Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn bản đất nước (trích trường ca “ mặt đường khát vọng”) của nguyễn khoa điềm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HĨA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN
TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN ĐẤT NƯỚC ( TRÍCH
TRƯỜNG CA “ MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”)
CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Người thực hiện: Lương Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................1
1.3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................2
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................2
2.2.Thực trạng vấn đề...............................................................................................3
THANH HOÁ, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................1
111Equation Chapter 1 Section 12. Nội dung.1
2.1. Cơ sở lí luận2
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.2
2.3. Giải pháp2
2.3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.16
3. Kết luận và kiến nghị17
3.1 Kết luận17
3.2. Kiến nghị17


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường Trung học phổ thông, môn ngữ văn nằm trong hệ thống
chương trình cùng các mơn học khác nhằm phát triển tồn diện học sinh. Bởi
vậy, giữa các mơn học khơng tách rời nhau mà có liên quan mật thiết với nhau,
đặc biệt là môn ngữ văn với các môn khoa học xã hội. Việc dạy học mơn ngữ
văn ngồi cảm thụ cái hay của tác phẩm còn giúp học sinh hình thành nhiều kĩ
năng và phẩm chất tốt đẹp. Kiến thức của các mơn có thể bổ sung, hỗ trợ cho
nhau giúp cho kiến thức của bài ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động
hơn
Văn học là bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Những đơn vị kiến thức của môn học
này khá trừu tượng. Việc cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh nhiều khi còn
bị động, tiết dạy học văn dễ trở nên khô khan nếu khơng có sự đổi mới trong
phương pháp giảng dạy của giáo viên. Đặc biệt những văn bản dài và khó như
đoạn trích “ ĐẤT NƯỚC” trích trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm, tâm lí học sinh là ngại khó và khơng chịu nghiên cứu tiếp cận văn
bản.
Qua thực tế giảng dạy và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, tôi nhận

thấy trong mỗi tiết dạy giáo viên cần đổi mới sáng tạo để phát huy tính chủ
động, tích cực của học sinh, tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học, khắc phục tình
trạng học sinh ngại học văn . Một trong những đổi mới sáng tạo đó là vận dụng
kiến thức liên mơn kích thích niềm say mê, hứng thú, phát huy được tính chủ
đơng, sáng tạo từ đó học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, hứng thú với mơn văn, từđó
tính giáo dục qua tiết học văn cũng được nâng cao.
Từ những lí do khách quan và chủ quan như trên tôi chọn đề tài:
“ Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn bản ĐẤT NƯỚC
(trích trường ca “ Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là vận dụng kiến thức liên môn để tạo khơng khí sơi
nổi trong giờ học văn, kích thích sự say mê, sáng tạo của học sinh. Không những
thế, qua tiết học cịn giúp học sinh có thể củng cố kiến thức ở nhiều môn khác
nhau, phát triển tư duy suy luận nhanh nhạy, rèn luyện kĩ năng liên hệ, tổng hợp,
đối chiếu, so sánh...
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A6, 12A10 trường Trung học phổ thông Hoằng Hoá 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, xử lí tài liệu liên quan thiết thực, thiết
kế giáo án và tiến hành thực nghiệm tại hai lớp 12A6 và 12A10, có sựđánh giá
sau giờ dạy.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan
tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta
hiện nay, vấn đề xây dựng mơn học tích hợp đang được tập trung nghiên cứu và
áp dụng vào nhiều trường, ở nhiều cấp học khác nhau. Chương trình Trung học
1



phổ thông, môn ngữ văn, năm 2002 do Bộ Giáo dục và đào tạo dự thảo đã ghi
rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương
trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” (tr.27).
Thực chất giữa mơn ngữ văn và các mơn học khác có liên quan chặt chẽ với
nhau. Kiến thức của các mơn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức
của bài ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn. Chính vì vậy,
nhiệm vụ của giáo viên là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích
hợp vào dạy Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một
cách có hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Dạy học tích hợp làm cho các q trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn
q trình học tập với cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà
trường với thế giới cuộc sống.
Việc vận dụng kiến thức liên môn khi dạy văn bảnĐất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm sẽ khắc phục được ở học sinh tâm lí ngại học, phát huy được tính
chủ động, sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn, rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ
năng trong cuộc sống.
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy lối dạy” khép kín” giữa các bộ
mơn chưa tạo được sự hứng thú ở học sinh. Chính vì lẽ đó dạy học theo quan
điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện phápđể
tíchcực hố hoạt động của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn,
đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Với đoạn trích Đất Nước ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm) , học sinh rất lúng túng và ngại khi tiếp cận vì dài và
khó.Trong khi đó thời lượng dành cho bài học có hạn , khó cho giáo viên có thể
tổ chức phong phú các hoạt động học tập để thu hút sự say mê, sáng tạo của học
sinh.
2.3.Giải Pháp
Một trong những giải pháp giải quyết thực trạng trên là tích hợp kiến thức
liên mơn trong giờ dạy học văn. Dưới đây là thiết kế thực nghiệm tích hợp kiến

thức liên mơn cho dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
2.3.1. Tích hợp liên mơn lịch sử vào tìm hiểu hồn cảnh ra đời của trường
ca “ Mặt đường khát vọng”.
- GV: Trường ca Mặt đường khát vọng ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời:
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” hoàn thành ở chiến khu Bình Trị
Thiên năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974.
Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thànhthị vùng tạm
chiếmở miềnNam trước năn 1975. Nhận thức rõ bộ mặt xâm lược củađế quốc
Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thứcđược sứ mệnh của thế hệ mình, họđứng
dậy xuốngđườngđấu tranh hồ nhập với cuộc chiếnđấu của dân tộc.
- Tích hợp liên mơn: Tích hợp kiến thức lịch sử Bài 22, lịch sử 12:
“Nhân dân hai miền trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất” nhằm giáo dụctruyền thốnglịch sử và lòng tự hào
dân tộc.
2


- GV: Trình chiếu lược đồ Việt Nam

- GV: Nhìn vào lượcđồ hành chính Việt Nam em hãy xácđịnh chiến khu
Bình Trị Thiên?
- HS xácđịnh: Phần đỏ trên lược đồ là chiến khu Bình Trị Thiên.
- GV: Năm 1971 gợi cho em nhớ đến thời kì lịch sử nào của dân tộc? Tác
phẩm ra đời trong bối cảnh lịch sửấy cóý nghĩa như thế nào?
HS trả lời
- Năm 1971 là thời kì nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Việt
Nam hố chiến tranh.
- GV trình chiếuvi deo về thành cổ Quảng Trị và một số hìnhảnh về chiến
khu này.

-GV giới thiệu vài nét về chiến khu Bình Trị Thiên và lịch sử Việt Nam
những năm 1971: Chiến khu Bình Trị Thiên gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh. Trong những năm kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Đặc biệt là sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của chiến dịch
phản cơng Đường 9 - Nam Lào năm 1971, Vùng chiến thuật 1, trong đó Trị Thiên là “khu vực phịng thủ mạnh nhất”, là “con đê ngăn chặn rắn nhất” của
địch. Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm đỏ
lửa tù ngày 28/6/1972-16/9/1972, giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt
Nam với Qn lực Việt Nam Cộng hịa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của
quân đội Mĩ…Trận chiến ác liệt. Quân và dân ta đã anh dũng kiên cường giữ
vững thành cổ Quảng Trị góp phần làm nên chiến thắng của cuộc chiến. Hiện
nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn cịn có nhưng di vật, và những bức thư
bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này…
Năm 1971, sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển
sang thực hiện chiến lược ViệtNam hoá chiến tranh. Nhân dân hai miềnNam,
Bắc trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu,
vừa chi viện cho miềnNam. Bình Trị Thiên là chiến khu trọng yếu của cuộc
chiến, cũng là nơi trận chiến diễn ra ác liệt nhất. Trường ca “Mặtđường khát
vọng” ra đời trong bối cảnh lịch sử ấy.
3


Thành cổ Quảng Trị
2.3.2. Tích hợp liên mơn Giáo dục cơng dân, địa lí vào tìm hiểu phần 1:
Những cảm nhận mới mẻ, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất
Nước.
a. Đất Nước có từ bao giờ?
- GV cho HS nghe clip khúc ngâm phần đầu đoạn trích (Từ đầu đến “Đất
Nước có từ ngàyđó”)
- GV: Những câu thơ mở đầu ấy hiện lên những nét văn hoá, những phong
tục tập quán, những tác phẩm văn học dân gian nào?

HS trả lời
Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân
gian quen thuộc: Tục ăn trầu, cách búi tóc quen thuộc của người phụ nữ Việt
Nam, cách đặt tên con cái theo vật dụng hàng ngày, gợi những câu chuyện dân
gian như sự tích trầu cau, Thánh Gióng…
GV: So với các nhà thơ cùng thời, những cảm nhận của Nguyễn Khoa
Điềm về Đất Nước có gì mới lạ?
HS trả lời:
Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước ở "muôn mặt đời thường" và
trong quan hệ ruột rà thân thuộc. Đất Nước là những gì bình dị nhất, gần gũi và
thân quen nhất trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
GV mở rộng: Điểm mới trong cách tìm về cội nguồn Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm là: Khởi nguyên của Đất Nước chưa phải là những trang sử
hào hùng, những chiến cơng chói lọi gắn liền với những tên tuổi đã đi vào sử
sách mà là những huyền thoại, truyền thuyết, phong tục tập quán lâu đời của
nhân dân ...Lịch sử lâu đời của Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hóa
và văn học dân gian.
- GV trình chiếu một số hình ảnh về phong tục của người Việt còn lưu
truyền đến ngày nay.

4


Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Tục ăn trầu của người Việt
- Tích hợp liên mơn: Tích hợp kiến thức mơn GDCD lớp 12, bài 9 : Pháp
luật với sự phát triển bền vững của Đất nước nhằm giáo dụcý thức về văn hoá
dân tộc.
- GV: Qua những cảm nhận vềĐất Nước của nhà thơ và xem những

hìnhảnh về phong tục tập quán của ViệtNam. Em có suy nghĩ như thế nào về
những phong tục tập quán quen thuộcấy của người Việt? Là cơng dân ViệtNam
em phải làm gìđể giữ gìn những truyền thốngấy?
- HS trả lời:Đó là những phong tục tập quán tốtđẹp của người Việt, là nét
văn hoáđộcđáo cần lưu giữ và phát huy.
- GV tích hợp kiến thức mơn GDCD bổ sung:Trong những phong tục mà
Nguyễn Khoa Điềm nhắcđến có những phong tục cịnđược lưu giữ như một
nétđẹp văn hố của người Việt như tụcăn trầu, tục bới tóc sau đầu… Văn hố là
một bộ phận hữu cơ trong tồn bộ hoạtđộng xã hội, làđộng lực thúcđẩy sự phát
triển kinh tế xã hội. Vì thế nhà nước ViệtNam có những quy định của pháp luật
về văn hoá. Điều 22, Luật di sản văn hoá năm 2011: “Nhà nước và xã hội bảo vệ
và phát huy những thuần phong mĩ tục, lối sống, nếp sống của dân tộc, bài trừ
những hủ tục có hạiđếnđời sống văn hố của nhân dân”. Là công dân ViệtNam
các em cần nhận thức sâu sắc những phong tục tập quán tốtđẹp của dân tộc, lưu
giữ, bảo tồn và phát huy nó. Đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.

5


-GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng chất liệu văn hoá, văn học dân
gian?
-HS trả lời:
Nguyễn Khoa Điềm sử dụng tài tình và hiệu quả chất liệu văn học, văn hóa
dân gian khi khơng trích dẫn ngun văn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài từ ngữ và
hình ảnh tiêu biểu. Điều đó có tác dụng vừa thể hiện một Đất Nước dung dị, gần
gũi đời thường vừa gợi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu
văn hóa nghìn đời của dân tộc.
b. Đất Nước là gì?
Gv gọi 1 học sinh đọcđoạn thơ “ Đất là nơi...muôn đời”
- GV: Nhà thơ cảm nhận Đất Nướcở những phương diện nào?

Nhà thơ cảm nhận Đất Nước ở các phương diện: Không gian địa lý, thời
gian lịch sử, chiều sâu văn hoá. Ở những phương diện ấy Đất Nước hiện ra vừa
cụ thể riêng tư, gần gũi lớn lao, cao cả và thiêng liêng.
 Ở phương diện khơng gian địa lí:
- GV: Nhà thơ cảm nhận khơng gian Đất Nước như thế nào? Có gì khác
biệt so với các nhà thơ cùng thời?
Học sinh trả lời:
+ Không gian rất gần với cuộc sống của mỗi con người : Là nơi anh đến
trường, là nơi em tắm.
+ Đất Nước tồn tại ngay cả trong những khơng gian riêng tư, thầm kín
nhất của tình u đơi lứa : Là nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong
nỗi nhớ thầm.
+ Đất Nước bao gồm cả sông, núi, không gian mênh mông : Là nơi chim
về, nơi rồngở...
+ Đất Nước là không gian sinh tồn hết sức đời thường của nhân dân qua
bao thế hệ
=> Khi cảm nhận về không gian Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm nghiêng
nhiều về không gian riêng tư, không gian đời thường. Điều đó khiến Đất Nước
trở nên thân quen và gần gũi hơn. Khơng chỉ thế, chất trữ tình chính luận trong
ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm được bộc lộ rõ nét.
- GV trình chiếu một số hình ảnh khơng gian quen thuộc của Đất Nước

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

6


Đất Nước là nơi ta hị hẹn

- Tích hợp liên mơn: Tích hợp kiến thức mơn Địa lý bài 2, Địa lý 12: Vị
trí địa lý và phạm vi lãnh thổ và kiến thức môn Lịch sử nhằm giáo dụcý thức và
lòng tự hào dân tộc.
- GV: Từ cảm nhận về không gian Đất Nước của nhà thơ em hãy phát
biểu những hiểu biết của mình về phạmvi lãnh thổ củaViệtNam?
HS trả lời
- GV tích hợp mơn Địa lý mở rộng:
Năm 1077, khi lãnh nhân dân đánhđuổi quân Tống trên sông Như Nguyệt,
Lý Thường Kiệtđã khẳngđịnh không gian lãnh thổ của dân tộc:
“Nam quốc sơn hàNamđế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
“Lãnh thổ ViệtNam là khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùngđất,
vùng biển, vùng trời.”( Địa lý 12). Cái nhìn về khơng gian Đất Nước của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm rất bình dị nhưng bao quát cả lãnh thổ ViệtNam trong sự
bình dịấy.
 Cảm nhận Đất Nước về thời gian lịch sử:
GV:Đất Nướcđược nhà thơ cảm nhậnở phương diện lịch sử như thế nào?
HS trả lời:
+ Đất Nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ
+ Giản dị gần gũi trong hiện tại
+ Triển vọng và sáng tươi trong tương lai
- Tích hợp liên mơn:
- GV u cầu hs vận dụng kiến thức lịch sử bài Nhà nước Văn Lang, môn
GDCD bài 15, lớp 7: Bảo vệ di sản văn hố và kiến thức mơn Địa lý lớp 12 bài
31: “Vấn đề phát triển thương mại du lịch” nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý
thức, trách nhiệm với văn hố dân tộc...
-GV: Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và
ngày giỗ Tổ gợi cho em nhớ đến thời kì lịch sử nào của dân tộc? Ý nghĩa của
việc tác giả gợi nhắc ấy? Em có suy nghĩ gì về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ? Theo em chúng ta cần làm gì để bảo tồn và khai thác kinh tế ở di sản

ấy?
- HS trả lời
7


-GV trình chiếu một số hình ảnh về lịch sử dân tộc thời Văn Lang Âu Lạc
và hình ảnh lãnh đạo Bộ VHTTDL và lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ nhận Bằng
cơng nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại:

Đất Nước gắn với truyền thống dựng nước và giữ nước của các vua Hùng và
không quên ngày giỗ Tổ
GV: Gợi nhắc đến lịch sử dân tộc với Lạc Long Quân và Âu Cơ, Truyền
thuyết Hùng Vương và ngày Giổ Tổ tác giả đã khơi dậy niềm tự hào về lịch sử
Đất Nước, về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc. Ngày 10/3 hằng năm là ngày
Quốc giỗ của dân tộc, nhân dân ở khắp nơi kéo về đền Hùng Phú thọ để tham dự
lễ hội, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đặc biệt
năm 2013 UNESCO đã chính thức cơng nhận “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây
thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một
di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Và là thế mạnh cho sự
phát triển ngành thương mại du lịch của tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói
chung. Là cơng dân Việt Nam chúng ta tự hào về truyền thống, cội nguồn lịch sử
ấy. Chúng ta cần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hố của nó.
c.Trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước.
- GV: Từ quan niệm Đất Nước là những gì quen thuộc gần gũi, nhà thơđã
phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và Đất Nước như thế nào?
Lời nhắn nhủ nhắc nhở của tác giảđối với bản thân và thế hệ trẻ lúc bấy giờ?
- HS trả lời
- Đất Nước trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:

+ Đất Nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong mỗi con người:
+ Đất nước là sự hài hoà hợp giữa nhiều mối quan hệ: Cá nhân với cá nhân,
cá nhân với cộng đồng.
- GV: Lời nhắn nhủ của nhà thơ như thế nào?
- HS trả lời
8


- Lời nhắn nhủmình của cá nhân nhà thơ và lớn hơn là của cả thế hệ lúc bấy
giờ ý thức về bổn phận đối với Đất Nước là mỗi cá nhân cần có trách nhiệm giữ
gìn, xây đắp, làm cho đất nước sống mãi muôn đời.
2.3.3. Vận dụng kiến thức liên mơn địa lí, lịch sử, giáo dục cơng dân tìm
hiểu phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân (cũng là trả lời cho câu hỏi:
Ai đã làm ra Đất Nước?)
* Về phương diện khơng gian địa lí .
- Tích hợp liên mơn: Vận dụng kiến thức mơn Địa lý, bài: Vị trí địa lý và
phạm vi lãnh thổ ( Địa lý 12, bài 2); Vấn đề phát triển thương mại, du lịch ( Địa
lý12,bài 31) ; Giới hạn và phạm vi lãnh thổ Việt Nam ( Địa lý 8) ; kết hợp với
khả năng đọc hiểu văn bản để nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về Đất
nước và con người Việt Nam.
GV: Khi soi ngắm Đất Nước qua các danh lam thắng cảnh, Nguyễn Khoa
Điềm đã phát hiện vẻ đẹp của những thắng cảnh ấy như thế nào?
HS trả lời:
Nhà thơ soi ngắm Đất Nước qua các danh lam thắng cảnh dọc theo bản đồ địa
lý Việt Nam từ Bắc Vào Nam. Mỗi danh thắng gắn với huyền thoại, huyền tích
về nhân dân, là sự hoá thân của nhân dân .Vẻđẹp của danh thắng là vẻđẹp của
tâm hồn người Việt: Yêu nước, thuỷ chung, hiếu học,...
- GV trình chiếu bản đồ du lịch Việt Nam và xác định vị trí những danh
lam thắng cảnh được nhà thơ nhắc đến


Bản đồ du lịch Việt Nam
GV trình chiếu video những danh lam thắng cảnh dọc từ Bắc vào Nam
theo sự liệt kê của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Tích Hợp liên mơn: Liên hệ kiến thức mơn lịch sử bài 22, lịch sử 12:
“Nhân dân hai miền trực tiếp chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất” và những hiểu biết về lịch sử văn hoá xã hội nhằm
giáo dục lịch sử, ý thức và lòng tự hào dân tộc.
- GV: Việc liệt kê hàng loạt các danh lam thắng cảnh gắn với đời sống tâm
hồn của con người Việt theo trình tự từ Bắc vào Nam của tác giả có ý nghĩa gì
trong thời điểm lịch sử những năm 1971? Nhắc đến đất Tổ Hùng vương, nhà thơ
khiến cho em nghĩ đến câu nói nổi tiếng nào của Bác Hồ với bộ đội năm 1954?
9


- HS: Trả lời:
GV trình chiếu hình ảnh lời của Bác được khắc ở đền Hùng.

GV bổ sung: Trong thờiđiểmĐất Nướcđang bị chia cắt hai miền Bắc Nam,
Khát vọng thống nhấtđất nước là mong muốn cháy bỏng của mỗi người dân Việt
Nam. Hồ Chí Minh từng nói: “ Miền Nam là máu của Việt Nam, thịt của Việtn
Nam- sơng có thể cạn, núi có thể mịn song chân lý ấy không bao giờthay đổi”.
Là một tri thức yêu nước việc rọi theo bản đồ địa lý liệt kê các danh lam thắng
cảnh của quê hương từ Bắc vào Nam thành một dãi nối liền với sự hoá thân của
nhân dân nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hẳn khơng ngồi khát vọng ấy đồng thời
thơng qua đó nhà thơ gợi dáng hìnhđất nước, gợi dậy ý thức dân tộc. Nhắc đến
đất Tổ Hùng Vương, nhà thơ khiến ta nhớ đến câu nói của Bác: “ Các Vua Hùng
đã có cơng dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là mong
muốn, cũng là khát vọng của nhân dân Việt Nam mọi thời.
- Tích hợp liên mơn: Tích hợp kiến thức môn GDCD bài 15, lớp 7: Bảo
vệ di sản văn hố, và kiến thức mơn Địa lý lớp 12, bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên : Bài 31: “Vấn đề phát triển thương mại du lịch” nhằm nâng
cao hiểu biết về các vấn đề văn hoá xã hội của dân tộc, ý thức về văn hoá...
-GV: Trong tất cả các cảnh quan nhà thơ liệt kê cảnh quan nào đã được
UNETCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? Những cảnh quan ấy có giúp
gì cho sự phát triển kinh tế của đất nước hay khơng? Là cơng dân Việt Nam em
cần làm gì để bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên ấy?
- HS trả lời: Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.
- GV bổ sung: Những danh lam thắng cảnh trên là tài nguyên du lịch của
đất nước, trong đó có Vịnh Hạ Long được UNETCO cơng nhận là di sản thiên
nhiên thế giới ( Năm 1994), và trở thành trung tâm du lịch quan trọng của quốc
gia. Là công dân Việt Nam các em phải hiểu, những di sản, những tài nguyên
thiên nhiên ấy cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của của nó.
- GV trình chiếu hình ảnh Vịnh Hạ Long được là di sản Thiên nhiên thế
giới lần thứ 2 về giá trị địa chất địa mạo với số phiếu tuyệt đối.

10


Uỷ ban di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long là di sản Thiên nhiên thế
giới lần thứ 2 về giá trị địa chất địa mạo với số phiếu tuyệt đối.
-GV: Vậy theo Nguyễn Khoa Điềm ai đã làm nên không gian Đất Nước?
-HS trả lời:Nhân Dân là người làm nên không gian Đất Nước.
* Trên phương diện thời gian - lịch sử.
- GV: Điều khác biệt của Nguyễn Khoa Điềm với các nhà thơ khác trong
cái nhìn về lịch sử?
- HS trả lời
Khi cảm nhậnĐất Nước bốn ngàn năm lịch sử, nhà thơ khơng nói đến các triều
đại, các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người vơ danh, bình dị.
- Tích hợp liên mơn: Vận dụng kiến thức đã học về lịch sử và kiến thức

môn GDQP lớp 10, bài: Truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc Việt Nam
nhằm phát huy truyền thốnglịch sử dân tộc.
-GV: Em hãy kể một vài minh chứng về truyền thống chống giặc ngoại
xâm của nhân dân ta từ xưa đến nay? Từ đó hãy nêu suy nghĩ của cá nhân em về
vai trò của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc?
Học sinh trả lời
- GV trình chiếumột số hình ảnh truyền thống chống giặc ngoại xâm của
nhân dân ta.

Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938
11


Ngày 19/8/1945, nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội
- Giáo viên bổ sung: Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
trãi qua nhiều lần chống chọi với ngoại bang xâm lược: Giặc phương Bắc, thực
dân Pháp, đế quốc Mĩ... Bằng bản lĩnh kiên cường, bất khuất, sựđoàn kết của
nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, đã tạo nên những chiến thắng anh hùng. Đó
là chiến thắng BạchĐằng năm 938; 3 lầnđánh tan quân Mông – Nguyên của
quân dân nhà Trần thế kỉ XIII; Quang Trung đại phá quân Thanh. Thế kỉ XX
nhân ta làm cuộcđổiđờivĩđại trong Cách mạng tháng Tám 1945…Làm nên
những chiến cơng hiển háchấy trong lịch sử chính là sức mạnh của nhân dân.
Nhân dân là người làm nên Đất Nước, tạo dựng nên lịch sử dân tộc. Nói về vai
trị của nhân dân đối vớiđất nước Bác Hồđã nhấn mạnh:
-GV: Vậy theo tác giả ai đã tạo nên lịch sử của Đất Nước?
-HS trả lời: Nhân Dân là người làm nên lich sủ của Đất Nước.
* Trên phương diện văn hoá.
- GV: Nhân dân bao đời đã truyền cho chúng ta hơm nay những gì?
- HS trả lời
- GV cho hs xem một số hình ảnh về vai trị của nhân dân trong việc xây

dụng, lưu giữ, bảo tồn văn hoá dân tộc:

12


Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
-GV: Chính những con người “giản dị và bình tâm” “khơng ai nhớ mặt đặt
tên” đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất
của Đất Nước, từ “hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi
chuyến di dân.
- GV: Vậy theo tác giả ai đã tạo nên bề dày văn hố Đất Nước?
- HS: Chính Nhân Dân, những con người vô danh đã sáng tạo, lưu giữ và
bảo tồn nền văn hoá của Đất Nước.
- GV: Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn
thơ là ở câu nào?
- HS trả lời
- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu:
“Để cho Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân”.
- GV:Khi nói đến “Đất Nước của Nhân Dân”, tác giả mượn văn học dân
gian để nhấn mạnh điều gì về Đất Nước?
- HS trả lời
Khi nói đến “Đất Nước của Nhân Dân”, tác giả mượn văn học dân gian để
nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của đất nước: “Đất Nước của ca dao thần thoại”
- GV:Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc Việt Namđược thể hiện qua
các hình ảnh cụ thể nào?
- Tích hợp liên mơn:Vận dụng kiến thức GDCD lớp 9: Bài kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhằm giáo dụcý thức về văn hoá dân
tộc, ý thức kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.
-GV: Từ những hình ảnh thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân

tộc,em hãy nêu vài truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Là công dân Việt
Nam em cần làm gì trước những truyền thống đó?
- HS trả lời:Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra những vẻ đẹp
tâm hồn và tính cách của dân tộc ở 3 phương diện:
+ Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung
+ Quý trọng nghĩa tình
+ Quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù
Đây là những truyền thống tốtđẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát
huy.
- GV bổ sung: Truyền thống tốtđẹp của dân tộc là vơ cùng q giá, góp
phần tích cực vào q trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng
ta phải tự hào, bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp của dân tộcđể
góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
- GV: Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều
gì?
- HS trả lời:
Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dịng sơng với những điệu hò như muốn kéo
dài thêm giai điệu ngân nga với nhìêu cung bậc của bản trường ca về Đất Nước:
Ơi những dịng sơng bắt nước từ đâu
Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát
13


Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền, vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sơng xi
- Tích hợp liên môn: Vận dụng kiến thức Địa lý lớp 8, bài 33: Đặc điểm
sơng ngịi Việt Nam, nhằm nâng cao ý thức hiểu biết về đặcc điểm sơng ngịi
Việt Nam và lịng tự hào về giang sơn gấm vóc của dân tộc.
Câu nào gợi cho em nhớ đến đặc điểm sông ngịi Việt Nam?
-HS trả lời:

Câu thơ “Ơi những dịng sơng bắt nước từ đâu” gợi cho em nhớ đến đặc điểm
của các con sơng Việt Nam.
- Gv: Trình chiếu bản đồ sơng ngịi Việt Nam để thấy dịng chảy của
sơng:

Bản đồ sơng ngịi Việt Nam
- GV:Nhìn vào bản đồ sơng ngịi hãy cho biết các của sơng ViệtNam
thường bắt nguồn từđâu và chảytheo hướng nào?
- HS trả lời:Hầu hết các con sơng chính của nước ta đều bắt nguồn từ
nước ngồi. Sơng ngịi nước ta chảy theo hai hướng chính: Tây bắc - Đơng nam
và hướng vịng cung.
- GV bổ sung: Việt Nam có khoảng 2360 con sơng lớn nhỏ, hầu hết các
con sông Việt Nam đều bắt nguồn từ nước ngoài chỉ phần trung lưu và phần hạ
lưu là nằm ở địa phận nước ta. Hướng chảy chủ yếu của những con sông này là
hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vịng cung. Có lẽ do am hiểu về địa lý
14


nước ta mà nhà thơ mới cất lên những câu thơ: “ Ơi những dịng sơng bắt nước
từ đâu…xi” như muốn kéo dài thêm khúc ca về Đất Nước.
- Tích hợp liên mơn: Tích hợp kiến thức mơn GDCD lớp 12, Bài 8, Pháp
luật với sự phát triển của công dân. Môn GDQP lớp 12, bài 9: Trách nhiệm của
học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ Quốc để nhằm giáo dục ý thức dân tộc,
trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.
- GV: Bài học được rút ra qua đoạn trích Đất Nước là gì?
Là cơng dân Việt Nam, em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của
mình với Đất Nước?
- HS trả lời:
- Bài học: Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
- Trách nhiệm:

+Yêu quý và trân trọng những giá trị vật chất, văn hoá tinh thần dân tộc.
+ Cần phải học tập, rèn luyện, trở thành người có ích trong cuộc sống
+ nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi diễn biến phá hoại đất nước, sẵn
sàng lên đường khi Tổ quốc cần.
- GV tích hợp mơn GDCD, mơn GDQP bổ sung: Là công dân Việt Nam,
đặc biệt là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải có ý thức
học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập cho mình, cho gia đình và
cho đất nước để trở thành người có ích cho cuộc sống; nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của người học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc; nêu cao cảnh
giác, chủ động tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt
trong giai đoạn ngày nay.
2.3.4. Tích hợp kiến thức liên mơn GDQP, Tin học để tạo tâm thế tiếp
nhận cho học sinh gắn liền với việc tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của
đoạn trích Đất Nước.
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Cụ thể:
+ GV: Hãy dùng giấy A0, bút màu vẽ sơ đồ tư duy tổng kết đoạn trích.
*Gợi ý: Tổng kết đoạn trích ở các giá trị:
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
+ Bài học rút ra
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
Học sinh làm bài xong ,gv cử đại diện nhóm treo treo sản phẩm của nhóm
mình lên bảng và trình bày.
Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhau.
+ Gv, tổng hợp vàđưa ra sơđồ tư duy tổng kết bài, nhấn mạnh khắc
sâu thêm kiến thức cho học sinh.

15



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2020-2021 tôi cùng đồng nghiệp áp dụng sáng kiến trong khi dạy
văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm tôi thấy rất hiệu quả, chất lượng của
giờ dạy học văn được nâng lên rõ rệt.Trong tiết học, học sinh hứng thú và sáng
tạo ,say mê, chủ động, tích cực chiếm lĩnh văn bản trên cơ sở liên tưởng, vận
dụng kiến thức các môn học khác. Việc khắc sâu kiến thức, cho các em trở nên
dễ dàng hơn, từ đó tạo nên phong trào học tập ở các em rất tốt. Cũng thông qua
tiết học văn mà các em củng cố kiến thức của một số mơn học. Hơn thế, học
sinh cịn biết vận dụng các kĩ năng một cách thuần thục, biết u q hơn và có
trách nhiệm bảo vệ đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Dạy học tích hợp liên mơn văn bản Đất Nước giáo viên có điều kiện thường
xuyên trao đổi kiến thức với đồng nghiệp, khai thác cơng nghệ thơng tin hiệu
quả, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học.
Bản thân tôi khi áp dụng sáng kiến thấy tiết dạy văn khơng cịn nặng nề kiến
thức sách vở mà trở nên nhẹ nhàng hơn, gắn văn học với đời sống thực tế, có tác
động đến nhận thức và hành động cao đẹp của học sinh rõ ràng.
Sau đây là kết quả khảo nghiệm đề tài nghiên cứu:
Bảng đánh giá kết quả của học sinh các lớp trước khi áp dụng dạy học tích
hợp liên mơn trong văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
16


Lớp

12A6
12A10

Tổng số

học sinh

Ý thức tự giác học tập, tìm
hiểu( Bài cũ, chuẩn bị bài
mới, xây dựng bài)

Giỏi

42
40

25
33

02
15

Xếp loại
Khá Trung
bình
10
20
17
06

Yếu
10
02

Bảng đánh giá kết quả của học sinh sau khi áp dụng dạy học tích hợp liên

mơn trong văn bản Đát Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
Lớp

12A6
12A10

Tổng số
học sinh

Ý thức tự giác học tập, tìm
hiểu( Bài cũ, chuẩn bị bài
mới, xây dựng bài)

Giỏi

42
40

39
40

15
25

Xếp loại
Khá Trung
bình
17
07
10

05

Yếu
3
0

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Mụcđích của tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học mơn Ngữ văn là
giúp học sinh say mê với môn học. Tôi thiết nghĩ phương pháp dạy học này cần
đượcáp dụng rộng rãi trong nhà trường Trung học phổ thông.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này phù hợp với đặc trưng của
môn học vàđápứng được yêu cầu của đổi mới, sáng tạo trong dạy học.
Bản thân tôi và đồng nghiệp trong nhà trườngđã khẳngđịnh được hiệu quả
nhấtđịnh của phương pháp dạy học này. Tuy nhiên, vấn đềđưa ra chắc cịn
nhiềuđiều phải bổ sung. Rất mong được sựđóng gópý kiến của đồng nghiệp để
có hiệu quả cao nhất trong cơng tác giảng dạy.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo
Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn để giáo viên được tiếp cận với phương
pháp dạy học mới, đápứng yêu cầu phát triển giáo dục trong nước cũng như trên
thế giới.
3.2.2. Đối với nhà trường
Tạođiều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo viên cóđiều kiện thực hiện
phương pháp dạy học mới.
3.2.2. Đối với giáo viên
Cần khéo léo trong việc tích hợp vào giảng dạy văn vản Đất Nước, đảm bảo
tính chính xác, khoa học, có chọn lọc, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, phát
huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
Cần linh hoạt trong khâu tổ chức hoạt động học cho học sinh, dự kiến được

các tình huống sư phạm và phương pháp xử lí các tình huống nảy sinh trong quá
trình giảng dạy.

17


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác
Người viết

Lương Thị Bình

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từđiển thuật ngữ văn học, NXB giáo dục, 2000, Lê Bá Hán chủ biên
2. Thiết kế dạy học ngữ văn 12, NXB giáo dục, Lưu Đức Hạnh chủ biên
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 cơ bản, tập 1
4. Tài liệu trên mạng internet


Danh mục các SKKN đã được xếp loại
ST
T

1

2
3

Tên đề tài SKKN
Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản
thơ cho học sinh góp phần năng
cao hiệu quả trong giờ dạy- học
văn
Phương pháp ôn tập dạng đề
đọc- hiểu cho học sinh trung
học phổ thông
Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề
nghị luận so sánh văn học cho
học sinh trung học phổ thông

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012-2013


Ngành Giáo
dục

B

2015-2016

Ngành Giáo
dục

C

2017-2018

Ngành Giáo
dục



×