Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy hiệu quả môn giáo dục quốc phòng ở trường THPT thiệu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) là một bộ phận của nền giáo
dục quốc dân, vì thế việc Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan
trọng của cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân. Giáo Dục Quốc Phịng – An
ninh là mơn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường
Trung học phổ thơng nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý
thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục
cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ
chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và
đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đây là một trong những nội dung
giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người
mới XHCN, trang bị kiến thức, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để giảng dạy có hiệu quả địi hỏi người giáo viên phải say mê, u nghề
ln tìm ra PPDH hiệu quả, tìm tịi những hình thức dạy học linh hoạt để gây
hứng thú cho học sinh học tập, phát huy tính tích cực của học sinh và giúp các em
u thích mơn học hơn. Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát
triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
Từ những lí do trên tơi trăn trở nghiên cứu và thực hiện đề tài:“Kinh
nghiệm đổi mới, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy hiệu quả
mơn Giáo dục quốc phịng ở trường THPT Thiệu Hóa”
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng mơn Giáo dục quốc phịng - An ninh cho lứa
tuổi học sinh ở trường THPT, rèn tính kỉ luật, tinh thần đồn kết lịng u q
hương đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu


Học sinh cả 3 khối 10 - 11 - 12 THPT với các giải pháp gây hứng thú học
tập cho học sinh trong mơn Giáo dục quốc phịng - An ninh ở trường THPT Thiệu
Hóa.
1


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông tin, phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục quốc phòng-an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển
biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức
thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự
chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong
tồn ngành. Giáo dục quốc phịng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có
chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh. Mơn
học GDQPAN địi hỏi có kỹ năng quân sự an ninh cần thiết, trong quá trình học
tập, người học vừa được trang bị kiến thức lý thuyết, vừa được rèn luyện kỹ năng
thực hành, đặc biệt trong nội dung thực hành của giáo viên và học sinh phải tuyệt
đối thực hiện quy tắc an toàn. Để đạt được mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng
giáo dục. Ngay từ đầu năm học trường THPT Thiệu Hóa đã chỉ đạo làm tốt cơng
tác tun truyền đến tồn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh
hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong
đó có bộ môn GDQP.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng của đơn vị, thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:

Trường có tổng số CBGV tương đối đơng trên 100 CBGV, tập thể sư phạm
nhà trường có sự đồn kết, gắn bó tương trợ lẫn nhau.
Trường có một đội ngũ sư phạm tay nghề vững vàng đều đạt chuẩn và trên
chuẩn về kiến thức, có chun mơn, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và
giảng dạy. nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát nhất là về vấn
đề chun mơn.
Trường THPT Thiệu Hóa là một trong những đơn vị trong huyện có điều
kiện về cơ sở vật chất, với trang thiết bị, tương đối đầy đủ, sân chơi bãi tập, cảnh
quan môi trường xanh- Sạch- Đẹp.

2


* Khó khăn:
Sân bãi, thao trường chưa đúng quy chuẩn để tham gia tập luyện
Một số trang thiết bị cho mơn học đã được cấp nhưng vẫn cịn chưa đủ để
đáp ứng cho dạy học hiện nay, 1 số TBDH đã cũ nên cịn hạn chế cho việc giảng
dạy mơn GDQP-AN.
2.2. Thực trạng giảng dạy
Giáo viên: Chưa đầu tư nhiều thời gian về phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học nên chưa thu hút các em u thích mơn học này.
Học sinh : Đa số các em còn xem nhẹ mơn học này, chỉ chú ý các mơn học
như Tốn, Lý Hóa, tiếng Anh... nên chưa thu hút các em hứng thú học tập
Qua q trình cơng tác đến nay tơi đã khơng ngừng học tập nâng cao trình
độ chun mơn, tìm ra các phương pháp mới để giúp các em học tốt hơn và rút ra
kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Bản thân tôi đã từng đảm nhiệm dạy môn học
GDQPAN cho học sinh cả 3 khối lớp 10,11,12 liên tục nhiều năm
Để thấy được hiệu quả của đề tài, trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo
sát chất lượng học tập đầu năm của học sinh ở môn học này cả 3 khối, kết quả
như sau:

Xếp loại
Năm học
2019-2020

Đạt

Chưa Đạt

91%

9%

Từ những thực tiễn trên, tôi đã trăn trở tư duy làm thế nào để thu hút học
sinh yêu thích mơn học, và tiết dạy có hiệu quả, vì thế tôi đã nghiên cứu và thực
hiện đề tài :“Kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học nhằm
phát huy hiệu quả môn Giáo dục quốc phịng ở trường THPT Thiệu Hóa”

3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
3.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh thơng qua trị chơi học tập.
Phương pháp này tạo sự hứng thú, huy động sự tham gia của nhiều học
sinh, tạo bầu khơng khí tích cực, tươi vui, đồn kết cho lớp học, giải tỏa áp lực
của tiết học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức theo phương châm “Chơi mà học,
học mà chơi”. Qua đó GV cũng có thể kiểm tra được mức độ nhận thức của học
sinh để bổ sung những hạn chế, hệ thống được nội dung trọng tâm của bài, góp
phần hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.
GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài để thiết kế trò chơi. Đảm bảo
nguyên tắc đơn giản, dễ chơi, phù hợp với thời gian, đúng trọng tâm của bài (có
3



thể liên hệ với các kĩ năng quân sự học sinh đã được trang bị ở các tiết trước, bài
trước, lớp trước), phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Biên soạn luật
chơi, chuẩn bị vật chất, thiết kế sân chơi, bãi tập, tập huấn đội mẫu (nếu cần),
chuẩn bị phần thưởng (nếu có) và các cơng tác chuẩn bị khác. Trò chơi thường
củng cố vào cuối tiết học hoặc cuối bài. GV phổ biến ngắn gọn luật chơi, giới
thiệu điều kiện sân chơi bãi tập. Chọn một số thành viên ban cán sự lớp để hỗ trợ
GV. Sử dụng đội mẫu nếu cần. Tiến hành theo kế hoạch. Cuối trò chơi GV đánh
giá, sửa sai, tổng kết, phát thưởng.
Việc chuẩn bị của GV đòi hỏi nhiều trí tuệ, thời gian, mất nhiều cơng sức.
Mất nhiều thời gian khi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Do vậy khi thiết
kế các trò chơi GV cần đảm bảo được sự cô đọng, đơn giản, dễ chơi nhưng vẫn
đảm bảo nội dung trọng tâm của tiết học. Chủ yếu tiến hành trong các kiểu bài lý
thuyết Để thực hiện tôi đã lựa chọn và đưa một số trò chơi vào các tiết học
( khoảng 6-8 phút)
Dưới đây là là một số kiểu trò chơi mà bản thân tơi đã tìm tịi, nghiên cứu
và áp dụng:
3.1.1 Trị chơi: Kể tên các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Ví dụ: Bài 1: “ Việt Nam đánh giặc giữ nước”- lớp 10 [1]
Cách chơi: Người chỉ huy nêu mốc thời gian còn các tiểu đội trong vòng 2
phút tiểu đội nào kể ra được nhiều cuộc đấu tranh và chính xác thì chiến thắng.
Chúng ta có thể thay bằng các nội dung khác như:
- Chiến công của Quân Đội NhânDân ViệtNamhay Công An Nhân Dân
Việt Nam
- Các vị anh hùng dân tộc.
- Những kẻ thù đến xâm lược nước ta.
- Cách phịng tránh bom dạn thơng thường
Đây là trị chơi rèn luyện trí nhớ, giáo dục lịng u nước, ý thức quốc
phòng cho học sinh. (Trò chơi này thường sử dụng ở cuối hoạt động nhằm củng
cố kiến thức bài học)
3.1.2. Trò chơi: Thể hiện ca khúc về “ Lịch sử truyền thống dân tộc”

Thường áp dụng cho một số bài lý thuyết mang tính giáo dục cho về lịch
sử, truyền thống, trách nhiệm của học sinh như: Lịch sử đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam; Lịch sử, truyền thống của Quân đội và CAND Việt Nam;
Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn, thiên tai; Luật nghĩa vụ quân sự
4


và trách nhiệm của HS; Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; Một số
hiểu biết về nền QPTD, ANND; Tổ chức QĐ và CAND Việt Nam, Luật sĩ quan
QĐ và Luật CADN; Cơng tác phịng khơng nhân dân; Trách nhiệm của HS với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,…
Ví dụ: Bài 2 : “ Lịch sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt
Nam”- Lớp 10 [1]
- Chuẩn bị : GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm
của tiết học hoặc của toàn bài để lựa chọn chủ đề và các bài hát có liên quan đến
chủ đề. Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tập dượt các bài hát. Chuẩn bị âm thanh và
các công tác chuẩn bị khác
Đối với học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu, tập dượt các bài hát theo chủ đề đã
được GV định hướng
- Cách chơi: GV nêu chủ đề, khuyến khích, động viên HS trình bày các ca
khúc phù hợp với chủ đề hoặc chính GV sẽ là người trình bày bài hát. u cầu
học sinh nêu ý nghĩa của bài hát. GV bổ sung, phân tích các ca từ có ý nghĩa, có
liên quan đến chủ đề
- Thực hành chơi :Học sinh: Mạnh dạn, tự tin trình bày ca khúc theo chủ đề
đã chuẩn bị. Nêu ý nghĩa của bài hát, tự liên hệ đến nội dung bài
Học sinh hát đúng chủ đề, hát hay được lớp bình chọn chấm theo thang
điểm 10 là người đó thành “ ca sĩ “ của lớp
Trị chơi này rèn luyện tính tự tin, hiểu và tự hào về truyền thống kiên
cường bất khuất của dân tộc Việt Nam
3.1.3. Trò chơi : “Ai nhanh hơn”

Người chơi: một trung đội ( học sinh trong lớp)
Cách chơi: trung đội được chia làm 4 tiểu đội,
giáo viên sẽ đọc câu hỏi liên quan đến các sự kiện lịch sử, các tiểu đội giơ tay trả
lời đội nào giơ tay nhanh nhất thì sẽ dược quyền trả lời, nếu trả lời sai thì các tiểu
đội khác được quyền trả lời tiếp, cịn nếu các tiểu đội khơng có câu trả lời thì giáo
viên sẽ đưa ra đáp án. Cuối cùng tổng hợp lại, tiểu đội nào trả lời được nhiều câu
hỏi nhất thì chiến thắng.
Ví dụ: Bài 1: “ Việt Nam đánh giặc giữ nước”- lớp 10 [1]
Phần tìm hiểu bài giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau:
? Lịch sử đánh giặc của dân tộc Việt Nam ta?
? Vì sao các nước phong kiến phương bắc ln tìm cách xâm chiếm nước ta?
5


? Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta? ( Cuộc kháng chiến
chống quân Tần thế kỉ III , trước công nguyên khoảng 214-208 TCN)
? Nêu cuộc chiến tranh giành lại độc lập, thế kỉ thí I đến thế kỉ thứ X
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống nhà Hán, cuộc khởi nghĩa Triệu
Thị Trinh năm 248 chống quân Ngô, Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng năm
938......)
? Nêu cuộc đấu tranh giữ nước từ năm 1945 đến năm 1975?
( Kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945-1954, kháng chiến chống đế
quốc Mĩ, 1954- 1975. Mùa xuân 1974 giải phóng Miền nam thống nhất đất nước
cả nước đi lên CNXH
- Yêu cầu các tiểu đội trả lời, tiểu đội nào trả lời nhanh hơn và chính xác là
đội đó thắng cuộc. Các tiểu đội khác nhận xét
Chốt: Trò chơi nêu được truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam ta
qua các thời kì lịch sử
Đây là trị chơi rèn luyện trí nhớ, kĩ năng phản ứng nhanh và tinh thần đồng
đội cao. Ngồi ra cịn rèn cho HS khả năng diễn đạt và nhớ bài ngay tại lớp

3.1.4. Trị chơi: “Giờ điểm danh”
Ví dụ : Dạy bài 1: ‘ Đội ngũ đơn vị” - lớp 11. [ 2]
- Số lượng: chơi từ một tiểu đội đến một trung đội.
- Cách chơi: Phần cuối HĐ 2 GV tổ chức cho Hs chơi. Người chơi đứng
thành một vòng tròn, đánh số từ một đến hết, điểm danh theo số thứ tự. bắt đầu
chơi, số 1 gọi bất kỳ một số nào đó. Ví dụ: Số 1 gọi số 8, người số 8 lập tức gọi
một số khác, như số 8 gọi số 15, số 15 lại tiếp tục gọi...Càng nhanh càng vui, ai
ngập ngừng hay nhầm chỗ phải chuyển chỗ xuống cuối cùng và những số dưới
đều lên một số. Ví dụ : số 8 nhầm thì từ số 9 đến số cuối đều lên một số, do đổi số
nên dễ nhầm.
Trò chơi này rèn tác phong nhanh nhẹn, tính kỉ luật tinh thần hợp tác đơng đội

3.1.5. Trị chơi: Bắn! Ngừng!
Ví dụ bài 5 : Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC, lớp 11[2]
- Số lượng: Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội.
- Cách chơi: chiến sĩ làm theo lệnh người chỉ huy, nhưng không làm theo
động tác sai. Các chiến sĩ đứng thành vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa giơ
mạnh hai nắm tay lên trời và hô to “bắn” những người chơi đều làm theo như vậy.
Người chỉ huy kéo mạnh hai nắm tay xuống ngang vai và hô to “ngừng” những
6


người chơi lại cũng làm theo như vậy. Cuộc chơi tiếp tục nhưng thỉnh thoảng
người chỉ huy lại giơ cao tay lên mà hô “ngừng” hoặc kéo ngang tay xuống mà hô
“bắn”. Trường hợp này người chơi phải đứng yên ai nhầm là thua một điểm
Trị chơi này luyện tính tự chủ, bình tĩnh xử lí tình huống tốt
3.1.6. Trị chơi: “Dạo chơi quanh hồ”
- Số lượng: Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội.
- Cách chơi: Vẽ xuống đất một vịng trịn, đường kính khoảng 5 đến 10cm
để làm cái hồ, giữa hồ rãi các đồ vật. Lần lượt các đội đi quang hồ 3 vòng để

quan sát. Mỗi đội cách nhau một đến hai phút, về tới đích mỗi đội ghi ra giấy
những gì đã nhìn thấy, đội nào đúng nhất, và ghi được nhiều đồ vật nhất là đội đó
thắng cuộc ( chú ý trong đội ghi trùng các đồ vật sẽ mất nhiều thời gian)
Trị chơi này luyện trí nhớ, phản xạ nhanh, kĩ năng hợp tác đồng đội
3.1.7. Trò chơi: “Tin đồn”
- Số lượng: Người chơi một trung đội. ( học sinh trong lớp)
- Cách chơi: Mỗi tiểu đội là một dãy bàn, hai người một bàn và ngồi ở đầu
bàn và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Người chỉ huy tập hợp các số 1 lại và đọc cho
nghe một tin nhắn khoảng 30 từ, số 1 nhắc lại cho số 2, số 2 nhắc lại cho số 3 cứ
như vậy cho đến người cuối cũng. Người cuối cùng ghi mẫu tin nhắn ra giấy và
đưa cho người chỉ huy và đọc thật to cho mọi người nghe. Đội nào ít sai nhất là
chiến thắng
- Giáo viên lấy mẫu tin nhắn từ nội dung bài hoc.
Ví dụ: Bài 3: “Một số nội dung trong điều lệnh quản lí bộ đội”- lớp 10 [1]
Nội dung tin nhắn trong trò chơi: “ Kỉ luật của quân đội là kỉ luật tự giác
và nghiêm minh. Nội dung cơ bản của kỉ luật quân đội được thể hiện trong 10 lời
thề danh dự, 12 điều kỉ luậ, trong chức trách và các điều lệnh, điều lệ, chế độ quy
định của quân đội”
Trò chơi này luyện phản xạ nhanh, tính kỉ luật và tập trung cao độ
3.1.8. Trò chơi: “Truyền thước”.
- Người chơi: Một trung đội ( học sinh trong lớp)
- Cách chơi: giáo viên cho một học sinh đọc bài và một học sinh sẽ cầm
cây thước, khi bạn học sinh bắt đầu đọc thì cây thước sẽ được truyền đi từ phía
bên trái của người cầm thước lần lượt từ người này truyền sang người kia, bất ngờ
giáo viên cho bạn học sinh đọc bài dừng và đưa ra câu hỏi liên quan đến phần học
sinh vừa đọc xong. Khi em học sinh đọc bài dừng thì cây thước cũng dừng và
7


người cầm thước lúc đó phải trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Nếu sai thì sẽ bị

phạt cịn đúng thì người đó sẽ đọc tiếp và thước cũng tiếp tục được truyền đi và
trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến lúc giáo viên cho kết thúc.
Ví dụ: Bài 6: “Kĩ thuật sử dụng lựu đạn”- lớp 11 [2]
Câu hỏi : ? Muốn ném lựu đạn trúng đích, an tồn phải chú ý điều gì?
? Tại sao phải khởi động trước khi ném lựu đạn?
Tóm lại : Trong những tiết dạy trò chơi thường thực hiện từ 6-8 phút, tùy vào
nội dung và yêu cầu bài học mà tơi lựa chọn và vận dụng những trị chơi cho phù
hợp với nội dung. Đối với giờ lý thuyết học trong phịng tơi vận dụng những trị
chơi có tính chất kiến thức, các em có thể ngồi tại chỗ mà vẫn tham gia chơi
được.Đối với giờ thực hành học ngồi trời thì tơi sử dụng những trị chơi vận
động để các em hoạt động vui chơi được hết khả năng của mình
3.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh củng cố kiến thức
Phương pháp này giúp kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh, khảo sát
được số lượng lớn HS, kết quả khảo sát nhanh. Qua đó cũng giúp HS nắm lại
những nội dung kiến thức trọng tâm của bài một cách cô đọng, tạo sự hứng thú
cho học sinh và sự sinh động của tiết học. Phương pháp này cũng phù hợp với
yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay.
* Ví dụ 1 : Dạy Bài 2: “Lịch sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt
Nam” - lớp 10 [1]
Để củng cố kiến thức, ở hoạt động cuối tiết học tôi thường sử dụng PP đàm
thoại để củng cố kiến thức cho các em nhằm giúp các em nắm vững những kiến
thức vừa học nhớ được sựu hình thành và phát triển đất nước, nhớ được mốc thời
gian lịch sử trong bài.
1. Em hãy nêu 4 thời kì hình thành và phát triển đất nước?
( 4 thời kì:- Thời kì hình thành đất nước
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước
- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa)
2. Nêu ngày, tháng, năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ở đâu ?
( Ngày 22/12/1944. thành lập tại Cao Bằng, đội gồm 34 người, ( 3 nữ) do

đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy)
3. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là ngày tháng năm nào ?
(Ngày 30/4/1975 )
8


Như vậy: Từ những câu hỏi củng cố bài, tôi giúp học sinh hiểu được những
nét chính về lịch sử, bản chất , truyền thống của quân đội nhân dân giúp học sinh
thêm yêu đất nước tự hào về truyền thống đó và nhận thức được quyền, bổn
phận, trách nhiệm của 1 công dân đối với quê hương đất nước qua tiết học quốc
phịng- an ninh
* Ví dụ 2: Dạy bài 8: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” lớp 11 [2]
Ở cuối tết học để cho học sinh nhớ lại toàn bộ nội dung cơ bản của bài học
về Luật nghĩa vụ Quân sự , tôi hệ thống 1 số câu hỏi cho học sinh như sau:
1. Nêu nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự ?
( Luật nghĩa vụ quân sự công bố ngày 5/7/1994 và luật sửa đổi, bổ sung 1
số điều của Luật nghĩa vụ quân sự tại kì họp thứ VII, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam , năm 2005 gồm 11 chương, 71 điều)
2. Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành luật nghĩa vụ quân sự?
( - Học tập quân sự chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức
- Chấp hành những quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự
- Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe
- Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ).
Từ những câu hỏi hệ thống trên, học sinh trả lời và nắm được nội dung cơ
bản của luật NVQS, có trách nhiệm nghiêm túc trong việc chấp hành Luật
NVQS, thực hiện tốt Luật NVQS, góp phần xây dựng quân đội Nhân dân Việt
Nam ngày cành hùng mạnh để bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tóm lại: Sau mỗi hoạt động, hay cuối mỗi bài học tôi thường sử dụng
phương pháp đàm thoại để giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản
của bài học thông qua 1 số câu hỏi, học sinh thâu tóm được tồn bộ bài học một

cách ngắn gọn, chính xác giúp các em dễ nhớ bài và nhớ ngay tại lớp
3.3. Tổ chức hoạt động “thảo luận nhóm” nâng cao chất lượng giờ dạy
Hình thức học tập mang tính hợp tác nhằm nâng cao chất lượng của học
sinh - học sinh đóng vai trị chủ động đó là thảo luận nhóm giúp cho học sinh phát
huy được tính tích cực, các em có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận với nhau, tự
chiếm lĩnh được kiến thức, để đạt được kết quả cao trong học tập. Đây là một
hình thức để thay đổi phương pháp trong dạy và học. Nó địi hỏi những kĩ năng
cơ bản về tính tự tin, kỹ năng làm việc, và hợp tác, giao tiếp trong nhóm. Học
sinh được luân phiên làm nhóm trưởng, có nhiệm vụ điều hành, phân công nhiệm
9


vụ cho các thành viên trong nhóm, thơng qua HĐ này đã trang bị cho các em kĩ
năng quản lí điều hành trong nhóm.
Ví dụ: Bài 14 : “Một số hiểu biết về nền Quốc phịng tồn dân” - lớp 12 [3]
* Đối với dạng bài dạy trong lớp:
Hoạt động nhóm tạo sự sinh động, thi đua và rèn luyện kĩ năng làm việc
tập thể cho các em
- Chuẩn bị: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để biên soạn hệ thống
câu. Thời gian cho phần củng cố thường từ 5 đến 7 phút vì vậy khi soạn câu hỏi
GV nên chọn những nội dung trọng tâm, có hệ thống, đầy đủ , số lượng câu hỏi
phù hợp với thời gian và nội dung bài.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 6 nhóm các nhóm cử nhóm trưởng, điều hành
+ GV tổ chức lớp thành 6 nhóm. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu
khoảng 30 giây, các nhóm trả lời bằng cách viết ra giấy A4, bảng, hoặc điền vào
phiếu trả lời. Cuối phần củng cố, GV công bố đáp án, tổng kết, đánh giá, sửa sai
(có thể đánh giá, sửa sai từng câu) và phát thưởng động viên
? Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phịng tồn dân ?
? Nêu những biện pháp chính xây dựng nền quốc phịng tồn dân?

? Trách nhiệm của học sinh phải làm để góp phần xây dựng nền quốc
phịng vững mạnh?
* Đối với dạng bài dạy ngồi sân bãi:
Ví dụ: Bài 13: “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” – lớp 11 [2]
GV giúp học sinh hiểu được:
- Các nguyên tắc cơ bản khi cầm máu tạm thời, cố định xương gãy và gây
ngạt thở. biết làm động tác cầm máu, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và
chuyển người bị thương, vận dụng linh hoạt vào thực tế cuộc sống
Nội dung: Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa các động tác, dây ga rô, băng,
cáng các loại vv
Giáo viên: Nêu lần lượt nội dung từng mục dùng phương pháp thuyết trình
giảng giải kết hợp với mơ hình tranh vẽ trên cơ thể thật để minh họa làm rõ từng
nội dung.- Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát mẫu của giáo viên của đội mẫu để
nắm nội dung năm từng động tác và tiến hành luyện tập
Phần luyện tập: Chia tổ: Chia lớp học thành 4 tổ học tập, cử tổ trưởng điều
hành. Từng tổ đứng thành hàng ngang. Từng cá nhân nghiên cứu 10 phút. Sau đó,
GV cho từng HS thay phiên nhau thực hành động tác cầm máu tạm thờ, cố định
10


xương gãy, hô hấp nhân tạo, kĩ thuật chuyển thương các tình huống trên cơ thể
của bạn mình. GV quan sát theo dõi chung phát hiện sai sót để uốn nắn sữa chữa,
tổ nào nhiều người sai thì ra tín hiệu cho tổ đó dừng lại để sửa sai cho HS
Tóm lại: Phương pháp hoạt động nhóm có ưu thế các thành viên trong nhóm
dễ theo dõi góp ý cho nhau để năm chắc nội dung bài học hơn và cùng một thời
gian được nhiều học sinh thực hành, và phát huy tối đa tính tích cực của các em.
3.4. Ứng dụng CNTT trong dạy – học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Giáo dục
Quốc phòng- an ninh
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay là việc làm không còn mới mẻ
đối với giáo viên, từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy bằng

giáo án điện tử (ở 1 số tiết), việc thiết kế kế Slide cho bài giảng, thiết kế các HĐ
trên lớp, thu hút các em học tập để giờ học trở nên nhẹ nhàng, hưng phấn hơn,
giúp các em khắc sâu kiến thức và mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Việc thiết
kế bài dạy trình chiếu là 1 khâu khá quan trọng, GV cần lựa chọn đơn vị kiến thức
để lập Slide, hay có thể tham khảo chọn 1 số hình ảnh phù hợp trên Internet để
trình chiếu hỗ trợ cho tiết dạy có hiệu quả cao hơn.
( Lưu ý: nội dung kiến thức cần đưa lên ngắn gọn, dễ hiểu, trực quan, sinh động,
ứng dụng với kiến thức đang học, chọn màu nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ
cho bài giảng tránh lạm dụng màu sắc và hiệu ứng).
a. Ví dụ 1: Bài 4 “ Giới thiệu khẩu liên AK và súng trường CKC” - lớp 11 Để
giúp học sinh hiểu và nắm vững các bộ phận của súng AK, giáo viên cho học sinh
quan sát 1 số hình ảnh trên màn hình, xuất hiện các hiệu ứng lần lượt các bộ phận
của súng AK, vừa giới thiệu vừa cho HS quan sát tìm hiểu các bộ phận của súng
( nguồn Internet) [ 3]

b. Ví dụ 2 : Dạy bài 1: “Việt Nam đánh giặc giữ nước” lớp 10- GDQP
Để cho học sinh hiểu nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền
11


thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, và bảo vệ tổ quốc
ngày nay. Tôi cho HS quan sát tranh vẽ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng– mùa xuân
năm 40, lật đổ nền thống trị của nhà Đơng Hán. Chính quyền độc lập Trưng
Vương được thành lập, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3
năm ( nguồn Internet) [ 4 ]

Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống giặc Ngô
( nguồn Internet) [ 4]

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( nguồn Internet) [4]


12


Lý Thái Tổ lên ngơi năm 1009, trị vì đến 1028 kinh đô được dời từ Hoa
Lư về thành Đại La vào tháng7 năm 1010 và thành này được đổi tên
thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216
năm. ( nguồn Internet) [4]

Chủ tịch nước Hồ Chí Minh – Người Cha già dân tộc ( nguồn Internet)[4]

13


Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
mãi trong tim người dân Việt Nam ( nguồn Internet) [4]

Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – 30/4/1975 ( nguồnInternet)[4]

Ví dụ 3 : Áp dụng vào tiết ôn tập kiến thúc lớp 11 tôi thiết kế bài giảng trên
14


Powerpiont để tránh sự nhàm chán cho học sinh ở cuối tiết học.
Tôi sử dụng phương pháp củng cố bài bằng “Trị chơi ơ chữ”. Cách thức
tiến hành cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội dung
trọng tâm của 6 tiết, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài tơi
thiết kế Trị chơi ơ chữ với 6 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 6 chữ cái
( theo mẫu ). Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang .

- Cách tiến hành: Chia lớp thành 3 đội, chọn đội trưởng. Chọn quản trò trợ
giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội.
- Luật chơi: Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu
hỏi và gợi ý, trong thời gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. HS trả lời bằng giấy hoặc
giành quyền trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ
có một từ khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả
lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội cịn lại. Trả lời
xong 6 ơ hàng ngang ( 2 lượt) mới được giải ô chữ đặc biệt. Ơ chữ đặc biệt có 6
chữ cái (viết hoa khơng dấu). Phần thưởng có giá trị về tinh thần.
- Thời gian chơi: 5-7 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, qua đó
hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau:
1. Hàng ngang số 1 có 8 chữ cái : Ba bộ phận của lưu đạn ....là 1 bộ phận gây nổ
gồm thuốc nổ và bộ phận gì?
( vỏ lựu đạn)
2. Hàng ngang số 2 có 8 chữ cái: Bộ phận nào của súng AK có tác dụng đẩy đạn
vào buồng đạn, và làm đạn nổ, mở khóa khóa kéo vỏ đạn ra ngồi?
( khóa nịng)
3. Hàng ngang số 3 có 7 chữ cái: “Điều 10 luật biên giới Việt Nam xác định: “
Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của
tồn dân do..........thống nhất quản lí’
( nhà nước)
4. Hàng ngang số 4 có 7 chữ cái: “Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn,.........bao gồm đất liền,
các hải đảo, vùng biển và vùng trời”
( lãnh thổ)
5. Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái : Khẩu lệnh của thôi bắn tạm thời là gi?
( ngừng bắn)
6. Hàng ngang số 6 có 9 chữ cái : Bộ đội ......là lực lượng vũ trang nhân dân của

15


Đảng của nhà nước làm nòng cốt, chuyên trách, quản lí, bảo vệ chủ quyền, tồn
vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự biên giới quốc gia
(biên phịng)
* Ơ chữ đặc biệt có 6 chữ cái : Độc lập

Trị chơi ơ chữ thiết kế trên Powerpiont
Tóm lại: Qua thực tiễn dạy học áp dụng các phương pháp trò chơi để kết
thúc bài giảng đã góp phần thu hút HS tham gia vào tiết học, HS tích cực hơn
trong nhận thức, quan tâm, hứng thú hơn đối với môn học. GV cần căn cứ vào
nội dung, mức độ cần đạt về mục tiêu dạy học, thời gian thực hiện và đối tượng
HS để có thể lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. GV cần vận dụng tổng hợp
và sáng tạo các phương pháp dạy học mới lạ, hấp dẫn, đồng thời ứng dụng
CNTT vào soạn giảng sẽ tăng hiệu quả của các phương pháp, lơi cuốn sự tham
gia tích cực học tập của HS.
3.5. Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Công tác chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu là 1 khâu quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng Dạy - Học GDQP bởi vì GDQP là một trong
những nội dung thi được đánh giá tương đối khó, địi hỏi mỗi vận động viên cần
phải có sức khỏe tốt, tinh thần cao, kỹ năng, bản lĩnh vững vàng, tự tin.... trong
quá trình tham gia thi đấu. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi HS đội tuyển dự thi các
phần, lập thời gian biểu tập luyện, tập luyện đội tuyển, và thi kiểm tra để rút kinh
nhiệm và HS làm quen với cách thi đấu
Ví dụ: Bồi dưỡng cho học sinh : “Tư thế động tác vận động trong chiến đấu”.
Giúp các em nắm được các tư thế cơ bane trong vận động như: Đi khom, chạy
khom; bò( bò cao, bò thấp); Lê; trườn; lăn( lăn ngắn, lăn dài)
16



Và nắm được 2 yêu cầu cơ bản của bài: ln quan sát địch, địa hình và đồng
đội để áp dụng các tư thế vận động cho phù hợp. Hành động phải mau lẹ mưu trí,
bí mật. Phương án tập chú ý điểm đứng, phương hướng địa hình , vật chuẩn, tình
hình địch, tình hình ta vv
Sau đó tơi tiến hành cho HS luyện tập, khâu chuẩn bị sân bãi lựa chọn thao
trường sẵn có hoặc lựa chọn địa hình phù hơp với các tư thế động tác vận động
trong chiến đấuở trường hoặc gần trường. . chuẩn bị những vật chất chủ yếu: Bia
số 6, hoặc bia số 10 hoặc cờ xanh 9 cái; cờ chỉ huy 2 cái( 1 xanh, 1 đỏ), còi cá
nhân 1 cái, mõ 3 cái, sung tiểu liên AK hoặc CKC 1 khẩu, lựu đạn tập 2 quả, túi
đựng lựu đạn 1 túi; túi đựng hộp tiếp đạn 1 túi, cuốc hoặc xẻng 1 cái.
Tổ chức luyện tập: GV phổ biến các yêu cầu sau đó hướng dẫn các em tập,
cần chú ý sửa sai từng động tác. VD: Tư thế CB và tiến của động tác khom cao,
chuyển từ đi khom cao thành tư thế đi khom thấp, tiến và dừng lại khi làm nhanh
GV làm với nhịp độ như thực tế chiến sĩ làm, bước 2 làm chậm để phân tích nói
đến đâu làm đến đó, bước 3 Gv làm tồn bộ động tác cho liên hồn, sau đó các
em tập theo 3 bước theo khẩu lệnh, “bắt đầu tập, chuẩn bị đi khom cao” “ tiến”, “
đi khom thấp”, “ thôi tập” tiếng hơ to, rõ, mạnh dạn và dứt khốt, sau đó phân
cơng làm Tiểu đội trưởng của một tiểu đội trong lớp, giáo viên hướng dẫn sẽ bồi
dưỡng trực tiếp theo nội dung kiến thức thi
Hội thao QP-AN còn là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa đối với
việc giáo dục toàn diện học sinh, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập và
phát triển hiện nay, góp phần xây dựng nền quốc phịng tồn dân ngày càng vững
mạnh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong suốt một năm học tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài với 5 giải
pháp chính:
- Giải pháp 1: Gây hứng thú học tập cho học sinh thơng qua trị chơi học tập
- Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS củng cố kiến thức
- Giải pháp 3:Tổ chức hoạt động “thảo luận nhóm” nâng cao chất lượng giờ dạy

- Giải pháp 4: Ứng dụng CNTT trong dạy – học để nâng cao hiệu quả giờ dạy
Giáo dục Quốc phòng- an ninh
- Giải pháp 5: Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Với 5 giải pháp đã thực hiện thầy trị chúng tơi đã thu được 1 số kết quả
đáng mừng sau:
- Các em đã hăng say hứng thú học môn GDQP- AN hơn, giờ học sôi nổi,
nhẹ nhàng không gây buồn chán và cũng không tạo áp lực cho các em
17


- Với cách dạy này học sinh phát huy được tính tự giác và tích cực trong giờ
học, các em tự lĩnh hội được kiến thức và hiểu sâu rộng hơn, thơng qua các hình
thức học tập như trị chơi thảo luận nhóm vv.. các em nhanh nhớ bài và nhớ lâu
hơn.
- Ngồi ra thơng qua cách dạy này cịn rèn cho các em được tính kỉ luât, tác
phong khẩn trương nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết, biết được trách nhiệm của
công dân và bản thân trong xây dựng, quản lí và bảo vệ tổ quốc.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã làm cho chất lượng giờ dạy đạt
hiệu quả cao và thu hút các em học tập cũng như đáp ứng được cách dạy học mới
hiện nay phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
* Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm môn GDQP-AN
Xếp loại
Đạt
Chưa Đạt
Năm học
2019-2020

99%

1%


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi rút ra 1 số lưu ý sau: Để nâng cao
hơn nữa chất lượng Dạy - Học mơn giáo dục quốc phịng trong trường
THPT cần:
- Đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn
GDQP-AN, nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt PPDH lựa chọn nội dung phù
hợp với từng đối tượng HS sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.
- Giáo viên cần vận dụng tổng hợp và sáng tạo các phương pháp linh hoạt
hấp dẫn và đồng thời ứng dụng CNTT vào soạn giảng, học hỏi kinh nghiệm và
tìm cách truyền đạt để kiến thức vững chắc, lôi cuốn và để lại ấn tượng cho học
sinh trong mỗi giờ quốc phịng- an ninh. Ngồi ra, hình thành cho học sinh tính
độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong q trình
học.
- Thơng qua mơn GDQP-AN giáo viên tăng cường giáo dục truyền thống
lịch sử cho học sinh, thường xuyên cập nhật thông tin qua báo đài giúp các em
thêm hiểu biết qua đó giáo dục tình u q hương đất nước
- Giáo viên ln say mê tìm tòi sáng tạo trong thực tiễn, giáo viên dạy giáo
dục quốc phịng trước hết phải có kiến thức về quốc phịng, cho nên việc có ý
thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, như tìm tịi
trong sách vở, mạng lưới thơng tin báo đài, Internet... đóng vai trị hết sức quan
18


trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú để nâng cao hiệu
quả giờ dạy
2. Kiến nghị:
- Đối với tổ chuyên môn:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN tăng

cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN
- Đối với trường: Bổ sung các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương
trình học để giáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và
tăng tính hiệu quả của bộ môn. Đầu tư về CSVC, về sân bãi luyện tập cho đúng
quy chuẩn đáp ứng cho giảng dạy môn GDQP- AN hiện nay
Trên đây là đề tài :“Kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo các hình thức tổ chức
dạy học nhằm phát huy hiệu quả môn Giáo dục quốc phịng ở trường THPT
Thiệu Hóa” trong q trình thực hiện đề tài đã có những kết quả đáng mừng,
song các giải pháp chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế. Tơi rất mong sự góp ý của
Hội đồng Khoa học, các bạn đồng nghiệp bổ sung kinh nghiệm để đề tài của tơi
hồn thiện hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học mơn Giáo dục quốc
phịng- An ninh trong nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các độc giả thẩm định!
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

La Khắc Phùng

MỤC LỤC
Mục

Tiêu đề

Trang

I. MỞ ĐẦU


1

19


1

1. Lý do chọn đề tài
2.
3.
4.

Mục đích nghiên cứu

1

Đối tượng nghiên cứu

1

Phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.

Cơ sở lý luận

2


2.

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

3

3.

Các giải pháp tổ chức thực hiện

3

3.1

Gây hứng thú học tập cho học sinh thơng qua trị chơi học tập

4

3.2

Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh củng cố kiến thức

7

3.3

Tổ chức hoạt động “thảo luận nhóm” nâng cao hiệu quả giờ dạy

10


3.4

Ứng dụng CNTT trong dạy – học để nâng cao chất lượng giờ dạy

11

Giáo dục Quốc phòng- an ninh
3.5

3.5. Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu

17

4

Hiệu quả của sáng kiến

18

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận

19

2.

Kiến nghị


20

PHỤ LỤC
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ]. SGK, Hướng dẫn giảng dạy GDQP - An ninh lớp 10. Nhà xuất bản GD Việt Nam
[ 2 ]. SGK, Hướng dẫn giảng dạy GDQP - An ninh lớp 11. Nhà xuất bản GD Việt Nam
[ 3 ]. SGK, Hướng dẫn giảng dạy GDQP - An ninh lớp 12. Nhà xuất bản GD Việt Nam
[ 4 ]. Nguồn Internet

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CÁC HÌNH THỨC TỔ
CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ MƠN GIÁO
DỤC QUỐC PHỊNG Ở TRƯỜNG THPT THIỆU HĨA

Người thực hiện: La Khắc Phùng
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP - AN


THANH HÓA, NĂM 2021

22



×