Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Thế Lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.75 KB, 21 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM NĂM 2017
Người tham gia:
Họ và tên: Nguyễn Thế Lĩnh
Ngày sinh: 26/7/1987
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Cơng an
Dân tộc: Kinh
Tơn giáo: khơng

Đơn vị: Bí thư Chi đồn Cơng an,
Đồn phường Phước Long, Nha Trang,
Khánh Hồ
Nơi thường trú: 29/12 Tuệ Tĩnh, Lộc
Thọ, Nha Trang, Khánh Hoà
Số điện thoại: 0997.995.785


NỘI DUNG BÀI DỰ THI
Trong khn khổ có hạn của bài viết, tơi xin trình bày tầm quan trọng của việc
giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lịch
sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia Đông
Nam Á trong bán đảo Đơng Dương có chung đường biên giới dài 2069 km về phía
Tây, được Việt Nam ơm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào
trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào. Quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở thực tiễn quan trọng.
Hai dân tộc đã luôn cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”, “đồng cam cộng khổ”, “hạt
muối cắn chung, bát cơm sẻ nửa”, cùng sát cánh chiến đấu và cùng chiến thắng. Mối
quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử


hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của hai dân tộc trong hơn bảy thập kỷ qua
mối.
Trên thế giới từ trước đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, trong
cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của các quốc gia, các dân tộc, các tập đoàn
giai cấp… đã từng xuất hiện nhiều mối quan hệ liên minh hợp tác với những hình
thức, nội dung khác nhau như liên minh chiến lược, liên minh sách lược, liên minh
hữu cơ… Nhưng có thể nói ít có nơi nào và lúc nào có được mối quan hệ đồn kết,
hợp tác bền vững lâu dài, mẫu mực trong sáng như mối quan hệ chiến lược Việt –
Lào. Cùng với thời gian mối quan hệ đó đã khơng ngừng được củng cố và phát triển,
từ quan hệ láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong thời phong kiến, tiến
đến quan hệ gắn bó trong cuộc đấu tranh tự phát của các trào lưu dân tộc và của các
thân sĩ tiến bộ, khi hai nước đều bị đế quốc thực dân xâm lược, thống trị. Đặc biệt, từ
ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách
mạng ba nước (Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến
đổi về chất, trở thành mỗi quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế
vô sản. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Lào – Việt được củng cố và nâng cao


thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách
mạng mỗi nước và cả hai nước.
Lịch sử đã khẳng định quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc
biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ
chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến
bộ xã hội. Khi cả khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hai Đảng: Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn vững vàng. Chính thể do Đảng lãnh
đạo vẫn vững bước, hai đất nước, hai dân tộc cùng sánh vai xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm
mưu gây chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết của các thế lực thù địch phản động.
Tình hữu nghị, đồn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt-Lào và sự gắn bó thủy

chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản trực tiếp gây dựng, được các thế hệ lãnh
đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và
dày công vun đắp. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, mối quan hệ ViệtLào được tôi luyện và hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng
liệt sỹ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào và đã thực
sự trở thành mối quan hệ truyền thống, rất đặc biệt, rất thủy chung và trong sáng. Chủ
tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản đã từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có
nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa
bao giờ có sự đồn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.
Năm 2017 có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ Việt Nam - Lào khi người dân hai
nước tưng bừng tổ chức hàng loạt hoạt động kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao (05/9/1962 - 05/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/71977
- 18/72017), bài viết này nhằm hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017” là một hoạt động như vậy.
Quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào đã sớm được gây dựng,
gìn giữ và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của hai dân tộc
chúng ta. Hơn tám thập kỷ qua, kể từ khi Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời, tình
hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được các lãnh tụ của hai dân tộc


là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phơm-vi-hản trực tiếp đặt nền móng
và tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trải qua
bao biến cố lịch sử, vượt lên mọi chông gai, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu
mực, thủy chung hiếm có.

Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước; là quy luật tồn tại và phát triển của cả
hai nước ở hiện tại và tương lai.
Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quan hệ đặc biệt quy định sự sống,
còn của hai dân tộc trong lịch sử cũng như trên những chặng đường phát triển mới.

Các điều kiện tự nhiên, địa - chiến lược, địa - quân sự là một trong những yếu tố chi
phối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Các yếu tố đó đặt ra yêu cầu tất yếu về
sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, xây
dựng và bảo vệ đất nước. Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn - Trung,
thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi bán đảo Đông Dương Việt Nam nằm
ở phía đơng Trường Sơn như một bao lơn nhìn ra biển. Dãy Trường Sơn được ví như
cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và
Lào. Địa hình tự nhiên đã quy định hệ thống giao thông ở Việt Nam và Lào cùng
chạy dài theo trục Bắc - Nam; ở Việt Nam là trục quốc lộ 1A và ở Lào là trục quốc lộ
13. Về mặt tự nhiên bên cạnh con đường 13 nối Pạc Xê - Thành Phố Hồ Chí Minh.
Lào có thể thơng thương ra biển gần nhất bằng hệ thống đường xương cá chạy ngang
trên lãnh thổ hai nước.
Dựa vào địa hình hiểm trở, nhất là với dãy Trường Sơn - một “lá chắn chiến
tranh” hùng vĩ, một lợi thế tự nhiên che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên chẳng
những hai nước có thể khắc phục được những điểm yếu “hở sườn” ở phía đơng mà


còn phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến
tranh du kích, chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc. Nhân dân hai nước có thể lấy ít
đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại mọi kẻ
thù xâm lược. Về địa - quân sự, Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, hay cao nguyên
Bô-la-vên của Lào và Tây Nguyên của Việt Nam, vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam
và Đông Bắc Lào....đều là những vị trí có tầm chiến lược hàng đầu trên bán đảo Đông
Dương. Nhiều nhà chiến lược và quân sự cho rằng: Ai nắm được địa bàn chiến lược
trên, người đó sẽ làm chủ tồn bộ chiến trường Đơng Dương. Điều đó cắt nghĩa về
tầm quan trọng phải giũ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Lào lên tầm cao
mới
Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chính
là gìn giữ thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ quân dân hai nước đã hy sinh vì
nền độc lập, tự do của hai nước.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đã được khẳng định trong
lịch sử, in đậm những mốc son sáng chói về tình nghĩa ruột, thịt, thủy chung trong
sáng, nương tựa lẫn nhau, sống chết có nhau: Nhân dân Lào đã cùng Việt Kiều tích
cực đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1939 và tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền giai đoạn 1939- 1945. Hợp tác giúp nhau chống thực dân Pháp xâm lược; phối
hợp đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống Chiến lược chiến tranh đặc biệt
của Đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 - 1962); phát triển liên minh
chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi
hoàn toàn (1973 - 1975); Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam trong giai
đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới ( 1976 – 1986) Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp
tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
(1986 – nay).
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc
nghiệt, đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân
hai nước đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới những thắng lợi
vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống


thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới đưa
hai nước cùng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chính
là gìn giữ truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nhân dân hai nước được lưu truyền qua
nhiều thế hệ; gìn giữ cơng cuộc xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no mà nhân dân
hai nước đang thụ hưởng. Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn
hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc.
Đất nước, con người và nền văn hoá của mỗi nước đang mang trong mình nguốn sức
mạnh vơ biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn nội
lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân
hai Đảng, hai Nhà nước trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy trong thời đại mới,

thời đại hội nhập và phát triển, góp phần giữ gìn, phát huy và tơn vinh bản sắc văn
hóa mỗi dân tộc.
Trách nhiệm và cũng là mối quan tâm lớn, thường xuyên của công tác đối ngoại
là tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa sinh động, phong phú nhằm giúp nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ Việt-Lào, trong khi đang sống với thực tại của hai đất nước Việt và
Lào đang mỗi ngày một vươn xa hơn ra thế giới, hội nhập sâu rộng vào đời sống khu
vực và quốc tế, có thêm nhiều đối tác làm ăn và nhiều lợi ích mới, tiếp thu thêm
nhiều giá trị mới, vẫn biết đến quá khứ, biết trân trọng, nâng niu mối quan hệ đặc biệt
Việt - Lào - thứ tài sản vô giá được xây đắp bằng giác ngộ chính trị, xương máu, cơng
sức của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân hai nước; khẳng định sâu sắc hơn
tình đồn kết hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt
Nam - Lào.
Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là mong
muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; là
góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động
hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.
Nhân dân hai nước Việt - Lào có mối quan hệ hữu nghị lâu đời. Từ khi cách
mạng hai nước được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp đó là Đảng Lao động Việt
Nam (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam) và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trực


tiếp tổ chức và chỉ đạo, quan hệ nhân dân Việt-Lào cũng được tổ chức và triển khai
theo tinh thần của quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, được hai Đảng, hai
Nhà nước quan tâm sát sao và chỉ đạo chặt chẽ. Trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, giành độc lập, tự do cho hai nước, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội
nhập khu vực và quốc tế của cả Việt Nam và Lào, quan hệ giữa các tổ chức nhân dân
của hai nước cũng như sự phối hợp của các tổ chức nhân dân hai nước trên trường
quốc tế đã đóng góp quan trọng vào thành quả chung của cách mạng Việt Nam và
Lào, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của cả hai nước trên thế giới.
Đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của hai nước, gìn giữ và phát huy

mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị đặc
biệt quan trọng, nó gắn liền và quyết định tới mọi thành công của mỗi người trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ.
Hai Đảng, hai Nhà nước không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu
sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị đặc biệt hiếm có khơng chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà
thấm sâu xuống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; để thế hệ trẻ hai nước những người sẽ viết tiếp trang sử quan hệ hai nước - hiểu và trân trọng những năm
tháng lịch sử hào hùng của hai dân tộc, hiểu được tình đồn kết đặc biệt Việt - Lào,
Lào - Việt là bài học lịch sử thiêng liêng, là tài sản vô giá mà thế hệ trẻ hai nước phải
có trách nhiệm duy trì, bảo vệ và phát huy vì sự trường tồn và phát triển của hai dân
tộc.
Năm 1930, khi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào
được tiến hành theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng chân chính.
Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lịng yêu nước nồng nàn kết hợp
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đồn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân
thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức
cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững
chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc.


Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam không giống bất cứ mối
quan hệ nào trong lịch sử thế giới đương đại, được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công
sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải
qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn ngun, khơng hề
bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia
rẽ.
Tính đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được tạo dựng trên
nền tảng quan điểm, nguyên tắc, phương pháp và cơ chế phù hợp với điều kiện cụ thể
của hai dân tộc Việt Nam - Lào.
Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được ni

dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp
mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cơ đọng, giàu ý nghĩa chính
trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hịa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc
bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn.
Dựa trên luận điểm về quyền dân tộc tự quyết, cơ quan lãnh đạo cấp cao Việt
Nam, Lào đã nhất trí tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập
tự chủ của bạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang cơng tác
ở Lào phải hồn tồn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là
của Thủ tướng Xu-pha-nu-vông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, khơng được
bao biện...”.
Về phía Lào, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản nhấn mạnh: “Sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta phải do nhân dân ta tự làm lấy. Đảng ta là một Đảng lãnh đạo cách
mạng thực sự, do đó phải giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ”.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam còn đòi hỏi cả hai bên thực
hiện tự phê bình và phê bình như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Mong cán bộ
Việt Nam làm việc ở Lào thành khẩn, thật thà tự phê bình và mong các đồng chí Lào


cũng phê bình anh em Việt Nam thật thà khơng nể nả... Vì cách mạng, vì đồn kết ba
dân tộc mà phê bình”.
Xuất phát từ sự tơn trọng quyền độc lập tự chủ và tình nghĩa anh em, tại cuộc
Hội đàm ngày 9 tháng 7 năm 1961, hai đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Lao động
Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào bàn thảo và nhất trí với phương pháp quan hệ cơng
tác của hai Đảng do đồng chí Lê Duẩn đề xuất: “Cách mạng Lào do đồng chí Lào
lãnh đạo. Đường lối, chủ trương do Đảng Lào đề ra, Việt Nam góp ý kiến. Cũng có
lúc Việt Nam thấy vấn đề trước thì Việt Nam sẽ đề xuất ý kiến trước nhưng quyền
quyết định vẫn do Đảng Lào”.
Về quan hệ giữa hai nước, hai Chính phủ, đồng chí Lê Duẩn cho rằng: “Những
vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai Chính phủ thì hai Đảng cũng cần có sự trao đổi ý
kiến trước với nhau”.

Nhiệm vụ giúp đỡ nhau giữa hai dân tộc đã được tiến hành theo phương
pháp giúp bạn nâng cao năng lực để tự giải quyết các nhiệm vụ cách mạng của dân
tộc mình, khơng áp đặt, dập khuôn.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam có sức nhanh nhạy, đáp ứng
kịp thời các nhiệm vụ chiến lược và cả các tình huống bất ngờ, do hai Đảng, hai Nhà
nước Việt Nam, Lào áp dụng cơ chế điều hành linh hoạt các hoạt động liên minh, hợp
tác trong đấu tranh chống ngoại xâm và hịa bình xây dựng đất nước.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam có những đặc điểm sau đây:
- Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống
lên quan hệ đặc biệt
Quan hệ truyền thống thân thiết của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ hướng, soi đường đi tới độc lập tự do,
đã biến thành quan hệ đặc biệt và sức mạnh vĩ đại, đưa tới nhiều thắng lợi lịch sử của
Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống đế quốc


Pháp, Mỹ xâm lược và tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới đưa hai nước cùng
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền
móng và chính Người cùng đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản, đồng chí Xu-pha-nuvơng và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp; đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng
Cộng sản Việt Nam
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người vạch đường, cho sự nghiệp
giải phóng và phát triển của hai dân tộc Việt Nam, Lào, cũng là người trực tiếp chỉ
đạo xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và tự mình
nêu tấm gương sáng về đạo đức cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư trong xử lý mối
quan hệ quốc gia, quốc tế Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân, dân hai nước do thấm nhuần và
thực hiện lời dạy của Người mà vượt qua mọi gian nguy để giành nhiều thắng lợi, kết
thúc vẻ vang các chặng đường cách mạng và đang vươn tới những thắng lợi mới.

- Xây dựng, bảo vệ và phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Lào - Việt Nam
là sự nghiệp của nhân dân Việt Nam, Lào
Mục tiêu phấn đấu của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam bao
quát những nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân Việt Nam, Lào, là đoàn kết, giúp
đỡ nhau cùng chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị,
hợp tác giữa hai quốc gia.
Trong gần một thế kỷ qua, họ chung sức, chung lòng, vừa xây dựng lực lượng,
vừa anh dũng, sáng tạo, giữ vững mục tiêu cách mạng, đánh thắng nhiều kẻ thù hùng
mạnh mà khơng tính thiệt hơn, chỉ dành cho nhau sự quý mến, trân trọng và biết ơn
sâu nặng.


Truyền thống tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy trên trận tuyến bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc trên con đường đổi mới của hai nước.
- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mang tính xun suốt, tồn diện và bền vững
Trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài của hai dân tộc, quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố xuyên suốt các chặng đường và bước trước chuẩn bị
cho bước sau nối tiếp phát triển.
Mỗi thời kỳ lịch sử tương ứng với một nhiệm vụ chiến lược cách mạng của hai
nước và gắn liền với sự vận động của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên
các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hố. Tuy
mỗi thời kỳ có những nhiệm vụ trọng tâm, song nhìn tổng thể, vẫn nhận rõ tính tồn
diện, phong phú mang bản chất cách mạng, nhân văn trong tư tưởng và hoạt động
thực tiễn.
Tất cả nhân tố trên đều lắng đọng, kết tinh và qua kiểm nghiệm trên nhiều bước
đường gian khó, hiểm nghèo đã biến quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam thành giá trị văn hoá nhân văn trường tồn và phát triển cùng thời gian.
Thành quả cơ bản:
Một là, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quy luật giành thắng
lợi và nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam, Lào; là di sản văn hóa của
hai dân tộc Việt Nam, Lào

Trước hết, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quy luật giành
thắng lợi của hai dân tộc Việt Nam, Lào.
Từ bước khởi đầu thiết lập quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các cấp lãnh đạo tối cao của hai nước đã thấu hiểu tính tất
yếu khách quan gắn bó vận mệnh của hai dân tộc Việt Nam, Lào trên cùng trận tuyến
đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản. Cả hai bên đều


chung sức, chung lòng tận dụng được lợi thế tự nhiên hiếm có của dãy Trường Sơn
hùng vĩ, kết hợp với biển cả, đất đai, tài nguyên thiên nhiên quý giá khác; khơi dậy
tối đa tinh thần gan góc, ý chí đấu tranh quật cường, sáng tạo của hai cộng đồng dân
tộc trong một khối thống nhất bền chặt, đấu tranh vì độc lập, tự do và thịnh vượng
của đất nước dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Các nhân tố đó kết tụ thành quy luật giành thắng
lợi của cách mạng Việt Nam, Lào.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thể hiện rõ tính quy luật giành
thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào được phản ánh ở hiệu quả to lớn trên các
chặng đường liên minh, hợp tác, giúp đỡ qua lại giữa hai dân tộc trong giáo dục, đào
tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tạo lập địa bàn
chiến lược cho hai bên hoạt động, nương tựa, bảo vệ lẫn nhau. Đồng thời, mỗi bên
đều sẵn sàng đáp ứng yêu cầu giúp bạn, phối hợp với bạn trên các lĩnh vực hoạt động.
Tất cả đã diễn ra theo quy trình phát triển lực lượng từ yếu đến mạnh, từ nhỏ đến lớn,
từ phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận đến hội nhập khu vực và quốc tế.
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ghi lại nhiều kỳ tích
của hai dân tộc, xuất hiện hầu như cùng thời điểm từ khởi nghĩa giành chính quyền
đến phát hiện con đường đổi mới phù hợp với quy luật phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa của hai nước Việt Nam - Lào. Các hiện tượng đó xác nhận sức mạnh
tổng hợp đưa tới những thắng lợi lịch sử tất yếu của hai dân tộc.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nguồn lực vô tận quý giá

nhất của hai dân tộc Việt Nam, Lào. Đó là thành quả lý luận cách mạng của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương,
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển phù
hợp với điều kiện cụ thể của hai nước Việt Nam, Lào, trở thành ngọn cờ dẫn đường
cho hai dân tộc kề vai sát cánh đi tới thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


- Nét ưu việt đặc sắc của lý luận đó là ở khả năng khắc phục sự biệt lập của các
dân tộc phương Đông khi phải đối địch với họa xâm lược của nhiều nước tư bản
phương Tây. Theo nhận định của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự biệt lập đó chính là
“ngun nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đơng... Họ hồn
tồn khơng biết đến những việc xảy ra ở nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó
họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”.
- Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là động lực nhân lên gấp bội
sức mạnh của hai dân tộc do mỗi bên đều tự giác phát huy tinh thần tự lực, tự cường
kết hợp với sự giúp đỡ vô tư của phía bạn. Mặt khác, nó cịn tạo ra ảnh hưởng qua lại
tích cực thuận chiều cho sự phát triển của cả hai nước trên các chặng đường lịch sử từ
cách mạng giải phóng dân tộc đến sự nghiệp đổi mới.
Đó cũng là di sản văn hóa thiêng liêng của hai dân tộc Việt Nam, Lào, nơi hội tụ
biết bao giá trị cao đẹp và sâu sắc mà trí tuệ và tình cảm của nhân loại hằng ngưỡng
mộ, tơn vinh, rất phù hợp với cách diễn đạt của Chủ tịch Xu-pha-nu-vông “Tình hữu
nghị anh em giữa nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam thật là vĩ đại mà bất cứ bài
ca, bản nhạc nào, bất cứ bài thơ nào hay nhất cũng khơng sao diễn tả trọn vẹn được.
Tình hữu nghị đó cao hơn núi, dài hơn sơng, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm,
ngát hương thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị cao đẹp đó đã
được vun trồng, xây đắp với tất cả tấm lịng thành thật của chúng ta. Do đó, khơng
thể có hung thần nào, khơng thể có kẻ thù nào phá vỡ nổi”.
Hai là, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đưa cách mạng Việt
Nam, Lào đi tới nhiều kỳ tích lịch sử

- Hai dân tộc Việt Nam, Lào sát cánh bên nhau giành độc lập dân tộc
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ách thống trị của thực dân Pháp và
phát xít Nhật đã đẩy mâu thuẫn giữa những kẻ cướp nước với nhân dân Đông Dương
đến cực điểm, khiến ai cũng chán ghét cuộc đời nô lệ và sẵn sàng tham gia cơng cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong tình thế đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Ban Chấp


hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa ra nhiều quyết định độc lập, sáng
tạo: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở vị trí hàng đầu và cho rằng, sau lúc lật đổ chế
độ thuộc địa, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình;
mặt khác, ba dân tộc cần đồn kết chặt chẽ mới có thể chiến thắng kẻ thù xâm lược và
xây dựng đất nước phồn vinh. Đối với các dân tộc Lào và Campuchia, dân tộc Việt
Nam có nghĩa vụ giúp đỡ trên con đường đấu tranh vì độc lập, tự do.
Hướng tới các mục tiêu trên, công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ và tổ chức
các lực lượng chính trị, vũ trang được khẩn trương tiến hành. Trong đó, Trung ương
Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng tại Lào, Campuchia và phân công Đảng
bộ Trung Kỳ đảm nhiệm công tác xây dựng Đảng tại Lào, Đảng bộ Nam Kỳ thực
hiện nhiệm vụ đó ở Campuchia.
Nhiệm vụ thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất tại Việt Nam, Lào, Campuchia
rất được coi trọng theo chủ trương thu hút rộng rãi nhất các giai cấp và tầng lớp yêu
nước bằng cách thi hành các chính sách ích nước, lợi dân. Đồng thời, Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo các cấp bộ Đảng tổ chức đoàn thể cứu quốc, lực
lượng vũ trang, lập căn cứ địa ở Việt Nam và Lào làm chỗ dựa để tập hợp và phát
triển lực lượng cách mạng.
Cũng vào lúc này, Trung ương Đảng xác định quy trình khởi nghĩa từng phần ở
từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa.
Trung tuần tháng 8 năm 1945, thời cơ giành độc lập cho Đơng Dương xuất hiện,
lãnh tụ Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
quyết định Tổng khởi nghĩa và tiến hành Hội nghị toàn Đảng tại Tân Trào, Tuyên
Quang (ngày 14, 15 tháng 8 năm 1945). Vào thời điểm này, lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp

các đồng chí đại biểu Xứ uỷ Lào, Người dặn: thời cơ rất thuận lợi cho nhân dân Đông
Dương, ở đâu có điều kiện, phải giành được chính quyền trước khi Đồng minh vào.
Nhân dân hai nước Việt, Lào chớp thời cơ, tiến hành khởi nghĩa thành công
tháng 8 năm 1945.


Đó là kỳ tích đầu tiên của hai nước Việt Nam, Lào, của quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Thành công của Tổng khởi nghĩa tại Việt Nam và khởi nghĩa tại Lào bắt nguồn
từ sáng tạo lý luận và chỉ đạo thực tiễn của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Đơng Dương về cách mạng giải phóng dân tộc và vấn đề dân tộc ở Đông Dương, về
huy động tối đa sức mạnh đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các lực lượng yêu nước
nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ khởi nghĩa xuất hiện.
- Hai dân tộc Việt Nam, Lào kề vai, sát cánh, xây dựng thực lực, kiên cường
chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài 30 năm (1945-1975) đi tới thắng
lợi hồn tồn
Trong khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sức mạnh
cơ bản của thắng lợi đã được tạo lập.
Một là, bốn năm đầu cuộc kháng chiến (1945-1949), chiến trường Đông Dương
bị kẻ thù bao vây, cô lập. Nhưng chúng vẫn không thể ngăn chặn quân dân hai nước
vạch rừng, băng qua sông, suối mở đường từ Việt Nam xuyên qua đất Lào tới Thái
Lan, Miến Điện, rồi tỏa rộng ra nhiều nước Á, Âu, tuyên truyền cho cuộc kháng
chiến chính nghĩa của nhân dân Đông Dương; thu hút sự ủng hộ, chi viện của bạn bè
quốc tế; chuyển về Lào và Việt Nam nhiều cán bộ, chiến sĩ Việt kiều, bổ sung lực
lượng kháng chiến.
Hai là, xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam vốn đã được chuẩn bị từ trước tháng 8-1945; đến kháng chiến chống thực
dân Pháp, bao gồm các nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam và cách mạng
Lào.



Phía Việt Nam, đó là nhiều cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng Cộng sản
Đơng Dương.
Phía Lào, những nhà cách mạng tiêu biểu như đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản,
đồng chí Xu-pha-nu-vơng và nhiều đồng chí lãnh đạo khác đều đứng trong đội ngũ
này. Trong thời gian học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) và trường Đại
học Luật Hà Nội (1935-1945), cũng là lúc đồng chí Cay-xỏn Phơm-vi-hản tiếp xúc
với những người bạn cùng chí hướng cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đến cuối năm 1944, đồng chí được
kết nạp vào Đồn Thanh niên Cứu quốc.
Trên các chặng đường cách mạng tiếp theo, với trọng trách của người lãnh đạo
cách mạng Lào và chung sức với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Việt Nam vun
đắp, phát triển quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, đồng chí Cay-xỏn Phơm-vihản đã đảm đương xuất sắc hai sứ mệnh đó.
Thay lời kết, tơi xin chia sẻ câu chuyện làm người nghe không khỏi rơi nước
mắt về vị tướng quân đội Lào 30 năm đi tìm ân nhân cứu mạng chỉ bằng thơng tin
về… mái tóc.

Bà Ngọc trong một lần sang thăm người em kết nghĩa.
Một nữ y tá Việt Nam nhỏ nhắn, nhiệt tình đã cứu sống một chiến sĩ quân đội
Pha-thét Lào khi anh đang nằm trong “nhà vĩnh biệt”.


Họ đã làm nên câu chuyện cảm động về tình hữu nghị Việt - Lào. Nhưng điều
khiến câu chuyện đó được ví như cổ tích hiện đại là hành trình dài 30 năm lặn lội đi
tìm ân nhân đã cứu sống mình của Khăm Xỉ chỉ với một đặc điểm nhận dạng duy
nhất: Mái tóc dài…
Trong căn nhà 3 gian nằm ngay sát bờ đê, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh
người đàn bà nhỏ thó Nguyễn Thị Ngọc (Sinh năm 1944, trú tại xóm 11, xã Xuân
Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Trong suốt buổi nói chuyện, điều khiến

chúng tôi ấn tượng nhất về bà là nụ cười rạng rỡ và mái tóc dài q lưng. Khơng
những vậy, bà ln dành tình cảm tốt đẹp nhất cho người em trai kết nghĩa. Lần lại
quá khứ, bà kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thời xưa rất đỗi ý nghĩa của
mình.
Năm 1964, bà theo học ngành Y ở huyện Thanh Chương, chuyên khoa truyền
máu. Hai năm sau đó, bà được cử đến cơng tác tại bệnh viện huyện Anh Sơn (Nghệ
An). Năm 1972, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, trạm T20 (đóng
tại huyện Anh Sơn, Nghệ An) được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận và cứu chữa các
chiến sỹ bị thương, trong đó có lực lượng bộ đội Pha-thét (Lào). Tháng 3 năm 1972,
nữ y tá Ngọc nhận thông tin từ cấp trên cho biết có một chiến sĩ Lào bị sốt rét ác tính,
cần xét nghiệm máu gấp. Vừa nhận được tin, chị vội vàng đi bộ hơn 8 cây số từ bệnh
viện đến Trạm T20. Vừa đến nơi, chị hốt hoảng khi biết chiến sĩ đó đã được chuyển
xuống nhà xác bởi “bệnh nhân đã chết rồi”. Nhưng linh tính mách bảo, chị đã một
mình đi thẳng xuống “nhà vĩnh biệt” để lấy máu.
Căn nhà lạnh lẽo không một bóng người. Chị nhẹ nhàng tiến lại bên “xác chết”
đang phủ tấm khăn trắng. “Lật chiếc khăn phủ mặt người chiến sĩ ra, tơi sững người.
Đồng chí cịn trẻ lắm, trên khuôn mặt tái xám lạnh ngắt ấy mới lún phún những sợi
râu măng. Theo quy định bắt buộc, tôi vẫn kiểm tra đồng tử của cậu ấy dù thân thể
đã lạnh ngắt. Đồng tử chưa giãn hết! Tôi vội xốc cậu ấy lên vai, chạy thẳng vào
phòng cấp cứu gần đó. 19 tuổi, nhưng vì bị những cơn sốt rét hành hạ, cậu ấy chỉ
còn da bọc xương, nặng vẻn vẹn 36kg’’, bà Ngọc kể.


Trong căn phịng làm việc nhỏ, chỉ một mình y tá Ngọc với người lính xa lạ. Chị
đã làm tất cả sức mình chỉ để cứu sống người chiến sĩ này. Phần đầu của bệnh nhân
được chị cẩn thận đặt lên đùi mình để tiện cho việc đút những thìa cháo, nước chanh
vào miệng, vừa bắt mạch và tiêm thuốc. Như một phép màu, đến 2h sáng hôm sau,
chị nhận thấy người chiến sĩ bắt đầu có dấu hiệu qua cơn nguy kịch. Đến 10h sáng,
anh bộ đội Lào đã tỉnh lại.
Người lính được chị Ngọc cứu sống chính là ông Khăm Xỉ (Sinh năm 1954),

sang Việt Nam chiến đấu khi mới 18 tuổi. Sau này, ông nhớ lại: “Trong đêm được y
tá Ngọc chăm sóc và trở về từ cõi chết, tôi đã nghe hai tiếng “chị Ngọc” từ những
người xung quanh. Tôi đã cố gắng in sâu trong trí nhớ hai tiếng ấy”. Sau khi sức
khỏe dần bình phục, Khăm Xỉ được chuyển về phòng bệnh. Tại đây, anh được hai
bệnh nhân cùng phòng kể lại sự việc anh thoát khỏi cái chết nhờ một nữ y tá Việt
Nam có dáng người nhỏ nhắn, nước da đen ngăm và đặc biệt là mái tóc dài. Khăm Xỉ
đã cố gắng ghi nhớ những đặc điểm của vị ân nhân. Đối với chàng chiến sĩ Lào này,
chi tiết khiến anh ghi nhớ nhất là mái tóc dài. Đó cũng là đặc điểm duy nhất anh căn
cứ để tìm ân nhân của mình suốt 30 năm sau đó.
Vào năm 1974, trong một lần xuống Vinh xin thuốc cho Bệnh viện Anh Sơn, lúc
qua phà Đơ Lương, chị Ngọc đã vơ tình gặp lại người lính năm nào mà mình đã cứu
sống. Lúc vừa nhận ra nhau, Khăm Xỉ liền chạy đến xác minh bằng câu hỏi: Chị có
phải là chị Ngọc khơng? Thế nhưng, cuộc nói chuyện của họ bị ngắt đoạn bởi phà đã
cập bến. Đến lúc chia tay nhau Khăm Xỉ cũng chưa kịp hỏi thăm chị Ngọc ở đơn vị
nào, quê quán ở đâu. Theo dòng chuyển thương, Khăm Xỉ được về an dưỡng ở Bệnh
viên Quân khu 4 rồi quay về tiếp tục chiến đấu ở Lào. Còn nữ y tá Ngọc sau khi kết
thúc đợt tiếp viện lại quay về làm việc tại Bệnh viện Anh Sơn, sau đó chị chuyển
cơng tác về Viện Điều dưỡng ở Cửa Lò. Đến năm 1996, chị xin nghỉ mất sức, để có
điều kiện chăm sóc gia đình.
Câu chuyện tưởng đã kết thúc ở đó như hàng vạn câu chuyện khác trong những
năm tháng chiến tranh. Người cứu nạn nhân thậm chí chẳng nhớ, nhưng người chịu


ơn thì cứ mãi đi tìm. Sau cơn thập tử nhất sinh ấy, chiến tranh dài đằng đẵng nhiều
năm, chàng trai trẻ 19 tuổi không nghĩ đến một ngày lại tìm được người đã cứu sống
mình.

Bà Ngọc kể lại câu chuyện cảm động.
Cịn sau đây là hành trình đi tìm ân nhân của vị tướng qn đội Lào
Hịa bình lập lại, ông Khăm Xỉ đã sang Việt Nam nhiều lần để đi tìm ân nhân,

nhưng Trạm T20 ở huyện Anh Sơn một thời đã giải tán từ năm 1973, người con gái
tóc dài đã chuyển cơng tác. Năm 1988, ơng nhận được thông tin từ một đồng nghiệp
từng công tác trong bệnh viện cho biết: “Chị Ngọc đã về miền biển rồi”. Cầm bản đồ
các huyện miền biển của Nghệ An trên tay, ông Khăm Xỉ đã đi khắp nơi như Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lị để tìm. Nhiều lần tìm kiếm trong vơ vọng, nhưng
vì nặng nghĩa với ân nhân, những năm sau đó, Khăm Xỉ đã cố tìm hiểu thơng tin về
chị Ngọc nhưng khơng thành. Sau đó, Khăm Xỉ lên đường sang Nga học, rồi lại về
học ở Hà Nội nên khơng có điều kiện đi tìm. Đến năm 2000, khi cơng việc ở Bộ
Quốc phòng Lào đi vào ổn định, Khăm Xỉ mới bắt đầu lại hành trình đi tìm ân nhân
của mình.


Hàng chục lần, Khăm Xỉ bỏ thời gian tự lái ô-tô sang Việt Nam tìm chị Ngọc.
Mỗi lần đặt chân lên mảnh đất xứ Nghệ, Khăm Xỉ thường nghỉ tại nhà khách Bưu
Điện Nghệ An. Năm 2001, sau chuyến đi tìm khơng có kết quả, trở về nhà khách,
Khăm Xỉ rất buồn. Thấy vậy, chị nhân viên nhà nghỉ liền hỏi thăm. Sau khi biết sự
việc, người phụ nữ này đã hướng dẫn ơng đăng tin trên truyền hình. Thời điểm đó,
nhà bà Ngọc chỉ có một chiếc ti-vi đen trắng nhưng lại bị hỏng nên không đọc được
bản tin. “Một lần, người hàng xóm đến nhà tơi thơng báo, có người đăng báo tìm cơ
y tá tên Ngọc, đã từng công tác tại Trạm T20 - Anh Sơn. Họ quả quyết thông tin
trong thông báo giống tôi lắm nên đến báo cho gia đình. Lúc đó, tơi rất ngạc nhiên,
khơng biết người đang tìm mình là ai”, bà Ngọc hồi nhớ. Nghĩ việc cứu người là
chuyện bình thường nên bà Ngọc không muốn lên tiếng. Được chồng con động viên,
ba ngày sau, bà Ngọc bắt xe từ quê xuống thành phố Vinh. Thế nhưng, khi vừa đến
cổng Đài Truyền hình Nghệ An, bà mới biết Khăm Xỉ đã về Lào trước đó vài giờ
đồng hồ. Bà đành để lại địa chỉ liên lạc của mình lại nhưng lịng khơng khỏi phân vân
về “người thân” bí ẩn.
Sau đó một tuần, vào một buổi chiều, một chiếc xe ô tô đỗ trước nhà bà Ngọc.
Đoàn khách lạ đi vào nhà bà, có cả người Việt và người Lào. Bà Ngọc nhớ lại: “Lúc
đó tơi rất ngỡ ngàng. Người chiến sĩ qn đội Pha-thét Lào tôi cứu năm xưa chỉ gầy

36 kg, cịn người đàn ơng đứng trước mặt tơi hơm đó có ngoại hình to gấp 3 lần”.
Trong khi người phụ nữ tóc hoa râm đang ngơ ngác thì vị tướng quân đội Lào đã
chạy vội tới, ôm lấy bờ vai gầy guộc của bà mà lắc: “Chị không nhớ em à? Khăm Xỉ
đây! Khăm Xỉ suýt chết vì sốt rét ác tính được chị cứu sống ở Trạm T20 đây”. Vừa
ngước mắt lên nhìn, ấn tượng giúp bà nhận ra cậu lính trẻ năm xưa là đơi mắt khi bà
đang chữa bệnh. Lúc này bà mới kịp à một tiếng. Cậu lính trẻ xanh rớt như tàu lá,
tưởng đã chết nay trở thành một vị tướng bệ vệ, oai phong. Câu chuyện của mấy
mươi năm trước ùa về. Ngay trong lần gặp đó, tướng Khăm Xỉ đã xin nhận bà Ngọc
là chị kết nghĩa.
Sau đó, ơng Khăm Xỉ đã đưa vợ con ở Lào sang Việt Nam thăm gia đình chị
Ngọc. Trong hành trình 30 năm tìm ân nhân của vị tướng quân đội Lào này là Khăm


Xỉ đã có sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người vợ sau khi biết toàn bộ câu
chuyện của chồng mình. Tháng 4 năm 2011, bà Ngọc đã sang Viên - Chăn (Lào) dự
đám cưới con trai đầu lòng của ông Khăm Xỉ và thực hiện nghi lễ buộc cổ chỉ tay cho
đôi uyên ương.



×