Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.86 KB, 3 trang )
Thời gian và vǎn hoá
Khi một công ty Mỹ gửi fax hỏi giá, họ muốn người nhận trả lời ngay bằng fax hay điện thoại. Nếu
người gửi là người Nhật hay A rập, bạn có thể đủng đỉnh phúc đáp, thậm chí gửi thư trả lời cũng được.
Tùy theo nền vǎn hoá, "ngay lập tức" có thể là một phút, một ngày hay một tuần.
Giáo sư tâm lý Rob Tert Levine kể một chuyện lý thú về sự khác biệt vǎn hoá trong cách nhìn nhận về
thời gian. Ngày đầu tiên sang dạy ở Brazil, ơng có lớp lúc 10 giờ sáng. Từ lúc 9 giờ ông đã thong thả tản
bộ trong khuôn viên trường để đến lớp. Chừng nửa tiếng sau, ông hoảng hồn khi thấy một đồng hồ trong
sân trường chỉ 10 giờ 20. Thấy trễ quá, ông rảo bước nhanh hơn. Đến nơi ông thấy lớp vẫn vắng tanh,
ông hỏi giờ nhiều người, và càng ngạc nhiên khi thấy mỗi người nói mỗi kiểu khác nhau, thậm chí chênh
lệch rất nhiều. Đồng hồ của phòng kế bên còn chỉ 3 giờ 15. Hoá ra sinh viên vẫn còn đủng đỉnh tới lớp
rất muộn. Về sau, ông mới biết đồng hồ của người Brazil thường không chính xác, mà cũng chẳng ai
thèm quan tâm.
Ngược lại, có những nơi như ở Bắc Mỹ, người ta rất ám ảnh về thời gian. Các khoá học về quản lý thời
gian luôn có đông học viên. Đi đâu cũng thấy đồng hồ: trên bàn làm việc, trong phòng học, trong nhà
bếp, phòng ngủ và thậm chí cả nhà vệ sinh, rồi trên cả bút viết, đồ trang sức, trên tivi, radio...
Theo nghiên cứu của Farid Elashmawi và Philip Harris, thời gian xếp thứ trong những giá trị quan trọng
nhất đối với người Mỹ, trong khi nó khơng có mặt trong Top 20 của người Nhật và A rập. Tuy nhiên,
người Nhật và A rập coi trọng chất lượng cao hơn là lợi ích tức thì, và họ kiên nhẫn đợi cho được kết
quả tốt nhất. Khi làm ǎn, người Mỹ đi thẳng vào vấn đề và bất cứ thời gian nào không dành để giải quyết
công việc trước mắt bị xem là lãng phí, và do vậy phí tiền. Ngược lại, ở Nhật hay một số nước châu Âu,
trước khi ký hợp đồng, người ta dành nhiều thời gian để làm quen, tạo mối quan hệ.
Các nhà nghiên cứu vǎn hoá đã đúc kết hai hình ảnh về thời gian. Có người xem thời gian là một đường
thẳng với những sự kiện diễn ra theo trình tự nối tiếp. Trong vǎn hoá trình tự, tập quán là giờ nào việc
đó, bởi vậy lịch làm việc có ý nghĩa rất quan trọng. Người ta rất coi trọng giờ hẹn, và nhất nhất theo
đúng lịch đã chuẩn bị sẵn từ trước. Ví dụ, người Mỹ mới có câu: "Thời gian là tiền bạc", và luôn muốn
giải quyết công việc nhanh chóng và trực tiếp. Có người xem thời gian là một đường tròn gồm những sự
việc mang tính chu kỳ và lặp đi lặp lại. Đây là kiểu tư duy thời gian đồng bộ. Theo đó, người ta có thể
làm nhiều việc cùng một lúc. Lịch làm việc không quan trọng, giờ hẹn không cần chính xác Ví dụ, người
A rập xem hiện tại là sự nối dài của quá khứ, và tương lai tùy thuộc rất nhiều vào ý muốn của thánh
Allah. Họ không coi trọng thời gian theo kim đồng hồ như ở Mỹ, Anh, hay Đức. Khi hẹn gặp, họ thường
đưa ra một quãng thời gian (từ 10 đến 11 giờ chẳng hạn), chứ không phải một thời điểm cụ thể.