CÁC ĐẬP NƯỚC VÀ HỒ CHỨA Ở THƯỢNG NGUỒN:
CÓ HAY KHÔNG NGUY CƠ MÔI SINH TIỀM ẨN
CHO HẠ NGUỒN SÔNG MEKONG?
Lê Anh Tuấn
Đại học Cần Thơ
1. VẤN ĐỀ
Trong các ngày gần đây, theo thông báo kêu gọi tiết kiệm điện của Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam phát hằng ngày trên làn sóng của Đài Truyền hình Việt Nam: hiện
nay hầu hết mực nước ở các hồ chứa nước ở Việt Nam giảm từ 20 – 40% so với mực
nước trung bình hằng năm ở cùng thời kỳ, đặc biệt hồ chứa Hoà Bình – nơi nhà máy
thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua!
Mặc dầu tất cả các hồ chứa ở Việt Nam lấy nước từ các hệ thống sông khác nhau
nhưng quả thật, mùa khô năm 2004 đang diễn ra đặc biệt gay gắt. Đi dọc theo suốt
chiều dài sông Mekong từ Bắc xuống Nam, ta có thể thấy sự khô hạn rất rõ nét. Tại
thủ đô Vientian của nước Lào xuống vùng Savanakhet - Champasak, hầu hết các con
sông suối trên các phụ lưu đều khô cạn, người ta có thể đi bộ thong dong giữa lòng
sông, các cánh đồng hữu ngạn phía Thái Lan đều nứt nẻ khô cằn và gần như bỏ
trắng, các vùng tả ngạn phía Tây nguyên Việt Nam, các cánh rừng hiếm hoi còn lại
đang có nguy cơ bùng cháy cao độ. Người viết bài này, từ máy bay từ Bangkok về
Saigon vào chiều ngày 11/4/2004, nhìn xuống gần như thấy toàn một màu trắng
xám, không còn mấy màu xanh trên các cánh đồng ở Campuchia. Các tỉnh duyên hải
vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, nước mặn đang
tràn sâu vào đất liền. Hiện tượng này khiến nhiều người nhìn ngược lên các con đập
ở phía thượng nguồn sông Mekong, phía các hồ chứa ở Vân Nam, Trung Quốc, nơi
mà các số liệu kỹ thuật về qui mô khai thác và ảnh hưởng của nó vẫn còn là những
thông tin mơ hồ ngay cả những quốc gia liên quan dọc theo sông Mekong như Thái
Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.
Đập nước DaChaoShan (Đại Triều Sơn) của Trung Quốc ở thượng
nguồn sông Mekong (photo Hans Friederich / IUCN)
Theo một số tài liệu dẫn chứng, Trung Quốc đã dự kiến 14 - 15
bậc nước tương ứng với hồ chứa tương ứng cho mục tiêu thủy
điện kéo dài dọc theo khu vực Vân Nam, trên thượng nguồn
sông Mekong và đã hoàn thành hai đập thủy điện là đập
Dachaoshan - Đại Triều Sơn (dung tích sử dụng/dung tích tối đa là 240 triệu m
3
/ 890
triệu m
3
, công suất phát điện xấp xỉ 1350 MW/năm) và đập Manwan - Mạn Loan
(dung tích sử dụng/dung tích tối đa là 258 triệu m
3
/ 920 triệu m
3
, công suất phát
điện xấp xỉ 1500 MW/năm). Các đập còn lại thì chỉ ở mức nghiên cứu tiền khả thi và
khả thi. Cách đây gần 10 năm, người viết bài này cũng đã từng gặp một số chuyên
gia kỹ thuật Trung Quốc đang khảo cứu thủy văn tại Lào, biết họ có ý muốn tạo một
hành lang thủy lộ ở từ Vân Nam xuống Lào và tiếp tục kéo dài qua thác Khone của
tỉnh Champasak của Lào đến Cambodia nhằm tạo điều kiện cho các con tàu có tải
trọng khoảng 150 tấn đi lại dễ dàng. Ngoài ra, còn một một số công trình hồ chứa
nước ở các phụ lưu sông Mekong (không có trên sông chính) cũng đang dự kiến xây
dựng ở các quốc gia duyên hải ở Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Một câu hỏi
lớn cần đặt ra, các đập nước - hồ chứa và cả ý đồ tạo các tuyến giao thông thủy này
có ảnh hưởng đến tình trạng lũ lụt - hạn hán, hay nói xa hơn có hay không nguy cơ
cho một thảm họa môi sinh đối với các quốc gia hạ nguồn sông Mekong hay không?
Các vấn đề môi sinh có thể hoặc chưa có thể gây hiểm họa trước mắt, sự biến đổi hệ
sinh thái thường diễn ra từ từ ngoại trừ những tai nạn lớn do thiên tai như bão lụt,
động đất, núi lửa hoặc sự bất cẩn của con người như vỡ đập, cháy nổ hóa chất, rò rỉ
chất phóng xạ ... nhưng hầu hết việc khắc phục hậu quả của môi trường suy thoái
thường rất khó khăn, lâu dài và tốn kém, nhiều lúc không hồi phục hoàn toàn được.
Do vậy, thái độ thận trọng, có trách nhiệm và có ý thức bao giờ cũng rất cấn thiết.
Chúng ta không thể thờ ơ, vô tâm, vô cảm với các vấn đề hiện tại và tương lai của
đất nước nhưng chúng ta cũng không nên quá hoảng hốt phóng đại sự việc, cảm
nhận vấn đề quá bi quan hoặc đôi khi tạo một cao trào hoảng hốt tỉ như các nước hạ
nguồn sông Mekong như đang đứng trước một kho vũ khí hủy diệt hàng loạt vậy!!!
2. KHÁI QUÁT SÔNG MEKONG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
Chúng ta đã biết, sông Mekong là một trong các con sông lớn nhất và có chế độ thủy
văn phức tạp nhất Đông Nam Á, được xếp hàng thứ 10 về lưu lượng nước, thứ 15 về
chiều dài và thứ 25 về diện tích lưu vực trên thế giới. Sông Mekong có chiều dài tổng
cộng 4.350 km, diện tích lưu vực là 795.000 – 810.000 km
2
, với tổng lượng dòng
chảy hàng năm ra đến biển Đông là trên 500 tỷ m
3
nước. Dòng sông là mạch máu
quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho một phần Trung Quốc, Miến Điện,
Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam (xem bảng 1). Lưu vực Mekong được xem là
các khu dự trữ sinh quyển và đa dạng sinh học lớn chỉ sau lưu vực sông Amazon,
Nam Mỹ. Tuy vậy, các số liệu địa lý - thủy văn dòng sông có thu thập tương đối đầy
đủ và có trao đổi so sánh thường xuyên chỉ được thực hiện ở đoạn từ biên giới Thái
Lan - Miến Điện ra đến Biển Đông, chiếm chừng 75% diện tích toàn lưu vực (xem
bảng 2). Hợp tác quốc tế thể hiện qua sự hình thành Ủy hội sông Mekong (MCR) với
4 thành viên là Thái Lan – Lào – Cambodia và Việt Nam. Các thông tin phía trên
thượng nguồn dòng sông, chiếm gần 25%, diện tích lưu vực rất ít ỏi và thiếu cơ sở
kiểm chứng do Trung Quốc và Miến Điện đến nay vẫn không tham gia vào Ủy ban
này và không có sự chia xẻ thông tin đến các quốc gia hạ nguồn. Tuy nhiên, điều này
không thể là cơ sở để Trung Quốc, kể cả Miện Điện, phủ nhận trách nhiệm của mình
trong việc gây ảnh hưởng đến con sông quốc tế này.
Sông Mekong quả xứng đáng là mạch máu chính cho các nước hạ nguồn của nó.
Khoảng 70 – 80 % lương thực sản xuất ở các quốc gia Thái – Lào – Miên - Việt đều
lấy nước từ sông Mekong, khoảng 50% diện tích lưu vực sông Mekong được sử dụng
để sản xuất nông nghiệp và chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định lưu vực sông
Mekong là vựa lúa lớn nhất thế giới với 2 cường quốc xuất cảng lúa lớn là Thái Lan
và Việt Nam. Trên 65 triệu người dọc theo lưu vực sông Mekong sử dụng nguồn nước
này để sản xuất, sinh sống và sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là nơi mà mức tăng
dân số, cả việc tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, thuộc loại cao nhất ở
Châu Á: từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào giữa năm 1975, dân số ở trung và
hạ lưu lưu vực sông Mekong tăng gấp đôi! Sức ép tăng dân số, tham vọng phát triển
kinh tế nhanh cho kịp các con rồng, con hổ trong khu vực khiến dòng sông đang
đứng trước một thử thách lớn về sự biến đổi chất lượng nước và động thái nước chưa
từng có trong lịch sử địa lý hình thành con sông từ kỷ Tân sinh cho đến nay: hiện
nay con sông đang được tận tình chú ý khai thác từ cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt, hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp hình thành dọc theo hai
bên bờ sông, các trại cá, hồ cá liên tiếp được xây dựng, các cơ sở chăn nuôi gia súc,
gia cầm cũng mau chóng xây dựng, qui mô số lượng phát triển vận tải thủy tăng
nhanh, các hồ chứa - đập thủy điện lần lượt xây dựng. Trong khi đó, diện tích rừng
đầu nguồn và hai bên dòng sông đang giảm đi rất nhanh, nhu cầu rất lớn về gỗ xây
dựng, chất đốt cho một số đông dân số vẫn là một áp lực nặng nề cho môi sinh khu
vực. Việc phá rừng vẫn còn là một mục tiêu mở rộng diện tích canh tác khiến sự xói
mòn và bạc màu đất ngày càng trầm trọng.
Bảng 1: Phân đoạn trên sông Mekong
Phân
đoạn
Diện tích
lưu vực*
Chiều dài* Quốc gia
liên quan
Đặc điểm dòng chảy – dân
cư
km
2
% km %
Thượng
lưu
150.000 19 3.100 71 Trung Quốc
Miến Điện
Lào
Dòng chảy mạnh, lòng sông
hẹp và sâu, nhiều ghềng thác,
đi lại trắc trở.
Dân cư thưa thớt.
Trung
lưu
456.000 57 750 17 Thái Lan,
Lào
Cambodia
Lưu vực rộng, lòng sông mở
rộng và sâu hơn, phía Bắc và
Trung Lào đi lại dễ, phần giáp
Lào – Cambodia nhiều thác lớn,
hiểm trở, đi lại rất khó khăn.
Đoạn này sông có rất nhiều chi
lưu từ 2 phía hữu ngạn (Thái
Lan) và tả ngạn (Lào và Việt
Nam). Ở Cambodia, sông
Mekong nối với sông
TongLeSap - Biển Hồ là nơi
điều tiết dòng chảy quan trọng
nhất cho phần hạ lưu.
Phần trung lưu là nơi phát sinh
chủ yếu các con lũ ở hạ nguồn.
Dân cư tập trung dọc theo 2
bên triền sông, ở mức độ vừa
phải .
Hạ lưu 194.000 24 500 12 Cambodia
Việt Nam
Từ PhomPenh, dòng sông phân
làm 2 nhánh và chảy về Việt
Nam, đổ ra biển Đông bằng 8
cửa. Dòng chảy trên sông
chậm lại, bề rộng sông mở rất
lớn, nhiều cù lao xuất hiện,
ảnh hưởng của thủy triều từ
biển Đông trên hệ thống sông
rất rõ rệt.
Ảnh hưởng của lũ lụt lên cuộc
sống và sản xuất rất lớn. Mật
độ dân cư cao.
Bảng 2: Lưu vực Mekong qua 6 quốc gia duyên hà
Quốc gia
Lưu vực
Mekong
(km
2
)*
% lượng nước
trung bình**
1. Trung Quốc 167.000 16
2. Miến Điện 24.000 2
3. Lào 201.000 35
4. Thái Lan 182.000 18
5. Campuchia 156.000 18
6. Việt Nam 65.000 11
(*) Các số liệu ở các cột này chỉ gần đúng và được làm tròn số để dễ hình dung.
(**) Tỉ lệ này có thay đổi hằng năm, tùy thuộc lớn vào lượng mưa rơi trong khu vực, mức độ bốc hơi, thấm
xuống đất, độ che phủ mặt đất và hình thái địa lý vùng.
2.
MỘT SỐ NỀN TẢNG THỰC TẾ
2.1. Mục tiêu của các đập nước - hồ chứa
Một trong các mục tiêu khai thác thủy lợi các dòng sông là thủy điện. Bằng cách
nhân 2 con số lưu lượng và cao độ mực nước là các nhà thủy học có thể hình dung ra
qui mô của một nhà máy sản xuất điện năng không tốn nhiên liệu, được xem là rẻ
tiền, dễ thực hiện và ít gây ô nhiễm môi trường (?). Các lưu vực sông có lượng nước
chảy lớn và bậc nước cao được xem là các vùng có nhiều tiềm năng về thủy điện.
Xây dựng một con đập chắn ngang dòng chảy của một con sông sẽ hình thành một
hồ chứa nước ở phía thượng nguồn. Hồ lớn hay nhỏ tủy thuộc vào nhiều yếu tố: cao
độ của đập chắn, diện tích khu trũng, điều kiện địa chất, địa hình, lượng nước bổ
sung và điều tiết theo thời kỳ, qui mô khai thác nguồn nước, ... Có thể nói, từ giữa
thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển số lượng đập chắn - hồ chứa
nước nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hầu như chưa có hệ thống sông nào trên thế
giới chưa được con người xây dựng đập chắn - hồ chứa, khác nhau chỉ ở qui mô lớn
nhỏ mà thôi. Nhiều quốc gia có mạng lưới sông ngòi phong phú, nguồn thủy điện
chiếm trên 80% so với các nguồn năng lượng khác và xem đây như là một một chìa
khóa mấu chốt cho động lực phát triển kinh tế quốc gia. Đập nước được xem là một
biện pháp hữu hiệu để trị thủy, kiểm soát dòng chảy, giữ nước trong mùa mưa để
hạn chế lũ lụt ở hạ nguồn và xả nước ở mùa khô để giảm bớt hạn hán. Từ các hồ
chứa này, người ta còn chú ý khai thác nước cho việc tưới ruộng, cấp nước sinh hoạt,
vận tải thủy, nuôi cá trong hồ chứa, sử dụng các hồ chứa như là một địa điểm điều
hòa khí hậu, là nơi tham quan du lịch, hoạt động thể thao nước, nơi an dưỡng chữa
bệnh, ... Trước những năm 1950, hầu như mọi người, ngay cả những nhà môi
trường, đánh giá các mặt tích cực của các hồ chứa nước bao giờ cũng cao hơn các
hạn chế của nó.
2.2. Tác động môi trường có thể có của các đập nước
Bài học của đập Aswan ở Ai Cập – do Liên Xô xây dựng trước đây - có lẽ là một bài
học điển hình nhất mà các nhà môi sinh học trên thế giới lấy làm ví dụ cụ thể cho
việc đánh giá tác động môi trường đối với các đập nước gây ra. Trong bài này, tác
giả không có ý định tường thuật các điển hình như vậy chỉ có một số liệt kê chính về
tác động môi trường có thể có của các đập nước, như:
• Một lượng lớn phù sa sông bị giữ lại ở trong lòng hồ chứa làm chất lượng ở hạ
nguồn giảm, đồng ruộng sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi bổ khiến nông dân phải
nhập phân bón hóa học vừa tốn tiền, vừa tác hại cho đồng ruộng, sinh vật
chung quanh và cả con người.
• Nhiều loại cá sông không thể tồn tại và phát triển vì đường đi để sinh sản và
kiềm ăn của chúng bị cắt đứt. Một số công trình hồ chứa có hạng mục xây
dựng đường đi cho cá nhưng thực tế nhiều nới có công trình này nhưng lượng
cá trên sông vẫn tụt giảm thê thảm, có nhiều nơi chưa đến 10% so với khi
chưa có công trình.
• Nước trong hồ chứa bị tù đọng có thể sẽ là nơi phát sinh nhiều dịch bệnh từ
nguồn nước như sốt rét, sốt xuất huyết, sên sán, tảo độc, ...
• Một lượng lớn diện tích cây rừng bị mất đi do lòng hồ phải ngập nước, ảnh
hưởng này có thể làm giảm nguồn gien thực và động vật quí hiếm, đa dạng.
Nếu trong khu vực lòng hồ có các di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ thì việc mất
đi các di tích này là một điều cũng khá đáng tiếc.
• Việc di dân và vấn đề định cư người dân sinh sống trong khu vực lòng hồ có
thể là một khó khăn, do tác động đến sự an cư, phong tục tập quán người
dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
• Các đập nước lớn có thể gây ra nhiều biến động liên quan đến địa chất, địa
hình, thổ nhưỡng. Nước trong lòng hồ có thể thấm qua các tầng đất gây úng
nước, tăng mức độ bão hòa các lớp thổ nhưỡng, có thể ảnh hưởng đến việc ổn
định vỏ trái đất ở khu vực. Một số nơi hiện tượng động đất, đất chuồi xảy ra
thường xuyên sau khi có các hồ chứa. Nếu không khảo sát kỹ địa chất, nước
trong lòng hồ có thể thấm và hòa tan các mỏ muối khoáng dưới đất gây ảnh
hưởng xấu đến cây trồng bên trên.
• Sự thay đổi chế độ dòng chảy trên sông có thể tạo ra một hình thái xói lở và
bồi lấp mới ở hạ lưu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng một phần ổn định bờ sông
và hệ sinh thái hai bên bờ sông.
• Nước khi chảy qua các turbine máy phát điện sẽ gia tăng nhiệt độ do ảnh
hưởng của hiện tượng ma sát dòng chảy với đường ống và thiết bị turbine.
Nước xả ra có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước bình thường của dòng sông
cũng gây ra các ảnh hường đến hệ sinh thái và sử dụng nước ở các vùng cận
kề nhà máy phát điện.
2.3. Vấn đề vỡ đập và ảnh hưởng đối với hạ lưu
Ngay từ thập niên 1950, các nhà thủy lực học đã có các khảo cứu các sự kiện liên
quan đến tai họa do vỡ đập gây ra. Khi một con đập đột ngột bị vỡ, lúc đó, một khối
lượng nước lớn tức thời vỡ oà gây một trận lũ xoáy ập tràn xuống các vùng trũng hạ
lưu, có thể làm ngập và phá vỡ nhanh chóng các công trình, cuốn trôi nhiều sinh
mạng, hoa màu, gia súc. Liên đoàn các kỹ sư Quân đội Mỹ (US. Army Corps of
Engineers, theo Anonymous, 1975) đã đếm được trên toàn nước Mỹ có khoảng
50.000 con đập có chiều cao trên 25 ft (tương đương 7.6 mét) hoặc hồ nước có dung
tích chứa trên 50 acre ft (tương đương 62.000 m
3
). Trong số này, có khoảng 20.000
đập nước nằm ở các vị trí nếu có nguy cơ khi vỡ đập sẽ gây ra các tổn thất cao về
nhân mạng và tài sản. Các con đập này hiện đang là những đối tượng được bảo vệ
chặt chẽ, phòng ngừa các hiểm họa khủng bố có thể xảy ra.
Đập nước có thể bị vỡ do các nguyên nhân như nước lũ dồn về quá lớn vượt qua khả
năng xả của đập tràn, áp lực nước lớn có thể phá vỡ kết cấu công trình của đập
nước, hoặc do các tác nhân khác như thấm ngang quá lớn gây sạt lở mái đập, các
công trình dẫn nước qua đập bị phá hủy, hoặc do động đất tại chỗ hoặc các chấn
động địa chất tạo sóng cường trong hồ chứa làm trượt mái đập.
Dự báo tổn thất do vỡ đập thường không chính xác lắm vì nó phụ thuộc vào hoàn
cảnh và thời điểm đập bị vỡ. Trường hợp đập vỡ trùng với thời kỳ mưa lũ, triều
cường ở hạ lưu thì tổ hợp các thảm họa này sẽ nhân cao các tổn thất. Nếu hạ lưu là
các vùng đồng bằng hẹp và dài thì nguy cơ càng tăng và tổn thất sẽ lớn hơn vùng
đồng trũng rộng. Nếu trên một hệ thống sông nhiều bậc nước, kịch bản vỡ nhiều đập
nước do nguyên nhân thiên nhiên (như động đất, lũ cực lớn,...) hoặc do con người
(do phá hoại, khủng bố, ...) cần phải xem xét và thực nghiệm cẩn thận trên các mô
hình vật lý hoặc toán học (ví dụ như mô hình toán DAMBRK của Fread, D.L., 1982).
2.4. Tác dụng của Biển Hồ đối với Đồng bằng sông Cửu Long
Sông Mekong sau khi từ địa phận tỉnh Champasak, Lào đổ xuống thác Khone vào khu
vực Stungsteng – Kratíe của Cambodia theo hướng Bắc Nam thì rẽ vào dòng TongLe
Sap rồi tách ra thành 2 dòng riêng biệt và chảy xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam xuống Việt Nam qua 2 ngã Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) .
TongLeSap là một vùng trũng lớn, có chế độ thủy văn Sông - Hồ. Giữa dòng chảy là