Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

De tai nam 2 Nguoi soan Thanh Hao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.7 KB, 44 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề tài:</b>



<b>TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA, PHƯƠNG </b>
<b>PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC </b>
<b>TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT</b>


<b>Sinh viên thực hiện: Kim Thanh Hảo</b>


<b>Lớp: Tiểu học 16</b>



<b>Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Thái Hà</b>



<b>Đề tài cho các bạn học ngành Tiểu học trường CĐSP SÓC TRĂNG </b>
<b>tham khảo nè!! </b>

<b>Nhưng nhớ đừng làm giống nha hjhj</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 3 </b>


<b>1. Lí do chọn đề tài ... 3 </b>


<b>2. Mục đích nghiên cứu: ... 4 </b>


<b>3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu: ... 4 </b>


<b>4. Phương pháp nghiên cứu: ... 5 </b>


<b>PHẦN NỘI DUNG ... 6 </b>


<b>CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA VÀ </b>
<b>PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 ... 6 </b>



<b>1.1 Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 ... 6 </b>


<b>1.1.1 Một số vấn đề về chương trình Tiếng Việt lớp 2 ... 6 </b>


<b>1.1.1.1 Mục tiêu: ... 6 </b>


<b>1.1.1.2 Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: ... 6 </b>


<b>1.1.2 Một số vấn đề về sách Tiếng Việt lớp 2 ... 8 </b>


<b>1.1.2.1 Quan điểm biên soạn sách ... 8 </b>


<b>1.1.2.2. Cấu trúc của sách Tiếng Việt lớp 2 ... 11 </b>


<b>1.1.2.4.Cấu trúc bài học các phân môn ... 17 </b>


<b>1.2.Tìm hiểu phương pháp dạy học T iếng Việt lớp 2 ... 20 </b>


<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU </b>
<b>HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT ... 27 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2.1. Tìm hiểu việc đổi mới của phương pháp dạy học tiếng việt của giáo viên </b>


<b>trường Lý Thường Kiệt ... 27 </b>


<b>2.2 Tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học của sinh viên thực tập ở </b>
<b>trường Tiểu học Lý Thường kiệt ... 33 </b>


<b>PHẦN KẾT LUẬN ... 40 </b>



<b>1. Đánh giá khai quát về chương trình và sách Tiếng việt lớp 2 ... 40 </b>


<b>2. Đánh giá chung về việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng </b>
<b>việt lớp 2 ... 41 </b>


<b>3.Kiến nghị và đề xuất ... 41 </b>


<b>LỜI CẢM TẠ ... 44 </b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 43 </b>


<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>



<b>1. Lí do chọn đề tài</b>


Trong giáo dục tiểu học hiện nay, thì việc hình thành các kỹ năng sử dụng ngơn
ngữ nói, viết, đọc, nghe để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa
tuổi cho học sinh tiểu học là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong trường
tiểu học. Đó là cũng chính là những mục tiêu cơ bản trong chương trình Tiếng Việt
ở tiểu học hiện nay. Ngồi ra tiếng việt cịn góp phần cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và
con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngồi, Bồi dưỡng tình u
q hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đã
thể hiện rõ trong chương trình, sách giáo khoa, nguyên tắc và phương pháp dạy học
Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 2 nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hiện nay, việc sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp cũng như trong các văn bản
dần mất đi tính trong sáng, sai kết cấu ngữ pháp, hiện tượng sai lỗi chính tả trầm
trọng ở học sinh. Để góp phần khắc phục tình trạng này thì việc dạy học tiếng việt


trong các trường phổ thơng nói chung và tiểu học nói riêng là rất quan trọng. Thấy
được điều này với tư cách là một sinh viên sư phạm em làm đề tài này để nghiên
cứu nhằm hiểu rõ hơn về chương trình sách giáo khoa và thực trạng dạy học Tiếng
Việt ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong việc giảng dạy sau này.


<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>


- <b>Mục đích: </b>Đề tài được xây dựng nhằm nghiên cứu để nắm được chương trình
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, về mục tiêu, cấu trúc, quan điểm biên soạn
sách,... và phương pháp dạy học Tiếng Việt theo chương trình mới, nắm được thực
trạng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.


- <b>Ý nghĩa:</b> Thông qua viếc nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và thực
trạng dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt giúp các em tích lũy
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm qua việc dự giờ các tiết dạy của thầy cô và
bạn bè làm cơ sở cho việc giảng dạy sau này.


<b>3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu:</b>
<b>3.1 Đối tượng nghiên cứu: </b>


- Chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2


- Thực trạng dạy học tiếng việt ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt


<b>3.2 Nội dung nghiên cứu:</b>


- Chương trình sách giáo khoa, Tiếng Việt lớp 2
- Phương pháp dạy học phân mơn chính tả lớp 2/7



- Thực trạng việc dạy học phân môn Tiếng Việt của giáo viên Tiểu học và sinh
viên thực tậpở trường Lý Thường Kiệt.


<b>3.3 Phạm vi nghiên cứu:</b>


- Chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.


- Phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt lớp 2.
- Các tiết dạy thao giảng của giáo viên Tiểu học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Việc vận dụng các phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động
của giáo viên, sinh viên trong các tiết dạy học.


<b>4. Phương pháp nghiên cứu:</b>


- <i>Phương pháp nghiên cứu tài liệu:</i> Thông qua các tài liệu bồi dưỡng Chương
trình sách giáo khoa Tiếng Việt, sách giáo khoa, sách giáo viên để tìm hiểu, nắm
những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được về Chương trình, sách giáo khoa
và phương pháp dạy học phù hợp với từng đặc trưng của mơn học để bổ sung và
hồn thiện vấn đề nghiên cứu.


- <i>Phương pháp quan sát:</i> Thơng qua các tiết thao giảng tồn đồn và dự giờ
trong nhóm, tham khảo một số tiết dạy riêng của giáo viên dạy học giúp cho bản
thân nắm bắt được những kinh nghiệm trong cách tổ chức, hình thức, cách vận
dụng các phương pháp của người dạy cũng như nắm bắt được khả năng tiếp thu
kiến thức - vận dụng thực tế của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học cho
mình.


- <i>Phương pháp trao đổi trị chuyện:</i> Thơng qua q trình tiếp xúc trao đổi với
giáo viên dạy học để rút kinh nghiệm, với một số đối tượng học sinh giúp bản thân


có thêm sự hiểu biết, làm cơ sở để áp dụng vào thực tiễn có sự chọn lọc và khắc
phục hạn chế, có cơ sở nhận xét về cách phát âm, cách sử dụng ngôn ngữ nói riêng,
và khả năng học tập Tiếng Việt của học sinh và của cả bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>



<b>CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA VÀ</b>
<b>PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2</b>


<b>1.1 Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2</b>
<b>1.1.1 Một số vấn đề về chương trình Tiếng Việt lớp 2</b>


<b>1.1.1.1 Mục tiêu:</b>


Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu
học là:


- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài.


- Bồi dưỡng tình u q hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người việt nam xã
hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ở lớp 2, mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và
kĩ năng đối với học sinh như sau:



<b>Đọc</b>


- Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn,
bước đầu biết đọc thầm


- Hiểu được ý chính của đoạn


- Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc


- Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa


<b>Viết</b>


- Biết viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, viết đúng và đều nét các tiếng, từ, câu


- Viết đúng chính tả các cặp từ có vần khó hoặc dễ lẫn phụ âm đầu, phụ âm cuối
hay dấu thanh do cách phát âm địa phương; bước đầu biết cách viết hoa tên người,
tên địa lí Việt Nam; viết đúng chính tả một đoạn hoặc một bài trên dưới 40 tiếng
với hai hình thức tập chép và nghe - viết.


- Viết thành đoạn văn những thông báo ngắn, những tin tức của tổ, của lớp. Viết
những bức thư đơn giản báo việc, báo tin tức.


<b>Nghe</b>


- Nghe - hiểu và trả lời được câu hỏi của người đối thoại, biết dùng câu hỏi để
hỏi lại người đối thoại nhằm hiểu rõ yêu cầu của họ, có thái độ lịch sự khi nghe
người khác nói.



- Nghe - hiểu những văn bản có độ dài thích hợp và nội dung gần gũi với học
sinh lớp 2.


<b>Nói</b>


- Nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc.


- Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia vui,
chia buồn,…đúng ngữ điệu và đúng nghi thức khi giao tiếp ở gia đình, trường học
hoặc nơi cơng cộng.


- Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích
nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Kiến thức tiếng Việt và văn học</b> (chỉ làm quen và nhận biết thông qua các bài
thực hành kĩ năng):


* Ngữ âm và chữ viết


- Nắm được một số quy tắc chính tả
- Nhớ được bảng chữ cái


* Từ vựng


Học thêm khoảng 300 - 350 từ ngữ, trong đó có một số thành ngữ, tục ngữ và
một số từ Hán Việt thông dụng


* Ngữ pháp


- Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất



- Nắm được cách đặt một số kiểu câu trần thuật đơn và cách dùng các dấu
chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than


* Văn học


- Biết phân biệt văn xuôi, văn vần
- Nhận biết các nhân vật trong truyện
- Nhận biết đoạn văn, khổ thơ


<b>1.1.2 Một số vấn đề về sách Tiếng Việt lớp 2</b>
<b>1.1.2.1 Quan điểm biên soạn sách</b>


<b>1.1.2.1.1 Quan điểm dạy giao tiếp</b>


- Để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sữ dụng
Tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của mọi lứa tuổi. Môn Tiếng việt bậc Tiểu học lấy nguyên tắc dạy học giao
tiếp làm định hướng cơ bản. Quan diểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương
diện nội dung và phương pháp dạy học:


* Về nội dung:


- Dạy các kĩ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như: Viết thư, làm đơn, điền
vào những tờ giấy cần thiét, phát biểu và điều khiển cuộc họp, giới thiệu hoạt động
của tập thể, làm báo cáo…


- Dạy thông qua các phân môn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Luyện từ và câu: cung cấp những kiến thức sơ giản vè Tiếng việt, rèn kĩ


năng dùng từ đặt câu.


+ Chính tả: Rèn các kĩ năng nghe, nói và đọc, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
+ Kể chuỵên: Rèn các kĩ năng nói, nghe, đọc.


+ Tập làm văn: Rèn các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết.
* Về phương pháp dạy học:


- Các kĩ năng nói trên được dạy thơng qua nhiều bài tập mang tính tình huống,
phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.


<b>1.1.2.1.2 Quan điểm tích hợp</b>
<b>* Tích hợp theo chiều ngang</b>


- Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến
thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.


- Sách Tiếng Việt 2 thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thơng qua hệ thống các
chủ điểm học tập. Bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, sách
giáo khoa dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng
cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời
cũng mở cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới
tâm hồn của chính mình.


- Theo quan điểm tích hợp, các phân mơn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, tập
viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp
lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và
rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.


<b>* Tích hợp theo chiều dọc</b>



Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới
những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là
đồng trục hay vòng trịn xốy trơn ốc), Cụ thể là: kiến thức và kĩ năng của lớp trên,
bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao
hơn, sâu hơn kiến thức kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới. Có thể lấy một vài ví
dụ trong sách Tiếng Việt 2 để làm rõ điều này:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2, mỗi chủ điểm nói trên được chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, tạo điều kiện cho
học sinh hiểu biết sâu hơn nữa. Ví dụ, chủ điểm Gia đình bao gồm bốn chủ điểm
nhỏ là Ơng bà, Cha mẹ, Anh em và Bạn trong nhà. Mỗi chủ điểm nhỏ được học
trong hai tuần và chỉ xuất hiện một lần.


- Về kĩ năng, từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, học sinh lớp 2 được rèn
luyện để có kĩ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt nắm ý để trả lời câu hỏi, từ
chỗ biết nói một số câu đơn giản gắn với âm, vần đã học, học sinh có thể đặt câu
theo mẫu đã cho và nói về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp,…bằng một số
câu đơn giản.


<b>1.1.2.1.3 Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh</b>


Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo
khoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học. Sách giáo khoa có nhiệm vụ thể
hiện và tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa
hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trị người tổ chức hoạt động
của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ
mình và được phát triển


Hoạt động của học sinh được hiểu là:



- Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)


- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (như ở các môn học khác)
Cà hai loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau:
- Làm việc độc lập


- Làm việc theo nhóm
- Làm việc theo lớp


Để lơi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập, sách Tiếng Việt 2 chú ý
đến tâm lí và nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi học sinh lớp 2. Cụ thể:


- Chọn nhiều bài đọc mang tính truyện kể tăng sự hấp dẫn, làm cho học sinh
ham đọc


- Chú trọng vai trò của kênh hình


- Chú ý đến tính đa dạng của bài tập để tránh sự đơn điệu, nhàm chán, đồng thời
hình thành cách nói, cách nghĩ, cách làm mềm dẻo, linh hoạt ở học sinh. Ví dụ,
riêng về chính tả, sách dùng những bài tập kiểu như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tập chép (nhìn-viết)
Nghe-viết


+ Chính tả âm ,vần (viết các âm, vần dễ lẫn), bao gồm:
Điền một kí hiệu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một tiếng
Điền một tiếng vào chỗ trống để hồn chỉnh một từ


Điền một kí hiệu, một tiếng hoặc từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh một câu thơ, câu
văn



Tìm trong bài đọc những tiếng chứa âm vần dễ lẫn
Tìm ngồi bài đọc những tiếng chứa âm vần dễ lẫn


Dựa vào nghĩa đã cho, tìm các tiếng chứa những âm, vần dễ lẫn.


<b>1.1.2.2. Cấu trúc của sách Tiếng Việt lớp 2</b>


Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm được
lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần,
từng đơn vị học. Cụ thể:


<b>1.1.2.2.1. Cấu trúc chung của sách</b>


Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần
(riêng chủ điểm Nhân dân học 3 tuần)


Tập một tập trung vào mảng “Học sinh-Nhà trường-Gia đình” gồm 8 đơn vị học,
với các chủ điểm có tên gọi như sau:


+ Em là học sinh (tuần 1,2)
+ Bạn bè (tuần 3,4)


+ Trường học (tuần 5,6)
+ Thầy cô (tuần 7,8)
+ Ông bà (tuần 10,11)
+ Cha mẹ (tuần 12,13)
+ Anh em (tuần 14,15)


+ Bạn trong nhà (tuần 16,17)



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Bốn mùa (tuần 19,20)
+ Chim chóc (tuần 21,22)
+ Muông thú (tuần 23,24)
+ Sông biển (tuần 25,26)
+ Cây cối (tuần 28,29)
+ Bác Hồ (tuần 30,31)
+ Nhân dân (tuần 32,33,34)


Tuần 27 dùng để ơn tập giữa học kì II, tuần 35 thì ơn tập cuối học kì II


<b>1.1.2.2.2. Cấu trúc của từng đơn vị học (2 tuần)</b>
<b>Tuần thứ nhất</b>


- Tập đọc (2 tiết): một truyện kể
- Kể chuyện (1 tiết)


- Chính tả (1 tiết)


- Tập đọc (1 tiết): một văn bản thông thường
- Luyện từ và câu (1 tiết)


- Tập viết (1 tiết)


- Tập đọc (1 tiết): một văn bản thơ
- Chính tả (1 tiết)


- Tập làm văn (1 tiết)


<b>Tuần thứ hai</b>



- Tập đọc (2 tiết): một truyện kể
- Kể chuyện (1 tiết)


- Chính tả (1 tiết)


- Tập đọc (1 tiết): một văn bản miêu tả
- Luyện từ và câu (1 tiết)


- Tập viết (1 tiết)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Tập làm văn (1 tiết)


<b>1.1.2.3.Đặc điểm của từng phân môn( Số bài, thời lượng học, nội dung, phân</b>
<b>bố ở tập sách mà mình nghiên cứu)</b>


<b>* Phân mơn tập đọc </b>


<b>1. Số bài, thời lượng học.</b>


Trung bình, một tuần, học sinh được học 3 bài tập đọc, trong đó có một bài học
trong 2 tiết, hai bài còn lại-mỗi bài học 1 tiết


Như vậy, tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết


<b>2. Các loại bài tập đọc</b>
<b>2.1. Xét theo thể loại văn bản</b>


- Có 60 bài tập đọc là văn bản văn học, gồm 45 bài văn xi và 15 bài thơ,
trong đó có một số văn bản văn học nước ngồi. Trung bình, trong mỗi chủ điểm


(2 tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì I) hoặc một truyện ngụ ngơn
(học kì II). Những câu truyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy
và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em


- Các văn bản khác có 33 bài (khơng có văn bản dịch của nước ngồi) bao gồm
văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu,
mục lục sách,…). Thông qua những văn bản này, sách giáo khoa cung cấp cho các
em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối
quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội


<b>2.2. Xét theo thời lượng dạy</b>


Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 62 bài dạy trong 1 tiết. Những bài dạy
trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trị chính trong mỗi chủ điểm. Sau khi học
các bài tập đọc này, học sinh còn có 1 tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân
vai, dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể chuyện), và viết chính tả một
đoạn trích hay đoạn tóm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả).


<b>* Phân môn kể chuyện</b>
<b>1. Số bài, thời lượng học</b>


Trong 2 học kì, học sinh được học 31 tiết Kể chuyện


<b>2. Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>3. Hình thức kể</b>


Có 3 hình thức rèn luyện kĩ năng kể chuyện trong tiết kể chuyện là:


- Kể theo tranh: Các tranh minh họa giúp học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc


đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi, các tranh này được đảo lộn thứ
tự so với nội dung câu chuyện đã học. Trong trường hợp này, trước hết, học sinh
cần sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đùng rồi mới kể. Đó cũng là một biện pháp
giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể.


- Kể theo dàn ý cho sẵn: Trong tiết Kể chuyện sau bài tập đọc, sách giáo khoa
có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên đoạn
để làm chỗ dựa cho sinh kể lại câu chuyện đã học. Đây là một hình thức rèn luyện
trí nhớ cho học sinh, có u cầu cao hơn hình thức giúp đỡ học sinh bằng tranh
minh họa


- Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện: học sinh tiểu học rất thích
đóng kịch, dù đó khơng phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức
tạp. Sách giáo khoa sử dụng hình thức này để rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng kể cho
học sinh, đồng thời giúp các emn hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật
trong câu chuyện đã học.


<b>* Phân mơn chính tả</b>


<b>1. Số bài, thời lượng học</b>


Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết. Tổng hợp lại, trong 2 học kì,
học sinh được học 62 tiết chính tả


<b>2. Nội dung</b>


- Chính tả đoạn, bài:


Học sinh nhìn-viết (tập chép) hoặc nghe-viết một đoạn hay một bài có độ dài
trên dưới 50 chữ (tiếng). Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc


vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc


- Chính tả âm, vần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao
giờ cũng là loại bài tập lựa chọn. Số hiệu của các bài tập lựa chọn được đặt trong
ngoặc đơn, VD: (2), (3). Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2 hoặc 3 bài tập nhỏ đặt kí hiệu
là a, b hay c, mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên
sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học
sinh mà chọn bài tập nhỏ thích hợp cho các em. Giáo viên cũng có thể thay những
bài tập này bằng các bài tập do mình tự biên soạn sát hợp hơn với học sinh địa
phương.


<b>3. Hình thức rèn luyện</b>


- Thơng thường, có 3 hình thức chính tả đoạn, bài là nhìn-viết (tập chép),
nghe-viết và nhớ-nghe-viết. Do kĩ năng nghe-viết của học sinh lớp 2 chưa thật vững nên sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 2 coi trọng hình thức tập chép và chưa đưa hình thức nhớ-viết
vào.


- Hình thức rèn luyện chính tả âm, vần như đã trình bày, cũng rất đa dạng.


<b>* Phân môn tập viết</b>


<b>1. Số bài, thời lượng học</b>


Mỗi tuần có 1 bài tập viết, học trong 1 tiết. Trong cả năm học, học sinh được học
31 tiết tập viết


<b>2. Nội dung</b>



Ở lớp 2, học sinh học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các chữ viết
thường và tập nối nét chữ từ chữ hoa sang chữ thường.


<b>3. Hình thức rèn luyện</b>


Trong mỗi tiết Tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa,
sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng (có nội dung phù hợp với chủ điểm và
tương đối dễ hiểu) có chữ hoa ấy.


<b>* Phân môn luyện từ và câu</b>
<b>1. Số bài, thời lượng học</b>


Trong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu


<b>2. Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới, học sinh bước đầu được rèn luyện
cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ), hoạt động, trạng thái (động từ) và đặc điểm,
tính chất (tính từ).


Về câu, học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là
gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai ?, Là
gì ?, Làm gì ?, Khi nào ?, Ở đâu ?, Như thế nào ?, Vì sao ?, Để làm gì ?) và các dấu
câu (chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy).


Tuy nhiên, ở lớp 2 khơng có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ
pháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành.


<b>3. Hình thức rèn luyện</b>



Sách giáo khoa có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt
câu cho học sinh, VD: điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ơ chữ, chơi các
trị chơi về từ, đặt câu theo mẫu, nối từ thành câu,…


<b>* Phân môn tập làm văn</b>
<b>1. Số bài và thời lượng dạy</b>


Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học


<b>2. Nội dung</b>


Các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy,
yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,…), biết sử
dụng chúng trong các tình huống giao tiếp nơi cơng cộng, ở gia đình, trong trường
học.


Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày: khai bản tự thuật ngắn, viết
thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập
danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,


Nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược
về người, vật xung quanh theo gợi ý: bằng tranh, bằng câu hỏi,…


<b>3. Hình thức rèn luyện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Ngoài ra, do quan niệm rằng tiếp thụ văn bản cũng là một loại kĩ năng về văn
bản cần được rèn luyện, cho nên trong các tiết Tập làm văn từ học kì II trở đi, sách
giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thơng qua hình thức nghe


kể chuyện-trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.


<b>1.1.2.4.Cấu trúc bài học các phân môn</b>


Các phân môn của môn Tiếng Việt lớp 2 được sắp xếp trong sách giáo khoa theo
từng tuần, mỗi tuần được bố trí theo thứ tự sau:


- Tập đọc
- Kể chuyện
- Chính tả
- Tập đọc


- Luyện từ và câu
- Tập viết


- Tập đọc
- Chính tả
- Tập làm văn


Trong mỗi phân mơn có nhiều bài học nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên chúng đều
có cấu trúc chung nhất định, cụ thể cấu trúc bài học của từng phân môn như sau:
<i><b>* Phân môn tập đọc:</b></i>


Cấu trúc bài học của phân môn tập đọc gồm các phần sau:
- Ở góc trên bên trái ghi tên phân mơn


- Ở giữa hàng tiếp theo ghi tựa đề bài học


- Tùy theo nội dung bài dài, ngắn ở dạng văn xuôi hay thơ mà tranh vẽ minh
họa nội dung bài đặt ở trên nội dung bài (dưới tựa đề bài học) hay đặt ở bên trái


hoặc bên phải so với nội dung bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Tiếp theo là phần giải nghĩa từ mới khó hiểu trong nội dung bài, những từ mới
khó hiểu này được in đậm cho học sinh thấy rõ sau đó dùng dấu hai chấm và giải
thích.


- Phần cuối cùng là hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, ghi các câu hỏi theo số thứ tự
1, 2, 3,…, nếu bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lịng, thì ở câu cuối cùng ghi u
cầu.


<i><b>* Phân mơn Chính tả</b></i>


- Góc trái phía trên ghi tên phân mơn là: “Chính tả”
- Hàng tiếp theo ghi: “1. Nghe-viết”


- Ở giữa hàng tiếp theo ghi tựa bài chính tả
- Sau đó ghi nội dung bài ở dưới tựa bài


- Ở câu 2 là bài tập chọn âm hoặc vần thích hợp điền vào ơ trống, có 2 phần (a)
và (b), tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, tùy khả năng trình độ
chính tả của học sinh mà giáo viên chọn phần (a) hoặc (b) để dạy cho học sinh.


- Ở câu 3 cũng có 2 phần (a) và (b) giáo viên cũng chọn 1 trong 2 phần để dạy
cho học sinh, nếu ở câu 2 chọn phần (a) để dạy cho học sinh thì câu 3 phải chọn
phần (b) còn ở câu 2 chọn phần (b) để dạy cho học sinh thì ở câu 3 phải chọn phần
(a)


- Ở bài chính tả này, trong câu 3 có tranh minh họa cả phần (a) và (b) và được
bố trí ở phía bên phải của nội dung bài tập.



<i><b>* Phân môn Tập làm văn</b></i>


Cấu trúc bài học của phân môn tập làm văn giống như cấu trúc bài học của phân
mơn luyện từ và câu


- Góc trái phía trên ghi tên phân mơn là: “Tập làm văn”
- Hàng tiếp tục ở giữa ghi tựa bài


- Tiếp theo là phần “I-Nhận xét” ở phần này có các câu hỏi gợi ý cho học sinh
nhận xét


- Tiếp theo là phần “II-Ghi nhớ” phần này ghi những kiến thức lí thuyết cần
nắm cho học sinh, được đóng khung tơ màu


- Cuối cùng là phần “III-Luyện tập” phần này nhằm giúp cho học sinh củng cố
lại kiến thức lý thuyết vừa học


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>* Phân môn Luyện từ và câu: </b></i>


Cấu trúc bài học của phân môn luyện từ và câu gồm các phần sau:
- Đối với kiểu bài thơ mở rộng vốn từ hoặc kiểu bài luyện tập


+ Ở góc trái phía trên ghi tên phân mơn
+ Ở giữa hàng tiếp theo ghi tựa bài


+ Tiếp theo là các bài tập được sắp xếp theo số thứ tự (1, 2, 3,…)


<b>1.1.3.Nhận xét về chương trình, sách giáo khoa TV 2</b>


Chương trình, SGK Tiếng Việt lớp 2 mới được đưa vào sử dụng trong nhà trường


năm 2005-2006. Liệu chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 này có khẳng định được
sự hơn hẳn của nó so với chương trình SGK cải cách trước đây khơng. Riêng em
có một vài nhận xét về chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 như sau:


<i>- Về chương trình</i>


Nhìn chung ta thấy chương trình Tiếng Việt lớp 2 thực hiện được theo văn bản
hướng dẫn phân phối chương trình lớp 2 (mơn Tiếng Việt) do Bộ giáo dục tiểu học
chỉ đạo từ 2005-2006


Chương trình Tiếng Việt lớp 2 được sắp xếp một cách hợp lí, thích hợp với đặc
điểm học sinh tiểu học cụ thể:


- Mỗi tuần học, mơn Tiếng Việt có 9 tiết học, cả năm có tất cả 35 tuần học nên
tổng số tiết học trong năm là 315 tiết


- Ở học kì I trong 18 tuần, cịn học kì II trong 17 tuần


- Trong tổng số 35 tuần học thì có 31 tuần học là mới, cịn 4 tuần dành để ơn tập
và kiểm tra định kì


* Soạn thảo chương trình tiểu học mới, về thực chất là thống nhất các chương trình
tiểu học. Nhằm kế thừa và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của
chương trình tiểu học cũ. Góp phần ổn định và nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục tiểu học, đáp ứng những đổi mới của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.


<i>- Về sách giáo khoa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nội dung bài học ở SGK thể hiện tư tưởng chủ đạo của việc đổi mới, thể hiện dụng


ý sư phạm một cách cụ thể và thuyết phục mà không cần thơng qua các tài liệu giải
thích trung gian.


<b>1.2.1.Những điểm mới về nội dung dạy học của phân mơn Chính tả ở lớp 2</b>


Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho HS qua những mức độ khác nhau:
-<b> Chính tả đoạn, bài:</b> tập chép (nhìn – chép) hoặc nghe – viết một bài hoặc một
đoạn có độ dài trên dưới 50 chữ (tiếng).


-<b> Chính tả âm, vần:</b> luyện viết các tiếng có âm, vần dễ viết sai chính tả do
khơng nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm
địa phương.


Các dạng bài tập về chính tả được phân định rõ: bài tập bắt buộc (áp dụng chung
cho toàn quốc) và bài tập lựa chọn (dành cho các vùng phương ngữ khác nhau: các
đại phương phía Bắc và các địa phương Nam Trung Bộ và Nam Bộ (gọi chung là
phía Nam).


<b>1.2.Tìm hiểu phương pháp dạy học TV lớp 2</b>
<b>1.2.1.Các biện pháp dạy học phân mơn Chính tả</b>


<b>a. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả</b>
<b>Các hoạt động chính của giáo viên là:</b>


- Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và nắm nội dung chính của bài
viết


- Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài (theo gợi ý của
SGK và hướng dẫn của GV)



- Luyện viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần
dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen…)


<b>b. Đọc bài chính tả cho HS viết</b>


<b>Các hoạt động chính của giáo viên là:</b>


- Đọc toàn bài một lượt cho HS nghe trước khi viết


Khi đọc, GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS chú ý
đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc
nhắc lại hai lần cho HS kịp viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 2 (được cụ thể hóa
cho từng giai đoạn)


-Đọc tồn bài lần cuối cho HS sốt lại


<b>c. Chấm và chữa bài chính tả</b>


- Mỗi giờ chính tả, GV chọn chấm một số bài của HS. Đối tượng được chọn
chấm bài ở mỗi giờ là:


+ Những HS đến lượt được chấm bài


+ Những HS hay mắc lỗi, cần được chú ý rèn cặp thường xuyên


Qua chấm bài, GV có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi
chính tả cho cả lớp



- Sau khi HS viết xong, GV giúp HS tự kiểm tra và chữa lỗi trong bài theo một
trong những cách dưới đây:


+ HS đối chiếu bài chính tả của mình với đoạn văn trong SGK


+ HS đối chiếu bài chính tả của mình với bài GV viết trên bảng (bài có thể
được chuẩn bị sẵn trên bảng gấp, bảng quay).


+ GV đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai chính tả


<b>d. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm, vần</b>


+ Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích)
+ Giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng
lớp hoặc cả lớp làm bài vào bảng con)


+ Cho HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở. GV uốn nắn
+ Chữa toàn bộ bài tập.


* <b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>


<b>A. Kiểm tra bài cũ:</b> HS nghe - viết một số từ ngữ đã được luyện tập ở bài chính
tả trước (hoặc GV nhận xét kết quả bài chính tả tiết trước được chấm ở nhà).


<b> B. Dạy bài mới </b>


- Giới thiệu bài<i>:</i> Nêu yêu cầu bài học, đọc bài chính tả sẽ viết.
- Hướng dẫn chính tả


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Gợi ý HS xác định nội dung bài chính tả (hay tập chép) và nhận xét những


hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo SGK).


+ Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ…) và tập viết các chữ
ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (viết bảng).


- Hướng dẫn HS viết bài tập chép (nhìn bảng-học kì I, nhìn SGK-học kì II) hoặc
đọc cho HS viết bài chính tả


- Chấm, chữa bài


+ GV hướng dẫn HS tự chữa bài theo những cách đã nói .


+ GV chấm một số bài, nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả trong
bài.


- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm, vần: Làm bài tập bắt buộc và một
trong các bài tập lựa chọn.


- Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính
tả trong bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.


<b>1.2.2.Các biện pháp dạy học phân môn Tập đọc</b>


<b>a. Đọc mẫu ( của giáo viên):</b> Đọc toàn bài, đọc câu - đoạn, đọc từ - cụm từ.


<b>b. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài và nội dung bài đ</b>ọc
- Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:


+ Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa: từ ngữ khó ( được chú giải sau bài
đọc) ; từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen; từ ngữ đóng vai trị


chủ chốt ( chìa khóa) để hiểu nội dung bài đọc.


+ Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa ( chủ yếu trong ngữ cảnh bài đọc)
đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa; tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa;
tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa; miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu
thị ở từ ngữ cần giải nghĩa ( hoặc: sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mơ hình,
vật thật...)


- Tìm hiểu nội dung bài học:


+ Phạm vi nội dung cần tìm hiểu: nhân vật, tình tiết, nghĩa trực tiếp của câu
văn, câu thơ; ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>c. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng </b>


- Luyện đọc thành tiếng: đọc cá nhân, đọc đồng thanh ( theo nhóm – bàn - tổ,
lớp), đọc theo vai ( có sự phối hợp giũa cá nhân trong nhóm).


- Luyện đọc thầm: đọc thầm ( hoặc đọc nhẩm ở giai đoạn đầu lớp 2) một lượt
hay nhiều lượt để trả lời câu hỏi cho trước.


- Luyện học thuộc lòng: dựa vào các từ gởi ý ( “ điểm tựa” ) nhớ và đọc lại
khơng có từ ngữ gợi ý; thuộc từng khổ thơ ( đoạn thơ), bài thơ.


<b>d. Ghi bảng </b>


- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, có tác dụng trực quan thiết thực ( ngắn
gọn, súc tích ); dùng bảng lớp, bảng phụ ( hoặc giấy khổ to ).


- Dựa theo tiến trình nội dung bài học ( có thể chia bảng thành hai cột): luyện


đọc; tìm hiểu bài; dựa vào yêu cầu minh họa trực quan trong quá trình giảng dạy.


<b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>
<b>A. Kiềm tra bài cũ </b>


<b>B. Dạy bài mới </b>
<b>1. Giới thiệu bài</b>
<b>2. Luyện đọc đúng</b>


- Giáo viên đọc mẫu.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu ( kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ).


+ Đọc từng đoạn trước lớp ( kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu nghĩa
từ ngữ).


+ Đọc tùng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm


+ Cả lớp đọc đồng thanh ( một, hai đoạn hoặc cả bài).


<b>3. Hướng dẫn tìm hiểu bài</b>


( Luyện đọc - hiểu, trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa).


<b>4. Luyện đọc diễm cảm và học thuộc lịng ( nếu có)</b>


( Hoặc: Luyện đọc theo vai, Tổ chức trò chơi luyện đọc...)



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Lưu ý: Ở bài tập đọc truyện kể 2 tiết, giáo viên hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài một nửa văn bản ở tiết 1, một nửa văn bản ở tiết 2.


<b>1.2.2.Các biện pháp dạy học phân môn Tập viết</b>
<b>a. Hướng dẫn học sinh viết chữ</b>


Gồm các hoạt động chính:
- Gợi ý nhận xét chữ mẫu;


- Viết mẫu và chỉ dẫn học sinh thực hành luyện viết ( chữ cái hoa, từ ngữ ứng
dụng) trên bảng và trong vở Tập viết lớp 2.


<b>b. Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp</b> ( tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút; ý thức
viết chữ và trình bày bài sạch đẹp...).


<b>c. Chấm và chữa bài tập viết.</b>


<b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ </b>


<b>B. Dạy bài mới</b>
<b>1. Giới thiệu bài</b>


<b>2. Hướng dẫn học sinh viết chữ cái hoa</b>


- Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ cái viết hoa
- Hướng dẫn tập viết trên bảng con


<b>3. Hướng dẫn viết ứng dụng</b>



- Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng
- Hướng dẫn quan sát và nhận xét


- Hướng viết chữ ứng dụng ( có chữ cái hoa).


<b>4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết</b>
<b>5. Chấm chữa bài</b>


<b>6. Củng cố dặn dị.</b>


<b>1.2.2.Các biện pháp dạy học phân mơn Tập làm văn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Theo các bước; làm mẫu - nhận xét – thực hành luyện tập


- Dựa vào các loại bài tập và yêu cầu cụ thể trong sách giáo khoa, giáo viên tổ
chức học sinh làm miệng, làm viết theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở
bài tập Tiếng Việt 2 ( nếu có).


<b>b. Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp</b>
<b>nối.</b>


<b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ </b>


<b>B. Dạy bài mới </b>
<b>1. Giới thiệu bài </b>
<b>2. Hướng dẫn làm bài</b>


Tổ chức học sinh thực hiện từng bài tập theo trình tự: đọc và xác định yêu cầu


bài tập - Hướng dẫn mẫu - Học sinh thực hành luyện tập – trao đổi, nhận xét...


<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


<b>1.2.2.Các biện pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu</b>


<b>a. Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b> ( qua những hình thức tổ chức dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh):


- Theo các bước; làm mẫu - nhận xét – thực hành luyện tập


- Dựa vào các loại bài tập và yêu cầu cụ thể, giáo viên tổ chức học sinh làm trên
bảng lớp, bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở bài tập
Tiếng Việt 2 ( nếu có).


<b>b. Cung cấp tri tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu</b> ( học sinh làm quen qua
các bài tập thực hành kỹ năng).


<b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ </b>


<b>B. Dạy bài mới </b>
<b>1. Giới thiệu bài </b>
<b>2. Hướng dẫn làm bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>3. Củng cố, dặn dị</b>


<b>1.2.2.Các biện pháp dạy học phân mơn Kể chuyện </b>


a. Sử dụng tranh minh họa ( sách giáo khoa) để gởi mở, hướng dẫn học sinh kể


lại từng đoạn câu truyện.


b. Sử dụng câu hỏi gởi ý hoặc dàn ý, hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn, tiến
tới kể lại toàn bộ câu chuyện.


c. Sử dụng những câu hỏi gởi trí tưởng tượng hoặc gởi ý nhận xét - cảm nghĩ,
hướng dẫn học sinh tập kể bằng lời của mình.


d. Hướng dẫn học sinh phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại;
gồm các hoạt động chính:


- Lập nhóm học sinh dựng lại câu chuyện theo vai như yêu cầu trong sách giáo
khoa;


- Theo dõi học sinh dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt để
góp ý;


- Hướng dẫn học sinh trong lớp góp ý cho các vai diễn;


- Kết hợp ý kiến của học sinh trong lớp với những nhận xét riêng đã ghi số, giáo
viên tổng kết.


<b>Quy trình giảng dạy (tiến trình lên lớp)</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ </b>


<b>B. Dạy bài mới </b>
<b>1. Giới thiệu bài </b>


<b>2. Hướng dẫn kể chuyện</b>



- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bài luyện tập về kể chuyện ( đọc
thoại) theo sách giáo khoa; khuyến khích hoc sinh kể bằng lời của bản thân, nghe
và nhận xét lời kể của bản...


- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo lối phân vai, hoặc kể
có sáng tạo, nhận xét, nêu cảm nghĩ.... ( theo yêu cầu nêu trong sách giáo khoa).


<b>3. Củng cố dặn, dặn dò</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU</b>


<b>HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT</b>


<b>2.1. Tìm hiểu việc đổi mới của phương pháp dạy học tiếng việt của giáo viên</b>
<b>trường Lý Thường Kiệt</b>


<b>2.1.1. Mô tả khái quát một số tiết dạy của giáo viên ở trường Lý Thường Kiệt</b>
<b>* Tiềt dạy môn tập bài Đầm sen</b>


-<b> Người dạy: Lâm Mỹ Lán</b>


-<b> Lớp dạy: 1/5</b>


<b>- Ngày dạy: 19/03/2012</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>- Ổn định lớp:</b> cho lớp hát


<b>- Kiểm tra bài cũ</b>


+ Hỏi: Tiết học tập đọc vừa rồi chúng ta


học bài gì?


+ Cho 3 học sinh đứng lên đọc bài “ Vì
bây giờ mẹ mới về” và trả lời câu hỏi
trong sách giáo khoa.


+ Nhận xét, cho điểm và tuyên dương.


<b>Bài mới</b>


<b>- Giới thiệu bài:</b>


+ Cho học sinh quan sát tranh và đặt
câu hỏi: trong tranh vẽ gì?


+ Giới thiệu tựa bài: “ Đầm sen” cho
học sinh nhắc lại.


<b>- Luyện đọc cho học sinh</b>


+ Đọc bài cho học sinh lắng nghe 1 lần.
+ Yêu cầu học sinh đọc từng câu của
đoạn thứ nhất.


<b>- Hướng dẫn đọc từ khó</b>


+ Gạch dưới những từ khó: xanh mát,
ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.


+ Yêu cầu học sinh phân tích từ khó


+ Giải thích từ khó


<b>- Tiếp tục luyện đọc cho học sinh</b>


+ Yêu cầu học sinh đọc thầm từng câu
sau đó đọc thành tiếng


+ Cho học sinh đọc từng câu nối tiếp
+ Chia đoạn ( 3 đoạn) cho 3 em học
sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn, mỗi
đoạn đọc 2 lần


-Hát


- Vì bây giờ mẹ mới về


- 3 học sinh lần lượt đứng lên đọc


- Lắng nghe.


- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Đầm
sen


- Hôm nay học bài đầm sen.


- Lắng nghe


- Đọc từng câu của đoạn thư nhất ( cá
nhân, cả lớp đồng thanh)



- Theo dõi


- Phân tích từ khó
- Lắng nghe


- Lớp đọc thầm từng câu, cá nhân đứng
lên đọc thành tiếng và cả lớp đồng
thanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

+ Nhận xét cách đọc của học sinh
+ Yêu cầu từng tổ đọc từng đoạn
+ Yêu cầu các tổ nhận xét lẫn nhau
+ Nhận xét tuyên dương các tổ
+ Cho học sinh đứng lên đọc cả bài
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét cách
đọc của bạn


+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài


<b>- Hướng dẫn học sinh luyện tập</b>


<b> Bài tập 1</b> : Tìm tiếng trong bài có vần
en


+ Cho học sinh tìm và đứng tại chỗ đọc
các từ tìm được


+ Yêu cầu 1 học sinh khác nhận xét


<b> Bài tập 2</b>: Tìm tiếng ngồi bài có vần


en, oen


+ Cho học sinh tìm và đứng tại chỗ đọc
các từ tìm được


+ Yêu cầu 1 học sinh khác nhận xét
+ Yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa tìm
được


<b> Bài tập 3</b>: nói câu chứa tiếng có vần en
hoặc oen


+ Cho học sinh quan sát tranh có câu
nói kèm theo


+ Hỏi : Tranh vẽ gì?


+ u cầu học sinh tìm từ có chứa vần
en hoặc oen trong câu nói


<b>Củng cố</b>


- Hỏi: Hơm nay học bài gì?


- 3 em học sinh đọc nối tiếp nhau


- Đại diện từng tổ đứng lên đọc
- Các tổ nhận xét lẫn nhau
- Đọc cả bài



- Nhận xét
- Lớp đọc


- Tìm và đứng tại chỗ đọc các từ tìm
được


- Nhận xét


- Tìm và đứng tại chỗ đọc các từ tìm
được


- Cả lớp đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại bài
- Nhận xét tiết học và tuyên dương


<b>Dặn dò</b>


Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài
và xem trước bài tập tiết tới.


- Trả lời


- Tìm từ có chứa vần vần en hoặc oen
trong câu nói


- Trả lời


- 1 học sinh đọc lại bài
- Lắng nghe



<b>* Tiềt dạy môn tập bài Đường đi Sa Pa</b>


-<b> Người dạy: Đỗ Phi Hà</b>


-<b> Lớp dạy: 4/7</b>


-<b> Ngày dạy: 22/03/2012</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>
<b>- Ổn định lớp:</b> cho lớp hát


<b>- Kiểm tra bài cũ:</b>


+ Hỏi: tiết tập đọc trước học bài gì?
+ Gọi 3 em học sinh đọc bài “<b>Con Sẻ”</b>


( mỗi học sinh đọc 2 đoạn) , trả lời các
câu hỏi SGK.


+ Nhận xét, cho điểm và tuyên dương


<b>Bài mới</b>


- Hỏi: chủ điểm của tuần này?
- Giới thiệu bài: Đường đi Sa Pa
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tựa bài


<b>Hướng dẫn học sinh luyện đọc</b>



- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng
đoạn.


- Hát
- <b>Con sẻ</b>


-HS thực hiện theo yêu cầu.


- Khám phá thế giới
- Lắng nghe


- Nhắc lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Sửa lỗi phát âm


- Rút ra các từ khó học sinh đọc sai
- Cho học sinh luyện đọc các từ khó
- Rút ra các từ ngữ mới và giải nghĩa
cho học sinh hiểu


- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc tồn bài


<b>Hướng dẫn tìm hiểu bài</b>


- Đọc mẫu.


- Gọi HS đọc câu hỏi trong sách giáo
khoa



- Yêu cầu trao đổi cặp


- Gọi 3 HS nối tiếp nhau phát biểu
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ
sung


- Trình bày nội dung bài trên bảng
- Gọi 3 em học sinh đọc lần lượt từng
đoạn


- Cho học sinh thi đọc đoạn 1 theo
nhóm


- Yêu cầu học sinh khác nhận xét cách
đọc của các bạn


- Nhận xét, tuyên dương


- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn
3


- Nhận xét và tuyên dương


- Luyện đọc các từ khó ( cá nhân đọc, lớp
đọc đồng thanh)


-HS đọc phần chú giải.


- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện
đọc.



- 1-2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu.


- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
- Nhận xét bổ sung.


- Theo dõi


- Đọc lần lượt từng đoạn


- Đại diện của 3 tổ lên bảng thi đọc đoạn
1


- Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Củng cố – dặn dị:</b>


- Hỏi: hơm nay học bài gì?


- Cho học sinh quan sát một số bức
tranh ở Sa Pa


- Giới thiệu một số di tích ở Sóc Trăng
- Nhận xét tiết học


- Dặn học sinh xem trước bài tập đọc
tới



- Trả lời
- Quan sát
- Lắng nghe


<b>2.1.2. Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc ở</b>
<b>trường tiểu học Lý Thường kiệt</b>


<b>2.1.2.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh</b>


- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, có sử dụng tranh ảnh để giới
thiệu bài một cách sinh động, có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
chuẩn bị nội dung kiến thức khá tốt để truyền đạt cho học sinh một cách đầy đủ
khoa học.


- Học sinh: Có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập như bút mực, bút
chì… có xem bài trước ở nhà.


<b>2.1.2.2. Tiến trình lên lớp</b>


Xác định được mục tiêu kiến thức cần truyền đạt , đúng chuẩn kiến thức, dạy
học đúng trình tự và đầy đủ các bước lên lớp, kiến thức truyền thụ đầy đủ, có hệ
thống, đúng đặc trưng của phân mơn tập đọc. Sử dụng phương pháp dạy học hợp lí
phù hợp với trình độ hiện có của học sinh, hoạt động giữa thầy và trị được phối
hợp nhịp nhàng.


<b>2.1.2.3. Việc tích cực hóa hoạt động của học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>2.1.2.4. Năng lực sư phạm của giáo viên</b>



-<b> Về kiến thức:</b> Giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt hầu hết đều đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn nên có hệ thống kiến thức sâu rộng và chính xác để
truyền đạt cho học sinh.


-<b> Năng lực tổ chức các hoạt động: </b>hầu hết các giáo viên trong trường Tiểu học
Lý Thường Kiệt đều đã trải qua nhiều năm giảng dạy, nên có rất nhiều kinh nghiệm
nên việc tổ chức các hoạt động co học sinh rất phù hợp và nhanh chóng, phù hợp
với từng khối lớp, phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc trưng của phân môn.


-<b> Vận dụng các phương pháp: </b>Việc vận dụng các phương pháp dạy học đối
với phân môn tập đọc như quan sát, thảo luận nhóm, trị chơi … khá hợp lí, lơi
cuống học sinh học tập, không gây chán nản do áp dụng nhiều phương pháp dạy
học trong cùng một bài học.


-<b> Biện pháp dạy học: </b>Trong quá tình dạy học môn tập đọc các giáo viên sử
dụng các biện pháp khác nhau: Đọc mẫu, học sinh đọc thầm, hướng dẫn tìm hiểu
nghĩa của từ ngữ trong bài, hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài… Giáo viên đã sử
dụng đúng biện pháp và sử dụng một cách có hiệu quả.


-<b> Năng lực ngơn ngữ : </b>Giáo viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ rất tốt, phát
âm chuẩn, rõ ràng, giọng to và phù hợp với nội dung bài học.


-<b> Trình bày bảng: </b>Trình bày bảng phù hợp với phân môn tập đọc, khoa học và
logic, ngắn gọn thể hiện đầy đủ nội dung.


<b>2.2 Tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học của sinh viên thực tập ở</b>
<b>trường Tiểu học Lý Thường kiệt </b>


<b>2.2.1. Mô tả một số tiết dạy của sinh viên thực tập ở trường Tiểu học Lý</b>
<b>Thường Kiệt</b>



<b>* Mô tả tiết dạy tập đọc bài “Cháu nhớ Bác Hồ”</b>


- <b>Người dạy: Bàng Huỳnh Ánh Xuân</b>


- <b>Lớp dạy: 2/7</b>


- <b>Ngày dạy: 26/03/2012</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


- <b>Ổn định lớp:</b> cho lớp hát


<b>Kiểm tra bài cũ</b>


- Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Hỏi: Tiết tập đọc trước học bài gì?


- Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về bài “Ai
ngoan sẽ được thưởng’’


- Gv nhận xét-ghi điểm
- Nhận xét chung


<b>Bài mới</b>


- Giới thiệu bài



+ Cho HS xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Nhận xét


+ Nhận xét bức tranh giới thiệu bài mới “Cháu
nhớ Bác Hồ’’


<b>Hướng dẫn học sinh luyện đọc</b>


- Đọc mẫu toàn bài thơ


- Gọi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết
bài


- Yêu cầu học sinh tìm từ hay phát âm sai
trong bài thơ


- Đọc mẫu các từ học sinh hay phát âm sai
- Cho học sinh đọc các từ hay phát âm sai
- Gọi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết
bài


- Hướng dẫn học sinh chia đoạn bài thơ


- Hướng dẫn đọc ngắt nhịp tách các cụm từ ở
một số dòng thơ


- Gọi học đọc lần lượt từng dòng bài thơ
- Rút ra những từ ngữ mới hoặc từ khó hiểu
- Giải nghĩa từ ngữ mới hoặc từ khó hiểu



- Tổ chức học sinh luyện đọc bài theo nhóm
nhỏ mỗi nhóm 4 học sinh


thưởng”


- 3 học sinh, mỗi học sinh đọc 1
đoạn và trả lời câu hỏi


- HS quan sát, trả lời
- Theo dõi


- Lắng nghe


- Đứng tại chỗ đọc
- Tìm từ hay phát âm sai
- Lắng nghe


- Đọc các từ hay phát âm sai
- Đứng tại chỗ đọc


- Theo dõi


- Nối tiếp nhau đọc từng dòng bài
thơ


- Theo dõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét



- Gọi HS đọc toàn bài


- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh


<b>Hướng dẫn tìm hiểu bài</b>


- Yêu cầu học sinh đọc lại từng đoạn và trả lời
câu hỏi trong sách giáo khoa


- Rút ra và trình bày lên bảng nội dung bài:
Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối
với Bác Hồ kính yêu


- Gọi học sinh đọc nội dung bài


<b>Hướng dẫn HS học thuộc lịng</b>


- Xố dần từng dòng thơ chỉ để lại những chỗ
đầu dòng 6 dòng thơ cuối


- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau đọc thuộc
lòng bài thơ


<b>Củng cố</b>


- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài của thơ
“cháu nhớ Bác Hồ”


- Nhận xét và nhấn mạnh nội dung bài thơ
“cháu nhớ Bác Hồ”



- Giáo dục cho học sinh :Các em phải noi
gương bạn nhỏ trong bài thơ là phải biết kính
yêu Bác Hồ_ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam


<b>Dặn dò học sinh</b>


- Về nhà đọc lại bài và sưu tầm những câu
chuyện về Bác


- Chuẩn bị bài “ Chiếc rễ đa tròn”


- 2 học sinh đọc toàn bài, lớp lắng
nghe


- Đọc đồng thanh


- Đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
trong sách giáo khoa


- Theo dõi


- 1 học sinh đọc nội dung bài


- Đọc thuộc lòng bài thơ


- 1 Học sinh nhắc lại nội dung bài
thơ



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Nhận xét tiết học


<b>* Mơ tả tiết dạy chính tả bài “ Ai ngoan sẽ được thưởng”</b>


- <b>Người dạy: Trịnh Thị Thu Vân</b>


- <b>Lớp dạy: 2/7</b>


- <b>Ngày dạy: 26/03/2012</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


- <b>Ổn định lớp:</b> cho lớp hát


<b>Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi 2 học sinh lên bàng viết các từ: Bình
minh, thân tín, to phình, lúa chín.


- Nhận xét cho điểm.


<b>Bài mới</b>


- Giới thiệu bài viết chính tả: đoạn 1 bài “ Ai
ngoan sẽ được thưởng”


- Ghi tựa


- Trình bày nội dung bài chính tả lên bảng
- Đọc cho học sinh nghe bài chính tả trên bảng


- Gọi học sinh đọc lại


<b>Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách</b>
<b>trình bày bài chính tả</b>


- Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời


+ Khi thấy Bác Hồ các bạn thiếu nhi đã làm
gì?


+ Đoạn văn có mấy câu?


+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?


+ Khi xuống dòng chữ đầu câu được viết như
thế nào?


- Hát


- 2 Học sinh viết trên bảng, học
sinh dưới lớp viết vào nháp theo
yêu cầu


- Lắng nghe


- Lắng nghe


- 1 học sinh đọc lại, lớp lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

+ Cuối mỗi câu có dấu gì?



- Rút ra các từ khó sau: Qy quanh, dắt, trại,
Bác Hồ, rửa, giữa đồn


- Gọi học sinh phân tích từ khó


- u cầu học sinh viết các từ khó vào bảng
con


<b>Viết chính tả</b>


- Gọi 1 học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách
cầm bút


- Đọc bài chính tả cho học sinh viết


- Cho 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi vở
soát lỗi


- Thu 3 vở chấm bài cho học sinh
- Nhận xét, tuyên dương


Hướng dẫn làm bài tập chính tả


- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2a
- Giải thích cách làm cho học sinh hiểu
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập


- Yêu cầu học sinh khác nhận xét, sửa chữa


bài làm của bạn


- Nhận xét
Củng cố


- Gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ khó
Dặn dị


- Nhận xét tiết học


- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị cho
tiết sau


- Theo dõi


- Phân tích từ khó


- Viết từ khó vào bảng con


- Nhắc lại lại tư thế ngồi viết,
cách cầm bút


- Nghe viết chính tả vào vở
- Trao đổi vở soát lỗi


- Đọc yêu cầu bài tập
- Lắng nghe


- Làm bài vào vở bài tập



- 2 học sinh lên bảng làm bài tập
- Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>2.2.2. Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc và</b>
<b>chính tả của sinh viên thực tập ở trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt</b>


<b>2.2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh</b>


- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bài giảng khá tốt về các bước
trong 1 tiết dạy có xác định rõ ràng hoạt động nào là của giáo viên hoạt động nào là
của học sinh, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học như: Tranh, ảnh có liên quan
đến nội dung bài dạy như: tranh phóng to của bài tập đọc “ Cháu nhớ Bác Hồ” để
dẫn dắt học sinh vào bài mới, sách giáo viên, Giáo án, bảng phụ viết sẵn nội dung
chính tả và tập đọc, giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập,...


- Chuẩn bị của học sinh: Học sinh có chuẩn bị bài trước ở nhà đọc bài và xem
trước bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: Bảng con, viết chì, phấn, sách
giáo khoa, vở bài tập,…


<b>2.2.2.2. Về tiến trình lên lớp</b>


- Việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức tiết dạy, giáo viên đã lên
lớp theo đúng trình tự các bước lên lớp.


- Việc tổ chức các hoạt động trong từng bước như: hoạt động giới thiệu bài mới
có nêu một số câu hỏi để giới thiệu bài sinh động hơn, hướng dẫn học sinh luyện
tập với nhiều hình thức thảo luận nhóm, thi giữa các nhóm,... khi lên lớp rất thích
hợp làm cho học sinh hứng thú học tập, dể hiểu bài, tiết học sôi nổi, hứng thú và
sinh động.



<b>2.2.2.3. Việc tích cực hố hoạt dộng học tập của học sinh</b>


Nhìn chung thơng qua các tiết dạy của các bạn trong nhóm ở trường thực tập đã
áp dụng dùng nhiều phương pháp và hình thức dạy học trong đó có sử dụng
phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã thu hút được sự chú ý
của học sinh, giúp học sinh độc lập hoạt động suy nghĩ, tích cực hố trong việc làm
nhóm và giúp học sinh dể hiểu và nắm bài hơn. Từ việc gợi mở khuyến khích học
sinh tự tìm ra các kiến thức mới qua các câu hỏi gợi ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- <b>Kiến thức:</b> Các bạn đã nắm và xác định được vị trí, mục tiêu chuẩn về kiến
thức và hình thành các kỹ năng cho học sinh, đảm bảo nội dung cơ bản trọng tâm
của bài dạy, kiến thức chuyên môn khá vững vàng, nắm nội dung bài dạy rất tốt.


- <b>Về năng lực tổ chức hoạt động:</b> Do các bạn là sinh viên mới lần đầu thực tập
về kinh nghiệm chưa nhiều nên năng lực sư phạm cịn yếu. Vì thế việc dạy học tốt
nhưng chưa linh hoạt về các mặt: Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức các
hoạt động học tập theo hướng phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của học
sinh trong dạy học tiểu học nói chung và dạy học tiếng việt nói riêng. Ngồi ra
trong việc sử lí tình huống sư phạm chưa phù hợp do chưa có nhiều kinh nghiệm.
Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, nhưng chưa thu hút được học sinh do giọng nói
cịn nhỏ, chữ viết, trình bày bảng tốt.


- <b>Vận dung các phương pháp, biện pháp dạy học:</b>


<b>+</b> Trong quá trình dạy học các bạn đã áp dụng và làm theo phương pháp dạy
học mới vào dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh đã giúp cho việc dạy học
tốt hơn.


<b>+</b> Vận dụng được các phương pháp thể hiện cụ thể ở phân mơn Tập đọc,
chính tả như: Phương pháp vấn đáp, gợi mở cho học sinh tự tìm ra nội dung bài


học với hình thức thảo luận nhóm, cá nhân,…Qua đó giúp học sinh trao dồi kiến
thức, hiểu bài và nhớ lâu một cách nhanh chống. Nhưng việc sử dụng phương pháp
hình thức của giáo viên chưa linh hoạt và khéo léo.


- <b>Năng lực ngôn ngữ:</b>


Lời lẽ của Giáo viên chưa rõ ràng, mạch lạc khi giảng bài, nói chuyện cịn hơi
nhỏ và hơi nhanh làm cho học sinh khó nắm bắt được bài, nhưng phát âm và giải
nghĩa các từ khó trong bài chính tả, tập đọc phù hợp dễ hiểu và chính sát.


- <b>Trình bày bảng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>PH</b>

<b>Ầ</b>

<b>N K</b>

<b>Ế</b>

<b>T LU</b>

<b>Ậ</b>

<b>N</b>



<b>1. Đánh giá khai quát về chương trình và sách Tiếng việt lớp 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Sách giáo khoa Tiếng việt 2 nhìn chung vừa sức đối với học sinh, gần gũi với
đời sống, trình bày bìa và ảnh minh họa nhiều và ngộ nghĩnh.


<b>2. Đánh giá chung về việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng việt</b>
<b>lớp 2</b>


- Nếu trước đây giáo viên xây dựng kiến thức cho học sinh từ khái niệm sẵn có
là truyền đạt cho các em tất cả những gì mình biết thì ngày nay giáo viên chỉ là
người mở lối, còn các em mới là người đi tìm tri thức nhằm phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh.


- Trong hệ thống các phương pháp dạy học ở Tiểu học của giáo viên và sinh
viên thực tập hầu hết đã có sự phối hợp giữa các phương pháp cụ thể trong một tiết
giảng dạy để tạo ra sự thay đổi khơng khí trong lớp. Tuy nhiên việc sử dụng


phương pháp phù hợp với nội dung giảng dạy , trình độ học sinh để tạo ra sự uyển
chuyển mểm mại, nhẹ nhàng trong giờ học, còn hạn chế.


- Việc đầu tư chuẩn bị cho các phương pháp chưa thật chu đáo. Bản thân giáo
viên biết mình sẽ sử dụng phương pháp nào nhưng ích chịu suy nghĩ về nội dung
trình bày để làm sáng toả vấn đề , phát huy hết ưu điểm của bản thân phương pháp.
Thậm chí chỉ dừng lại ở mức độ có mặt phương pháp đó trong 1 tiết dạy , thường là
ở phương pháp trình diện đồ dùng dạy học.


<b>3.Kiến nghị và đề xuất</b>


Qua việc nghiên cứu về chương trình sách giáo khoa và thực trạng dạy học
Tiếng việt của trường Tiểu học Lý Thường Kiệt em có một số đề xuất kiến nghị
như sau:


- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các phương pháp tích cực hóa học sinh,
lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự tìm hiểu và nắm kiến thức, giáo viên chỉ
nên là người hướng dẫn gợi mở cho học sinh. Đối với học sinh học chưa tốt mơn
tiếng việt cần có kế phụ đạo trái buổi thêm , giáo viên cần quan tâm hướng dẫn tận
tình đối với học sinh khi học mơn này, tạo điều kiện cho các em có động lực học
tập đúng đắn, khích lệ tinh thần học tập ở các em học sinh. Không để cho học sinh
học mà khơng hiểu, khơng biết gì.


- Cần phân chia thời gian một cách hợp lý khi giảng dạy mơn tiếng việt, gia đình
cần nhắc nhở và khun nhủ các em cố gắng hồn thành các cơng việc giáo viên
giao về nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Nhà trường sư phạm cần tạo điều kiện nhiều hơn cho sinh viên được nghiên
cứu, học tập nhiều hơn về phương pháp dạy học môn tiếng việt tổ chức các buổi
thực hành tập dạy. Về bản thân sinh viên phải có kế hoạch học tập nghiên cứu mơn


tiếng việt đúng đắn và có hiệu quả, phải nắm hết cấu trúc cũng như các kiến thức
có trong sách giáo khoa tiếng việt ở tiểu học làm cơ sở cho việt giảng dạy sao này
được tốt hơn.


- Giáo dục cho các em đã khó nhưng để giáo dục đặt hiệu quả lại càng khó hơn
quá trình này khơng chỉ phụ thuộc vào nội dung, chương trình sách giáo khoa mà
cịn phụ thuộc năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy giáo viên cần phải thường
xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho bản thân.


<b>LỜI CẢM TẠ</b>



Được bước chân vào sư phạm là niềm tự hào, là niềm vui và đồng thời cũng là mơ
ước từ thời cấp Tiểu học của bản thân em .Hôm nay rất vinh dự được thực hiện
việc nghiên cứu đề tài này, em khơng biết nói gì hơn ngồi những lời cảm ơn và
lòng biết ơn chân thành và tha thiết nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

giúp đỡ em hoàn thành đề tài này .Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và
các em học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và đặc biệt là cơ Ơng Mai Xn
và các thầy cô hướng dẫn rút kinh nghiệm đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều
kiện cho việc nghiên cứu của em được thuận lợi.


Đây là lần thứ nhất em thực hiện việc nghiên cứu đề tài , do đó đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thầy cơ, để đề tài nghiên cứu
của em được hoàn chỉnh hơn.


Cuối lời em chúc quý thầy cô được dồi giàu sức khoẻ và thành công trên mọi
lĩnh vực đặc biệt là trong công tác giảng dạy.


<i><b>Em xin chân thành cảm ơn!</b></i>



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<b>- Tài liệu bồi dưỡng giảng viên sư phạm và cán bộ chỉ đạo sở GD-ĐT về</b>
<b>chương trình và SGK Tiểu học – 2000 môn Tiếng Việt (Biên tập: Th.S Đào</b>
<b>Ngọc)</b>


<b>- SGK Tiếng Việt 2 tập 1,2 (NXB Giáo Dục)</b>


<b>- Nguyễn Trí. Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới (NXB</b>
<b>Giáo dục. H, 2002)</b>


<b>Sóc Trăng, ngày.... tháng.... năm 2012</b>
<b>Người thực hiện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>

<!--links-->

×