Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng
Nhà đầu tư nên quan sát điều gì khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nói riêng và các công ty
tài chính khác nói chung?
Gần đây, giới đầu tư châu Á đã bắt đầu quan ngại về sự thừa thãi các ngân hàng và hiện nay Việt
Nam cũng không nằm ngoài quan ngại đó. Trên các mặt báo, chúng ta thường đọc những thông
tin về sự ưa chuộng cổ phiếu ngân hàng. Nhưng liệu rằng, nhà đầu tư đã thực sự có khi nào xem
xét những tín hiệu thành công của các cổ phiếu này? Hay chỉ là việc đầu tư mang nặng cảm tính.
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 ngân hàng niêm yết được gọi là có thông tin đầy
đủ, còn các ngân hàng khác hầu như không hay biết. Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu đến nhà
đầu tư những tín hiệu nhận biết sự thành công của các cổ phiếu ngành ngân hàng khi xem xét thế
mạnh kinh tế của công ty hay của ngành.
Những gì nhà đầu tư cần tìm kiếm khi muốn đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng và công ty tài chính
khác? Do toàn bộ hoạt động kinh doanh của chúng - sức mạnh và cơ hội - được xây dựng trên rủi
ro, sẽ là một ý hay khi tập trung vào những tổ chức tài chính được quản lý một cách thận trọng mà
thường xuyên tạo ra những mức lợi nhuận vững chắc nhưng không quá khác thường. Sau đây là
danh sách một số chỉ tiêu để xem xét.
Câu chuyện liên quan đến rủi ro
Cho dù một ngân hàng hoạt động cho vay thương mại hay cho vay tiêu dùng thì trái tim và tâm hồn
của nó tập trung vào vấn đề: quản trị rủi ro. Ngân hàng gặp phải 3 dạng rủi ro: (1) rủi ro tín dụng,
(2) rủi ro thanh khoản và (3) rủi ro lãi suất.
Hiệu quả của ngân hàng chính là kinh doanh rủi ro. Rủi ro tín dụng là phần cốt yếu của việc kinh
doanh cho vay. Nhà đầu tư có thể cảm nhận về chất lượng tín dụng của một ngân hàng bằng cách
xem xét bảng cân đối kế toán, phân loại các khoản cho vay, khuynh hướng của các khoản nợ khó
đòi và tỷ lệ nợ xấu. Những thước đo nói trên mang tính lịch sử, chúng chỉ cho chúng ta biết hiện
ngân hàng đang ở đâu, không có nghĩa là nơi mà nó sẽ đi đến.
Chính nhờ quy mô tài sản khổng lồ của ngân hàng đã giúp kiểm soát rủi ro: (1) sự đa dạng trong
danh mục đầu tư, (2) hệ thống thẩm định tín dụng thận trọng và quản lý tài khoản hiệu quả và (3)
thủ tục thu hồi có hiệu quả.
Một cách đơn giản mà các ngân hàng dùng để kiểm soát rủi ro là phân phối số vốn mà họ vay dàn
trải trên rất nhiều khách hàng, rất nhiều ngành hay nhiều khu vực địa lý. Nói theo cách của ông
trùm dầu khí J. Paul Getty: “Nếu anh vay ngân hàng 100 USD thì đó là vấn đề của anh. Nếu anh
vay ngân hàng 100 triệu USD thì đó là vấn đề của ngân hàng”.
Để kiểm soát rủi ro, ngân hàng có thể hoặc tạo ra sự đa dạng trong các khoản cho vay hoặc mua
và bán các danh mục cho vay. Bằng cách thành lập những danh mục đa dạng, ngân hàng giảm
thiểu rủi ro mà họ phải gánh chịu. Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhà đầu tư khi mua
cổ phiếu ngân hàng là phải nhận biết vấn đề về chất lượng tín dụng.
Do đó, nhà đầu tư nên chú ý kỹ tỷ lệ xóa nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, được coi như là một dấu hiệu cho
thấy khoản nợ xấu phải xóa trong tương lai. Hãy nhìn vào khuynh hướng chứ không chỉ nhìn vào
con số tuyệt đối.
Nguồn vốn vững mạnh
Nguồn vốn mạnh là vấn đề số một để xem xét trước khi đầu tư vào ngân hàng. Nhà đầu tư có thể
nhìn vào một số chỉ tiêu như tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, chỉ số này càng cao càng tốt.
Theo công bố của Morningstar, trong số 20 công ty hàng đầu thế giới có đến 19 công ty thuộc tập
đoàn tài chính - ngân hàng. Quy mô vốn lớn là lợi thế của ngành này. Xét về quy mô vốn thì các
ngân hàng Việt Nam xếp vào số các ngân hàng nhỏ của thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có quá nhiều ngân hàng có quy mô vốn còn nhỏ chưa đạt được tiêu chí cơ
bản về an toàn vốn (theo sbv.org.vn).
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản (ROA)
Những chỉ tiêu này trên thực tế là tiêu chuẩn để đo mức sinh lời của ngân hàng. Nhìn chung, nhà
đầu tư nên tìm kiếm những ngân hàng liên tiếp tạo ra mức ROE cao. Nhà đầu tư cũng nên cẩn
thận với những ngân hàng tạo ra mức lợi nhuận quá thấp cũng như quá cao so với mức trung bình
ngành.
Suy cho cùng, rất nhiều ngân hàng có thể đưa ra con số ROE từ 30% hoặc nhiều hơn bằng cách
phân bổ mức dự phòng nợ khó đòi quá thấp. Hãy nhớ rằng, rất dễ dàng làm gia tăng thu nhập của
một ngân hàng trong ngắn hạn bằng cách dự phòng nợ khó đòi thấp hơn mức cần thiết nhưng
điều này có thể sẽ rất rủi ro trong dài hạn.
Do đó, cũng tốt khi có mức ROA cao. ROA của các ngân hàng hàng đầu ở mức 1,2 đến 1,4%.
Tỷ số hiệu quả
Tỷ số hiệu quả đo lường mức chi phí phi lãi vay hay chi phí hoạt động như là phần trăm của doanh
thu ròng. Tỷ số này cho chúng ta biết được rằng, ngân hàng được điều hành hiệu quả đến mức
nào.
Rất nhiều ngân hàng tốt có tỷ số này dưới mức 55% (càng thấp càng tốt). Hãy tìm kiếm những
ngân hàng với tỷ số hiệu quả như là một bằng chứng cho thấy chi phí đang được kiểm soát tốt.
Tỷ lệ thu nhập lãi ròng
Tỷ số này bằng thu nhập về lãi ròng trên tổng tài sản sinh lợi trung bình. Tỷ số này đo lường mức
sinh lợi từ hoạt động cho vay. Các bạn sẽ thấy, sự đa dạng của tỷ số này phụ thuộc vào loại hình
cho vay mà một ngân hàng đang tiến hành, nhưng thông thường vào khoảng 3 đến 4%.
Hãy để ý đến tỷ số này trong một khoảng thời gian để có được cảm giác về khuynh hướng - nếu tỷ
số này đang gia tăng hãy kiểm tra xem điều gì đang xảy ra với lãi suất (giảm lãi suất thường làm
gia tăng chỉ tiêu này).
Thêm vào đó, kiểm tra danh mục cho vay để xem ngân hàng có mở rộng hoạt động cho vay sang
những hình thức khác không. Ví dụ, các khoản cho vay thông qua thẻ tín dụng thường đem lại
mức lãi suất cao hơn những khoản cho vay cầm cố thông thường, nhưng cho vay thông qua thẻ
tín dụng cũng rủi ro hơn việc cho vay bảo đảm bằng một căn nhà.
Doanh thu vững mạnh
Lịch sử cho thấy, một ngân hàng thành công có thể cung cấp những dịch vụ mới đi kèm với những
dịch vụ truyền thống giúp làm gia tăng thu nhập phi lãi suất cùng với thu nhập có được từ chênh
lệch lãi suất.
Một thực tế hiển nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam có quá ít các dịch vụ tài chính, thu nhập chính
của họ là từ hoạt động truyền thống. Hãy để mắt tới 3 chỉ tiêu chính: (1) tỷ lệ thu nhập lãi ròng, (2)
tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng doanh thu và (3) tốc độ tăng trưởng thu nhập phi lãi.
Chỉ tiêu đầu tiên có mức thay đổi lớn tùy thuộc những yếu tố kinh tế, môi trường lãi suất và khu
vực mà tổ chức tín dụng tập trung cho vay, tốt nhất là so sánh chỉ tiêu này của ngân hàng với
những con số tương tự của các tổ chức tín dụng.
Hãy tin chắc rằng, bạn so sánh những ngân hàng tương tự với nhau và rằng, bạn hiểu được chiến
lược của ngân hàng. Như thường lệ hãy xem xét những con số trong một khoảng thời gian để có
được cảm nhận về khuynh hướng.
Giá trị sổ sách
Bởi vì bảng cân đối kế toán của ngân hàng bao gồm các tài sản tài chính với nhiều mức độ thanh
khoản khác nhau, giá trị sổ sách là một đại diện tốt cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng.
Giả sử tài sản và nợ của ngân hàng gần bằng giá trị được ghi sổ, giá trị của ngân hàng sẽ là giá trị
sổ sách. Đối với bất kỳ phần bù nào cao hơn mức đó, có nghĩa là nhà đầu tư đang trả cho sự tăng
trưởng trong tương lai và những thu nhập vượt mức.
Những chỉ tiêu trên nên dùng như là điểm khởi đầu cho việc tìm kiếm những cổ phiếu ngân hàng
tốt. Nhìn chung, cách bảo vệ tốt nhất cho nhà đầu tư chọn cổ phiếu của ngành dịch vụ tài chính,
trong đó có ngân hàng là tính kiên nhẫn và một giác quan hoài nghi tốt. Hãy lập danh mục các
ngân hàng trông có vẻ hứa hẹn và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của họ trong một thời gian. Hãy
cảm nhận loại hình cho vay mà các ngân hàng này tiến hành, cách thức kiểm soát rủi ro, chất
lượng quản trị và khối lượng vốn chủ sở hữu mà ngân hàng đang nắm giữ.
Admin (Theo
Đầu tư
)