CHƯƠNG 9
ISO 14000
I. NGUỒN GỐC CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
II. BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
III. MỤC ĐÍCH CỦA ISO 14000
Mục tiêu của chương này nhằm giới thiệu cho
người đọc:
- Nguồn gốc và mục đích của ISO 14000.
- Sơ lược về Bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
- Lợi ích của doanh nghiệp khi có ISO 14000
I. NGUỒN GỐC CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
TOP
Một trong những nhà hoạt động xã hội đề cập đến việc bảo vệ môi trường là
Rachel Carson. Cuốn sách "Mùa xuân yên tĩnh" năm 1962 của bà đã rất nổi tiếng trong
việc khuyến khích mọi người trên toàn thế giới quan tâm đến sinh thái. Trong những năm
60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm
trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không
khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị phá hủy đến mức báo động. Rất nhiều
dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn
nước trở nên không an toàn để con người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa.
Thậm chí nước mưa, nguồn nước thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn
gây độc cho các loại thực vật, làm ô nhiễm các dòng sông và phá hủy các thiết bị ô tô do
nước mưa có tính axít. Các bức ảnh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy ô nhiễm môi
trường đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của
con người đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người.
Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt
động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, có
thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng về công
nghiệp. Trong thế kỷ XIX và 2/3 của thế kỷ XX, các nhà máy mọc lên trên khắp các thành
phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ hàng ngày đã thải
ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng suối và đất. Khi dân số
không nhiều thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn đề nhỏ, không cần quan tâm
tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc nhân lên của các nhà máy tại các
thành phố; việc tăng số lượng sử dụng các chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ
cỏ và phân bón hóa học; với ảnh hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi
trường từ việc mưu sinh của mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hóa
thạch) và cùng với các nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều, sự lờ đi các
vấn đề tồn tại không phải là một giải pháp nữa. Dân số thế giới đã tăng từ 2,5 tỉ năm 1950
lên gần 6 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô nhiễm môi
trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi trường và tăng
sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc. Chúng ta chỉ có thể có những nỗ lực để
kiểm soát dân số nhưng không thể giảm việc tăng dân số theo ý mình. Chỉ một thông số có
thể giảm được trong vòng kiểm soát của chúng ta - đó là vấn đề ô nhiễm.
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ XIX, việc quan tâm đến môi trường đã trở nên
quan trọng. Tầng ôzôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển
cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính, từ đó dẫn đến sự nóng lên trên toàn cầu. Những
vệt cỏ dài bị hủy hoại được quan sát thấy tại vùng mưa nhiệt đới và các nhà khoa học đã
cảnh báo rằng toàn bộ hành tinh có thể bị nguy hiểm nếu việc phá rừng để làm nương vẫn
tiếp tục. Quan điểm của các nhà khoa học khác nhau về việc suy giảm tầng ôzôn. Một số
nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc tiếp tục sử dụng chlorofluorocarbons (CFC) sẽ phá hủy
tầng ôzôn. CFC được thấy phổ biến trong ngành công nghiệp dung môi, hệ thống điều hòa
và gần đây thấy trong các thùng chứa sơn, thuốc xịt tóc và các sản phẩm khác. Việc suy
giảm tầng ozon có thể gây ung thư da. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tiếp tục đốt các sản
phẩm từ các nguyên liệu hóa thạch (than, các sản phẩm dầu mỏ) với mức độ như hiện nay
hoặc cao hơn, thì mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến ngập lụt trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học không nhất trí với nhau về quan điểm sự nóng lên trên toàn cầu
là do con người gây ra. Một nhóm cho rằng nhiệt độ trái đất là tuần hoàn theo các chu kỳ
ngắn và dài, và chu kỳ này rất rõ rệt. Một nhóm khác, khi đã thu thập ý kiến từ các phương
tiện thông tin đại chúng và các chính phủ khác nhau, cho rằng sự thay đổi khí hậu rất rõ rệt
và điều đó do con người gây nên. Có thể thấy rất rõ ràng rằng môi trường đã và đang bị
con người phá hủy và các hệ thống sinh thái của trái đất cần được quan tâm hơn.
Vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm. Luật bảo vệ môi
trường của Mỹ đã được Quốc hội nước này thông qua vào năm 1969, cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ đã được thiết lập. Liên hiệp quốc đã triệu tập hội nghị về môi trường tại
Stockholm năm 1971. Hai kết quả quan trọng có được từ hội nghị này: Thứ nhất, Chương
trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã được thiết lập. UNEP sẽ phụ trách vấn đề
thúc đẩy trách nhiệm và nhận thức môi trường trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của UNEP là
thông tin đến toàn thế giới về vấn đề môi trường. Thứ hai, Hội đồng thế giới về môi trường
và phát triển (WCED) đã được thiết lập. Năm 1987, WCED đã xuất bản một báo cáo kêu
gọi các ngành công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Cũng vào năm
1987, một cuộc họp toàn thế giới đã được tổ chức tại Montreal để xây dựng thỏa thuận cần
thiết cho việc cấm sản xuất các hóa chất phá hủy tầng ôzôn.
Kết quả từ báo cáo của WCED là Hội nghị về môi trường và phát triển của LHQ
năm 1992 (còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất) ở Rio de Janeiro. Để chuẩn bị cho
hội nghị này và để ghi nhận sự thành công của việc phát triển tiêu chuẩn ISO 9000 - hệ
thống quản lý chất lượng, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được đề nghị tham dự.
Trong suốt năm 1991 , ISO cùng với Hội đồng quốc tế về kỹ thuật mạ thiết lập nên nhóm
Tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước. SAGE cho rằng
việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện
và đánh giá là rất thích hợp. ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc
tế tại Hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.
Một loạt các công việc liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường đã được bắt đầu
vào năm 1992 khi ISO thành lập ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) - cơ quan sẽ chịu trách
nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện
hệ thống này. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một hệ thống quản lý môi trường
đồng nhất và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này. Công việc của TC 207 được
chia ra trong sáu tiểu ban và một nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của Ủy ban
kỹ thuật TC 207 và sáu quốc gia khác đứng đầu sáu tiểu ban. Những công việc không
thuộc phạm vi của TC 207 là các công việc liên quan đến các phương pháp kiểm tra ô
nhiễm, đưa ra các giới hạn ô nhiễm và thiết lập các mức đánh giá hiệu quả hoạt động. Việc
này tránh cho TC 207 liên quan đến các công việc chủ yếu thuộc thẩm quyền của các cơ
quan luật pháp.
Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham dự
vào việc xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập hai tiểu ban để xây dựng các tiêu chuẩn môi
trường. Tiểu ban SC 1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn BS 7750
và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường đầu tiên được xuất bản vào tháng
3/1992. Viện tiêu chuẩn của Anh cùng với các bên hữu quan từ các ngành công nghiệp,
các cơ quan chính phủ, các cơ quan môi trường, các tổ chức chứng nhận và các chuyên gia
tư vấn đã xây dựng BS 7750 dựa trên BS 5750 và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000. BS 7750 sau đó trở thành mô hình của ISO 14OOO.
II. BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 TOP
Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thành lập
để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000,
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là các hoạt
động kỹ thuật. Do đó, tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn
ISO 9000. Ủy ban Kỹ thuật 207 và 176 (Ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000) đã
cùng làm việc và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO
9000 và xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn này.
ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cơ cấu và triết lý để những nơi áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình song
song với tiêu chuẩn ISO 14000. Đây là ý tưởng rất phù hợp trong tương lai, vì có thể sử
dụng kết hợp hai tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn An toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bộ tiêu
chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ thống quản lý môi trường (như
ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường
(các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000). Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng
cho các công ty, khu vực hành chính hay tư nhân.
III. MỤC ĐÍCH CỦA ISO 14000
TOP
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các
ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn
nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình
đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được
mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu
quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường
một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật
trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
ISO miêu tả phạm vi của ISO 14000 như sau:
“... Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo
thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp
và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn
cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể".