Sự xác thực trong việc lãnh đạo
Có một câu chuyện về một nhà điều hành - ông ta tin rằng mình phải có tất cả câu trả lời
cho các câu hỏi. Ông ta nghĩ rằng "Mình là người đứng đầu tổ chức, nếu mình chỉ để lộ ra
bất kỳ sự hạn chế nào, người khác sẽ xem mình là một kẻ không đủ khả năng". Tất nhiên,
ông ta không thể chấp nhận được điều đó.
Thực tế, nhu cầu của ông ta là đúng. Sau đó, ông ta đã mắc
phải một số sai sót và khiến tổ chức của ông ta lâm vào
khủng hoảng. Nhưng rồi, ông ta đã sử dụng chính khủng
hoảng này để phá vỡ các rào cản. Ông đối mặt với nhân
viên, thừa nhận sai lầm và đề nghị giúp đỡ. Đồng nghiệp
của ông ta đã rất bất ngờ, nhưng họ nhiệt tình ủng hộ ông ta
giải quyết khủng hoảng.
Bình luận về kinh nghiệm của mình, ông ta nói rằng: "Tôi nghĩ sức mạnh của tôi đã đúng, nhưng
bây giờ tôi hiểu rằng, sức mạnh của tôi phải được đặt trong thực tế".
Thực ra, lãnh đạo không chỉ đơn giản là những điều chúng ta làm mà nó đến từ bên trong chúng
ta nữa. Lãnh đạo là một quá trình, một sự tự diễn đạt sâu sắc rằng chúng ta là ai. Nó nằm trong
hành động. Ở mức độ sâu nhất, lãnh đạo là sự tự thể hiện xác thực mà tạo ra giá trị.
Các nguyên tắc cốt lõi
Xem việc lãnh đạo từ các quan điểm tất yếu, chúng ta có thể thấy 3 nguyên tắc tất yếu hướng
dẫn chúng ta:
- Chúng ta đáng tin như thế nào?
- Việc tự thể hiện của chúng ta sâu rộng ra sao?
- Chúng ta tạo ra bao nhiêu giá trị?
Nền tảng của việc lãnh đạo là sự xác thật. Chúng ta sẽ làm gì để tự diễn tả xác thật hơn? Hãy
hỏi, việc lãnh đạo của chúng ta đến từ đâu? Hành động của chúng ta bắt nguồn từ sâu thẳm bên
trong chúng ta, hay đến từ một nơi siêu nhiên, có han? Việc lãnh đạo có nảy sinh từ đặc điểm
của chúng ta, sự tất yếu của việc chúng ta là ai? Nó chỉ đến từ cá tính, từ phẩm chất bên ngoài
chúng ta tạo ra để đối mặt với các hoàn cảnh sống?
Các nhà lãnh đạo phải mở rộng khả năng từ việc đơn giản giành được kết quả đến thêm vào các
giá trị. Ví dụ, Jack là một nhà điều hành tài năng, tài năng và sự thông minh của anh ta được thể
hiện trong mọi việc anh ta làm. Giai đoạn đầu của sự nghiệp, các kỹ năng này đã giúp anh ta xuất
sắc trong nhiều phần việc khó khăn và phức tạp. Với những thành tích đó, Jack bắt đầu tin rằng
anh ta có sức ép riêng và tin rằng anh ta là người làm được mọi việc. Dần dần, các mối quan hệ
của anh ta trở nên sa lầy mà anh ta không hiểu tại sao.
Sau đó, với sự giúp đỡ của những nhà tư vấn, Jack đã vạch ra các việc chính trong vòng 2 tuần
bằng việc tập trung vào những người đã làm cho các việc trở nên tích cực. Không lâu sau, anh ta
nhận ra rằng sự liên kết với mọi người đã hỗ trợ cho thành công của anh ta. Anh ta nhận thức
được các sáng kiến mà anh ta có được là do sự đóng góp của những người khác. Anh ta bắt đầu
gắn kết sức mạnh thực sự của cá nhân với sức mạnh tập thể để tăng cường những đóng góp
cho tổ chức.
Một trong những thách thức phát triển quan trọng cho hầu hết các nhà lãnh đạo là di chuyển từ
việc tự thể hiện xác thực tới sự hiệu quả bằng việc áp dụng các sức mạnh cá nhân của họ để tạo
ra giá trị. Một vị chủ tịch của một công ty cho rằng: "Lãnh đạo không phải là ngồi trong văn phòng
và mơ màng về các chiến lược - đó là việc tiếp xúc với tổ chức thông qua sự hiện diện và các
mối quan hệ".
5 tiêu chuẩn cho sự xác thực
Có 5 tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc xây cầu nối giữa các cá nhân cần thiết cho việc lãnh
đạo:
Tiêu chuẩn thứ nhất: Biết rõ mình
Nếu chúng ta muốn hiệu quả hơn với những người khác, chúng ta cần trở nên hiệu quả với
chúng ta trước đã. Thay vì tập trung vào việc tìm đối tác đúng (trong kinh doanh hoặc trong các
mối quan hệ), hãy tìm cách trở thành một đối tác tốt. Cam kết với việc hiểu một cách xác thực về
bản thân. Thực hành những điều mà bạn muốn người khác sẽ trở thành.
Nguyên tắc thứ hai: Lắng nghe một cách xác thực
Lắng nghe xác thực là tập trung vào các nguyên tắc của sự trao đổi tâm lý: để ảnh hưởng đến
người khác, trước tiên chúng ta phải cởi mở với sự ảnh hưởng của họ. Việc lắng nghe xác thực
là sự rộng lượng - lắng nghe với thái độ tìm kiếm đóng góp của người khác.
Việc lắng nghe xác thực tạo ra cương lĩnh cho sự hợp tác thực sự và hiệu quả nhóm. Cởi mở với
sự đánh giá và sự tham dự của các tầm nhìn khác sẽ dẫn đến những hiểu biết có tính cạnh tranh
về các vấn đề và tạo ra nhiều quyết định hiệu quả hơn. Việc lắng nghe xác thực là linh hồn của
sự hợp tác.
Nguyên tắc thứ 3: Diễn tả xác thực
Sự diễn tả xác thực là chủ đề quan tâm cho nhiều nhà lãnh đạo. Có nhiều nhà lãnh đạo sẵn sàng
thừa nhận rằng họ thiếu một số cấp độ của sự chính trực. Có những nhà lãnh đạo luôn chính
trực trong cuộc sống. Sự chính trực nhiều hơn việc chỉ nói ra sự thật. Nó có nghĩa là sự thích hợp
giữa việc chúng ta là ai và chúng ta làm gì. Đó là một mục tiêu và hầu hết chúng ta dành thời gian
trong cuộc đời để đi trên con đường dẫn tới nó. Chúng ta có thường giữ lại điều gì đó mà chúng
ta cảm thấy quan trọng bởi vì chúng ta sợ phải diễn tả nó? Chúng ta có thường diễn tả điều gì đó
một cách nhẹ nhàng hơn thực tế? Chúng ta có thường bảo vệ ai đó khỏi điều chúng ta xem là
một thông điệp cứng nhắc? Chúng ta có thường giả vờ tỏ ra khiêm tốn về nhứng điều mà chúng
ta thực sự tự hào?
Việc diễn tả xác thực là tiếng nói của người lãnh đạo. Chúng ta nói từ các đặc điểm của chúng ta
và nó tạo ra sự tin cậy cũng như sự liên hệ của chúng ta với những người xung quanh. Việc diễn
tả xác thực không phải xác định phong cách trình bày của chúng ta, mà nó còn sâu sắc hơn. Một
số nhà lãnh đạo có thể nói vấp ,nhưng lời nói của họ xuất phát từ trái tim và kinh nghiệm. Bạn
cảm thấy sự thuyết phục và sự liên hệ với việc họ là ai và họ nói gì. Việc diễn tả xác thực là nói
việc nói thẳng những điều mà tạo ra giá trị. Nó là việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc thực với một
thái độ cởi mở.
Nguyên tắc thứ tư: Đánh giá xác thực
Các nhà lãnh đạo có xu hướng làm quá nhiều và đánh giá quá ít. Đánh giá là một trong những
kiểu tự diễn tả. Nó tăng cường mọi người và làm cho mọi người muốn mở rộng mục tiêu và các
giới hạn về nhận thức. Trong khi đó, sự phê bình có thể mang lại kết quả ngắn hạn nhưng
thường không tạo ra các giá trị dài hạn, mà nó chỉ tạo ra sự ám ảnh và không an toàn.
Tiêu chuẩn thứ 5: Phục vụ xác thực
Rốt cuộc, một nhà lãnh đạo không được phán đoán bằng cách ông ta lãnh đạo tốt hay không mà
bằng việc ông ta phục vụ tốt như thế nào. Chúng ta phục vụ cho tổ chức của chúng ta. Chúng ta
phục vụ nhân viên của chúng ta. Chúng ta phục vụ khách hàng của chúng ta. Chúng ta phục vụ
thị trường của chúng ta. Chúng ta phục vụ cộng đồng của chúng ta. Chúng ta phục vụ gia đình
của chúng ta. Chúng ta phục vụ các mối quan hệ của chúng ta.
Là lãnh đạo, chúng ta thừa nhận rằng chúng ta không đơn độc trong các thành tích. Các nhà lãnh
đạo mà duy trì sự liên hệ với 5 tiêu chuẩn trên không chỉ mở rộng hiệu quả lãnh đạo mà còn cải
thiện các lĩnh vực của cuộc sống.
Nguyệt Ánh
Theo winstonbrill