Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƯƠNG VÀ NUÔI SÁ SÙNG TRONG BỂ XI MĂNG VÀ TRÊN BÃI TRIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.39 KB, 12 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƯƠNG VÀ NI SÁ SÙNG
TRONG BỂ XI MĂNG VÀ TRÊN BÃI TRIỀU
(Quy trình tạm thời)
(Ban hành theo Quyết định số ….. /QĐ-SNN&PTNT ngày ………….. của Sở Nơng
nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh)
I. XUẤT XỨ QUY TRÌNH
Đơn vị xây dựng quy trình: Trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản
Đơn vị chủ trì xây dựng quy trình: Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản.
Địa chỉ: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0222.
384.0093. Chủ nhiệm nhiệm vụ là Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn, điện thoại:
0989808968.
Qui trình là sản phẩm của nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh
sản nhân tạo giống sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766) tại Quảng Ninh”
được phê duyệt theo Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 26/06/2015 của UBND tỉnh
Quảng Ninh. Quy trình được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu, thử nghiệm các
mơ hình của nhiệm vụ trên. Quy trình được thẩm định và công bố bởi Sở Nông
nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng: Các cơ sở ương dưỡng giống thủy sản; cơ sở được phép khoanh nuôi
thủy sản trên bãi triều tại Quảng Ninh.
2. Phạm vi: Áp dụng tại vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh, có các điều kiện sau:
- Bãi triều nơi có chất đáy cát bùn, từ trung triều đến hạ triều.
- Điều kiện môi trường nước khu vực nuôi như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7



Bảng 1: Yêu cầu chất lượng môi trường nước/đất
Thông số chất lượng
Đơn vị
Khoảng thích
nước
tính
hợp
Mơi trường nước
0
Nhiệt độ
C
24-34
Độ mặn

20-32
pH nước
độ
7,5-8,2
DO
mg/l
≥4
H2S
mg/l
≤0,01
NH3
mg/l
≤0,3
Mơi trường đất
pH đất

độ
6-7
1


- Khơng có nguồn nước ngọt trực tiếp đổ vào bãi triều, mặt bãi triều khơng hình thành
lớp bùn dày quá 3mm.
- Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải, thải ra từ khu công nghiệp, nông
nghiệp hoặc nước sinh hoạt, bến cảng, vận tải thuỷ.
III. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU
1. Ương giống cấp 1 lên giống cấp 2 trong bể xi măng
Các chỉ tiêu kỹ thuật bao giồm:
- Mật độ thả ban đầu: 400-600 con/m2
- Tỉ lệ sống: 70-75%
- Thời gian ương: 2 tháng
2. Ương giống cấp 1 lên giống cấp 2 trên bãi triều
- Mật độ thả ban đầu: 300 con/m2
- Tỉ lệ sống: 41%
- Thời gian ương: 2 tháng
3. Nuôi thương phẩm sá sùng trên bãi triều
- Mật độ thả: 10-30 con/m2
- Tỉ lệ sống: 30-60%
- Kích cỡ thu hoạch: 7-10cm
- Thời gian ni tối thiểu: 12-13 tháng.
IV. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Sá sùng giống
cấp I

Ương


Sá sùng giống
cấp II

Ni
Sá sùng thương
phẩm

Qui trình gồm 2 qui trình nhỏ là:
A. QUI TRÌNH ƯƠNG GIỐNG CẤP I THÀNH GIỐNG CẤP II
Sá sùng giống cấp I (dài 1,5 -2 cm), cần được đưa ra ương nuôi tiếp để trở
thành sá sùng giống cấp II (dài 3 – 3,5 cm) trước khi đưa ra nuôi thương phẩm.
Mùa vụ ương (gắn liền với mùa sản xuất giống): Từ tháng 8 – 12, tập trung vào
tháng 9 – 11 hàng năm.
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất có thể lựa chọn các hình thức ương như sau:
1. Ương trong bể xi măng
Hình thức ương này cho tỉ lệ sống cao; chủ động trong việc kiểm tra và thu sá
sùng giống. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi đầu tư về cơ sở vật chất lớn và kỹ thuật
2


cao do phải cung cấp thức ăn cho sá sùng giống (nên chỉ phù hợp cho những trại sản
xuất giống hải sản).
Qui mô: Để ương được 1 vạn sá sùng giống cấp II, cần 20 m2 bể ương.
1.1. Chuẩn bị hệ thống nuôi, vật tư, thiết bị
- Bể xi măng trong nhà, mái nhà được che sáng từ 50-70%, hệ thống có mái
chắn sáng nắng kèm theo hệ thống cấp thốt nước mặn, cấp khí.
- Chất đáy cát: bùn tỉ lệ 85:15%, đã được lọc đạt kích cỡ hạt từ 0,5 mm đến 1
mm. Cát được phơi khô và lọc qua sàng kích thước 40 mắt/cm2 để loại bỏ
rác và hạt có kích thước lớn. Bùn được lấy từ ao đầm đem về phơi khô và
tán nhỏ lọc qua sàng 40mắt/cm2.

- Hệ thống sục khí đầy đủ, mật độ ống khí 1 quả/m2
- Cá tạp chất lượng cao
- Các thiết bị kiểm tra sinh trưởng: cân, thước, máy đo độ mặn, nhiệt kế, máy
đo DO, pH, testkit H2S, NH3.
- Các thiết bị khác: máy sục khí, vợt, sàng thu hoạch, thau, chậu các loại...
1.2. Chuẩn bị bể ương
Bể ương đã được chuẩn bị vệ sinh bể sạch sẽ, có chất đáy là cát:bùn với tỷ lệ
lần lượt 85/15, độ dày 6 – 8 cm. Chất lượng nước bể duy trì trong q trình ni theo
bảng sau:
STT
1
2
3
4
5
6

Bảng 2. u cầu chất lượng nước bể ni
Thơng số
Đơn vị tính
u cầu
chất lượng nước
chất lượng nước
0
Nhiệt độ
C
24-32
Độ mặn

24-31

pH
độ
7,5-8,5
DO
mg/l
≥4
H2S
mg/l
≤0,01
NH3
mg/l
≤0,3

1.3 Chọn và thả giống
Chọn giống sá sùng:
- Đồng đều về kích cỡ: 1,5-2cm (kích thước bình thường không thụt vào)
- Màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài: màu trắng dục hay hơi hồng nhạt
- Giống không bị xây sát, thắt ngẫng
- Được kiểm dịch đầy đủ (đối với giống ngoại tỉnh).
Thả giống sá sùng:
3


- Mật độ thả: 400-600 con/m2
- Thả vào lúc thời tiết mát mẻ
1.4. Cho ăn, chăm sóc
Cho ăn: thức ăn là cá tạp chất lượng cao (lục, nhâm, mực,... loại bán ở chợ có
thể làm thực phẩm) nấu chín, xay nhuyễn bằng máy say sinh tố và lọc qua lưới 40
mắt/cm2. Lượng cho ăn ban đầu 20-25 gr/m2 và tăng dần trong qua trình ni. Cho
ăn 1 lần/ngày.

Chế độ thay nước: Thay nước hàng ngày trong q trình ni, từ 50-70% thể
tích nước. Thay nước trước khi cho ăn.
Chế độ vệ sinh: Bể được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, vớt loại bỏ ấu trùng muỗi,
rong tảo phát triển, tảo náp náp,…
Bón chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học được sử dụng thường xuyên trong
quá trình ương. Định kỳ bón chế phẩm sinh học 7-10 ngày/lần. Loại thường dùng là
Pond plus. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cách xử lý khi đáy bể cát bị đen/hỏng: Nguyên nhân là do thức ăn bị thừa tích
lũy dưới đáy bể và bị phân hủy theo thời gian. Khi phát hiện đáy bể cát bị đen/hỏng
(mùi hôi thối khó chịu) cần xử lý như sau:
- Tháo cạn tồn bộ bể ương
- Phơi đáy cát 8-10 giờ
- Thay nước mới, bón vi sinh
- Giảm lượng thức ăn từ 30-50% trong vài ngày.
Thời gian ương 50-60 ngày, sá sùng đạt kích cỡ 3-5 cm (kích cỡ bình thường
khơng thụt vào) có thể tiến hành thu hoạch.
1.5. Thu hoạch
Khi sá sùng đạt kích cỡ 3-5cm (kích cỡ bình thường) hay 2-2,5cm (Kích thước
thụt vào) có thể tiến hành thu hoạch. Thời gian ương ương khoảng 60 ngày, có thể
tiến hành thu hoạch.
Thu hoạch bằng cách đảo cát và nhặt sá sùng giống ra ngoài. Giai đoạn này sá
sùng thường chui dưới sát đáy cứng, nên thao tác cần rất cẩn thận để tránh sá sùng bị
xây sát.
1.6. Vận chuyển
Sá sùng giống có thể vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển khơ như sau:
+ Chuẩn bị khay pha trà nhựa (Kích thước dài x rộng x cao là 20-22cm x 1517cm x 5-7cm). Lấy phần khay liền phía dưới.
+ Rắc cát ẩm, dày 2-3cm lên khay nhựa
4



+ Chuyển sá sùng giống cấp 2 vào khay, mật độ giống 1.500-2.000 giống cấp
1/khay
+ Các khay được quấn băng dính 2 bên để tạo thành giá đỡ khay khác khi
chồng lên nhau hoặc lấy ruột khay úp ngược lên rồi đặt khay tiếp theo lên trên ruột
khay đó.
+ Xếp khay thành hàng trong thùng xốp. Thời gian vận chuyển khơng q 12h
2. Ương ngồi bãi triều
Ương theo hình thức này, sá sùng có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, mức độ
đầu tư thấp. Tuy nhiên hình thức này gặp khó khăn trong việc quản lý địch hại dẫn
đến tỷ lệ sống của sá sùng thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
2.1. Chọn địa điểm ương
Chọn địa điểm ương có các điều kiện như sau:
- Trong khu quy hoạch ni trồng thủy sản của tỉnh.
- Có độ mặn 24 - 31 ‰
- Đáy cát bùn (85-90% cát và 10-15% bùn), hạt cát kích cỡ khơng q 2mm.
- Khơng bị nguồn nước ngọt trực tiếp đổ vào.
- Hạn chế ảnh hưởng của sóng mạnh trên bãi ni
- Khơng bị lớp bùn mỏng che bãi nuôi (bùn dày không qua 2mm)
- Bãi ở vùng trung/hạ triều
2.2. Vật tư, thiết bị ương
- Cọc tre: Q=6-10cm, cao 4-5m, rào xung quanh bãi, khoảng cách 2-2,5m/cọc
- Lưới mắt đầy: Đủ lót đáy bãi ương và xung quanh sườn bãi, kích cỡ lưới 40
mắt/cm2.
- Lưới mắt thưa: Che xung quanh bãi, kích cỡ lưới 2a=1cm
- Xẻng, búa, dây buộc, kéo, dao, kim khâu lưới, cát đáy.
- Các thiết bị kiểm tra sinh trưởng: cân, thước, kiểm tra môi trường: máy đo độ
mặn, nhiệt kế, máy đo DO, pH, testkit H2S, NH3.
- Các thiết bị khác: Vợt, sàng thu hoạch, bay, thau, chậu các loại, cát ẩm, sục
khí ác quy, khay vận chuyển, thùng xốp,...
2.3. Cách thực hiện

a/ Làm bãi ương bằng đăng chăn
- Tốt nhất chọn bãi ni có loại cát phù hợp cho ương sá sùng giống (kích cỡ
cát 0,5- 2mm, tỉ lệ cát bùn đảm bảo: 85-95% cát: 5-15% bùn, cát không bị đen, lẫn
rác hay nhiều hạt kích cỡ lớn hơn 2mm).
- Kích thước bãi ương dao động từ 30-100m2.
5


- Đóng cọc 4 góc bãi ương và quanh bãi ương với độ sâu của cọc từ 0,5-0,6m,
khoảng cách cọc từ 2-2,5m/cọc.
- Đào rãnh xung quanh bãi ương và phía trong hàng cọc bao quanh, chiều rộng
rãnh từ 30-40cm và sâu từ 20-25cm.
- Cắt lưới mắt dày 40 mắt/cm2 có chiều cao 50-55cm, rải lưới mắt dầy xung
quanh bãi và cố định vào các cọc quanh bãi. Chiều cao lưới trên mặt bãi là 20cm và
chiều sâu lưới là 15 cm và chiều rộng thịt lưới gấp đáy là 15-20cm.
- Chuẩn bị lưới mặt đáy phù hợp với kích cỡ bãi ni. Có thể chia lưới đáy
thành các mảnh 30-40m2.
- Xúc gom cát theo luống kiểu cuốn chiếu, có bề rộng 1-1,5m và sâu 15 cm,
làm phẳng đáy, tiến hành rải lưới đáy. Xúc cát trả lại những khu vực đã trải lưới đáy.
Tiến hành tương tự đến khi trải xong lưới đáy bãi ương và san phẳng cát mặt bãi
ương đảm bảo chiều sâu của cát trong bãi ương từ 18-20cm.
- Tiến hành quây lưới thưa (2a=1cm) xung quanh bãi ni bằng cách khâu vào
lưới dày phía dưới và buộc vào cọc tre đóng xung quanh. Chiều cao của lưới bằng
chiều cao thủy triều lớn nhất. Lưu ý làm cửa lưới để có thể dễ dàng ra/vào thao tác
trong bãi ương.
b/ Chọn và thả giống
Chọn giống sá sùng:
- Đồng đều về kích cỡ: 1,5-2cm (kích thước bình thường khơng thụt vào)
- Màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài: màu trắng dục hay hơi hồng nhạt
- Giống không bị xây sát, thắt ngẫng

- Được kiểm dịch đầy đủ (đối với giống ngoại tỉnh).
Thả giống sá sùng:
- Mật độ thả: 250-300 con/m2
- Thả vào lúc thời tiết mát mẻ
- Nên thả khi thủy triều mới xuống vẫn còn chút nước xấp xấp trên mặt hay khi
chuẩn bị thủy triều lên.
- Nếu mặt bãi qua cứng có thể sới qua cho lớp cát mặt xốp hơn.
- Sau 10-15 phút nếu sá sùng tự chui được xuống cát chứng tỏ sá sùng khỏe.
- Sá sùng khơng tự xuống được có thể dung nước tưới qua mặt cát để giúp cho
sá sùng xuống đáy được dễ dàng hơn.
c/ Chăm sóc và quản lý
Định kỳ 2tuần/lần vào lúc triều cạn tiến hành kiểm tra bãi ương, vệ sinh lưới
(để nước lưu thông), nhặt bắt địch hại (cịng, cua,...) trên bãi ni, sửa chữa nếu đăng
chắn bị thủng, hỏng.
6


Lưu ý kiểm tra bãi ương ngay sau khi có hiện tượng thời tiết bất thường như
mưa, sóng, gió, bão,.. .
Định kỳ kiểm tra tăng trưởng và ước lượng tỉ lệ sống của sá sùng tại bãi ương:
2 tuần/lần.
B. QUI TRÌNH NI SÁ SÙNG
Sá sùng giống cấp 2 (3-4cm) được đưa ra ni lớn ở ngồi mơi trường tự nhiên
như sau:
- Ni bãi: Ni trên bãi có triều có đáy cát thường ở trung và hạ triều. Hình
hình thức này cho thấy sá sùng sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tỉ lệ sống khá tốt:
…… Tuy nhiên, thu hoạch sản phẩm khá khó khăn và có tiềm năng về hiệu quả kinh
tế.
Mùa vụ thả giống: Từ tháng 10-12 hàng năm.
2.1 Chọn địa điểm nuôi

- Trong khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Có độ mặn 20 - 31 ‰
- Đáy cát, cát bùn có sá sùng tự nhiên sinh sống.
- Không bị nguồn nước ngọt trực tiếp đổ vào. Hạn chế ảnh hưởng của sóng
mạnh trên bãi ni.
- Không bị lớp bùn mỏng che bãi nuôi (bùn dày không qua 2mm).
- Bãi ở vùng trung/hạ triều
2.2. Làm bãi nuôi
Chuẩn bị vật tư như sau:
- Cọc tre: Q=6-10cm, cao 4-5m, rào xung quanh bãi, khoảng cách 2,5-3m/cọc
- Lưới mắt đầy: Đủ chắn xung quanh bãi nuôi, sâu dưới bãi cát 40-50cm và
cao trên mặt bãi cát 10-15cm, kích cỡ lưới 20 mắt/cm2.
- Lưới mắt thưa: Che xung quanh bãi, kích cỡ lưới 2a=1-2cm
- Xẻng, búa, dây buộc, kéo, dao, kim khâu lưới.
- Các thiết bị kiểm tra sinh trưởng: cân, thước,
- Các thiết bị khác: Thuổng, giỏ tre, thùng xốp,...
Cách thực hiện:
- Tốt nhất chọn bãi ni có loại cát phù hợp cho ni sá sùng: bãi có sá sùng tự
nhiên, kích cỡ cát chủ yếu 0,5- 2mm, cát khơng bị đen, lẫn rác hay nhiều hạt kích cỡ
lớn hơn 2mm).
- Kích thước bãi ni dao động: 300-10.000m2.
7


- Đóng cọc 4 góc bãi ni và quanh bãi nuôi với độ sâu của cọc từ 0,5-0,6m,
khoảng cách cọc từ 2,5-3,0m/cọc.
- Đào rãnh xung quanh bãi ni và phía trong hàng cọc bao quanh, chiều rộng
rãnh từ 30-40cm và sâu từ 40-50cm.
- Cắt lưới mắt dày 20 mắt/cm2 có chiều cao 55-65cm, rải lưới mắt dầy xung
quanh bãi và cố định vào các cọc quanh bãi. Chiều cao lưới trên mặt bãi là 10-15cm

và chiều sâu lưới từ 40-50cm.
- Lấp lại rãnh cát và tiến hành dọn vệ sinh mặt bãi loại bỏ rác, đá, sỏi có kích
thước lớn. Cào san mặt bãi cho tương đối bằng phẳng.
- Tiến hành quây lưới thưa (2a=1-2cm) xung quanh bãi nuôi bằng cách khâu
vào lưới dày phía dưới và buộc vào cọc tre đóng xung quanh. Chiều cao của lưới
bằng chiều cao thủy triều lớn nhất. Lưu ý làm cửa lưới để có thể dễ dàng ra/vào thao
tác trong bãi ni.
2.3. Chọn và thả giống
Chọn giống sá sùng:
- Đồng đều về kích cỡ: 3-5cm (kích thước bình thường khơng thụt vào) hay 22,5cm (kích thước sá sùng đã thụt vào)
- Màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài: màu hơi hồng nhạt
- Giống không bị xây sát, thắt ngẫng
Thả giống sá sùng:
- Mật độ thả: 30 con/m2
- Thả vào lúc thời tiết mát mẻ
- Nên thả khi thủy triều mới xuống vẫn còn chút nước xấp xấp trên mặt hay khi
chuẩn bị thủy triều lên.
- Sau 7-10 phút nếu sá sùng tự chui được xuống cát chứng tỏ sá sùng khỏe.
2.4. Chăm sóc và quản lý
Định kỳ 2 tuần/lần vào lúc triều cạn tiến hành kiểm tra bãi nuôi, vệ sinh lưới
(để nước lưu thơng), nhặt bắt địch hại (cịng, cua,...) trên bãi nuôi, sửa chữa nếu đăng
chắn bị thủng, hỏng.
Lưu ý kiểm tra bãi ni ngay sau khi có hiện tượng thời tiết bất thường như
mưa, sóng, gió, bão,.. .
Định kỳ kiểm tra tăng trưởng và ước lượng tỉ lệ sống của sá sùng tại bãi ương:
1lần/tháng.
2.5. Thu hoạch
Khi sá sùng đạt kích cỡ 7-10cm, 120-140con/kg có thể tiến hành thu hoạch.
Thời gian ni khoảng 12-13 tháng thì tiến hành thu hoạch.
8



IV. LƯU Ý KHI ÁP DỤNG QUI TRÌNH Ở QUẢNG NINH
1. Các cơ sở sản xuất giống sá sùng trên địa bàn tỉnh có thể áp dụng hình thức ương
giống trong bể xi măng và ương giống trên bãi triều.
2. Các hộ dân được giao đất bãi triều để nuôi ngao, có thể xem xét áp dụng hình
thức ương giống sá sùng trên bãi triều.
3. Khuyến khích các cơ sở nuôi tham gia ương giống sá sùng nhằm nâng cao tỉ lệ
sống và hiệu quả nghề nuôi./.

9


Phụ lục 1. Một số hình ảnh ương và ni sá sá sùng

Hình 1. Sá sùng giống cấp 1 (1,5-2cm: Kích thước thụt và 2-3cm, kích thước bình thường)

Hình 2. Bể ương sá sùng từ cấp 1 lên cấp 2

Hình 3. Giống sá sùng cấp 2 (2-2,5 cm kích thước thụt; 3-5cm kích thước bình thường)

10


Hình 4. Vận chuyển giống cấp 2

Hình 5. Kiểm tra mơ hình Ơng Vũ Tiến Đế, 2016

Hình 6. Thả giống mơ hình ngồi bãi triều hộ ơng Bùi Văn Ban và Bà Nguyễn Thị
Nguyên, Quan Lạn, 2017.


11


Hình 7. Kiểm tra mơ hình ơng Nguyễn Văn Can, Minh Châu, 2017.

Hình 8. Mơ hình ni trong bể xi măng và sá sùng ni trong bể xi măng

Hình 9. Kiểm tra sa sùng trong bể xi măng
12



×