Thái Bình
Tiêu bản:Nước Việt Nam Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền
Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía
đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5
tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông
bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh
Bắc Bộ).
Hành chính
Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc là:
• Thành phố Thái Bình (tỉnh lỵ)
• Đông Hưng (sáp nhập 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng)
• Hưng Hà (sáp nhập 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà)
• Kiến Xương (tách ra từ phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ). Sau Cách mạng
Tháng Tám gọi là huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình)
• Quỳnh Phụ (sáp nhập 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực)
• Thái Thụy (sáp nhập 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh)
• Tiền Hải
• Vũ Thư (sáp nhập 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì)
Điều kiện tự nhiên
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng
10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1-2 m trên mực nước
biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.
Thái Bình có bờ biển dài 52 km.
Tỉnh này có 4 con sông khá lớn chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km,
phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là
đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy
qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền
(Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa
cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh
hưởng sâu vào đất liền từ 15-20 km.
• Diện tích: 1.542 km²
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.800 mm
• Nhiệt độ trung bình: 23,5°C
• Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ
• Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
• Tọa độ: 20°17′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông.
Dân số
Năm 2004 Thái Bình có 1.842.800 người với mật độ dân số 1.195 người/km².
Thành phần dân số
• Nông thôn: 92.77 %
• Thành thị: 7.23 %
Lịch sử
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỷ 10, thuộc hương
Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời
vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối
thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm
1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam
Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890),
từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của
phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Huyện Thần Khê lúc đó được nhập vào phủ Thái
Bình, sau đó phủ này được đổi tên thành Thái Ninh. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân
và Diên Hà, phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng
Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập,
tỉnh Thái Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng, trong đó bao gồm 12
huyện:
• Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Trực Định (Chân Định) thuộc phủ Kiến Xương (sở lỵ
phủ kiêm huyện lỵ huyện Trực Định, đặt ở xã Động Trung)
• Đông Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thụy Vân (Thụy Anh), Thanh Quan thuộc phủ
Thái Ninh (sở lỵ phủ kiêm huyện lỵ huyện Thanh Quan)
• Hưng Nhân, Diên Hà, Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng (sở lỵ phủ kiêm huyện lỵ
huyện Thần Khê)
Sau đó, đơn vị hành chính cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lỵ phủ thì đổi theo tên của
phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương,
Thần Khê thành Tiên Hưng.
Tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lỵ của
huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lỵ Thái Bình phát triển mở rộng sang
các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình.
Kinh tế
• Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2004 đạt gần 5.988 tỷ đồng (chỉ số giá năm
1994).
• Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 48,52% - 18,86% -
32,62%.
Tài nguyên
Các khoáng sản chính:
• Khí mỏ : Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản
lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên. Tháng 5, 6 năm 2003,
Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc
Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³.
• Nước khoáng : Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã
khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng Vital,
nước khoáng Tiền Hải.
o Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở xã Duyên Hải huyện Hưng
Hà mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72°C ở độ sâu 178 m
đang đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh.
• Than : Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có
trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng ở độ sâu từ 600-1000 m, chưa đủ điều kiện
cho phép khai thác.
Giao thông
• Đường bộ: Quốc lộ 10 sang Nam Định, quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Diêm Điền và
Hải Phòng; đường 217 sang Hải Dương.
• Đường thuỷ: Cảng Diêm Điền là cảng quốc gia, đang đầu tư xây dựng để tàu 1000
tấn có thể ra vào.
Văn hóa-xã hội
Giáo dục
Năm 2004, Thái Bình có 295 trường mầm non, 1 nhà trẻ, 293 trường tiểu học, 276 trường
trung học cơ sở, 39 trường trung học. Học sinh ba cấp tương ứng là: 140.967 - 141.004 -
58.848.
Ngoài ra còn có trường đại học: Đại học Y Thái Bình, cao đẳng: sư phạm,Văn hoá nghệ
thuật, Y tế, Sư phạm mầm non, Kinh tế kỹ thuật; các trường trung cấp và dạy nghề: Nông
nghiệp (Quỳnh Côi), công nhân kỹ thuật, công nhân xây dựng, trường đóng tàu...
Văn hóa truyền thống
Có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo "làng Khuốc", trò múa
Di tích lịch sử
• Chùa Chành ;
• Chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ 11 triều nhà Lý;
• Đền Tiên La ;
• Đền Đồng Bằng ;
• Từ đường Bùi Quang Dũng ;
• Từ đường Nguyễn Tông Quai ;
• Từ đường Lê Quý Đôn ;
• Từ đường Ngô Quang Bích ;
• Từ đường Bùi Viện ;
• Các đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà.
• Ngoài ra còn có các nhà thờ đạo thiên Chúa từ thờ Pháp (nhà thờ Bắc trạch tiền hải)
Danh nhân
• Hoàng Văn Triệu (huyện Đông Hưng) là người đưa công nghiệp về Thái Bình.
• Trần Thủ Độ (huyện Hưng Hà) là người có công sáng lập triều Trần.
• Nguyễn Tông Quai (trước thường đọc là Nguyễn Tông Khuê, huyện Hưng Hà), là
thầy học của Lê Quí Đôn, hai lần đi sứ nhà Thanh. Tác phẩm thi ca chính: Sứ Hoa
tùng vịnh, Sứ trình tân truyện, Ngũ luân tự, Vịnh sử thi quyển. Được đánh giá là
nhà thơ Nôm xuất sắc của thế kỉ 18, có đóng góp quan trọng vào tiến trình phát
triển của thơ tiếng Việt, mở đường cho ra sự ra đời của Truyện Kiều và các tác
phẩm thơ Nôm thế kỉ 19.
• Lê Quý Đôn (huyện Hưng Hà), Bảng nhãn triều Lê-Trịnh, nhà bác học lớn của Việt
Nam, tác giả của Vân Đài loại ngữ có tính chất bách khoa, Phủ biên tạp lục, Đại
Việt thông sử (Lê triều thông sử), Quần thư khảo biện, Kiến văn tiểu lục, Toàn Việt
thi lục 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương
Dực, Toàn Việt thi lục, Quế Đường văn tập 4 quyển). Lê Quí Đôn thời trẻ có theo
học thầy Nguyễn Tông Quai.
• Quách Đình Bảo (quê xã Thái Phúc huyện Thái Thụy tỉnh [Thái Bình]). Ông đỗ
Hoàng Giáp dưới thời vua Lê Thánh Tông và đóng góp lớn trong việc đi nhà Minh,
bàn chuyện Chiêm Thành. Ông được phong Thượng thư bộ Lễ kiêm Tả xuân
phường, Tả trung doãn, sau sang Thượng thư bộ Hình. Ông có những đóng góp lớn
lao của ông trong chiến lược dùng người tài quốc gia. Ông là một thành viên tích
cực và là một trong 28 vì tinh tú của Hội Tao Đàn.
• Chu Đình Ngạn (được vua Lê ban họ, nên sử chép là Lê Đình Ngạn, người làng
Trình Phố huyện Kiến Xương trước đây, nay là Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền
Hải). Tướng quân dưới triều Lê, có công lập ra làng Trình Phố và phong tục họp
chợ Giếng vào Tết âm lịch hàng năm (đến nay, tức năm 2006, qua mấy trăm năm,
vẫn được tổ chức).
• Ngô Quang Bích (sử chép là Nguyễn Quang Bích, người làng Trình Phố huyện
Kiến Xương trước đây, nay là Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải). Đỗ Hoàng
giáp triều Nguyễn, (là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê), Thượng thư bộ Lễ, Hiệp
thống Bắc kỳ quân vụ đại thần, Sơn phòng sứ Hưng Hóa (Phú Thọ). Văn thân
chống Pháp tại Phú Thọ, đồng thời là một nhà thơ.
• Bùi Viện (người cùng làng với Nguyễn Quang Bích, tức làng Trình Phố huyện
Kiến Xương trước đây, nay là Trình Nhì xã An Ninh huyện Tiền Hải). Với sự tiến
cử của Doãn Khuê, ông đã có công xây dựng Ninh Hải (lúc đó thuộc Hải Dương)
thành hải cảng trọng yếu, vào cuối thời Tự Đức, với cái tên mới là Hải Phòng (Hải
trấn phòng thủ). Ông là một trong những nhà cải cách xã hội hiếm hoi cuối thế kỷ
XIX ở Việt Nam, đặc biệt là trong lực lượng hải quân nhà Nguyễn, ông còn là nhà
ngoại giao - sứ thần Việt Nam đầu tiên đến Mỹ.)
• Hoàng Văn Thái (huyện Tiền Hải, Đại tướng. Sinh trưởng ở làng An Khang, là
làng ở ngay bên cạnh làng Trình Phố nói trên)
• Phạm Tuân (huyện Kiến Xương, Anh hùng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ
trụ, và có công đầu trong việc hạ máy bay B52 của Mĩ. Cựu học sinh trường cấp ba
Tây Tiền Hải)
• Nguyễn Mậu Kiến (huyện Kiến Xương, Chí sĩ chống Pháp)
• Doãn Uẩn (làng Ngoại Lãng, Song lãng, huyện Vũ Thư, An tây mưu lược tướng,
cùng An tây trí dũng tướng Nguyễn Tri Phương đánh thắng Xiêm la (Thái Lan),
bình định Cao Miên, giữ yên bờ cõi tây nam, năm 1845. Binh bộ thượng thư, được
phong tước Tuy Tĩnh tử, Tổng đốc An Hà (Hà Tiên và An Giang) năm 1847 đến
1850.)
• Doãn Khuê (làng Ngoại Lãng, Song lãng, Vũ Thư, em họ của Doãn Uẩn. Ông đỗ
tiến sĩ triều Nguyễn năm 1838, Đốc học Nam Định kiêm Doanh điền sứ và Hải
phòng sứ, cùng Nguyễn Mậu Kiến, là những người đầu tiên lãnh đạo chống Pháp
(năm 1873) trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay.)
• Vũ Ngọc Nhạ (Nhà tình báo)
• Bút Ngữ (huyện Vũ Thư, Nhà văn, tác giả bài ca dao mới "Làm mưa" in trong sách
tiểu học, và các tiểu thuyết hay tập truyện ngắn như "Pháo đài đồng bằng",
"Chuyện ở xóm chài", "Những ngày nước cường". Cũng như Chu Văn (tác giả của
tiểu thuyết "Bão biển"), ông là một trong những nhà văn lớn hoạt động tại địa
phương của vùng Thái Bình - Nam Định thời xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc trước đây. Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình)
• Nguyễn Bảo (Nhà thơ)
• Lâm Đức Thụ (huyện Kiến Xương, tức Nguyễn Công Viễn, là đồng chí hoạt động
cùng Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc, mất năm 1949 tại quê nhà)
• Nguyễn Thị Chiên (huyện Kiến Xương, Anh hùng tay không bắt sống giặc Pháp)
• Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (Tu sĩ, nhà nghiên cứu Hán học và Phật học, tác giả
của từ điển nổi tiếng "Từ điển Hán Việt Thiều Chửu", mất trong cách mạng ruộng
đất)
• Lại Ngọc Cang (nhà nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học Hán Nôm, như
Truyện Kiều, Hoa tiên..., ông tự vẫn)