Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tap doc Lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.47 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


<i><b>1. Cơ sở lí luận:</b></i>


Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp,
hội nhập với các nước trong khu vực và phát triển thế giới. Điều đó địi hỏi Việt
Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự chủ, sáng tạo và sẵn sàng
thích ứng với những đổi mới về nền kinh tế, xã hội của đất nước, phát triển hài
hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp hơn nữa. Để trở thành một nước
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và những thách thức mới của hội nhập Quốc tế.
Đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo của
mình để tạo ra những lớp người lao động mới có đủ điều kiện để phục vụ đất
nước. Việc đổi mới về những chương trình dạy học bao gồm đổi mới về nội
dung và phương pháp dạy học.


Chương trình dạy học Tiểu học 2000 nhằm thừa kế và phát triển những
thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình 165 tuần, ngồi đổi mới về
nội dung dạy học, chương trình tiểu học 2000 còn đổi mới về phương pháp dạy
học và tăng cường tới lực lượng học tập nhằm khuyến khích các trường, lớp
dạy 2 buổi/ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam.


Muốn đạt được điều đó các em phải biết đọc thành thạo có nghĩa là: đọc
đúng các từ, cụm từ, câu, đoạn, bài của văn bản hay thơ. Đây là nền tảng để các
em học tốt các môn học khác và để làm tốt được tất cả những điều trên thì phân
mơn Tập đọc ở Tiểu học đảm nhiệm vai trò này. Nội dung, yêu cầu của phân
môn Tập đọc ở mỗi lớp là khác nhau. Nó được nâng cao, mở rộng các lớp trên
theo quan điểm dạy học hình xốy trơn ốc.



Khi dạy Tập đọc lớp 5 học sinh cần nắm đươc những kỹ năng cơ bản sau:
 <i>Nghe:</i>


- Nghe biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp.
- Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học


thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn… phù hợp với lứa tuổi;
bước đầu biết nhận xét. Đánh giá được một số thông tin đã nghe.


- Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn
xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có
giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm.
- Ghi được ý chính của bài đã nghe.


 <i>Nói:</i>


- Nói trong hội thoại:


+ Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà
trường và ở nơi cơng cộng.


+ Biết giải thích rõ thêm vấn đề đang trao đổi; tán thành hay bác bỏ một ý
kiến.


- Nói thành bài:


+ Biết phát triển một chủ đề trước lớp.


+ Biết cách giới thiệu về lịch sử văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,… của


địa phương với khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 <i>Đọc:</i>


- Đọc tốc độ tối thiểu 120 tiếng/ phút.
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:


+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành
chính, khoa học,báo chí,…). Biết đọc một màn kịch hay một vở kịch ngắn có
giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.


+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học.
+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.


- Đọc hiểu:


+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.
+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.


+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập
đọc có giá trị văn chương.


+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng
hiệu,…


- Kĩ năng phụ trợ:
+ Biết sử dụng từ điển.


+ Biết ghi chép các thông tin đã học.



+ Thuộc lịng một số bài văn vần và đoạn văn xi.
 <i> Viết:</i>


- Viết chính tả:


+ Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ / 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày
đúng quy định.


+ Biết lập sổ tay chính tả; hệ thống hóa các quy tắc chính tả đã học.
+ Biết viết một từ và cụm từ thơng dụng.


+ Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ.
- Viết bài văn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Biết cách tả cảnh, tả người; kể lại một câu chuyện đã làm hoặc chứng
kiến.


+ Tự phát hiện và sửa một số lỗi trong bài văn.
<i><b>2. Cơ sở thực tiễn:</b></i>


Với những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nói trên tơi thấy các em học
sinh của lớp tôi chưa làm chủ được tốc độ, phát âm chưa chuẩn ở các phụ âm
đầu như: l/n; r/d/g hoặc dấu hỏi dấu ngã… chưa biết phân biệt lấy hơi ở chỗ
ngừng, nghỉ, chưa biết suy nghĩ để tìm hiểu nội dung bài đọc. Khi trả lời câu
hỏi học sinh còn phụ thuộc nhiều về sách giáo khoa hoặc đọc cả câu cả đoạn khi
trả lời câu hỏi tức là chưa lựa chọn ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu,
chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc
sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:</b>



- Đề tài nghiên cứu là nhằm nâng cao hiệu quả về việc dạy học Tập đọc
cho hoc sinh lớp 5, nhằm rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm (đọc hiểu) đọc
diễn cảm nhằm đề xuất một số phương pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy
học Tập đọc cho học sinh ở lớp 5.


<i>Để đạt được mục đích này tơi giải quyết một số nhiệm vụ sau:</i>


- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học
Tập đọc cho hoc sinh lớp 5.


<b>III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b>


- Để nắm bắt được kết quả trong quá trình nghiên cứu dạy phân môn tập
đọc lớp 5 qua hai khâu luyện đọc cho học sinh và hướng dẫn cảm thụ văn học.
Tôi đã thực hiện nghiên cứu ở hai lớp (5/1 và 5/2)


Trong q trình thực hiện đề tài này tơi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:


1. Tìm hiểu và phân tích các tài liệu dạy học chương trình Tiểu học 2000 có
liên quan đến phân mơn Tập đọc.


- Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở lớp 5.


- Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.


- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt 5.



- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5.


- Tài liệu BDTX chu kì III.


2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học ở khối 5.
3. Phương pháp điều tra thực tế dự giờ.


4. Phương pháp thực nghiệm dạy học.
- Lớp 5/1 là lớp thực nghiệm.
- Lớp 5/2 là lớp đối chứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>I.</b> <b>BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>


<i><b>1. Tiến hành khảo sát:</b></i>


Ngay từ đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/1. Sau khi
nhận lớp, nhận học sinh tôi đã tiến hành ngay việc khảo sát chất lượng đọc của
lớp mình và đồng thời tơi cũng tiến hành khảo sát luôn cả lớp đối chứng là lớp 5/2.


Đề bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5- Tập 1)
a. Kiểm tra đọc thành tiếng: Học sinh đọc hết bài (thời gian 2 phút)
b. Đọc thầm và đánh dấu vào trước câu trả lời đúng:


- Đoạn văn “Quang cảnh khơng có cảnh héo tàn hanh hao lúc sắp bước
vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không
nắng, không mưa.” Nói lên điều gì?


<sub></sub> Miêu tả chi tiết từng sắc vàng của đồng quê.



<sub></sub> Miêu tả thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động.
<sub></sub> Miêu tả cảnh lao động của con người trong khơng khí ngày mùa.


K t qu đ t đ c nh sau:ế ả ạ ượ ư
Lớp Sĩ số


Đọc


Giỏi Khá TB Yếu


SL % SL % SL % SL %


5/1 37 7 18,9 6 16,2 20 54,1 4 10,8


5/2 36 6 16,7 6 16,7 21 58,3 3 8,3


Lớp Sĩ số


Cảm thụ


Giỏi Khá TB Yếu


SL % SL % SL % SL %


5/1 37 4 10,8 8 21,6 20 54,1 5 13,5


5/2 36 4 11,1 4 11,1 23 63,9 5 13,9


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Qua khảo sát thực tế, qua việc giảng dạy hàng ngày tại lớp chủ nhiệm, qua
dự giờ của một số bạn đồng nghiệp tơi đã tìm ra được một số ngun nhân sau:



- Trước hết là do lỗ hổng của học sinh ở lớp dưới. Ỏ lớp dưới các em đọc
yếu do vậy khi học lên lớp trên ngày một khó hơn đòi hỏi các em phải cố gắng
nhiều hơn. Song trên thực tế thì khơng những các em khơng cố gắng mà học lực
ngày càng giảm sút. Đây là lỗi do giáo viên không uốn nắn cho các em, gia đình
ít quan tâm đến các em vì họ quan niệm rằng: “Trăm sự nhờ thầy cô”.


- Nguyên nhân thứ hai là do phần lớn học sinh của trường đều là con em
nơng dân nên ít có điều kiện đọc sách, báo truyện… đã thế những bài tập của
sách giáo khoa học ở lớp rồi về nhà các em cũng không đọc lại và do quan niệm
phiến diện của một số phụ huynh cho rằng cứ học giỏi mơn Tốn là được cịn
phân mơn Tập đọc thì khơng mấy quan tâm.


Ngun nhân thứ 3, đây được coi là nguyên nhân cơ bản nhất, đó là việc
dạy học giờ tập đọc chưa thật sự có sức cuốn hút đối với học sinh. Trong q
trình giảng dạy, giáo viên cịn ít chú ý đến khâu luyện đọc cho học sinh mà lại
đi sâu vào bài giảng, thậm chí có những giờ Tập đọc giáo viên biến thành giờ
giảng văn. Nhưng bên cạnh đó cũng có những giáo viên đã chú ý đến khâu
luyện đọc cho học sinh nhưng mới dừng lại ở luyện đọc trôi chảy mà chưa chú
ý đến luyện đọc diễn cảm (đọc hay).


Từ việc tìm ra được những nguyên nhân trên, trong q trình giảng dạy
một mặt tơi cố gắng khắc phục những ngun nhân đó. Mặt khác tơi tăng cường
áp dụng việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng kinh nghiệm thực tế của
mình.


<i><b>2. Những việc làm cụ thể:</b></i>
2.1. Đọc mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Xét tình hình thực tế hiện nay, học sinh giỏi của tơi có thể làm được điều


mà ý kiến thứ 2 đưa ra. Song việc đọc mẫu của giáo viên vẫn không thể thiếu
được bởi không phải lúc nào học sinh cũng tìm ra được cách đọc đúng nhất cho
đoạn, bài đó. Như vậy việc đọc mẫu của giáo viên trong giờ tập đọc là không
thể thiếu được. Việc đọc mẫu là rất quan trọng bởi nó có tác dụng làm cơ sở
định hướng cho học sinh khi đọc. Ở tiểu học các em cịn nhỏ nên việc đọc theo
cơ, thầy, tiếp cận với đọc mẫu cũng nhanh, thường thì cơ đọc thế nào trị đọc
như vậy. Vì vậy mỗi bài tập đọc trước khi dạy, giáo viên phải chuẩn bị trước để
khi đọc mẫu thật trôi chảy, phát âm chuẩn xác và nắm vững các mức độ đọc
diễn cảm để rèn cho học sinh đọc tốt như sau. Và đây cũng là việc mà tôi
thường làm trong giờ dạy tập đọc của lớp mình:


- Giáo viên biết hạ giọng hay cất cao giọng theo từng loại câu.


- Giáo viên biết nhấn mạnh từ, cụm từ cần nhấn mạnh trong câu.


- Tùy theo từng đoạn, bài mà giáo viên có giọng đọc thích hợp.


- Phân biệt được lời tác giả, lời nhân vật để có giọng đọc khác nhau.
2.2. Việc luyện rèn đọc:


Đây là giai đoạn học sinh được tiếp xúc với văn bản, được đọc vỡ, muốn
các em đọc được diễn cảm thì giáo viên phải làm tốt khâu này.


Qua dự giờ của một số đồng nghiệp cho thấy giáo viên chưa có những
phương pháp rèn đọc đúng và nếu có chỉ là chung chung:


Ví dụ: Học sinh đọc sai “ló lói, nàm việc, mua riệu…” thì giáo viên chỉ
nhận xét là: “Em đọc như thế là chưa được” hoặc “đọc sai”. Cũng có những
giáo viên có cách sửa cho các em như “em đọc lại” hoặc “em đọc cong lưỡi
lên”. Việc sửa cho học sinh của giáo viên như vậy là rất chung chung khiến lần


sau các em lại mắc phải lỗi như vậy. Để sửa cho học sinh lần sau không mắc
phải những lỗi đã mắc trước đó thì trước tiên người giáo viên phải hiểu được
thế nào là đọc đúng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng
chính âm. Nói cách khác là không đọc theo các phát âm địa phương lệch chuẩn.
Đọc đúng các thanh; về thanh có các lỗi phát âm như sau: Lẫn thanh hỏi (?) và
thanh ngã (~) và thanh nặng (.)


Đọc đúng bao gồm cả đọc đúng âm tiết, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu.
Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ để ngắt
hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai.


Hiểu được như vậy nên tôi đã áp dụng biện pháp sau vào việc sửa cho từng
học sinh đọc đúng ở ngay phần luyện đọc nối tiếp đoạn mà tôi thường áp dụng
cho lớp mình.


<i><b> * Đối với học sinh đọc sai phụ âm đầu l/n.</b></i>
+ Đối với âm đầu l:


- Cách phát âm: Đầu lưỡi – hàm.


- Hướng dẫn phát âm; đặt đầu lưỡi lên hàm trên sau đó bật hơi. Ví dụ: long lanh.
+ Âm đầu n:


- Cách phát âm: mặt lưỡi – hàm.


- Hướng dẫn phát âm: Đưa mặt lưỡi lên mặt hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ: cái nong.
* Đối với học sinh đọc sai phụ âm tr/ch



+ Âm đầu ch:


- Cách phát âm: đầu lưỡi – hàm.


- Hướng dẫn phát âm: Đưa đầu lưỡi lên hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ:
chúng cháu.


+ Âm đầu tr:


- Cách phát âm: đầu lưỡi – hàm.


- Hướng dẫn phát âm: Đưa gốc lưỡi lên hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ:
trong trẻo.


<i><b>* Đối với học sinh đọc sai phụ âm đầu d/gi/r.</b></i>
+ Âm đầu d:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Hướng dẫn phát âm: đưa gốc lưỡi lên hàm bật nhẹ. Ví dụ: dài dịng
+ Âm đầu gi:


- Cách phát âm: đầu lưỡi – răng.


- Hướng dẫn phát âm: đặt đầu lưỡi lên răng bật nhẹ. Ví dụ: giảng bài.
+ Âm đầu r:


- Cách phát âm: đầu lưỡi - hàm;


- Hướng dẫn phát âm: đưa đầu lưỡi chạm vào hàm bật nhẹ. Ví dụ: ra chơi.
Tương tự như vậy với các âm khác, tôi cũng hướng dẫn học sinh như thế.
Lúc đầu áp dụng học sinh còn chưa quen nên việc rèn cho học sinh đọc gặp


khơng ít khó khăn nhưng do sự động viên khuyến khích kịp thời của tơi, các em
dần dần quen và cảm thấy dễ sửa hơn.


Tóm lại muốn đạt kết quả cao trong quá trình luyện đọc đúng cho học sinh
thì giáo viên khơng phải là khơng tốn ít thời gian. Điều này đòi hỏi giáo viên
phải rèn cho học sinh trong một quá trình lâu dài và cần cả sự kiên trì, bền bỉ
mới có được kết quả như mong muốn.


2.3. Hướng dẫn học sinh biết cách nghỉ hơi đúng khi đọc:


Để đọc được lưu lốt thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách
nghỉ hơi đúng, nhất là khi đọc những câu dài. Trước hết, cần hướng dẫn học
sinh nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc hoặc dấu ngăn cách, các bộ phận câu
với nhau như: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng hoặc dấu phẩy, gạch
ngang, ngoặc đơn ở giữa câu. Khi đọc, gặp những dấu câu này tôi hướng dẫn
học sinh nghỉ hơi một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng. Trong trường
hợp dấu kết thúc câu đồng thời cũng kết thúc một đoạn văn để xuống dịng thì
qng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng thời gian phát âm một tiếng.


Ngồi ra cịn 1 số dấu câu có cách dùng đặc biệt như:
<i>* Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt qng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

trường hợp này tơi hướng dẫn học sinh không nghỉ hơi mà phát âm kéo dài chỗ
có dấu chấm lửng.


- Ví dụ ngắt qng giữa các tiếng hoặc từ như: “Mấy cậu… để tui…”
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 25) trong trường hợp này tôi hướng dẫn học sinh
nghỉ ở chỗ có chấm lửng một quãng bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng.


* Dấu ngoặc kép đánh dấu một số từ ngữ được dẫn nguyên văn từ lời


người khác hay những từ ngữ có cách hiểu đặc biệt:


- Ví dụ: Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 45). Trong trường hợp này tôi hướng dẫn học sinh
không nghỉ hơi mà nhấn mạnh những từ ngữ được đánh dấu.


2.4. Luyện đọc hiểu từ – cụm từ khó:


Khi luyện cho học sinh luyện đọc hiểu có nghĩa là trong q trình đọc học
sinh hiểu được một số từ ngữ khó có trong bài. Tơi có hai cách làm để tìm từ
ngữ khó đọc và giải nghĩa chúng như sau:


Việc làm của giáo viên Việc làm của học sinh
+ Cách 1:


- Em hãy tìm từ, cụm từ khó đọc, khó
hiểu trong bài?


- Ghi bảng từ đó


-Em hãy giải nghĩa từ đó?


- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
+ Cách 2


- Giáo viên dùng lời hoặc đồ dùng dạy
học đưa ra các từ, cụm từ khó đọc, khó
hiểu.


- Giáo viên nhận xét - kết luận lời giải


đúng.


- Tìm và nêu.


- Giải nghĩa


- Đọc thầm – giải
nghĩa.


 Chú ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Đối với từ nhiều nghĩa, việc giải nghĩa cần có giới hạn ở nghĩa cụ thể
trong bài tập đọc, tránh mở rộng ra nhiều nghĩa xa lạ.


- Đối với những từ được dùng theo nghĩa lâm thời, ví dụ như từ: <i>“cổng</i>
<i>trời” trong bài “Trước cổng trời” giáo viên có thể cho học sinh miêu tả cái</i>
“cổng trời trên mặt đất” theo trí tưởng tượng của các em.


- Tránh giải nghĩa quá nhiều từ hoặc giải nghĩa từ ngữ một cách q cầu kì,
gây lãng phí thời gian làm cho giờ học nặng nề.


2.5. Hướng dẫn học sinh cảm thụ bài đọc (tìm hiểu bài):


Ngồi nhiệm vụ chính rèn đọc cho học sinh ra, phân mơn tập đọc cịn có
nhiệm vụ tích lũy kiến thức nhiều mặt đa dạng phong phú cho các em. Mỗi bài
tập đọc là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và thời đại
hoặc là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người … theo các chủ điểm. Hơn
thế nữa phân mơn Tập đọc cịn cung cấp, mở rộng cho các em một vốn từ ngữ
thuộc những chủ đề đó. Từ đó giúp học sinh có thêm vốn từ ngữ khi viết văn.
Vấn đề ở đây là dạy học như thế nào để tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng


văn hoặc biến giờ tập đọc thành một tiết học nhàm chán, khô khan không gây
hứng thú cho học sinh


Để tránh điều đó trong khi dạy tập đọc. Trước tiên tơi muốn nói về cách
dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh. Giáo viên lên lớp truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng
phương pháp thuyết trình, giảng giải học sinh thụ động tiếp thu theo cách: thầy
giảng trò nghe và ghi nhớ. Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Học sinh ít có khả năng đánh giá và nhận xét lẫn
nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá học sinh là kết quả nghi nhớ, tái hiện những điều
giáo viên giảng. Từ cách dạy – học này tôi thấy có những hạn chế sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Học sinh không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động học tập và sáng
tạo, khó thích ứng với nhu cầu học tập cao ở lớp trên.


- Năng lực của cá nhân học sinh khơng có điều kiện bộc lộ và phát triển đầy
đủ.


Như một nhà triết học cổ đại đã nói “Dạy học khơng phải là chất đầy
<i>vào một cái thùng rỗng mà làm bừng sáng lên những ngọn lửa.” có nghĩa là</i>
dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để các em
tự tìm tịi, khám phá ra những kiến thức của bài học. Giáo viên giúp cho học
sinh có những điều kiện và phương tiện hoạt động để học sinh tự xử lý các tình
huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.


Trong phân môn Tập đọc bước hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cũng rất
quan trọng. Trong q trình dạy học giáo viên nói ít, giảng ít, học sinh làm việc
nhiều, trả lời nhiều câu hỏi trong một tiết học. Điều này đòi hỏi người giáo viên
phải chuẩn bị chu đáo để đưa ra một hệ thống câu hỏi, có thể tách thành những
ý nhỏ (dẫn dắt bằng câu hỏi phụ) hoặc mở rộng thêm yêu cầu. Nhưng khi thêm


hoặc tách nhỏ câu hỏi giáo viên chú ý khơng được đảo vị trí của câu hỏi trong
sách giáo khoa.


Ví dụ: Trong bài tập đọc “Lịng dân” sách giáo khoa Tập đọc lớp 5 – Tập I.
Tôi đã bổ sung thêm câu hỏi trong thực tế giờ dạy như sau:


1. Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?


3. Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?


4. Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
5. Chi tiết nào trong đoạn kịch làm cho em thích thú nhất? Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Như vậy giáo viên phải chuẩn bị công phu hơn, khó hơn việc thuyết trình,
giảng giải. Trong khi dạy bài mới giáo viên cần tránh đặt câu hỏi trong đó có
sẵn câu trả lời mà học sinh có thể đốn ra ngay, khơng cần động não suy nghĩ.


Trong việc đánh giá câu trả lời của học sinh thì ý kiến của học sinh là quan
trọng. Song không phải chỉ giáo viên là người duy nhất đánh giá câu trả lời của
học sinh mà giáo viên còn tạo điều kiện cho các em tự đánh giá và nhận xét lẫn
nhau.


Qua bài tập đọc học sinh còn được làm quen, tiếp xúc với ngôn ngữ văn
học, với sáng tạo, biết phân tích các chi tiết tiêu biểu về mặt nội dung và nghệ
thuật của văn bản. Trong khi giảng, giáo viên có thể hỏi: “Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?”. Trong một bài tập đọc tác giả có thể sử dụng một số biện
pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh… từ đó các em học được cách viết khi dùng
từ, đặt câu và viết văn thêm sinh động tạo điều kiện cho các em làm văn tốt
hơn.



Ví dụ: Khi tả về ngơi nhà trong bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” của Đồng
Xuân Lan sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 148. Tác giả đã dùng những biện pháp
nhân hóa để làm cho ngơi nhà được miêu tả gần gũi, sống động.


Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng


Nắng đứng ngủ quên
Trụ bê tông nhú lên …


Qua đây các em học được các biện pháp nhân hóa trong giờ tập đọc để sử
dụng khi viết văn. Qua bài tập làm văn viết ở tuần 10. Với đề bài “Em hãy tả lại
một cảnh đẹp ở quê hương em”. Có em đã viết về quê hương mình với hình
ảnh cây đa quê hương như sau: “Cây đa đứng sừng sững ở đầu làng. Nhìn từ xa,
những tán cây xịe ra như những cái ô khổng lồ xanh mát… chỉ có vài chiếc rễ
nổi lên bò ngoằn ngoèo như những chú hổ mang, gốc cây phình to ra như một
chàng đơ vật…” cách tả như vậy làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

được nội dung bài một cách sâu sắc. Ở mỗi bài thường có các đoạn, đối với học
sinh ở lớp 5 là phải tìm ý chính của đoạn đó rồi sau mỗi đoạn giáo viên phải có
tiểu kết đoạn để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giáo viên có câu hỏi hoặc lời
dẫn dắt để chuyển sang ý tiếp theo khiến bài giảng không bị đứt đoạn mà có hệ
thống logic.


Ví dụ: Khi dạy bài “Tiếng rao đêm” giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm
đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi: “Trong đêm vắng tác giả nghe thấy tiếng gì?”,
“Nghe tiếng rao của người bán bánh giò tác giả cảm thấy như thế nào?”, “Đám
cháy xảy ra vào lúc nào?” sau khi học sinh trả lời câu hỏi, thì giáo viên cần chốt
lại và dùng câu chuyển tiếp để chuyển ý sang đoạn 3: “Trong đêm khuya thanh


vắng nằm nghe tiếng rao của người bán bánh giị rồi có tiếng kêu cứu cháy nhà
khi mọi người chạy ra đã thấy một bóng người khập khiễng chạy tới ngơi nhà
cháy. Vậy người đó là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở đoạn 3 nhé.”.


Trong 1 tiết tập đọc giáo viên có thể sử dụng hai hình thức là: đọc thầm và
đọc thành tiếng. Hình thức đọc thành tiếng tôi áp dụng vào lúc luyện đọc đúng
cho học sinh. Hình thức đọc thầm tơi áp dụng vào lúc này - lúc tìm hiểu bài.
Giáo viên yêu cầu đọc thầm để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Đây là hình thức
lâu nay trong các nhà trường chưa được coi trọng đúng mức. Hình thức đọc
thầm nhằm hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo, đọc thầm là
kỹ xảo mà mỗi con người sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời. Về mối quan hệ giữa
đọc đúng (đọc thành tiếng) và đọc thầm thì đọc thành tiếng là cơ sở cho việc
đọc thầm. Đọc thành tiếng là hình thức yêu cầu đọc thấp, đọc thầm là hình thức
yêu cầu đọc cao hơn. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Vì
vậy trong các bước của giờ tập đọc khơng nên bỏ qua bước đọc thầm này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Em hãy tìm một tên khác cho truyện em vừa đọc? Làm như vậy các em
mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc
nhở.


2.6. Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng:


Trong một giờ tập đọc thì khâu luyện đọc diễn cảm sau khi luyện đọc
đúng, tìm hiểu bài là phù hợp, hợp lý bởi các em có đọc đúng văn bản, hiểu văn
bản và từ đó các em có thể tự mình xác định được giọng đọc cho bài thơ cho
văn bản đó. Có nhiều cách tổ chức luyện đọc diễn cảm cho học sinh như:


- Cách 1: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để tìm ra những từ ngữ, cụm
từ đọc diễn cảm như: “Em hãy tìm những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn


văn, đoạn thơ?”


Khi các em tìm được cũng có nghĩa là các em đã xác định được giọng đọc
mà giáo viên yêu cầu hoc sinh: “em hãy đọc cụm từ đó theo đúng thái độ tình
cảm của tác giả?”


- Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt lời kể của tác giả với lời
nhân vật (tốt, xấu, người già, trẻ em…) Ví dụ: trong bài “ Lòng dân” Tiếng Việt
5, tập 1 học sinh phải đọc được giọng của tên Cai hống hách, xấc lược khác với
giọng của dì Năm tự nhiên bình tĩnh giả vờ nghẹn nghào. Giọng của An thật thà
hồn nhiên. Khi học sinh xác định được giọng đọc rồi giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh đọc theo vai hoặc nhóm 4 bạn và thi đọc giữa các nhóm. Việc làm
này vừa tìm ra được những em học sinh có giọng đọc hay, vừa giúp các em
hưng phấn trong khi đọc giúp tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả.


Đối với những bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc khi học sinh đã xác định
được giọng đọc của bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc ngay đoạn
đó.


Giáo viên có thể yêu cầu các em học thuộc bài thơ dưới dạng 1 trò chơi
“đọc thơ truyền điện”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

thuộc dịng thơ thứ nhất sau đó chỉ định một học sinh bất kỳ đọc dòng thơ thứ 2
(yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa lại). Em đó lại chỉ bạn đọc dịng thơ thứ 3,
cứ như vậy cho đến hết bài.


Đó là hình thức tơi thường áp dụng với học sinh yếu của lớp mình. Cịn đối
với học sinh khá giỏi tơi u cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng các khổ thơ
hay đoạn văn theo chỉ định trong sách giáo khoa.).



Trên đây là những hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và
đọc thuộc lịng mà tơi đưa ra và áp dụng cho lớp mình. Cịn tùy thuộc vào từng
bài cụ thể mà mỗi giáo viên áp dụng hình thức đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng là
phù hợp nhất cho đối tượng học sinh của lớp mình. Để các em có những tiết học
thật thoải mái và hiệu quả.


Tóm lại qua giờ tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học,
sáng tác văn học, cách dùng từ đặt câu tạo cho các em những rung cảm thẩm
mỹ. Giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp. Là cửa ngỏ để các
em đi đến việc cảm thụ văn học. Trong phân môn Tập đọc kỹ năng đọc không
thể tách rời với kỹ năng tìm hiểu bài mà chỉ có thể đồng nhất với nhau. Học
sinh có thể hiểu nội dung bài thì mới có thể đọc đúng, đọc hay. Việc đọc đúng,
đọc hay lại nâng đọc hiểu lên một mức cao hơn là cảm thụ được cái hay, cái đẹp
của văn chương. Phân mơn Tập đọc 5 ln gắn bó chặt chẽ qua quá trình đọc và
quá trình hiểu. Qua sự hướng dẫn của giáo viên sau mỗi bài học các em đều
nhận biết được các ý:


- Nhận biết được chủ điểm, cấu trúc của bài đọc.


- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt tìm ý.


- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
<i><b> 3. Sau đây tơi xin trình bày một giáo án cụ thể để các bạn đồng nghiệp cùng</b></i>
<i><b>tham khảo.</b></i>


Bài dạy: <i><b>Lòng dân </b></i>
I. Mục tiêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,
cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong bài)



3. Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính
cách nhân vật.


II. Đồ dùng dạy học:


- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ viết câu, đoạn cần đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:


<i>1.</i> Kiểm tra bài cũ :


- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bài thơ “ Sắc màu em u” Và trả
lời câu hỏi.


. Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu? Vì sao?


. Tại sao bạn nhỏ lại nói “ Em yêu tất cả sắc màu Việt Nam”?
. Nêu nội dung bài thơ?


- Nhận xét ghi điểm học sinh.
<i>2.</i> D y h c bài m i:ạ ọ ớ


-GV giới thiệu bài ghi bảng
a. Luyện đọc.


- GV đọc mẫu: Đây là vở kịch giáo
viên cần đọc mẫu, định hướng cho HS
cách đọc để phân biệt được tên nhân
vật với lời nói của nhân vật.



- Gọi 1 HS đọc chú giải.


- Theo em vở kịch có thể chia thành
mấy đoạn?


- GV chốt ý – chia đoạn.


- Gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn


- HS lắng nghe


- HS theo dõi – lắng nghe


- 1 HS đọc chú giải – cả lớp
theo dõi.


- HS tự chia đoạn:


. Đoạn 1: Anh chị kia! …Thằng
này là con.


. Đoạn 2: Chồng chị à? … Rục
rịch tao bắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

của vở kịch. GV chú ý sửa lỗi
phát âm, ngắt giọng cho từng
HS (nếu có)


- Giải thích từ ngữ mà HS các
vùng miền khác nhau chưa hiểu


hết nghĩa.


- Ví dụ: . lâu mau: lâu chưa
. lịnh : lệnh
. tui : tôi
. con heo : con lợn
- Luyện đọc trong nhóm:
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
b. Tìm hiểu bài:


- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài –
thảo luận trong nhóm 2 các câu hỏi
trong SGK .


+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời
gian nảo?


+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy
hiểm?


+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu
chú cán bộ?


+ Qua hành động đó bạn thấy dì Năm
là người như thế nào?


+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm cho
em thích thú nhất? Vì sao?


+ Vở kịch cho ta biết điều gì?



- 4 HS nối tiếp nhau đọc, 1 HS
đọc lời gioi thiệu. 3 HS nối
tiếp đọc từng đoạn kịch ( đọc
2 lượt)


- HS nối tiếp đọc từ ngữ chưa hiểu.


- HS đọc trong nhóm 2 ( 2 vịng)
- 2, 3 nhóm thi đọc .


- HS đọc thầm TLCH


-Câu chuyện xảy ra ở một ngơi
nhà nơng thơn Nam Bộ trong thời
kì kháng chiến.


- Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy
vô nhà của dì Năm.


- Dì vội đưa cho chú một chiếc
áo khác để thay, rồi bảo chú
ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ
như chú là chồng dì để địch
khơng nhận ra.


- Dì Năm rất nhanh trí, dũng
cảm lừa địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

C. Đọc diễn cảm:



+ Vở kịch có mấy nhân vật? Đó là
những nhân vật nào?


+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng
nhân vật?


+ Tổ chức luyện đọc trong nhóm.
+ Tổ chức thi đọc:


+ Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai.
GVcùng HS theo dõi, tìm giọng đọc
phù hợp với tính cách của từng nhân
vật.


- Ca ngợi dì Năm dũng cảm
mưu trí cứu cán bộ.


- Vở kịch có 4 nhân vật : An; Chú
cán bộ; Lính; Cai.


- HS phát hiện và nêu.


- Luyện đọc nhóm theo vai.
- 3 nhóm thi đọc.


<i>3.</i> Củng cố – dặn dò:


- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục soạn phần 2 của vở kịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>II.</b> <b>KẾT QUẢ:</b>


Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tôi rút ra một số kinh nghiệm cho đề
tài “Một số kinh nghiệm để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc 5” Trong
việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc qua 2 khâu chính là luyện đọc và hướng
dẫn học sinh cảm thụ văn học. Tôi thấy kinh nghiệm này có hiệu quả rõ rệt.


Sau đây là kết quả tổng hợp mà tôi đã khảo sát được qua đợt kiểm tra
cuối học kỳ I dưới hai hình thức đọc và cảm thụ:


<i>Với đề bài:</i>


Bài: <i><b>Cô giáo và hai em nhỏ </b></i>
1. Đọc 2 đoạn của bài (2 phút)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
<i>a. Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt?</i>


 a) Đơi chân bị tật, không đi được.
 b) Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải.


 c) Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
<i>b. Bé Na là một cô bé:</i>


 a) Chăm chỉ học hành.


 b) Thương chị, yêu mến cô giáo.
 c) Tất cả các ý nêu trên.


<i>c. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết?</i>



 a) Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn.
 b) Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em đến trường.


 c) Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2.
<i>d. Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Lớp Sĩ
số


Đọc


Giỏi Khá TB Yếu


SL % SL % SL % SL %


5/1 37 15 40,5% 16 43.3% 6 16,2% 0 0


5/2 36 8 22,2% 17 47,2% 11 30,6% 0 0


Lớp Sĩ
số


Cảm thụ


Giỏi Khá TB Yếu


SL % SL % SL % SL %


5/1 37 15 40,5% 17 46,0% 5 13,5% 0 0



5/2 36 8 22,2% 17 47,2% 11 30,6% 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>C. KẾT LUẬN</b>
<b>I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>


Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân mơn Tập đọc 5
nói riêng và phân mơn Tập đọc các lớp khác nói chung khơng phải là khó song
cũng khơng đơn giản một chút nào. Mỗi giáo viên khi dạy cần phải chú ý đến
những điểm sau:


- Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh.
- Giáo viên không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn.


- Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học. Giáo viên không
cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách mà giáo viên đưa
ra. Ngồi ra giáo viên cịn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của
các em để các em tự tìm ra cách đọc.


- Giáo viên nên tránh các qui tắc máy móc, mệnh lệnh khô khan như: Ngồi
thẳng lên, khoanh tay, … tránh làm cho học sinh sợ sệt, khơng có một nụ
cười…. Mà giáo viên cần tạo ra khơng khí vui tươi, thoải mái trong giờ tập đọc.


- Giáo viên phải có trình độ ngơn ngữ, kiến thức văn học, một vốn sống
nhất định, một giọng đọc hay có tác dụng làm mẫu cho học sinh.


- Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học người giáo viên phải
tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ cộng thêm với sự nghiêm
túc và nỗ lực, yêu nghề, mến trẻ, thật sự muốn các em đọc đúng, đọc hay và hiểu
được nội dung văn bản thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn.



<b>II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:</b>


- Để thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên, tơi có một số ý kiến sau:
 Đối với cấp trên :


- Tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho
giáo viên cùng học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

 Đối với giáo viên :


- Thường xuyên tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên
cứu các tài liệu dạy học để nâng cao tay nghề.


- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả
của các em hay một tiến bộ rất nhỏ.


 Đối với phụ huynh:


- Mua đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích các em đọc
thêm truyện, báo …


- Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em.


- Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5 mà
tơi đã nghiên cứu, tìm tịi và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy trong nhiều năm
học qua và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh
đạo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.



Tơi chân thành cảm ơn!


<i>Minh Hoà, ngày 01/02/2012</i>
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26></div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27></div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

II. Đối tượng nghiên cứu trang 5
III. Phạm vi nghiên cứu trang 5


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Biện pháp thực hiện trang 6


II. Kết quả trang 21


C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm trang 23


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×