từ các khu rừng tự nhiên khả năng sinh trưởng và phát
triển là rất mạnh. Một số cây có các trồi ẩn như vối thuốc lông đỏ không bị
chết sau ki cháy đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong cơng tác phịng cháy
chữa cháy rừng cần phát triển cây bản địa này cho địa phương trong quá trình
phát triển rừng.



69

Bảng 4.11. Tổng hợp các chất lƣợng cây lỗ trống tại chỗ có cây gẫy đổ do
băng tuyết tại rừng đặc dụng Copia
Nguồn
OTC

Trạng thái rừng

gốc

cây lỗ trống
%
Hạt

Chồi

Chất lượng cây lỗ trống
%
Tốt

Htb(m) Dttb(m)
TB

Xấu

1

Rừng tự nhiên


6,92

3,08

6,92

5,38

,70

1,95

0,8

2

Rừng bị cháy

100

0,00

100

0,00

0,00

2,5


1,2

6,67

3,33

0,00

0,00

0,00

3,0

1,4

5,71

4,29

1,42

4,29

4,29

2,2

0,5


Rừng tự nhiên

3,33

6,67

6,67

0,00

3,33

2,2

1

Rừng có cây

5,00

5,00

3,33

6,67

,00

2,8


1,3

82,94

17,06

79,72

14,38

5,90

2,4

1

Rừng có cây
3

gãy đổ do hiện
tượng TTCĐ

4
5
6

Rừng

trồng


thơng

gãy đổ do hiện
tượng TTCĐ

B

Qua bảng trên chúng ta thấy các loài cây gỗ tái sinh chính trong rừng
có nguồn gốc tốt chủ yếu là tái sinh hạt cố một số tái sinh trồi, do điều kiện
của từng lồi cây có khả năng thích ứng diêng biệt như có mắt ngủ, có vỏ dầy
có thể tái sinh tốt sau khi cháy rừng hoặc băng tuyết. Về chất lượng tái sinh
trồi được đánh giá là khả năng tái sinh mạnh hơn đây cúng là yếu tố quan
trọng trong việc lựa chọn các lồi cây trồng chính trong phát triển băng xanh
chống cháy.


70


71


72

Hình 4.13. Một số hình ảnh rừng tự nhiên phục hồi tái sinh sau khi bị
băng tuyết (ảnh chụp tháng 8 năm 2018)
4.8. Một số giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố thời tiết cực đoan đối với
rừng đặc dụng Copia.
4.8.1. Giải pháp về lâm sinh.
- Đối với vùng đệm các khu rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng chúng ta lợi

dụng các khe dông cạn, hoặc khe suối phát đường băng cản lửa chia nhỏ diện
tích rừng từ 3- 5 ha một băng đối với rừng trồng (từ 50 đến 70 ha một băng
đối với rừng tự nhiên) với chiều rộng băng phát từ 20-30 mét để sử dụng khi
có tình huống sảy ra đối với trường hợp bất khả kháng, cho phép trồng xen
một số loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương dưới tán


73

rừng từ như trồng xa nhân, trồng thảo quả, đẳng xâm, nấm linh chi, chăn nuôi
ong…
- Nhằm giảm bớt lượng cành cây lá dụng đối với rừng trồng ta có thể
thực hiện thêm biệt pháp đốt trước có kiểm sốt, thực hiện tỉa thưa rừng trồng
đã đến tuổi khai thác, khép tán để lại mật độ hợp lý, cho phép nhân dân vùng
đềm thuộc khu bảo khai thác cành khô, cây chết đứng từ rừng trồng từ đó
giảm bớt được khối lượng vật liệu cháy giảm bớt được nguy cơ cháy rừng.
- Đối với vùng lõi đây là khu bảo vệ nghiêm nghặt không được tác
động bất cứ hành vi nào nên giải pháp duy nhất là tuyên truyên không cho dân
mang lửa tùy tiện vào rừng, ghi chép quá trình diễn thế phục hồi và tác động
làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn sau này.
4.8.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Sử dụng các phương pháp cảnh báo cháy rừng như công nghệ GiS
trong viễn thám, các thiết bị cảnh báo cháy hiện đại, phần mềm Formis trong
ứng dụng theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, các phương pháp điểm đen
trong công nghệ Formis
4.8.3. Giải pháp về tổ chức quản lý đối với rừng đặc dụng.
- Tăng cường công tác quản lý lửa rừng, ngiêm cấm việc mang nguôn
lửa vào khu đặc dụng như (đốt nương làm dãy, đốt bãi chăn thả, đốt ong)
- Cử cán bộ tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng, ký các
cam kết bảo vệ rừng thông qua các luật để nhân dân vùng đệm, và trong khu

bảo tồn nâng cao nhận thức về tác hại của cháy rừng trong mùa khô hanh.
- Theo dõi chặt chẽ khu rừng được giao khoán dựa trên các yếu tố khí
tượng, vật liệu cháy, thảm thực vật rừng, các điều kiện thời tiết độ ẩm, nhiệt
độ từ đó đưa ra các cảnh báo về việc sử dụng lửa rừng trong mùa khô, tăng


74

cường cơng tác canh phịng trực cháy đối với những khu vực có nguy cơ sảy
ra cháy lan cao.
4.8.4. Giải pháp về chính sách và các yếu tố tác động liên quan
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo
vệ rừng, tạo thêm thu nhập cho người dân tại địa phương bằng các nguồn thu
khác nhau(tri trả môi trường rừng, các dự án trồng rừng…….)
- Thực hiện đào tạo nghề từ đó giải quyết cơng văn việc làm cho người
dân địa phương, Phát triển du lịch sinh thái, Đầu tư cho công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng, Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các
nguồn chất đốt thay thế, tăng cường năng lực cán bộ quản lý, Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của hộ gia đình, phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng và phát
trển rừng trung hạn và dài hạn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư khác để
phát triển vùng đệm.


75

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận sau:
1. Hiện trạng rừng
- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng diện tích và

các loại đất trong khu vực trạng thái rừng giàu IIIb có diện tích khơng nhiều
443,7 ha, rừng trung bình chiếm gần 1800 ha tương đương với trên > 31%
diện tích, trạng thái rừng phục hồi IIa,IIb chiếm trên 20%.
- Căn cứ vào đai cao khu vực nghiên cứu rừng dặc dụng Copia có các
kiểu thảm thực vật: kiểu thảm á nhiệt đới núi thấp từ độ cao từ 700-1000m
trạng thái rừng chính IIa;IIb và IIIa1 cấu trúc rừng có nhiều tầng tán với nhiều
loài cây gỗ lá rộng thường xanh xen nửa rụng là và một số loài cây là kim;
Đai cao lớn hơn >1000m có kiểu thảm thực vật á nhiệt đới núi cao cây lá rộng
hỗn giao cây lá kim cấu trúc rừng cũng chia thành nhiều tầng tán với các
trạng thái rừng IIIa1;IIIa2;IIIb, trong đó ở tầng trên có nhiều cây gỗ lớn chịu
tác động cao của băng tuyết. Các tầng thứ của rừng là nơi cung cấp vật liệu
cháy được tích tụ trên lớp thảm dưới tán rừng.
2. Kết quả nghiên cứu diễn biến của một số nhân tố khí hâu tại thời
điểm 2016 nhiệt độ tối thấp(-2.0C) tập trung vào tháng 01 kéo dài khoảng 22
ngày xuất hiện băng tuyết đã làm cho nhiều diện tích rừng ở đai cao trên
1000m có khối lượng lớn phủ trên ngọn, thân và lá cây đây là nguyên nhân
làm đổ gẫy tầng trên, làm chết lớp thảm tầng dưới, trực tiếp làm tăng đột biến
khối lượng vật liệu cháy làm tăng nguy cơ gây nên cháy rừng. Nhiệt độ tối
cao 370C, trùng với độ ẩm tối thấp của các tháng mùa khô đã làm nguy cơ
cháy rừng tăng cao so với các năm khác.
3. Kết quả nghiên cứu về vật liệu cháy cho thấy ở các trạng thái rừng
khác nhau thì nguy cơ cháy cũng khác tủy theo có thể từ mức độ cao, rất cao
và cực kỳ cao, nguyên nhân do vật liệu cháy được tích lũy dưới tán rừng sau


×