Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN tổng kết một số mô hình tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.64 KB, 4 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành GDĐT
Tơi ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức
vụ

Trình

Tỷ lệ (%)

độ

đóng góp

chun vào việc tạo
mơn ra sáng kiến

Phó


1

Bùi Thị Khun 24.11.1968

2

Nguyễn Đình Tấn 25.6.1960

3

Vũ Thị Hồng Nga 28.10.1976

4 Đỗ Thị Thúy Ngọc 27.11.1982

Sở GDĐT

Giám Cử nhân

đốc
Phòng GDTrH, Trưởng
Sở GDĐT
Phòng GDTrH,
Sở GDĐT
Phịng GDTrH,
Sở GDĐT

25%

Cử nhân


25%

trưởng Thạc sĩ

25%

phịng
Phó
phịng
Phó

trưởng Thạc sĩ

25%

phịng

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Tổng kết một số mơ hình tích
cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải
pháp khắc phục trong triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025.
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:

1



Ngành GD&ĐT Ninh Bình ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các sở,
ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của
các cơ sở giáo dục trong tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nói riêng và các chủ trương, chỉ thị,
nghị quyết khác của Đảng luôn được ngành chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện
đảm bảo yêu cầu. Ngành đã tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu với
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các chính
sách về giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Hằng năm, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã xây dựng những chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT của
tỉnh đồng thời chỉ đạo, đơn đốc triển khai thực hiện có hiệu quả. Toàn ngành quyết tâm
đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, không ngừng, đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện đạt được những thành tựu nhất định. Đánh giá trong 5
năm từ 2015 – 2020 không ngừng phát triển, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần quan trọng phát triển tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu mạnh.
Chương trình GDPT 2018 ra đời dựa trên việc thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng, Bộ Giáo dục và Đồ tạo tổ chức xây dựng Chương trình
2018; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình
thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có tài liệu trình bày một cách có hệ
thống việc đúc kết thành các bài học kinh nghiệm, nêu ra các mô hình tích cực nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2015 – 2020. Các bài học kinh nghiệm, các mô hình tích cực cịn xuất hiện đơn lẻ

trong các văn bản nhà nước về công tác giáo dục – đào tạo , phát triển nguồn nhân
2


lực trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chưa đánh giá tồn diện thuận lợi, khó khăn, giải pháp
cũng như các kết quả đạt được, so sánh với kết quả công tác của các giai đoạn trước
năm 2015.
Bên cạnh đó, cũng chưa có tài liệu đánh giá một cách đầy đủ thực trạng, thuận
lợi, khó khăn cũng như giải pháp khắc phục để triển khai một cách hiệu quả chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

b. Giải pháp mới cải tiến:
Trước thực tế nêu trên, chúng tơi, các cán bộ quản lý cấp sở, phịng của
Sở GD&ĐT Ninh Bình đã trao đổi, bàn bạc, thống nhất, phân công nghiên cứu
và tổng hợp viết thành đề tài “Tổng kết một số mơ hình tích cực nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2015 – 2020; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong
triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2021 – 2025”.
Trên cơ sở trình bày đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, với các phương
pháp nghiên cứu khoa học, bài bản, chúng tôi đã đúc kết kinh nghiệm và tổng
kết các mơ hình tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020. Các mơ hình đều được
phân tích rõ thuận lợi, khó khăn, giải pháp thực hiện, kết quả đạt được có so
sánh với kết quả các giai đoạn trước 2015. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đã đánh
giá một cách toàn diện trên các mặt những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các
giải pháp khắc phục trong triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
a) Hiệu quả xã hội:

Việc tổng kết các mô hình tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020 và đánh giá
những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong triển khai chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025 sẽ
là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp lãnh đạo đảng, chính quyền các cấp trên

3


địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT
Ninh Bình có cái nhìn tồn diện, sâu sắc tình hình giáo dục – đào tạo của tỉnh
nhà, từ đó đưa ra các quyết sách, chương trình hành động quan trọng nhằm phát
triển văn hóa – xã hội của Ninh Bình nói chung và ngành GD&ĐT nói riêng.
Bên cạnh đó, sở GD&ĐT các tỉnh bạn cũng qua đây sẽ học tập được
nhiều bài học kinh nghiệm của Sở GD&ĐT Ninh Bình, soi chiếu để lựa chọn
những mơ hình, những giải pháp tích cực, phù hợp với thực tế địa phương tỉnh
mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nói chung trên phạm vi
toàn quốc.
b) Hiệu quả kinh tế:
Để viết nên bản sáng kiến này, các tác giả đã mất ít nhất 80 giờ công lao
động, tức 10 ngày công lao động để đọc tài liệu, nghiên cứu thực tế, đúc kết viết
thành tài liệu, tương ứng với 1.000.000 đồng tiền công lao động (tính với mức
lương tối thiểu 100.000 đồng/ngày cơng lao động). Chỉ nhân với số lượng 70
cán bộ, nhân viên của Sở GD&ĐT Ninh Bình, sáng kiến này đã giúp tiết kiệm
được 70.000.000 đồng tiền công lao động.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
Sáng kiến này có thể áp dụng được ngay cho ngành GD&ĐT tỉnh Ninh
Bình và hồn tồn có thể được áp dụng tại các sở GD&ĐT của các tỉnh có tình
hình văn hóa – xã hội tương đồng với tỉnh Ninh Bình.
Chúng tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng

sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ninh Bình, ngày

tháng 5 năm 2020

Những người nộp đơn

4



×