Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thời gian và vǎn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.53 KB, 3 trang )

Thời gian và vǎn hóa
Khi một công ty Mỹ gửi fax hỏi giá, họ muốn người nhận trả lời ngay bằng fax hay điện thoại.
Nếu người gửi là người Nhật hay A rập, bạn có thể đủng đỉnh phúc đáp, thậm chí gửi thư trả
lời cũng được. Tùy theo nền vǎn hóa, "ngay lập tức" có thể là một phút, một ngày hay một
tuần.
Giáo sư tâm lý Rob Tert Levine kể một chuyện lý thú về sự khác biệt vǎn hóa trong cách
nhìn nhận về thời gian. Ngày đầu tiên sang dạy ở Brazil, ông có lớp lúc 10 giờ sáng. Từ lúc 9
giờ ông đã thong thả tản bộ trong khuôn viên trường để đến lớp. Chừng nửa tiếng sau, ông
hoảng hồn khi thấy một đồng hồ trong sân trường chỉ 10 giờ 20. Thấy trễ quá, ông rảo bước
nhanh hơn. Đến nơi ông thấy lớp vẫn vắng tanh, ông hỏi giờ nhiều người, và càng ngạc
nhiên khi thấy mỗi người nói mỗi kiểu khác nhau, thậm chí chênh lệch rất nhiều. Đồng hồ
của phòng kế bên còn chỉ 3 giờ 15. Hóa ra sinh viên vẫn còn đủng đỉnh tới lớp rất muộn. Về
sau, ông mới biết đồng hồ của người Brazil thường không chính xác, mà cũng chẳng ai thèm
quan tâm.
Ngược lại, có những nơi như ở Bắc Mỹ, người ta rất ám ảnh về thời gian. Các khóa học về
quản lý thời gian luôn có đông học viên. Đi đâu cũng thấy đồng hồ: trên bàn làm việc, trong
phòng học, trong nhà bếp, phòng ngủ và thậm chí cả nhà vệ sinh, rồi trên cả bút viết, đồ
trang sức, trên tivi, radio...
Theo nghiên cứu của Farid Elashmawi và Philip Harris, thời gian xếp thứ trong những giá trị
quan trọng nhất đối với người Mỹ, trong khi nó không có mặt trong Top 20 của người Nhật
và A rập. Tuy nhiên, người Nhật và A rập coi trọng chất lượng cao hơn là lợi ích tức thì, và
họ kiên nhẫn đợi cho được kết quả tốt nhất. Khi làm ǎn, người Mỹ đi thẳng vào vấn đề và bất
cứ thời gian nào không dành để giải quyết công việc trước mắt bị xem là lãng phí, và do vậy
phí tiền. Ngược lại, ở Nhật hay một số nước châu Âu, trước khi ký hợp đồng, người ta dành
nhiều thời gian để làm quen, tạo mối quan hệ.
Các nhà nghiên cứu vǎn hóa đã đúc kết hai hình ảnh về thời gian. Có người xem thời gian là
một đường thẳng với những sự kiện diễn ra theo trình tự nối tiếp. Trong vǎn hóa trình tự, tập
quán là giờ nào việc đó, bởi vậy lịch làm việc có ý nghĩa rất quan trọng. Người ta rất coi
trọng giờ hẹn, và nhất nhất theo đúng lịch đã chuẩn bị sẵn từ trước. Ví dụ, người Mỹ mới có
câu: "Thời gian là tiền bạc", và luôn muốn giải quyết công việc nhanh chóng và trực tiếp. Có
người xem thời gian là một đường tròn gồm những sự việc mang tính chu kỳ và lặp đi lặp lại.


Đây là kiểu tư duy thời gian đồng bộ. Theo đó, người ta có thể làm nhiều việc cùng một lúc.
Lịch làm việc không quan trọng, giờ hẹn không cần chính xác Ví dụ, người A rập xem hiện
tại là sự nối dài của quá khứ, và tương lai tùy thuộc rất nhiều vào ý muốn của thánh Allah.
Họ không coi trọng thời gian theo kim đồng hồ như ở Mỹ, Anh, hay Đức. Khi hẹn gặp, họ
thường đưa ra một quãng thời gian (từ 10 đến 11 giờ chẳng hạn), chứ không phải một thời
điểm cụ thể.
Cách hoạch định công việc khác biệt đáng kể giữa vǎn hóa trình tự và vǎn hóa đồng bộ.
Trong kiểu hoạch định theo trình tự, chẳng hạn như ở Anh, quan trọng nhất là lập kế hoạch
cho mọi thứ từ đầu đến cuối, và cố gắng làm đúng hạn định. Khi môi trường thay đổi, mọi
thứ phải được tính toán lại từ đầu. Càng vạch ra được nhiều con đường để đạt tới mục tiêu
đó, ta càng dễ thiên biến vạn hóa hơn để ứng phó với những diễn tiến bất ngờ làm tắc
nghẽn một con đường nào đó.
Đối với kiểu hoạch định đồng bộ, chẳng hạn như ở Italia, mục tiêu mới là quan trọng nhất;
càng vạch ra được nhiều con đường để đạt tới mục tiêu đó, ta càng dễ thiên biến vạn hóa
hơn để ứng phó với những diễn tiến bất ngờ làm tắc nghẽn một con đường nào đó.
Những sự kiện thành công lớn như World Cup 1990 ở Italia và Olympics 1992 ở Tây Ban
Nha là ví dụ điển hình của cách tổ chức kiểu đồng bộ. Tại Olympics 1996 ở Atlanta, người
Mỹ với tư duy trình tự dường như gặp nhiều khó khǎn trong việc thích ứng với những cảnh
huống bất ngờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy kiểu hoạch định theo trình tự ít đạt hiệu quả trong
môi trường nhiều biến động. Có nhiều công ty lớn hiện nay đã chuyển sang kiểu hoạch định
theo nhiều kịch bản khác nhau, một biến thể của hoạch định đồng bộ.
Một khía cạnh quan trọng khác của quan niệm về thời gian là định hướng theo quá khứ, hiện
tại hay tương lai. Những vǎn hóa theo định hướng quá khứ hay hiện tại (chẳng hạn như
Pháp) nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử truyền thống, di sản phong phú, và hào quang
xưa. Nhà nghiên cứu và chuyên gia tư vấn vǎn hóa kinh doanh Charles Hampdenturne
(người Anh) kể về một thất bại do không hiểu rõ định hướng thời gian. Tại một lớp học về
quản trị do ông và một đồng nghiệp người Hà Lan dạy cho các nhà doanh nghiệp ở Ethiopia,
học viên liên tục nhắc đến thời hoàng kim xa xưa của nền vǎn minh. Ethiopia, và không chịu
công nhận bất kỳ nguyên tắc quản lý nào không dựa vào quá khứ. Sau đó, các giảng viên
buộc phải nghiên cứu lịch sử Ethiopia rồi áp dụng vào quản trị hiện đại, chẳng hạn như thời

xưa Ethiopia đã làm gì để phát triển thương mại và giúp các thành phố trở nên thịnh vượng.
Những vǎn hóa theo định hướng tương lai (ví như ở Mỹ) coi trọng thành quả hiện tại, và cơ
hội phát triển thành quả đó về lâu về dài. Người Mỹ rất thích theo dõi các bảng xếp hạng
thành tích và dự báo tương lai. Khi thuyết trình, họ cũng thường để ý nhấn mạnh đến triển
vọng kinh doanh tuơng lai. Tuy nhiên, khung thời gian tương lai của họ không dài lắm. Tầm
nhìn tương đối dài hạn của người Nhật khác hẳn so với lối tư duy "theo từng quí" của người
Mỹ. Ví dụ, khi Nhật muốn mua lại Công ty Quản lý công viên quốc gia Yosemite ở Califonia,
trước tiên họ trình cho chính quyền California một kế hoạch kinh doanh cho 250 nǎm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×