Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Câu hỏi và hướng dẫn ôn tập môn lịch sử triết học - phần Phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.81 KB, 48 trang )

CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ
TRIẾT HỌC – PHẦN PHƯƠNG TÂY
( dành cho thí sinh thi tuyển cao học, NCS chuyên ngành Triết học)
1. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử cơ bản của
chủ nghĩa duy duy vật
Trong quá trình phát sinh và phát triển của mình
chủ nghóa duy vật trải qua các hình thức cơ bản sau:
1. Chủ nghóa duy vật chất phác, ngây thơ (øCNDV tự
phát, xét theo cơ sở, q trình hình thành lẫn trình độ của
nó) tại các nước phương Đông(Ấn Độ, Trung Quốc…) và
Hy Lạp, La Mã cổ đại là hình thức đầu tiên của chủ
nghóa duy vật. Các nhà triết học bước đầu vượt qua thế
giới quan huyền thoại, màthần thoại là hạt nhân của
nó, giải thích nguyên nhân thế giới từ chính các yếu
tố vật chất sẵn có của thế giới (đất, nước, lủa,
không khí…), xem xét sự hình thành của các sự vật một
cách tự thân. Đạt được thành quả đó là nhờ chủ nghĩa duy vật ngay từ khi
mới ra đời đã có mối liên hệ hữu cơ với sự phát triển khoa học, nhất là khoa học tự
nhiên, dù đang còn ở trong tình trạng tản mạn, sơ khai, chưa chuyên biệt hóa.
Tính chất ấu tró (chất phác, ngây thơ) của chủ nghóa duy
vật cổ đại gắn với trình độ nhận thức chung của loài
người thời kỳ này. Phần lớn nhận định của chủ nghóa
duy vật căn cứ vào sự quan sát trực tiếp, sự cảm nhận hay
suy tưởng của các triết gia, mà chưa được luận chứng
bằng chất liệu sống động của tri thức khoa học. Cách đặt vấn
đề về “bản nguyên”, hay viên gạch đầu tiên xây nên tòa lâu đài vũ trụ, xét theo
quan điểm vật lý học hiện đại, cũng chưa thịa đáng. . Bên cạnh đó do
chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hóa của xã hội,
nhiều nhà duy vật chưa chấm dứt hẳn sự ràng buộc
của thế giới quan nguyên thủy (vật hoạt luận, vật linh
thuyết, nhân hình hóa…) và các yếu tố huyền học


(occultism).
Trong lịch sử chủ nghĩa duy vật chất phác tại Hy lạp cổ đại, nguyên tử luận
duy vật, do Lơxíp sáng lập, Đêmơcrít (và sau này, trong thời kỳ Hy Lạp hóa có
thêm Êpiquya đã thực hiện nhân bản hóa ngun tử luận) phát triển, chiếm vị trí
đặc biệt, là điển hình cho tư tưởng duy vật cổ đại. Hơn thế nữa, thông qua nguyên
tử luận duy vật, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ngay
từ buổi ban đầu đã trở nên gay gắt, quyết liệt. Cuộc đấu tranh đó làm nên động lực
của sự phát triển tư duy triết học trong hơn hai ngàn năm qua. Đóng góp của
1


nguyên tử luận vào hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là ở chỗ, thứ nhất, đã
xác lập bức tranh phi nhân hình về thế giới, căn cứ trên suy đoán về nguyên tử như
cái bé nhất, bất khả phân, cơ sở của sự tồn tại và biến đổi trong thế giới, và hư
không, như bể chứa các nguyên tử; thứ hai, giải thích các sự vật, hiện tượng, q
trình diễn ra trong thế giới theo tính tất yếu tự nhiên; thứ ba, vận dụng nguyên tử
luận vào việc phân tích bản chất con người và xã hội, phủ nhận quan điểm về tính
bất tử của linh hồn, ủng hộ nhiệt thành nền dân chủ; thứ tư, kích thích tư duy khoa
học thơng qua cách đặt vấn đề về nguyên tử như giới hạn của thế giới vật chất.
V.I. Lênin trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã
cô đọng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bằng hình
ảnh “đường lối Đêmơcrít” và “đường lối Platơn”.
2. Chủ nghóa duy vật máy móc - siêu hình (có thể gọi
một cách cơ đọng là Chủ nghĩa duy vật siêu hình) ở châu Âu Phục hưng
(cuối thế kỷ XIV – thế kỷ XVI) và cận đại ( thế kỷ XVII - nửa đầu
thế kỷ XIX) là hình thức lịch sử thứ hai của chủ nghóa
duy vật. Nó bắt đầu từ tư tưởng duy vật trong việc xác lập bức tranh
vật lý về thế giới ở các nhà khoa học Phục hưng (Copernic, Bruno, Galilei...) đến
các nhà duy vật thế kỷ XVII tại Anh, Pháp, Hà Lan, Italia,
đặc biệt chủ nghĩa duy vật vô thần Pháp thế kỷ XVIII với La Mettrie, Diderot,

Holbach, Helvétius... và kết thúc ở chủ nghóa duy vật nhân
bản Feuerbach tại Đức, trước khi được thay thế bằng hình
thức tiếp theo.
Về thế giới quan, tập trung chủ yếu ở khía cạnh bản thể luận, tìm hiểu về tồn
tại của giới tự nhiên, thế giới vật chất, chủ nghóa duy vật thời kỳ
này phát triển trong mối liên hệ với khoa học tự nhiên.
Nhờ biết dựa vào các thành tựu khoa học các nhà duy
vật đã xác lập được các bức tranh mới về thế giới,
bước đầu đưa ra những nhận định hợp lý về tự nhiên,
các quy luật của nó, phát triển tinh thần hoài nghi và
phê phán đối với chủ nghóa giáo điều và giả khoa học.
Trong quan niệm về vật chất, chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII có bước
phát triển mới so với thời cổ đại. Thay vì cuộc tranh luận về bản nguyên thế giới,
các nhà duy vật đã tiếp cận thế giới vật chất từ góc độ bản thể luận, lý giải vấn đề
này trên cơ sở khái qt hóa tồn bộ tính vật chất của vũ trụ, tự nhiên, đi đến tư
tưởng về tính thống nhất vật chất của thế giới. Đềcác (Descartes) trong Vật lý học
tuyên bố :”Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây nên thế giới”. Xpinôda (Spinoza) xem
thực thể (substance) như “nguyên nhân tự nó” (causa sui); các nhà duy vật khác nói
về tính tích cực nội tại của vật chất. Đặc biệt các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII
như La Mếtri (La Mettrie), Điđơrô (Diderot), Hônbách (Holbach) … thông qua

2


cách hiểu về tính quy luật tự thân và tính vĩnh viễn, khơng do ai sáng tạo của vật
chất, tìm hiểu các hình thức vận động của vật chất, xem vận động như mọi sự thay
đổi nói chung, đã đến gần với hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật.
Về nhận thức luận, tinh thần hoài nghi và phê phán làm nên giá trị của chủ
nghĩa duy vật trong cuộc đấu tranh chống triết học kinh viện và tư duy phản khoa
học . Bêcơn (F. Bacon) phê phán những “ảo tưởng”, hay những “bóng ma” của

nhận thức, vạch ra thực chất nền quân chủ, tức uy quyền trong sinh hoạt khoa học,
đả phá triết học kinh viện; Hốpxơ (T.Hobbes) loại trừ Thượng đế ra khỏi đối tượng
nghiên cứu, quy mọi đối tượng về “vật thể”, từ vật thể tự nhiên đến vật thể xã hội;
Lốccơ (J.Locke) và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII giương cao ngọn cờ đấu
tranh chống thần quyền, phê phán trật tự xã hội “phi lý”, “phi nhân tính”. Phê phán
cái cũ, các nhà duy vật xác lập phương pháp nhận thức khoa học giúp con người
khẳng định quyền lực của mình trước tự nhiên. Cũng như triết học nói chung, trong
phạm vi chủ nghĩa duy vật hình thành hai khuynh hướng cơ bản, phụ thuộc vào
cách tiếp cận đối với khoa học và trình độ nhận thức của thời đại. Khuynh hướng
kinh nghiệm (trường phái Anh) dựa trên kết quả của khoa học tự nhiên thực
nghiệm, nhấn mạnh vai trò của cảm giác, kinh nghiệm như nguồn gốc tri thức, chú
trọng nấc thang “trực quan cảm tính” của nhận thức, chủ trương phương pháp quy
nạp; khuynh hướng duy lý dựa trên kết quả của khoa học tự nhiên lý thuyết và toán
học, nhấn mạnh vai trị của “trí tuệ tự thân”, hay “trực giác trí tuệ”, chú trọng nấc
thang “tư duy trừu tượng” của nhận thức, chủ trương phương pháp diễn dịch – toán
học.
Về vấn đề nhân sinh,, xã hội, phần lớn các nhà duy vật là những nhà nhân
văn, khai sáng tiêu biểu của thời đại. Bêcơn đề cao sức mạnh của khoa học, gợi mở
về một xã hội lý tưởng tôn vinh quyền lực của tri thức (tuyên bố “tri thức là quyền
lực”), Hơpxơ nhấn mạnh tính chất pháp quyền của nhà nước dưới vỏ bọc của hình
ảnh Leviathan – Đấng chúa tể hùng mạnh, Lôccơ nêu lên nguyên tắc phân quyền,
đặt nền móng cho chủ nghĩa tự do và quan điểm khoan dung tôn giáo, các nhà duy
vật Pháp thế kỷ XVIII giương cao ngọn cờ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, làm sâu
sắc thêm tư tưởng phân quyền, cụ thể hóa nguyên tắc thống nhất quyền con người
và quyền công dân. Các nhà duy vật bằng các tác phẩm của mình đã tham gia
vào quá trình thiết lập mơ hình “nhà nước hợp lý tính”, đề cao
hình ảnh” con người lý trí” và các giá trị nhân văn chủ
đạo.
Bên cạnh đó điều kiện lịch sử thế kỷ XVII – XVIII tác động đến sự
phổ biến tính chất máy móc, siêu hình, quan niệm duy tâm về lịch sử ở nhiều nhà

duy vật.
Về thế giới quan, sự thống trị của cơ học đã ảnh hưởng
đến cách thức tư duy của đa phần các nhà duy vật.
Dưới tác động của cơ học và xu thế tốn học hóa tư duy , caùc
3


nhà triết học ( nhất là các nhà triết học thế kỷ XVII )
quy các quá trình của tự nhiên vào dạng vận động cổ
điển là vận động cơ học (vận động hiểu như sự chuyển dịch, sự thay
thế vị trí các vật thể trong khơng gian), xem con người và các thiết
chế xã hội như hệ thống máy móc phức tạp (công
thứùc: “con người - cỗ máy”), đồng nhất vật chất với vật thể (Hốpxơ,
Đềcáctơ…), với nguyên tử, hay với các chất giả định mang các loại trường, Tính
chất máy móc tất yếu gắn với tính chất siêu hình,
nghĩa là trong khi nỗ lực đào sâu từng mặt, từng thuộc
tính của sự vật , khám phá bản chất sâu kín của vạn
vật (siêu hình), các nhà triết học duy vật xem xét chúng
trong trạng thái tách biệt, ngưng đọng, chưa vạch ra một cách
thấu đáo mối liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau
giữa chúng, cũng như không đưa ra lời giải đáp hợp lý
về nguồn gốc và động lực của vận động và phát
triển. Ở góc độ nhận thức luận sự phân cực giữa khuynh hướng kinh nghiệm và
khuynh hướng duy lý cho thấy tính cực đoan, phiến diện của triết học thời kỳ này
nói chung, chủ nghĩa duy vật nói riêng (một khuynh hướng bám sát vào khoa học
thực nghiệm, đề cao thái quá kinh nghiệm, cảm giác, trực quan sinh động, phương
pháp quy nạp, khuynh hướng khác lại thiên về khoa học tự nhiên lý thuyết và tốn
học, tuyệt đối hóa “trí tuệ tự thân”, tư duy trừu tượng, phương pháp diễn dịch),
không thấy rằng trong nghiên cứu khoa học cần có cách tiếp cận tồn diện, thống
nhất các phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất, đáng tin cậy.

Trong quan điểm xã hội tính chất duy tâm thể hiện ở việc xác định động lực
cơ bản của lịch sử (xem xét động lực của tiến bộ xã hội qua lăng kính của giáo dục,
hoặc sự thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần), cách hiểu về thực tiển, về vai
trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật máy móc – siêu hình (hay đơn giản là CNDV siêu hình)
là hình thức lịch sử thứ hai trong chủ nghĩa duy vật.
3. Chủ nghóa duy vật biện chứng, ra đời vào
những năm 40 của thế kỷ XIX, đã khắc phục tính chất
phiến diện của chủ nghóa duy vật lẫn phép biện chứng thời
trước, tạo nên sự thống nhất hữu cơ chủ nghóa duy vật
và phép biện chứng, sự thống nhất về thế giới quan và
phương pháp luận.
Chủ nghóa duy vật biện chứng gắn liền trước hết
với tên tuổi của C. Mác và Ph. Ăngghen, là hình thức hiêïn
đại của chủ nghóa duy vật, đánh dấu bước chuyển từ
tư duy” cổ điển” truyền thống, bắt đầu từ thời cổ ñaïi

4


sang phương pháp tiếp cận mới đối với các vấn đề tự
nhiên, xã hội và con người. Sự ra đời của chủ nghóa
duy vật biện chứng đánh dấu bước ngoặt có tính cách
mạng trong lịch sử tư tưởng triết học, làm tăng thêm vị trí và
vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
Thứ nhất, CNDVBC khắc phục sự đối lập giữa hệ thống và phương pháp
trong chủ nghĩa duy vật (điển hình là Phoiơbắc) và phép biện chứng trong lịch sử
(điển hình là Hêghen).
Thứ hai, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được thể hiện
một cách sinh động và sáng tạo trong việc phân tích tiến trình lịch sử - xã hội, hình

thành quan niệm duy vật về lịch sử (chủ nghĩa duy vật lịch sử), khắc phục hạn chế
của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII và Phoiơbắc (Feuerbach) [nhắc lại
nhận định của Mác và Ăngghen về Poiơbắc trong Hệ tư tưởng Đức], qua đó khẳng
định CNDV do Mác và Ăngghen sáng lập là CNDV triệt để trong quan niệm về tự
nhiên, xã hội và tư duy.
[ Kiến thức mở rộng: Trong tác phẩm Mác người vượt trước thời đại Đ.
Benxai đơ cho rằng công lao lịch sử của Mác là đã đem đến cách viết mới về lịch
sử. Cách viết mới ấy xem phương thức sản xuất là nền tảng xã hội, qua đó rút ra
quy luật xã hội phổ biến. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX; từ nội dung chính này Mác phân tích biện chứng CSHT – KTTT,
khái quát toàn bộ nội dung ấy trong học thuyết về HTKT-XH… Cách viết mới ấy
về lịch sử đã khắc phục 3 hạn chế của các nhà nghiên cứu lịch sử trước đó :1. thi vị
hố lịch sử (quan niệm DT về LS); 2. xem lịch sử như những lát cắt tách rời nhau
(quan niệm SH và chủ nghĩa HV); 3. xem lịch sử thời sau chỉ đơn giản là sự tiếp
nối các thời đại trước một cách máy móc, xơ cứng (CN máy móc)].
Thứ ba, từ hai điểm vừa nêu có thể thấy rằng nguyên tắc xuyên suốt trong
triết học DVBC là thống nhất lý luận và thực tiễn, giải quyết vấn đề cơ bản của
triết học từ quan điểm thực tiễn.
Thứ tư, CNDVBC, với sự thống nhất tính cách mạng và tính khoa học của
nó, là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản, hướng đến cải tạo thế giới. [thí sinh có thể
mở rộng thêm nội dung]
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa
học, công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn
xã hội, các luận điểm nền tảng của chủ nghóa duy
vật biện chứng luôn thường xuyên được bổ sung, điều
chỉnh, và điêù này hoàn toàn phù hợp với chính bản
chất của nó.
[Phần dưới đây là kiến thức mở rộng, khơng sử dụng trong chương trình
ơn tập].


5


+ Trong phạm vi chủ nghóa duy vật, cùng với việc
làm sáng tỏ về mặt lịch sử các hình thức cơ bản của
nó, người ta còn phân biệt:
- Chủ nghóa duy vật triệt để và chủ nghóa duy vật
không triệt để. Sự so sánh này căn cứ vào tính chế
định lịch sử – xã hội đối với từng học thuyết và đại
diện của nó, do đó khó tránh khỏi một số yếu tố
chủ quan trong đánh giá. Tuy nhiên căn cứ vào quy luật
phát triển cái mới luôn thực hiện sự lọc bỏ biện chứng
đối với cái đã qua. Xét theo nghóa này chủ nghóa duy
vật biện chứng là chủ nghóa duy vật triệt để, bởi các
nguyên lý của nó được phổ biến vào cả tự nhiên lẫn
xã hội và tư duy con người. Ngược lại chủ nghóa duy vật
Feuerbach không triệt để, vì không dựa vào quan điểm
duy vật trong việc phân tích các vấn đề lịch sử, xã hội.
Một trong những ví dụ điển hình : Feuerbach xem xét tiến
bộ xã hội qua lăng kính của sự thay thế Kytô giáo
bằng “tôn giáo không có Chúa”, tức Tôn giáo của Tình
yêu, nơi mà tất cả mọi người, không phân biệt địa vị
xã hội, lập trường chính trị, giới tính …đối xử với nhau
như những vị chúa nhân từ và hào hiệp, tức qua lăng
kính của những biến đổi tinh thần, đạo đức, chứ không
phải qua hoạt động nền tảng của con người. Trước đó
chủ nghóa duy vật thế kỷ XVII – XVIII còn chịu ảnh
hưởng nhất định của thần luận, phiếm thần – đó cũng
là biểu hiện của chủ nghóa duy vật không triệt để.
Chủ nghóa duy vật khoa học và chủ nghóa duy

vật tầm thường.
Chủ nghóa duy vật khoa học (trong thời đại ngày nay
là chủ nghóa duy vật biện chứng) trong khi khẳng định
về nguyên tắc tính có trước và tính quyết định của
vật chất trong quan hệ với ý thức đã xét mối quan hệ
đó một cách cụ thể, đồng thời thừa nhận tính độc lập
tương đối của ý thức, sự tác động trở lại của nó đối
với thế giới vật chất, cũng như các lónh vực hoạt động
vật chất của con người.
Ngược lại chủ nghóa duy vật tầm thường quy toàn
bộ cái tinh thần, ý thức về cái vật chất, thậm chí
đồng nhất ý thức với một dạng vật chất nhất định.
6


Manh nha từ thời cổ đại, chủ nghóa duy vật tầm thường
thể hiện qua các đại diện tiêu biểu của mình vào thế
kỷ XIX như L.Buchner (1824-1899), J. Moleschott (1822-1893), K.
Vogt (1817-1895)… Chủ nghóa duy vật kinh tế* cũng có
khá nhiều điểm tương đồng với chủ nghóa duy vật tầm
thường.
+ Chủ nghĩa duy tâm đối lập với chủ nghĩa duy vật ở khía cạnh thế giới
quan, nhưng cũng là sản phẩm tất yếu của lịch sử, gắn liền với những vấn đề bản
thể luận, nhận thức luận và giá trị - văn hóa. Chủ nghĩa duy tâm trong nhiều trường
hợp thể hiện sự ngạc nhiên thú vị trước cái “siêu phàm”, cái “thần tính” của con
người, để phân biệt với cái “không thuộc về thần linh”, không “siêu phàm”, tức thế
giới khơng-phải-con-người. Vì thế mà nhân đọc Socrates, Plato, Hegel, V.I.Lênin
nhấn mạnh:”Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ nghĩa duy vật thơng minh
hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn” (V.I.Lênin tồn tập, t.29, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006, tr. 293).

2. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử của phép biện
chứng

Phép biện chứng trải qua các hình thức và các giai
đoạn phát triển, từ cổ đại đế hiệïn đại.
a) Phép biện chứng tự phát (về tính chất có thể gọi là chất phác,
ngây thơ) trong triết học cổ đại, thể hiện trình độ nhận thức chung
của thời đó. Tại phương Đông cổ đại tư tưởng biện
chứng về thế giới hình thành tự phát trong thuyết Âm
Dương, triết học Lão – Trang (Trung Quốc), một số triết
học tôn giáo (Ấn Độ) . Thuật ngữ “phép biện chứùng”*
được nêu ra lần đầu tiên trong triết học Hy Lạp cổ đại.
Tại đây trong một số học thuyết, từ Hêraclít (Heraklitos)
đến Platơn (Platon) và Arixtốt (Aristoteles, Aristotle), đã có
những biểu hiện khác nhau của phép biện chứng. Nhà
duy vật Hêraclít nhấn mạnh tính vận động và biến đổi
thường xuyên, sự chuyển hóa của các mặt đối lập
trong thế giới sự vật. Một số nội dung trong tư tưởng biện chứng về thế
giới của Hêraclít: 1) tính biến đổi phổ biến của thế giới (quá trình sinh thành, phát
triển, diệt vong của vạn vật, dòng thời gian, hình ảnh dịng sơng – đó là những ví
dụ sinh động mà thí sinh cần sử dụng); 2) q trình chuyển hoá, mối liên hệ phổ
biến, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (trong đó Hêraclít nhấn
mạnh :chiến tranh là “cha của tất cả, ơng hồng của tất cả, hiện thân của tất cả”); 3)

7


tính quy luật, tính tất yếu, trật tự, chuẩn mực của tồn bộ thế giới các sự vật, nói
khác đi, là LOGOS của vạn vật. Khái niệm logos bao chứa toàn bộ những nội dung
của tư tưởng biện chứng về thế giới, mà Hêraclit là người xây dựng một cách sinh

động đầu tiên.
[Kiến thức mở rộng, dùng để làm luận văn hay tiểu luận: so sánh Hêraclít
với Phật qua “dịng sơng” – “vơ thường”, q trình sinh thành, phát triển, diệt vong
– sinh trụ dị diệt, Hêraclít với Lão tử qua Logos và Đạo].
Tư tưởng biện chứng hình thành một cách tự phát ở Hêraclít ù là biện
chứng của các sự vật, hay biện chứng khách quan. Biện
chứng dưới hình thức phủ định (xem thêm trong Lịch sử phép biện chứng, t.1,
sách dịch từ tiếng Nga) mà phái Êlê (Elea) chủ trương nhẳm chống Hêraclít cũng
có thể được xem là sự phê phán biện chứng vì sự phát triển của tư duy biện chứng.
Thông qua các luận chứng “bác bỏ vận động”, thay nguyên tắc “vạn vật biến dịch”
bằng nguyên tắc “vạn vật bất biến”, thay “vạn vật đa tạp” bằng “vạn vật đồng
nhất”, các đại diện tiêu biểu của trường phái Êlê như Pácmênhít (Parmenides),
Dênơng (Zeno, Zenon) khơng chỉ khẳng định nguyên tắc đồng nhất tư duy – tồn
tại, mà còn gợi mở quan điểm về biện chứng của quá trình nhận thức: 1) nhận thức
là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn (nghịch lý), do đó khơng thể chấp nhận
lối giải thích đơn giản, một chiều về sự vật (nhìn sự vật ở góc độ bản chất tự thân
mà khơng xem xét nó ở khía cạnh “tồn tại”, ở trạng thái tương đối cân bằng, ổn
định, tức ở trạng thái đứng im); 2) địi hỏi hình thành phương pháp nghiên cứu
nghiêm túc, khoa học về mối quan hệ giữa vận động và đứng im, tồn tại và hư vô,
liên tục và gián đoạn, hữu hạn và vô hạn…Nói cách khác, các luận chứng của phái
Êlê, theo Arixtốt, đã kích thích tư duy của nhiều nhà khoa học qua các thời đại.
Các nhà duy tâm Sokrates và Platon xem phép biện
chứng như nghệ thuật đối thoại (dẫn dắt người đối
thoại đến với chân lý bằng tư duy lôgíc, khả năng biện
luận thuyết phục, có cơ sở, chứng cứ). Đó là biện
chứng của các khái niệm, hay biện chứng chủ quan.
Chính Platơn và Arixtốt đã xây dựng lý luận nhận thức mà ở đó chứa đựng nhiều
yếu tố biện chứng, được kế thừa và phát triển có chọn lọc ở các thời đại sau.
b) Phép biện chứng duy tâm thế kỷ XVIII – nửa đầu
thế kỷ XIX phát triển tại Đức, bắt đầu từ Kant (biện chứng

của q trình nhận thức, tính mâu thuẫn tất yếu, hay nghịch lý của tư duy lý luận,
“lý tính thuần túy” v.v..), Fichte (Biện chứng cái Tôi và cái không-Tôi, ý thức và
vật chất, tinh thần và tự nhiên), đạt đến sự hoàn thiện ở Hegel.
Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức góp phần hình
thành phong cách tư duy mới trong văn hóa tinh thần châu
u vào thời đó. Cơng lao lịch sử to lớn trong sự phát triển phép biện
chứng thuộc về Hêghen. 1) Hêghen phát triển phép biện chứng từ trình độ tự phát
8


thành một khoa học về phương pháp nhận thức, từ tản mạn thành hệ thống, từ
“nghệ thuật đối thoại” mang nặng tính chủ quan thành khoa học về mối liên hệ và
sự phát triển, đem đến cách hiểu mới về phép biện chứng, được Mác và Ăngghen
kế thừa, cải tạo và làm sinh động thêm bằng biện chứng của tiến trình lịch sử và
đấu tranh cách mạng; 2) trong Khoa học lơgíc, hay Lơgíc học – bộ phận cấu thành
cùa hệ thống, Hêghen đã trình bày nội dung cơ bản của phép biện chứng với các
nguyên lý, các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản cùa nó; 3) theo V.I.Lênin, lần
đầu tiên, từ sự phân tích nội dung của phép biện chứng, Hêghen đã đi đến quan
điểm về sự thống nhất phép biện chứng – lý luận nhận thức và lơgíc học; 4) nhờ có
phép biện chứng như phương pháp luận triết học mà Hêghen đã tìm hiểu và phân
tích sâu sắc các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và nhận thức, từ tôn giáo, nghệ
thuật đến kinh tế, chính trị, và thể hiện mình như bộ óc bách khoa của thời đại; 5)
phép biện chứng Hêghen phản ánh mặt tích cực, tiến bộ của giai cấp tư sản Đức ở
đêm trước của những chuyển biến cách mạng.
Tuy nhiên phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là phép
biện chứng Hêghen, do chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử nước Đức nửa sau
thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX nên tỏ ra hạn chế, thể hiện ở : - phép biện chứng
duy tâm, hay nói như Mác, phép biện chứng “bị đặt lộn ngược đầu xuống đất”; phép biện chứng khơng triệt để và đầy mâu thuẫn, trong đó có mâu thuẫn giữa
phương pháp và hệ thống, giữa tính cách mạng và tính bảo thủ, sự dung hịa giữa
khát vọng chiến thắng của lý trí với cái phi lý đang thống trị trong thực tiễn là nhà

nước quân chủ (phân tích thêm tồn bộ ý này).
C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp thu có chọn lọc giá trị
của phép biện chứng duy tâm, nhất là phép biện
chứng Hegel, cũng như những thành quả của chủ nghóa
duy vật thế kỷ XVII –XVIII, đặc biệt là tư tưởng duy vật
của Feuerbach (nửa đầu thế kỷ XIX), đồng thời khắc phục
những mặt phiến diện của cả phép biện chứng và
chủ nghóa duy vật thời trước, sáng tạo ra phép biện
chứng duy vật như hình thức hiện đại của phép biện
chứng. Quá trình này bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ
XIX.
c) Phép biện chứng duy vật, ra đời cùng với bước ngoặt cách mạng trong
lịch sử triết học, do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện vào những năm 40 của thế
kỷ XIX. Phép biện chứng duy vật đã khắc phục sự đối lập giữa phương pháp và hệ
thống trong phép biện chứng duy tâm. C. Mác và Ph. Ăngghen không chỉ tiếp thu
“hạt nhân hợp lý” trong triết học của các bậc tiền bối, nhất là phép biện chứng
Hêghen, mà còn cải tạo phép biện chứng đó, thống nhất với thế giới quan duy vật,
đồng thời vận dụng vào quá trình thực tiễn xã hội, đưa vào nội dung của phép biện
chứng những yếu tố mới, mang tính khoa học và cách mạng. Phep biện chứng duy
9


vật là sự thay thế tất yếu và xứng đáng phép biện chứng duy tâm, là sự đáp ứng
những đòi hỏi của thời đại mới.
Trong nội dung của phép biện chứng duy vật ngoài các nguyên lý, các quy
luật và các cặp phạm trù cơ bản, cịn hình thành nhiều yếu tố mới, ngày càng mở
rộng cùng với sự phát triển của khoa học, của nhận thức và biến đổi của thực tiễn
xã hội, những vấn đề mà hình thức trước đó của phép biện chứng chưa đặt ra.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận của tri thức khoa học và hoạt
động thực tiễn. Trong mối liên hệ (liên minh) giữa triết học và các khoa học

chuyên biệt, phép biện chứng có vai trị định hướng về phương pháp luận (và cả
thế giới quan) đối với các nhà khoa học, đồng thời từ phương pháp luận ấy các nhà
khoa học tiếp cận với cấp độ trừu tượng hóa triết học, vời phương pháp triết học
(đọc thêm chuyên đề Phép biện chứng duy vật trong Giáo trình dành cho hv SĐH
không chuyên ngành triết học).
Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận của đấu tranh cách mạng của
cải tạo thực tiễn. Thí sinh cần tập trung làm rõ q trình hiện thực hóa nội dung
của phép biện chứng duy vật vào điều kiện thực tiễn của thế giới, Việt Nam, đường
lối đổi mới của chúng ta là sự thể hiện sinh động, sáng tạo “biện chứng của cách
mạng”(theo cach diễn đạt của Lênin Đọc thêm tài liệu vừa nêu.
1.
Phân tích các đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây cổ đại (gợi ý
: tính sơ khai, tính bao trùm về mặt lý luận, tính đa dạng, mn vẽ về chủ đề và thế
giới quan, tình biện chứng tự phát bẩm sinh, tính nhân văn).
Gợi ý phân tích:
Trình bày khái quát sự ra đời và quá trình phát triển, khủng hoảng, suy vong của
triết học Hy Lạp cổ đại. Sự ra đời của triết học Hy Lạp trước hết xuất phát từ nhu
cầu kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, khi quan
hệ công xã thị tộc nguyên thủy tan rã, nhà nước ra đời. Sự ra đời của nhà nước Hy
Lạp dưới hình thức polis (thị quốc, hay thành bang) thể hiện trình độ phát triển mới
về chất trong phương thức tổ chức đời sống xã hội. Trong điều kiện đó, cùng với
bản chất giai cấp của nhà nước, việc thay thế lối tư duy hình tương – biểu tượng
bằng tư duy hệ thống, tư duy mang tính khái niệm để giải đáp những vấn đề chung
nhất về thế giới, đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người trở nên cần thiết. Triết
học Hy Lạp kế thừa tinh hoa Hy Lạp, tinh thần phóng khống, tự do, óc khám phá
của họ, được thể hiện trong thần thoại Hy Lạp. Tinh thần này có cơ sở phát triển
theo hướng duy lý hóa khi người Hy Lạp bước vào giai đoạn phát triển mới. Sự
phát triển của tư duy huyền thoại lên đĩnh cao (ở thời đại Homer, Hesiodes) đồng
thời báo trước sự thay thế nó bằng tư duy triết học, do hình thức cũ khơng cịn phù
hợp nữa. Nền văn minh phương Đông, vốn đi trước Hy Lạp, những giá trị khoa

học, và cả yếu tố huyến học của phương Đông cũng là tác nhân đáng kể của quá
trình hình rhành triết học Hy Lạp.

10


Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, tư tưởng triết học
phương Tây cổ đại, mà Hy Lạp và La Mã là đại diện duy nhất, đã để lại
những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của
lịch sử tư tưởng nhân loại, tạo nên một trong những thời
đại sôi động và bi kịch nhất, thể hiện khát vọng của
con người vươn lên làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội
và chính bản thân mình.
Có thể thâu tóm ba chủ đề chính của triết học phương Tây
cổ đại, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên
đến khi trường phái cuối cùng bị đóng cửa vào đầu
thế kỷ VI. Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi “thế
giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của
thế giới là gì?” cho thấy nỗ lực của các triết gia mong
muốn vượt qua ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại,
đem đến lời giải đáp hợp lý về thế giới xung quanh và
về tác động của nó đến đời sống con người. Chủ đề
tiếp theo là nhận thức. Bắt đầu từ Ta lét (Thales) và
Pitago (Pythagoras) con người không chỉ được xem như một
thành viên của vũ trụ, mà còn luôn chứng tỏ vị thế
của mình trước vũ trụ ấy. Bản thân thuật ngữ
“philosophia” cũng nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm
và khám phá chân lý. Triết học – đó là con đường
hướng tới chân lý. Các nhà triết học ngay từ cổ đại
đã tập trung tranh luận về khả năng và giới hạn của

nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận
thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý.
Bên cạnh việc đề cao lý trí , óc khám phá sáng tạo
của con người, vẫn còn một số triết gia đứng trước
những diễn biến phức tạp, phi tất định của của đời
sống xã hội, đã chủ trương “treo lửng phán quyết”, rơi
vào chủ nghóa hoài nghi. Chủ đề thứ ba là con người,
xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong
phú và phức tạp của nó. Từ Xôcrát (Socrates) trở đi
con người trở thành một trong những điểm nóng của
các cuộc tranh luận triết học. Con người vừa là chủ
thể, vừa là đối tượng nghiên cứu. Chủ đề con người
và thiết chế xã hội dành cho con người, cùng với các
chủ đề liên quan đền hoạt động sáng tạo và ñònh

11


hướng giá trị của con người, được phân tích trong các
công trình thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền.
Triết học phương Tây cổ đại không chỉ phản ánh hiện thực
của xã hội chiếm hữu nô lệ, mà còn xây dựng hàng
loạt hệ chuẩn tư duy cho các thời đại sau, tạo nên truyền
thống cổ điển trong văn hoá tinh thần phương Tây. Bằng
chứng rõ ràng nhất của truyền thống này là quá trình
phục hưng văn hoá cổ đại vào cuối thế kỷ XIV – thế kỷ
XVI và sự phát triển, phổ biến văn hoá cổ điển vào
thời cận đại, đạt đến đỉnh cao tại Đức.
Đặc điểm trước tiên của triết học Hy Lạp ở những
thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó, thể

hiện ở mối liên hệ của nó với thần thoại và tôn giáo
nguyên thủy, đan xen với những mầm mống của tri thức
khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã
hội. Sự ra đời của triết học không có nghóa kỷ nguyên
thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất
định, xét theo cội nguồn, triết học ra đời như nỗ lực tái
thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí. Với thời
gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri
thức khoa học, những câu chuyện thần thoại dần dần
được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh quan,
một triết lý sống. Những khái niệm có nguồn gốc
thần thọai đều được cải biến, duy lý hóa để àm sáng
tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, những tư tưởng cần
đến giá đỡ của thần thoại nhằm đáp ứng thói quen ý
thức của con người. Nietzsche cho rằng những nhà tư
tưởng Hy Lạp đầu tiên là những con người hồn nhiên
và dũng cảm nhất, chấp nhận “cô đơn trong rạng rỡ
hào quang”, sẵn sàng thách đố thói quen ý thức để
dấn bước vào con đường khám phá sáng tạo. Những
cuộc tranh luận tư tưởng dẫu không đạt được kết quả cụ
thể, song điều quan trọng là đã mimh chứng khả năng
vô tận của con người (xem Nietzsche : Triết lý Hy Lạp
thời bi kịch, Bản dịch của Trần Xuân Kiêm, Tân An, Sài
Gòn, 1975, tr. 19, 65, 70…). Tinh thần Hy Lạp đã đặt nền
móng cho phong cách tư duy phương Tây trong hàng ngàn
năm qua.

12



Đặc điểm thứ hai thể hiện ở tính chất bao trùm về
mặt lý luận của triết học đối với tất cả lónh vực của
nhận thức. Vì ra đời trong bối cảnh trình độ nhận thức
của con người còn tương đối thấp, tri thức về mọi mặt
chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai trò là
dạng nhận thức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý
giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể
mà vào thời kỳ này còn đang nằm trong tình trạng tản
mạn, sơ khai, mang nặng tính chất trực quan, thực nghiệm.
Triết học được xem như “khoa học của các khoa học”, còn
các triết gia thì được tôn vinh thành nhữn nhà thông
thái, đại diện cho trí tuệ xã hội. Trong mô hình lý tưởng
của tổ chức đời sống xã hội các triết gia được đặt ở
vị trí cao nhất. Các tư tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mỹ,
khoa học… đều quy về tư tưởng triết học, được hiểu như
một phần của triết học. Quan niệm này tồn tại khá lâu
trong lịch sử. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các
nhà triết học nhận thức lý luận là cái vượt lên trên
hoạt động thực tiễn, biến thành “nhận thức tự thân”,
“nhận thức để nhận thức”. Triết lý trở thành đặc
quyền của một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự
thân” đối lập với thực tiễn, với ý thức đời thường.
Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa
các trường phái làm nên đặc điểm thứ ba của triết học
phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ; việc hình thành
“đường lối Đêmôcrít” và “đường lối Platôn” của triết
học chi phối cách đánh giá các hình thức tư tưởng khác.
Chẳng hạn cuộc tranh luận giữa “đường lối Đêmôcrít”
và “đường lối Platôn” từ khía cạnh bản thể luận, tức tranh luận về bản
nguyên thế giới, về cơ sở của tồn tại (vật chất hay ý thức, thiên nhiên hay tinh thần,

thế giới các sự vật hay thế giới “ý niệm” ?), nhận thức luận (vấn đề khả năng nhận
thức thế giới, vấn đề nguồn gốc, bản chất của quá trình nhận thức, vai trị của nhận
thức lý tính) lan sang caû quan đđiểm về con người (vấn đề thống nhất thể
xác - linh hồn) và tư tưởng đạo đức, chính trị- xã hội, thể hiện sự quan
tâm đến con người và thái độ của họ đối với nền dân chủ
chủ nô. Tính chất mn vẻ, đa dạng của triết học phương Tây cổ đại
chịu sự chi phối của điều kiện địa lý đặc biệt tại các thị
quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa,
quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách
13


phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn
ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã…Sự đối lập giữa
“đường lối Đêmơcrít” và “đường lối Platơn” thể hiện ở khía cạnh thế giới quanbản thể luận, nhận thức luận, quan điểm con người, chính trị - xã hội. Trong
bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã
chứa đựng hầu như tất cả những hình thái và phương
thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải
biến và phát triển sau này. Chẳng hạn cuộc tranh luận
giữa chủ nghóa hiện thực (Arixtốt) và chủ nghóa lý
tưởng (Platôn), quan điểm “khế ước” và “pháp quyền tự
nhiên”, các hình thức nhà nước v.v..trong tư tưởng chính
trị, hay vấn đề cái thiện, lương tâm, tự do ý chí, trách
nhiệm, cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao thượng… trong đạo
đức và thẩm mỹ đã là chuẩn mực cho những tìm tòi,
khám phá và vận dụng vào đời sống xã hội ở các
thời đại kế tiếp.
Đặc điểm thứ tư là tính biện chứng tự phát, bẩm sinh trong
việc giải thích tự nhiên. Đặc điểm này được Ph. Ăngghen nêu ra trong
“Chống Đuyrinh” (1876 – 1878). Ph. Ăngghen viết : “Những nhà triết học Hy Lạp

cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm, sinh” (C. Mác và Ph. Ăngghen:
tồn tập, t.20; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 34). Tư tưởng biện chứng
về thế giới, giới tự nhiên được khai mở bởi Hêraclít (Heraklitos), mặc dù trước
đó trong những yếu tố tiền triết học và trong trường phái Milê (Milet) đã xuất hiện
những phác thảo sơ khởi về thế giới như một quá trình. Hêraclít khơng chỉ xem xét
thế giới như một q trình (hình ảnh dịng sơng, ở đó “mọi thứ đều chảy”), mà cịn
đưa ra tư tưởng về tính quy luật của thế giới đó. Logos là một trong những khái
niệm trung tâm của triết học Hêraclít, hàm chứa yếu tố duy vật và biện chứng ở
trình độ tự phát. Các nghĩa của logos: thần ngơn; lời nói, hay học thuyết; lý trí;
tính quy luật; tính tất yếu; trật tự, chuẩn mực; lửa. Vũ trụ này là một ngọn lửa
vĩnh cửu, mọi thứ từ lửa và kết thúc bằng sự phán quyết của lửa, nhờ đó mà diễn ra
q trình sinh - diệt thay thế nhau liên tục. Đánh giá tư tưởng biện chứng vê thế
giới trong triết học Hy Lạp cổ đại, Ph. Ăngghen nhấn mạnh : “Cái thế giới quan
ban đầu ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại, và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ
ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại khơng tồn tại, vì mõi vật đang trôi đi, mọi
vật đềukhông ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”
(C. Mác và Ph. Ăngghen: tồn tập, t.20; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.
35).

14


Biện chứng của quá trình nhận thức thể hiện rõ nét trong các luận chứng của
trường phái Êlê (Elea) về tính mâu thuẫn, hay nghịch lý của nhận thức, về sự cần
thiết giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vận động và đứng im, hữu hạn và vô
hạn, liên tục và giàn đoạn, tồn tại và hư vô. Xôcrát (Socrates), Platôn (Plato),
Arixtốt (Aristoteles, Arstotle) đã xác lập một số nội dung sơ khởi về biện chứng
chủ quan, hay tư duy biện chứng, mặc dù bản thân Xôcrát và Platôn đưa ra thuật
ngữ “biện chứng” (Dialektikè) như “nghệ thuật đối thoại”. làm cơ sở cho việc hình

thành lý luận nhận thức biện chứng sau này. Mối quan hệ giữa biện chứng khách
quan và biện chứng chủ quan được Ph. Ăngghen nêu ra trong “Biện chứng của tự
nhiên”. Ông viết : “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong tồn bộ giới tự
nhiên, cịn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh
sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối
lập, … thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa…” (C.
Mác và Ph. Ăngghen: tồn tập, t.20; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.
694).
Cuối cùng, tính nhân văn có thể được xem là một trong những đặc điểm
của nhiều nền triêt học, song trình độ và hình thức thể hiện của nó khác nhau. Chủ
nghĩa nhân văn (thuật ngữ humanism ra đời vào đầu thế kỷ XIX) xem con người là
điểm xuất phát, và giải phóng con người là mục đích cuối cùng. “Con người –
thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Prôtago
(Protagoras) chứng tỏ rằng dù không ngừng hướng ra vũ
trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp
vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề
nhân sinh, xã hội. Từ Xơcrát trở đi con người vừa là chủ thể, vừa là đối
tượng. Tìm hiểu thế giới của con người, kết hợp “hướng ngoại” và “hướng nội”
quy định vị trí và số phận của các triết thuyết. Sự quan tâm đến con
người, tìm kiếm những chuẩn mực sống lý tưởng cho con
người,là nét chung trong tư tưởng của Xôcrát, Platôn, Arixtốt và nhiều triết
gia khác từ thời kỳ sơ khai đến thời kỳ Hy Lạp hóa, khủng hoảng và suy tàn. Thực
tiễn “có vấn đề” cũng là điều kiện cho sự tìm kiếm lời đáp để khắc phục nó, nghĩa
là hình thành các phương án vượt qua cái hiện tồn. Cho nên trong các học thuyết
chính trị, xã hội đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng, khắc họa
con người và các thiết chế xã hội từ các góc độ khác nhau. Những tư tưởng
chính trị, đạo đức, pháp quyền, thẩm mỹ do người Hy Lạp La Mã xác lập trở thành nền tảng và điểm xuất phát
của tư tưởng phương Tây.
2.
Trình bày khái quát và đánh giá nội dung cơ bản của triết học Trung

cổ Tây Âu qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu
Một số gợi ý:
15


Nền móng của chề độ phong kiến tại Tây Âu được xác lập sau thời kỳ sụp
đổ của Tây bộ đế quốc La Mã (476), song hình thức tri thức Trung cổ ra đời sớm
hơn, gắn liền với sự ra đời của Kytô giáo (Christianity) vào đầu Công nguyên.
Sự ra đời của Kytơ giáo là một hiện tượng có tính cách mạng trong đời sống
tinh thần của xã hội. Tuy nhiên từ năm 392, khi Kytô giáo trở thành quốc giáo, tinh
thần khoan dung đã bị biến dạng.
Trong quá trình hình thành chế độ phong kiến, mà sự ra đời của Kytơ giáo
trong lịng chế độ chiếm hữu nơ lệ là tín hiệu tinh thần, hay tiền đề tinh thần của
nó, đã xuất hiện những tư tưởng mang tính chuyển tiếp, chẳng hạn chủ nghĩa khắc
kỷ La Mã, hay chủ nghĩa Platơn mới. Bên cạnh đó sự truyền bá Kytơ giáo cần đến
những tín đồ có học thức, những nhà trí thức thực sự, đảm nhận chức năng khơi
nguồn cảm hứng về hình thức tơn giáo mới giữa thế giới đa thần.
Hai thời kỳ lớn trong triết học trung cổ : thời kỳ hình thành (cũng có thể gọi
là thời kỳ đặt nền móng, thời kỳ chuẩn bị) và thời kỳ phát triển, “chuẩn hóa”,
tương ứng với triết học các giáo phụ và triết học kinh viện.
Giáo phụ là tên gọi của triết học Kytô giáo ở
thời kỳ đầu tiên. Các giáo phụ là những người tiên
phong trong công cuộc bảo vệ, truyền bá và phổ biến
tín điều Kytô giáo trong những điều kiện khó khăn và
đầy thách thức, về sau được nhà thờ chuẩn nhận, xem
như các bậc cha chú của nhà thờ, còn tư tưởng của họ
thì được xem như những chân lý cần được lưu giữ, học
tập. Dù nội dung tư tưởng các giáo phụ không thống nhất, song định hướng
chung ở họ là đối lập tư tưởng Kytơ giáo với triết học cổ đại, qua đó khẳng định ưu
thế của Kinh thánh Kytô giáo như cái vịm của sự un bác tồn thế giới. Vấn đề

trước tiên là mối quan hệ giữa niềm tin và lý trí, làm nên sự khác nhau giữa tư
tưởng Trung cổ và tư tưởng cổ đại. Trong số các giáo phụ có
những người cực đoan, theo chủ nghóa sùng tín; có những
người ôn hòa, cố làm dịu những điểm bất đồng giữa
lý trí và đức tin. Tertullien nghiêng về chủ nghóa sùng tín
16


với tuyên bố “Tôi tin, vì đó là điều phi lý”, và phân
chia xã hội thành hai phe – phe quỷ và phe thần. Cách
phân chia rõ ràng đẩy con người vào tình thế hai chọn
một. Đối với Tertullien con người tự do hay không tùy
thuộc vào ý chí của Chúa. Mọi tham vọng tự do là biểu
hiện của tội tổ tông. Tự do thống nhất với tính tất yếu
: Chúa tạo ra luật, luật ấy ban cho con người quyền tự do.
Các giáo phụ đem đến sự thay đổi trong cách đặt
vấn đề về thế giới, còn các nhà triết học kinh viện ở
thời kỳ chính thống hóa, học đường hóa tư tưởng Kytô
giáo thì biến những ý tưởng giản đơn thành những ý
tưởng chắc chắn, có hệ thống, đạt tới tính uyên bác
thâm sâu. Các nhà khắc kỷ từng đánh giá đức hạnh
con người gần như là từ góc độ quan hệ của linh hồn
với thượng đế, hơn là quan hệ của công dân với nhà
nước. Sau các nhà khắc kỷ những người Kytô giáo tin
rằng nghóa vũ của con người trước Thiên Chúa quan
trọng hơn so với nghóa vụ trước xã hội và nhà nước.
“Phụng sự Chúa quên thân mình” – quan điểm ấy
của St. Augustin được xem là kinh điển đối với tín đồ
Kytô giáo. Trong “Thành phố của Chúa” (hay Vương quốc
Thiên Chúa, Đơ thành thiên quốc ...) St. Augustin xác lập những luận điểm nền

tảng về cái cần có thao tinh thần Kytơ giáo, thay thế cho cái đang tồn tại. Thành
phố của Chúa khơng phải là một nơi nào đó trên thiên đàng hay một thành phố cụ
thể ở cõi trần, bởi lẽ mỗi con người khi vừa được sinh ra không biết mình gia nhập
vào thế giới nào. Chính hoạt động sống của họ quy định cái mà họ sẽ gia nhập.
Vậy Thành phố của Chúa thể hiện khát vọng về mộ không gian xã hội lý tưởng mà
con người cần kiến tạo ngay trên thế gian này. 22 cuốn sách vừa là lời cảnh báo,
vừa mang đến thông điệp về một thế giới tồt lành mà con người đạt được bằng nỗ
lực vượt qua cái ác, hướng đến cái thiện. Trong quyển 1 Augustin chỉ trích những

17


kẻ dị giáo và những kẻ man rợ mang tai ương đến cho con người, cưỡng bức phụ
nữ, cướp bóc thành Roma, đồng thời khẳng định vai trị của Kytơ giáo trong việc
ngăn chặn thờ tượng các thần và ngẫu thần, thông qua các lời chúc lành và chúc
dữ. Quyển 2 tiếp tục mổ xẻ sự bất lực và vô trách nhiệm của các thần (trước Chúa
Jesus). Sự đánh mất nhân cách và sự sa đoạ là cái mà con người đón nhận từ các vị
thần ấy. Trong Quyển 3, những tai hoạ từ thế giới đa thần giáo được tiếp tục làm
rõ. Quyển 4 mở đầu cho sự biện minh rằng chỉ có Kytơ giáo, thờ một Thiên Chúa
duy nhất, mới làm cho vương quốc trần thế được xác lập. Các quyển 5, 6, 7, 8 tiếp
tục chỉ ra sự đối lập Kytô giáo và tinh thần dị giáo, văn hố mới và văn hóa Hy
Lạp, ; phân tích quan hệ giữa thuyết định mệnh (tiền định của Chúa) và ý chí tự do
của con người. Đồng ý với cách phân chia của Varro về ba hình thức thần học –
thần học tự nhiên, thần học thần bí và thần học bình dân, Augustin cho rằng cả thần
học thần bí và thần học bình dân đều khơng có vai trị tích cực trong cuộc sống mai
sau. Đặc biệt, trong quyển 8, khi bàn đến thần học tự nhiên, Augustin bày tỏ thiện
cảm của mình đối với Platon, người anh cả đáng mến của các học thuyết triết học,
vì đã đề cập đến cuộc sống sau khi chấm dứt hiện hữu trần thế, phù hợp với giáo lý
Kytô. Quyển 9 và quyển 10 được xem như tun ngơn về tính duy nhất của Chúa,
trong đó Chúa Jesus là sự giáng thế. Chỉ có Chúa Jesus, theo Augustin, mới có

quyền ban cho con người hồng phúc vĩnh cửu. Sự phân biệt hai vương quốc tập
trung từ cuốn 11 trở đi. Augustin đem đối lập thế giới của Chúa
và thế giới cõi trần với những nét đặc trưng cho hai
thế giới. Thế giới của Chúa là thế giới sống theo ý
chí Thiên Chúa, bao gồm những người mộ đạo, nhân từ,
đề cao tình yêu lý trí và sức mạnh tinh thần, phụng sự
Chúa quên thân mình, sống hôm nay kỳ vọng vào ngày
mai, có sự đồng cảm giữa người cầm quyền và quần
chúng. Thế giới cõi trần là thế giới sống theo chuẩn
mực con người, gồm toàn những kẻ ích kỷ, đề cao tiện
nghi và lạc thú vật chất, yêu bản thân quên cả Chúa,
sống hôm nay chỉ biết hôm nay, luôn tranh giành quyền
lực với nhau. Xét từ góc độ chính trị – xã hội “Thành
18


phố của Chúa” có ý nghóa phản kháng nhất định. St.
Augustin sống trong thời đại suy tàn của chế độ nô lệ,
nhìn thấy tận mắy nỗi đau, sự bất ổn, sự khủng hoảng
lòng tin của con người do chiến tranh gây ra. Biểu tượng
của thế giới cõi trần trong con mắt St. Augustin là
Babylon quá khứ và đế quốc La mã hiện tại. Biểu tượng
thế giới của Chúa là Jerusalem và những nơi linh thiêng
khác. Theo St. Augustin thế giới cõi trần cần được thay
thế bằng một trật tự xã hội mới, hợp ý Chúa – “Vương
quốc nước Chúa” – nhà nước của sự hợp quần toàn
nhân loại. Vào thời trung cổ xung đột giữa hai thực thể
nêu trên mang ý nghóa của cuộc đấu tranh giữa nhà
thờ Kytô – Thiên Chúa giáo La Mã với chính quyền thế
tục, giữa Giáo hoàng với nhà vua trong từng quốc gia

riêng biệt. Người chiến thắng trong những cuộc xung đột
này thường là Giáo hoàng, mà sự thể chế hóa nhà
thờ phổ biến khắp Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ba
Lan…
Tôn giáo thời trung cổ, cụ thể Kytô – Thiên Chúa
giáo, trở thành hạt nhân, thước đo văn hóa và thế
giới quan của xã hội phong kiến. Chính trị, luật pháp
nằm trong tay tăng lữ, được xác định như lónh vực ứng
dụng của thần học. Thế giới là tạo hóa của Chúa, là
cuốn sách do Chúa viết nên và ban cho ý nghóa đối với
từng tạo vật. Hoa hồng, chim bồ câu, sư tử, con bê,
phượng hoàng, ngọc châu… biến thành những biểu tượng
tôn giáo thiêng liêng, và quy về sự tượng trưng cho Đức
Kytô trong bốn thời điểm mang tính bước ngoặt trong
cuộc sống của ngài : Kytô sinh ra như một con người,
chết đi như một con bê, phục sinh như con sư tử, bay lên

19


trời như chim phượng hoàng. Nhưng sự hy sinh của Chúa Kytô, theo
luận giải của các nhà tư tưởng Trung cổ, còn chứa đựng cả nỗi đau và sự trăn trở về
thân phận con người, sự bỏ rơi và xa lánh, sự mặc cảm và dửng dưng. Đó là thế
giới cần được phán xử, cũng có nghĩa là cần một hành động mang tính bước ngoặt,
để đánh thức lương tri con người. Sự sụp đổ của đế quốc La Mã được mô tả trong
nhiều văn bản thần học như cái chết tất yếu của một chế độ phi nhân tính, sa đoạ và
sự báo trước chiến thắng của cái Thiện, xuất phát từ Cao Xanh.
Ngay từ thời điểm sụp đổ của đế quốc La Mã triết
học dần dần biến thành kẻ đứng sau thần học, còn từ
thế kỷ XI trở đi – đứng sau thần học Thiên Chúa giáo.

Thốt thai từ thần thọai đa thần giáo, tư tưởng lý luận lại rơi
vào sự quản chế của một thần thọai mới – Kytô giáo,
trở thành kẻ phụng sự (nơ lệ) thần học, chứng minh cho
các tín điều của nhà thờ. Giáo phụ Lactantius đòi hỏi
“quàng vào cổ của lý trí một cái ách”, để buộc nó đi
theo sự chỉ dẫn của đức tin. Cái ách ấy của niềm tin khó có
thể được tháo gỡ, nếu không có những biến đổi cách
mạng trong họat động thực tiễn của con người.
Bắt đầu từ thế kỷ IX, khi thế giới trung cổ đi
dần vào ổn định, xu hướng “chuẩn hóa” tri thức mang ý
nghóa quan trọng đối với việc củng cố trật tự chính trị –
xã hội, cũng đồng thời củng cố địa vị của nhà thờ
với tính cách là nền chuyên chính tinh thần (xem C. M và
Ph. Ă, Toàn tập, T. 20, CTQG, 1994, tr. 459). Nhân danh “ổn
định chính trị và tinh thần là trên hết”, nhà nước phong
kiến liên minh với nhà thờ đặt ra những “vùng cấm”
đối với sáng tạo khoa học và văn hóa. Chuẩn hóa, đạo
đức hóa toàn bộ đời sống chính trị - xã hội và hoạt động
nhận thức là nét đặc trưng của trung cổ Kytơ giáo.Tính
chất hai mặt của chuẩn hóa tư duy thể hiện ở chỗ,
20


một mặt, nó quy mọi cái tản mát về sự thống nhất,
tạo nên môi trường tư tưởng nhất quán trong điều kiện
xã hội đang chịu nhiều thách thức; mặt khác, sự chuẩn
hóa máy móc, chỉ biết đến “những chân lý sẵn có”,
đã thu hẹp khả năng sáng tạo của con người theo tiêu
chí “chỉ được phép trình bày nhữn gì trong giới hạn”, mà
ở đây là giới hạn của các chân lý bất biến, vónh

hằng. Từ thế kỷ IX phù hợp với xu thế này đã tồn tại
thứ triết học chính thống, được giảng dạy tron các trường
học, lấy kinh thánh làm chỗ dựa tư tưởng. “Triết học học
đường” thời trung cổ (Scholastic) được gọi theo nghóa rộng
là chủ nghóa kinh viện. Tri thức kinh viện đạt đến tính
hệ thống, tính lôgíc, tính uyên bác, nhưng do chỗ các
vấn đề được phân tích mang nặng tính hình thức, tính sách
vở, sáo mòn, nên dần dần xa rời nhu cầu thực tiễn và
biến thành tri thức thuần t tư biện.
Vào thời cực thịnh của triết học kinh viện đã nổi
lên Thomas Aquinas (1225 – 1274) nhà thần học và nhà
triết học, một

trong những đại diện lớn của tư tưởng

khoa học trung cổ, người sáng lập ra chủ nghóa Thomas
(Thomism). Cơ sở học thuyết triết học của Thomas Aquinas là
chủ nghóa Aristoteles. Thomas được biết đến như người
bảo vệ thuyết sáng tạo và sự tồn tại của Thượng đế
căn cứ vào các dữ kiện vật lý học và các quy tắc
lôgíc học Aristoteles. Theo ông, vật lý học tìm hiểu các
hiện tượng khả giác, phân loại, mô tả chúng và rút ra
quy luật từ sự biến đổi của chúng. Nhưng nếu vật lý
học muốn giải quyết vấn đề nguồn gốc của vạn vật
thì phải cần đến thuyết sáng tạo. Với lập luận như vậy
Thomas đưa ra sáu chứng cứ về sự tồn tại và sáng tạo

21



của Thượng đế – chứng cứ do sự chuyển động, chứng
cứ theo nguyên nhân tác thành của tồn tại, chứng cứ
do ngẫu nhiên, chứng cứ theo các cấp độ hoàn hảo,
chứng cứ mục đích, chứng cứ dựa vào trật tự đạo đức.
Ở lónh vực chính trị và liên quan đến chính trị, sau
Aristoteles, Thomas khẳng định rằng

nhà nước là thiết

chế tự nhiên, chứ không phải là thiết chế truyền
thống, và là xã hội lý tưởng (Communitas Perfecpa). Nhà
nước mang tính tự nhiên, vì con người là sinh vật xã hội.
Con người cần liên kết với nhau để tồn tại, đảm bảo
điều kiễn sống tốt và xác lập nền văn hóa của mình.
Động vật hành động theo bản năng, còn con người dựa
vào lý trí. Nhà nước mang tính lý tưởng, vì nó có khả
năng đảm bảo cho conngười đạt đến mục đích đời sống
của mình, bớt dần sự lệ thuộc vào ngọai giới. Mọi
quyền lực, theo Thomas, đều xuất phát từ Thượng đế,
gắn với quyền sống chết, đã được Thượng đế định
trước.
Ở Thomas tri thức và đức tin được đặt trong mối
quan hệ hài hòa, song xét đến cùng đức tin đóng vai
trò định hướng . Theo sau Aristoteles , Thomas phân chia lý
trí ra thành lý trí lý luận, vươn đến các nguyên lý, và
lý trí thực hành, thể hiện trong họat động ý chí của con
người. Tự do ý chí cho phép con người lựa chọn giữa thiện
và ác, giữa hành vi đạo đức, dẫn đến Thượng đế, và
hành vi phi đạo đức, xa rời Thượng đế. Trong tác phẩm
triết học chính trị “Về sự điều hành của các lãnh chúa”

(De regimine principium)Thomas trình sự phân tầng các
quyền từ góc độ đạo đức hóa và thần học hóa, kết
hợp với những yếu tố của phái Khắc kỷ. Trước tieân
22


Thomas nhấn mạnh quyền vónh cửu như tổng thể các quy
tắc điều khiển thế giới của Thượng đế. Biểu hiện cá
biệt của quyền vónh cửu là quyền tự nhiên, có nguồn
gốc từ quan niệm của phái Khắc kỷ. Về mặt nguyên
tắc quyền này có ở mọi sinh thể, song chỉ trong cuộc
sống con người mới trở nên rõ ràng. Chỉ con người
mới ý thức được rằng bằng cách sử dụng quyền tự
nhiên một cách hợp lý, trong đó có quyền bình đẳng,
họ hướng đến tính vónh cửu của quyền Thượng đế.
Quyền con người là sự cụ thể hóa quyền tự nhiên; nó
phân bố thành quyền nhân dân phổ biến và quyền
công dân hợp pháp, vận hành trong một quốc gia cụ
thể. Quyền con người không phải là quyền bất biến,
mà luôn được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với vận
động xã hội.
Mặc dù xuất phát từ quan điểm chính trị – xã hội
của Aristoteles, nhưng Thomas đã Kytô giáo hóa các luận
điểm của bộ óc bách khoa này để phục vụ thần học.
Aristoteles đặt cái tòan thể xã hội cao hơn tất cả, nhấn
mạnh cuộc sống tự do và quyền công dân của thị quốc
chiếm hữu nô lệ. Hơn nữa, hạnh phúc của con người,
theo Aristoteles, cần tìm kiếm ở cuộc sống trần tục, hiện
thực. Ngược lại, Thomas hiểu cái tòan thể xã hội là xã
hội và nhà nước phong kiến, được bổ sung nội dung tôn

giáo – thần học, mang nặng tính đẳng cấp. Trật tự xã
hội, theo Thomas, là sự phản ánh trật tự Thượng đế như
khuôn mẫu bất di bất dịch củasự hòan thiện các đẳng
cấp xã hội. Trong xã hội như thế đa số thành viên làm
nghề lao động chân tay, còn thiểu số lao động trí óc
điều khiển đa số đó. Lao động chân tay được giải thích

23


theo hai cách. Cách thứ nhất xuất phát từ nguyên tội
tổ tông, xem lao động là sự chuộc lỗi, căn cứ vào lời
phán truyền của Chúa Trời sau khi đuổi am và Êva ra
khỏi vườn Êđen :” “ ( ). Cách thứ hai hình thành trong lịch
sử Trung cổ như sự đánh giá lại vai trò của lao động
trong đời sống xã hội. Cách thứ hai này được cácnhà
nhân văn Phục hưng sau này đặcbiệt chú trọng, thậm
chí họ cho rằng giá trị do lao động tạo a đặt con người
vào vị trí danh dự, cao hơn các thiên thần (Ficino). Lao
động của những người phục vụ Thiên Chúa giáo La Mã
được trọng vọng nhất, vì xét đến cùng nó hướng đến lợi
ích của cái tòan thể xã hội, cũng như của mỗi người.
Nhưng mục đích tối thượng của công việc ấy là gì ? là
cuộc sống bên kia, cuộc sống sau khi chết.
Vấn đề nhà nước và mối quan hệ của nó với
nhà thờ về cơ bản được Thmas giải quyết theo thuyết
thần là trung tâm. Quá trình hinh thành từng bước các
nhà nước dân tộc vào thời kỳ này tác động đến
Thomas, làm thay đổi một phần quan điểm chính thống
Kytô giáo. Theo Thomas, nhà thờ và nhà nước đều là

kết quả sáng tạo của Thượng đế. Sự xác lập nhà nước
là cần thiết, bởi lã bên ngòai nó không thể có đời
sống hiện thực cảm tính của con người. Kế thừa tư
tưởng tri61t học chính trị của Aristoteles, Thomas khẳng
định rằng chủ quyền của quyền lực tối cao có tính chất
tự nhiên, và rằng nó do Thượng đế đem đến, nhưng
thông qua nhân dân. Chủ quyền có tính tự nhiên (khách
quan, tất yếu) vì

nếu không có một tổ chức điều

hành, đưa ra những giải pháp bắt buộc thực hiện, thì sẽ
xảy ra tình trạng vô chính phủ, và mọi người có thể thủ

24


tiêu nhau. Chủ quyền được đem đến thông qua nhân
dân, phản ánh lợi ích của nhân dân, không lệ vào hình
thức cai trị. Nhà nước không lệ thuộc vào nhà thờ;
mục đích và vai trò của hai thiết chế này hòan tòan
khácnhau. Tuy nhiên với tính cách là nhà lý luận của
nhà thờ Thiên Chúa giáo Thomas không thể không tin
vào mục đích siêu nhiên của nhân lọai. Trong khi thừa
nhận vai trò đứng đầu của quyền lực thế tục trong nhà
nước, Thomas cho rằng sự cần thiết của quyền lực chỉ
mang tính phái sainh, tính công cụ, nhà thờ mới đảm
nhận việc điều khiển trực tiếp thế giới của con người
nhân danh Đấng sáng thế duy nhất, cái thế giới không
chỉ ở bên này một cách ngắn ngủi, mà tồn tại ở

bên kia, vónh viễn. Theo quan điểm của chủ nghóa Thomas
nhà thờ không lệ thuộc vào nhà nước vì bất kỳ lý do
nào, dưới bất kỳ hình thức nào, trong khi nhà nước cần
phải chú trọng đến quyền lợi của nhà thờ, bởi lẽ mục
đích của nó cao hơn, công dân nào cũng hướng về nó.
Thomas so sánh mối quan hệ giữa nhà thờ và nhà nước
với quan hệ giữa linh hồn và thân xác. Cả linh hồn lẫn
thân xác đều đóng vai trò đặc biệt, không hòa lẫn,
nhưng vai trò của linh hồn quan trọng hơn.
Thomas phân biệt 5 hình thức cai trị của nhà nước.
Dân chủ bị ông đồng nhất với độc tài, vì phần lớn
nhân dân, sau khi đàn áp những người giàu và những
người có học, đã buộc họ tuân theo ý chí của mình.
Thomas xem quân chủ là hình thức tự nhiên nhất của
quyền lực nhà nước, sử dụng phép liên tưởng để luận
chứng cho tính hợp lý của nó. Nếu Thượng đế chỉ có
một trong thế giới, linh hồn chỉ có một trong cơ thể,

25


×