Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn ngữ văn cho học sinh khối 12 trường THPT nông cống 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------- 2
I.1 Lí do chọn đề tài --------------------------------------------------------- 2
I.2 Mục đích nghiên cứu-----------------------------------------------------4
I.3 Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------- 4
I.4 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------5
II. NỘI DUNG ---------------------------------------------------------------5
II.1 Cơ sở lí luận ---------------------------------------------------------------5
II.2 Thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Nông Cống 4--6
II.2.1 Thuận lợi ---------------------------------------------------------------6
II.2.2 Khó khăn ---------------------------------------------------------------6
II.3 Cách thức và các giải pháp thực hiện ---------------------------------8
II.3.1 Vai trò của giáo viên --------------------------------------------------9
II.3.2 Vai trò của học sinh --------------------------------------------------16
II. 3.3 Vai trò của sự tương tác giữa giáo viên và phụ huynh ----------18
II, 3.4 Vai trị của cơng nghệ thơng tin ------------------------------------18
II.3.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm -------------------------------19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------20
III.1 Kết luận -----------------------------------------------------------------20
III.2 Kiến nghị ----------------------------------------------------------------21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------ 22.

MỞ ĐẦU
I.1.Lí do chọn đề tài.
1


Hoạt động chính trong Nhà trường là hoạt động dạy và học. Thông qua hoạt
động dạy không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức, kĩ năng mà cịn hình
thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất để các em bước vào cuộc sống.
Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này không phải là dễ dàng đối


với các mơn học nói chung trong đó có mơn Ngữ Văn.
Đặc thù của môn Ngữ văn là không chỉ dạy về kiến thức mà còn giáo dục
các em về tình cảm, về đạo đức, về giá trị thẫm mĩ. Dạy văn là dạy cái hay cái
đẹp. Phải khai thác mọi vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm, giúp các em có
rung cảm thẩm mĩ, có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tự rút ra bài học cho
chính bản thân mình. Phạm văn Đồng đã từng nói: “ Cái quan trọng nhất trong
giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tịi, phương
pháp vận dụng kiến thức của mình” ( Trích tạp chí nghiên cứu giáo dục số 28,
tháng 11 năm 1973). Từ ý kiến trên đặt ra yêu cầu đối với người dạy là phải có
phương pháp tích cực để giúp học sinh phát triển tồn diện mọi kĩ năng cần
thiết.
Cách kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh theo yêu cầu mới phải đảm
bảo bốn cấp độ từ thấp đến cao là: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận
dụng cao. Và như vậy địi hỏi người học phải khơng ngừng chủ động, sáng tạo,
đặc biệt phải nắm vững phương pháp và kĩ năng làm câu đọc - hiểu, vận dụng
kiến thức để làm tốt câu nghị luận xã hội, cũng như câu nghị luận văn học. Để
làm được điều này người giáo viên phải song hành với học sinh trong việc trau
dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài.
Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với GV hiện
nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả
thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS khơng thích thú với mơn văn cũng có nhiều
lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cơ giáo chưa
thực sự tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cơ chưa thực sự có
những bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương
pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả.
2


Vai trị của người giáo viên là vơ cùng quan trọng. Là người điều khiển, hướng

dẫn để học sinh khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học và biết vận dụng kiến
thức đã học để làm tốt bài thi của mình. Chính vì vậy, u cầu đặt ra cho giáo
viên là cần rèn luyện cho học sinh tự nhạy bén, linh hoạt và tư duy nhanh, phát
huy những khả năng vốn tiềm ẩn mà lâu nay các em chưa có điều kiện khám
phá.
Từ thực tiễn giảng dạy, tơi thấy khả năng vận dụng của học sinh đại trà còn
hạn chế bởi sự thơng hiểu cịn nơng cạn. Vì thế, khi gặp phải những bài tập, câu
hỏi các em còn lúng túng, mơ hồ, chưa biết cách làm…Vậy làm sao để nắm
được kiến thức và vận dụng kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Tích luỹ
từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình và trao đổi cùng đồng
nghiệp tôi đã đưa ra một số cách thức, biện pháp nâng cao chất lượng đại trà
môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 mà bản thân nhận thấy đem lại hiệu quả.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
- Thơng qua đề tài, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp

trong trường, trong tỉnh về vấn đề nâng cao chất lượng đại trà môn ngữ văn
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trị của mơn học đối với cuộc sống và cũng
là một trong ba mơn bắt buộc trong kì thi TNTHPT. Từ đó hình thành ở các em
kiến thức để tự tin trước kì thi. Góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà
trường.
- Hình thành cho các em học sinh ý thức thực hiện tốt nội quy trường, lớp, xây
dựng môi trường học tập văn minh, mô phạm.
- Giúp học sinh hứng thú, say mê hơn đối với bộ môn Ngữ văn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trong phạm vi đề tài này đối tượng mà đề tài hướng tới là học sinh lớp 12
- Hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh các lớp 12C2, 12C5 trường
THPT Nông Cống 4 năm học 2020- 2021
I. 4. Phương pháp nghiên cứu.

3



- Phương pháp nghiên cứu bộ môn: Sử dụng các phương pháp trong dạy học
Ngữ văn ở các bài học cụ thể, để hình thành kiến thức cho các em học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu các khái niệm, các Nghị quyết có
liên quan đến chất lượng đại trà.
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích: Tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết
dạy cụ thể, để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi triển khai thực hiện vấn đề, tôi tổng hợp đánh
giá kết quả cuối cùng để thấy được thành cơng của đề tài. Từ đó áp dụng phổ
biến trong những năm học tiếp theo.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lý luận.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo. Đảng và nhà nước đã đặt ra vấn đề giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phương pháp giáo dục vì vậy cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế
chung của thời đại, trong đó đặc biệt phải ln phát huy được tính tích cực, tự
giác, chủ động tư duy sáng tạo, phát triển phẩm chất năng lực học sinh, nâng
cao chất lượng đại trà.
Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi dân tộc , bởi vì
“Sự nghiệp đổi mới đất nước có thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào
thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là
do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định”. ( Văn kiện Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, H,1993,tr23). Dạy Văn là “ dạy chữ để
dạy người”, môn Văn không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ một vốn kiến thức cần
thiết về Văn học, mà cịn góp phần quan trọng bồi dưỡng kỹ năng sống cho học
sinh như ý thức, tình yêu, nhân cách, đạo lý, tinh thần trách nhiệm…
II. 2. Thực trạng việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT Nông Cống 4.
II. 2. 1. Thuận lợi:


4


Trường THPT Nơng Cống 4 đóng trên địa bàn xã Trường Sơn, huyện Nông
Cống - một vùng đất nông nghiệp hiền hịa. Ln được sự quan tâm của cấp uỷ
Đảng bộ, BGH, Ban chuyên môn nhà trường. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có
trách nhiệm cao. Học sinh trong trường chủ yếu là con em trong các gia đình
thuần nơng, với bản tính hiền lành, thân thiện, các em học sinh cơ bản đã thực
hiện tốt nội quy trường lớp, thái độ học tập đúng đắn, yêu thương, đoàn kết.
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và mạng Internet hiện đại
đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thuận lợi trong việc nắm bắt thơng tin,
tìm kiếm tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học.
II. 2.2. Khó khăn:
Vẫn cịn một bộ phận học sinh sống chây lười, ỷ lại, cố tình vi phạm nội quy
trường lớp như trong giờ học khơng ghi bài, khơng có sách giáo khoa, không
hợp tác trả lời đối thoại với cô giáo, lệ thuộc vào mạng xã hội, có nhiều sở thích
về mối quan hệ bạn bè, xã hội... Nếu khơng giáo dục và định hướng tốt, các em
sẽ đi lệch hướng, thường xuyên vi phạm, dễ xa ngã trước các tệ nạn xã hội
Thực tiễn cho thấy quan niệm trong dạy và học Ngữ văn còn tồn tại nhiều sai
lệch như: cho rằng môn Ngữ văn chỉ là thi tốt nghiệp, phải ghi chép, đoc nhiều,
phần đa phụ huynh định hướng cho con học tốn theo các mơn tự nhiên để theo
khối ngành kinh tế, kĩ thuật, khơng có những hữu ích trực tiếp cho thời buổi
kinh tế thị trường …, Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều dạy và học Ngữ văn
cịn mang tính hình thức.
Bên cạnh đó, do khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học nhiều nên giáo
viên nhiều khi phải “gắng sức” mới truyền tải được các kiến thức hơn nữa các
em học khối KHTN chỉ có 3 tiết chính khóa một tuần khơng được học phụ đạo,
khơng thi khảo sát. Vì vậy khi tiếp cận đề và làm bài thi với cấu trúc ba phần
thì các em chỉ làm sơ sài nên điểm khơng đạt điểm cao. Chính điều này đã
khiến cho việc dạy học Ngữ Văn và nâng cao chất lượng đai trà cũng gặp nhiều

khó khăn.

5


Đứng trước khó khăn đó, cơng tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lại càng trở
nên quan trọng,Tuy nhiên, trước yêu cầu gắt gao đổi mới phương pháp dạy học
bản thân tôi và tôi tin là rất nhiều thầy cô khác cịn thấy lúng túng trong q
trình áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học vào thực tiễn. Lí thuyết về các
phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể các thầy cô đã nắm vững nhưng do các
yếu tố: học sinh trong lớp cịn đơng, chương trình cịn nặng nề …, nên khó áp
dụng hiệu quả. Thực trạng ấy khiên bản thân tơi và các đồng nghiệp của mình
dã rất trăn trở.
Từ lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc
nâng cao chất lượng đại trà ở trường phổ thông là rất cần thiết. Điều đó khơng
chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức mà cịn có ý nghĩa hướng các em
nhận thấy u và học Ngữ văn. Vì là mơn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi
dưỡng hồn thiện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ.
Kết quả học thi khảo sát lần 1 các lớp tôi dạy như sau:
Lớp

Sĩ số Điểm 9-10
SL

%

Điểm 7- 8
SL

%


Điểm 5-6

Điểm dưới 5

S

%

SL

%

61

11

28%

3

5%

L
12C

42

0


0

5

11%

26

2
11C5

%
44

3

5%

19

45%

19

45
%

Với kết quả trên ta thấy:
- Chất lượng chưa cao, số học sinh đạt khá giỏi cịn ít, lượng học sinh đạt mức
độ yếu vẫn còn.

- Mức độ hứng thú học tập chưa cao vì học sinh cảm thấy khó cảm nhận, nhiều
từ ngữ, hình ảnh trừu tượng.
- Khả năng liên hệ vận dụng giải quyết các đề văn còn yếu, chưa cảm nhận
đúng vấn đề, vì vậy để đạt được điểm cao là khó.
6


- Với những thực trạng trên bản thân tôi thấy cần phải có cách dạy tích cực hơn
thì học sinh mới hứng thú học tập, khi thi mới đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy tơi
mới áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng đại trà.
II. 3. Cách thức và biện pháp thực hiện.
Kế hoạch chuyên môn của trường THPT Nông Cống 4 năm học 2020-2021,
số 12 ngày 5/9/2020 về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo
dục nhà trường THPT theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Bên
cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng đại trà. Ngày 11/1/2021 tổ, nhóm chuyên
môn cũng đã họp và trao đổi kinh nghiệm nhằm năng cao chất lượng đại trà, tổ
vinh dự được đồng chí Trịnh Trọng Nam chuyên viên Văn về dự và góp ý kiến.
Ngày 28/1/2021 nhà trường đã tổ chức buổi hội thảo nâng cao chất lượng ôn thi
tốt nghiệp trong đó có nâng cao chất lượng đại trà.
Đối với bộ môn Ngữ văn năm học 2019 – 2020 điểm thi tốt nghiệp chỉ tiêu
trung bình điểm 6,6. Kết quả năm học đat 7,25. Năm học 2020 – 2021 nhà
trường đặt chỉ tiêu điểm trung bình 7,7. Việc nâng cao chất lượng đại trà đã trở
thành một trong những nhiệm vụ năm học. Vì vậy, tập thể sư phạm nhà trường
nói chung và bản thân nói riêng phải đưa ra những cách thức và phải pháp để
thực hiện hiệu quả chỉ tiêu đề ra.Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp để nâng cao chất đại trà
II. 3. 1. Vai trị của giáo viên
Thầy cơ là cầu nối giữa học sinh với tri thức, với những kỷ năng, kỷ xảo
tương ứng cho học sinh; chuẩn bị đầy đủ cho học sinh hành trang bước vào
cuộc sống.

Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với GV hiện
nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả
thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS khơng thích thú với mơn văn cũng có nhiều
lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cơ giáo chưa
thực sự tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cơ chưa thực sự có
nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp.
7


Giáo viên phải có kiến thức, kỷ năng vững vàng. Đây chính là điều quan trọng
nhất đối với những ai đang làm nghề dạy học. Bởi nó chính là cái nền, yếu tố cơ
bản tạo nên một tiết dạy thành cơng. Dù phương pháp dạy học có tích cực, hợp lí
đến mấy, dù khả năng diễn đạt của thầy có lưu lốt đến mấy nhưng nếu kiến
thức khơng chính xác, khơng phong phú thì những yếu tố kia cũng khơng có cơ
hội để phát huy. Kiến thức vững vàng của người thầy cịn khiến cho học sinh nể
phục từ đó mới yên tâm, nghe theo rồi làm theo thầy. Vì thế, tôi thường xuyên
cập nhật kiến thức: học từ tài liệu, học từ đồng nghiệp, từ bạn bè các trường
khác, từ chính học trị…
Chú ý đổi mới phương pháp dạy phù hợp. Sự phù hợp về phương pháp dạy
học không phải nhất thiết phải từ bỏ những phương pháp dạy học truyền thống
để lựa chọn các phương pháp mà nhiều người cho là mới, là hiện đại. Theo tôi,
sự phù hợp là phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài dạy.
Ở mỗi giờ dạy thầy cơ cần:


Kích thích hoạt động tư duy: Kĩ năng kích thích hoạt động tư duy nhằm
phát huy tích cực suy nghĩ của tập thể học sinh trong một tiết học. Nó loại
trừ được tính ỷ lại, trơng chờ. Nó địi hỏi thầy gợi mở để cả một tập thể
động não, thoải mái, tự nhiên trình bày hết ý tưởng khơng rụt rè, e ngại.
Muốn vậy GV phải xác định được nội dung vấn đề cần làm rõ qua những

câu hỏi có sức gợi từ đơn giản đến phức tạp. Người học càng có nhiều phát
hiện những nội dung của vấn đề đặt ra càng tốt. Người thầy phải thực sự
linh hoạt để điều hành giờ học. Thầy không vội đưa ra nhận xét đánh giá đối
với bất cứ một ý kiến nào. Thầy biết động viên khuyến khích các ý kiến của
mỗi thành viên trong lớp đồng thời ghi vắn tắt trên bảng thành nhóm ý kiến.
Đặc biệt, thầy biết gợi ý, đưa ra câu hỏi để làm nảy sinh những ý kiến mới.
Người thầy phải nhạy bén, linh hoạt biết dừng đúng lúc để tổng kết đánh giá
từng nhóm ý kiến và rút ra kết luận theo phương án đã dự định khi soạn bài.
Kích thích hoạt động tư duy của học trò trong một tiết học là thực sự góp

phần vào đổi mới phương pháp dạy học. Người thầy cần nắm rõ những u cầu
có tính bắt buộc:
8


- Động viên khuyến khích học trị phát biểu tham gia xây dựng bài qua những
câu hỏi gợi mở ngắn gọn từ đơn giản đến phức tạp
- Sắp xếp các ý kiến trình bày theo nhóm
- Khơng nên nhận xét đánh giá trong khi học sinh trình bày
- Biết dừng lại đúng lúc để đảm bảo thời gian tiết học
- Nhắc nhở học sinh biết ghi theo ý kiến thầy kết luận (thầy khơng đọc cho trị
chép)
* Chia nhóm: Nhằm phát huy tính tập thể và kích thích hoạt động cá nhân
trong một nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm có dịp bày tỏ hiểu biết của
mình. Mỗi cá nhân trong nhóm cũng tự nhận biết cần phải học, tìm hiểu, bổ sung
cho nhận thức của mình như thế nào. Biết mình, biết người để chia sẻ và hợp tác
trong học tập. Kĩ năng chia nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân
và có ý thức tập thể cao. Kĩ năng này góp phần kích thích tinh thần thi đua ngầm
giữa các nhóm. Thầy, cơ giáo phải tùy theo từng bài mà áp dụng.
Cách làm: Thầy, cô giáo chủ động đưa vấn đề cần làm rõ ra trước tập thể. Các

nhóm đều lĩnh hội nội dung chung. Sau một thời gian nhất định, thầy, cô phân
công từng nhóm làm rõ một nội dung. Các nhóm lần lượt trình bày cách hiểu, lí
giải, phân tích, chứng minh vấn đề mà nhóm mình đảm nhiệm. Các nhóm khác
bổ sung hoặc thể hiện quan điểm của nhóm mình. Thầy là người chịu trách
nhiệm tổng kết lại và bổ sung theo phương án đã chuẩn bị trước. Khi thầy tổng
kết học sinh ghi theo lời thầy ( thầy không đọc cho trị chép)


Kĩ năng hỏi- đáp tạo ra khơng khí cởi mở trong tiết học: Mỗi học sinh
kể cả cô giáo đều bình đẳng khi tiếp cận nội dung bài học. Hỏi- đáp nhằm
phát huy tính tự do giữa người dạy và người học. Nó tạo cho học sinh tính
tự tin và biết cách lập luận để thuyết phục người nghe. Kĩ năng hỏi- đáp địi
hỏi thầy, cơ giáo phải chuẩn bị các câu hỏi và phương án trả lời hay nhất.
Các câu hỏi phải căn cứ vào đối tượng học sinh. Nội dung câu hỏi bám sát
vào bài học và khơi dậy được cách trả lời. Câu hỏi không quá khó cũng
khơng dễ dãi nhàm chán. Câu hỏi có nhiều mức độ khác nhau. Có câu hỏi
9


phát hiện nhận thức dành cho học sinh yếu và trung bình. Câu hỏi yêu cầu
học sinh hiểu biết vấn đề đặt ra trong bài học, biết lí giải và phân tích chứng
minh. Có câu hỏi u cầu học sinh biết liên hệ để mở rộng kiến thức. Câu
hỏi yêu cầu người học biết thực hành trong cuộc sống. Những câu hỏi này
dành cho học sinh khá giỏi. Thầy đặt câu hỏi sao cho học sinh say mê tìm
tịi cách trả lời. Các em phải động não.
Trong quá trình hỏi- đáp, cô tổng hợp, bổ sung và rút ra kết luận. (cô yêu cầu
học sinh ghi theo không đọc cho trị chép). Nội dung kết luận đều được cơ trị
nhất trí cao trong q trình hỏi- đáp.
* Đọc diễn cảm: là kĩ năng hết sức coi trọng trong tiết đọc- hiểu. Cô phải là
người đọc đúng, đọc hay. Sao cho luyện đọc là cơng việc thường xun của trị.

Học sinh không chỉ đọc trong giờ học mà đọc ở mọi nơi có điều kiện. Thầy cơ
phải là người kích thích cho việc đọc diễn cảm thành phong trào trong tập thể
học sinh. Đọc diễn cảm là yếu tố lôi cuốn người học phải tìm đến tác phẩm,
hiểu biết, liên hệ và dẫn đến thực hành tốt khi hỏi về tác phẩm đó. Lâu nay việc
đọc bị coi nhẹ. Học sinh đã không thiết tha mấy với môn Ngữ văn. Việc đọc trở
thành xa vời, thậm chí các em khơng cả soạn bài trước khi lên lớp. Thông qua
kĩ năng đọc biết học sinh có chuẩn bị bài hay khơng. Nhưng vấn đề đặt ra đọc
như thế nào cho hay và có sức lơi cuốn.
- Đọc lướt qua một lượt để nhận ra cảm xúc chủ yếu của thơ, vấn đề cơ bản đặt
ra trong bài văn chính luận, chủ đề và đặc điểm của nhân vật trong những áng
văn xuôi, trong các vở kịch
- Để diễn tả cảm xúc chủ đạo của bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ
thuật nào: âm thanh, giọng điệu, kết cấu, tu từ…
- Văn bản chính luận dùng cách lập luận nào: khẳng định hay phủ định, bi ai
thống thiết hay giầu tính chiến đấu mạnh mẽ
- Đặc điểm nhân vật, diễn tả tâm lí hay đối thoại trực tiếp

10


Thầy, cô giáo hướng dẫn học sinh căn cứ vào những yêu cầu trên đây để chọn
âm thanh, giọng điệu đọc cho phù hợp. Muốn vậy người đọc phải tìm hiểu văn
bản. Quá trình ấy đã giúp học sinh hiểu được rất nhiều về tác phẩm.


Khả năng truyền đạt lưu lốt của người thầy: cũng rất quan trọng vì nó
thể hiện sự tự tin của một người thầy khi đứng trước học sinh. Nó giúp học
sinh lĩnh hội và tiếp thu kiến thức 1 cách nhanh chóng, có hứng thú trong
học tập hơn, học sinh cũng học tập ở thầy cách nói, cách diễn đạt trong cuộc
sống.

Tác phong, lối sống của giáo viên cũng rất quan trọng: đó là cách ăn nói, đi

đứng, điệu bộ, cử chỉ, hành động, trang phục… Khơng thể có những buổi lên lớp
thành cơng nếu giáo viên có lối sống khơng lành mạnh, tác phong không chuẩn
mực. Tác phong làm việc của người thầy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tác
phong học, thậm chí tác phong sống của trị.


Trong mỗi giờ học tơi ln cố gắng tạo khơng khí: Nghiêm túc mà thân
thiện. Sự nghiêm túc xác định cho học sinh ý thức, tư thế đúng mực trong
quá trình tiếp nhận tri thức. Sự thân thiện đem đễn cảm giác gần gũi, vui
tươi, không khô cứng căng thẳng. Từ đó, việc học của các em cũng sẽ hiệu
quả hơn



Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm, hồn cảnh ra đình của học sinh:
Là giáo viên tiếp xúc trong mỗi tiết dạy tôi luôn quan sát tư thế, hiểu rõ đặt
điểm từng học sinh ( lớp 12C2 có HS Trần Thị Hải Yến mắc bệnh trầm cảm,
HS Nguyễn Hoàng Tân; Trần Văn Thân, lớp 12C5 HS Nguyễn Thị Nga, Lê
Văn Huy, Nguyễn Văn Khoa) khả năng tiếp thu bài rất chậm. Chúng ta hãy
trở thành người bạn lớn của các em. Trở thành “những người truyền lửa”,
tận tâm chỉ bảo cho các em bằng những cách: Đó là sự động viên khuyến
khích với những học sinh trung bình,yếu khuyến khích các em biết làm
đúng những nội dung cơ bản, với học sinh Khá –Giỏi không chỉ làm đúng
mà cị phải tìm tịi, sáng tạo. Đó cịn là gieo đam mê, ước mơ qua những bài
học cuộc sống. Từ đó, học sinh thấy được q trình học tập của mình khơng
11



chỉ là tiếp nhận tri thức, ko phải chỉ là thi cử, mà còn là cuộc sống, là ước
mơ, là đam mê, là tương lai của chính bản thân mình.

Hình ảnh giờ Văn lớp 12C trường THPT Nơng Cống 4


Tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
Để giúp học sinh phát triển toàn diện theo hướng chân- thiện- mĩ, tác động

mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, thái độ, đặc biệt là hành động, điều đương
nhiên là tự nguyện, nhằm xây dựng một môi trường học tập văn minh, mô
phạm, tôi thường tổ chức cho học sinh các tiết học ngoại khóa . Nhằm bổ trợ
kiến thức, vui nhộn, nhẹ nhàng, thoải mái, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm
sống, giúp các em u thích mơn học hơn trở thành những con người tồn diện.


Dạy học sinh kỹ năng làm bài: Trong q trình giảng dạy kiến thức, tơi rất
chú trọng đến kĩ năng làm bài cho học sinh. Tôi ln nói với học sinh: Có kĩ
năng làm bài khơng khác gì mình đã xác định được đường đi từ điểm xuất
phát tới đích đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Khi có kĩ năng học sinh trước
những yêu cầu cụ thể biết mình phải làm gì. Tơi u cầu nghiêm khắc học
sinh phải thực hiện điều này. Vì thế, đứng trước những đề bài cụ thể học
sinh biết phải làm như thế nào. Học sinh khơng cịn sợ viết văn, sợ làm văn,
bác bỏ quan điểm mơn văn có thể “bịa” được. Những kĩ năng làm bài đó sẽ

12


được tôi thường xuyên bắt học sinh áp dụng trong suốt quá trình làm bài
trong các bài kiểm tra thường xuyên, Kiểm tra định kì


Hinh ảnh học sinh lớp 12C5 trường THPT Nơng Cống 4 luyện đề


Nghiêm túc hơn khi chấm bài và sửa bài cho học sinh: Khi chấm GV
phải ghi rõ những lỗi sai trong bài làm và cách sửa cho các em thấy được
hết những hạn chế của mình mà rút kinh nghiệm cho bản thân, khi trả bài
GV chọ những bài đạt điểm cao đọc trước lớp để các bạn khác học tập và
cùng phấn đấu. Khuyến khích tinh thần tự học của các em như chỉ cho các
em đọc tham khảo những bài viết có liên quan đến bài học



Một biện pháp cần thiết và quan trọng là phát phiếu thu nhận ý kiến
thường xuyên đến học sinh. Các em có quyền tự do phát biểu, nhận xét về
khơng khí học tập, phương pháp dạy học, thái độ của giáo viên với học sinh,
… trên phiếu có thể gợi ý cho học sinh đưa ra phương pháp nào là tốt nhất
cho các em tiếp thu bài nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất, làm thế nào để học
sinh có cảm giác thoải mái nhất, vui nhất khi đến giờ văn.
Đó là những giải pháp với đối tượng học sinh chỉ thi môn văn để xét tốt
nghiệp. Cịn đối với những em sử dụng mơn Văn để xét tuyển vào các
trường đại học thì đương nhiên các em đã yêu quý và chú tâm tới môn học
này rồi. Giáo viên dạy sâu hơn về kiến thức rèn cho các em kỹ năng diễn
đạt thông qua các đề luyện và chấm chữa bài.

13


Những kĩ năng trình bày trên đây địi hỏi người thầy hết sức linh hoạt, nhạy
bén. Thầy, cô giáo phải căn cứ vào từng loại bài, từng đối tượng học sinh để áp

dụng sao cho đạt hiệu quả giờ dạy khơng nên máy móc và tránh hình thức.
II.3.2 Vai trị của học sinh :
Trên lớp trong mỗi tết học phải có dụng cụ học tập, chú ý nghe thầy cơ giảng,
ghi chép bài đầy đủ, tư duy trước những câu hỏi của giáo viên, tham gia thảo
luận, trả lời phát biểu bài, nắm được nội dụng bài học.
Sau mỗi bài học HS vẽ được sơ đồ tư duy. Hoạt động này khơng chỉ minh họa
mà cịn là nguồn tri thức, là cách chứng minh bằng quy nạp. Phát huy khả năng
tái hiện kiến thức văn học thông qua năng khiếu vẽ của các em. Tôi thiết nghĩ sự
kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại sẽ phát huy lòng ham học, sự say
mê hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

Hình ảnh giờ học Văn lớp 12C5 trường THPT Nông Cống 4
14


Ở nhà các em phải hoàn thành bài tập, học bài cũ nhớ được những kiến thức
cơ bản của mỗi tiết học về tác giả ( nhớ được đặc điểm từng nhà thơ nhà văn,
nhận định về tác giả), tác phẩm (nhớ hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật và
nhận định về tác phẩm), soạn bài mới.
Sử dụng hiệu quả thời gian học ôn trên lớp, cố nhớ bài thầy cơ ơn tập; Hỏi
thầy cơ ngay những gì chưa hiểu, chưa rõ, dù là nghĩa một từ, một câu.
Khi làm bài kiểm tra cần đọc kĩ đề, viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng
chính tả, dấu câu, vận dụng tốt những kiến thức đã học, phân bố thời gian hợp
lý.
Đề thi TNPT cần nắm vững cấu trúc và mức độ của đề thi, Môn Ngữ văn là
môn thi tự luận. Cấu trúc đề có 2 phần, thời gian 120 phút.
* Phần I. đọc hiểu ( 3 điểm).
Với 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp, các thí sinh học Tự
nhiên hay Xã hội đều có thể đạt từ 2 đến 2,75 điểm phần đọc hiểu. Các em
không thể học ôn tất cả từng bài nhưng cần quan tâm trọng điểm sau:

- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản.
- Xác định 5 phương thức biểu đạt
- Nhận biết thể thơ bằng cách đếm số chữ của câu.
-

Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, lặp từ, nói quá,

nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo
ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê.). Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói
đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp
dẫn, sâu sắc.
-

Văn bản trong đề chưa gặp bao giờ nên các trò cần đọc nhiều lần để hiểu

từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết
câu, cách ngắt dòng...Phần đọc hiểu chiếm 3 điểm nên HS cố giắng không để
mất điểm phần này.


Phần II. Làm văn:



Câu 1: NLXH . Viết đoạn văn 200 chữ cần:
15


-


Viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Nên viết theo đoạn diễn dịch. Câu chủ
đề phải viết đúng vào yêu cầu của đề bài. Phải có từ khóa của đề trong câu
mở đoạn. Các câu sau giải thích vấn đề, bàn luận, dẫn chứng, bác bỏ, kết lại
đoạn văn bằng 2-3 câu bày tỏ cái tơi của mình hoặc rút ra bài học. phải
tuyệt đối đúng – trúng vào nội dung. Đoạn văn yêu cầu khoảng 200 chữ
tương đương với khoảng 20 dịng thì có thể ước lượng để viết.



Câu 2: NLVH. Cảm thụ văn học để đạt điểm cao các em cần:

-

Xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề thi trong khoảng thời gian
nhanh nhất; Vận dụng chính xác linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài các
kỹ năng và các thao tác nghị luận, bố cục rõ ràng, dầy đủ ý, đánh giá về nội
dụng nghệ thuật và bài làm sáng tạo.

Cũng cần lưu ý: Trong quá trình làm bài cần đọc kỷ đề, vạch dàn ý, phân bố
thời gian hợp lý, không được bỏ bât cứ câu nào, biết chắt chiu từng chút điểm
nhỏ. Bởi bài văn đạt điểm cao bao giờ cũng được làm nên từ những điểm số
nhỏ trong từng ý từng câu.
II.3.3. Vai trò của sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
Đối với những em học sinh lười học trong lớp GV phải thường xuyên liên
lạc với phụ huynh để cùng phụ huynh động viên, nhắc nhở các em trong việc
học và hoàn thành bài tập ớ nhà.
Mặt khác, môn Văn đã trở thành 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi TNPT. Song
sự hợp tác của học sinh và phụ huynh với môn học vẫn chưa cao. Thực tế hiện
nay các ngành khoa học xã hội đang bị “ rớt điểm” nghiêm trọng trong nấc
thanh ngành nghề của xã hội, chính vì vậy học sinh thiếu tâm huyết với môn

học. Lúc này, giáo viên phải bằng tấm lịng và sự hiểu biết của mình để giảng
giải, thuyết phục, khơi gợi lên cho học sinh và phụ huynh niềm tin, định hướng
tương lai. Việc làm này sẽ tạo lập được mối quan hệ thầy trị gắn bó, thầy cô đã
trở thành chỗ dựa tinh thần tin cậy cho học sinh. Ở lĩnh vực này, giáo viên dạy
Văn hôm nay cịn phải là những nhà hướng nghiệp có kinh nghiệm cho học sinh
về tương lai.
II.3.4. Vai trị của cơng nghệ thông tin
16


Với cách thức ra đề như hiện nay, đòi hỏi kiến thức ở bề rộng chứ khơng
phải chiều sâu thì việc sử dụng các phương tiện trực quan là điều cần thiết bởi
nó hướng đến hoạt động dạy học - tích cực, giảm tải các hoạt động của thầy trên
lớp, lấy học sinh là trung tâm, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, hơn nữa
nó cịn có tác dụng lôi cuốn, tạo hứng thú trong các tiết dạy chủ động và sáng
tạo hơn.
Trong quá trình dạy bài “Người lái đị Sơng Đà” của Nguyễn Tn GV chiếu
hình ảnh HS quan sát

Hình 1: Cảnh đá bờ sơng

Hinh 2: Những cái hút nước

Hình 3: Sơng Đà tn dài …

Hình 4: Sơng Đà nhìn từ trên cao

Kết luận: Dịng sơng Đà có hai đặc điểm: Hung bạo, dữ dội và trữ tình, thơ
mộng.
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn cho học sinh khối 12 trường THPT Nông
Cống 4”, tôi đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như
sau:
17


- Học sinh thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết học và háo hức chờ đợi đến tiết
học sau, các băn khoăn của học sinh trong các tình huống liên quan đến bài học
được đưa ra thảo luận và giải đáp kịp thời. Cảm nhận bài học nhanh hơn.
-Nhiều học sinh được tham gia vào phần trình bày kết quả, nhất là nhóm học
sinh có mức độ nhận thức yếu hơn đư ợc khuyến khích và có sự tiến bộ rõ rệt
Kết quả làm bài khảo sát lần 3 sau khi áp dụng:
Lớp

Sĩ số

Điểm 9- 10

Điểm 7-8

Điểm 5- 6

Điểm dưới 5

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

12C2

42

0

0

30

65%

12

35%

0

0


11C5

44

10

19%

32

75%

2

6%

0

0

Đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình dạy học tôi đã rút ra và vận
dụng vào việc dạy trực tiếp cho học sinh THPT của mình thấy có hiệu quả, chất
lượng học và bài làm của học sinh tăng lên rõ rệt. Vì vậy, tơi xin chia sẻ với các
thầy cơ mong rằng sẽ góp được phần nào vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn và thi TNTH theo tinh thần đổi mới giáo dục.
III. Kết luận, kiến nghị.
III.1. Kết luận.
Các giải pháp mà chúng tôi đưa ra tuy chưa nhiều nhưng khá thiết thực.
Song để đạt được hiệu quả như mong muốn cần có một giải pháp đồng bộ từ

chương trình Sách giáo khoa của Bộ đến sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở và Ban
giám hiệu nhà trường và tất nhiên không thể thiếu vai trò của người thầy, ý thức
học tập của học sinh và sự ủng hộ đồng tình của tồn xã hội. Có thể, những ý
kiến của tơi đưa ra chưa thực sự đầy đủ, bởi có rất nhiều cách, nhiều con đường
khác nhau để nâng cao chất lượng đại trà của môn Văn, nhưng tôi tin vào con
đường mà tôi đã và đang đi và cũng hi vọng gợi mở cho các đồng nghiệp nhiều
suy nghĩ.
- Hướng phát triển của đề tài.
18


“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn cho học sinh
khối 12 trường THPT Nông Cống 4”, của đề tài này, có thể áp dụng trong quá
trình dạy học ở chương trình Ngữ văn THPT và thực hiện cho việc ơn thi
TNPT.
III.2. Kiến nghị.
Để góp phần tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh đối với môn Văn,
thuận lợi cho việc dạy học đạt hiệu quả cao mong các cấp lãnh đạo quan tâm,
tạo điều kiện hơn nữa trong việc trang bị sách tham khảo, thành lập câu lạc bộ
đọc sách để tạo thói quen đọc sách và giúp các em tiếp cận với những tác phẩm
bổ ích, vào những ngày lễ lớn có thể ra những chủ đề cho học sinh tham ra sáng
tác thơ văn nhằm hướng về cội nguồn, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các
em.
Trên đây là sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn
Ngữ văn cho học sinh khối 12 trường THPT Nông Cống 4”, vì điều kiện thời
gian nghiên cứu có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp và cán bộ phụ trách
chuyên môn cấp trên để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN

VỊ

Nông cống, ngày 20 tháng 4 inăm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác

Lê Thị Điệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục.

2. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn lớp 12
3. Giáo trình lý luận văn học, tập 1-2 – NXB Giáo dục 1986-1987
4. Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học ở trường THPT – Nguyễn Thị
Thanh Hương – NXB Giáo dục 1998
5. Dạy học văn ở trường THPT – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB Giáo
dục 1998
6. Cẩm nang ôn luyện môn văn – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001
7. Một số vấn đề về cách dạy và cách học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2002
8. Từ điển thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục 2000
9. Giảng dạy văn theo thể loại – Trần Thanh Đạm – NXB Giáo dục 1976
10. Hiểu văn dạy văn – Nguyễn Thanh Hùng – NXB Giáo dục 2002

20




×