Giới thiệu chi phí
Sau khi vượt qua điểm hoà vốn, doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên
càng lớn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi số lượng sản phẩm bán ra càng
tăng...
Đơn vị chi phí: để đo lường các nguồn lực tiêu hao khi thực hiện một hoạt động, người ta đưa
ra khái niệm kích tố chi phí (cost driver). Một số ví dụ về kích tố chi phí:
- Tiền công: giờ công
- Năng lượng: số Kw tiêu thụ
- Quảng cáo: số lần quảng cáo
- Vân chuyển: số Kg hàng hóa.
- Lương nhân viên tiếp thị: giá trị hàng bán được.
Phân loại chi phí:
- Chi phí biến đổi (variable cost): chi phí thay đổi với tỷ lệ trực tiếp đối với thay đổi số lượng đơn
vị chi phí.
- Chi phí cố định (fixed cost): chi phí không bị ảnh hưởng tức thì khi thay đổi số lượng đơn vị chi
phí.
Ví dụ, nếu coi số lượng sản phẩm là đơn vị chi phí, nếu tăng số lượng sản phẩm lên 10%, chi phí
biến đổi sẽ tăng cùng tỷ lệ 10% còn chi phí cố định không thay đổi. Như vậy, tỷ lệ tổng chi phí sẽ
thay đổi kéo theo tỷ lệ chi phí cố định trong mỗi sản phẩm sẽ giảm đi.
Mức thay đổi chi phí hợp lý (relevant range):
- Tỷ lệ chi phí cố định giảm trong mỗi sản phẩm khi số lượng sản phẩm tăng. Tuy nhiên, mọi dây
truyền sản xuất chỉ đạt được đến một mức sản lượng nhất định, muốn đạt được sản lượng trên
mức này, doanh nghiệp cần đầu tư vào một dây truyền sản xuất khác hoặc cải tiến nâng cấp dây
truyền hiện có.
- Mức thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi
phí và đơn vị chi phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi.
- Mức thay đổi chi phí hợp lý cũng có thể áp dụng cho chi phí biến đổi vì khi sản lượng thay đổi
tới một mức nào đó, tỷ lệ chi phí biến đổi cũng sẽ thay đổi.
Phân tích chi phí - số lượng - lợi nhuận (CVP): đây là hình thức nghiên cứu tác động của số
lượng sản phẩm đầu ra với doanh số, chi phí và thu nhập ròng nhằm kiểm soát chi phí.
- Điểm hòa vốn (break-even point): là mức bán hàng mà tại đó doanh thu bằng chi phí và thu
nhập ròng bằng 0. Mức bán hàng cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận ròng. Sử dụng điểm sinh lãi, người
quản lý có thể xác định được biên độ an toàn = số lượng bán dự tính - số lượng bán tại điểm
sinh lãi. Biên độ này cho biết khả năng giảm lượng bán tới đâu để không thể bị lỗ.
- Thu nhập biên (marginal income): mỗi sản phẩm bán ra sau khi trừ đi chi phí biến đổi trên mỗi
đơn vị sản phẩm cho một thu nhập biên. Có thể thấy là tại điểm hoàn vốn, thu nhập biên = chi phí
cố định. Từ đó có thể tính số sản phẩm cần bán để đạt đến điểm hoàn vốn = tổng chi phí cố định
: thu nhập biên của mỗi sản phẩm. Thu nhập biên này được coi là đóng góp của mỗi sản phẩm
vào chi phí cố định và thu nhập, vì sau điểm hoàn vốn, cứ mỗi sản phẩm lại đóng góp thêm một
giá trị bằng giá bán - chi phí biến đổi.
- Phương trình: Doanh thu - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định = Thu nhập ròng. Với doanh thu =
đơn giá x số lượng bán; chi phí biến đổi = chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm x số lượng
bán.
- Có thể thấy thu nhập biên là dạng rút gọn của phương trình. Điểm sinh lãi thay đổi khi chi phí cố
định thay đổi và dịch chuyển khi chi phí biến đổi thay đổi.
- Lợi nhuận mục tiêu: có thể sử dụng mô hình CVP tính doanh thu (hay số sản phẩm bán) cần
thiết để đạt được một mức lợi nhuận mục tiêu. Số sản phầm cần bán = (chi phí cố định + lợi
nhuận mục tiêu) : thu nhập biên mỗi sản phẩm.
Cơ cấu chi phí hợp lý:
Doanh nghiệp thường tìm cơ cấu chi phí có lợi nhất. Ví dụ: mua một máy tự động làm tăng chi
phí cố định nhưng lại giảm được chi phí nhân công. Thuê một nhân viên bán hàng hưởng theo
phần trăm sản phẩm bán được sẽ giảm chi phí cố định so với thuê một nhân viên hưởng lương
tháng.
Các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo thường có tỷ lệ thu nhập biên lớn so với doanh thu
(thuốc lá, hàng không, mỹ phẩm...), và ngược lại, các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên nhỏ so
với doanh thu, thường ít chi cho quảng cáo hơn (máy công nghiệp...).
Có một kết luận rút ra: sau khi vượt qua điểm hoà vốn, doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập
biên càng lớn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi số lượng sản phẩm bán ra càng tăng.
Đòn bẩy hoạt động: tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Doanh nghiệp với chi phí cố định lớn và chi phí biến đổi nhỏ sẽ có thay đổi lợi nhuận lớn khi
doanh số thay đổi dù ở mức nhỏ.
- Doanh nghiệp với chi phí cố định nhỏ và chi phí biến đổi lớn sẽ có lợi nhuận ít bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi của doanh số.
Như vậy với mức đòn bẩy lớn, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn một rủi
ro lớn vì phụ thuộc nhiều vào doanh số bán ra.
Hoạt động tạo phí tuyến tính (còn gọi là sự vận hành của chi phí): hoạt động có thể biểu diễn
bằng một đường thẳng vì chi phí được giả định hoặc cố định hoặc biến đổi. Như đã nêu, mức
thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi phí và
đơn vị tính phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi. Nhà quản lý thường
xác định các mức thay đổi dựa trên kinh nghiệm về các mức độ khác nhau của hoạt động và chi
phí.
Kích tố chi phí:
- Kích tố chi phí theo số lượng: các chi phí trong trường hợp này dễ nhận biết dựa trên số lượng
thành phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: số lượng bản in quyết định chi phí nhân công, giấy, mực và đóng
sách.
- Kích tố chi phí phức hợp: các chi phí trong trường hợp này rất khó nhận biết theo số lượng do
được tạo ra từ các hoạt động không liên quan trực tiếp tới số lượng thành phẩm và thường có
nhiều kích tố chi phí. Ví dụ: lương và tiền công của biên tập viên. Nhân viên này hoạt động với
nhiều đầu sách khác nhau nên rất khó xác định tỷ lệ chi phí trong từng đầu sách.
Chi phí phân mức (step-cost): những chi phí thay đổi giữa các phạm vi hoạt động (mức thay
đổi chi phí) mà nguồn lực và chi phí ở một mức không thể chia nhỏ.
- Nếu mức chi phí này tương đối lớn và ứng với một phạm vi hoạt động rộng và đặc trưng, chi
phí được coi là chi phí cố định trong khoảng hoạt động đó.
- Nếu mức chi phí khá nhỏ ứng với phạm vi hoạt động hẹp, chi phí thường được coi là chi phí
biến đổi.
Chi phí hỗn hợp (mixed cost):
Những chi phí bao gồm cả các yếu tố cố định và biến đổi, thường bao hàm một phạm vi hoạt
động nhất định với một mức chi phí cố định. Nói cách khác chi phí này chỉ có một mức thay đổi
chi phí hợp lý và một mức chi phí cố định. Chi phí biến đổi lúc này chỉ biến đổi theo tỷ lệ với hoạt
động trong mức thay đổi chi phí hợp lý.
Ví dụ: trong một bệnh viện, chi phí cố định cho nhân viên và dụng cụ vệ sinh khoảng 100 triệu
đồng / 1 tháng. Thêm vào đó, chi phí sửa chữa và lau rửa biến đổi thêm 50 ngàn đồng / 1 bệnh
nhân được đưa tới bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện có thể lên dự trù như sau:
- Giả sử bệnh viện ước tính vào tháng sau sẽ nhận 1 ngàn bệnh nhân / 1 ngày. Chí phí vệ sinh
ước tính sẽ là:
100 triệu đồng chi phí cố định + 50 ngàn đồng x 1 ngàn bệnh nhân = 150 triệu đồng.
- Giả sử đến tháng sau bệnh viện nhận đủ 1 ngàn bệnh nhân nhưng chi phí vệ sinh thực tế lên
tới 180 triệu đồng. Giám đốc bệnh viên sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản 30 triệu chi trội
so với dự toán. (Có thể xem xét lại cơ cấu chi phí cố định hoặc thay thế phương tiện vệ sinh tự
động giảm thiểu khoản phải trả thêm ngoài giờ cho lao động...).
Hàm chi phí đơn giản:
Y = tổng chi phí
F = tổng chi phí cố định
V = chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị tính phí
X = số lượng kích tố chi phí
ta có: Y = F + VX
lấy ví dụ trên: Y = 100.000.000 + 50.000X
Hàm chí phí hỗn hợp này có dạng đường thẳng, còn gọi là hàm chi phí tuyến tính.
Bản quyền 2006 | www.kiemtoan.com.vn
Theo Giấy phép sử dụng tài liệu công cộng Viet Management Group (VMPDL).
Admin (Theo
www.vietmanagement.com