Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đóng góp của franklin d roosevelt đối với công cuộc khôi phục hoa kỳ trong đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 1933)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
ĐÓNG GÓP CỦA FRANKLIN D. ROOSEVELT ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC HOA KỲ TRONG ĐẠI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (1929-1933)

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp
Người hướng dẫn

: Phạm Thị Hoa
: Sư phạm Lịch sử
: 11SLS
: ThS. Bùi Trúc Linh

Đà Nẵng, tháng 5/2015



Lời cảm ơn
Sau quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp một số
khó khăn nhưng đến nay khóa luận của tơi đã hồn thành. Để có được
một khóa luận hồn chỉnh như ngày hơm nay, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới


ThS. Bùi Trúc Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tơi trong
suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa
Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; các sở, phòng
ban và phòng thư viện của các trường ở Đại học ở Huế và Đà Nẵng
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình khảo sát
và khai thác tư liệu liên quan đến đề tài khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do những hạn chế về điều
kiện, thời gian, trình độ chun mơn và kiến thức cịn hạn chế nên
khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tơi kính mong
nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cơ giáo để khóa luận
của tơi được hồn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6
6. Nguồn tư liệu ....................................................................................................... 6
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 7
8. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOA KỲ TRONG ĐẠI KHỦNG

HOẢNG VÀ SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA FRANKLIN
D.ROOSEVELT .................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933) ....................................................................................................................... 8
1.1.1. Vài nét về Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) .............................. 8
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 8
1.1.1.2. Diễn biến .................................................................................................... 9
1.1.1.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 10
1.1.1.4. Hệ quả ...................................................................................................... 13
1.1.2. Tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ....... 15
1.1.2.1. Sự thịnh vượng của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất ................. 15
1.1.2.2. Diễn biến và hệ quả của Đại khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình
kinh tế - xã hội Hoa Kỳ ......................................................................................... 17
1.1.2.3. Phản ứng của chính quyền Herbert Hoover trước Đại khủng Hoảng kinh tế
thế giới (1929-1933) .............................................................................................. 24
1.2. Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của Franklin D. Roosevelt.............................. 26
1.2.1. Đôi nét về tiểu sử ......................................................................................... 26
1.2.2. Sự nghiệp chính trị....................................................................................... 28


CHƯƠNG 2. ĐĨNG GĨP CỦA FRANKLIN D. ROOSEVELT ĐỐI VỚI
CƠNG CUỘC KHÔI PHỤC HOA KỲ TRONG ĐẠI KHỦNG HOẢNG KINH
TẾ THẾ GIỚI (1929-1933) ................................................................................. 29
2.1. Trên lĩnh vực kinh tế....................................................................................... 30
2.1.1. Tài chính ngân hàng ..................................................................................... 30
2.1.2. Cơng nghiệp ................................................................................................ 33
2.1.3. Nơng nghiệp ................................................................................................ 35
2.2. Trên lĩnh vực chính trị .................................................................................... 37
2.2.1. Phát huy vai trị chính quyền Liên bang ....................................................... 37
2.2.2. Tăng cường sức mạnh và củng cố lòng tin của nhân dân vào đảng Dân chủ . 38
2.2.3. Đặt nền tảng cho nhà nước phúc lợi ............................................................. 38

2.3. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội ........................................................................ 39
2.3.1. Vấn đề an sinh xã hội ................................................................................... 39
2.3.2. Vấn đề việc làm ........................................................................................... 40
2.3.3. Vấn đề về hoạt động văn hóa ....................................................................... 43
2.4. Trên lĩnh vực đối ngoại ................................................................................... 44
2.4.1. Công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xơ (1933) ............................ 44
2.4.2. Tun bố chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mỹ Latinh (1934) . 44
2.4.3. Giữ thái độ trung lập đối với tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ ............ 45
2.5. Một số nhận xét và đánh giá vai trò của Franklin D. Roosevelt ....................... 45
2.5.1. Mặt tích cực ................................................................................................. 45
2.5.2. Mặt hạn chế ................................................................................................. 48
2.6. Những bài học rút ra từ biện pháp ứng phó Đại khủng hoảng của Franklin D.
Roosevelt............................................................................................................... 50
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng nhất trong lịch sử hơn 500 năm của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng
được khởi phát từ nguyên nhân sâu xa thuộc về bản chất của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, cũng như từ nguyên nhân trực tiếp thuộc về sự bất cập, yếu kém trong hệ
thống kinh tế quốc tế và nền kinh tế Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Đứng trước hậu quả
nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, các quốc gia trên thế giới ứng phó bằng những
cách thức, biện pháp khác nhau. Trong khi một số quốc gia tìm cách phát xít hóa
chế độ để đẩy mâu thuẫn xã hội do cuộc khủng hoảng gây nên ra bên ngồi đất
nước mình, thì các quốc gia khác lại tìm cách cải cách nền chính trị và kinh tế để
vượt qua khủng hoảng.

Hoa Kỳ là nơi “châm ngòi” của cuộc khủng hoảng trong thế giới tư bản (19291933). Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề nhất trong
lịch sử, không chỉ tác động trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên các lĩnh vực chính trị
và xã hội. Song Hoa Kỳ cũng là nước điển hình trong việc tìm ra con đường để khắc
phục khủng hoảng. Và cũng thông qua những khó khăn phải đối mặt, Hoa Kỳ lại có
cơ hội sản sinh những cá nhân kiệt xuất đóng vai trò dẫn dắt nhân dân Mỹ vượt qua
hậu quả cuộc Đại khủng hoảng, góp phần đặt nền tảng cho sự chuyển đổi và cải
thiện mơ hình cũ sang mơ hình mới phù hợp hơn để tiếp tục đưa Hoa Kỳ đi lên
trong chặng đường phát triển tiếp theo. Tiêu biểu trong số những nhân vật đó là
tổng thống Franklin D. Roosevelt.
Franklin D. Roosevelt là tổng thống thứ 32 của Hợp chúng quốc và được xem
là khuôn mặt trung tâm của các sự kiện trong thế kỉ XX. Thời gian ông đảm nhiệm
chức tổng thống cũng là thời kỳ nước Mỹ có những biến động bão táp và đứng
trước thách thức to lớn. Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang lâm vào chiều sâu của cuộc
Đại khủng hoảng, sau những chủ trương và giải pháp của chính quyền Hoover đưa
ra khơng đủ sức ứng phó với cuộc Đại khủng hoảng, tình hình nước Mỹ nghiêm
trọng hơn. Đứng trước tình hình đó, Franklin D. Roosevelt đã lãnh đạo nhân dân
Mỹ vượt qua cuộc “Đại khủng hoảng” tồi tệ nhất trong lịch sử. Thông qua việc triển
1


khai một loạt các đương lối, giải pháp, ông đã tạo nền tảng đưa Hoa Kỳ vượt qua
Đại khủng hoảng kinh tế thế giới, từng bước tạo cơ sở vật chất vững chắc đểHoa Kỳ
ổn định và phát triển, mà người ta thường gọi là “Chính sách mới – New Deal”. Với
những đóng góp tích cực trong suốt thời gian đương nhiệm tổng thống, Franklin D.
Roosevelt để lại trong lòng người dân Mỹ lịng kính mến, u thương và biết ơn.
Trong các cuộc thăm dò ý kiến nhân dân của Hội sử học Mỹ, ơng ln được nhân
dân Mỹ bình chọn là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất trong lich sử Hoa Kỳ.
Thơng qua phân tích những đóng góp của Franklin D. Roosevelt đối với cơng
cuộc khơi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933),
chúng ta sẽ góp phần hiểu rõ lí do vì sao nước Mỹ vượt qua cuộc Đại khủng hoảng

và phát triển mạnh mẽ những năm sau đó. Hơn nữa, giờ đây, 80 năm sau khi Đại
khủng hoảng xảy ra, thế giới đã và có thể sẽ phải chứng kiến sự quay trở lạị tình
trạng suy thối và khủng hoảng, chẳng hạn như cuộc suy thối kinh tế tồn cầu
(2008-2009). Do vậy, nghiên cứu những đóng góp của Franklin D. Roosevelt trong
công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933) càng có ý nghĩa quan trọng.
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
– WTO nên những biến chuyển của tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam. Mặc dù cuộc Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 – 1933) không ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế – xã hội Việt
Nam lúc bấy giờ nhưng các cuộc suy thoái kinh tế thế giới sau đó, nhất là cuộc suy
thối kinh tế thế giới 2008 thì lại ảnh hưởng và để lại một số hệ quả khơng nhỏ đối
với Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu “Đóng góp của Franklin D. Roosevelt đối
với cơng cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933)” sẽ góp phần cung cấp nguồn tài liệu quý báu mà nước ta có thể tham khảo,
vận dụng ở chừng mực nhất định trong đề xuất các chiến lược và giải pháp thực tiễn
nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế có thể xuất hiện trong tương lai.
Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học như vậy, chúng tơi chọn vấn đề “Đóng góp
của Franklin D. Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tiếp cận đề tài, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và sâu sắc về “Đóng góp của Franklin D.
Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế
giới (1929-1933)” mà chỉ có những cơng trình đề cập đến một số khía cạnh nhất
định.
Thứ nhất, các cơng trình cịn dưới dạng thơng sử, đề cập giai đoạn 1929 –
1933trong tiến trình lịch sử Hoa Kỳ.

Vì có tính thơng sử nên các cơng trình theo khuynh hướng này giúp chúng ta
có thể đặt giai đoạn nghiên cứu trong một tổng thể để dễ nhận diện và đánh giá,
song những khía cạnh về đóng góp của Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi
phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) lại chưa
được đi sâu phân tích. Đại diện cho những cơng trình thuộc dạng này có thể kể đến:
Tác giả Howard Zinn (2010) với Lịch sử dân tộc Mỹ, tác giả Inwinunger (2009) với
Lịch sử Hoa Kỳ: những vấn đề quá khứ, tác giả Nguyễn Nghị - Lê Minh Đức (1994)
với Lịch sử nước Mỹ: từ thời lập quốc đến thời kì hiện đại, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
(2005) với Khái quát về lịch sử nước Mỹ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2007) với Tóm
lược lịch sử nước Mỹ…
Thứ hai, một số cơng trình đề cập chun sâu một vài khía cạnh về đánh giá
những đóng góp của Franklin D. Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ
trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Trong đó, cách đánh giá
cũng có nhiều hướng khác nhau, có thể kể đến hai khuynh hướng:
Khuynh hướng thứ nhất đánh giá cao những đóng góp của Franklin D.
Roosevelt trong cơng cuộc khơi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929-1933). Khuynh hướng này có các đại diện như: William A
Degregorio (2006) với 43 đời Tổng thống Hoa Kỳ, 10 nhân vật ảnh hưởng lớn trong
thế kỉ XX, Nguyễn Mạnh Quang (2010) với Những vị tổng thống Mỹ được dân
chúng Mỹ yêu kính nhất, Arthur M.Schlesinger (2004) với Những nhân vật xuất
chúng của thế kỉ XX… Trong những cơng trình này, các tác giả đã trình bày khá đầy
đủ về cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Franklin D. Roosevel, từ thời thơ ấu qua
3


những bước dấn thân vào sự nghiệp chính trị để nắm giữ cương vị tổng thống và chỉ
ra những thách thức mà Franklin D. Roosevelt phải đối mặt trong nhiệm kì tổng
thống. Bên cạnh đó, các các trình nghiên cứu này cũng đề cập đến khía cạnh việc
Franklin D. Roosevelt đề ra và thực hiện các chính sách, giải pháp khôi phục Hoa
Kỳ trong giai đoạn Đại khủng hoảng. Hầu hết, các tác giả đều đi đến đánh giá

Franklin D. Roosevelt là con người đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, tác
giả của các cơng trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích một cách tồn diện về
những đóng góp của Franklin D. Roosevelt trong cơng cuộc khôi phục Hoa Kỳ
trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) mà chỉ dừng lại ở khía cạnh rút
ra một số đánh giá chung vềFranklin D. Roosevelt.
Khuynh hướng thứ hai là khơng đánh giá cao những chính sách, biện pháp
của Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Khuynh hướng này có các đại diện như:
Trong tác phẩm Franklin D. Roosevelt and the New Deal (1963), tác giả
William Leuchtenburgcó thiện cảm với chính sách, biện pháp mà Franklin D.
Roosevelt đưa ra. Tuy nhiên, ông lại đánh giá kết quả của chính sách, biện pháp này
khơng hơn gì một cuộc cách mạng “ nửa vời” để lại rất nhiều vấn đề mới được đặt
ra cho chính nó, sự thiếu vắng những cải cách cơ cấu quan trọng trong nền kinh tế
công nghiệp, những giới hạn của một nhà nước phúc lợi hiện đại…
Trong tác phẩm Growth and Welfare in the American past (1966), tác giả
Douglass C. North mặc dù trân trọng những thành quả mà chính sách, giải pháp của
Franklin D. Rooseveltmang lại song đánh giá những chính sách, giải pháp không hề
mới; và ở phương diện khác, nó cịn là một sự thất bại vì khơng đạt được những
mục tiêu quan trọng mà chính sách này đặt ra trên nhiều lĩnh vực.
Trong luận văn thạc sĩ “Tình hình kinh tế - xã hội Hoa Kỳ (1929 – 1939)”, tác
giả Bùi Trúc Linh (2012) đã phân tích những nét cơ bản về kinh tế Hoa Kỳ vào giai
đoạn 1929 - 1939. Trong đó, tác giả có đề cập đến những chính sách, giải pháp của
Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên chỉ đề cập đến một số khía cạnh về những
4


đóng góp của Franklin D. Roosevelt trong cơng cuộc khơi phục Hoa Kỳ trong cuộc
Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu mà

các tác giả đạt được là cơ sở để chúng tôi tiến hành so sánh, tổng hợp, kế thừa và
từng bước hoàn thiện đầy đủ hơn trong đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tơi hướng đến tìm hiểu rõ hơn những đóng
góp của Franklin D. Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại
khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Trong đó, chúng tơi đi sâu vào lí giải các
vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, phân tích một cách tồn diện về những đóng góp của Franklin D.
Roosevelt đối với cơng cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế
giới (1929-1933).
Thứ hai, đánh giá về những thành tựu và hạn chế xuất phát từ những chính
sách, giải pháp của Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong
Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Qua đó lí giải tại sao Franklin D.
Roosevelt lại trở thành một trong ba vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.
Thứ ba, rút ra những bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu đóng góp của
Franklin D. Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929-1933) cho giai đoạn sau này.
4. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những đóng góp của Franklin D.
Roosevelt đối với cơng cuộc khơi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929-1933).
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hướng đến mục tiêu của đề tài, chúng tơi sẽ: Thứ
nhất, làm rõ tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng và sơ lược những nét chính
về cuộc đời, sự nghiệp của Franklin D. Roosevelt. Thứ hai, phân tích những đóng
góp của Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại
khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).Thứ ba, rút ra những bài học kinh nghiệm
để ứng phó với khủng hoảng trên cơ sở nghiên cứu vai trò của Franklin D.

5



Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng (19291933).
Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu về những đóng góp của Franklin D.
Roosevelt trong cơng cuộc khơi phục kinh tế - chính trị - xã hộitrong cuộc Đại
khủng hoảng (1929-1933) trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Về mặt thời gian, đề tài dành trọng
tâm vào giai đoạn 1929 – 1933.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lịch sử - logic: xem xét sự
vật hiện tượng được nghiên cứu trong tiến trình phát triển ở các giai đoạn với mọi
tính chất cụ thể của nó, đồng thời cũng đặt sự vật, hiện tượng được nghiên cứu
trong một hình thức tổng quát và có mối liên hệ biện chứng. Bên cạnh đó, ở chừng
mực nhất định, đề tài cịn sử dụng một số phương pháp có tính bổ trợ của các ngành
khoa học liên quan đến sử học như kinh tế học, chính trị học...
6. Nguồn tư liệu
Đề tài dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Thứ nhất, tư liệu gốc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm: các văn kiện lịch
sử, các tuyên bố của chính khách và các thư từ của người dân Hoa Kỳ... Dù nguồn
tư liệu này khơng nhiều nhưng chúng đóng vai trị quan trọng nhất vì phản ánh sinh
động và đáng tin cậy về sự thật lịch sử.
Thứ hai, tư liệu bằng tiếng Việt của học giả Việt Nam và tư liệu bằng tiếng
Nga, Trung, Anh, Pháp (bản dịch tiếng Việt) của các học giả nước ngoài. Đây là
nguồn tư liệu tham khảo chủ yếu của khóa luận vì chuyển tải được những thơng tin
đa chiều và những góc nhìn khác nhau của học giả Việt Nam và các nước về vấn đề
nghiên cứu.
Thứ ba, tư liệu bằng tiếng Anh bao gồm một số cơng trình nghiên cứu của các
học giả Hoa Kỳ và thế giới. Mặc dù nguồn tư liệu này khơng nhiều nhưng chúng
góp phần quan trọng vì nó phản ánh được những quan điểm, nhận định của các học
giả nước ngồi về vấn đề nghiên cứu.
Thứ


tư,



liệu

từ

các

website
6

trên

mạng

Internet.



dụ

như:


,, ... Đây
là nguồn tư liệu quan trọngtrong luận văn vì số lượng phong phú và cung cấp được
bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội Hoa Kỳ (1929 - 1939) và những đóng góp
của Franklin D. Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng

hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933).
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng các nguồn tài liệu từ là báo, tạp chí
trong và ngồi nước.
7. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Khóa luận bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu
tham khảo về những đóng góp của Franklin D. Roosevelt trong cơng cuộc khôi
phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) bao gồm
các tài liệu của Hoa Kỳ, Việt Nam, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc… nhằm cung cấp
tài liệu tham khảo cho những ai muốn tham khảo hay đi sâu nghiên cứu về đề tài
này.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu về những đóng góp của Franklin D.
Roosevelt trong công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 -1933), sẽ là trải nghiệm quý báu mà nước ta có thể tham khảo, vận
dụng ở chừng mực nhất định trong đề xuất các chiến lược và giải pháp thực tiễn
nhằm ứng hạn chế tình trạng khủng hoảng đã, đang và có nguy cơ xảy ra trong
tương lai.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo thì nội dung
đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát về tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng và sơ lược
về cuộc đời, sự nghiệp của Franklin D. Roosevelt
Chương 2: Đóng góp của Franklin D. Roosevelt đối với công cuộc khôi phục
Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933)
CHƯƠNG 1

7


KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOA KỲ TRONG
ĐẠI KHỦNG HOẢNG VÀ SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI,

SỰNGHIỆP CỦA FRANKLIN D.ROOSEVELT

Trước khi phân tích những đóng góp của Franklin D. Roosevelt đối với công
cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) thì
việc tìm hiểu về tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 –
1933) và cuộc đời, sự nghiệp của Roosevelt là hết sức cần thiết. Theo đó, nội dung
chương này góp phần khái qt về tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929-1933) và sơ lược đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Franklin D.
Roosevelt .
1.1. Khái quát về tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929-1933)
1.1.1. Vài nét về Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trong giai đoạn 1924 – 1929, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đạt được sự phát
triển ổn định và phồn vinh. Năm 1924, chủ nghĩa tư bản dần thốt khỏi tình trạng
hỗn loạn và kiệt quệ về kinh tế trong những năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ
nhất. Sự phát triển sản xuất tạo cơ sở để cải cách tiền tệ ở nhiều nước. Tiền giấy
tương đối được ổn định. Ngân sách của các nước tư bản tương đối được cân bằng,
tạo điều kiện cho sự trao đổi quốc tế giữa các nước tư bản được phục hồi, và đến
năm 1924 thì vượt mức trước chiến tranh. Vào thời kì này, những thành tựu khoa
học được vận dụng phổ biến cùng với sự cải tiến không ngừng trong sản xuất khiến
hàng hóa trở nên dồi dào. Các ngành luyện kim, hóa chất, sản xuất nhiên liệu và
nguyên liệu tổng hợp… đều phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển ổn định và phồn vinh đó của chủ nghĩa tư bản chỉ
mang tính tạm thời. Biểu hiện rõ nhất là ở Anh – nước tư bản chủ nghĩa lâu đời
nhất. Nền kinh tế Anh trong thời gian ổn định tạm thời không thể phục hồi được
mức sản xuất như cũ. Mãi đến năm 1929 sản xuất công nghiệp của Anh mới đạt
8



được mức sản xuất trước chiến tranh. Một biểu hiện nữa đó là từ năm 1924, nhiều xí
nghiệp đã phải giảm bớt mức sản xuất đồng thời nạn thất nghiệp quy mô lớn đã trở
thành một hiện tượng thường xuyên. Về mặt tiền tệ, tín dụng và mậu dịch đối ngoại
cũng vậy, tình trạng ổn định cũng chỉ là tạm thời. Mặc dù sự buôn bán giữa các
nước tư bản phát triển khá mạnh, nhưng nói chung vẫn chưa đạt mức trước chiến
tranh. Sự phát triển sản xuất đi đôi với u cầu về hàng hóa ngày càng tăng, nhưng
tình trạng thị trường bị thu hẹp vẫn không giải quyết được. Cùng với việc phục hồi
nền ngoại thương, cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn tư bản chủ nghĩa nhằm giành
giật thị trường của nhau ngày càng trở nên gay gắt [36:79-82].
Một trong những biện pháp quan trọng mà giai cấp tư sản châu Âu thường
dùng để tạm thời ổn định nền kinh tế của mình là dựa vào tín dụng của Hoa Kỳ. Để
có thể trả nợ cho Hoa Kỳ, các nước tư bản châu Âu bắt nhân dân phải đóng những
khoản thuế rất nặng. Mặt khác, các cường quốc thực dân châu Âu cũng tăng cường
bóc lột nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc để trả nợ dần cho Hoa Kỳ đồng
thời ổn định nền kinh tế.Những biện pháp mà các nước tư bản châu Âu đưa ra nhằm
làm cho nền kinh tế của mình ổn định, lại góp phần làm cho quan hệ quốc tế giữa
các nước đó khơng được ổn định. Hoa Kỳ đã lợi dụng ưu thế là chủ nợ để chèn ép
và làm tổn hại đến lợi ích của nhiều nước khác. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước
lớn chứng tỏ rằng những biện pháp mà các nước đế quốc dùng để ổn định chủ nghĩa
tư bản đã phá hoại sự ổn định đó.
Bước sang giai đoạn 1929 – 1933, sự ổn định của chủ nghĩa tư bản bị lung
lay và chấm dứt. Mâu thuẫn của các nước tư bản chủ nghĩa đã trở nên trầm trọng.
Mâu thuẫn đó bùng nổ dưới hình thức cuộc khủng hoảng sản xuất thừa hết sức sâu
sắc và dữ dội. Cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Hoa Kỳ tức khắc biến thành cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây là một cuộc đại khủng hoảng có quy mơ lớn nhất
của thế giới tư bản, kéo dài từ năm 1929 đến năm 1933 [36:86].
1.1.1.2. Diễn biến
Đại khủng hoảng (1929 – 1933) được bắt đầu sau một thời kỳ phát triển kinh
tế cực thịnh, khi kinh tế thế giới đã vượt qua những hậu quả của cuộc Chiến tranh
Thế giới thứ nhất. Khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở Hoa Kỳ với sự sụp đổ của hệ


9


thống tài chính mà nền tảng là thị trường chứng khốn và hệ thống ngân hàng trên
tồn quốc gia. Hoa Kỳ đã bất ngờ rơi vào tình trạng tồi tệ nhất về kinh tế mà hồn
tồn khơng có bất cứ một sự chuẩn bị nào. Phải mất một thời gian dài sau đó, Hoa
Kỳ mới đưa ra được những chính sách hiệu quả khơng phải để đối phó với khủng
hoảng mà khắc phục những hậu quả mà nó để lại.
Ngày 24/10/1929 được coi là “ngày thứ năm đen tối”, ở Phố Wall (Wall
Street) khủng hoảng tài chính chưa từng thấy trong lịch sử đã làm phá sản thị
trường chứng khoán của Hoa Kỳ. 13 triệu cổ phiếu tung ra thị trường đã mất 30%
giátrị, có nghĩa là hàng trăm ngàn chủ nhân có cổ phiếu này đã bị sạt nghiệp
[39:192-193]. Hiện tượng này xảy ra ở ngay Phố Wall – nơi tượng trưng cho sức
mạnh tài chính của giới tư bản Hoa Kỳ.
Không lâu sau khi khủng hoảng diễn ra ở Hoa Kỳ, nó nhanh chóng lan sang
châu Âu và những khu vực, quốc gia còn lại trên thế giới. Châu Âu là khu vực chịu
ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và chính trị sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất,
vẫn còn rất nhiều vấn đề nội tại của từng quốc gia và những hệ quả mất cân bằng
trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Đồng thời, các nước Châu Âu vừa trải qua
q trình khó khăn trong công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng nền kinh tế, ổn định
chính trị và trả nợ chiến tranh, và rất nhiều trong số các nước này phụ thuộc hay có
mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế Hoa Kỳ. Để cứu vãn tình hình, chính phủ các
nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập khẩu nặng để hạn chế
hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư
bản. Chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này. Cuộc
khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì cơ bản chấm dứt.
1.1.1.3. Nguyên nhân
Đại khủng hoảng diễn ra nhanh và bất ngờ, hầu như trước đó khơng ai có thể
dự đốn được nó, và mãi cho tới sau khi Đại khủng hoảng kết thúc, người ta mới đi

tìm lại những ngun nhân. Có rất nhiều nguyên nhân được dùng để lý giải cho
khủng hoảng xảy ra:
Nguồn gốc sâu xa của Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là sự
bùng nổ của mâu thuẫn bên trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn cơ bản của

10


chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa sự tăng lên mạnh mẽ của khả năng sản xuất và
sự giảm sút sức mua của hàng chục triệu nhân dân lao động. Cho nên, trong chế độ
tư bản chủ nghĩa khủng hoảng xảy ra là do sản xuất tăng lên trong lúc sức mua của
quần chúng nhân dân thấp kém, là do tình trạng hàng hóa sản xuất ra “thừa” một
cách tương đối.
Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929 – 1993). Cònnguyên nhân trực tiếp của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới
khởi phát từ Hoa Kỳ (1929 – 1933) là do:
Thứ nhất, sự vận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất ở Hoa Kỳ
khiến hàng hóa trở nên dồi dào và vượt khả năng tiêu dùng.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ bước vào thời kì cơng nghiệp
hóa, trong đó cơ giới hóa được đẩy mạnh. Những yếu tố kích thích tạm thời sau
Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã hết (việc cải tiến kĩ thuật trong thời kì chủ nghĩa tư
bản ổn định tạm thời và cục bộ đưa đến sự phát triển sản xuất một cách ào ạt). Các
phương thức tổ chức quản lí sản xuất được cải tiến, dẫn đến khả năng sản xuất ra
sản phẩm ngày càng nhiều, trong lúc lực lượng lao động dư thừa ngày càng tăng.
Họ không có điều kiện, khả năng để chi tiêu cho các loại hàng hóa được sản xuất
khiến sức mua giảm và hàng hóa càng trở nên ế thừa.Do đó, dự trữ về hàng hóa đã
vượt quá nhiều so với sức mua của quần chúng. Điều này góp phần giải thích tại sao
cuộc khủng hoảng lại xảy ra ở những nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ,
Anh, Pháp…
Thứ hai, mâu thuẫn giữa năng lực đầu tư của giới tư bản với khả năng tiêu

dùng của người lao động.
Hoa Kỳ là nước tư bản phát triển nhất nhưng hệ thống phân phối xã hội của
Hoa Kỳ lúc đó có vấn đề. Phần lớn thu nhập quốc dân chỉ tập trung trong tay một số
ít người. Trong giai đoạn 1919–1929, những ông trùm tư bản chỉ chiếm 1% dân số
nhưng lại nắm trong tay 1/3 tổng tài sản của nền kinh tế Hoa Kỳ [52:717]. Từ năm
1920 đến 1929, tiền lương của công nhân chỉ tăng 2% nhưng năng lực sản xuất
trong các công xưởng tăng trưởng đến 55% [53:705]. Trong khi các xí nghiệp đua
nhau mở rộng sản xuất thì người lao động lại không đủ khả năng tiêu dùng. Một bên

11


là người lao động có sức mua giới hạn, cịn một bên là những tập đồn tư bản lũng
đoạn có năng lực đầu tư hùng hậu. Mâu thuẫn giữa hàng hóa dồi dào với khả năng
mua sắm hạn chế của người lao động khiến cơ chế cung - cầu mất cân đối. Hệ quả
là đưa đến một cuộc khủng hoảng “thừa”, đưa đến hiện tượng các nhà tư sản vừa và
nhỏ bị phá sản hàng loạt.
Thứ ba, tác động tiêu cực từ bồi thường chiến tranh và thiết lập nhiều hàng
rào thuế quan mới.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, nghĩa vụ phải thanh tốn những
món nợ chiến tranh và gánh nặng của các hàng rào thuế quan ngày càng trở nên khó
khăn hơn. Pháp và Anh đã nổi lên từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất đang mắc nợ
Hoa Kỳ với những món tiền khổng lồ. Đầu tư nước ngoài của họ đã giảm sút một
cách nghiêm trọng, họ khơng cịn nhận được những cổ tức mà trước đây có thể cho
phép họ mua hàng hóa của Hoa Kỳ. Anh và Pháp coi sự bồi thường chiến tranh của
Đức như là cách để thốt khỏi tình thế khó xử của mình. Nếu Đức có thể bị buộc
phải trả món nợ 33 tỷ đơ la cho ủy ban bồi thường thiệt hại sau chiến tranh, thì tất
cả mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng số tiền đó là phi thực tế. Nước Đức khơng
thể trả khoản nợ đó, và trong hai giai đoạn liên tiếp, khoản nợ bị cắt giảm đi và kéo
dài ra. Trong khi đó, các khoản vay trên quy mơ lớn tại các ngân hàng Hoa Kỳ bị

kéo căng ra, cho phép những đồng minh trước đây mua hàng của Hoa Kỳ bằng tín
dụng. Tuy nhiên vào năm 1928, các ơng chủ nhà băng đã bắt đầu suy nghĩ khác đi
về những khoản nợ nước ngoài. Toàn bộ cơ cấu dễ lung lay của nền ngoại thương
giờ đây đang lâm vào cảnh hiểm nghèo. Từ đó tạo ra khủng hoảng cơ cấu tài chính
quốc tế và ảnh hưởng trở lại Hoa Kỳ [23:917].
Thứ tư,sự mất cân bằng trong cơ cấu kinh tế quốc tế.
Sự mất cân bằng đó diễn ra khi Hoa Kỳ thay thế Anh trở thành nước chủ nợ
trên thế giới. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, rất nhiều quốc gia ở châu Âu bắt
đầu trả nợ cho Hoa Kỳ khiến một lượng vàng rất lớn chảy vào nước này. Trữ lượng
vàng đó chiếm một nửa trữ lượng thế giới. Nền kinh tế thế giới phải lệ thuộc vào trụ
cột tài chính Hoa Kỳ nên một khi trụ chống đó bị đổ thì nền kinh tế thế giới cũng
chịu ảnh hưởng theo. Việc đầu tư một số lượng lớn tư bản ra nước ngoài chẳng

12


những làm cho các nước con nợ phải lệ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn khiến
nước chủ nợ là Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng. Bởi vì, để có đủ tiền trả nợ, nhiều
quốc gia buộc phải giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ khiến các ngành
kinh tế của Hoa Kỳ chịu thiệt hại, nhất là nơng nghiệp. Thị trường nước ngồi bị thu
hẹp khiến nông sản không thể xuất khẩu và trở nên “quá thừa” [5:611].
Thứ năm, sự bất cập của thị trường chứng khốn.
Thị trường chứng khốn Phố Wall tự nó là ngun nhân của tính khơng bền
vững nghiêm trọng trong nền kinh tế của thập niên 1920. Trong suốt thời kì đầu của
thập niên, nhiều cổ phiếu của các công ty được bán ra với giá tương đối thấp so với
khoản cổ tức mà nó thu được. Nghĩa là, bất cứ giá nào của cổ phiếu mỗi đô la đầu tư
phải hồn trả lại một khoản tức có lợi. Tuy nhiên, sau năm 1926, nhiều sự đầu tư chỉ
là trên giấy tờ. Theo nguyên tắc của thời đó, cổ phiếu có thể được mua và giá càng
thấp hơn, hơn 10% càng tốt. Phần tiền còn lại cần thiết để tạo ra giá mua có thể vay
mượn từ người mơi giới, mà đến lượt mình người này có thể mượn nó từ một ngân

hàng. Như vậy, hệ thống này đã đặt hàng đô la vay mượn vào thị trường và kéo giá
cổ phiếu lên, tạo ra một sự dư thừa rất nhiều hồi phiếu. Nhà đầu tư phải trả những
cái giá cao quá mức và vay mượn vượt qua khả năng trả của họ và cho rằng giá cả
có thể tiếp tục tăng lên và cứu nguy cho họ. Khi giá cổ phiếu rớt xuống, tất cả mọi
người dân tham gia trong hệ thống – nhà đầu cơ, người môi giới và ngân hàng – có
thể bị khóa lại cùng với nhau và cùng nhau rơi xuống. Chuỗi thất bại này thậm chí
có thể làm sụt giá cổ phiếu nhiều hơn, làm giảm sút giá trị của các cổ phiếu và khả
năng né tránh sự vỡ nợ trên toàn bộ hệ thống [23:918].
1.1.1.4. Hệ quả
Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã gây ra những tác
hại khủng khiếp trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Không chỉ tác động trên lĩnh vực
kinh tế mà còn tác động sâu sắc đến chính trị, xã hội ở các nước tư bản.
Đối với Pháp
So với những nước tư bản chủ yếu khác như Hoa Kỳ, Anh thì khủng hoảng
kinh tế ở Pháp diễn ra muộn hơn, nhưng mức độ khá quyết liệt và thời gian kéo dài.
Do những khoản tiền bồi thường chiến tranh, công việc khôi phục các khu vực bị
13


chiến tranh tàn phá, sự đổi mới một phần kĩ thuật vào việc quân sự hóa… phần nào
đã làm cho cuộc khủng hoảng chậm nổ ra. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới (1929 – 1933) cũng nhanh chóng lan rộng đến các lĩnh vực kinh tế ở Pháp.
Trong thời gian khủng hoảng, sản lượng công nghiệp Pháp giảm sút 1/3, ngoại
thương giảm 3/5… nghiêm trọng nhất là trong nghành cơng nghiệp nhẹ, có tới 130
xí nghiệp dệt vải bị phá sản [9:184]. Trong nơng nghiệp thì sản lượng cũng rất thấp,
giảm 2/5. Thu nhập quốc dân thời kì này giảm tới 1/3. Năm 1935 có tới ½ triệu
người thất nghiệp hồn tồn và 50% cơng nhân thất nghiệp một phần. Thu nhập
nông dân giảm 2,7 lần [47:135]. Đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực. Mặt
khác, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng làm cho tư bản Pháp ngày càng tập trung hơn.
Đối với Nhật Bản

Khác với các nước khác, cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề ở Nhật Bản
xuất hiện ngay từ mùa xuân 1927. Đến năm 1929, sự suy sụp của thị trường tài
chính Hoa Kỳ và sự suy thoái ở Tây Âu lại giáng một địn nặng nề vào kinh tế Nhật
Bản. Trong đó, công nghiệp giảm sút nghiêm trọng. So với năm 1929 sản lượng
công nghiệp giảm 32,5%, xuất khẩu tơ sống giảm xuống 84% [9:222]. Tổng giá trị
nông sản giảm hơn 60%. Năm 1931 là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng. Nếu vào đầu
năm 1931, số người thất nghiệp là 2,5 triệu người thì vào cuối năm đó, con số này
đã là 3 triệu người [47:117]. Nơng dân cũng bị đói khổ không kém. Mâu thuẫn xã
hội ngày càng tăng lên, các cuộc đấu tranh lan rộng khắp nơi chống lại chính giới và
bọn tư bản đầu sỏ. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng đã dồn chủ nghĩa đế quốc Nhật
Bản vào tình trạng khó khăn. Cuộc cạnhtranh giữa các nhóm tư bản cũ và mới vào
vịng xốy đấu tranh gay gắt. Các tập đoàn quân phiệt và các tập đoàn tư bản cấu
kết với nhau tìm lối thốt khủng hoảng. Lối thốt đó là điên cuồng gây ra những vụ
phiêu lưu quân sự, phát động chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Đối với Đức
Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Đức rất nghiêm trọng. Năm 1930
sản xuất công nghiệp Đức giảm sút 8,4% so với năm 1929. Trong khi đó bộ máy
sản xuất cơng nghiệp của Đức năm 1933 chỉ sử dụng hết 35,7% công suất [9:206].
Nhiều xí nghiệp bị phá sản vì khơng cạnh tranh nổi với các công ty tư bản lũng

14


đoạn. Năm 1932 có 5,5 triệu người thất nghiệp [47:107]. Cuộc khủng hoảng kinh tế
(1929 – 1933) đã làm bộc lộ rõ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc Đức. Nó
mang đến nước Đức những thay đổi khơng chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cịn trên lĩnh
vực chính trị sâu sắc hơn bất cứ nước tư bản nào khác. Trải qua cuộc khủng hoảng
kinh tế, giai cấp tư sản Đức chuyển sang quân sự hóa triệt để nền kinh tế và đi đến
thiết lập chính quyền phát xít.
1.1.2. Tình hình Hoa Kỳ trong Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

1.1.2.1. Sự thịnh vượng Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Hoa Kỳ là nước tư bản “sinh sau đẻ muộn”, nhưng lại phát triển trong điều
kiện thuận lợi và phát triển với tốc độ nhanh hơn các nước tư bản khác. Đặc biệt là
từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ tuy là nước không tham chiến ngay từ
đầu, nhưng lại được lợi nhiều nhất từ việc bn bán vũ khí cho cả hai phía, lại tham
gia đàm phán kết thúc chiến tranh nên Hoa Kỳ có điều kiện để kí kết những hiệp
định có lợi cho Hoa Kỳ. Sau chiến tranh, nhờ áp dụng những kỹ thuật, thiết bị
mới....Hoa Kỳ đã xuất hiện sự phồn vinh vào thập niên 20. Sự thịnh vượng đó đã
làm nhiều người say sưa, cho rằng Hoa Kỳ từ nay sẽ bước vào thời đại thịnh vượng
nghìn năm.
Trên thực tế, giá cổ phiếu tăng vọt làm người ta chóng mặt và tháng nào
người ta cũng tung ra hàng trăm triệu để mua cổ phiếu với hy vọng thu được lợi
nhuận nhanh chóng. Sản xuất tăng lên khơng ngừng nhờ áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật và nguồn năng lượng mới. Chỉ số công nghiệp nếu lấy thời gian
từ 1923 đến 1925 bình quân là 100, thì đến tháng 7 năm 1928 đã tăng lên 110, tháng
6 năm 1929 đã tăng lên 126, đồng thời, tình hình giá cổ phiếu ở Mỹ cũng rất khả
quan. Ba tháng mùa hè năm 1929, cổ phiếu của công ty xe hơi General Motors tăng
từ 268 lên 391; cổ phiếu công ty sắt thép Mỹ United States Steel Corp, từ 165 lên
258. Vào tháng 9 năm 1929, Bộ tài chính của Hoa Kỳ cịn bảo đảm với cơng chúng:
“Hiện nay khơng cịn gì để lo ngại. Điểm cao phồn vinh sẽ cịn tiếp tục kéo
dài”[4:411].
Sản xuất phát triển khơng ngừng. Người ta tính rằng vào năm 1928, 73 cơng
nhân làm ra một sản lượng bằng 100 công nhân năm 1920. Các mặt hàng trước đây
15


được coi là xa xỉ chỉ dành cho những gia điình giàu sang thì nay đã có mặt trong các
gia đình trung lưu Hoa Kỳ. Các nhà máy làm việc hết công suất không cung cấp kịp
xe hơi, tủ lạnh, radio, máy hút bụi, máy điện thoại để thỏa mãn những nhu cầu tăng
lên không ngừng.

Henry Ford đã làm một cuộc cách mạng trong nền công nghiệp các phương
tiện vận tải, bằng việc tung ra mẫu xe T nổi tiếng của ơng. Nhờ những phương pháp
tiêu chuẩn hóa và phân cơng lao động mà ơng có thể vừa tăng lương cho công nhân,
vừa giảm giờ làm, lại vừa bán được ô tô với gái vừa túi tiền của đông đảo quần
chúng thuộc tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ. Sản lượng điện cứ vài năm tăng lên gấp
đôi. Các rạp chiếu bóng bao giờ cũng thấy đầy người.
Thế kỉ XX là thời kỳ thịnh vượng của q trình đơ thị hóa và nó cũng là một
biểu hiện của sự thịnh vượng. Đó là một hiện tượng rất phổ biến. Ở khắp nơi, những
ngôi nhà chọc trời mọc lên, hơn một triệu lễ khởi cơng xây dựng nhà cửa trong
vịng 1 năm đã diễnra ở các khu vực thành thị. Chính quyền các bang cho xây dựng
thêm 600.000 dặm đường xá để cung ứng cho lượng xe ô tô gia tăng của tầng lớp
trung lưu; những khu vực thành thị cũ đã không thể nào chứa nổi sự gia tăng dân số
và các khu ngoại ô mới được mọc lên vượt ra khỏi tầm hạn chế của các thành phố
lớn. Ô tô, radio, phim ảnh, những cuộc mắc nối đường dây điện lưới khơng đứt và
các hình ảnh khác về sự vượt trội của công nghệ Hoa Kỳ chẳng bao lâu cũng vươn
tới nông thôn.
Ngày 4 tháng 3 năm 1929, khi Herbert Hoover bước vào Nhà trắng, nhiều
người dân Hoa Kỳđã cho rằng ông là người tốt nhất để đưa Hoa Kỳ đến sự thịnh
vượng kéo dài mà ông thường nhắc tới khi làm Bộ trưởng Bộ Thương mại: “Chúng
ta đã đi đến chỗ xóa sạch nghèo đói hơn bất cứ nước nào trên thế giới” [4:410].
Dưới sự cổ vũ của Tổng thống Hoover, hoạt động đầu cơ chứng khoán đã đạt đến
mức độ “điên cuồng”. Rất nhiều xí nghiệp lớn và ngành thương nghiệp đã chia cổ
phiếu cho công nhân, khiến họ dần quen biết ngành ngân hàng và người mối lái. Giá
trung bình của cổ phiếu phổ thơng là 117 vào tháng 12 năm 1928, đã tăng vọt lên
225 vào tháng 9 năm 1929. Trong thời gian ngắn, cổ phiếu của công ty General
Motors đã tăng từ 128 lên 396, cổ phiếu của công ty vô tuyến điện đã tăng từ 94 lên

16



505. Giá cổ phiếu của mấy công ty này đã cao đến mức làm cho người ta chống
váng đầu óc. Trong tình hình đó người người đều chìm đắm say sưa trong giấc mơ
đẹp dự vào việc mua cổ phiếu để phát tài. Những người mơi giới chứng khốn
khơng ngừng gia tăng khoản vay ngân hàng của họ, từ 3,5 tỷ USD vào tháng 1 năm
1929, sau hai năm đã tăng lên đến 8,5 tỷ USD, việc họ mua cổ phiếu với khoản tiền
lớn như vậy là điều chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong tháng 1 năm 1929, đã
phát hành số lượng cổ phiếu giá hơn 1 tỷ USD [25:220].
1.1.2.2. Diễn biến và hệ quảcủa Đại khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình
hình kinh tế - xã hội Hoa Kỳ
a. Trên lĩnh vực kinh tế
Đại khủng hoảng (1929 – 1933) là một cuộc khủng hoảng có quy mơ lớn
nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Người Mỹ nhắc đến cuộc khủng hoảng này như là một
nỗi kinh hoàng, sự đau đớn và nhục nhã. Hậu quả của Đại khủng hoảng tác động
sâu rộng đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Từ sự sụp đổ của thị trường chứng khốn, Đại
khủng hoảng đã nhanh chóng tác động đến các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
ngoại thương… trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trước hết là về lĩnh vực tài chính – ngân hàng:Bắt đầu trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng, Đại khủng hoảng đã nhanh chóng làm sụp đổ thị trường chứng
khoán, hàng loạt ngân hàng rơi vào tình cảnh phá sản. Thị trường chứng khốn
được coi như là chiếc gương phản ánh một hình ảnh ngầm hay gốc rễ của thực trạng
nền kinh tế Hoa kỳ. Sự sụt giá của chứng khoán Phố Wall năm 1920 là một trong
những sự sụp đổ thảm họa nhất của lịch sử thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ xét về
phạm vi ảnh hưởng và hậu quả. Sự sụt giá đầu tiên xảy ra vào ngày thứ 5 đen tối (24
tháng 10 năm 1929), nhưng ngày thứ 3 đen tối (29 tháng 10 năm 1929) mới thực sự
là thảm họa, chỉ 5 ngày để nỗi sợ hãi lan rộng và gom lại thành ảnh hưởng đáng sợ
gây hậu quả kéo dài trên cả nước Mỹ.
Ngày 23 – 10, Phố Wall xuất hiện hiện tượng bán tống bán tháo cổ phiếu.
Ngày hôm sau (tức ngày thứ năm) là một ngày kinh hoàng ở sở giao dịch chứng
khoán Phố Wall. Chỉ nội trong một ngày số cổ phiếu bán tống bán tháo đã lên tới 13
triệu cổ phiếu - nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường với giá chỉ bằng

17


2/3 giá thực [12:222]. Chỉ số Down Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381.2 ngày
3/9/1929 xuống còn 230.1 ngày 29/10/1929. Điểm đáy của chỉ số này đạt được ngày
8/7/1932 khi chỉ số Down Jones đóng cửa ở mức 41,2 – giảm gần 90% so với mức
đỉnh cao nó từng đạt được ba năm trước đó [26:5-6].
Ngày 29 tháng 10 năm 1929 (Ngày thứ ba đen tối) là thời điểm cuộc khủng
hoảng lên đến đỉnh điểm. Ngay khi thị trường mở cửa các nhà đầu tư đã ồ ạt bán
tháo cổ phiếu. Chỉ trong vài giờ, số lợi nhuận kiếm được của năm trước bị tước đi
và niềm tin của người tiêu dùng sụp đổ. Ai cũng bán mà chẳng có ai mua, làm cho
hệ thống cung cấp báo cáo trễ lại gần hai tiếng đồng hồ. Khối lượng 33 triệu cổ
phần đáng kinh ngạc được giao dịch ngày hơm đó, một kỷ lục tồn tại suốt 40 năm,
và chỉ số Dow Times đóng cửa với thiệt hại 12% (43 điểm) – xóa hồn tồn số điểm
thu được trong 12 tháng trước đó [26:156]. Chỉ tính riêng cổ phiếu của White
Sewing Machine Company từng đạt mức cao là 48 điểm trong những tháng trước
đó thì giờ đóng cửa ở mức 11 điểm, American Can mở cửa ở mức 130 điểm giảm
xuống 110, Westing House mở cửa 131 điểm trượt xuống 100 [26:157]. Ngân hàng
và các cơng ty đóng cửa, và nhiều công dân Hoa Kỳ bị đẩy vào cảnh nghèo túng mà
khơng có việc làm hay bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.
Giữa tháng 11 năm 1929, tồn bộ giá trị chứng phiếu Sở giao dịch New York
đã giảm xuống 50% (chỉ số cơng nghiệp Time đóng cửa ở mức 224 từ giá trị ban
đầu là 452), tổn thất trên dưới 450 tỷ đô la Mỹ [26:194-195]. Thị trường cổ phiếu
hoàn toàn tan tác. Hàng loạt Ngân hàng đầu cơ cổ phiếu đã đua nhau sụp đổ hay
đóng cửa, có nhiều người cả đời dành dụm mua cổ phiếu, trong chốc lát đã trở
thành tay không.
Hệ thống ngân hàng:Sự bắt đầu của cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 là một
thảm họa đối với hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Từ cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc
khủng hoảng đã nhanh chóng lan sang hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Hệ quả là ngân
hàng “đua nhau” phá sản: một mặt do người vay vốn đầu cơ khơng cịn khả năng

trả nợ vì cổ phiếu đầu tư khơng cịn giá trị, mặt khác do người gửi tiền hoảng loạn
đua nhau rút tiền gửi. Dẫn đến ngân hàng nối tiếp ngân hàng kia thất bại khi “mọi
người cứ đổ xô tới rút tiền”, thậm chí đã biến đổi các thể chế thanh tốn thành các

18


thể chế phá sản.Tháng 11 năm 1930, nền kinh tế Hoa Kỳ chứng kiến sự vỡ nợ của
250 ngân hàng và 180 triệu đơla tiền gửi [23:919], cịn trong tháng 12 là 532 ngân
hàng và 370 triệu đôla tiền gửi. Theo số liệu thống kê trong thời gian khủng hoảng
1929 - 1933, số lượng ngân hàng phải đóng cửa tăng từ 659 (năm 1929) lên khoảng
9.000 vào năm 1932 [52:717]. Khủng hoảng ngân hàng đưa Hoa Kỳ đến cuộc Đại
khủng hoảng.
Thứ hai là trong lĩnh vực công nghiệp: Từ sự sụp đổ của thị truờng chứng
khoán, Đại khủng hoảng nhanh chóng tác động đến các lĩnh vực trong nền cơng
nghiệp Hoa Kỳ.
Ngành sản xuất, chế tạo ô tô: Đầu thế kỉ XX, ngành sản xuất, chế tạo ô tô
được xem là một trong những cột trụ chính của nền kinh tế Hoa Kỳ. Khơng chỉ
trong giới doanh nghiệp, chính trị mà cả những người dân đều cho rằng ngành công
nghiệp ôtô là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1929 đã phủ bóng đen lên ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước Mỹ. Từ “tam kiệt”
General Motors (GM), Ford, Chrysler cho đến Pierce - Arrow, Lincoln… đều chịu
những tổn thất nặng nềkhiphải đối mặt với “cơn ác mộng khủng hoảng”.Đầu thế kỉ
XX, Hoa Kỳ đã có khoảng hơn 50 nhãn hiệu xe hơi sản xuất ra hàng trăm mẫu xe
khác nhau chạy xăng và điện với những bộ động cơ đơn giản nhất. Trong những
năm đó, hầu hết mọi gia đình ở Hoa Kỳ đều có một chiếc ơtơ riêng. Hoa Kỳ được
mệnh danh là “xứ sở của xe hơi”. Năm 1927, khoảng 80% xe hơi trên thế giới là ở
Hoa Kỳ [39:178].Tuy nhiên, khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 bùng nổ,
ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ bị ảnh hưởng rất lớn. Sản lượng ngành sản xuất ôtô
Hoa Kỳ sụt giảm nghiêm trọng. Năm 1929 tồn ngành cơng nghiệp ôtô Hoa Kỳ sản

xuất được 4,5 triệu chiếc xe hơi đến năm 1930 con số này chỉ còn 2,4 triệu chiếc
[23:915]. Chỉ tính riêng cổ phiếu của General Motors từ 173 đơ la năm 1929 tụt
xuống chỉ cịn lại 8 đô la [40:221].Nhiều tên tuổi không thể trụ vững trong cơn lốc
suy thoái.
Ngành sản xuất, chế tạo thép: Cuối thế kỉ XIX, ngành sản xuất thép ở Hoa
Kỳ bước vào thời kì hồng kim, trở thành một trong những ngành sản xuất công
nghiệp hàng đầu ở Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê từ năm 1870 – 1880 sản lượng

19


thép của Hoa Kỳ tăng từ 7000 tấn lên tới 1,2 triệu tấn [3:642]. Từ năm 1898, thuế
thép giảm dần đã tạo điều kiện tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngồi, vì
thế giá thành thép cũng giảm. Hệ quả là số tiền xuất khẩu thép của Hoa Kỳ tăng từ
17,7 triệu đô la năm 1888 lên 40 triệu đô la năm 1898. Sản xuất thép của Hoa Kỳ
hầu như làm chủ được thị trường châu Âu [11:44]. Đầu thế kỉ XX, sản lượng thép
của Hoa Kỳ liên tục tăng nhanh. Vào những năm 1900 – 1914 luyện thép tăng
131%. Chỉ riêng năm 1913 Hoa Kỳ đã sản xuất được 31,3 triệu tấn thép. Đến năm
1928, Hoa Kỳ sản xuất được 51,5% sản lượng thép của thế giới [48:367].Tuy nhiên,
năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã ảnh hưởng trầm trọng
đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Và ngành công nghiệp sản xuất, chế
tạo thép cũng bị tác động nặng nề, lâm vào thời kì sụp đổ. Dưới tác động của của
cuộc khủng hoảng, từ những năm 1929 – 1933 sản lượng thép ở Hoa Kỳ sụt giảm
tới 76% [36:88]. Năm 1933 sản xuất thép chỉ đạt 12% năng suất [40:221]. Đây được
xem là mức thấp kỉ lục trong ngành chế tạo thép kể từ năm 1896 trở lại.
Ngành công nghiệp đường sắt:Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ngành công
nghiệp đường sắt Hoa Kỳ đã vươn rộng khắp phần lớn lãnh thổ, góp phần quan
trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ.Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, việc
xây dựng đường sắt tăng gấp 6,5 lần, vượt qua chiều dài của tất cả mạng lưới đường
sắt Tây Âu. Đầu thế kỉ XX, tổng chiều dài đường sắt của Hoa Kỳ là 320.000 dặm

[34:261]. Tuy nhiên, khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế nổ ra, sự sụp đổ của thị
trường tài chính đã nhanh chóng lan rộng đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
Hoa Kỳ, và ngành công nghiệp đường sắt cũng không nằm ngồi phạm vi ảnh
hưởng. Năm 1929, ngành cơng nghiệp đường sắt bị suy giảm và công ty đường sắt
buộc phải cho hàng ngàn công nhân nghỉ việc. Từ năm 1929 đến năm 1933 ở Hoa
Kỳ có tới 54 cơng ty đường sắt bị phá sản [17:8].
Thứ ba là trên lĩnh vực nông nghiệp: Hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX trở
thành thời kỳ vàng son của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ. Giá nông phẩm đạt mức
cao khi nhu cầu về hàng hóa gia tăng và giá trị của đất đai tăng. Nhờ vào việc đẩy
mạnh cơ khí hóa, nền sản xuất nơng nghiệp tại Hoa Kỳ ngày càng được đẩy mạnh.
Những loại máy cắt cỏ, máy gặt, máy đập… được sử dụng ngày càng nhiều, cùng
với những tiến bộ kỹ thuật tiếp tục nâng cao năng suất. Từ năm 1900 – 1914 sản
20


×