Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đặng Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.11 KB, 14 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM NĂM 2017
Người tham gia:
Họ và tên: Đặng Quang Trung
Ngày sinh:
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Cán bộ đồn
Dân tộc: Kinh

Tơn giáo: khơng
Đơn vị: Đồn phường Phước Long,
Nha Trang, Khánh Hoà
Nơi thường trú:
Số điện thoại:


NỘI DUNG BÀI DỰ THI
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tơi xin trình bày tầm quan trọng của việc
giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong lịch
sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia Đông
Nam Á trong bán đảo Đơng Dương có chung đường biên giới dài 2069 km về phía
Tây, được Việt Nam ơm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào
trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam cũng thật trùng hợp tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở thực tiễn quan trọng.
Với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 30 năm tiến hành công
cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật
chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam trong giai đoạn mới.
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào


-Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương
trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự
hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp
thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều
kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược
hợp tác đã đặt ra.
Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác tồn diện, hai bên cần ln ln tơn
trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ đối ngoại của nhau.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả
và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các
dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của cơng cuộc xây
dựng đất nước, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần
ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch và kế hoạch phát triển của


Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 của
Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy điện với Lào, dự án xây dựng đường
giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đồn
kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn diện, đặc
biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa hợp tác toàn
diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong thời gian tới ngang tầm với quan hệ
truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.
Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam khác căn bản
với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác tồn diện bao gồm
cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các
quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân

hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, tồn diện và
lâu dài hơn chứ khơng chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.
Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong
giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa
thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp tục thực hiện 6
chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ
giai đoạn 2006 - 2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp tác giai đoạn 2006 2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác
Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào,
Lào - Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp
tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập
của mỗi nước”. Trong đó, khơng ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm
quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm
với quan hệ truyền thống giữa hai nước. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng,


phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp
tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết
thực phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước.
Coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là
nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có
đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền
thống, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lịng tin vững
chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa hai Đảng và
hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất
là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa
hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng,
giữa đào tạo chính qui các bậc học với đào tạo nghề.

Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam
– Lào, Lào – Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao
giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác
trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp
của mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ
sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát khỏi nước kém phát triển vào
năm 2020.
- Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 5 tỷ USD vào năm
2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục
huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để
phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ
và đồng thời giữa hai bên.
- Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành,
tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với


quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát
triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc,
ổn định, hịa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.
- Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa thuận,
phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế
mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự
chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi
nước.
- Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong
các khn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước.

Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào
– Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt
ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt
Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững
ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng
và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp
cao hai nước đã nhất trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và
phối hợp chặt chẽ, thường xun trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai
Đảng, hai nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền,
giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào –
Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ
thanh thiếu niên hôm nay và mai sau.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam – Lào, Lào –
Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết, bền
chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh giành độc lập
tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ đó được lãnh đạo hai Đảng hai Nhà nước khẳng
định là mối quan hệ đặc biệt . Điều này cắt nghĩa cho việc giữ gìn và phát huy mối
quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong lịch sử và trên những chặng
đường phát triển mới là vô cùng quan trọng


Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt quy định sự sống,
còn của hai dân tộc trong lịch sử cũng như trên những chặng đường phát triển
mới.Các điều kiện tự nhiên, các yếu tố đó đặt ra yêu cầu tất yếu về sự hợp tác và hỗ
trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất
nước. Trong phạm vi bán đảo Đông Dương Việt Nam nằm ở phía đơng Trường Sơn
như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào đất
liền của bán đảo. Như vậy dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước, tạo
thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt nam và Lào. Địa hình tự nhiên đã quy

định hệ thống giao thông ở Việt Nam và Lào cùng chạy dài theo trục Bắc - Nam; ở
Việt Nam là trục quốc lộ 1A và ở Lào là trục quốc lộ 13. Về mặt tự nhiên bên cạnh
con đường 13 nối Pạc-xê - Thành Phố Hồ Chí Minh. Lào có thể thông thương ra biển
gần nhất bằng hệ thống đường xương cá chạy ngang trên lãnh thổ hai nước đó là
đường 6 Sầm Nưa – Thanh Hoá, đường 7 Xiêng Khoảng - Nghệ An, đường 8 Khăm
Muộn - Hà Tĩnh, đường 9 Xa-van-na-khẹt - Đông Hà, đường 12 Khăm Muộn Quảng Bình....
Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều dọc của bán đảo, mặt hướng ra biển đông
với bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với Vịnh Bắc bộ, biển Đơng và Vịnh Thái Lan, có
nhiều cảng biển lớn, nhất là các các biển nước sâu ở Miền Trung.
Việt Nam và Lào là những nước thuộc loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống bên
cạnh nhau chiếm vị trí địa chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á do nằm kề con
đường giao thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đơng Bắc Á, Nam Á qua Tây
Thái Bình Dương và Ấn độ Dương. Về quốc phòng, bờ biển Việt Nam ở phía Đơng
tương đối dài nên việc bố phịng về mặt biển gặp khơng ít trở ngại. Trong khi đó dựa
vào địa hình hiểm trở, nhất là với dãy Trường Sơn - một “lá chắn chiến tranh” hùng
vĩ, một lợi thế tự nhiên che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên chẳng những hai nước
có thể khắc phục được những điểm yếu “hở sườn” ở phía đơng mà còn phát huy được
sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến
tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc. Nhân dân hai nước có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu
chống mạnh, giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Về
quân sự, Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, hay cao nguyên Bô-la-vên của Lào và


Tây Nguyên của Việt Nam, vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Đơng Bắc Lào....đều
là những vị trí có tầm chiến lược hàng đầu trên bán đảo Đông Dương. Nhiều nhà
chiến lược và quân sự cho rằng: Ai nắm được địa bàn chiến lược trên, người đó sẽ
làm chủ tồn bộ chiến trường Đơng Dương. Điều đó cắt nghĩa về tầm quan trọng phải
giũ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Lào lên tầm cao mới
Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là tài sản vô giá, là quy luật
giành thắng lợi của hai dân tộc. Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là mối

quan hệ giữa hai dân tộc cùng chung lý tưởng chiến đấu. Đảng cộng sản Việt Nam tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương thành lập, đánh dấu việc thiết lập quan hệ
đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Việt Nam, Lào, Cao Miên tuy là ba nước
nhưng đều nằm trong một xứ, đều bị thực dân Pháp thống trị và áp bức. Giai cấp vô
sản và nhân dân lao động bị áp bức trong ba nước muốn đánh đổ thực dân Pháp,
giành lại độc lập, đánh đổ chế độ phong kiến để giải phóng cho mình thì khơng thể
đấu tranh riêng lẽ được. Ngay sau khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản và lấy tên là
Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng đã thông qua các văn kiện “Chánh cương vắn tắt
của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng” “ Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn
tắt của Đảng”. “Sách lược vắn tắt” và “ Chương trình tóm tắt” chứa đựng tinh thần
yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng, được thể hiện ở chỗ
trong khi tuyên truyền khẩu hiệu An Nam độc lập, đồng thời cũng tuyên truyền và
xây dựng quan hệ đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vơ sản thế giới. Với
những văn kiện đó, nhất là “Luận cương chánh trị” của Đảng cộng sản Đơng
Dương sau đó đã xác định cụ thể, tồn diện về mặt lý luận cho mối quan hệ giữa
phong trào cách mạng Việt nam và phong trào cách mạng Lào, đặt phong trào cách
mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào với các tổ chức Đảng trong các xứ Bắc
kỳ, Trung kỳ, Nam Kỳ, Ai lao, Cao Miên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông
Dương.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam đã được khẳng định trong
lịch sử, in đậm những mốc son sáng chói về tình nghĩa ruột, thịt, thủy chung trong
sáng, nương tựa lẫn nhau, sống chết có nhau: Nhân dân Lào đã cùng Việt Kiều tích
cực đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai


đoạn 1930 – 1939 và tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
giai đoạn 1939 – 1945. Hợp tác giúp nhau chống thực dân Pháp xâm lược; phối hợp
đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống Chiến lược chiến tranh đặc biệt của
Đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 1962); phát triển liên minh chiến
đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn
toàn (1973 – 1975); Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai

đoạn, mở đường đổi mới (1976 – 1986) Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện
Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 – nay).
Trong tiến trình cách mạng đó, mỗi bước phát triển của cách mạng Lào tạo hậu thuẩn
cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi và ngược lại thắng lợi của cách mạng Việt
Nam tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển. Mối quan hệ đó xuẩt phát từ yêu
cầu khách quan của cơng cuộc đấu tranh giải phóng mang bản chất quốc tế vô sản,
mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong sự nghiệp chung, Lào và Việt Nam đã trở thành
những người bạn, những người đồng chí, những người anh em máu thịt, chung một
kẻ thù, chung một chiến hào đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ. Đó là một mối
quan hệ xưa nay hiếm - một mối quan hệ láng giềng tự nhiên, có lịch sử gắn bó lâu
dài, chung một dãy Trường Sơn, chung một dịng sông Mê Kông, chung một ý thức
hệ... Hai Đảng, hai Nhà nước khơng những đã đồn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau
chống kẻ thù chung là Pháp và Mỹ mà cịn giúp đỡ nhau có hiệu quả trong cơng cuộc
đổi mới và xây dựng đất nước. Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trải
qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do, hạnh phúc của
hai dân tộc và nhân dân hai nước đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu
đưa tới những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính
quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; tiến hành thành
công sự nghiệp đổi mới đưa hai nước cùng phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa.
Nhìn lại lịch sử đã qua, Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng
Lào luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, q báu, chí tình, chí nghĩa và có hiệu
quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho sự nghiệp cách mạng
của nhau. Những năm qua, hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc


cấp cao, duy trì cơ chế trao đổi thơng tin, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công
cuộc đổi mới và xây dựng Đảng; hồn thành và cơng bố các sản phẩm của Cơng trình
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức được thực hiện từ Trung ương tới các

bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Hai bên đã ký Đề án nâng cao chất
lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực, giai đoạn 2011 – 2020. Những năm gần đây, hợp tác kinh tế, thương
mại, đầu tư giữa hai nước tiếp tục được tăng cường; Việt Nam là nước đứng thứ hai
trong số các nước đầu tư vào Lào với 5200 cán bộ lưu học sinh Lào đang học tập tại
các cơ sở đào tạo của Việt Nam và 500 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào.
Thương mại hai chiều năm 2011 đạt 734 triệu USD, tăng 50% so với năm 2010. Hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào với hơn 400 dự án, tổng vốn đầu
tư trên 5 tỷ U SD. Dự báo đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng 7 tỷ USD vào
năm 2015, kim ngạch 2 chiều đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm
2020. Trong năm 2012, hàng loạt các cơng trình, dự án sẽ hồn thành chào mừng
Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào, như Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào,
Đường 2E, Nhà máy thủy điện Xe Kham-an, Trường phổ thông trung học dân tộc nội
trú Hua Phan
Tại kỳ họp lần thứ 33 Ủy ban liên Chính phủ, hai bên đã ký thỏa thuận về Chiến
lược hợp tác giai đoạn 2011 – 2020; Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn
2011 – 2015; Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào năm 2011. Bên cạnh đó, Việt Nam và
Lào thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và
khu vực, hoạt động tại các tổ chức và các diễn đàn đa phương. Sự ủng hộ mạnh mẽ
và toàn diện của hai Đảng, hai nước dành cho nhau trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước của mỗi nước là vô cùng quan trọng và to lớn.
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân Lào đã giành được những
thành tựu to lớn, tồn diện, có ý nghĩa lịch sử, làm cho thế và lực của Cách mạng Lào
không ngừng lớn mạnh, uy tín và vị thế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Những thắng lợi đó khơng chỉ có ý
nghĩa sâu sắc đối với nhân dân Lào, mà còn là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với


Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Việt Nam luôn ghi nhận với sự biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân

Lào anh em về sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, vơ tư, trong sáng và có hiệu
quả trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây, cũng như
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước và nhân dân cùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ
và tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa
trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, xây
dựng thành cơng nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ và thịnh vượng
Bước sang thế kỷ XXI, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt kinh
tế, khoa học, cơng nghệ, thương mại......Đó là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa
có đấu tranh. Tồn cầu hóa vừa có thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã
hội; đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẽ đối với
các nước đang cịn ở trong tình trạng chậm phát triển. Thế giới đứng trước những vấn
đề toàn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẽ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự
hợp tác đa phương. Mặt khác vị trí chiến lược của Đơng Nam Á ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa
các nước lớn trên thế giới. Cùng với sự phát triển như vũ bão của q trình tồn cầu
hóa, khu vực hóa, Đơng Nam Á ngày càng trở nên sống động, không chỉ bởi sự gia
tăng hợp tác và liên kết nội khối, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới
thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là với các nước
lớn và các nước đang phát triển. Trước xu thế đó, các nhà lãnh đạo ASEAN càng
nhận thức rõ hơn tính bức thiết trong việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong nội
khối cũng như ngồi khu vực. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối,
chính sách coi trọng và không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền
thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đó là di sản vơ



giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố đảm bảo
thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Việc đưa quan hệ
Việt Nam - Lào lên tầm cao mới sẽ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Việt Nam và nhân dân Lào, đồng thời đóng góp tích cực cho hịa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trên tinh thần đó, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
trong hoạt động đối ngoại của mình đã chọn Lào là quốc gia đầu tiên trong chuyến
thăm chính thức của mình trên cương vị Tổng Bí thư. Sau khi được bầu làm Tổng bí
thư, Chủ tịch nước của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choummaly Sayasone đã
chọn Việt Nam trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của mình. Những hoạt động
đó là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị truyền thống, đồn kết đặc biệt, gắn bó
keo sơn, thủy chung, trong sáng giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
và là bằng chứng hai Đảng, hai nhà nước và hai dân tộc luôn ưu tiên và coi trọng,
quan tâm và chăm sóc để mối quan hệ Việt - Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền
vững”
Tuyên bố chung về kết quả cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone trong chuyến thăm hữu nghị
chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone đã khẳng
định: Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát
huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có
lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ
quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hịa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở Đơng Nam Á và trên thế giới.
Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi một số biện pháp nhằm
triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong đó
đặc biệt chú ý việc Chính phủ hai nước cần tích cực chỉ đạo các Bộ, Ngành,địa
phương triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược hợp
tác 10 năm 2011 - 2020;



Tăng cường quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương của hai nước,
nhất là các địa phương có chung biên giới; sớm kiện tồn tổ chức bộ máy, đổi mới cơ
chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ và bộ phận thường
trực Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Tiếp tục đi sâu trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhất là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về xây dựng Đảng, về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phối hợp đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về mối quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới, trong đó đặc biệt quan tâm việc tun
truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức về cơng trình Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Chủ động chuẩn bị kỹ, trao đổi thống nhất và phối hợp chặt chẽ về nội dung,
chương trình hoạt động của “Năm đồn kết hữu nghị 2012” trong đó có việc Lãnh
đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thăm chính thức lẫn nhau để cùng tổ chức “Năm
đồn kết hữu nghị 2012,” thành cơng rực rỡ, tổ chức khởi cơng hoặc khánh thành
một số cơng trình trọng điểm tạo dấu ấn về quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác tồn
diện Việt - Lào
Cần có sự phối hợp và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc thực hiện
chiến lược phát triển; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực... dù trong hoàn cảnh nào hai Đảng và nhân dân hai nước
cũng làm hết sức mình để giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, truyền mãi cho các thế hệ mai sau; không
ngừng phát triển quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực,
vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hịa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở
khu vực và trên thế giới.
Phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
(1962 - 2012) và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977
-2012). Phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi thoả thuận chiến lược về hợp tác
kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2011 - 2020,
Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 - 2015 và Hiệp định hợp tác năm 2011; tập trung



hợp tác xây dựng một số cơng trình kinh tế có vai trị kết nối nền kinh tế hai nước và
kết nối với khu vực và thế giới.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh; hồn thành dự án tăng
dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên
giới Việt Nam - Lào. Khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn
đề biển Đông bằng biện pháp hịa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
biển Đơng (DOC), nhằm giữ gìn hịa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hai Đảng
luôn duy trì, giữ vững và giúp đỡ lẫn nhau một cách chí tình và vơ tư, trong sáng để
cùng phát triển, đồng thời giữ vững các mục tiêu cách mạng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
Thay lời kết, tôi xin kể câu chuyện về cặp song sinh tên bằng tiếng Việt ở
Lào. Có chiều dài hơn 172km đường biên giới gắn kết 2 tỉnh Quảng Nam và Xêkông, trong nhiều năm qua, phát huy truyền thống kết nghĩa từ lâu đời, tỉnh Quảng
Nam ln có nhiều hoạt động giúp đỡ tỉnh Xê-kông trong công tác hỗ trợ phát triển
kinh tế, cùng nhau bảo vệ bình yên trên toàn tuyến biên giới và đặc biệt là chăm sóc
sức khỏe nhân dân.
Một buổi sáng tháng 10 năm 2012, tại thị trấn Thành Mỹ, Trung tâm Y tế huyện
Nam Giang, tỉnh Quảng Nam diễn ra một sự kiện khá đặc biệt, hai trẻ song sinh của
một cặp vợ chồng đến từ nước bạn Lào đã được các y bác sỹ đỡ đẻ thành cơng trong
một ca sinh khó.
Tại làng Đăk Tà OỌc Nọi, huyện Đăk Chưng, tỉnh Xê-kông, theo thời gian, hai
đứa trẻ có cái tên thuần Việt “Thành” và “Mỹ” đã lớn lên - như một bằng chứng sống
và là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Lào được xây dựng từ bao đời nay.
Anh Xen Na Vông Kẹo Khăm Xe, kể lại: Khi vợ tôi sinh con tại Thành Mỹ-Nam
Giang-Quảng Nam, tôi rất vui mừng, hạnh phúc, nhất là sự tận tâm chu đáo của các
bác sĩ Việt Nam. Tơi nghĩ nếu khơng có các bác sĩ thì vợ tơi khơng thể sinh con mạnh
khỏe. Để thể hiện lịng biết ơn đó, vợ chồng tơi quyết định đặt tên con trai là Thành,
con gái là Mỹ, để biết ơn các bác sĩ, ghi nhớ vùng đất mà con chúng tôi ra đời.



Đã hơn 25 năm trong nghề chữa bệnh cứu người, song với bác sĩ Tơ Ngol Vui Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, chưa bao giờ ơng có thể qn được
hình ảnh vui mừng, ánh mắt đầy biết ơn của đôi vợ chồng người Lào với những bác
sĩ Việt Nam. Năm đó, chính bác sĩ Vui là người đã đỡ đẻ thành công hai đứa con của
đôi vợ chồng người Lào tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, đây thật sự là niềm
hạnh phúc.
Ông Tơ Ngol Vui, cho biết: Tiếp nhận và tiếp đón những bệnh nhân ở nước bạn
Lào qua đây điều trị, trong đó có nhiều ca cấp cứu như mổ ruột thừa viêm. Sau khi
phẫu thuật xong họ rất quý, rất tin tưởng bác sĩ Việt Nam, đặc biệt là trung tâm y tế
Nam Giang, từ đó tăng cường thêm mối quan hệ đoàn kết giữa hai nhân dân, hai
Đảng, hai Nhà nước giữa biên giới này
Bây giờ thì người dân huyện Đăk Chưng sẽ không cần phải sang Việt Nam, hay
phải vượt hàng trăm km để về đến bệnh viện tỉnh Xê-kơng như trước nữa khi cơng
trình Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 100% kinh phí,
với hơn 3,5 tỷ đồng để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các bộ tộc Lào.
Đặc biệt, Quảng Nam còn nhận đào tạo dài hạn các y, bác sĩ cho huyện bạn. Y tá
Kế Lạ Khăm là một trường hợp như thế. Năm 2009, Kế Lạ Khăm được về học
chuyên môn tại trường cao đẳng y tế Quảng Nam. 3 năm học, Kế Lạ Khăm hoàn
thành xuất sắc khóa học và giờ đây những kiến thức đó đã và đang được em áp dụng
để chữa bệnh cứu người tại huyện Đăk Chưng.
Y tá Kế Lạ Khăm, Trung tâm Y tế huyện Đăk Chưng, Xê-kông, Lào cho
biết: Nếu khơng có bạn bè Việt Nam giúp đỡ thì em không học được. Giờ về công tác
ở đây, em đem hết kiến thức đã học để khám chữa bệnh cho bà con Lào, khi có bệnh
nhân người Việt Nam em cũng giúp đỡ hết mình. Em mong muốn sau này được học
đại học, thạc sĩ ở Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, trước những thời cơ và thách thức đối
với cả hai nước Việt Nam - Lào, hơn bao giờ hết, những hoạt động nghĩa tình trên lại
càng cần phải tăng cường và phát huy hơn nữa.




×