Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.81 KB, 9 trang )

Những nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO
9001:2000
1. Trách nhiệm của ban lãnh đạo
Tiêu chuẩn đòi hỏi ban lãnh đạo các doanh nghiệp
phải cam kết về chính sách chất
lượng trên cơ sở những phương tiện sử dụng nhằm
đạt được tiêu chuẩn đó và sự cam
kết của người đứng đầu doanh nghiệp từ cách thức tổ
chức tới việc đảm bảo vị trí của
hệ thống chất lượng.
2. Hệ thống chất lượng
Công ty cần xây dựng một hệ thống chất lượng xung
quanh một khung văn bản cụ
thể. Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng phải bao
gồm: sổ tay chất lượng; thủ tục;
hướng dẫn công việc, đăng ký hay chứng nhận về
chất lượng. Các doanh nghiệp cũng
có thể lập ra một hay nhiều kế hoạch chất lượng,
hoặc xây dựng một biểu đồ về toàn bộ
tiến trình sản xuất, bắt đầu từ khi nhận hợp đồng tới
khi giao sản phẩm. Có thể là một
biểu đồ có liên quan tới tổ chức để xác định rõ trách
nhiệm cụ thể của từng bộ phận,
từng thành viên.
3. Xét hợp đồng
Doanh nghiệp phải xác định rõ các yêu cầu của khách
hàng để từ đó phân tích khả
năng đáp ứng của công ty. Đồng thời doanh nghiệp
cũng cần xác định và đưa ra các tư
liệu chính xác nhất để tiếp nhận yêu cầu; phân tích
những yêu cầu đó, và tuỳ thuộc vào


những thông tin bổ sung để đánh giá cho sát với yêu
cầu của khách hàng.
4. Kiểm soát thiết kế
Các doanh nghiệp cần đưa ra một thủ tục thể hiện rõ
những yêu cầu của khách
hàng đối với đặc tính của sản phẩm. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp công nghiệp thực
phẩm thường chỉ chú trọng vào việc đáp ứng những
đòi hỏi phía khách hàng mà xem
nhẹ khâu thiết kế sản phẩm. Như vậy, họ mới chỉ áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9002 (thiếu
phần thiết kế phát triển sản phẩm so với nội dung của
tiêu chuẩn ISO 9001).
5. Kiểm soát văn bản và dữ liệu
Doanh nghiệp cần đưa ra một cấu trúc văn bản về hệ
thống chất lượng (gồm các
điều khoản, những lý do), một hệ thống các thủ tục
(trả lời các câu hỏi: ai? Tại sao? Ở
đâu? Khi nào?), cách thức làm việc (như thế nào?) và
các mẫu khai in sẵn có bản chỉ
dẫn. Những văn bản này cho phép đảm bảo tính liên
tục của hệ thống và những chính
sách về chất lượng khi có sự thay đổi về nhân lực.
6. Mua sản phẩm (hoặc nguyên liệu)
Các doanh nghiệp cần đưa ra hệ thống quản lý dựa
trên những văn bản ký kết
(giữa nhà cung ứng và người nhận thầu lại); xác định
rõ nhà cung ứng để lựa chọn (bao
gồm việc điều tra, lấy mẫu, kiểm tra, kiểm toán hay
xác minh hệ thống đó, kiểm tra khi

nhận sản phẩm hoặc nguyên liệu); đưa ra phương
pháp quản lý chất lượng đầu vào; chỉ
rõ những hình thức giúp doanh nghiệp đảm bảo chính
xác của số liệu về chính sách
thuế, tiêu chuẩn vệ sinh và các điều kiện kèm theo
khi chúng được giao tới tay người
cung ứng một cách chuẩn xác nhất. Doanh nghiệp
phải lập danh sách những nhà cung
ứng thích hợp mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
7. Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung ứng
Nếu khách hàng là người cung cấp một số sản phẩm
để nhập vào lô thành sản
phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải coi đó
là một sản phẩm có cùng tên như
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, sau khi đảm bảo
rằng chúng thực sự phù hợp và
đáp ứng được những quy định kiểm tra. Doanh
nghiệp phải đảm bảo công tác kiểm tra
chất lượng và phòng ngừa những biến đổi với những
sản phẩm đang lưu giữ trong kho
trước khi cung cấp cho khách hàng.
8. Xác định nguồn gốc của sản phẩm
Khâu này giúp doanh nghiệp nắm được nguồn gốc
của sản phẩm, xuất xứ các số
liệu ghi trên sản phẩm, bao bì, các tài liệu liên quan
và cả những trạng thái từ khi tiếp
nhận nguyên liệu đầu cho tới khi chuyển đi. Trong
nhiều trường hợp, ta cần xác minh
nguồn gốc của sản phẩm để có thể lập nên một sơ đồ
theo dõi. Ví dụ: khi khách hàng

kiến nghị trả lại các lô hàng đã mua. Điều quan trọng
nhất đối với công nghiệp thực
phẩm là phải thường xuyên đưa ra những chính sách
hiệu quả và đảm bảo chất lượng
sản phẩm của mình đang lưu thông trên thị trường.
9. Kiểm soát quá trình sản xuất
Đây là yêu cầu cơ bản của hoạt động kiểm soát chất
lượng trong hệ thống sản xuất
hiện đại, khi tính phức tạp của qua trình sản xuất
ngày càng tăng. Đó là:
- Cách thẩm định;
- Cách thức bảo dưỡng thiết bị;
- Cách thức hoạt động của quy trình sản xuất;
- Cách thức duy trì thiết bị;
- Các yếu tố công nghệ cần theo dõi và khống chế;
- Các giới hạn cần kiểm tra
10. Kiểm tra và thử nghiệm
Các doanh nghiệp nhận thức rõ tính cần thiết của
công tác kiểm tra thử nghiệm để
đảm bảo chất lượng và tính ổn định của chất lượng
sản phẩm.
Kiểm tra và thử nghiệm khi tiếp nhận nguyên vật
liệu;
Kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất;
Kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
11. Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thiết bị
thử nghiệm
Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát được trang
thiết bị, cung cấp thông tin
giúp khách hàng đảm bảo nhận được những sản phẩm

phù hợp với yêu cầu. Đồng thời
chọn lựa các thiết bị thích hợp với độ chính xác cần
thiết. Việc kiểm tra trang thiết bị
giúp cho việc đo lường các đặc tính của sản phẩm
một cách chính xác hơn. Trạng thái
hiệu chỉnh của thiết bị sau khi kiểm tra cần được lưu
trữ đầy đủ trong hồ sơ. Các thiết
bị thử nghiệm đo độ chuẩn cần thường xuyên được
kiểm tra, so sánh và hiệu chỉnh đối
với các chuẩn quốc gia.
12. Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
Trong tiêu chuẩn, điều khoản này không yêu cầu các
doanh nghiệp phải đưa ra
một thủ tục nào đặc biệt. Tuy nhiên doanh nghiệp cần
kiểm tra chặt chẽ để phát hiện
sản phẩm hay lô sản phẩm khuyết tật để không xuất
kho các sản phẩm này. Bằng cách
này khách hàng sẽ tránh tình trạng gửi trả lại sản
phẩm do không đạt yêu cầu.
13. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

×