Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Từ ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tập thơ “những bông hoa không chết” của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.24 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRÂN THANH

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÍ – TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRÂN THANH

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÍ – TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Bùi Trọng Ngỗn – người
đã tận tình giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện luận văn này. Xin gửi
lời cảm ơn đến thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các cán bộ thư viện nhà trường
đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn
bè đã ln ở bên động viên, giúp đỡ để tơi có thêm động lực hồn thành tốt khóa
luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Trân Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài Từ ngữ biểu thị tâm lí –
tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ là
cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả đã nêu trong khóa
luận đều là trung thực và chưa từng được sử dụng ở một cơng trình nghiên cứu
nào khác. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung khóa luận này.
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 1 năm 2020
Nguời thực hiện

Nguyễn Trân Thanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6
1.1. Khái niệm từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm .............................................. 6
1.1.1. Tâm lí - tình cảm theo quan niệm của tâm lí học ................................ 6
1.1.2. Tâm lí – tình cảm theo nghĩa từ điển .................................................. 6
1.1.3. Từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm theo cách hiểu của ngôn ngữ học .. 6
1.2. Phân loại từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm ................................................ 7
1.2.1. Phân loại theo tình cảm trong tâm lý học ............................................ 7
1.2.2. Phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa...................................................... 7
1.2.3. Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa ....................................................... 8
1.3. Lưu Quang Vũ và tập thơ Những bông hoa không chết .......................... 11
1.3.1. Lưu Quang Vũ – người nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc............................. 11
1.3.2. Tập thơ Những bông hoa không chết. ............................................... 13
Tiểu kết chương I: ............................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TỪ BIỂU THỊ TÂM LÝ - TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG CHẾT” CỦA LƯU
QUANG VŨ ........................................................................................................ 16
2.1. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo phương diện cấu trúc ngữ nghĩa. 16
2.2. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo bình diện từ loại ......................... 47
2.3. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo bình diện cấu tạo từ .................... 74
Tiểu kết chương II: .............................................................................................. 77


CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC BIỂU ĐẠT CÁC TỪ TÂM LÍ – TÌNH CẢM

TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA LƯU QUANG VŨ ......................... 79
3.1. Năng lực biểu đạt của các từ tâm lý - tình cảm đối với nội dung biểu hiện
trong các bài thơ .............................................................................................. 79
3.2. Năng lực biểu đạt của các từ tâm lý - tình cảm đối với cảm xúc trữ tình
của Lưu Quang Vũ .......................................................................................... 87
3.2.1. Nỗi lòng trăn trở đa đoan................................................................... 87
3.2.2. Những trạng thái cực đoan trong tâm trạng Lưu Quang Vũ ............. 89
3.2.3. Một nhân cách trung thực và cao thượng .......................................... 91
Tiểu kết chương III:............................................................................................. 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 95


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu văn chương đã lớn lên trong tâm hồn của Lưu Quang Vũ khi nhà thơ
cịn khá trẻ. Từ những trang nhật kí ấp ôm cảm xúc thơ ngây của cậu bé mười lăm
tuổi; đến cuộc hành trình đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ trẻ trên thi đàn
Việt Nam với tập Hương cay – Bếp lửa (1968, in cùng Bằng Việt); hay những suy
tư dằn vặt của chàng trai trẻ về “cuộc sống và cái chết, về cái vô hạn của thời gian
và cái hữu hạn của đời người” [29,tr.9] và khoảng trống cô đơn cùng cực giữa
đời thơ mà ít người biết đến được ghi dấu trong tập thơ “Những bơng hoa khơng
chết” (1971). Có thể nói, đây là tập thơ ghi lại dấu ấn khoảng đời gian truân nhất
trong của đời của ông. “Những bông hoa không chết” bao gồm “những bài thơ
diễn đạt tâm trạng và những cảm xúc cao độ mà ông đã trải qua trong những ngày
đang sống.” [29,tr.9]. Cái tôi nội cảm của nhà thơ vì vậy mà hiện lên sắc nét hơn
bao giờ hết. Để khám phá sâu sắc những dằn vặt trong tâm lý, tình cảm của một
đời thơ đa đoan trong nỗi truân chuyên, việc nghiên cứu nắm bắt giá trị của các
từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa không chết” cũng

quan trọng như là đi tìm chìa khóa để mở thế giới nội tâm phong phú của “người
thơ”.
Thơ dằng dặc đi suốt cuộc đời của Lưu Quang Vũ, có lẽ vì vậy mà Lê Đình Kỵ
- với sự nhạy cảm sắc sảo của một cây bút phê bình thơ đã nhận ra rằng: “Thơ
Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng” vì “anh làm thơ như ghi nhật ký.” và
“thơ của anh khơng phù hợp với những địi hỏi của sách báo ngày đó.” [29,tr.9].
Lưu Quang Vũ làm thơ như một cách ghi lại đời mình, từng dịng thơ ơng như sự
ngưng đọng của nỗi buồn, nước mắt, hi vọng, và cả niềm vui…
Với hồn thơ đa đoan, dễ dàng rung cảm trước những va chạm của cuộc sống, sự
thể hiện sâu sắc những trạng thái tâm lí - tình cảm như là một đặc thù trong thơ
Lưu Quang Vũ, mà chìa khóa chính là sự hiện diện của các từ ngữ biểu thị tâm lý
- tình cảm. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và thơ ông,
nhưng để nghiên cứu về Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong thơ Lưu Quang


2
Vũ hầu như chưa có bất kì cơng trình nghiên cứu nổi trội nào. Chính vì vậy, chúng
tơi chọn đề tài Từ ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa
không chết” của Lưu Quang Vũ nhằm khai thác chiều sâu vẻ đẹp của thế giới
nội tâm được thể hiện qua trạng thái tâm lý - tình cảm trong thơ ơng.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến Lưu Quang Vũ, người ta nhớ ngay đến một nhà viết kịch tên tuổi, nhưng
ít ai biết ước mơ của ông là được dành một đời trọn vẹn cho thơ “… Nhưng đọc
hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất và tôi
tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian.”[27.tr33]. Đánh giấu sự xuất
hiện đầu tiên của anh trên thi đàn Việt Nam phải kể đến tập Hương cay – bếp lửa
in chung với Bằng Việt. Kể từ sau tập thơ đầu tay ấy, thơ ông được bạn đọc biết
đến nhiều hơn, trở thành một đề tài nóng hổi thu hút đơng đảo các nhà nghiên cứu.
Cuốn Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh Thơ biên
soạn, là tập hợp các bài phê bình, đánh giá về thơ ơng của các cây bút phê bình

sắc sảo, đây cũng là một bằng chứng khẳng định giá trị của thơ Lưu Quang Vũ
trên thi đàn cũng như trong con mắt của giới phê bình văn chương. Trong tập hợp
các nhận định đó, phải kể đến một vài nhận định đặc sắc của: Hoài Thanh, Lê
Đình Kỳ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn,…
“Năng khiếu của anh đã rõ, nếu anh đi đúng, nhất định anh sẽ đi xa.” [27,tr.22] –
đó là lời khẳng định của Hoài Thanh – người đầu tiên đã phát hiện ra ở Lưu Quang
Vũ một tài năng vượt bậc. Cũng theo Hoài Thanh, nét đặc sắc nữa làm nên thơ
Lưu Quang vũ, chính là giọng thơ: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm đuối”, “cái
giọng say đắm, đắm đuối của Lưu Quang Vũ lúc ấy rất được chiều chuộng”, “đắm
đuối là bản sắc cảm xúc của thơ Lưu Quang Vũ”. [27,tr.36-38]. Cùng chung dự
cảm với Hoài Thanh về giá trị của một tài năng thơ, Vũ Quần Phương cũng cho
rằng: “thơ anh sẽ thắng được thời gian”.
Lưu Quang Vũ đã sống và sáng tác giữa đời dằng dặc đau thương và gian
trn, nhưng khơng vì vậy thơ ông thấm đẫm những buồn thảm khổ đau, bằng
chứng là sự gặp gỡ giữa Lưu Khánh Thơ và Bùi Bích Hạnh trong việc phát hiện


3
ra niềm tin sống mãnh liệt hiện diện trong thơ ông: “Có thể thấy Lưu Quang Vũ
của những ước nguyện tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để
được yêu thương, để sống và để viết.” [27,tr.9]. Trong Thơ trẻ Việt Nam 1965 1975 khuôn mặt cái tơi trữ tình, Bùi Bích Hạnh cũng đồng quan điểm: “cái tơi trữ
tình trong thế giới nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn lấy lại
tin yêu từ trong cõi sống.” [11].
Giá trị và tài năng thơ vượt thời gian của Lưu Quang Vũ đã được khẳng định
rõ. Tuy nhiên, trên bình diện Ngơn ngữ học, thực tế cho thấy các cơng trình nghiên
cứu về Lưu Quang Vũ vẫn chưa nổi trội, mới chỉ dừng ở những bài viết riêng lẻ
hoặc một số các luận văn, luận án. Có thể kể đến Nghĩa tình thái của các loại
trạng ngữ trong câu tiếng Việt (khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da
hàng thịt của Lưu Quang Vũ), luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thủy, Đại học Sư
phạm Đà Nẵng, năm 2016; khóa luận tốt nghiệp của Kiều Thị Nhung, Đại học Sư

phạm Đà nẵng, năm 2018 về So sánh tu từ trong Gió và tình u thơi trên đất
nước tơi của Lưu Quang Vũ. Đó là những cái nhìn bao qt về thơ của Lưu Quang
Vũ trên bình diện ngơn ngữ mà chúng tơi tham khảo được.
Tâm trạng, cảm xúc làm nên thơ. Từ ngữ biểu thị tâm lý tình cảm chính là chìa
khóa mở ra thế giới nội tâm của cái tôi trữ tình. Với Lưu Quang Vũ – hồn thơ đa
đoan, dễ dàng rung động trước những va chạm dù rất nhỏ của cuộc sống, thì từ
ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm khơng khó để bắt gặp trong thơ ơng. Chúng tôi cho
rằng, đề khám phá sâu sắc vẻ đẹp của thơ nói chung, và hồn thơ đa đoan trong thơ
Lưu Quang Vũ nói riêng, cần phải nghiên cứu giá trị của những từ ngữ biểu thị
tâm lí - tình cảm trong thơ ơng. Nhưng đáng buồn là chưa có những cơng trình
đáng chú ý về đề tài này. Song cũng cần khẳng định, các cơng trình nói trên là tài
liệu tham khảo quan trọng và bổ ích mang tính định hướng cho đề tài chúng tôi
thực hiện.
Với tất cả sự tìm tịi, và hiểu biết có được, chúng tơi cho rằng nghiên cứu về từ
ngữ biểu thị tâm lí - tình cảm là vơ cùng quan trọng khi tiếp cận thơ của Lưu
Quang Vũ. Đặc biệt là “Những bông hoa không chết” – tập thơ là dấu ấn về khoảng


4
thời gian cô đơn đến cùng cực trong đời thơ Lưu Quang Vũ với dạt dào những
suy tư, tình cảm về cuộc sống và con người. Hi vọng với đề tài Từ ngữ biểu thị
tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa không chết” của Lưu Quang
Vũ của chúng tơi sẽ góp phần khám phá tâm hồn của tác giả, giúp người đọc hiểu
được ý nghĩa cũng như thông điệp được Lưu Quang vũ gửi gắm trong từng bài
thơ ông viết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: từ ngữ biểu thị tâm lý, tình cảm trong văn bản nghệ thuật
thơ Lưu Quang Vũ “Những bông hoa không chết”.
Phạm vi nghiên cứu: các bài thơ trong tập thơ “Những bông hoa không chết”,
Nhà xuất bản Lao động, 2008.

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm khảo sát về đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm
ngữ pháp, năng lực biểu thị và vai trò của từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm trong
tập thơ “Những bơng hoa khơng chết”.
Gắn liền với mục đích nghiên cứu là nhiệm vụ nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài
này, chúng tôi cần thực hiện hai nhiệm vụ: nhiệm vụ thứ nhất là thống kê, phân
loại, miêu tả các từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ. Sau đó, phân tích
ngữ nghĩa của các từ đã thống kê: nghĩa từ điển, nghĩa ngữ cảnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu chúng tôi sử dụng là phương pháp miêu tả ngôn ngữ học.
Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp: thống kê phân loại, thủ
pháp phân tích miêu tả, thủ pháp đối chiếu so sánh.
Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học làm phương pháp nghiên
cứu chủ yếu nhằm vào mục đích thống kê được tồn bộ từ ngữ biểu thị tâm lí –
tình cảm qua từng bài thơ trong tập thơ. Đồng thời, sau khi xác định được từ ngữ
đó, chúng tơi thực hiện so sánh đối chiếu nghĩa của các từ trong từ điển Hoàng


5
Phê và nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh câu thơ của Lưu Quang Vũ để hiểu được
năng lực biểu đạt của các từ ngữ đó.
6. Bố cục đề tài
Ngồi mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát từ ngữ biểu thị tâm lý - tình cảm trong tập thơ “Những bông
hoa không chết”
Chương 3: Năng lực biểu đạt của các từ tâm lý - tình cảm trong “Những bơng hoa
không chết”



6
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm
1.1.1. Tâm lí - tình cảm theo quan niệm của tâm lí học
Theo Phạm Minh Hạc, “tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần nào
vốn xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt
động của con người.” [10]
Tình cảm, trong tâm lí học, theo Nguyễn Ngọc Trâm, “tình cảm là thái độ của
con người đối với thế giới bên ngoài trong việc thỏa mãn nhu cầu xã hội nào
đó.” [31,tr.47]
1.1.2. Tâm lí – tình cảm theo nghĩa từ điển
Cuốn Từ điển tiếng Việt 1992, định nghĩa tâm lí – tình cảm như sau:
“1. Tâm lí là tồn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào
ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí, v.v…, biểu hiện trong
hoạt động và cử chỉ của con người. 2. Nguyện vọng, ý thích, thị hiếu”
[24,tr.881]
Tình cảm là: “1. Sự rung động trước một đối tượng có liên quan đến sự thỏa
mãn nhu cầu của bản thân. 2. Sự yêu mến, gắn bó giữa người với người.”
[24,tr.978]
Dựa theo nội dung biểu thị của các từ tâm lí – tình cảm, trong đề tài này, chúng
tôi sử dụng cả hai nét nghĩa tâm lí – tình cảm trong từ điển làm kim chỉ nam để
nghiên cứu.
1.1.3. Từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm theo cách hiểu của ngơn ngữ học
Về từ biểu thị tâm lí – tình cảm, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau:
Theo cơ Nguyễn Ngọc Trâm, trong cuốn Nhóm từ tâm lí – tình cảm tiếng Việt
và một số vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2002, từ
tâm lí – tình cảm “là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản: nó biểu thị một trong
những hoạt động cơ bản của con người: đó là hoạt động tâm lý”. [31,tr.11]
Vũ Ngọc Dung, dựa trên khái niệm về trường nghĩa cho rằng: “từ ngữ tâm lí –

tình cảm là tập hợp những từ ngữ trong trường từ vựng có nét nghĩa chung trong


7
cấu trúc ngữ nghĩa chỉ những trạng thái thuộc về tâm lí – tình cảm của con người.
Đó là một tiểu hệ thống, có chủ đề ý nghĩa chung là biểu thị tâm lí – tình cảm con
người và có những đặc điểm, đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định.” [4,tr.33]
Nguyễn Phương Anh định nghĩa từ biểu thị tâm lí – tình cảm là: “một trong
những nhóm từ ngữ của từ vựng được phân chia theo trường ý nghĩa biểu thị. Cụ
thể, chúng biểu thị một trong những phạm trù cơ bản nhất của đời sống con người,
đó là đời sống nội tâm, những hiện tượng tâm lí – tình cảm đa dạng, phong phú
và phức tạp của con người.” [1,tr.27,28]
Trên đây là những quan niệm của các nhà nghiên cứu khi nói về từ ngữ biểu thị
tâm lí – tình cảm. Chúng tơi dựa theo quan niệm của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm
để tìm hiểu về từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa khơng
chết” vì quan niệm này khá gần gũi, dễ hiểu và dễ áp dụng phân tích.
1.2. Phân loại từ ngữ biểu thị tâm lí – tình cảm
Chúng tơi sử dụng quan niệm cũng như cách phân loại từ tâm lí – tình cảm của
cơ Nguyễn Ngọc Trâm làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Theo
cơ Trâm, từ tâm lí – tình cảm được phân loại dựa theo ba tiêu chí:
1.2.1. Phân loại theo tình cảm trong tâm lý học
Trong cuốn Nhóm từ tâm lí – tình cảm tiếng Việt và một số vấn đề từ vựng –
ngữ nghĩa (2002), cô Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng: “xuất phát từ đặc trưng hình
thành của tình cảm, tâm lí học phân ra ba loại tình cảm khác nhau: tình cảm trí
tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ.” [31,tr.48]
1.2.2. Phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa
Tiêu chí này được tạo ra nhằm dựa vào đặc trưng ngữ nghĩa để phân loại từ loại
của các vị từ tâm lí – tình cảm. Theo Nguyễn Ngọc Trâm, tâm lí – tình cảm là
một trạng thái. Trạng thái tâm lí – tình cảm vừa mang tính chất tĩnh, vừa mang
tính chất động. Vì vậy, các từ biểu thị tâm lí – tình cảm có thể kết hợp với các từ

biểu thị mức độ trở thành “tính từ tính chất có mức độ” [31,tr.54], ví dụ:
Ơng ta rất giận. [31,tr53]
Tôi hơi buồn. [31,tr.53]


8
Ngồi ra, chủ thể của các từ tâm lí – tình cảm đó đều gắn với chủ thể thụ cảm
hoặc chủ thể hành động “khơng đích thực” [31,tr.61], trở thành “động từ tâm lí –
tình cảm”.
1.2.3. Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa
Trong cấu trúc ngữ nghĩa tổng quát của các từ tâm lí – tình cảm gồm hai thành
tố: trạng thái tâm lí – tình cảm (A) và đánh giá tác động tâm lí – tình cảm (B).
[31,tr.56]. Sự đánh giá này khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, nảy sinh
ra những tình cảm đa dạng. Cho nên, Nguyễn Ngọc Trâm đã dựa vào thành tố B
này, phân chia các từ biểu thị tâm lí – tình cảm ra thành 19 nhóm nhỏ:
Nhóm 1. Vui – buồn: (trạng thái tâm lý – tình cảm) tích cực / tiêu cực – thụ động
do:
- cho rằng sự việc xảy ra phù hợp/ không phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của
mình.
(mừng, phấn khởi,…; rầu, sầu não, phiền,…) [31,tr.67]
Nhóm 2. Tự hào, xấu hổ:
- TT tích cực / tiêu cực – thụ động, do:
- Cho rằng việc mình làm là phù hợp/ khơng phù hợp u cầu, nguyện vọng của
mình: tự bằng lịng, khơng tự bằng lịng mình.
- Cho rằng người khác khen/ chê mình vì việc đó.
(kiêu hãnh,..; thẹn, ngượng, hổ thẹn,…) [31,tr.67,68]
Nhóm 3. Thỏa mãn:
- TT tích cực – thụ động, do:
- cho rằng không phù hợp: tự thấy mọi yêu cầu đã được đáp ứng.
(đã, hả, toại nguyện, mãn nguyện,…) [31,tr.68]

Nhóm 4. Chán:
- TT tiêu cực – chủ động/ thụ động, do:
- cho rằng khơng có gì phù hợp với mình.
- tự thấy khơng có nhu cầu tiếp xúc, tiếp nhận (thường vì đã được đáp ứng quá
nhu cầu, đã q quen, đã khơng cịn thấy hấp dẫn).


9
(ngán, ngấy,..; nản, nao núng, ngã lịng,…) [31,tr.68]
Nhóm 5. Giận:
- TT tiêu cực – chủ động, do:
- cho rằng việc người khác làm là không phù hợp, không tốt với mình, điều đáng
lẽ người đó phải làm ngược lại.
- cho rằng cần tỏ thái độ phản đối.
(tức, bực, ghen, uất, ức,…) [31,tr.68]
Nhóm 6. Tiếc:
- TT tiêu cực, thụ động do:
- đã mất đi hay đã khơng có cái có giá trị.
- cho rằng đáng lẽ phải cịn, phải có.
(nuối, luyến, luyến tiếc,…; hối, hối hận,…) [31,tr.68]
Nhóm 7. Thương:
- TT tiêu cực, thụ động do:
- cho rằng xảy ra điều không hay, tổn thất cho ai đó mà người đó khơng có khả
năng chống đỡ, khắc phục.
(xót, đối hồi,…; tủi, mủi, ngậm ngùi,…) [31,tr.68,69]
Nhóm 8. Thích:
- TT tích cực, chủ động do:
- cho rằng sự việc hay đối tượng phù hợp với u cầu, nguyện vọng của mình.
- tự thấy có nhu cầu gần gũi tiếp xúc.
(ưa, ham, sính, chuộng,…) [31,tr.69]

Nhóm 9. Hy vọng – tuyệt vọng:
- TT tích cực/ tiêu cực – thụ động, do:
- cho rằng có khả năng/ khơng có khả năng (thường nói về tương lai xa) xảy ra sự
việc phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của mình.
- cho rằng sự việc đó có ý nghĩa với mình.
(mong, mơ, ước,..; thất vọng, vơ vọng,…) [31,tr.69]
Nhóm 10. Sợ:


10
- TT khơng n lịng, thụ động, do:
- cho rằng có khả năng xảy ra việc nguy hiểm trực tiếp hoặc khơng hay cho mình.
- tự thấy bất lực, khơng thể ngăn cản sự việc đó.
(hãi, kinh, khiếp, ghê, gớm, hoảng,…; lo, ngại, e,. .. ) [31,tr.69]
Nhóm 11. Tin – ngờ:
- TT n lịng/ khơng n lịng – thụ động, do:
- cho rằng việc xảy ra có khả năng đúng, thật / không đúng, không thật như mong
muốn.
- tự thấy có thể trơng cậy / khơng thể trơng cậy vào việc đó hay ai đó.
(tin tưởng,…; nghi, hồi nghi,…) [31,tr.69,70]
Nhóm 12. Trọng – khinh:
- có tình cảm tốt / xấu – chủ động, do:
- đánh giá cao / thấp về đối tượng.
- cho rằng cần để ý / không cần để ý đến đối tượng.
(kính, phục, nể,…; bỉ, coi thường,…) [31,tr.70]
Nhóm 13. u – ghét:
- có tình cảm tốt / xấu – chủ động, do:
- đánh giá cao / thấp đối tượng.
(kính, phục, nể,…; bỉ, coi thường,…) [31,tr.70]
Nhóm 14. Ngạc nhiên:

- TT “xúc động”, do:
- cho rằng đã xảy ra việc nào đó.
- trước đó khơng cho rằng / khơng nghĩ rằng việc đó sẽ xảy ra.
(kinh ngạc, sửng sốt, sững sờ, ngỡ ngàng,. ) [31,tr.70]
Nhóm 15. Dửng dưng:
- khơng có cảm xúc gì, thái độ gì, trước:
- sự việc thường gây tác động tình cảm.
(thờ ơ, lãnh đạm, bình thản,. ) [31,tr.70,71]
Nhóm 16. Muốn:


11
- có nhu cầu tâm – sinh lí về việc gì đó.
(thiết, màng, (khơng) buồn, (khơng) thèm,...) [31,tr.71]
Nhóm 17. Đau:
- biểu thị cảm giác chuyển sang nghĩa tâm lí – tình cảm
(đau, buốt, xót,...; đói, thèm,...; đã, hả,...) [31,tr.71]
Nhóm 18. Nhớ - quên:
- Biểu thị khả năng hoạt động nhận thức chuyển sang nghĩa tâm lí – tình cảm.
(nhớ nhung, nhớ thương, tưởng, tưởng nhớ,...; quên, quên lãng; khuây, khuây
khỏa,...) [31,tr.71]
Nhóm 19. Xúc động:
- Biểu thị trạng thái khơng đặc thù.
(rung động, xao xuyến, xốn xang, bâng khuâng, rạo rực,...) [31,tr.71]
Phân loại dựa trên phạm trù ngữ nghĩa, nói ngắn gọn là sự phân loại các từ tâm
lí – tình cảm trên bình diện từ loại. Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa, chính là sự
phân loại các từ tâm lí – tình cảm dựa trên sự đánh giá tác động tình cảm. Theo
đó, cách chia các từ tâm lí – tình cảm ra thành 19 nhóm nhỏ của Nguyễn Ngọc
Trâm, theo chúng tơi là vơ cùng hợp lí và đầy đủ. Hầu hết các từ tâm lí – tình cảm
đều hiện diện đầy đủ trong 19 nhóm đã nêu.

Ngoại trừ tiêu chí phân loại một – phân loại tình cảm trong tâm lí học, tiêu chí
phân loại hai và ba đều thuộc phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ. Ở đề tài này, chúng
tôi sẽ khảo sát các từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa
khơng chết” theo tiêu chí phân loại hai và ba của cô Nguyễn Ngọc Trâm.
1.3. Lưu Quang Vũ và tập thơ Những bông hoa không chết
1.3.1. Lưu Quang Vũ – người nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc.
Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng. Các tác phẩm kịch
và văn xuôi của ông được đánh giá cao bởi tính hiện thực, chất phê phán và tính
dự phóng. Với thi ca, mặc dù đó ước mơ từ nhỏ, nhưng con đường này của ông
lại gặp phải khá nhiều trắc trở. Thuở sinh thời, thơ Lưu Quang Vũ hầu hết đều
không được chấp nhận. Nhưng nghệ thuật thực thụ là thứ không thể bị vùi lấp bởi


12
xã hội, như những nhành cỏ dại, các tác phẩm thơ ông viết ra vẫn sống mãi trên
con đường thời gian dài dằng dặc.
Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại Phú Thọ và mất năm 1988 trong chuyến xe
định mệnh cùng vợ - Xuân Quỳnh, và con - Lưu Quỳnh Thơ. Lúc nhỏ, nhà thơ
sống tại Phú Thọ cùng với cha mẹ. Cho đến khi lên năm, gia đình Lưu Quang Vũ
chuyển về Hà Nội sinh sống.
Dòng máu văn chương đã chảy trong da thịt người nghệ sĩ từ khi ơng cịn là một
đứa trẻ. Những trang nhật kí ngày còn thơ, từng trang, từng trang cho đến khi nhà
thơ trưởng thành, nhập ngũ là mình chứng vàng cho một tài năng nghệ thuật thực
thụ. Nơi khơi nguồn dòng máu ấy có lẽ từ trái tim nghệ thuật của người cha tài
hoa – Lưu Quang Thuận và vùng đất Bắc quê hương.
Năm 13 tuổi, Lưu Quang Vũ đã giành được giải thưởng của thành phố về cả văn
và họa. 20 tuổi, Lưu Quang Vũ nhập ngũ và nhanh chóng được biết đến với tư
cách là một nhà thơ trẻ tài năng qua tập thơ Hương cay in chung với Bằng Việt
trong tuyển thơ Hương cay – bếp lửa.
Năm 1965 đến 1970, Lưu Quang vũ nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng phịng

khơng – khơng qn. Thời điểm này là lúc thơ ông bắt đầu nở rộ. Năm 1970 đến
1978, Lưu Quang Vũ xuất ngũ sớm và bắt đầu viết truyện, làm thơ với một cuộc
đời đang dậy sóng. Đây được coi là giai đoạn vàng trong sự nghiệp sáng tác của
nhà thơ cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời ơng. Ơng làm đủ mọi nghề
để mưu sinh: làm ở xưởng cao su Đường Sắt, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải
phóng, chấm cơng trong một đội cầu đường, vẽ pa – nơ, áp – phích,…
Năm 1973, Lưu Quang Vũ gặp Xuân Quỳnh, mở ra thời kỳ mặn nồng thực thụ
của cuộc đời mình. Xuân Quỳnh, đối với Lưu Quang Vũ, không chỉ là một người
bạn đời, một người vợ mà còn là một người bạn tâm giao, một người bạn thơ.
“Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới


13
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương.”
Trước Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cũng đã từng yêu, nhưng tình yêu này chẳng
mang lại mái ấm bởi “Đời cha nắng gắt / Mẹ cịn cần suối mát của đồng vui.”
(Nói với con). Mảnh vỡ tình yêu Tố Uyên để lại đã nhuộm một màu ố vàng trên
những trang thơ của Lưu Quang Vũ. Mãi cho đến khi gặp Xuân Quỳnh, thơ ông
mới tươi mới trở lại.
“Em làm thay đổi đời anh
Như màu trời đổi thay sắc nước
Như gió bấc gió nồm đổi mùa nóng lạnh”
15 năm lửa hồng mặn nồng bị cái chết cắt ngang “Rất có thể một điều vơ lý nào
đó cắt đứt cuộc đời ta.” Họ ra đi trong thời đoạn yêu thương mặn nồng nhất, sự
nghiệp thăng hoa nhất, khi trang thơ chỉ vừa mới nhuộm một sắc tươi mới không
lâu. Nhưng, họ đã đi - cùng nhau. Và khép lại mãi mãi cuộc đời của hai người
nghệ sĩ tài hoa, cùng với Lưu Quỳnh Thơ – kết tinh tình yêu của mình:

“Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất”
Sau 12 năm Lưu Quang Vũ vắng bóng trên thi đàn Việt, năm 2000, các tác phẩm
của ông nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật. Đó là minh chứng
cho sự trường tồn của những nhành cỏ dại mang tên tên “nghệ thuật đích thực”.
1.3.2. Tập thơ Những bơng hoa không chết.
Những bông hoa không chết là di cảo tập hợp gần 50 bài thơ của Lưu Quang Vũ
do nhà thơ – nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ – em gái Lưu Quang Vũ tuyển
tập và biên soạn lại. Tuy nhiên, khi được xuất bản, tập thơ chỉ gồm có 35 bài thơ.
Những bơng hoa khơng chết ra đời trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời nhà
thơ khi ông phải bất chấp làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Tuy vậy, ta vẫn khơng
thể tìm thấy hơi thở mệt mõi trong mỗi dòng thơ Lưu Quang Vũ, thay vào đó là
một sực sống mãnh liệt như cỏ dại, như “những bông hoa không chết”. Ta nhìn
thấy trong những dịng thơ ơng là một Lưu Quang Vũ “của những ước nguyện tha


14
thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và để viết.”
[29]


15
Tiểu kết chương I:
Ở chương I, chúng tôi lựa chọn quan niệm về từ tâm lí – tình cảm cũng như tiêu
chí phân loại của cơ Nguyễn Ngọc Trâm làm cơ sở nghiên cứu.
- Khái niệm từ tâm lí, tình cảm: “là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản: nó biểu
thị một trong những hoạt động cơ bản của con người: đó là hoạt động tâm lý”.
[31,tr.11]
Từ khái niệm, chúng tơi đi đến phân loại của từ tâm lí, tình cảm theo ba tiêu chí
của cơ Nguyễn Ngọc Trâm:

+ Phân loại theo tâm lí học
+ Phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa.
+ Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa.
Với nền móng cơ sở đã xây dựng, chúng tơi có thể nắm vững lí luận, để tiến
hành khảo sát các từ biểu thị tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bông hoa
không chết”.


16
CHƯƠNG 2:
KHẢO SÁT CÁC TỪ BIỂU THỊ TÂM LÝ - TÌNH CẢM
TRONG TẬP THƠ “NHỮNG BƠNG HOA KHƠNG CHẾT”
CỦA LƯU QUANG VŨ
2.1. Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm theo phương diện cấu trúc ngữ
nghĩa
Khảo sát các từ tâm lí – tình cảm trong tập thơ “Những bơng hoa khơng chết”
của Lưu Quang Vũ trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, chúng tôi nhận thấy: tất cả
các từ tâm lí – tình cảm Lưu Quang Vũ sử dụng trong tập thơ đều sát với nghĩa từ
điển. Tuy nhiên, một từ biểu thị tâm lí – tình cảm có thể lặp lại nhiều lần trong
thơ ơng, ví dụ: buồn, nhớ, yêu, mong đợi,… và không phải trong tất cả những lần
sử dụng, chúng đều có sắc thái nghĩa như nhau.
Điển hình như trường hợp “mong”:
“mùa hè có lẽ sắp qua
những ngày hè ngột ngạt, những ngày hè mong mưa”
(Những ngày hè cuối)
Từ “mong” trong trường hợp “mong mưa” sử dụng nét nghĩa cơ bản nhất: ở
trạng thái trơng ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì xảy ra. [24,tr.631] Nhưng vẫn từ
tâm lí tình cảm đó, ở một câu thơ khác, thì nghĩa đã khơng cịn như câu thơ đã
nêu:
“Mẹ vẫn mong đứa con còn chiến trận”

(Hai bài thơ xuân)
“Mong” trong trường hợp này lại khơng cịn mang nét nghĩa đợi chờ nữa, mà là
từ ngữ thể hiện nguyện vọng. Nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh câu thơ chính là ước
muốn con được bình an nơi chiến trận của người mẹ.
Tương tự, với “đói”, Lưu Quang Vũ cũng mượn sự đa dạng các tầng nghĩa của
từ để tạo ra những câu thơ, ý thơ độc đáo, phong phú:
“em sinh ra từ cơn đói xé lịng
suốt đời em mang


17
nỗi đói và nỗi khát”
(Sơng Hồng – năm mẹ sinh em)
“Đói” trong “cơn đói xé lịng” có nghĩa từ điển là: “lâm vào tình trạng thiếu
lương thực, nhiều người bị đói” [24,tr.132]. Câu thơ nói về hồn cảnh em sinh ra:
trận đói. “Đói” trong trường hợp “nỗi đói và nỗi khát” như là một lời dự báo về
cuộc đời sau này của “em”, một cuộc sống thiếu thốn. Vậy, “đói” trong câu thơ
không thể mang nét nghĩa giống nhau.
Từ hai trường hợp “mong” và “đói” ta có thể thấy tài năng của Lưu Quang Vũ
trong cách tận dụng linh hoạt các tầng ý nghĩa của từ. Hay nói cách khác, các từ
tâm lí tình cảm trong thơ ơng xuất hiện với tần suất lớn, nhưng khơng có sự trùng
lặp về nghĩa, từ ngữ được sử dụng với nhiều tần nghĩa linh hoạt khác nhau.
Còn một điểm đáng lưu ý nữa về từ tâm lí tình cảm trong tập thơ chính là sự
thiếu hụt các từ biểu thị tâm lí – tình cảm ở các nhóm 6, 8, 15 - theo tiêu chí phân
loại của Nguyễn Ngọc Trâm ( Nhóm 6: tiếc, nhóm 8: thích: và nhóm 15: dửng
dưng). Như chúng tối đã đề cập, từ tâm lí – tình cảm chính là một trong những
chiếc chìa khóa quan trọng mở cửa tâm hồn tác giả. Vì vậy, sự thiếu hụt từ ở các
nhóm này đóng vai trị quan trọng trong việc khắc họa đời sống tâm hồn của nhà
thơ. Điều này sẽ được khám phá ở “năng lực biểu đạt của các từ tâm lí – tình
cảm”. Một khía cạnh tâm hồn hoàn chỉnh của Lưu Quang Vũ hi vọng sẽ hiện lên

chân thực ở những chỗ được lấp đầy cũng như những khoảng trống tâm lí trong
thơ ơng.
Sau đây là bảng thống kê cụ thể từ tâm lí tình cảm xét trên bình diện cấu trúc
ngữ nghĩa trong tập thơ “Những bông hoa không chết” của Lưu Quang Vũ.


18
Nhóm 1: Vui – buồn:
Gồm các từ: vui, buồn, sung sướng, sầu muộn.
Từ

Ngữ cảnh

Nghĩa từ điển

Nghĩa ngữ
cảnh

vui

Cha tôi khi vui khi giận khi lo Lấy nghĩa 1. Có tâm Dùng
/ Đều im như đá lạnh

trạng tích cực, thích thú nghĩa

(Trước biển và gió)

của người đang gặp điển.

đúng

từ

việc hợp nguyện vọng
hoặc điều làm cho
mình hài lịng.
[24,tr.1108]
buồn

ai u thương buồn giận Lấy nghĩa 1. Có tâm Dùng
giống lịng tơi?

trạng tiêu cực, khơng nghĩa

(Những thành phố những xứ

thích thú của người điển.

xa)

đang gặp việc hoặc

Bao cực nhọc buồn lo

đang có điều khơng

(Hai bài thơ xuân)

được như ý. [24,tr.103]

những đứa trẻ buồn ước lạnh

(Những đứa trẻ buồn)
tiếng ghi-ta buồn
(Em)
Xin đừng buồn trước bao việc
phải lo
(Ngoại ô)
em hay đâu anh khổ anh buồn
(Đáng lẽ)

đúng
từ


19
Chuyện hai ta chỉ còn là kỷ
niệm buồn
(Hoa cẩm chướng trong mưa)
Em rất buồn của kỉ niệm rất
xa
(Những gương mặt)
Dù sướng vui, dù buồn khổ /
Hãy yêu anh
(Lời cuối)
- Anh có nhớ Macxen Macso
cái ơng hề tóc bạc / có gương
mặt rất buồn rất cơ đơn?
(Những chiếc lá rơi)
sung

Có ơng bố nghèo / Giày mòn


Ở trong trạng thái vui Dùng

đúng

sướng

áo cũ / Bỗng trở nên giàu có / vẻ, thích thú, cảm thấy nghĩa

từ

Người sung sướng nhất đời

được thỏa mãn về vật điển.

(Có một ơng bố)

chất hoặc tinh thần.
[24,tr.859]

sầu

Vầng trăng sầu muộn thế

Buồn rầu trong lòng.

Dùng

đúng


muộn

(Trong đêm)

[24,tr.841]

nghĩa

từ

điển.
sướng

Dù sướng vui, dù buồn khổ /

Lấy nghĩa 1. Được dầy Dùng

đúng

Hãy yêu anh

đủ, thỏa mãn nhưu ý nghĩa

từ

(Lời cuối)

muốn về đời sống; trái điển.
với khổ. [24,tr.865]



×