Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THU HÀ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU VỰC ĐẶT KHO THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ DUY BÁCH

Hà Nội, 2020

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu tham khảo của các tác giả
khác được trích dẫn đầy đủ.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình


nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết
quả đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các quý thầy cô giáo
trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường – trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam. Đầu tiên cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q
thầy cơ đã tận tình quan tâm dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành q trình thực tập tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Ngơ Duy Bách đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên và quan tâm trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã cố gắng nhưng do điều
kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi
thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn để luận
văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Học viên thực hiện


Nguyễn Thu Hà


iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii

Mục lục…………………………………………………………………….....iii
Danh mục các bảng …………………………………………………………..v
Danh mục các hình…………………………………………………………..vii
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………….viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1 .TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Khái niệm về thuốc BVTV .................................................................... 3
1.2. Thành phần cấu tạo và mức độ độc hại của thuốc BVTV ..................... 4
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.......................................... 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................... 15

1.4. Thực trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình ........................................................................................................ 17
Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................... 19
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 20

2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 21
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC TỈNH
HỊA BÌNH ................................................................................................. 28

3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hịa Bình ............................................ 28
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 28
3.1.2. Địa hình ........................................................................................ 28


iv
3.1.3. Khí hậu ......................................................................................... 28
3.1.4. Địa chất ........................................................................................ 29
3.1.5. Thủy văn ...................................................................................... 30
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình ........................................ 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 33

4.1. Thực trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các kho hóa chất
BVTV trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ......................................................... 33
4.2. Đánh giá tác động mơi trường các khu vực ơ nhiễm hóa chất BVTV. 41

4.2.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực ô nhiễm:.... 41
4.2.2 Đánh giá tác động mơi trường của các khu vực ơ nhiễm hóa chất
BVTV .................................................................................................................. 53
4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường,
sức khỏe con người và động vật ................................................................ . 71
4.3. Các giải pháp quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các điểm
ô nhiễm tồn lưu tại tỉnh Hịa Bình. ............................................................. 78

4.3.1. Ngun tắc chung trong quản lý môi trường các điểm ô nhiễm tồn
lưu........................................................................................................... 78

4.3.2. Lựa chọn giải pháp tối ưu trong quản lý/xử lý một điểm ô nhiễm ..... 83
4.3.3. Đề xuất các điểm ô nhiễm cần triển khai các hoạt động quản lý ơ
nhiễm tại Hịa Bình dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá chi tiết ....... 83
4.3.4. Đề xuất giải pháp cụ thể cho các điểm ô nhiễm cụ thể tại Hịa Bình . 86
4.3.5. Bảng tổng hợp các giải pháp quản lý/xử lý đối với các điểm ô
nhiễm ...................................................................................................... 90
4.3.6. Đề xuất các nội dung cơ bản quản lý các điểm ơ nhiễm tồn lưu tại
Hịa Bình ................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98

PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ đất tỉnh Hịa Bình .................................................................... 30
Hình 4.1. Kho hóa chất BVTV cũ tại thị trấn Kỳ Sơn ........................................ 34
Hình 4.2. Khu vực hố chơn HCBVTV và bao HCBVTV dưới hố chơn ............ 41
Hình 4.3. Hiện trạng kho hóa chất BVTV tại thơn Mỵ Thanh ........................... 42
Hình 4.4. Hiện trạng kho hóa chất BVTV tại Hang đá ....................................... 42
Hình 4.5. Hiện trạng bên trong kho hóa chất BVTV tại Hang Đá ...................... 43
Hình 4.6. Hiện trạng khu vực ô nhiễm HCBVTV tại Thôn Tân Thịnh .............. 44
Hình 4.7. Hiện trạng khu vực kho hóa chất BVTV cũ tại Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn,
huyện Kỳ Sơn ...................................................................................................... 46
Hình 4.8. Hiện trạng khu vực ơ nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng ......... 46
Phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn................................................................. 46
Hình 4.9. Hiện trạng khu vực kho HCBVTV cũ tại Tiểu khu 12, ...................... 47
Hình 4.10. Giếng nước cạnh khu vực kho HCBVTV cũ tại Tiểu khu 12 ........... 48
Hình 4.11. Phỏng vấn ơng Phạm Văn Đại, trạm trưởng trạm BVTV huyện

Lương Sơn ........................................................................................................... 49
Hình 4.12. Hiện trạng khu vực ơ nhiễm tại thị trấn Đà Bắc ............................... 50
Hình 4.13. Vị trí 1 - Đội sản xuất 2 cũ – khu vực nằm cạnh Cơng ty may Đức
Giang ................................................................................................................... 50
Hình 4.14. Vị trí 2 - Đội sản xuất 8 cũ – Giáp Thanh Hà ................................... 51
Hình 4.15. Vị trí 3 - Đội sản xuất 8 cũ – Giáp Thanh Hà ................................... 51
Hình 4.16. Hiện trạng khu vực kho hóa chất BVTV cũ tại Trường THPT ........ 52
Hình 4.17. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ô nhiễm Thôn Mỵ Thanh ....... 54
Hình 4.18. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ơ nhiễm Hang Đá ................... 58
Hình 4.19. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ơ nhiễm .................................. 60
Hình 4.20. Hình ảnh phấu diện lỗ khoan khu vực ơ nhiễm tại Thơn Tân Thịnh 60
Hình 4.21.Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ơ nhiễm Tổ 10, phường Thịnh
Lang ..................................................................................................................... 63
Hình 4.22. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ơ nhiễm Khu 4, thị trấn Kỳ Sơn .....65


vi
Hình 4.23. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan tại khu vực ơ nhiễm vườn ......................... 69
Hình 4.24. Hình ảnh phẫu diện lỗ khoan khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn
Văn Vượng .......................................................................................................... 69
Hình 4.25. Con đường di chuyển HCBVTV trong mơi trường đất .................... 73
Hình 4.26. Con đường ảnh hưởng của HCBVTV đối với con người ................. 75


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Danh sách các điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh
Hịa Bình ............................................................................................................. 35
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu giai đoạn đánh giá sơ bộ các khu vực ô nhiễm
do hóa chất BVTV tồn lưu. .................................................................................. 38

Bảng 4.3. Tổng điểm đánh giá rủi ro sơ bộ 11 khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV
trên địa bàn tỉnh Hịa Bình .................................................................................. 39
Bảng 4.4. Danh sách mẫu nước tại khu vực ô nhiễm Thôn Mỵ Thanh .............. 54
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ơ nhiễm Thơn Mỵ Thanh ...... 55
Bảng 4.6. So sánh kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm Thôn Mỵ
Thanh với QCVN ................................................................................................ 56
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm Hang Đá .................. 59
Bảng 4.8. Danh sách mẫu nước tại khu vực ô nhiễm thôn Tân Thịnh................ 61
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm thôn Tân Thịnh ....... 62
Bảng 4.10. Danh sách mẫu nước tại khu vực ô nhiễm Tổ 10, phường Thịnh Lang ..63
Bảng 4.11. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ơ nhiễm Tổ 10, phường Thịnh
Lang ..................................................................................................................... 64
Bảng 4.12. Danh sách mẫu nước mặt/ngầm tại khu vực ô nhiễm Khu 4, thị trấn
Kỳ Sơn ................................................................................................................. 66
Bảng 4.13. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm Khu 4, thị trấn Kỳ
Sơn ....................................................................................................................... 67
Bảng 4.14. So sánh kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm Khu 4, ...... 68
Bảng 4.15. Danh sách mẫu nước mặt/ngầm tại khu vực ô nhiễm vườn ông
Nguyễn Văn Vượng ............................................................................................ 70
Bảng 4.17. Giải pháp quản lý/xử lý các điểm ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu .... 80
Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực ô nhiễm vườn ông Nguyễn
Văn Vượng .......................................................................................................... 71


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường


BVTV

: Bảo vệ thực vật

CLMT

: Chất lượng môi trường

CP

: Cổ phần

DVNN

: Dịch vụ Nơng nghiệp

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

HTX

: Hợp tác xã

MTV

: Một thành viên

POPs


: Persistent Ogarnic Poluttants
: Các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

: Tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

US-EPA

: United States Enviromental Protection Agency
: Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ



1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu và sử dụng nhiều
hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp.
Việc sử dụng hóa chất BVTV đã đem lại những thành công nhất định trong
việc diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng và phát triển nông nghiệp. Nhưng
hệ quả của việc sử dụng quá nhiều hóa chất BVTV cũng đã gây ra những
tác động không nhỏ đến sức khỏe con người và suy thối mơi trường, đặc
biệt là các hóa chất BVTV dạng POPs (Persistent Ogarnic Poluttants, POPs)
tồn lưu từ thời kỳ trước đây. Hóa chất BVTV dạng POPs tồn lưu ở Việt
Nam chủ yếu là DDT (lẫn Lindane).Đây là loại hóa chất tồn lưu tại các kho
hóa chất BVTV từ trước những năm 1990.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên
phạm vi cả nước, các giải pháp về chính sách đã được đưa ra thảo luận và ban
hành. Ngày 22/7/2002, Chủ tịch nước đã ký phê chuẩn việc tham gia Công
ước Stockholm về loại bỏ các chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs), trong đó có
các loại hóa chất BVTV. Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật Hóa chất,
trong đó Bộ Tài ngun và Mơi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định về việc xử lý, thải bỏ
hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch xử lý các khu vực, kho (gọi
tắt là điểm) hóa chất BVTV gây ơ nhiễm mơi trường, các điểm tồn dư hóa chất
trong các thời kỳ chiến tranh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Theo đó, ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết
định số 1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phịng ngừa ơ nhiễm mơi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước (Sau đây
gọi tắt là QĐ 1946). Qua 3 năm triển khai thực hiện, các cơ chế chính sách
đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh những giải pháp về
chính sách kể trên, hiện nay có nhiều giải pháp về kỹ thuật đang được áp
dụng để tiêu hủy các hóa chất BVTV tồn lưu.



2
Đồng thời, theo QĐ 1946, các điểm ô nhiễm tồn lưu đối với các kho
thuốc BVTV là những điểm ô nhiễm tồn tại trong quá khứ, và hiện nay có
thể đã không thể xác định được chủ sở hữu hay người quản lý hoạt động
gây ô nhiễm trước đây, và do đó có thể hiện tại khơng thể xác định trách
nhiệm cá nhân của hoạt động gây ô nhiễm này và để xử lý các điểm ô
nhiễm phải sử dụng ngân sách quốc gia.
Trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, có 11 điểm ơ nhiễm do hóa chất BVTV
tồn lưu tại 11 huyện, thành phố, trước đây là kho hóa chất BVTV của các
Nơng trường; Cơng ty CPDVNN Hịa Bình, Cơng ty Giống cây trồng vật
nuôi, Hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhận thức về tính độc hại của
hóa chất BVTV thời bấy giờ còn thấp nên việc bảo quản các hóa chất
BVTV trong và sau q trình sử dụng cịn chưa thực hiện có khoa học và
nghiêm ngặt nên đã lan truyền trong môi trường gây ảnh hưởng đến sức
khỏe môi trường cũng như cộng đồng dân cư.Trong đó, có 02 điểm tại Thơn
Mỵ Thanh, xã Mỵ Hịa, huyện Kim Bơi (trước đây là kho hóa chất BVTV
của Nông trường Quốc danh Thanh Hà) và Hang đá, Khu 3, Thị trấn
Mường Khến, Huyện Tân Lạc (trước đây là kho hóa chất BVTV của Cơng
ty giống cây trồng vật ni) thuộc Danh mục điểm tồn lưu hóa chất BVTV
gây ô nhiễm môi trường - Ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Dựa trên những căn cứ nêu trên, tơi chọn đề tài luận văn "Nghiên
cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hịa Bình”
Việc thực hiện nhiệm vụ là hết sức cần thiết, nhiệm vụ sẽ tập trung
chủ yếu vào vấn đề khảo sát, đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm do hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, nhằm hệ thống lại
thơng tin về hiện trạng kho thuốc; quá trình hoạt động, tồn tại của kho thuốc

từ trước đến nay, đánh giá ô nhiễm và đề xuất phương án, kế hoạch xử lý
kịp thời, phù hợp với các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về thuốc BVTV
Trong nơng nghiệp, có rất nhiều mối nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến
năng suất, chất lượng của nông sản như sâu bệnh, cỏ dại, chuột, mối, mọt,
thiên tai, bão, lũ, nấm,.. Các nguồn thực phẩm như rau, quả, dược liệu,..là
những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt, cũng có nguy cơ mắc phải các dịch
bệnh.
Thuốc BVTV:
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vơ cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến
trùng...), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo
vệ cây trồng, nơng sản, chống lại sự phá hoại của những lồi sinh vật gây
hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, rong rêu, cỏ
dại...)(Nguyễn thị Hồng Hạnh, 2006).
Thuốc BVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản
phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt
loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu
tranh với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây.
Ngoài ra, các loại thuốc kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng đạt năng suất
cao cũng là một dạng của thuốc BVTV.
Thuốc BVTV là những hóa chất độc, có khả năng phá hủy tế bào, tác
động đến cơ chế sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và cả cây
trồng, vì thế khi các hợp chất này đi vào môi trường, chúng cũng có những
tác động nguy hiểm đến mơi trường, đến những đối tượng tiếp xúc trực tiếp

hay gián tiếp. Và đây cũng là lý do mà thuốc BVTV nằm trong số những


4
hóa chất đầu tiên được kiểm tra triệt để về bản chất, về tác dụng cũng như
tác hại.
Những sinh vật gây hại cây trồng và nông sản được gọi chung là dịch
hại, do vậy những thuốc dùng để diệt trừ dịch hại được gọi là thuốc trừ dịch
hại hoặc thuốc BVTV.
Ngồi tác dụng phịng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc
BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hịa sinh trưởng
thực vật, các chất làm rụng lá, khô cây giúp cho việc thu hoạch mùa màng
bằng cơ giới được thuận tiện; những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc
thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Theo từ điển bách khoa bảo vệ thực vật (NXB Nông nghiệp – 1996,
Đường Hồng Dật chủ biên) “Thuốc bảo vệ thực vật hay còn gọi là thuốc trừ
dịch hại là tất cả các chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt
các loại dịch bệnh gây hại của cây trồng, nông lâm sản,… hoặc các lồi dịch
bệnh cản trở q trình chế biến, bảo quản nơng sản. Thuốc trừ hại cịn bao
gồm các chất có tác dụng điều hịa, kích thích sinh trưởng cây trồng, bảo
quản nông sản”.
Dư lượng thuốc BVTV:
Dư lượng thuốc BVTV là phần còn lại của các hoạt chất, chất mang, các
phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hoá của chúng và tạp chất, tồn tại
trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau khi sử dụng chúng. Các phần này có
khả năng gây độc; còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun và
trong môi trường.
1.2. Thành phần cấu tạo và mức độ độc hại của thuốc BVTV
Thuốc BVTV đóng một vai trị quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, tùy theo từng loại thuốc BVTV mà cấu tạo thành phần thuốc khác



5
nhau từ đó dẫn đến những đặc trưng về tính chất hóa học mức độ độc hại
riêng của từng loại thuốc, cụ thể như sau:
 Thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ
- Đặc điểm chung:
+ Cơng thức có chứa: Cl, C, H, O, S..., ln có chứa ngun tử Clo và
các vịng bezen hay dị vịng.
+ Ít tan trong nước, tan trong nhiều dung mơi hữu cơ
+ Có độ bền hóa học lớn, thời gian phân hủy chậm từ vài năm đến vài
chục năm.
+ Có độc tính cao.
- Cơng thức cấu tạo
+ DDT: C14H9Cl5
+ BHC (666): C6H6Cl6
- Độc tính:
LD50 = 113 mg/kg (DDT) và 125 mg/kg (BHC)
Tích lỹ trong cơ thể đặc biệt ở mô mỡ và mô sữa, gây ung thư, sinh quái
thai, dị tật...
- Triệu chứng ngộ độc cấp tính:
+ Nơn mửa, ỉa chảy.
+ Run cơ bắt đầu ở mặt rồi đến các đầu chi, sau đó co giật rung, co giật
tồn thân rồi đi vào hơn mê.
+ Thở nhanh sau đó rối loạn hơ hấp, dần dần liệt hơ hấp, chú ý liệt cơ
hơ hấp có thể xuất hiện nhiều giờ sau nhiễm độc
- Điều trị ngộ độc.
+ Nếu chất độc thấm qua da, cần rửa sạch da, thay quần áo nhiễm.
+ Nếu do uống thì rửa dạ dày càng sớm càng tốt, với nhiều nước sau đó
cho dầu Paraffin 200ml.



6
+ Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu:
Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần
Truyền tĩnh mạch dung dịch Natriclorua 9%0 hoặc glucose 5% ngày 3 – 4 lít
+ Chống co giật: gardenal 0,10g hoặc Seduxen 10mg tiêm bắt thịt.
+ Hồi sức hô hấp là cơ bản: hô hấp nhân tạo
+ Trợ tim mạch.
+ Truyền dịch, chống sốc nếu có.
- Xét nghiệm:
+ Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân
hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
+ Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
+ Xác định
Phản ứng cắt Clo hữu cơ;
Sắc ký lớp mỏng;
Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ;
Quang phổ UV - VIS.
 Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ:
- Đặc điểm chung:
+ Cơng thức hóa học có chứa: P, C, H, O, S...
+ Tác động rất nhanh.
+ Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ, Thời gian bán
hủy nhanh.
+ Rất độc và gây ngộ độc cấp tính cao.
+ Thải ra ngồi theo đường nước tiểu.
- Công thức cấu tạo:
+ Methyl parathion (Wofatox): C8H10NO5PS.
+ Parathion: C10H14NO5PS.



7
+ DDVP (Dichlovos): C4H7Cl2O4P.
+ Dipterex (Trichlorfon ): C4H8Cl3O4P
- Độc tính:
+ Methyl parathion: LD50 (chuột) = 25 -50mg/kg
+ DDVP: LD50 = 80 mg/kg
+ Dipterex: LD50 = 630 mg/kg
- Triệu chứng ngộ độc.
Các triệu chứng xuất hiện vài giờ sau khi bị ngộ độc:
+ Cường phế vị: nôn, đau bụng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co đồng
tử, ỉa đái không chủ động, mạch chậm, huyết áp hạ, co thắt phế quản, tăng
tiết dịch phế quản, ho, đôi khi phù phổi, ngừng thở.
+ Về thần kinh vận động: co giật mí mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và
lưng có khi cứng toàn thân.
+ Về thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, run, vật vã, cơn co giật,
nói khó, lẫn lộn, có khi bị hơn mê.
+ Nếu bị nhẹ, các triệu chứng giảm dần sau 2 – 3 ngày, đến khi tới 2 – 3
tuần lễ. Những trường hợp rất nặng chết rất nhanh, có trường hợp trong
vịng 30 phút đến 1 – 2 giờ do tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp.
+ Test atropin: tiêm tĩnh mạch 2 mg Atropin:
Đồng tử ít thay đổi, khơng giãn to, mạch khơng nhanh lên hoặc nhanh
ít: nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
Đồng tử giãn to ngay, mạch nhanh ngay, da đỏ nóng, nếu bệnh nhân
tỉnh sẽ vật vã, kích thích: khơng nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
- Điều trị ngộ độc.
+ Nếu chất độc vào qua đường tiêu hoá, phải rửa dạ dày bằng dung dịch
Natri bicarbonat. Rửa nhiều nước cho đến khi hết chất độc trong nước rửa
dạ dày (có khi tới 40 – 60 lít), nước ấm. Uống than hoạt, lịng trắng trứng.



8
+ Nếu chất độc ở da, phải rửa da bằng nước xà phòng.
+ Dùng Atropin liều cao: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 2 mg, cứ 2 giờ 1 lần cơ
thể nhẹ, cứ 15 phút 1 lần với thể nặng cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5
mm (tình trạng thấm Atropin). Theo dõi đồng tử, ví dụ sau 20 phút, đồng tử
co lại < 4mm thì cứ 20 phút tiêm nhắc lại, đồng tử và mạch trở lại bình
thường, liều dùng Atropin có khi tới 60mg.
+ Dấu hiệu ngộ độc Atropin: Đồng tử giãn to, mồm khô, mắt đỏ, nhịp
tim nhanh. Nếu có thuốc 2-PAM dung dịch 2,5%: 1 – 2g tiêm tĩnh mạch
chậm 5- 10 phút, sau nhỏ giọt tĩnh mạch 0,5 g/giờ.
+ Chống tim mạch: bù dịch bằng dung dịch Ringer lactat, dung dịch
muối0,9%.Hồi sức hô hấp: thở ơxy, nếu suy hơ hấp cấp, đặt Masque bóp
bóng và chuyển tuyến bệnh viện ngay.
+ Kháng sinh chống bội nhiễm.
+ Xét nghiệm
+ Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân
hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
+ Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
+ Xác định
Phản ứng tạo Indophenol
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
Quang phổ UV - VIS.
 Thuốc trừ sâu nhóm Carbamat hữu cơ
- Đặc điểm chung
+ Cơng thức hóa học dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH)
+ Tác động nhanh
+ Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lỹ nhanh.



9
+ Ít tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
+ Thời gian bán hủy nhanh.
- Công thức cấu tạo:
+ Bassa: C12H17NO2
+ Mipcin (Isoprocarb): C11H15NO2
- Độc tính:
+ Bassa: LD50 = 340-410 mg/kg
+ Mipcin (Isoprocarb): LD50 = 483 mg/kg.
- Triệu chứng ngộ độc cấp:
+ Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và
tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái
+ Đau bụng, nơn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt
do giảm nhãn áp; ngồi ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê.
Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu khơng được điều trị kịp thời.
- Điều trị ngộ độc: Điều trị như ngộ độc Phospho hữu cơ nhưng chỉ
dùng PAM trong những trường hợp nặng.
- Xét nghiệm.
+ Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân
hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
+ Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
+ Xác định
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
Quang phổ UV - VIS.
 Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid
- Đặc điểm chung:



10
+ Hoạt chất Pyrethrin được chiết xuất từ cây hoa cúc Pyrethrum
cinerariaetrifolium.
+ Gây độc cấp tính yếu. Tác động hệ thần kinh gây thiếu oxy.
+ Đào thải qua nước tiểu.
+ Ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
- Công thức cấu tạo
+ Cypermethrin: C22H19Cl2NO3.
+ Permethrin: C21H20Cl2O3
- Độc tính:
+ Cypermethrin: LD50 = 215 mg/kg
+ Permethrin: LD50 = 430-4.000 mg/kg
- Triệu chứng ngộ độc
+ Phản ứng phản vệ: bao gồm co thắt phế quản, phù hầu họng và shock
sảy ra ở những người mẫn cảm.
+ Biểu hiện ở da: bỏng, ngứa, tê cóng và ban đỏ
+ Ở mắt: tổn thương giác mạc
+ Thần kinh trung ương: Co giật, hôn mê, hoặc ngưng thở.
- Điều trị ngộ độc
+ Điều trị co thắt phế quản và phản ứng phản vệ nếu có.
+ Ở da: Rửa nhiều với xà phịng và nước, bôi vitamin E
+ Ở mắt: Rửa với nhiều nước.
+ Đường tiêu hóa: Cho uống than hoạt.
- Xét nghiệm
+ Mẫu thử: Mẫu thử là phủ tạng,dịch dạ dày, chất nôn của nạn nhân
hoặc tang vật như cốc nước, thức ăn, chai lọ...
+ Xử lý mẫu: Xử lý chiết mẫu trong môi trường Acid (cắn A).
+ Xác định



11
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ
Quang phổ UV - VIS.
Trong những phân tử chất độc có nhứng gốc sinh độc khác nhau quyết
định đến độ độc của thuốc đó. Các gốc sinh độc chỉ có thể là 1 nguyên tử
hay một loại nguyên tố (Như Hg, Cu,… trong các hợp chất chứa thủy ngân
hay đồng); hoặc cũng có thể là một nhóm các nguyên tố (như gốc –CN
trong hợp chất chứa Xianamit; hay gốc P=O(S) trong nhóm phân lân hữu
cơ) biểu hiện đặc trưng tính độc của thuốc đó.
Một hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh thường là các hoạt chất có độ
độc cao. Các chất độc có các nối đơi hay nối ba, các phân từ dễ đứt gãy hay
dễ phản ứng sẽ làm tăng độ độc của thuốc. Sự thay thế nhóm này bằng
nhóm khác, sự thêm hay bớt đi nhóm này hay nhóm khác trong phân tử sẽ
làm thay đổi tính độc của các hợp chất đi rất nhiều.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, tuy trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện
nghiên cứu về rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ nhưng cũng đã có một số
nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và sức khỏe
con người và xây dựngg các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng TBVTV đến
môi trường và con người.


Một nghiên cứu rất đáng chú ý vào năm 1998 của K.L.Heong,

M.M.Escalada, N.H.Huan, V. Mai là sử dụng các phương tiện thông tin
truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng
TBVTV và dùng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để bảo vệ cây trồng,

hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như giảm rủi ro đến sức khỏe người dân.


12
Tuy nhiên, do vấn đề môi trường ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa được quan
tâm nên mơ hình này chưa được áp dụng rộng rãi .


Theo như nghiên cứu của Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh năm

2001,người sử dụng TBVTV thường bỏ qua những rủi ro, hướng dẫn an
toàn và các biện pháp bảo vệ cần thiết, do đó thường dẫn đến những tác
động xấu đến sức khỏe. Theo như tài liệu thu thập được, 11% của tất cả các
ca ngộ độc ở trong nước là do TBVTV (khoảng 840 ngộ độc tại 53 tỉnh,
thành phố trong năm 1999). TBVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã
dẫn đến sự cắt giảm mạnh mẽ số lượng các sinh vật thủy sinh. Sự gia tăng
đáng báo động TBVTV phun trên cây ăn quả cũng đã có tác động đáng kể
đến quần thể các sinh vật đất .


Năm 2004, Trần Thị Ba, Nguyễn Bảo Vệ và Võ Thị Bích Thủy đã thực

hiện nghiên cứu hiện trạng canh tác dưa hấu trong mùa mưa ở đồng bằng
sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện bằng phiếu điều tra với 61, 114
và 72 nông hộ tương ứng ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh. Kết
quả cho thấy có hàng trăm loại thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất dưa
hấu, trung bình phun 8-9 lần/vụ, chỉ có 14,2% nơng hộ áp dụng biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp.



Nghiên cứu ảnh hưởng của TBVTV đối với sức khỏe con người là rất

cần thiết. Năm 2006, một nghiên cứu về khả năng, mức độ tích tụ TBVTV
trong cơ thể con người khi tiếp xúc với thuốc đã được Phạm Bích Ngân và
Đinh Xuân Thắng tiến hành. Phương pháp y – sinh học đã được sử dụng
trong nghiên cứu này. Máu được lấy ở tĩnh mạch để tiến hành phân tích
men Cholinesterase trong huyết tương (chỉ tiêu để xem xét khả năng nhiễm
thuốc BVTV gốc lân hữu cơ) đối với người phun thuốc. Trên cơ sở đó đánh
giá khả năng nhiễm độc thuốc BVTV khi tiếp xúc, hít thở và các triệu
chứng bệnh tật đối với con người .


13


Năm 2008, Hệ thống hành động chống thuốc trừ sâu khu vực châu Á

Thái Bình Dương PAN đã tiến hành phỏng vấn hơn 1.000 nông dân ở 8
quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) và kết quả này được thể hiện trong
báo cáo dài 156 trang với tựa đề Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực
châu Á về việc dùng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm, trong đó nêu đến
66% thành phần chính của các loại này đang dùng ở châu Á nằm trong danh
mục “rất nguy hiểm”.
Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam được thực hiện ở xã Vình Hanh,
huyện Châu Thành (tỉnh Huyện Thạch Thất, Tp. Hà Nội ) với sự hỗ trợ của
Đại học Huyện Thạch Thất và tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và mơi trường
trong phát triển (CGFED).
Nhóm nơng dân được hỏi là những người đang trồng lúa và rau củ.
Nghiên cứu cho thấy 28% số nông dân tại Huyện Thạch Thất và 60% số

nông dân tại Nam Định được hỏi cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe
liên quan đến thuốc trừ sâu sau khi phun xịt hoặc sống gần nơi có thuốc trừ
sâu.
Những dấu hiệu sức khỏe nông dân thường gặp là nhức đầu, choáng, nổi
mẩn ngứa, mệt, đau nhức người....Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam cũng
cho thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng
nhìn chung họ vẫn chưa được hướng dẫn bảo hộ hoặc khơng có điều kiện
trang bị cơng cụ bảo hộ để phịng vệ cho sức khỏe của mình.
 Do việc sử dụng TBVTV tràn lan, không đúng cách nên dẫn đến việc
gây ô nhiễm môi trường đất, nước,.... Năm 2006, trong một nghiên cứu Ja
Ming đã cho thấy dư lượng TBVTV DDT trong đất tại huyện Cẩm Khê,
Phú Thọ bằng 1,56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30 mg/kg, huyện Diễn
Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2.800 mg/kg .Sự tích tụ hóa


14
chất này trong đất thấm vào nguồn nước ngầm làm cho nước giếng nhiễm
TBVTV, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây bệnh ung thư tại các làng xã tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ
An, Phú Thọ, Tuyên Quang.
 Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại, khó
xử lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vịng nhóm
clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Năm 2008, PGS.TS. Nguyễn Văn
Phước cùng nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã
nghiên cứu và đưa ra một mơ hình xử lý mới bằng cách đưa nước thải qua
bể lọc sinh học kị khí với vật liệu đệm là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của
nước thải khi qua bể lọc này là chỉ tiêu về COD, PH. Sau đó nước thải được
tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt tính rồi bùn sinh học hiếu khí và cuối cùng là
bể oxy hóa. Tại đây tiếp tục dùng hệ chất fenton để oxy hóa mẫu nước thải
sau keo tụ, xác định lượng FeSO4 và H2O2 thích hợp. Kết quả cho thấy nước

thải qua bể lọc kỵ khí độ pH biến động, COD giảm dần. Điều này chứng tỏ
sinh vật đã thích nghi dần và có hiệu quả. Đặc biệt q trình kiềm hóa giảm
30-50% COD, quá trình sinh học xử lý 94,8% COD cịn lại. Tiếp đến q
trình hóa học xử lý triệt để các chất ô nhiễm, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn
nước thải .
 Để hạn chế TBVTV gây độc cho mơi trường và sức khỏe con người,
nhiều TBVTV có nguồn gốc sinh học đã được Viện Bảo vệ thực vật cùng
một số cơ quan phối hợp đã tiến hành nghiên cứu và đã đưa đưa xuống một
số địa phương ứng dụng:
 Công nghệ sản xuất và sử dụng một số loài ong ký sinh mắt đỏ
Trichogramma để trừ sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân ngơ, mía, lúa, sâu
đo hại đay, sâu bông, sâu đậu đỗ.


15
 Công nghệ sản xuất bọ mắt vàng (Chrysopa), bọ rùa (Cocinellidae)
ăn rệp, nhện ăn thịt.
 Công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở
tạo bào tử mang tinh thể độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus
thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu đo, sâu khoang ở một số rau chuyên
canh của Hà Nội, Ðà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh.
 Cơng nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm nấm gây hại côn
trùng như nấm trắng Beauveria bassiana, nấm xanh Metathizium anisopliae,
Metathizium flavoviridae trừ sâu róm thơng, rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh
hại đay, châu chấu hại ngơ, mía, kiến vương hại dừa, đặc biệt là nấm
Metathizium trừ châu chấu hại ngơ mía ở miền Ðơng Nam bộ. Nấm
Trichoderma và một số xạ khuẩn trừ bệnh hại cây trồng như bệnh héo rũ
lạc, bệnh ngơ vằn ngơ, lúa.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, khi ngành nông nghiệp ra đời thì con người cũng đã biết

tìm những hóa chất để có thể bảo vệ cây trồng, chống lại côn trùng, sâu hại
gây bệnh và cỏ dại. Tuy nhiên, mãi đến khi vấn đề môi trường được nhân
loại chú ý thì cùng lúc đó ảnh hưởng thuốc BVTV đến mơi trường mới
được quan tâm. Đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức, nhà khoa học đã đi sâu,
nghiên cứu các ảnh hưởng của thuốc BVTV và phát triển các chương trình
quản lý, đánh giá các rủi ro này.
 Năm 1962, Carson trong cuốn sách Silent spring (Mùa xuân tĩnh
lặng) đã đề cập đến những rủi ro môi trường liên quan đến việc sử dụng
thuốc trừ sâu. Cuốn sách đã thật sự gây sốc cho khơng ít người khi biết rằng
những mối nguy hiểm đó do chính con người tạo ra và song hành trong
cuộc sống. Chúng là những chất độc có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và
nhiều loại chất khác sử dụng trong nông nghiệp. Từ đất, nước và từ các bộ


16
phận của cây trồng, những chất độc hại đó tham gia vào chuỗi thức ăn và
hiện diện trên bàn ăn của các gia đình.
Carson cho rằng những hố chất đó thậm chí cịn nguy hiểm hơn cả
những chất phóng xạ. Chúng có thể xâm nhập theo đường tiêu hố (cùng
thức ăn, đồ uống); theo đường hơ hấp (ví dụ khi ta hít phải) hay qua da (như
khi phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ không mang khẩu trang, găng tay v.v.)...Với
cách thức xâm nhập đó, con người có nguy cơ mang theo chất độc từ lúc
sinh ra đến khi chết và chịu sự tàn phá của chúng .
 Tại Mỹ, nơi khoa học môi trường rất phát triển, đã thiết lập nhiều
chương trình bảo vệ mơi trường do thuốc trừ sâu từ rất sớm như Chương
trình thuốc trừ sâu của Đại học Purdue. Chương trình được xây dựng và
duy trì với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học .
Năm 2002, Fred Whitford, điều phối viên của chương trình này đã
viết cuốn sách Tài liệu hoàn chỉnh về quản lý thuốc BVTV. Tác giả cho rằng
cần có chính sách dứt khoát và các yêu cầu xem xét một sản phẩm thuốc trừ

sâu trước khi bước vào thị trường, với nhãn mác rõ ràng và chính xác, và
với người tiêu dùng có nhận thức tốt. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng đóng
một vai trị quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của chúng ta, bởi chính
chúng giúp con người bảo vệ cây trồng, nguồn lương thực, thực phẩm của
nhân loại. Cuốn sách mơ tả tiến trình mà theo đó công nghiệp và các Cơ
quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đạt được một sự đồng thuận về các nguy
cơ mà thuốc trừ sâu gây cho con người, động vật hoang dã và nước.
 Ở Ontario, Canada, theo nghiên cứu về sự nhiễm độc môi trường do
sử dụng các chất hóa học đã được Frank et al tiến hành từ năm 1982 tại 11
vùng nơng nghiệp đầu nguồn Ontario. Có ít nhất 81 loại thuốc trừ sâu khác
nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp dọc theo hành lang an tồn (của
các con sơng) và nhiều loại thuốc được sử dụng gần nhà. Trung bình, 39%
của bề mặt đất nhận 8,3kg/ha/năm. Việc sử dụng nồng độ cao thuốc trừ sâu
ở vùng này đã gây ra ô nhiễm bề mặt nguồn nước tại vùng nghiên cứu.


×