Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HOC TICH CUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.82 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Học tích cực</b>


<b>Lí do để thực hành học tích cực</b>
<b>1. Cơ sở khoa học của việc thực hành học tích cực:</b>


Piaget nhấn mạnh quan điểm cho rằng nhận thức là hoạt động của chính chủ thể
và ơng nhấn mạnh đến các xung đột nhận thức. Để khuyến khích học sinh phát triển tư
duy lên những mức cao hơn cần phải thách thức các ý tưởng của họ và đưa ra điều mà
Yeats gọi là “sự say mê những khó khăn’. Như vậy, chỉ có thơng qua học tích cực thì tư
duy của người học mới được phát triển.


Nghiên cứu của Bruner nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên trong việc định
hướng hoạt động nhận thức. Nếu chỉ để trẻ tự làm, tự suy nghĩ thì chưa đủ. Giáo viên
cần làm “dàn leo” cho các hoạt động nhận thức để dẫn học sinh lên những cấp độ nhận
thức cao hơn, do vậy, chỉ trên cơ sở học tích cực, học sinh mới có thể thực hiện q
trình nhận thức theo vịng xốy ốc với các cấp độ ngày càng cao.


Vugotxky lại nhận thấy sự tương tác xã hội là chìa khóa cho thành cơng trong
học tập. Học sinh học được nhiều hơn thông qua cộng tác với người khác. Theo ông,
hoạt động học thực hiện qua vùng phát triển gần nhất với sự giúp đỡ của người khác.
Thực hiện tương tác xã hội trong học tập một cách tích cực có thể thúc đẩy và hiện thực
được tiềm năng học trong người học, giúp họ tiến xa trên con đường nhận thức.


Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ nhấn mạnh đến giá trị của sự trao đổi, thảo
luận trong học tập. Học sinh cần được thể hiện ý tưởng thơng qua ngơn ngữ nói và viết.
Hành động sáng tạo và truyền tải ý nghĩ buộc học sinh phải suy nghĩ đi, suy nghĩ lại
những gì họ muốn diễn đạt, qua đó họ hiểu rõ về chủ đề. Học tích cực được thể hiện qua
việc tích cực trao đổi, tranh luận, qua đó người học cũng biết cách tổ chức các ý tưởng,
các suy nghĩ của mình.


Thơng qua hoạt động thực tiễn, học sinh, ngay từ nhỏ đã hình thành các quan


niệm riêng về sự vật hiện tượng. Các quan niệm này có thể chưa đầy đủ hoặc chưa
đúng, nhưng trong quá trình dạy học giáo viên cần phải tính đến nó do sự tồn tại dai
dẳng, bền vững của nó. Việc học tập thực sự diễn ra khi có sự thay đổi quan niệm, vì
vậy, việc dạy tốt là phải giúp trẻ xây dựng và thay thế các quan niệm sai bằng các quan
niệm khoa học. Điều này chỉ thực hiện được khi học sinh học tích cực.


Theo quan điểm triết học, đặc điểm chủ yếu của con người chính là những người
giải quyết vấn đề và vấn đề thì khơng bao giờ cạn. Theo Karl Popper, dạng tổ chức loài
người phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề là “xã hội mở” – một cộng đồng những
người đặt câu hỏi mà trong đó mọi người cùng nhau chia sẻ. Như vậy, bất kì một chủ đề
nào cũng có thể và cần được tranh luận, bàn bạc. Đó là lí do phải thực hành học tích cực


<b>2. Tác dụng của việc thực hành học tích cực:</b>


Học sinh học tốt nhất.


Nghiên cứu và minh chứng thực tế đã ủng hộ mạnh mẽ quan điểm cho rằng học
sinh sẽ học tốt nhất khi các em tích cực tham gia sử dụng các tài liệu, vật dụng trong
quá trình học tập. Bất kể là môn học nào, khi học tích cực, học sinh học được nhiều
hơn, nhớ được thơng tin lâu hơn, và thấy thích giờ học hơn. Nó cho phép học sinh học
tập trong lớp học với sự giúp đỡ của giáo viên và những học sinh khác, hơn là học tập
một mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nào thể hiện lại được nội dung của khoá học qua bài kiểm tra/bài thi. Cách học này
thường hợp với những học sinh có trí nhớ ngắn hạn tốt và khả năng đọc tốt.


Học sinh sẵn sàng khi đến lớp, nắm được nội dung kiến thức và có thể vận dụng
chúng.


Học tích cực chuyển trọng tâm của việc dạy từ những gì người giáo viên nên


dạy sang những gì bạn muốn học sinh có thể làm được với tài liệu, thiết bị hoặc vật
dụng liên quan đến bài học. Thông qua những kỹ thuật học tích cực mà bạn dẫn dắt, làm
mẫu cho học sinh, người học thốt khỏi vai trị truyền thống là người nhận thông tin một
cách thụ động mà chuyển sang thực hành và học tích cực để hiểu rõ tri thức, thực hành
kỹ năng và sử dụng chúng một cách có nghĩa. Học sinh khi bước vào lớp sẵn sàng sử
dụng các bài tập, nhiệm vụ được giao và nắm được những nội dung và tài liệu từ các giờ
học trước, v.v. Trong học tích cực, giáo viên không chỉ mong đợi học sinh lĩnh hội nội
dung và tài liệu khố học, mà cịn trở nên quen thuộc và có kĩ năng sử dụng với các vật
dụng, tài liệu để các em có thể sử dụng các tài liệu và vật dụng liên quan đến bài học
một cách thành thạo và đưa ra thêm các sáng kiến từ việc nghiên cứu các tài liệu đó.
Khi biết là bài học yêu cầu học tích cực, học sinh sẽ nhận ra chính mình phải tích cực
hơn trong học tập nếu các em muốn đạt kết quả tốt.


Học sinh thích các hoạt động học tích cực hơn.


Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy học sinh thích các kỹ thuật khuyến
khích học tích cực hơn là những giờ thuyết giảng truyền thống. Các nghiên cứu đánh giá
thành công của học sinh đã cho thấy các kỹ thuật học tích cực có thể làm cho học sinh
nắm vững nội dung bài học, phát triển các kỹ năng tư duy của người học. Hơn nữa, một
số nghiên cứu về nhận thức đã chỉ ra rằng phong cách học của khá đông các cá nhân
phù hợp với những kỹ thuật dạy học không phải là thuyết trình. Vì vậy, để học sinh học
tích cực đòi hỏi giáo viên phải biết nhiều kỹ thuật khác nhau để khuyến khích học tích
cực và cách thức vận dụng thành cơng những kỹ thuật đó vào các ngành học, môn học
khác nhau. Hơn nữa, mỗi giáo viên cần phải tự suy nghĩ, khám phá mong muốn của
chính mình trong việc thử nghiệm những phương pháp dạy học mới.


Học sinh lưu giữ được thơng tin và thấy thích học thêm nữa.


Nếu mục tiêu của một khoá học là nhằm thúc đẩy sự lưu giữ thơng tin lâu dài,
kích thích học sinh học thêm nữa, giúp học sinh vận dụng thông tin đã học vào các điều


kiện mới, hay phát triển các kỹ năng tư duy của học sinh, thì học qua thảo luận sẽ được
ưa chuộng hơn là thuyết trình. Khi học tích cực, học sinh có thể nhớ nhiều nội dung
kiến thức hơn trong thời gian dài hơn và có thể áp dụng được những kiến thức đó trong
nhiều hồn cảnh khác nhau.


Khi có được những thành cơng nào đó qua học tích cực, học sinh sẽ cảm thấy
phấn chấn hơn khi thấy rằng mình có thể làm tốt, họ tin vào khả năng của mình, từ đó
tăng cường ý thức của họ với tư cách là người học.


Tuy nhiên, nghiên cứu đã gợi ý rằng để đạt được những mục tiêu này, giáo viên
phải nắm được nhiều kỹ thuật và cách thức khác nhau để đặt câu hỏi và khuyến khích
thảo luận đồng thời phải tạo ra được khơng khí học tập thuận lợi và tình cảm để khuyến
khích học sinh dám mạo hiểm, đương đầu với nhiệm vụ.


Giáo viên thành công hơn trong việc giúp học sinh chuẩn bị cho việc học suốt
đời và chuẩn bị cho công việc sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

học sinh chuẩn bị cho việc học tập suốt đời và có năng lực làm việc tốt hơn trong những
lĩnh vực mà họ cần thường xuyên học những kỹ năng và kiến thức mới./.


<b>Mục đích:</b>


Cập nhật và hệ thống hố cơ sở khoa học của lí thuyết về việc học, các lí do và
tác dụng của thực hành học tích cực, áp dụng vào dạy học các mơn học nhằm giúp NTG
có khả năng điều chỉnh nội dung tài liệu và triển khai tập huấn cho các GV địa phương.


<b>Kết quả mong đợi:</b>


Sau bài học, NTG có khả năng:



- Phát biểu và phân tích được các cơ sở khoa học của lí thuyết về việc học.
- Xác định được các tác dụng của thực hành học tích cực.


- Lấy được ví dụ minh hoạ các các tác dụng này.


- Đề xuất việc thực hành học tích cực ít nhất 2 nội dung kiến thức cụ thể.


<b>Phương tiện đánh giá:</b>


- Các cơ sở khoa học của lí thuyết về việc học.
- Kết quả làm bài tập với các phiếu Bài tập.


<b>Tài liệu cần:</b>


- Phiếu bài tập: Nêu sự hiểu biết của NTG về việc học và lí do thực hành học
tích cực.


- Tài liệu phát tay:


Lí do của thực hành học tích cực: cơ sở khoa học và tác dụng.


<b>Tên hoạt động Hoạt động của người hướng</b>


<b>dẫn</b> <b>Hoạt động của người tham gia</b> <b>Ghi chú</b>
<b>1. Tìm hiểu cơ</b>


<b>sở khoa học</b>
<b>của học tích</b>
<b>cực</b>



- Phát cho mỗi NTG
1-2 tấm thẻ.


- Nêu câu hỏi:


+ Lí thuyết của bạn về sự
học tập là gì? Chúng xuất
phát từ đâu?


- Yêu cầu NTG: Viết
câu trả lời vào thẻ.


- Tổ chức cho NTG
trao đổi theo cặp và cả lớp.


- <b>Suy nghĩ</b> : Làm việc cá
nhân : Mỗi ý kiến được viết
vào 1 phiếu.


- <b>Thảo luận cặp đôi</b>: 2
NTG làm thành một cặp, lần
lượt từng cá nhân trình bày ý
kiến của mình và có thể hỏi
hoặc giải thích cho nhau làm rõ
ý kiến của mình.


- <b>Chia sẻ:</b> Một số đại diện
trình bày
kết quả đã trao đổi theo cặp với
cả lớp.





<b> *Sử dụng kỹ thuật:</b>


Suy nghĩ - Thảo luận
cặp đôi– Chia sẻ


NHD đến các cặp
lắng nghe để biết ý
tưởng của NTG. Nếu
có ý kiến cùng thảo
luận cũng nên đặt
mình ở vị trí NTG.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Tên hoạt động Hoạt động của người hướng</b>
<b>dẫn</b>


<b>Hoạt động của người tham gia</b> <b>Ghi chú</b>


- Tóm tắt kết quả thảo
luận của lớp.


- Trình bày "Cơ sở
khoa học của học tích cực”


- Lắng nghe và đặt câu


hỏi (nếu có). Tài liệu Phát tay: Bài
Lí do thực hành học


tích cực - trang 1.


<b>2. Thảo luận</b>
<b>về lý do cần</b>
<b>phải</b> <b>thực</b>
<b>hành học tích</b>
<b>cực</b>


- Làm việc cá nhân,
phát cho mỗi cá nhân một
phiếu Bài tập .


- Thành lập nhóm, yêu
cầu các nhóm thảo luận các
ý tưởng về sự học tập và
nêu tác dụng thực hành học
tích cực và tìm các ví dụ
minh hoạ để trả lời câu hỏi
trong phiếu bài tập.


- Tổ chức cho đại diện
các nhóm trình bày trước
lớp.


- <b>Suy nghĩ</b> : Làm việc cá
nhân : Mỗi ý kiến được viết
vào 1 phiếu.


- Thành lập nhóm, phân
cơng nhiệm vụ cho từng thành


viên trong nhóm; hồn thành
bài tập theo yêu cầu của Phiếu
bài tập.


- Đại diện mỗi nhóm trình
bày ví dụ để phân tích các ý
tưởng về việc học cũng như tác
dụng của học tích cực của
phiếu bài tập 1.
- Các nhóm khác góp ý và
bổ sung.


Yêu cầu NTG phân
tích các tình huống
nhằm:


Mở rộng sự hiểu biết
về "Học tích cực".


<b>Sản phẩm: </b>Kết quả
làm bài tập số 1 của
các nhóm.


- Tóm tắt kết quả thảo
luận của tồn lớp.


- Kết luận về các tác
dụng của thực hành học
tích cực.



- Lắng nghe và đặt câu
hỏi (nếu có).


Tài liệu Phát tay: Lí
do thực hành học
tích cực - trang 2.


- Tổng kết, nhận xét - Chia sẻ kinh nghiệm tổ
chức học tích cực


- Lắng nghe và đặt câu
hỏi (nếu có).


Câu hỏi thảo luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×