Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.25 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ THANH TÚ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ THANH TÚ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã số
: 60. 14 .01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG GIAO

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Các số liệu trong luận văn là hoàn tồn trung thực, trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng. Các đánh giá, kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

NGÔ THỊ THANH TÚ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 7
9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH
GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG
MẦM NON....................................................................................................... 8
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................. 8

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 12
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ............................................................... 12
1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục ..................................................... 17
1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ........................... 22
1.2.4. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm
non ................................................................................................................... 24
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TRƯỜNG MẦM NON .......................................................................... 26
1.3.1. Quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường mầm non ........................... 26
1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ........... 27
1.3.3. Nguyên tắc, điều kiện đăng ký KĐCLGD trường mầm non .......... 28


1.4. TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KĐCLGD TRƯỜNG MẦM NON ................ 29
1.4.1. Vai trò của tự đánh giá trong KĐCLGD trường mầm non ............. 29
1.4.2. Quy trình TĐG trường mầm non .................................................... 30
1.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON ........................ 35
1.5.1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non ....................................................................................... 35
1.5.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non ....................................................................................... 36
1.5.3. Tập huấn công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục trường mầm non ....................................................................................... 37
1.5.4. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng kiểm định chất
lượng giáo dục trường mầm non ..................................................................... 38
1.5.5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí kiểm định chất
lượng giáo dục trường mầm non ..................................................................... 40
1.5.6. Viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non .............................................................................................. 41

1.5.7. Công bố báo cáo tự đánh giá và thực hiện các thủ tục sau tự đánh
giá ................................................................................................................... 42
Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 45
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................... 45


2.1.1. Tình hình giáo dục và đào tạo quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng ................................................................................................................ 45
2.1.2. Tình hình các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 48
2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ............................................... 50
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................... 50
2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 50
2.2.3. Đối tượng khảo sát .......................................................................... 50
2.2.4. Tổ chức khảo sát ............................................................................. 50
2.2.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 51
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................... 51
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường mầm non
về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ........................ 51
2.3.2. Kết quả công tác TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................................... 55
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG MẦM NON

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............... 59
2.4.1. Thực trạng thành lập Hội đồng tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục tại các trường mầm non.......................................................... 59
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục tại các trường mầm non.......................................................... 61
2.4.3. Thực trạng tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non ..................................................... 62


2.4.4. Thực trạng thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
KĐCLGD trường mầm non ............................................................................ 65
2.4.5. Thực trạng đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
KĐCLGD trường mầm non ............................................................................ 68
2.4.6. Thực trạng viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non ............................................................................... 69
2.4.7. Thực trạng công bố báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục trường mầm non ..................................................................... 72
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................................. 75
2.5.1. Điểm mạnh ...................................................................................... 75
2.5.2. Hạn chế............................................................................................ 76
2.5.3. Thời cơ ............................................................................................ 77
2.5.4. Thách thức...................................................................................... 78
2.5.5. Đánh giá chung ............................................................................... 78
Tiểu kết Chương 2........................................................................................... 80
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.. 81

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................................... 81
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................. 81
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................... 82
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện ............................. 83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................. 83
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi ................................. 83


3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............... 84
3.2.1. Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ........................ 84
3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục phù hợp, khả thi...................................................................... 88
3.2.3. Tăng cường tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non ..................................................... 92
3.2.4. Đảm bảo việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng và viết báo
cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ........... 95
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non ................................................... 100
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non ................................................... 103
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ........................................... 106
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ............................................................................................................. 108
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.................................................................. 108
3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm ................................................. 108
3.4.3. Quá trình khảo nghiệm.................................................................. 108
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 108

Tiểu kết Chương 3......................................................................................... 113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung

1

CB, GV

: Cán bộ, giáo viên

2

CB, GV, NV

: Cán bộ, giáo viên, nhân viên

3

CBQL


: Cán bộ quản lý

4

CLGD

: Chất lượng giáo dục

5

CSGD

: Cơ sở giáo dục

6

ĐGN

: Đánh giá ngoài

7

GDMN

: Giáo dục mầm non

8

GV


: Giáo viên

9

KĐCLGD

: Kiểm định chất lượng giáo dục

10

SL

: Số lượng

11

TBC

: Trung bình chung

12

TĐG

: Tự đánh giá

13

UBND


: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Tổng hợp các CSGD trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng

2.2.

55

Kết quả tự đánh của các trường mầm non trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

2.7.

53

Tổng hợp kết quả TĐG các trường mầm non trên địa bàn
quận Hải Châu từ năm học 2012-2013 đến nay

2.6.


52

Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của công tác TĐG trong
KĐCLGD

2.5.

49

Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của công tác TĐG
trong KĐCLGD

2.4.

47

Tổng hợp các trường mầm non trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng

2.3.

Trang

56

Thực trạng thành lập Hội đồng TĐG trong KĐCLGD tại
các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng

2.8.


Thực trạng xây dựng kế hoạch TĐG trong KĐCLGD tại
các trường mầm non

2.9.

63

Đánh giá về thực trạng quản lý việc xử lý, phân tích
thơng tin, minh chứng

2.11.

61

Thực trạng tập tổ chức huấn công tác TĐG trong
KĐCLGD trường mầm non

2.10.

59

66

Đánh giá về thực trạng đánh giá mức độ đạt được theo
từng tiêu chí KĐCLGD trường mầm non

68



2.12.

Đánh giá về thực trạng viết báo cáo tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

2.13.

70

Đánh giá về thực trạng công bố báo cáo TĐG KĐCLGD
trường mầm non

73

3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

109

3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

110


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại cơng nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trường, con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển. Đảng và
nhà nước ta đã khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi con người Việt Nam hiện nay vừa kế
thừa và không ngừng nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
thường xuyên đổi mới kiến thức văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật và cơng
nghệ, có thể lực mạnh khỏe, tâm hồn trong sáng, trí tuệ và tài năng ngày càng
được phát huy, có tầm hiểu biết rộng lớn về chính trị, tư tưởng, về kinh tế và
xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng và cần thiết.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu của GDMN là giáo dục và phát triển tồn diện cho trẻ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Mục đích của dạy học ở trường mầm non là cung cấp cho trẻ những tri thức
tiền khoa học và các kĩ năng sinh hoạt cần thiết làm cơ sở chuẩn bị cho việc
học tập của trẻ ở trường phổ thơng sau này. Chính vì vậy, chăm sóc giáo dục
tốt cho trẻ hơm nay chính là chuẩn bị cho những chủ nhân tương lai có trí tuệ,
năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với nhiều loại hình lao động mới
của thế kỉ XXI. Để đạt được điều này đòi hỏi trong sự nghiệp đổi mới giáo
dục của đất nước, việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường
mầm non được xác định là một trong những phương hướng trọng tâm của tư
tưởng đổi mới đối với các hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của CLGD nói chung và chất lượng các
trường mầm non nói riêng, Chính phủ và Bộ GD & ĐT đã ban hành hệ thống


2

văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai công tác kiểm định chất lượng

trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 17, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ:
“Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ
thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và
CSGD khác. Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước
và đối với từng CSGD...” [2].
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 đề cập
“…tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện giám sát xã hội đối
với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về
chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng CSGD của các cấp học,
trình độ đào tạo...” [13]. Thơng qua KĐCLGD, các CSGD nói chung, các
trường mầm non nói riêng xác định mức độ đạt được của nhà trường để từ đó
xây dựng kế hoạch hành động và áp dụng các biện pháp cải tiến, nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời, kết quả K ĐCLGD là cơ sở để
nhà trường công khai với cộng đồng về thực trạng chất lượng và các điều kiện
đảm bảo chất lượng của nhà trường.
Bên cạnh đó, cơng tác KĐCLGD trường mầm non nhằm góp phần thực
hiện Dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non" là Dự án
hỗ trợ thực hiện chương trình của Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi thông qua việc tập trung cụ thể vào nhu cầu của những trẻ em
thiệt thòi nhất và cải thiện mức độ sẵn sàng đi học của trẻ, trong đó đặc biệt
chú trọng trẻ em dân tộc thiểu số; tăng tỷ lệ số trường mầm non được chứng
nhận đạt chuẩn. Mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua các biện pháp dự
kiến sẽ làm tăng số trẻ em đi học mầm non và được thụ hưởng chất lượng
giáo dục và chăm sóc tốt hơn. Mục tiêu trung gian là tăng tỷ lệ số trường mầm
non được chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 1, mức cơ bản


3

trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng mầm non và tăng tỷ lệ trẻ đi học mầm

non 2 buổi/ngày của trẻ 3-5 tuổi.
Công tác KĐCLGD tại thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Hải Châu
nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ từ năm học 2010-2011. Mặc dù
công tác TĐG đã được Bộ GD & ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn, tuy
nhiên, tại nhiều trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng gặp nhiều khó khăn trong triển khai cơng tác TĐG trong KĐCLGD.
Nhiều CB, GV là thành viên của Hội đồng TĐG trường mầm non chưa hiểu
biết đầy đủ về chất lượng giáo dục cũng như xác định đúng quy trình, phương
pháp, kỹ thuật đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, phù hợp với
thực tiễn phát triển của CSGD. Bên cạnh đó, một số trường mầm non chưa
nhận thức được tầm quan trọng của công tác TĐG nên công tác này cịn mang
tính hình thức, đối phó. Hiện nay, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã có
40/40 trường mầm non triển khai thực hiện công tác TĐG trong KĐCLGD
(chiếm tỉ lệ 100%). Trong số đó, có 08 trường mầm non đề nghị đăng ký
ĐGN nhưng chưa được chấp nhận ĐGN. Một trong những nguyên nhân chính
là do báo cáo TĐG không đảm bảo chất lượng về mặt nội dung và các điều
kiện cần thiết để được ĐGN. Cho đến nay, thành phố Đà Nẵng nói chung,
quận Hải Châu nói riêng vẫn chưa có CSGD mầm non nào được công nhận
đạt tiêu chuẩn KĐCL theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
mầm non do Bộ GD & ĐT ban hành.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai công tác TĐG tại các
trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng dựa trên cơ
sở lý luận về KĐCLGD và công tác TĐG KĐCLGD để từ đó đề xuất biện
pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác này là một yêu cầu hết sức cấp
bách và cần thiết.


4

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý

công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường
mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” để nghiên
cứu, với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả công tác TĐG trong KĐCLGD
trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác TĐG trong
KĐCLGD trường mầm non và khảo sát việc quản lý công tác TĐG ở các
trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đề xuất các
biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng của báo cáo TĐG theo quy định,
thực hiện công tác TĐG đúng tiến độ và là cơ sở để các trường mầm non nâng
cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ của các
trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các
trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết lập và áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp quản lý công
tác TĐG trong KĐCLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn các
trường mầm non thì sẽ đảm bảo chất lượng báo cáo tự đánh giá theo quy định,
giúp các trường xác định rõ những điểm mạnh, điểm tồn tại của trường, xây
dựng kế hoạch hành động góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ của nhà trường, nâng cao thương hiệu, uy tín của nhà trường đồng thời


5


hoàn thành báo cáo TĐG đúng tiến độ và yêu cầu theo quy định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác TĐG trong
KĐCLGD trường mầm non.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác TĐG
trong KĐCLGD các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD
các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý công tác TĐG trong
KĐCLGD của Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng từ năm học 2012 - 2013 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân loại tài liệu
lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu được những dấu hiệu đặc thù
bên trong và trên cơ sở đó tổng hợp để tạo ra hệ thống, đồng thời thấy được
mối quan hệ, tác động biện chứng để xác lập cơ sở lý luận về TĐG trong
KĐCLGD trường mầm non.
7.1.2. Phương pháp phân loại tài liệu
Trên cơ sở phân tích để tiến tới tổng hợp lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý
luận của đề tài, chúng tơi tiến hành thực hiện q trình phân loại tài liệu với
thao tác sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo từng nội dung về
vấn đề TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.


6


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát (cán
bộ quản lý, giáo viên là thành viên của Hội đồng TĐG các trường mầm non)
về thực trạng quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD trường mầm non trên địa
bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, xây dựng phiếu hỏi ý
kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện
pháp quản lý cơng tác TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu hồ sơ công tác TĐG trong KĐCLGD gồm: Quyết định
thành lập Hội đồng TĐG; Kế hoạch tổ chức TĐG; Phiếu đánh giá tiêu chí; Hồ
sơ minh chứng; Báo cáo TĐG của các trường mầm non trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm học 2012-2013 đến nay.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với các CBQL, GV là thành viên của các Hội đồng TĐG
trường mầm non để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong q trình triển
khai thực hiện cơng tác TĐG, đồng thời những đánh giá của họ về thực trạng
quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm non trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay nhằm thu thập những thông tin
cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn
về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác TĐG trong
KĐCLGD của các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả



7

điều tra, khảo sát.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã đọc, tham khảo các
tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục; đồng thời nghiên cứu các văn bản quy
định về giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non như: Luật
Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, …
Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã đọc, tham khảo các tài liệu về kiểm
định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non,
các văn bản hướng dẫn tự đánh giá và ĐGN trường mầm non như: Thông tư
số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ GD & ĐT ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non; Thông tư
số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD & ĐT ban hành
Quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm
non, Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non, …



8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CÔNG TÁC
TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào ln có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của xã hội. Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và
đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng
thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát
triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối với ngành
giáo dục của nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính
chiến lược trong q trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn
hố, hiện đại hố và xã hội hố.
Ở nước ngồi, về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới khái niệm
chất lượng, chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục đại học, quản lý chất
lượng. Trong số đó có thể kể đến những tác phẩm như: “Quality Assurance in
Teaching at James Cook University of North Queensland” của Annesley F.
King H. and Harte J (1994); “Quality Assurance Standard Requirements for
Teaching and Learning units” của trường Đại học Chulalongkorn (2001);
“Quality assurance for university teaching: Issues and approaches” của Ellis R
(1993); “Total quality management in education” của Mukhopadhyay M,
(2005); “Quality Management in Universities” của Warren Piper D (1993);
“Capacity Buiding in Higher Education and Quality Assurance in the Asia
Pacific Region” của Len M.P (2005), …



9

KĐCLGD đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ,
nhưng trước đây ít được các nước khác biết đến nhưng đến nay ngày càng
được các quốc gia trên thế giới tham khảo khi xây dựng hệ thống kiểm định
chất lượng. Hiện nay, KĐCLGD ngày càng trở nên phổ biến hơn, bởi nó là
một cơng cụ hữu hiệu giúp nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao
chất lượng dạy và học.
Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng và CLGD luôn nhận được sự quan tâm
đông đảo các nhà giáo và các nhà khoa học giáo dục. Đến nay, đã có nhiều tác
giả, các nhà khoa học đã nghiên cứu và xuất bản các giáo trình, các tài liệu
tham khảo về quản lý chất lượng, KĐCLGD. Trong đó, phải kể đến những tài
liệu như: “Quản lý chất lượng dạy học” của tác giả Phạm Thành Nghị (2000);
“Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Đức
Chính (2002); “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO
và TQM” của tác giả Trần Khánh Đức” (2004); “Chất lượng giáo dục: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Châu (2008); “Hệ thống
đảm bảo chất lượng quá trình dạy học ở trường đại học” của tác giả Nguyễn
Quang Giao (2012); “Quản lý chất lượng tồn diện’’ của Vũ Quốc Bình,
(2003); “Quản lý chất lượng toàn diện: Con đường cải tiến và thành cơng”
của Nguyễn Song Bình, Trần Thị Thu Hà (2006)… Các cơng trình này đã đề
cập đến các khái niệm về chất lượng, chất lượng giáo dục đại học và các cách
tiếp cận khác nhau về chất lượng, trong đó các tác giả đều thống nhất khái
niệm chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.
Ở cấp độ vĩ mô, Bộ GD & ĐT đã ban hành một số văn bản liên quan
đến chất lượng GD, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đòi hỏi
việc thực hiện theo một quy trình khoa học, nghiêm túc. Tại Hội nghị lần thứ

VI Ban chấp hành TW Đảng khóa IX (tháng 7/2002) đã chỉ rõ “Xây dựng cơ


10

quan KĐCLGD theo mục tiêu GD”. Đến Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng
lần thứ IX (tháng 01/2004) tiếp tục nhấn mạnh “đẩy mạnh việc xây dựng và
triển khai các hoạt động của hệ thống KĐCLGD”.
Đối với bậc học mầm non, công tác KĐCL bắt đầu được triển khai từ
muộn hơn các cấp học khác. Tại Khoản 8, Điều 2 Điều lệ trường mầm non
quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của trường mầm non là thực hiện kiểm định
chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định [4]. Đặc
biệt, từ năm 2011, Bộ GD & ĐT rất chú trọng và quan tâm đến công tác
KĐCLGD, nhiều văn bản về KĐCLGD trường mầm non được ban hành như:
Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ GD & ĐT
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non;
Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD & ĐT
ban hành Quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường
mầm non và mới nhất là Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định
chất lượng giáo dục trường mầm non (thông tư thay thế cho Thông tư số
45/2011/TT-BDGĐT và Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT); Thông tư liên
tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 về hướng dẫn nội dung,
mức chi cho hoạt động Kiểm định chất lượng giáo dục CSGD mầm non, phổ
thơng và thường xun. Chính phủ đã ban hành Nghị định 138/2014/NĐ-CP
ngày 22/10/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có Điều 26 quy định về xử phạt vi phạm về
kiểm định chất lượng giáo dục. Điều đó một lần nữa khẳng định được sự quan
tâm của Nhà nước đối với việc nâng cao chất lượng đối với các CSGD và quy
định bắt buộc đối với từng CSGD đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về cơng tác KĐCLGD như: “Đảm bảo
chất lượng giáo dục và kinh nghiệm của một số trường Đại học trên thế giới”


11

của tác giả Nguyễn Quang Giao trên tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Đà
Nẵng số 4/2009; “TQM hay là quản lý chất lượng toàn thể trong giáo dục”
của tác giả Nguyễn Lộc trên tạp chí Khoa học giáo dục số 54/2010; “Hệ thống
đảm bảo chất lượng trong quá trình dạy học các mơn chun ngành của
trường Đại học Ngoại ngữ” của tác giả Nguyễn Quang Giao trên tạp chí giáo
dục số 37/2010; “Một số giải pháp đổi mới công tác kiểm định và đánh giá
chất lượng giáo dục của trường THPT” của Phạm Anh Tuấn trên tạp chí khoa
học số 70/2011. Bên cạnh đó, một số bài viết của các chuyên gia nghiên cứu
trong lĩnh vực KĐCLGD như: “Các mơ hình đảm bảo chất lượng giáo dục
trên thế giới và đề nghị ở Việt Nam” của Nguyễn Kim Dung; “Vai trò của
Kiểm định chất lượng đối với đào tạo đại học” của Đinh Tuấn Dũng; “Tính
quy định của văn hóa xã hội đối với hoạt động đánh giá độc lập trong kiểm
định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” của Phạm Thị Minh Hạnh…
Trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục,
đã có nhiều luận văn tốt nghiệp; luận án nghiên cứu về vấn đề chất lượng dạy
học, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng dạy
học ở các cấp học như: “Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường trung
học cơ sở Long An tỉnh Vĩnh Long” của Phạm Hữu Thế (2013); “Biện pháp
quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” của Lê Tấn Đức (2013); “Biện pháp quản
lý công tác TĐG trong kiểm định chất lượng đào tạo đại học của trường Đại
học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” của Trần Quốc Hùng (2009); “Quản lý các
trường THPT thành phố Hải Phòng theo Bộ tiêu chuẩn KĐCLGD của Bộ
GD&ĐT” của Phạm Thị Hồng Vân (2011); “Biện pháp quản lý hoạt động

TĐG của trường Cao đẳng Đức Trí – Đà Nẵng” của Đoàn Việt Hùng (2011);
“Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng tại trường THPT Quốc Lâm, tỉnh
Nam Định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT” của


12

Lê Thanh Giang (2012); “Biện pháp quản lý công tác TĐG trong kiểm định
chất lượng ở các trường THPT trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”
của Phan Thanh Nhuận (2013); “Biện pháp quản lý công tác TĐG trong kiểm
định chất lượng giáo dục ở trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng” của Trần
Thị Phượng (2013)…
Nhìn chung, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước về chất lượng, chất lượng giáo dục đại học, quản lý chất lượng giáo dục
đại học, quản lý chất lượng dạy học, các cơng trình nghiên cứu trên đều góp
phần quan trọng vào việc quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng, KĐCLGD,
đồng thời đề xuất được các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề
cập cụ thể đến công tác KĐCLGD trường mầm non nói chung và cơng tác
TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp quản lý cơng tác TĐG
trong KĐCLGD trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác
TĐG tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn hiện nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
a. Quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Hoạt
động quản lý có vai trị hết sức to lớn, đảm bảo cho việc thực hiện thành cơng
mục đích lao động, tăng hiệu quả lao động. Sự phân công, hợp tác lao động là

nhằm đạt hiệu quả, nâng cao năng suất. Nhưng hiệu quả chỉ có thể thực sự có
khi có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, đánh giá.
Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Đánh dấu
sự khác biệt giữa giai đoạn này với giai đoạn khác có rất nhiều yếu tố, một


13

trong những yếu tố không thể thiếu được là sự khác biệt về hình thức quản lý.
Một hình thức quản lý mới tiên tiến hơn hình thức quản lý cũ đem đến cho xã
hội một diện mạo mới trên tất cả các mặt của đời sống. Nghiên cứu về hoạt
động quản lý là một lĩnh vực quan trọng, là cơ sở để hình thành những
phương thức quản lý mới.
Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ đã xuất hiện tư
tưởng quản lý từ rất sớm. Những tư tưởng về phép trị nước của Khổng Tử
(551 - 479 TCN), Mạnh Tử (372 - 289 TCN), Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN)
theo đánh giá của các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và
đậm nét trong phong cách quản lý và văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á,
nhất là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên... Trong các
học thuyết về quản lý phương Đông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử và một số
người khác chủ trương dùng “Đức trị” để cai trị dân, Hàn Phi Tử, Thương
Ưởng và một số người khác lại chủ trương dùng “Pháp trị” để cai trị dân.
Ở phương Tây cổ đại (vào thế kỷ IV - III TCN) nhà triết học nổi tiếng
Xôcơrat cho rằng: những người nào biết cách sử dụng con người sẽ điều
khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt. Những
người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong công việc.
Tư tưởng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu
cai trị dân cịn tìm thấy trong quan điểm của nhà triết học cổ đại Hy Lạp
Platon (427- 347 TCN). Theo ơng, muốn trị nước thì phải biết đồn kết dân
lại, phải vì dân. Người đứng đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự

chủ, biết điều độ, ít tham vọng về vật chất, đặc biệt là phải được đào tạo kỹ
lưỡng.
Vào thế kỷ thứ XVII, có những nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu
như: Rober Owen (1771 - 1858), Charles Babbage (1792 - 1871), theo F.
Taylo (1856 - 1915) người được coi là “cha đẻ” của “Thuyết quản lý theo


14

khoa học” thì “Quản lý là được biết chính xác điều bạn muốn người khác làm
và sau đó thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất”.
Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà sang cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX xuất hiện hàng loạt các cơng trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận
khác nhau về quản lý như: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, làm thế nào
để việc ra quyết định quản lý đạt hiệu lực cao, những động cơ để thúc đẩy một
tổ chức phát triển. Thành công trong quản lý đã tạo ra một số hiện tượng nhảy
vọt thần kỳ trong phát triển kinh tế - xã hội, như sự xuất hiện các con rồng
Châu Á như: Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc... ở thế kỷ XX.
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Prederics William, Henri Fayol,
Max Weber đều đã khẳng định: “Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ
thuật”. Quản lý tùy thuộc vào điều kiện, tình huống cụ thể dẫn đến sự vận
động của đối tượng đến hiệu quả tối ưu, cho nên người quản lý khi vận dụng
lý thuyết quản lý vào cơng việc của mình phải hết sức linh hoạt và mềm dẻo.
Ngày nay, thuật ngữ “quản lý” đã phổ biến nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất. Khái niệm quản lý có nội dung rất chung chung, khái quát,
dùng cho cả quá trình xã hội cũng như quá trình kỹ thuật. Mỗi một định nghĩa
thường dùng cho một lĩnh vực quản lý cụ thể và tùy theo cách tiếp cận khác
nhau.
- Với cách tiếp cận tình huống thì quản lý là thiết kế và duy trì một mơi

trường, trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn
thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.
- Theo cách tiếp cận trên phương diện hoạt động của tổ chức thì quản lý
là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực hiện các
mục tiêu dự kiến.
- Quản lý là hành động - một loại hoạt động xã hội nhằm đạt mục đích


×