Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN tìm hiểu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.52 KB, 17 trang )

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Hồ Chí Minh đã viết “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người yêu nước” hay khẩu hiệu
Khỏe để lao động
Khỏe để học tập
Khỏe để chiến đấu
Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Vâng lời nói đó và khẩu hiệu đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai
đoạn phát triển của đất nước ta. Trẻ khỏe và thong minh là niềm hạnh phúc của mỗi
gia đình, là niềm ước mơ và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế
muốn xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể không nói
đến việc xây dựng tính cách con người mới, xã hội chủ nghĩa có ddaayd đủ phẩm
chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước –
xã hội.
Trong vài thập kỷ gần đây và đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự
chuyển biến mọi mặt của xã hội đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã
hội. Trẻ em đã có những điều kiện được chăm sóc tốt hơn đẫn đến tình trạng béo phì
khá nhiều. Trên thực tế có những ảnh hưởng không tốt đẫn đến sự phát triển thể chất
của trẻ em như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống song yếu tố chính vẫn là
hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể phát triển vận
động cho trẻ để “tìm hiểu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động” cho trẻ là một việc rất quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ
sức khỏe của trẻ.
Là giáo viên ngành học mầm non nhất là giáo viên dạy học tại các trường mầm
non vùng nông thôn, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là việc tổ chức các hình thức
giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao?.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong ngành học mầm non nói chung và trong Trường mầm non Việt Tiến số 2 nói


riêng. Tôi mạnh dạn chọn vấn đề này để nghiên cứu.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu của đối tượng
Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục phát triển vận động.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là trẻ mẫu giáo lớn 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Việt Tiến số 2.
3. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường
sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể
cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ
tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động là rất quan trọng giúp cho
hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao
năng lực nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan cứng
nhắc trẻ dễ chán không thu hút trẻ. Vì vậy tìm hiểu, nghên cứu thực trạng việc tổ
chức các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ từ đó chọn lọc các hình
thức giáo dục phát triển vận động phù hợp nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu.
4.2 Phương pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
4.3 Phương pháp đàm thoại, nêu gương.
4.4 Phương pháp dung tình cảm
4.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài
Hoạt động giáo dục phát triển vận động là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức
khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có sức khỏe tốt,
cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế nà còn giúp phát triển ngôn ngữ
và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ còn

được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động này
làm thỏa mãm nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui
vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ
bạn bè trong phối hợp vận động cùng bạn. Cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài
hòa là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu
cần được quan tâm.
Khi kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sắc thái về nhịp điệu, thể hiện
tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các vận động tinh tết khéo léo đặc biệt là
hoạt động tạo hình… giúp trẻ trí tưởng tượng sang tạo. Nhưng trên thực tế trong
trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi nói riêng việc cho trẻ
hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sang
tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ “Học mà
chơi – chơi mà học” hình thức tổ chức chưa sang tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động
chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động. Chính vjf thế
tôi đã nghiên cứu và dduwwa ra một số biện pháp để gây hứng thú trong hoạt động
giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi được tốt hơn.
2. Thực trạng của vấn đề
Số cháu của lớp là: 28 cháu
- Số cháu trai là: 18 cháu.
- Số cháu gái là: 10 cháu.
2.1 Thuận lợi
- Giáo viên đã được đáo tạo chuẩn, có long yêu nghề mếm trẻ.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, thường xuyen cho đi thăm
quan, thăm lớp các trường mầm non trong huyện, các bạn đồng nghiệp.
- Phòng học, sân chơi sạch sẽ.
- Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi không
nhiều.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học tập
của con em mình.
2.2 Khó khăn

- Giáo viên chưa có nhiều sang tạo trong hoạt động iaos dục phát triển vận
động.
- Diện tích lớp học và diện tích sân tập còn trật hẹp so với số trẻ trên lớp.
- Đồ dung trực quan ytrong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn dẫn đến giờ hoạt
động còn khô khan.
- Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sang tạo và hoạt động
khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động phát triển vận động chưa
đạt hiệu quả cao.
2.3 Kết quả khảo sát ban đầu
Khi chưa thực hiện đề tài
* Về giáo dục
- Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động: 22/28 = 78,5%.
- Kỹ năng vận động
+ Vận động thô: 25/28 = 89%.
+ Vận động tinh: 26/28 = 92,8%.
* Về sức khỏe
- Cân nặng: Trẻ đạt cân nặng bình thường là 25/28 = 89%.
- Chiều cao: Trẻ đạt chiều cao bình thường là 26/28 = 92,8%.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết các vấn đề
3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục
phát triển vận động cho trẻ
a. Môi trường học tập
Muốn trẻ hứng thú với giáo dục phát triển vận động thì việc đầu tiên phải gây
hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thương, thích đến lớp thì trẻ mới có hứng
thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ
tích cực hoạt động – việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô
cùng cần thiết.
Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để gây
hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi
mở ý tưởng sang tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo ra các sản phẩm của trẻ để

trang trí lớp học.
Từ việc co cho trẻ tham gia tạo các sản phẩm, trẻ được hát triển các vận động
tinh như: Cắt dán, cầm, nắm, vẽ, tô mầu… qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các
hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời
gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời
thường bố trí sắp xếp tạo không gian trống của sân trường cho trẻ tập thế dục sang,
trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc
trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động
ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia các hoạt động này như chăm sóc cây, tưới
cây, nhổ cỏ… từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được kiển thức kỹ năng vận động
theo yêu cầu của chương trình.
Ví dụ: Tổ chức hoạt ddongj giáo dục phát triển vận động củng cố rèn luyện kỹ
năng cho nội dụng chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị
đồ chơi ngoài trời, chui qua cổng, đi trên ghế thể dục, chui qua lốp ôtô, ném còm,
leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các trò chơi vận động,
trò chơi dân gian ở ngoài sân trường.
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết
quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần và nâng cao mối quan hệ than thiện
giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi
trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các goạt động đặc biệt là
hoạt động giáo dục phát triển vận động.
b. Dụng cụ, đồ dung tập luyện
Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục
phát triển vận động thì đò dung học tập cho trẻ cúng không kém phần quan trọng. Sử
dụng đồ dung trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo
dục phát triển vận động đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết
quả học tập ở trẻ. Có đồ dung học tập trực quan đẹp ấp dẫn, đa dạng, phong phú làm
cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao.
Hiểu được điều này thì việc tạp ra các đồ dung đò chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt

động đúng mục đích là việc làm hét sức cần thiết đối với các lớp học mầm non
nhưng bên cạnh đó việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
Ví dụ: Khi cho trẻ tập thể dục buổi sang tôi
thường xuyên thay đổi đò dung cho trẻ theo tuần: khi
thì sử dụng vòng thể dục, khi thì dung gậy thể dục, nơ,
cờ… sử dụng các đồ dung này phù hợp với nội dung
bài học và chủ điểm đang thực hiện.
Hay khi chuẩn bị đồ dung cho trẻ vận động cơ
bản tôi có thể trang trí các đồ dung học tập như cổng
thể dục tạo các đường hẹp bằng các dây hoa – thanh
nhựa, vòng thể dục, lốp xe máy cho trẻ bật nhẩy, lăn… có màu sắc hấp dẫn kích
thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động phát triển vận động để đạt hiệu quả cao. Các loại
đồ dung phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc bền trắc,
không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn tính mạng
cho trẻ.
Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu và làm đồ dung đồ chơi hướng dẫn
trẻ sử dụng đồ chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hang đầu,
người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc moi nơi là trọng tâm kế
hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sât của
giáo viên đó là với các đồ dung đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt
động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị như: ghế thể dục, thang leo (cầu
trượt), cột nén bong… tôi kiểm tra độ chắc chắn an toàn trước khi cho trẻ sử dụng
nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường
xuyên đồ dung, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt
động.
3.2 Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt đồng giáo
dục phát triển vận động
a. Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục phát triển vận động
Nói đến giáo dục phát triển vận động mọi người thường nghĩ tới sự khô khan,

cứng nhắc. Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học, hoạt
động giáo dục phát triển vận động khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi
hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
Bản than tôi sau khi tham khảo một số bài hát
vui nhộn, tôi thấy các bài hát giai điệu dễ nhớ, vui
nhôn và phù hợp với chương trình giáo dục phát triển
vận động của trẻ mầm non. Từ thực tế tại lớp mjnhf
tôi nhận thấy đối với mỗi chủ điểm nên sử dụng các
bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy. Tôi đã
vận dụng một số bài hát, bản nhạc khi thực hiên cho
trẻ khởi động:
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “Trường mầm non” tôi cho nhạc bài “Trường
chúng cháu là trường mầm non” hoặc từ các bài hát vui nhôn, nhí nhảnh với nhịp
2/4 như bài hát “Vui đến trường” …
- Tới phần hồi tĩnh tôi cho trẻ tập các động tác điều hòa theo nhịp nhẹ nhàng.
- Trể làm động tác theo nội dung của bài hát và đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với các
chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú
với trẻ. Tôi luôn hiều một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc
và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ ấu thơ.
b. Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục phát triển vận động
trong hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ tham gia hoạt động tích cức
thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không
gò bó để tạo cho trẻ hứng thú. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm
nonc “Làm sao để tạo cơ hooijj cho trẻ được trải nghiệm sang tạo, thể hiện mình và
trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động” từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng lien kết
xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động để mọi trẻ đếu
được tham gia tích cực vào các hội thi đó.
Khi dạy trẻ chủ điểm “Tết và mùa xuân” tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi
“Ngày hội xuân”.

Ví dụ: Với hoạt động giáo dục phát triển vận động là: Lăn bong và di chuyển
theo bong, trò chơi nhẩy lò cò.
- Khởi động: Cho trẻ lên tầu tham dự hội thi (Cầm áo nối tiếp vào nhau).
- Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng điễn (Trẻ tập các động tác thể dục
theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát của chủ điểm này).
- Vận động cơ bản: Phần thi “Ai khéo tay hơn” (Trẻ lăn bong và di chuyển theo
bong).
- Trò chơi: Phần thi “Nhẩy đẹp” (Trẻ nhẩy lò cò).
- Hồi tĩnh: Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (Đi nhẹ nhàng vòng quanh
sân tập 1-2 phút).
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và
hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cô chọn lựa các nội dung giáo
dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương quê hương của
đất nước con người việt nam.
c. Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, cao dao, trong hoạt động giáo dục phát
triển vận động
Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục pát triển vận động cho trẻ mầm
non đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ phát triển vận động má còn giúp trẻ đang
trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài tôi luôn
tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy trẻ để xây dựng bài théo chủ đề một câu
chuyện để kích thích trẻ sự tò mò hấp dẫn trẻ hoạt động được tốt hơn.
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “Bật vào 5 ô – Trèo
lên xuống ghế” Chủ điểm gia đình.
Tôi sử dụng truyện: Tích chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết làm giúp bạn Tích chu đi
lấy nước cho bà uống để bà Tích Chu trở lại làm người, đường đi lấy nước khó khăn
và phải trải qqua nhiều song, suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường
nguy hiểm.
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tầu.
+ Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó
trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng

thú tích cực tham gia hoạt động.
+ Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay
tới đất nước của những giấc mơ đẹp (Trẻ đi lại 1 - 2 vòng nhẹ nhàng).
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây
hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng tôi cho trẻ dọc các câu
thơ sau
Không có cánh mà bong biết bay
Không có chân mà bong biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
Cùng nhau đưa nào, cùng nhau thi nào.
Đồng thời kết hợp với đọc thơ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng
các bạn.
Hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, kéo
cưa lừa sẻ… qua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực,
nhận thức … của trẻ cũng được phát triển.
d. Sử dụng trò chơi dân gian trong các hoạt động giáo dục phát triển vận
động
Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha truyền từ đời này sang đời
khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân gian đó theo
ta từ khi sinh ra tới khi lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi trong tâm hồn
chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước, gia đình, nghề nghiệp về tuổ
ấu thơ.
Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi lề hội hè nhằm
phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà chơi –
chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi dân gian được tôi luôn quan tâm và áp dụng
khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một
cách nhẹ nhàng thỏa mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức
và tuân thủ các nguyên tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Với trò chơi “Ai ném xa nhất” tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân

gian “Ném còm” vào dạy trẻ.
Hay đối với các trò chơi củng cố phát triển cở tay, hông tôi cho trẻ chơi trò
chơi Đua thuyền, kéo cưa lừa xẻ, kéo co ….
Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như
mình đang được học được chơi ở nhà với người than, trẻ thể hiện hết khả năng, năng
lực của bản than đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, tôi lựa chọn và thay
thế bằng trò chơi: Rồng rắn lên mây ở trò chơi nay với yêu cầu người lớn làm đầu
rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn không bị bắt.
Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội
dung trò chơi vận động trong bài học trẻ thấy hứng thú
tích cực học tập và nội dung kết quả học tập cao hơn.
3.3 Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh
học sinh
Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo
phải mật thiết lien hệ với gia đình học sinh: gia đình,
nhà trường và xã hội là 3 yếu tố không thể tách rời
nhau được. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn phần còn lại cần có sự
giáo dục của gia đình và xã hội để giúp cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường được tốt
hơn.
Trường mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có
ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Hàng ngày trẻ tới
trường được cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi. Với 2/3
thời gian ở cùng với cô, việc trẻ tập luyện phát triển vận động là vấn đề không thể
thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ trẻ cũng nhận thức được rõ tầm quan
trọng của vấn đề này.
Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục
và phát triển toàn diện cở thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên
mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp học của mình. Trong
các buổi họp phụ huynh hoc sinh đầu năm học, các giwof đưa, đón trẻ tôi tuyên

truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ phát triển đối
với trẻ và sự cần thiết trong việc trang thiết bị cở sở vật chất phục vụ giảng dạy, học
tập, vui chơi của trẻ mầm non. Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh mua gối,
mua dày thể dục, trang phục phù hợp đảm bảo sức khỏe cho trẻ học tập thật tốt.
4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp
trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn tham gia hoạt
động giáo dục đã xóa đi những duy nghjx giáo dục
phát triển vận động là khô khan, gò bó, cứng nhắc.
thực tế khi tổ chức hoạt động này cho trẻ thường nhẹ
nhàng hấp dẫn, cô và trẻ hòa quyện vào nhau và kết
quả đạt được thể hiện rõ nét.
4.1 Đối với cô giáo
- Giáo viên tự tin khi thực hiện hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ.
- Giáo viên áp dụng được trong từng chủ điểm khác nhau với nội dung tích hợp
phù hợp.
- Giáo viên nâng cao được “Nghệ thuật sư phạm” khi lên lớp.
4.2 Đối với trẻ
- Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục phát triển vận động.
- trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp.
- Tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ của trẻ
Sau đâu là một số kết quả đạt được:
Mục tiêu đã
đạt được
Kết quả đã đạt được Đầu năm Cuối năm
Về giáo dục
Trẻ mạnh dạn tích cực
tham gia các hoạt động
22/28 = 78,5% 27/28 = 96%

Kỹ năng
vận động
Vận động thô 25/28 = 89% 27/28 = 96%
Vận động tinh 26/28 = 92,8% 27/28 = 96%
Về sức khỏe
Cân nặng 25/28 = 89% 27/28 = 96%
Chiều cao 26/28 = 92,8% 27/28 = 96%
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện các biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ tham gia
hoạt động giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non được tốt hơn, bản
than tôi đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm.
Với những kết quả đã đạt được như trên đòi hỏi người giáo viên mầm non cần
nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp theo các chủ đề cho
phù hợp. Tạo môi trường lớp học phù hợp sang tạo mang tính giáo dục cao. Giáo
viên mầm non linh hoạt sang tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu
thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ. Phối hợp thường xuyen với gia đình trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ rèn nề nếp thói quen, giáo duck lễ giáo cho trẻ.
Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin,nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài,
xem tivi, bằng hình và sự tìm tòi sang tạo thay đổi đồ dung, ứng dụng đồ dung đồ
chơi vào từng bài dạy, cung cấp truyền đạt nội dung kiến thức phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động giáo dục phát triển vận động là một trong những hoạt động mang
tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số
phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục phát triển vận
động không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thỏa mái tích cực dể phát triển
thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn được rèn luyện kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ
cùng với các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ “Học qua chơi, chơi bằng học”.
Trẻ được phát triển về thể chất qua sự pháy triển cử động của các nhóm cơ hô hấp,

tay, chân, bụng phát triển vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm sinh lý
của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cở thể cùng phối hợp vận động và phát
triển đo đó giáo dục phát triển vận động có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực
và giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo nhỡ dần dần phát triển toàn diện.
Như vậy hoạt động giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non đóng
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về Đức – Trí – Thể - Mĩ
cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện thông qua hoạt động này
đã tạo được không khí: “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” trong trường
mầm non.
Là một cô giáo trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy mình cần
cố gắng học hỏi rèn luyện phấn đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau rồi thêm kiến
thức để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả cao.
3. Khả năng ứng dụng và triển khai
3.1 Đối với trẻ
- Nếu sang kiến này thành công sẽ giúp trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Việt
Tiến số 2 phát triển toàn diện về các mặt đức – trí – thể - mĩ. Trẻ có cân nặng, chiều
cao và sức khỏe bình thường so với độ tuổi và góp phần không nhỏ vào việc hoàn
thiện nguồn nhân lực cho đất nước sau này.
3.2 Đối với giáo viên
Thông qua sang kiến giúp các cô giáo nắm bắt được các biện pháp giáo dục
phát triển vận động cho trẻ từ đó giáo dục trẻ tốt hơn nhất là trong hoạt đọng phát
triển vận động.
4. Kiến nghị
Để cho việc giáo dục phát triển vận động ở khối mấu giáo nhỡ nói chung và các
khối khác trong nhà trường được tốt hơn, tôi có một số đề nghị như sau:
- Nhà trường tăng cường trang thiết bị cho các lớp về trang thiết bị cơ sở vật
chất trong lớp và ngoái trời cho hoạt động giáo dục phát triển vận động được phong
phú hơn.
- Trang bị thêm đồ dung hiện đại để áp dụng nhu cầu dạy và học hiện nay nhằm
nâng cao các loại hoạt động giáo dục phát triển vận động cho các nhóm, lớp.

Việt tiến, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Đặng Thị Huyền Trang

×