Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm du lịch mà anh chị khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.82 KB, 34 trang )

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: MARKETING DU LỊCH

ĐỀ TÀI
Lập kế hoạch marketing tổng thể cho sản phẩm du lịch
mà nhóm dự định khởi nghiệp

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, vấn
đề cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng mà quan trọng hơn nhiều
là làm sao để tâm trí khách hàng hướng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đó
địi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng trên tất cả các phương diện, để có thể
đứng vững và chiếm lĩnh được thị trường. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm dịch vụ nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, chất lượng dịch
vụ luôn là yếu tố quan trọng phải được đặt lên hàng đầu.
Năm 2020 vừa qua là một năm đầy biến động và khó khăn đối với nền kinh tế Việt
Nam, dịch Covid–19 kéo dài đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Năm
2021 đã trôi qua được 5 tháng, nền kinh tế đang trên đà khôi phục, du lịch – một trong
những ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia – đang được đẩy mạnh phát triển, tiếp
diễn những thành công trong những năm trước. Trước tình hình ấy, doanh nghiệp phải
có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động hơn trong khi bước đầu gia
nhập ngành, từ đó tạo nên sự khác biệt và chất lượng vượt trội trong dịch vụ của mình,
thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, sau khi đã nghiên cứu và khảo


sát kỹ lưỡng thị trường, chúng tôi quyết định tiến hành xây dựng kế hoạch marketing
cho dự án phát triển công ty kinh doanh du lịch Vtour, với sản phẩm du lịch hướng đến
là “du lịch trải nghiệm ở vùng núi Tây Bắc”.

3


CHƯƠNG 1: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1. Ý tưởng về sản phẩm du lịch
Việt Nam ta tự hào là một đất nước đậm đà bản sắc với 54 dân tộc anh em cùng
chung sống hòa thuận. Đặc biệt, mỗi dân tộc đồng bào ta lại có những nét văn hóa riêng
từ cách ăn, ở, đi lại cho đến văn hóa trang phục, đời sống nghệ thuật và ngơn ngữ.
Chính những những nét đẹp bản sắc và lòng hiếu khách của bộ phận các dân tộc đã hình
thành nên loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thay vì du
lịch mua sắm, tham quan ngắm cảnh hay chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm đã quá phổ biến và
được thương mại hóa, nhóm tập trung vào phân khúc khách du lịch thích được lắng
nghe và chia sẻ những câu chuyện về nơi mà mình đặt chân tới được thể hiện từ chính
nét đẹp văn hóa, phẩm chất con người và những điều thú vị trong cuộc sống nơi đây.

Kinh tế ngày một hiện đại và phát triển, các địa điểm du lịch ngày nay dường như đã
bị cơng nghiệp hóa và thương mại hóa. Con người sống nhanh hơn, tập trung vào việc
mua sắm và trải nghiệm các sản phẩm tiến bộ mà thiếu đi việc trải nghiệm sâu và ý
nghĩa với những nét đẹp văn hóa, con người dân tộc Việt Nam. Nhóm đã đề xuất loại
hình du lịch trải nghiệm văn hóa cuộc sống người dân tộc giúp khách du lịch thích thú
với vẻ đẹp thiên nhiên bình dị và những người dân thổ địa thân thiện, hiếu khách cùng
những trải nghiệm mới, những thói quen mới và những cảm xúc mới với cuộc sống các
tỉnh dân tộc vùng núi phía Bắc.

4



Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông,
Dao, Hoa,… với không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc cịn lưu giữ
ngun vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội,
trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ cũng như trong ứng xử cộng đồng, kiến
trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Các dịch vụ trải nghiệm sẽ được tích hợp trong tour du
lịch giúp khách hàng trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa sâu sắc và ý nghĩa
nhất trong thời gian tham gia. Tại đây, du khách vừa có thể hịa mình vào văn hóa địa
phương, vừa có thể nghỉ ngơi thư giãn, có thể nói đây là trải nghiệm chưa từng có ở
những tour du lịch thịnh hành trước nay.
Ngoài ra, du lịch đến vùng núi Tây Bắc vừa giúp tạo thu nhập cho đồng bào dân tộc
trong bản, vừa giúp tuyên truyền văn hóa và phong tục độc đáo của người Việt khi đích
thân người dân có thể hướng dẫn cho khách du lịch trải nghiệm các thói quen của họ, từ
đó tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người với người, không chỉ là giữa 54 dân tộc anh em
mà còn giữa khách du lịch và người dân ở nơi mà họ đến.
Ý tưởng tour du lịch xoay quanh những dịch vụ hoạt động du lịch văn hóa trải
nghiệm bao gồm:
• Tham quan các địa điểm nổi tiếng của vùng Tây Bắc như: Mai Châu, Sa Pa, Mộc
Châu, Mù Cang Chải, Hịa Bình…
• Thưởng thức các món ăn là đặc sản của riêng vùng núi Tây Bắc như: rượu cần,
thịt trâu gác bếp, cơm lam, thắng cố,…
• Tham gia các lễ hội truyền thống, các trị chơi, hoạt động, chương trình văn hóa
văn nghệ theo phong tục tập quán của vùng tùy theo từng thời điểm trong năm
như: Hội Hoa Ban, dạo chơi chợ tình, nhảy sạp,…
• Trải nghiệm các hoạt động lao động tăng gia sản xuất cùng với người dân vùng
cao như: dệt vải, trồng trọt, thu hoạch hoa màu, ủ rượu,…
• Tham quan các di tích lịch sử là nhân chứng của một thời Việt Nam hào hùng
kháng chiến như: chiến khu Pác Bó, đèo Pha Đin, đồi C1, ATK Định Hóa…
Trong q trình du khách tham quan, hướng dẫn viên của Vtour sẽ thuyết minh
tường tận và trung thực về câu chuyện thời chiến của từng địa điểm.

1.2. Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh kinh doanh
Tầm nhìn chiến lược của chúng tôi là: “Vtour mong muốn trở thành người bạn đồng
hành của quý hành khách trên cuộc hành trình khám phá những miền đất mới và trở
thành gương mặt thân quen mỗi khi quý hành khách có nhu cầu trải nghiệm cuộc sống.”
5


Sứ mệnh kinh doanh của chúng tôi là: “Với quý khách hàng, chúng tôi đem tới trải
nghiệm về cuộc sống vùng cao dân dã, chân chất, mới lạ, hài hòa. Với quốc gia, chúng
tôi cùng đồng hành phát triển kinh tế, nâng cao giá trị văn hóa và giữ gìn những bản sắc
dân tộc độc đáo của vùng cao.”
1.3. Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch
Du lịch trải nghiệm là một mơ hình hoạt động khơng q mới mẻ hay xa lạ, trên thị
trường hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp khai thác khía cạnh du lịch này. Song, hiện
chưa có một đơn vị nào thật sự thành cơng với mơ hình du lịch trải nghiệm đến các
vùng sâu, vùng xa. Có chăng cũng chỉ là một số hoạt động nhỏ lẻ, khơng chun sâu
hay đã cơng nghiệp hóa quá nhiều.
Mục tiêu sâu xa nhất của chúng tôi khi quyết định khởi nghiệp là:
• Bảo tồn các giá trị văn hóa: Tơn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử,
bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng
dân cư địa phương tại các điểm du lịch. Bảo toàn nguyên vẹn nét đẹp văn hóa và
lối sống trong từng hộ dân tham gia mơ hình của Vtour, khơng đưa cơng nghiệp
hóa đi q sâu vào đời sống người dân.
• Hiệu quả kinh tế: Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động và tính cạnh tranh của
Startup. Sự kết hợp bền vững giữa doanh nghiệp và người dân để các điểm du
lịch phát triển và đạt lợi nhuận tốt nhất, lâu dài nhất. Vtour đặt mục tiêu tăng dần
phần trăm thị phần theo từng năm, ước tính thị phần đạt được ở năm thứ 5 hoạt
động là 25% và năm thứ 10 là 30%.
Ngồi ra, Vtour cịn hướng tới những mục tiêu nhỏ, thiết thực nhất trong thời gian
gần:



Phát triển cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát
triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch trải nghiệm,
bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương. Tạo ra
việc làm và nâng cao mức thu nhập: Tăng cường số lượng và chất lượng việc
làm tại địa phương.



Bảo vệ tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thơn
cũng như thành thị, tránh để mơi trường xuống cấp.



Trải nghiệm thực tế cho khách du lịch: Khách du lịch sẽ được cảm nhận và hịa
mình vào cuộc sống của người dân địa phương.
6


Chúng tơi với hình thức là một Startup trẻ đề ra mục tiêu ngắn hạn là:


Đạt được 10% thị trường khách du lịch nội địa gồm du khách là người Việt Nam
và khách Inbound trong năm đầu tiên hoạt động.



Sau khi Startup đi vào hoạt động và đã có cho mình kinh nghiệm hoạt động,
cũng như hồn thiện tối ưu nhất quy trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tìm

kiếm thị trường mới là khách du lịch Outbound. Chúng tôi dự tính nghiên cứu về
tập khách du lịch outbound bắt đầu từ năm thứ 2 hoạt động, tìm hiểu đầy đủ
thông tin về tập khách hàng này, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai các hoạt động
tiếp cận, thu hút và chấp nhận đầu tư khơng có lãi hoặc chịu lỗ để thử nghiệm
cung cấp dịch vụ sẵn có cho tập khách hàng mới.

1.4. Mơi trường và tính khả thi
1.4.1. Mơi trường marketing
a. Mơi trường bên trong


Con người: Là cơng ty trong thời đại mới, đội ngũ nhân viên của Vtour trẻ trung,
năng động, có nhiều kĩ năng chun mơn, song quan trọng nhất là họ đều có hiểu
biết sâu rộng về những nét đặc trung của vùng núi phía Bắc.



Tài chính: Vtour hướng đến tập khách hàng có mức thu nhập vừa và cao, việc
phát triển tour du lịch trọn gói với dịch vụ hồn chỉnh cũng địi hỏi chi phí khá
nhiều; vì vậy ngay từ đầu chúng tơi đã phải chứng minh mình có nguồn lực tài
chính dồi dào mới có khả năng thực hiện dự án. Cụ thể, chúng tơi có 7 tỷ VND
vốn đầu tư, trong đó gồm 5 tỷ VND từ các thành viên của công ty và 2 tỷ VND
vay từ BIDV và TP Bank là 2 ngân hàng hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp đối với các
doanh nghiệp khởi nghiệp.



Sản phẩm: Vtour chuyên cung cấp các chuyến du lịch, tham quan, trải nghiệm,
nghỉ dưỡng tại vùng núi Tây Bắc.




Thị trường: Thị trường du lịch là một trong những thị trường vừa mang lại lợi
nhuận cao vừa có tính cạnh tranh cao.

b. Mơi trường vĩ mơ


Nhân khẩu học: Nước ta có tỷ lệ dân số cao với khu vực thành thị chiếm 29,6%
dân số cả nước. Với tỷ lệ này doanh nghiệp sẽ hướng đến tập khách hàng ở thành

7


thị để mời chào sản phẩm bởi người thành thị thường ít có cơ hội được tiếp xúc
với văn hóa và cuộc sống của vùng núi, vùng quê.


Nền kinh tế: Đại dịch covid 19 vừa qua là sự tổn thất cho nền kinh tế Việt Nam
nói chung và ngành du lịch nói riêng, rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản trong
năm 2020. Đây là một đe dọa đối với những doanh nghiệp muốn khởi nghiệp
trong hoàn cảnh này như Vtour. Song, nhà nước đang khuyến khích thúc đẩy du
lịch nội địa để dần cải thiện lại tình trạng du lịch và nền kinh tế quốc gia, vì vậy
có thể coi đây là bước đệm để chúng tôi rút kinh nghiệm và tiến tới, song vẫn
cần có những định hướng phát triển rõ ràng.



Cơng nghệ: Trong thời đại 4.0, Việt Nam đang từng bước phát triển công nghệ để
bắt kịp xu hướng tồn cầu. Để có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng

trong nước và cả bạn bè quốc tế, Vtour cần tận dụng sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, để tạo ra các ứng dụng với mục đích đưa sản phẩm chả mình tiếp cận
với khách hàng một cách dễ dàng.



Pháp luật – chính trị: Việt Nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống
luật pháp chặt chẽ nhưng không áp bức, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường
đầu tư và phát triển.



Văn hóa – xã hội: Nước ta là đất nước có nhiều phong tục tập quán cũng như
mang nhiều nét văn hóa đặc sắc. Mỗi vùng miền sẽ có một nền văn hóa riêng.
Đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc nơi tập trung nhiều dân tộc khác nhau sẽ có
các phong tục độc đáo, mới mẻ và ít ai biết tới, đây sẽ là một lợi thế để Vtour
đầu tư và phát triển vào loại hình du lịch trải nghiệm.

c. Mơi trường vi mơ


Trung gian phân phối: Thơng qua ban marketing để tìm kiếm những cơng tác
viên bán sản phẩm cho doanh nghiệp.



Khách hàng: Hiện tại, Vtour nhắm tới tập khách hàng có thu nhập trung bình trở
lên, muốn tham gia những trải nghiệm văn hóa đời thực và trau dồi vốn sống
trước. Sau này khi tình hình dịch bệnh dần cải thiện hơn sẽ mở rộng tập khách
hàng mục tiêu ra cả khách nước ngoài và khách vãng lai đến Việt Nam du lịch.

Đối tượng khách hàng này có khả năng chi trả cao, có thời gian để đầu tư những
trải nghiệm và vốn sống thật cho chuyến nghỉ dưỡng chứ không chỉ đi cưỡi ngựa
xem hoa.

8




Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường ngành du lịch Việt Nam có rất
nhiều cơng ty cũng cung cấp các dịch vụ du lịch vùng quê và vùng núi, tiêu biểu
phải kể đến Vietmountain Travel; Viet Expert Travel; Asia Journey Travel; Way
to Vietnam Travel,… Đây đều là các doanh nghiệp vốn đã rất có tiếng trong
ngành du lịch Việt Nam

1.4.2. Địa bàn và cộng đồng


Địa bàn: Địa điểm du lịch bao gồm những bản làng ở vùng núi Tây Bắc, cụ thể
là Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng – nơi có đồng bào dân tộc sinh
sống. Nơi đây mang vẻ đẹp tự nhiên mà đất trời ban tặng, khí hậu độc đáo và
thiên nhiên hoang sơ, có thể đem đến những trải nghiệm mới lạ. Ngồi ra, những
nét đẹp sinh hoạt, tập tục truyền thống, các lễ hội, ẩm thực và âm nhạc là những
yếu tố cốt lõi tạo nên sản phẩm du lịch trải nghiệm khu vực miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh đó chi phí chi trả cho các dịch vụ và đất đai cũng không quá cao, tạo
thuận cho Vtour đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.



Cộng đồng: Đồng bào người dân tộc sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc hầu hết

là những người thân thiện, thật thà và hiếu khách. Một số người cịn có vốn
ngoại ngữ bồi khá tốt do họ sống ở các vùng biên giới tiếp giáp, điều này sẽ làm
tăng sự thích thú cho du khách khi đến đây.

1.5. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu:
Ngày nay, du lịch trải nghiệm ngày càng trở nên phổ biến với lượng khách sử dụng
dịch vụ đơng đảo bởi loại hình này là một nét đặc biệt của du lịch, du khách có thể trực
tiếp khám phá và trải nghiệm những vùng đất mới, con người mới. Vì thế, đây vẫn là
một thị trường màu mỡ có thể khai thác mạnh mẽ. Tập khách hàng mà du lịch trải
nghiệm Vtour hướng đến vô cùng rộng rãi, phong phú. Đối với chúng tôi – Startup với
dịch vụ du lịch trải nghiệm đời sống của người dân vùng cao có định hướng phân đoạn
thị trường theo nhân khẩu học, hành vi và mục đích chuyến đi.
Những đoạn thị trường được chúng tơi định hình bao gồm như sau:


Phân đoạn theo địa lý: du khách nội địa, du khách quốc tế.



Phân đoạn theo nhân khẩu học (độ tuổi):
o

Học sinh, sinh viên và người dưới 35 tuổi: Đối tượng khách hàng trẻ tuổi,
ưa thích việc trải nghiệm và khám phá cái mới, tính cách thường năng
động và dễ hòa nhập.

9


o




Khách hàng từ 35 – 50 tuổi: Là những người đã có gia đình hoặc đã có
cơng việc ổn định. Họ có nhu cầu tìm kiếm những điều mới lạ trong cuộc
sống, những điều mà trước đây họ chưa được khám phá, song song với
đó, họ muốn cùng các thành viên trong gia đình trải nghiệm một cuộc
sống dân dã, khác lạ với cuộc sống thành thị thông thường.

Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi: Tập trung vào những du khách
có mục đích: đi để trải nghiệm, đi để khám phá vùng đất mới, con người mới.

Hiện tại, Startup chuẩn bị đi vào hoạt động nên sẽ định hướng lựa chọn thị trường du
khách nội địa với độ tuổi từ 18-35 ưa thích những điều mới lạ, trải nghiệm thú vị trong
cuộc sống.

10


CHƯƠNG 2: CÁC QUYẾT ĐỊNH MARKETING MIX
2.1. Chính sách sản phẩm & sản phẩm trọn gói
2.1.1. Chính sách sản phẩm:
a. Xác định danh mục sản phẩm:


Chiều rộng: gồm các chương trình du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; hoạt động
vận chuyển khách, dịch vụ vui chơi giải trí.




Chiều dài: trải nghiệm văn hóa (phong tục tập quán, lễ hội văn hóa, các món ăn
địa phương…); trải nghiệm đời sống người dân (hát ca dao dân ca, các bài hát
mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc); tham quan các địa điểm nổi tiếng của
vùng núi.



Chiều sâu: Đối với các chương trình du lịch bên trên, sẽ chia làm du lịch dành
cho lứa tuổi: Du lịch dành cho học sinh sinh viên của các trường THPT và đại
học; Du lịch dành cho người đã có cơng việc hoặc đã lập gia đình

b. Các quyết định về sản phẩm


Quyết định về dịch vụ cơ bản: dịch vụ vận chuyển (có 2 chính sách bao gồm vận
chuyển khách hàng từ địa chỉ nơi ở tới Tây Bắc và trong quá trình trải nghiệm
Tây Bắc hoặc chỉ trong quá trình trải nghiệm ở Tây Bắc), dịch vụ lưu trú, dịch vụ
ăn uống, tham quan.



Quyết định về các dịch vụ bổ sung: nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thuê xe, thuê trại,
bán đồ lưu niệm,… Đây là những dịch vụ bổ sung đi kèm nhằm phục vụ tốt nhất
nhu cầu của khách. Trong quá trình tham quan cũng như quá trình vận chuyển,
lưu trú có thể kết hợp các hoạt động trị chơi nhằm tăng sự phấn khởi, độ yêu
thích đối với tour du lịch của doanh nghiệp.

c. Phát triển sản phẩm mới:
Do nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi và cạnh tranh trên thị trường ngày
càng gay gắt, mỗi sản phẩm đều có chu kì đời sống riêng, khi một sản phẩm chín muồi

và suy thối thì doanh nghiệp cần phải đưa ra sản phẩm mới thay thế nhằm đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh liên tục hoặc cần cải tiến sản phẩm, thay đổi sản phẩm du lịch
sao cho phù hợp với từng vùng hay phù hợp với từng mùa.

11


Theo đó, khi sản phẩm “du lịch trải nghiệm văn hóa ở vùng núi” hiện tại của doanh
nghiệp bước vào giai đoạn bão hịa, chúng tơi sẽ phát triển một loại hình du lịch mới. Ý
tưởng từ sản phẩm mới này sẽ đến từ chính các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ qua
các phương thức thu thập thông tin, từ đó đưa ra các quyết định về đổi mới, cải tiến sản
phẩm hoặc phát triển một loại hình sản phẩm du lịch mới. Các câu hỏi cần được đưa
vào cân nhắc là: Khi nào tung sản phẩm du lịch mới vào thị trường? Sản phẩm mới
được tung ra ở đâu? Chủ yếu hướng tới khách hàng nào? Cần xác định các phối thức
marketing như thế nào?
2.1.2. Sản phẩm trọn gói:
a. Sản phẩm trọn gói theo điểm xuất phát tour:
Các chương trình du lịch trải nghiệm vùng nơng thơn, vùng núi được phân chia cụ
thể, rõ ràng thành từng gói, từng chương trình như: tour trải nghiệm trọn gói tính từ
điểm đến, tour trải nghiệm trọn gói tính từ điểm khởi hành. Trong đó, tour du lịch trọn
gói tính từ điểm đến là tính tại điểm du khách muốn đến tham quan, với tour này giá
tour sẽ không bao gồm vé tàu xe, hay vé máy bay.
Du khách có thể nhận biết bằng nhìn vào tên tour như: tour trải nghiệm trọn gói, tour
hàng ngày,… Cịn với tour du lịch trọn gói tính từ điểm khởi hành là tính tại tour bạn
bắt đầu khởi hành chuyến đi của mình
b. Sản phẩm trọn gói phân theo thời gian:
Với các chùm tour du lịch trải nghiệm trọn gói tính theo ngày là những chương trình
du lịch tính theo số ngày du khách muốn đi tham quan có thể là 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày
hoặc thậm chí có thể là thời gian dài hơn theo nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng nhu
cầu này, Vtour đề xuất các tour được tính theo ngày với nhiều lịch trình tham khảo như:

tour du lịch trọn gói 2 ngày 1 đêm, tour du lịch trọn gói 3 ngày 2 đêm, tour du lịch 4
ngày 3 đêm,…
Chính sách tạo sản phẩm trọn gói cho du khách khi tham gia Du lịch trải nghiệm văn
hóa, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khách hoàn thiện các thủ tục cần thiết khi người nước ngoài
đến du lịch tại Việt Nam theo tour đã đăng ký của công ty. Đi theo tour của doanh
nghiệp, du khách được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của các địa phương;
trải nghiệm văn hóa cộng đồng, khám phá nét đẹp văn hóa con người khi cùng tham gia
lao động với người dân (trồng lúa nước, dệt vải, lễ hội, những điệu múa đặc trưng…).
Khách sẽ nghỉ đêm tại homestay (do doanh nghiệp và người dân kết hợp thiết kế),
thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn đặc sản của địa phương và hịa mình vào nhịp
sống của người bản địa. Sau khi kết thúc chuyến đi, công ty sẽ phát những phiếu khảo
sát để du khách chia sẻ trải nghiệm, nêu lên những ý kiến hài lịng hay khơng hài lịng
12


về các dịch vụ công ty cung cấp; đây là nguồn tư liệu để các nhà nghiên cứu của công ty
nỗ lực hồn thiện và phát triển mình với mong muốn sẽ đem lại những trải nghiệm tốt
hơn cho du khách trong tương lai.
2.2. Chính sách giá
Giá cho mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp đặt ra sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau và
nó sẽ tác động đến các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Trong marketing mix, giá
là yếu tố linh hoạt nhất bởi nó có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Mục tiêu của
chính sách giá là có thể định giá dịch vụ du lịch phù hợp và giúp doanh nghiệp có lợi
nhuận tối đa. Chiến lược giá mà công ty sử dụng là chiến lược giá trị cao với chất lượng
sản phẩm cao và giá trung bình.
2.2.1. Mục tiêu định giá
Mục tiêu của việc định giá cho dịch vụ của Vtour là tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu
dẫn đầu về chất lượng. Sở dĩ chúng tôi đề xuất mục tiêu như vậy là bởi chúng tơi nhìn
thấy sự phát triển tiềm năng từ nhu cầu hiện tại cho loại hình du lịch trải nghiệm. Lượng
khách sử dụng dịch vụ đông đảo và mức giá ở tầm cao sẽ giúp cho Vtour tạo ra hình

ảnh có chất lượng cao hơn. Chúng tơi mong muốn trở thành người đẫn dầu về chất
lượng sản phẩm, đồng thời cũng mong muốn sử dụng cặp chất lượng – giá cả để gây
ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng.
2.2.2. Định giá sản phẩm
Sau khi nghiên cứu và khảo sát thị trường, Vtour quyết định thực hiện chính sách
định giá theo cách cộng lời vào chi phí và định giá trọn gói, mức lãi dự kiến sẽ dựa vào
doanh số bán.
Chi phí biến đổi cho 1 khách hàng dự kiến là 440.000 VND, chi phí cố định dự kiến
là 7 tỷ VND. Chúng tôi dự kiến số khách hàng mua dịch vụ trong khoảng thời gian từ
tháng 4/2021 đến tháng 8/2021 sẽ là 5000 lượt khách. Nguyên do là bởi hiện nay tình
hình dịch Covid–19 tại Việt Nam đã phần nào được kiểm soát, kinh tế và du lịch đang
dần bình ổn trở lại, thế nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn cịn khá phức tạp.
Chính vì vậy, trước hết Vtour vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng nội địa (bao gồm
du khách là người Việt Nam và người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở
Việt Nam).
Vtour muốn có mức lời là 20% trên doanh số bán nên mức giá dự kiến là 2.700.000
VND (~ 120 USD) cho dịch vụ 2 ngày 1 đêm. Với dịch vụ 3 ngày 2 đêm, mức giá sẽ là
4.100.000 VND (~ 180 USD) và dịch vụ 4 ngày 3 đêm là 6.000.000 VND (~260 USD).
13


2.2.3.Điều chỉnh giá
Để kích thích việc khách hàng lựa chọn tour du lịch của Vtour thì Vtour đã đưa ra
các chương trình khuyến mãi về giá cho sản phẩm của mình như sau:


Chiết giá và bớt giá:
o Giảm giá 5% cho những người mua thanh toán qua VNPay
o Giảm 10% nếu mua cho từ 10 người lớn trở lên
o Khách hàng mới đặt tour qua giới thiệu của khách hàng cũ sẽ được giảm


5%


Định giá khuyến mại: Tặng voucher giảm giá 10% cho khách hàng cũ mua tour
vào dịp 30/4–01/5/2021



Định giá phân biệt:
o Do có hướng đến đối tượng là học sinh THPT và sinh viên đại học, khách

hàng của Vtour có thẻ học sinh, sinh viên sẽ được giảm giá 10%
o Đối với các hộ gia đình mua tour của Vtour, trẻ em dưới 8 tuổi sẽ được

hưởng mức giá giảm 50% so với mức giá của người lớn. Đặc biệt, để thu
hút các gia đình sử dụng dịch vụ, chúng tơi miễn phí cho trẻ em dưới 4
tuổi.
2.3. Chính sách phân phối
Mục tiêu của chính sách phân phối là bảo đảm cho sản phẩm du lịch được đưa đến
đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng chương trình du lịch. Chính
sách phân phối trong kinh doanh hợp lý sẽ làm cho hoạt động kinh doanh an toàn, mở
rộng thị trường, tăng thị phần đồng thời dành sự cạnh tranh và đảm báo quá trình lưu
động dịch vụ nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất.
Vtour sẽ sử dụng 2 hình thức phân phối chính: một là phân phối trực tiếp giữa Vtour
– khách hàng (khách đặt vé online, trực tiếp tại văn phòng). Hai là gián tiếp thông qua
các đại lý trung gian, công ty du lịch, công ty lữ hành, công ty lưu trú, drop shipping,…
2.3.1. Về hình thức phân phối trực tiếp

14



Với tiềm lực cịn hạn hẹp của một cơng ty start up, cùng với thị trường mục tiêu mà
nhóm hướng đến là các tỉnh vùng núi phía Bắc, vì thế nhóm sẽ mở một văn phịng đại
diện tại Hà Nội. Có 3 lý do chính của việc này là: Thứ nhất để tiết kiệm chi phí, thứ hai
thị trường tập trung hẹp nên chỉ cần mở một văn phòng và thứ ba vì Hà Nội là thủ đơ và
trung tâm của các tỉnh phía bắc, có sân bay quốc tế, khách du lịch nước ngồi muốn du
lịch phía Bắc đều phải đi qua sân bay nội bài của Hà Nội. Chúng tơi dự kiến chi phí
th văn phịng với 5 tầng với giá khoảng 30 triệu đồng, mỗi tầng rộng 35m tại những
con phố nhỏ hoặc những ngõ lớn của các quận trung tâm của Hà Nội. Tầng 1, và tầng 2
là hoạt động bán vé, kinh doanh và tiếp khách hàng của công ty. Tầng 3 và tầng 4, tầng
5 là nơi làm việc của các nhân sự công ty.
Ngoài ra, Vtour sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng cá nhân. Hoạt động của đội
ngũ này là tìm kiếm khách hàng, thực hiện tư vấn và tạo thương vụ với khách hàng.
Ngoài ra, Vtour sẽ xây dựng đội ngũ tư vấn viên, nhằm telesale những khách hàng đã có
thơng tin, đã có nhu cầu từ nguồn website, fanpage hoặc các chương trình quảng cáo
của cơng ty. Đội ngũ này cịn thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng cũ, để duy trì
mức độ thân thiết của Vtour với khách hàng cũ và tạo thương vụ từ họ.
Tiếp theo là hình thức phân phối dịch vụ qua website, fanpage của Vtour. Khách
hàng có nhu cầu có thể đặt mua dịch vụ trực tiếp qua website và fanpage của cơng ty.
Khi đó hệ thống sẽ tự động cập nhật và liên hệ xác nhận cung cấp dịch vụ với khách
hàng.
2.3.2. Về hình thức phân phối gián tiếp.
a. Phân phối qua các đại lý trung gian
Đầu tiên, Vtour sẽ tìm kiếm và hợp tác với các đại lý trung gian và gửi vé cho các đại
lý, các đại lý này sẽ bán lại cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Trong ngắn hạn, để cân
đối nguồn lực, Vtour sẽ tập trung khai thác và hợp tác với các đại lý trên địa bàn Hà
Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Hiểu được vị thế là một doanh nghiệp start up còn non trẻ,
Vtour nhận định việc tìm kiếm đại lý sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các đối thủ đã
hoạt động nhiều năm trong ngành. Vì thế để lơi kéo và hợp tác được với nhiều đại lý,

Vtour sẽ giảm các yêu cầu và nâng cao các chính sách đãi ngộ. Cụ thể như sau:


Về yêu cầu hợp tác (đối với các cá nhân muốn trở thành đại lý bán vé của
Vtour): Thứ nhất, phải có niềm đam mê với du lịch, yêu thích kinh doanh, ưu
tiên các đối tác đã và đang làm trong ngành du lịch. Thứ hai, để trở thành đại lý
của Vtour, quý bạn hàng cần có vị trí mặt bằng ở khu vực trung tâm của các
thành phố và mức tài chính tối thiểu 50 triệu đồng.

15




Về các chính sách:
o Chính sách hoa hồng: Đại lý ủy quyền sẽ được chia lợi nhuận theo như

chính sách ban đầu được ký kết giữa hai bên. Mức hoa hồng sẽ dao động
từ 20– 40%, tùy thuộc vào quy mơ và số lượng đơn hàng.
o Chính sách đào tạo: Đại diện xin làm đại lý du lịch của Vtour sẽ được

chính cơng ty chúng tơi đào tạo miễn phí về quy trình hoạt động cũng như
các chính sách riêng về mức giá bán, thanh toán và cả kỹ năng bán hàng,
chốt đơn hàng. Đồng thời, trong trường hợp có sự cố xảy ra, đại lý sẽ
được bên ủy quyền hướng dẫn cách thức xử lý tình huống chuẩn xác.
o Các chính sách khác: Ưu đãi riêng của Vtour dành cho các đối tác đại lý

chính là được hưởng hoa hồng cao khi đạt doanh số. Bên cạnh đó là các
đại lý ưu tú và đạt thành tích cao sẽ được khen thưởng trong các buổi họp
thường niên. Ngoài ra đại lý sẽ được phía thương hiệu hỗ trợ kinh phí khi

khai trương văn phịng bán tour du lịch. Hỗ trợ các hoạt động quảng cáo
tour trên website và tại văn phòng.
Sau đây là một số đại lý, trung gian phân phối mà Vtour đề xuất hợp tác:


Tago – Du lịch Free & Easy (Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội)



Tam Vương VietAir (Tháp Tây, Tây Hồ, Hà Nội)



Vlink – Đại lý vé máy bay và du lịch (Phan Chu Trinh, Tân Phú, TP HCM)



Cơng ty du lich Nano Travel (Đơ Đốc Lộc, Hịa Xn, Đà Nẵng)

b. Phân phối qua mơ hình drop shipping
Vtour sẽ phân phối vé của mình theo mơ hình drop shipping. Đối tượng để tuyển
drop shipping ở đây là các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng có mong muốn tìm việc
làm thêm về du lịch để kiếm thêm thu nhập. Hình thức hoạt động là các drop shipper sẽ
tự đăng đăng bán dịch vụ của Vtour và nhận được tiền hoa hồng (dao động từ 15 – 25%
doanh thu, tùy thuộc vào quy mô và số lượng đơn hàng) nếu bán được. Về cơ bản, hình
thức phân phối này có nét giống với hình thức phân phối qua các đại lý, song tính
chuyên nghiệp và quy mơ thì khơng bằng. Ưu điểm của hình thức drop shipping sẽ linh
hoạt, dễ quản lý và tận dụng được lợi thế tiếp cận về quy mô trên cả nước.
2.4. Chính sách xúc tiến


16


2.4.1. Về slogan và logo của Vtour
Slogan “Go, Chill and Feel” – “Đi, Thư giãn, Trải nghiệm” là những gì mà Vtour
muốn gửi gắm tới mọi người về sự đánh thức của tuổi trẻ, hãy xách balo lên và đi, sẵn
sàng tận hưởng những điều mới lạ và cảm nhận những gì bạn khám phá. Đến với Vtour,
hãy tạm gác lại cuộc sống xơ bồ, khói bụi nơi phố thị để hịa mình vào vào vẻ đẹp hùng
vĩ được đất trời ban tặng của thiên nhiên Tây Bắc, để trải nghiệm cuộc sống dân dã,
bình dị của đồng bào dân tộc nơi đây. Cuộc đời mỗi con người là một cuộc hành trình
trải nghiệm bất tận. Vậy hãy tháo nút dây, để con thuyền cuộc sống tạm rời bến an tồn.
Hãy căng buồm đón gió. Tìm tịi. Ước mơ. Khám phá. Và trên chuyến hành trình ấy,
Vtour sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy của bạn.
Logo của Vtour được lấy cảm hứng từ
làng bản và núi rừng Tây Bắc. Hình ảnh
ngọn núi và nhà sàn vốn là hai hình ảnh đặc
trưng của đồng bào dân tộc đang sinh sống
ở vùng núi phía Bắc, cụ thể hình ảnh ngọn
núi tượng trưng cho khung cảnh thiên nhiên
cịn hình ảnh nhà sàn tượng trưng cho nét
văn hóa độc đáo của người dân vùng này.
Về tổng thể, logo sử dụng màu chủ đạo là
màu xanh lá đơn giản của núi rừng, gợi liên
tưởng đến những trảng ruộng bậc thang nổi
tiếng nơi đây. Đồng thời màu xanh lá cũng
là màu sắc mang lại cảm giác dễ chịu cho
mắt khi nhìn vào, ẩn ý về sự giản dị và thư thái, hệt như cuộc sống nơi Tây Bắc. Ở góc
trái phía trên cùng của logo là hình ảnh cánh chim bay cũng có ý nghĩa gợi nên sự tĩnh
lặng, bình yên của một vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được đông đảo người biết
đến.


17


2.4.2. Các phối thức xúc tiến trong giai đoạn 4/2021 – 12/2021
Mục tiêu chung của giai đoạn này là tăng mức độ nhận biết về thương hiệu Vtour và
dịch vụ du lịch do Vtour cung cấp và tăng doanh số bán. Vì vậy, Vtour chúng tơi triển
khai đồng thời 4 phối thức xúc tiến là: quảng cáo, khuyến mại (xúc tiến bán), bán hàng
cá nhân và quan hệ cơng chúng.


Quảng cáo (xuyên suốt cả giai đoạn)

Thông điệp quảng cáo được Vtour sử dụng sẽ tập trung vào chính slogan của công
ty “Go, Chill and Feel”: Hãy đi, cảm nhận và trải nghiệm nét đẹp của núi non và nét đẹp
của con người vùng Tây Bắc, và hãy để Vtour đồng hành cùng bạn cho một chuyến đi
an toàn, thú vị và tiết kiệm.
Cơng cụ

Nội dung
 Từ khóa: Vtour, du lịch miền núi phía Bắc, vùng núi Việt

Google Ads






Nam, du lịch trọn gói

URL: www.vtouragent.biz.vn
Tiêu đề: Vtour – Du lịch trọn gói
Các điểm đến đáng đi du lịch miền núi phía Bắc – Vtour
Vẻ đẹp bình dị của vùng núi Việt Nam

 Bài viết trên fanpage của Vtour: Vẻ đẹp của vùng núi phía

Mạng xã hội

Banner Ads trên
website
Các ấn bản
pano, áp phích
Quảng cáo màn
hình LED, LCD
Cuộc thi chia sẻ

Bắc; Trải nghiệm nét yên ả của miền quê phía Bắc; Kinh
nghiệm đi tour trải nghiệm trọn gói;…
 Chạy quảng cáo Facebook ads, Instagram ads giới thiệu về
doanh nghiệp và các chương trình du lịch đang áp dụng;…
 Sử dụng nút “BOOKING NOW” để kêu gọi, khuyến khích
khách hàng đặt dịch vụ ngay trên website hoặc fanpage.
 Hoạt ảnh GIF và JPEG
 Có dẫn link đến website của Vtour
 Quảng cáo trên các trang web có lượt truy cập cao
 Pano trên thân xe bus, pano trên tay cầm xe bus
 Các biển quảng cáo ngồi trời
 Quảng cáo qua màn hình LCD trên xe bus
 Quảng cáo qua màn hình LED bên trong các thang máy của


các trung tâm thương mại và các khu chung cư
 Thơng điệp chính, ý nghĩa cuộc thi: “How was your tour”
18


 Thể lệ: Các cá nhân, nhóm, gia đình đã từng sử dụng dịch vụ

ảnh đồng hành
cùng Vtour



của Vtour, gửi hình ảnh của bản thân check–in tại các địa
điểm du lịch trong tour và chia sẻ về trải nghiệm trong
chuyến du lịch. Những bài viết kèm hình ảnh hợp lệ sẽ được
tổng hợp thành album tuần trên Fanpage.
 Cách thức tính điểm: 60% dựa trên số lượt yêu thích và chia
sẻ từ cộng đồng mạng và 40% dựa trên đánh giá từ đội ngũ
quản trị viên của Vtour.
 Giải thưởng:
1 Giải nhất: 1 tour du lịch trọn gói trị giá 20 triệu đồng
(người thắng giải được chọn tour)
2 Giải nhì: Voucher giảm giá 50%/ tour bất kỳ
3 Giải ba: Voucher giảm giá 20%/ tour bất kỳ

Xúc tiến bán

Các hoạt động khuyến mại nhằm kích cầu sẽ được thực hiện nhân dịp nghỉ lễ 30/4 –
1/5, đồng thời triển khai các chương trình chào hè 2021. Trong giai đoạn này, mục tiêu

chủ đạo vẫn là đẩy mạnh doanh số bán. Ngoài ra, Vtour còn tập trung xây dựng mối
quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm củng cố niềm tin rằng lựa chọn Vtour là đúng
đắn, đồng thời gia tăng nhận thức thương hiệu thông qua truyền miệng từ khách hàng
cũ đến người thân, bạn bè và khuyên họ sử dụng dịch vụ của Vtour.
Công cụ

Nội dung
 Khách hàng mới đặt tour qua giới thiệu của

Phiếu giảm
khách hàng cũ sẽ được giảm giá 5%
 Tặng voucher giảm giá cho khách hàng cũ
giá
mua tour của vào dịp 30/4 – 1/5
Triển khai “Combo Chào hè” bao gồm:
 Homestay, khách sạn 4*
Bán rẻ theo  Vé máy bay khứ hồi Vietjet Air hoặc Vietnam
giá trọn gói
Airline
 Bữa sáng miễn phí tại khách sạn
 7kg hành lý xách tay + 15kg ký gửi
Liên kết
khuyến mại

Liên kết với đối tác khách sạn, hỗ trợ giảm giá
cho khách hàng đã sử dụng một số lần dịch vụ
nhất định: Miễn phí 1 đêm cho khách hàng đã ở
khách sạn 15 ngày trong năm.
19


Thời gian
Áp dụng cho
khách đặt vé từ
1/4 – 20/4/2021

Áp dụng cho
khách đặt vé từ
10/5 – 31/8/2021

Áp dụng cho
khách tham gia
Combo Chào hè
đủ điều kiện nhận


ưu đãi


Bán hàng cá nhân

Áp dụng bán hàng cá nhân đối với các tổ chức như trường học (tập trung vào các
trường trung học phổ thông và các trường đại học). Đối với học sinh trung học phổ
thông: bán tour du lịch trong ngày, thuyết phục ban lãnh đạo trường lựa chọn Vtour cho
học sinh tham gia chương trình ngoại khóa. Đối với sinh viên đại học: tập trung hướng
đến các trường đại học chuyên đào tạo về du lịch lữ hành và các trường có chuyên
ngành du lịch tại thị trường Hà Nội như: Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội, Đại
học Mở Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội, Đại
học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại… để tổ chức bán tour trọn gói cho sinh
viên đi trải nghiệm thực tế theo đúng đặc thù của ngành.



Quan hệ cơng chúng

Vtour tiến hành liên kết với các tổ chức thiện nguyện có hoạt động hướng về trẻ mồ
côi, tài trợ cho học sinh miền núi “cắp sách đến trường”. Mục đích của hành động này
vừa là góp sức vào các hoạt động cơng ích xã hội, vừa là tận dụng đội tình nguyện để
gia tăng hình ảnh doanh nghiệp thơng qua tính truyền miệng và các bài báo đưa tin đến
hoạt động của tổ công tác. Ngồi ra, Vtour cũng có thể tài trợ tour trọn gói cho các
thành viên của tổ chức thiện nguyện (giới hạn số lượng) trong các chuyến hoạt động
công tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
2.5. Chính sách con người và chất lượng dịch vụ
2.5.1. Chính sách con người:
Marketing mix trong kinh doanh du lịch là tập hợp những yếu tố biến đổi gồm 8P,
trong đó yếu tố Con người mang tính quyết định hàng đầu. Nhân tố con người trong các
doanh nghiệp du lịch được chia làm 3 nhóm: Nhóm nhân viên giao tiếp với khách hàng
(nhân viên lễ tân, nhân viên bàn, hướng dẫn viên du lịch…) thường xun tiếp xúc với
khách hàng, có vai trị quan trọng trong cung ứng dịch vụ; Nhóm người hoạt động
marketing chuyên nghiệp thực hiện chiến lược và kế hoạch marketing với vai trò nghiên
cứu phát triển sản phẩm, nghiên cứu marketing; Nhóm người thực hiện các nhiệm vụ
khác trong doanh nghiệp không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, không tham gia các
nhiệm vụ marketing.
Thực chất, Du lịch trải nghiệm văn hóa ở vùng núi khơng phải một ý tưởng q mới,
tuy nhiên nó chưa thực sự phát triển được cũng một phần bởi hạn chế ở nguồn nhân lực.
Nhân lực cho lĩnh vực du lịch nông nghiệp hay vùng núi thiếu những lao động được đào
20


tạo bài bản, có kỹ năng phục vụ và khả năng sáng tạo, khả năng quản lý, điều hành cơ
sở du lịch ở các địa phương; làng nghề. Đội ngũ hướng dẫn viên người bản địa có hiểu
biết về giá trị văn hóa, cội nguồn lịch sử di tích nhưng cái chính yếu để truyền tải cho

du khách thì họ chưa làm được. Cái khó để người dân trở thành hướng dẫn viên tốt là
họ thiếu khả năng trong nhận biết, thấu hiểu khách hàng đang mong muốn gì, muốn trải
nghiệm gì để đáp ứng.
Do đó, để khắc phục những hạn chế đã tồn tại, chính sách con người cần được quan
tâm nhiều hơn. Doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt
động du lịch nông nghiệp, vùng núi thông qua việc tập huấn, bồi dưỡng cho bà con về
kỹ năng, thái độ phục vụ khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề và thân thiện.


Đối với nhóm người tiếp xúc trực tiếp với du khách:

Người theo sát quá trình trải nghiệm của khách du lịch ưu tiên người bản địa hoặc
hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ khá, hiểu rõ lịch sử vùng đất, các phong tục tập
quán, diễn biến các sự kiện quan trọng, nguồn gốc ra đời của làng nghề, văn hóa riêng
của bản làng; điểm hấp dẫn của đặc sản địa phương để giới thiệu đến du khách. Hướng
dẫn viên cần có đầy đủ các kỹ năng nắm bắt tâm lý của đối tượng khách du lịch, có khả
năng hoạt náo, tạo khơng khí vui vẻ cho du khách cũng nên chú ý tới từng đối tượng cụ
thể như người cao tuổi, trẻ em để có sự điều chỉnh phù hợp. Trong suốt q trình du
khách tham gia trải nghiệm văn hóa sinh hoạt của người dân, hướng dẫn viên cần đảm
bảo giữ thái độ chuyên nghiệp, tận tình giải đáp các thắc mắc và luôn sẵn sàng giúp đỡ
khi du khách gặp khó khăn.


Đối với nhóm người hoạt động marketing chun nghiệp:

Tài nguyên phát triển du lịch ở vùng núi có xu hướng tăng và có nhiều triển vọng;
tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện các nhiệm vụ marketing như xây
dựng kế hoạch, chiến lược marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ tiềm
năng ở các vùng nông nghiệp lại chưa cao. Doanh nghiệp cần liên kết với các trường
cao đẳng, đại học để có sẵn nguồn nhân lực được đào tạo chun mơn marketing, có

đam mê, có kiến thức về hội nhập giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu
thị trường, luật pháp quốc tế…
Doanh nghiệp muốn chính sách con người được thực hiện tốt cần đưa ra các cơ chế
cụ thể để thúc đẩy khả năng cống hiến của nhân viên như: cơ chế đãi ngộ (bằng lượng
hoặc ngoài lương – tặng danh hiệu, cho đi học nâng cao nghiệp vụ,…); khuyến khích
tinh thần để nhân viên, người làm việc cho doanh nghiệp thấy được rằng họ là một bộ
phận quan trọng của cơng ty có quyền bày tỏ ý kiến, thảo luận và đóng góp giá trị cho
sự phát triển của tồn thể…Bên cạnh đó cũng cần giám sát và quản lý đánh giá thái độ,
21


tinh thần, tác phong phục vụ của nhân viên cung ứng dịch vụ để có những biện pháp
nhắc nhở hoặc kỷ luật nếu nhân viên vi phạm.

22


2.5.2. Xúc tiến khách hàng
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì điều cần thiết tất yếu chính
là đặt mục tiêu thỏa mãn khách hàng lên hàng đầu và cũng cần hiểu rằng “Khách hàng
là người bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp”. Khi khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ
có xu hướng tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty trong những lần sau; tạo thành tập
khách hàng trung thành, tăng sức cạnh tranh cho tổ chức và trở thành phương thức
marketing hiệu quả nhất tạo nên niềm tin cho thương hiệu Vtour. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng một khách hàng không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ sẽ chia sẻ với ít nhất 9 người
khác; tốc độ lan truyền trải nghiệm tệ gấp 3 lần so với trải nghiệm tốt. Chính vì thế,
ngồi những dịch vụ chất lượng đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng, Vtour còn
thực hiện các ý tưởng mới để tăng thiện cảm của du khách từ đó tạo tiền đề xúc tiến
khách hàng.
Vtour xây dựng chương trình tại các trạm dừng chân “How was your tour?” –

“Chuyến đi của bạn như thế nào?”. Đây là nơi các du khách chia sẻ những bức ảnh
trong hành trình trải nghiệm của mình tại chính địa điểm du lịch ấy và những dòng nhắn
ghi lại cảm nhận của mình khi được làm quen vùng đất, con người Việt. Các trạm sẽ
giúp lưu giữ kỷ niệm của du khách để mỗi du khách đều cảm nhận được rằng Vtour trân
trọng từng trải nghiệm của khách hàng, cảm ơn vì họ đã đến, tìm hiểu và u thích
những mảnh đất quê hương Việt Nam. Dự án “How was your tour?” sẽ được thực hiện
trên trang fanpage của công ty, tạo thành album nơi du khách chia sẻ những kỷ niệm
đáng nhớ trong chuyến đi với hình ảnh, đoạn video ngắn tự quay về trải nghiệm du lịch
cùng Vtour, mỗi tháng cơng ty sẽ trao q cho 3 hình ảnh (hoặc video) có lượt u thích
nhiều nhất để khuyến khích khách hàng tích cực tham gia chương trình này. Các món
q có thể là những món đồ thủ cơng du khách đã đích thân trải nghiệm làm, cùng với
những sản phẩm đến từ người dân địa phương; hoặc là các voucher khuyến mại cho
những lần đồng hành về sau.
Từ đó, Vtour sẽ nhận được những review chân thực nhất đến với các đối tượng
khách hàng đang có ý định tìm kiếm, sử dụng dịch vụ du lịch của Vtour. Doanh nghiệp
mong muốn thông qua dự án này sẽ tạo điểm nhấn, gây được thiện cảm trong lòng du
khách, để kết thúc hành trình trải nghiệm, du khách khi chia sẻ cùng bạn bè, người thân
sẽ không ngần ngại giới thiệu những ưu điểm của doanh nghiệp và tích cực thúc đẩy
bạn bè nếu có dự định du lịch hãy chọn dịch vụ chất lượng của Vtour.
2.5.3. Quản lý chất lượng dịch vụ
Du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch đặc biệt với tập khách hàng hướng đến là
khách từ các khách sạn, resort, khách nước ngoài sang Việt Nam đi du lịch, khách hàng
23


ở tầng lớp thượng lưu muốn cho con cái mình có một trải nghiệm thú vị trong cuộc
sống, thấu hiểu về văn hóa địa phương. Xác định rõ nhu cầu, mong muốn của du khách
khi đến với dịch vụ du lịch trải nghiệm văn hóa dân tộc Việt, Cơng ty khai thác nhiều
sản phẩm mang nét đặc trưng sinh thái nông nghiệp, vùng miền độc đáo, chất lượng
một cách bài bản, có định hướng đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách với

các loại hình du lịch như: trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, học dệt
vải của người miền núi,..du khách được nghỉ tại nhà dân, sử dụng món ăn quen thuộc
của địa phương và mặc trang phục đặc trưng riêng của mỗi bản làng, qua đó mà doanh
nghiệp góp phần truyền bá nét đẹp bản sắc dân tộc Việt. Những hoạt động nông nghiệp
như trồng lúa, bắt cá, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn với các du khách
nước ngồi.
Cơng ty phải khơng ngừng cải tiến, hồn thiện các dịch vụ theo hướng chun mơn
hóa cao, chú trọng hiệu quả công việc, bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch nhằm đáp
ứng mọi yêu cầu của du khách một cách nhanh chóng, tạo lịng tin lâu dài cho du khách
và tương lai vững chắc cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Đồng thời, công ty cũng phải luôn quan tâm đến các chính sách của nhà nước trong
lĩnh vực du lịch về môi trường và xã hội. Doanh nghiệp chú trọng kiểm soát chất lượng
dịch vụ bao gồm việc giữ gìn giá trị cốt lõi, bản sắc của nền văn hóa nơng nghiệp các
làng q Việt Nam, mơi trường, cảnh quan, văn minh, lịch sự tại các điểm du lịch là
điều đặc biệt quan trọng. Việc quản lý điểm đến phải đảm bảo hài hịa lợi ích các bên
tham gia, trong đó có lợi ích của người dân, đặc biệt những người trực tiếp đóng vai trị
quan trọng trong hoạt động du lịch vùng miền, hỗ trợ truyền thông cho sản phẩm địa
phương qua truyền thông điểm đến, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.
Để chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng được mong đợi của khách hàng, công ty cần
thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng kiểm soát những hành động tại tất cả các
công đoạn, mọi yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ra dịch vụ, việc kiểm sốt giúp ngăn
ngừa các lỗi sai, thiếu sót từ đó giảm được chi phí đền bù. Doanh nghiệp quan tâm đến
đảm bảo nguồn nhân lực ln đủ về chất và lượng, ngồi ra có cái nhìn chiến lược về
dịch vụ và cung ứng dịch vụ, đảm bảo về chất lượng dịch vụ, luôn đặt ra những tiêu
chuẩn cao về dịch vụ để theo đuổi, thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện dịch vụ và
giải quyết đầy đủ những khiếu nại của khách hàng cũng như thỏa mãn lợi ích của khách
hàng và nhân viên.
2.6. Chính sách quan hệ đối tác
Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thống nhất về mặt tư tưởng. Một cách tổng
qt chúng ta có thể hiểu về chính sách quan hệ đối tác như sau: là hệ thống nguyên tắc

có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý, hướng tới các đối
24


tác của doanh nghiệp. Hỗ trợ việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan trong việc
phát triển quan hệ cùng có lợi và bền vững giữa các đối tác với nhau và giữa các đối tác
với doanh nghiệp trong tồn bộ q trình hoạt động.
Đối với kế hoạch marketing “DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VĂN HĨA Ở VÙNG NÚI”
thì chính sách quan hệ đối tác càng cần được chú trọng và lưu ý.

25


×