Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 1
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
Chương 3
SỰ PHÁT TRIỂN
CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN
*
Chương này thảo luận tại sao sự phát triển một cách vững chắc và hiệu quả của thò
trường tài chính nông thôn lại quan trọng đối với khu vực nông thôn Châu Á, tóm
tắt một số điểm chính yếu về vai trò của chính phủ trong việc tạo ra các thò trường
này và đồng thời trình bày các chiến lược hoàn thiện nhằm phát triển các thò trường
và đònh chế tài chính. Sự phát triển tài chính nông thôn được đặt trong một bối cảnh
rộng hơn của thò trường tài chính. Chương này cũng đưa ra một khuôn khổ cho việc
phân tích phương thức thúc đẩy tài chính nông thôn ở Châu Á mà nội dung chi tiết
sẽ được trình bày ở chương sau, một khuôn khổ nghiên cứu tính huống của 6 quốc
gia được trình bày ở Phần B, và hình thành các kiến nghò ở Chương 5.
Chương này bao gồm 3 phần chính. Phần 1 thảo luận về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính sẽ được đònh nghóa và những
thách thức đặc biệt của việc cung cấp các dòch vụ tài chính ở khu vực nông thôn sẽ
được xác đònh. Sự can thiệp của chíng phủ vào thò trường tài chính sẽ được thảo
luận ở Phần 2. Một số tranh cãi chủ yếu về vai trò thích hợp của chính phủ sẽ được
làm rõ, những tranh cãi này bao gồm sự thay đổi mô hình đã diễn ra trong quá trình
phát triển tài chính nông thôn. Ở phần này cũng sẽ mô tả những ý tưởng mới về
kiến thức và thông tin đóng góp như thế nào vào cuộc tranh luận về vai trò thích
hợp của chính phủ và các nhà tài trợ đối với sự hình thành của thò trường tài chính.
Một khung phân tích theo 3 hướng khác nhau trong việc xây dựng thò trường tài
chính nông thôn sẽ được trình bày ở phần 3, bao gồm việc xây dựng môi rường
chính sách, xây dựng các cơ sở hạ tầng tài chính và phát triển các đònh chế. Đề tài
phát triển đònh chế bao gồm một phần nhỏ tóm tắt các kinh nghiệm từ tài chính vi
mô và những lónh vực khác hỗ trợ cho việc giải quyết những rắc rối của các ngân
hàng phát triển nông nghiệp. Hai đề tài này đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước
Châu Á.
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tài chính và phát triển kinh tế
Sự hoạt động hiệu quả của thò trường tác động đến bước đi, tốc độ và chiều hướng
phát triển kinh tế. Các đònh chế tài chính chính thức, bán chính thức và phi chính
thức là những bộ phận thiết yếu của một cơ sở hạ tầng về mặt đònh chế cần thết cho
một nền kinh tế thò trường hiệu quả. Hệ thống tài chính cung cấp các dòch vụ có
*
Material translated with permission from the Asian Development Bank. The Asian Development
Bank accepts no responsibility for the accuracy of the translation. For info related to development
in Asia and the Pacific, see www.adb.org
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 2
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
tính chất sống còn cho nền kinh tế như đã trình bày (Levine, 1997; Ngân hàng Thế
giới, 1989). Nó cung cấp dòch vụ thanh toán; huy động vốn và phân phối tín dụng;
ngòai ra nó còn đònh giá, phân tán và hóan chuyển các rủi ro. Bằng cách này, nó
làm cho việc trao đổi các hàng hóa và dòch vụ, vay và cho vay trở nên rẻ hơn và ít
rủi ro hơn. Không có tài chính, nền kinh tế sẽ hoạt động không hiệu quả do phải
trao đổi bằng hiện vật. Các nhà đầu tư sẽ bò giới hạn trong việc tự bỏ vốn cho hoạt
động đầu tư của mình. Các hộ gia đình có tích lũy nhưng lại không có các phương
án đầu tư tốt sẽ buộc phải cất giữ các khoản tiết kiệm của mình dưới gối hoặc giữ
chúng dưới hình thức các tài sản ít có khả năng sinh lời. Giới hạn trong việc tiếp
cận các dòch vụ tài chính do thò trường tài chính không hiệu quả sẽ giới hạn sự phát
triển kinh tế (Fry, 1988). Vì những lý do này, chính phủ và các nhà tài trợ phải
dành nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính ở các quốc gia có thu nhập
thấp trong 3 thập niên vừa qua.
Đã có nhiều tranh luận đáng chú ý về vai trò của thò trường tài chính đối với tăng
trưởng kinh tế, và vai trò thích hợp của nhà nước trong việc điều tiết hệ thống tài
chính. Shaw (1973) và McKinnon (1973) là những người tiên phong trong quan
điểm cho rằng hệ thốnng tài chính bò kìm hãm sẽ giới hạn phát triển kinh tế. Các
quốc gia giữ mức lãi suất thực thấp thường có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với
các quốc gia chấp nhận mức lãi suất thò trường (Ngân hàng Thế giới, 1989). Mặc dù
các quan điểm khác vẫn tồn tại, ưu thế về mặt lý thuyết và thực tế hiện nay đã thừa
nhận một cách chắc chắn là có một mối quan hệ đồng biến giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế (Levine, 1997). Trong những năm gần đây, đã có nhiều
tranh luận về việc chính phủ nên và không nên làm điều gì, và nhiều tranh luận về
tác động của chính sách tài chính đối với “sự thần kỳ Đông Á”. Một quan điểm lập
luận rằng những thất bại thò trường đáng nghi ngờ là lý do cơ bản của sự can thiệp
của chính phủ nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng (Stiglitz, 1992). Một quan
điểm khác lại cho rằng tình trạng của các chứng cớ thực tế đã làm khó khăn, nếu
không muốn nói là không thể, trong việc xác đònh những tình huống mà ở đó sự can
thiệp là chắc chắn có hiệu lực và những hậu quả của nó là có thể lường trước được.
Phát triển nông thôn và nhu cầu đối với các dòch vụ tài chính
Dòch vụ tài chính rất quan trọng đối với sự phát triển của khu vực nông thôn. Sự
chuyển đổi ở nông thôn đã tạo ra cơ hội đầu tư vào các trang trại. Sự thay đổi về
công nghệ thường đòi hỏi sự đầy tư kèm theo và làm tăng nhu cầu vốn cố đònh và
lưu động. Một phần nhu cầu này được tự đáp ứng, phần khác được đáp ứng bởi
nguồn tín dụng phi chính thức, nhưng vẫn còn một phần khác đòi hỏi các khoản vay
dài hạn được cung cấp bởi các đònh chế chính thức. Do đó, cung cấp các khoản vay
với lãi suất phù hợp có thể thúc đẩy sự ứng dụng các công nghệ mới, mở rộng sản
xuất lương thực và tăng thu nhập trong nông nghiệp. Khi một nguồn cung cấp tài
chính đáng tin cậy được hình thành, các chủ nông trại có thể thay đổi nhận thức của
họ về những rủi ro trong đầu tư. Họ có thể lựa chọn đầu tư nhiều hơn so với nguồn
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 3
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
quỹ của họ khi biết rằng khả năng vay mượn chưa sử dụng của họ sẽ sẵn sàng đáp
ứng những nhu cầu về tiền mặt trong tương lai (Zeller et al., 1997).
Rất nhiều dạng doanh nghiệp phi nông nghiệp cũng nảy sinh từ những cơ hội mới
và từ những nhu cầu về các hàng hóa và dòch vụ mới phát sinh trong quá trình
chuyển đổi kinh tế (Rosegrant và Hazell, 1999). Trong trường hợp không có dòch
vụ tài chính, thu nhập từ các doanh nghiệp phi nông nghiệp có thể cung cấp nguồn
vốn cho việc đầu tư vào các trang trại, nhưng chúng cũng tạo ra nhu cầu vay mượn
mà không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được bằng nguồn tiết kiệm hoặc tín
dụng phi chính thức (Meyer, 1999). Kết hợp lại, các doanh nghiệp nông nghiệp và
phi nông nghiệp với sự đa dạng về hoạt động kinh tế tạo ra một lượng lớn nhu cầu
không đồng nhất về các khoản vay chính thức.
Một nơi an toàn và đáng tin cậy cho tiết kiệm là một nhu cầu về dòch vụ tài chính
khác ở khu vực nông thôn, không kém phần quan trọng nhưng hầu như bò bỏ qua
(Vogel, 1984). Sự sử dụng phỗ biến nguồn tài chính phi chính thức, các nhóm tiết
kiệm tương trợ ở cấp làng, xã và các quỹ tương tế (funeral funds) là các bằng chứng
về nhu cầu đối với dòch vụ tiết kiệm. Tất cả các nông hộ đều phải tiết kiệm, nếu
không họ sẽ không thể sống sót trong những thời kỳ thiếu tiền mặt hoặc trong
những giai đoạn tồi tệ vì mất mùa và gia súc chết. Họ cũng phải dành dụm đề
phòng tình huống nguy cấp khi gia đình có người bệnh hoặc chết. Dành dụm để có
một khoản đầu tư lớn cũng rất quan trọng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bằng
cách nào mà sự tiếp cận các khoản vay và những cách thức tiết kiệm có lợi lại ảnh
hưởng đến quyết đònh của các nông dân nghèo ở Ấn Độ trong việc thực hiện các
khoản đầu tư không thu hồi được để đào giếng phục vụ tưới tiêu (Fafchamps và
Pender, 1997).
Thò trường bảo hiểm không tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Do đó các
nông hộ phải sử dụng rất nhiều biện pháp đối phó với rủi ro và ổn đònh tiêu dùng
(Zeller et al., 1997). Vài hộ gia đình có được các tài sản đem lại các khoản lợi tức
không tương xứng, và nắm giữ các tài sản vật chất dưới dạng vật nuôi rất dễ chuyển
thành tiền. Nhưng tính thanh khoản như thế lại hủy hoại khả năng phục hồi sau cơn
nguy cấp. Các hộ gia đình khác sử dụng các chiến lược giảm thiểu rủi ro như thuốc
trừ sâu hoặc đa dạng hóa các hoạt động đem lại thu nhập. Các hộ có thể tiếp cận
các dòch vụ tài chính lại có nhiều lựa chọn trong việc giữ các khoản tiết kiệm dưới
dạng tiền và có thể vay mượn trong trường hợp khẩn cấp. Như chúng ta đã thấy ở
Thái Lan, việc phân tán rủi ro được tiến hành thông qua hoạt động vay và cho vay
không thính thức (Townsend, 1995), nhưng phương pháp truyền thống này không
dễ dàng điều tiết được các cú sốc lớn, chẳng hạn như hạn hán kéo dài và bệnh dòch
xảy ra một lượt làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người dân trong làng.
Một nhu cầu khác về dòch vụ tài chính ở khu vực nông thôn là việc chuyển các
khoản chuyển nhượng một cách an toàn và tin cậy. Các khoản chuyển nhượng từ
những thành viên đã chuyển đi nơi khác là một nguồn thu quan trọng đối với rất
nhiều nông hộ nhỏ. Ví dụ, một cuộc khảo sát ở một làng nghèo ở Pakistan đã phát
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 4
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
hiện ra rằng các khoản chuyển nhượng trong và ngoài nước chiếm từ 9 – 18% thu
nhập bình quân đầu người hằng năm trong một giai đoạn 5 năm vào cuối thập niên
1980. Các khoản chuyển nhượng này góp một phần quan trọng vào đầu tư ở khu
vực nông thôn (Richard Adams, 1998). Người ta ước tính rằng từ 1977 đến 1986,
Bangladesh đã thu được khoảng 3,3 tỷ đô la thông qua các khoản chuyển nhượng.
Khoản này bằng 5,6% GDP, 43% các khoản viện trợ nhận được và 74% doanh thu
từ xuất khẩu của cả nước. Ba phần tư của khoản chuyển nhượng này có nguồn gốc
từ các nước Trung Đông, nơi có hàng nghìn công nhân Bangladesh đang làm việc.
Cách thức chính để chuyển tiền về nước là thông qua hệ thống hundi. Người di cư ở
hải ngoại sẽ giao số tiền cho một nhân viên hundi. Nhân viên này có cộng tác viên
ở Bangladesh và cộng tác viên này sẽ chuyển một số tiền tương đương cho người
nhận. Những thỏa thuận không chính thức này tỏ ra hấp dẫn vì nó được thực hiện
với tỷ giá hối đoái cao hơn, giúp người nhận tránh được sự phức tạp và rắc rối của
dòch vụ ngân hàng và đồng thời tránh được sự gian lận có thể từ phía các ngân hàng
và bưu điện. Các khoản chuyển nhượng này được dùng nhiều nhất vào việc xây
nhà và mua đất (Bakht và Mahmood, 1988).
Những người sử dụng các dòch vụ tài chính ở nông thôn rất đa dạng, bao gồm các
nông hộ, các đồn điền, các doanh nghiệp nông nghiệp, các doanh nghiệp phi nông
nghiệp và các công nhân không có đất. Các hộ gia đình và doanh ngiệp thuộc mọi
mức thu nhập và tài sản đều cần các dòch vụ tài chính. Các nhu cầu của họ bao gồm
vốn vay lưu động ngắn hạn, vốn đầu tư dài hạn, các khoản vay nóng trong trường
hợp khẩn cấp, vay tiêu dùng, nơi cất trữ tiền gửi an toàn và cần một cơ chế hoạt
động ngân hàng hiệu quả để chuyển các khoản thanh toán và chuyển nhượng.
Nông hộ sử dụng rất nhiều cách thức để quản lý các khoản thu chi tiền mặt theo
thời gian (Meyer và Alicbusan, 1984). Một số nông hộ có thặng dư tài chính có thể
ngay vào lúc số nông hộ khác phải đối đầu với thâm hụt. Điều này tạo ra cơ hội cho
các trung gian tài chính ở khu vực nông thôn bất chấp những sự tương đồng rõ ràng
về thời vụ của các trang trại. Tuy vậy, sự đồng biến về thu nhập của một số nông
trại và tính không ổn đònh của các đònh chế tài chính đòa phương đối với những rủi
ro có tính hệ thống mà các chủ trang trại phải đối mặt có thể cản trở các trung gian
tài chính (Biswanger và McIntire, 1987).
Cấu trúc của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm rất nhiều đònh chế, công cụ và thò trường (Ngân hàng
Thế giới, 1989), kể cả những đònh chế và sự thỏa thuận tài chính chính thức, bán
chính thức và phi chính thức. Ở khu vực nông thôn Châu Á, các đònh chế tài chính
chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng
tiết kiệm chuyên môn hóa, hệ thống tiết kiệm bưu điện, ngân hàng cổ phần, các
đơn vò và ngân hàng nông thôn đòa phương. Hệ thống tài chính bán chính thức gồm
các hội nông dân, hợp tác xã tín dụng, hiệp hội tín dụng, ngân hàng làng, các nhóm
tương trợ, các chương trình phát triển nông thôn và các chương trình tài chính của
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 5
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các câu lạc bộ tiết kiệm cộng đồng, các hội
tương trợ, hiệp hội tiết kiệm hụi và tín dụng (RoSCAs), nhà cung cấp đầu vào cho
sản xuất, những người tích trữ hàng hóa, những người cho vay là thương nhân, nông
dân hay những người chuyên cho vay (money lenders), bạn bè hay người thân hợp
lại tạo thành khái niệm được gọi là tài chính phi chính thức (Meyer và Nagarajan,
1992) trong thò trường tài chính, các tổ chức chuyên nghiệp như ngân hàng tiết
kiệm chỉ huy động tiền gửi cùng tồn tạivới các cơ quan nhà nước chuyên phân phối
tín dụng và các chương trình của NGO, các ngân hàng chuyên cung cấp dòch vụ,
thành viên các hợp tác xã tín dụng và hiệp hội tín dụng và các nguồn tài chính phi
chính thức.
Những người cung cấp và sử dụng dòch vụ tài chính cùng đến với các thò trường và
gặp gỡ thông qua nhiều công cụ khác nhau, công cụ thực hiện nhiều nhất là cho
vay và gửi tiền. Trong khi hầu hết những người cho vay chính thức chỉ cung cấp các
khoản vay ngắn hạn cho mục đích sản xuất (nông nghiệp và phi nông nghiệp), một
số ít cũng cho vay tiêu dùng và cho vay có kỳ hạn. Hầu hết các tổ chức tài chính
phi chính phủ chuyên cung cấp các khoản vay ngắn hạn mà người vay có thể sử
dụng vào bất kỳ mục đích gì. Phần lớn các ngân hàng truyền thống chỉ cung cấp
các khoản vay có thế chấp, nhưng một số ngân hàng và hầu hết NGO cung cấp các
khoản vay không cần thế chấp.
Các thò trường thông thường bò phân khúc với một số nguồn chuyên cung cấp các
công cụ có giới hạn cho một số loại khách hàng cụ thể (Yadav, Otsuka và David,
1992; Nagarajan, Meyer và Hushak, 1995). Những người sử dụng dòch vụ có thể
thỏa mãn tất cả các nhu cầu của họ từ một nguồn, nhưng thường là họ sử dụng
nhiều nguồn. Các khoản vay chính thức thường có lãi suất thấp hơn nhưng lại có chi
phí giao dòch cao hơn so với nguồn vay phi chính thức, do vậy mà những người vay
tiền ở Châu Á thường vay các khoản nợ lớn cho sản xuất từ các nguồn chính thức
và các khoản vay nhỏ cho tiêu dùng hoặc trong trường hợp khẩn cấp từ các nguồn
phi chính thức. Hệ thống chính thức và phi chính thức được liên kết khi một thương
nhân vay của ngân hàng để cho các nhà sản xuất vay như giao ước, hay khi một
nhóm tương trợ hoặc NGO huy động tiền tiết kiệm ở một làng và gửi ở một ngân
hàng ở nơi khác.
Nhiều nước đang cố gắng khai thác lợi thế tương đối của mỗi loại tài chính bằng
cách củng cố sự liên kết giữa chúng. Ví dụ như trường hợp nghiên cứu sẽ được trình
bày sau về các dự án tài trợ của Đức được thiết kế nhằm liên kết các nhóm tương
trợ và NGO với các tổ chức tài chính chính thức. Vì những vấn đề về thông tin và
chi phí giao dòch cao, người dân của một số vùng cụ thể chỉ có thể tiếp cận một ít
các nhà cung cấp dòch vụ. Các vùng xa với điều kiện giao thông kém có thể không
tiếp cận được các tổ chức tài chính chính thức. Điều này giải thích tại sao các nhà
hoạch đònh chính sách ở Châu Á cố gắng thuyết phục các ngân hàng mở rộng phạm
vi hoạt động, và tại sao nhiều NGO nhắm vào các hộ gia đình ít hoặc không có khả
năng tiếp cận nguồn tài chính chính thức.
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 6
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
Một rắc rối chủ yếu là phạm vi mà các khoản vay không chính thức, đặc biệt là
người cho vay tiền, được khai thác. Khái niệm cho vay nặng lãi thường được dùng
để ám chỉ tài chính phi chính thức, nhưng lại có tương đối ít bằng chứng rõ ràng để
đánh giá liệu lãi suất cho vay cao này có vượt quá chi phí và rủi ro của việc cho
vay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lượng lớn người cho vay hoạt động
trên một thò trường và mỗi người chỉ cho vay một khoản khá nhỏ (Aleem, 1993).
Bằng chứng về việc có nhiều người cho vay thường được dùng để lập luận rằng có
sự tồn tại các điều kiện cạnh tranh và do đó lãi suất mặc dù cao nhưng lại phản ánh
chi phí thực. Tuy nhiên, do sự phân khúc thò trường, bản thân số lượng người cho
vay không thể chứng minh một cách thuyết phục rằng thò trường là cạnh tranh hoàn
hảo. Một người đi vay có thể bò giới hạn trong số một vài người cho vay phi chính
thức, đó là những người có các khoản tiền sẵn có và thông tin đầy đủ về người vay
(Esguerra, Nagarajan và Meyer, 1991).
Chi phí và rủi ro của việc cung cấp dòch vụ tài chính
Việc cung cấp các dòch vụ tài chính sẽ sử dụng nguồn lực của nền kinh tế. Xây
dựng một hệ thống tài chính hiệu quả là tốn kém, và việc cung cấp dòch vụ tạo ra
chi phí cho cả người cung cấp và người sử dụng. Chi phí hình thành một hệ thống
tài chính chính thức bao gồm chi phí trực tiếp cho xây dựng, trang bò và cung cấp
nhân lực cho hệ thống ngân hàng, hợp tác xã và các tổ chức tài chính. Ngoài ra còn
cá nhiều chi phí gián tiếp đáng kể trong việc hình thành và vận hành các tòa án, hệ
thống pháp lý, các thể chế điều tiết và quản lý cũng như các hệ thống liên lạc,
thông tin và vận chuyển cần thiết cho hệ thống ngân hàng và cho quan hệ giữa
ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý.
Chi phí giao dòch của người cung cấp và sử dụng dòch vụ
Tài chính là một ngành công nghiệp thâm dụng thông tin. Cung cấp dòch vụ tài
chính đòi hỏi nhiều chi phí cho thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng một lượng lớn các
thông tin về khách hàng, các khoản nợ và tài khoản tiết kiệm. Các tổ chức phải học
cách sử dụng các thông tin này một cách hiệu quả để quyết đònh cung cấp dòch vụ
gì, cho ai và với mức giá nào. Họ phải thiết kế, theo dõi và đảm bảo hiệu lực của
các hợp đồng tài chính, và đồng thời phải kiếm đủ thu nhập để trang trải các khoản
chi phí nhân sự, vốn, thuế, đảm bảo sự tuân thủ các quy đònh và chi phí thất thoát
các khoản nợ (Ngân hàng Thế giới, 1989). Các tổ chức chính thức phải thu thập và
đánh giá một cách hệ thống các thông tin cần thiết để theo dõi khách hàng, ra các
quyết đònh cho vay, giám sát tình trạng của người vay, và họ phải tuân theo các
quy đònh được lập ra bởi những người sở hữu, điều hành và các nhà quản lý. Những
người cho vay phi chính thức và thương nhân có lợi thế hơn bởi vì họ có thể tiếp
cận thông tin khách hàng một cách hiệu quả thông qua việc cùng sống và làm việc
với người vay trong làng. Họ có được sự tự do quyết đònh phục vụ ai và không phục
vụ ai mà không cần phải giải thích với bất cứ ai.
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 7
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
Người sử dụng dòch vụ tài chính cũng phải chòu chi phí giao dòch bao gồm giá trò
của thời gian bò mất đi, chi phí đi lại và các chi phí ngoài lãi suất kháctrong việc
nhận và hoàn trả các khoản vay hoặc tiền gửi. Người vay thường phải đến các ngân
hàng ở xa để đăng ký vay, cung cấp các giấy tờ và thông tin do phía cho vay yêu
cầu, và phải thanh toán các chi phí. Tương tự, người gửi tiền cũng phải chòu chi phí
đi lại và chi phí cơ hội của thời gian chờ đợi gửi và rút tiền. Các tổ chức tài chính đã
thử nghiệm nhiều biện pháp cắt giảm chi phí. Ví dụ, Việt Nam sử dụng dòch vụ
ngân hàng lưu động và nhiều nước khác thử nghiệm việc cho vay thông qua các
dây chuyền tín dụng (lines of credit). Nhiều NGO cho vay theo nhóm thay vì theo
từng cá nhân để giảm chi phí giao dòch.
Các cuộc khảo sát ở nhiều nước đang phát triển đã phát hiện ra rằng các khoản vay
ở nông thôn tạo ra một khoản chi phí giao dòch cho người vay từ 1% đến 30% trên
lượng tiền vay (Meyer và Cuevas, 1992). Tỷ lệ cao nhất được ghi nhận ở
Bangladesh đối với các khoản vay nhỏ. Các tổ chức có sự hỗ trợ kém, các quy tắc
tài chính, các tổ chức nhỏ, lượng vay nhỏ và thiếu sự đổi mới đều làm tăng các chi
phí như vậy. Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những yêu cầu quá cao của các nhà
tài trợ làm tăng chi phí giao dòch đối với người cho vay và người vay (Cuevas và
Graham, 1984). Do chi phí giao dòch cao, người vay có xu hướng sử dụng các nguồn
phi chính thức để vay cho các khoản tiêu dùng nhỏ mặc dù lãi suất cao hơn so với
các khoản vay chính thức.
Rủi ro của việc cung cấp và sử dụng các dòch vụ tài chính
Người cung cấp và sử dụng dòch vụ tài chính đối mặt với rất nhiều rủi ro và những
rủi ro này làm tăng chi phí. Người cho vay đối mặt với rủi ro tín dụng do người vay
có thể không trả được nợ. Họ phải đương đầu với rủi ro về giá cả do những thay đổi
không thể lường trước về lãi suất và rủi ro về tỷ giá hối đoái nếu họ có những
khoản nợ bằng ngoại tệ. Ngoài ra còn có rủi ro hệ thống là tình huống mà ở đó sự
vỡ nợ của một hoặc một vài con nợ lớn có thể làm nguy hại toàn bộ hệ thống tài
chính (Ngân hàng Thế giới, 1989). Khủng hoảng tài chính và tiền tệ vừa qua ở
Châu Á là một ví dụ cho rủi ro tác động minh hoạ mà ở đó các nhà đầu tư nghi ngờ
những rủi ro trong kinh doanh ở một nước do những vấn đề ở một nước khác.
Những người cho vay ở đòa phương với nhiều khoản cho vay tập trung ở khu vực
đòa lý ở nông thôn phải chòu những rủi ro do tính đồng biến của thu nhập: khách
hàng của họ đồng thời bò tác động bởi hạn hán và dòch bệnh. Các tổ chức tài chính
chính thức với tầm hoạt động rộng hơn sẽ có nhiều khả năng chống lại các cú sốc
có tính đòa phương và có thể cung cấp các khoản vay mà các hộ gia đình và doanh
nghiệp bò tác động cần đến.
Sự không cân xứng về thông tin tạo ra những rủi ro cho vay bởi vì người vay có
nhiều thông tin về những dự án và ý đònh của họ hơn người cho vay (Stiglitz và
Weiss, 1981). Người cho vay cố gắng giảm thiểu những rủi ro tín dụng bằng cách
cải thiện nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin về người vay và các dự án của họ.
Việc sử dụng thế chấp là phương thức phổ biến nhất để giảm rủi ro tín dụng. Tuy
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 8
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
nhiên điều này không hiệu quả đối với các quốc gia như Bangladesh, nơi mà khách
hàng không có những tài sản thế chấp có thể chấp nhận được, và các thủ tục pháp
lý tốn kém và mất thời gian đã ngăn cản việc áp dụng thế chấp. Do đó, nhân hàng
Grameen nổi tiếng và nhiều NGO ở Bangladesh đã sử dụng phương thức cho vay
theo nhóm để buộc người vay sử dụng những thông tin đòa phương để lựa chọn các
cá nhân vào nhóm và cũng để gây áp lực lẫn nhau đối với các thành viên trong
nhóm không trả đúng hạn.
Những ràng buộc về pháp lý đang cản trở các giao dòch tài chính ở các nền kinh tế
đang phát triển và chuyển đổi chỉ mới bắt đầu được nhận thức. Luật về các động
sản thế chấp là một ví dụ cản trở các doanh nghiệp dùng tài sản máy móc của mình
để thế chấp. Những giấy tờ có giá trò thanh toán cũng không được chấp nhận ở
nhiều nước. Điều này ngăn cản những người mua bán thiết bò vay mượn cho khách
hàng của họ (Fleisig, 1995). Một kênh gián tiếp nối các tổ chức tài chính chính thức
với người vay nhỏ bò phá vỡ, khả năng tiếp cận tín dụng bò giới hạn và lãi suất bò
nâng cao.
Người cho vay thông thường tăng lãi suất để trang trải cho các rủi ro, nhưng có
nhiều hạn chế trong biện pháp này. Một số nước có luật chống cho vay nặng lãi
cấm quy đònh lãi suất ở mức đủ cao để phục vụ khách hàng nhiều rủi ro nhất. Ví dụ,
Ấn Độ quy đònh mức lãi suất danh nghóa trần 4% đối với các khoản vay của phần
thò trường yếu nhất trong dân cư, và các ngân hàng thương mại buộc phải dành 1%
các khoản vay ưu đãi cho phần thò trường này. Trong trường hợp cực đoan, nâng lãi
suất có thể tự hủy diệt mình do sự lựa chọn ngược: lãi suất cao có thể là nản lòng
các khách hàng đáng tin cậy, để lại các khách hàng nhiều rủy ro. Hơn nữa, còn có
rủi ro về hiện tượng tâm lý ỷ lại: khách hàng có thể chấp nhận các dự án nhiều rủi
ro hơn để trang trải tiền lãi cao (Ngân hàng Thế giới, 1989). Còn có thể có sự
chống đối của xã hội đối với sự đònh mức lãi cao đối với các khách hàng nghèo để
trang trải các chi phí giao dòch và rủi ro cao do phục vụ những khoản cho vay và
tiền gủi nhỏ của họ. Ví dụ, NGO ở Pakistan và các nước khác chống đối lãi suất cao
đã sử dụng chi phí ẩn để giúp trang trải chi phí cho vay.
Tiết kiệm tài chính cũng liên quan đến rủi ro. Các tổ chức tài chính đối mặt với sự
mất cân xứng tiềm năng về tính thanh khoản khi huy động các khoản cho vay ngắn
hạn để thực hiện các khoản cho vay dài hạn. Họ đối mặt với sự sụp đổ tiềm năng
khi khả năng thanh khoản của một tổ chức tạo ra sự hoang mang cho người gửi tiền
và sau đó đồng loạt rút tiền ở tất cả các tổ chức khác, như đã từng xảy ra gần đây
trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á. Người gửi tiền phải đương đầu
với khả năng mất tiều gửi ở những tổ chức không có bảo đảm. Ngay cả khi các
khoản tiền gửi được bảo đảm, người gửi tiền có thể phải đợi rất lâu trước khi họ
thực sự nhận lại được số tiền một khi nhân hàng bò vỡ nợ. Rủi ro tiềm tàng của
người nghèo trong việc mất những khoản tiết kiệm là một vấn đề chính sách lớn ở
Bangladesh và nhiều nước khác, nơi mà các NGO không bò kiểm soát bởi các điều
luật trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Các tổ chức đòa phương nhỏ có nhiều
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 9
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
bất lợi so với các tổ chức lớn có mạng lưới phân tán rộng khắp, do trong trường hợp
xảy ra một vấn đề có tính đòa phương như hạn hán, người tiết kiệm chỉ muốn rút
tiền vào thời điểm mà người vay muốn vay (Binswanger và McIntire, 1987).
Chính phủ có thể thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu chi phí thông tin và rủi
ro cho vay. Ví dụ, tăng cường các yêu cầu kề kế toán và kiểm toán sẽ cải thiện chất
lượng thông tin về các doanh nghiệp lớn. Tạo ra các văn phòng tín dụng sẽ giúp ích
cho sự trao đổi thông tin về người vay. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và
thông tin liên lạc sẽ giảm chi phí thu thập và chia xẻ thông tin. Dự báo thông tin về
giá cả các hàng hóa và các cơ hội thò trường là đặc biệt có lợi cho người cho vay
nông nghiệp – người phải có kế hoạch về khả năng hoàn trả của người vay. Sự điều
tiết và giám sát thận trọng đối với các tổ chức tài chính sẽ làm giảm rủi ro cho
người gửi tiền và tránh được những rủi ro có tính hệ thống cho toàn bộ hệ thống tài
chính. Các kế hoạch đảm bảo nợ thường được sử dụng để giảm những rủi ro cho
vay, nhưng như chúng ta đã thấy ở Ấn Độ và Philippines, chúng thường không hiệu
quả trong việc giảm thiểu rủi ro và thường chỉ thực hiện được khi có một lượng trợ
cấp lớn (Meyer và Nagarajan, 1996). Chỉ trong những trường hợp cụ thể các kế
hoạch này mới tỏ ra hiệu quả trong việc mở rộng cho vay ở khu vực nông thôn
(Gudger, 1998).
Những chi phí và rủi ro cao ở khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn tỏ ra là nơi có nhiều vấn đề khó khăn và tốn kém trong việc
cung cấp các dòch vụ tài chính (FAO/GTZ, 1998). Khách hàng của các ngân hàng
nông nghiệp có tính phân tán hơn so với khách hàng ở thành thò và thường có các
khoản vay và tiền gửi nhỏ, tạo ra chi phí giao dòch trên đơn vò cao cho các tổ chức
tài chính. Chi phí thông tin cao cho người cung cấp và sử dụng dòch vụ cũng cao do
cơ sở hạ tầng về giao thông và liên lạc thường kém phát triển. Các khoản vay nông
nghiệp thường được coi là có tính rủi ro cố hữu do những rủi ro trong sản xuất và
marketing nông nghiệp. Hơn nữa, lợi nhuận của các khoản đầu tư trong nông
nghiệp thường thấp do những chính sách nông nghiệp ưu tiên cho thành thò. Việc
hoàn trả vốn vay còn có thể phụ thuộc vào tình trạng thỏa mãn hay chưa của các
nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Nhiều khách hàng tiềm năng ít có tài sản thế
chấp có thể chấp nhận được, và quyền sở hữu đất cầm cố có thể không chắc chắn
và khó mà buộc các bên tuân thủ. Mặc dù các nông hộ tham gia nhiều hoạt động,
sự tập trung của các cây trồng, vật nuôi trong một vùng đòa lý dẫn đến hậu quả là
sự đồng biến cao trong thu nhập của các hộ gia đình, và làm cho các tổ chức tài
chính đòa phương dễ bò thương tổn đối với những thảm họa ở đòa phương.
Nhận thức đầy đủ những chi phí và rủi ro này sẽ cung cấp một lý do cơ bản cho
chính phủ và các nhà tài trợ can thiệp vào thò trường tài chính nông thôn. Tuy vậy,
sự can thiệp này thường tập trung vào triệu chứng của các vấn đề hơn là nguồn gốc
sâu xa của chúng. Hầu hết các chính phủ đã đánh giá thấp những khó khăn, các chi
phí và rủi ro của việc cung cấp dòch vụ tài chính nông thôn. Hơn nữa, như đã lưu ý
trong trường hợp nghiên cứu, các nhà chính trò lại dùng các chính sách can thiệp
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 10
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
như là một cách để lấy lòng các cử tri. Tình huống này thể hiện rõ ràng nhất trong
các trường hợp nghiên cứu ở Bangladesh và Ấn Độ.
DIỄN BIẾN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN TÀI CHÍNH
NÔNG THÔN: CHUYỂN DỊCH TỪ MỆNH LỆNH SANG THỊ
TRƯỜNG
Sự can thiệp của chính phủ vào các thò trường tài chính
Các chính phủ cán thiệp vào thò trường tài chính bằng nhiều cách. Về mặt lòch sử,
họ đã kiểm soát các phương tiện thanh toán để bảo đảm sự vững chắc và nắm được
đặc quyền phát hành tiền
†
(Ngân hàng Thế giới, 1989). Gần đây hơn, họ đã cố
gắng gây ảnh hưởng qua phân phối tín dụng. Đây sẽ là đề tài sẽ được thảo luận
trong phần tiếp theo. Sự quan tâm chủ yếu của họ thường là đảm bảo các ngân
hàng hoạt động một cách thận trọng. Tác động của sự vỡ nợ của các ngân hàng là
đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển bởi vì các nước này có rất ít nguồn
tài chính cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra
khi sự điều tiết của chính phủ thất bại như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài
chính và tiền tệ ở Châu Á. Người gửi tiền mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng
trong những tình huống như thế. Do đó chính phủ đã đưa ra bảo hiểm tiền gửi và
chức năng cho vay như là cứu cách cuối cùng của các ngân hàng, và bảo lãnh cho
các tổ chức vỡ nợ nhằm tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, giảm thiểu mất
mát của người gửi tiền và khôi phục lòng tin đối với hệ thống ngân hàng. Ví dụ, do
thiếu lòng tin vào ngân hàng trong cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 1997, người
Indonesia đã chuyển các khoản tiền gửi sang các ngân hàng nhà nước và nước
ngoài mà họ cho là mạnh hơn (McLeod, 1998). Chính phủ cuối cùng đã phải đồng
ý bảo vệ tất cả những người gửi tiền nhằm xoa dòu thò trường.
Các chính phủ ảnh hưởng tốc độ tăng của lượng cung tiền và lãi suất như là một
phần của chức năng quản lý kinh tế vó mô. Những thủ tục điều tiết và giám sát thận
trọng đã được thực thi nhằm ngăn chặn gian lận và sự chấp nhận rủi ro quá mức của
các tổ chức tài chính. Chúng bao gồm yêu cầu vốn tối thiểu, chế độ báo cáo và
kiểm toán và sự giới hạn trong danh mục đầu tư. Khó khăn của việc quản lý là đảm
bảo sự cân bằng giữa hiệu quả và đổi mới, vốn đòi hỏi sự tự do hành động, và tính
ổn đònh, vốn đòi hỏi sự điều tiết. Một vấn đề được quan tâm gần đây là vấn đề tâm
lý ỷ lại khi các ngân hàng không được phép phá sản. Nếu các ông chủ và nhà quản
lý ngân hàng không bò buộc phải trả giá cho những sai lầm của họ, họ có thể thực
hiện những cuộc đầu tư mạo hiểm trong tương lai khi biết rằng chính phủ và các tổ
chức quốc tế sẽ gánh chòu những khoản lỗ của họ.
†
Thuật ngữ này chỉ lợi nhuận thu được bằng cách phát hành tiền.
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 11
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
Tín dụng trực tiếp (Directed Credit)
Hầu hết các nước Châu Á coi sự kiểm soát tài chính là một phương tiện quan trọng
để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, mở rộng xuất khẩu, khuyến khích các doanh
nghiệp nhỏ, chống đói nghèo và đảm bảo nguồn cung lương thực rẻ cho khu vực
thành thò. Thay vì dựa vào các tổ chức tài chính để sử dụng cơ chế thò trường nhằm
huy động tiền tiết kiệm và phân phối nguồn lực, họ can thiệp vào thò trường để
hướng tín dụng vào các mục tiêu cụ thể. Năm hình thức can thiệp chính đã được sử
dụng: những yêu cầu và hạn mức cho vay bắt buộc đối với các ngân hàng, các kế
hoạch tái tài trợ (refinance), cho vay với lãi suất ưu đãi, tín dụng có đảm bảo và
cho vay của các tổ chức phát triển. Những hoạt động này nhằm tăng lượng cho vay
đối với những khách hàng hoặc khu vực ưu đãi bằng cách giảm chi phí và rủi ro.
Những chương trình xóa nợ cũng được sử dụng để giảm bớt gánh nặng của những
người được ưu tiên vay.
Các cơ quan tài trợ đã thực hiện nhiều khoản đầu tư quan trọng trong các dự án
đònh hướng tín dụng và phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần tín dụng. ADB
đã duyệt 72 dự án từ 1970 đến 08/1991 với tổng đầu tư 1,4 tỷ đô la. Hơn 1 tỷ đô la
được giải ngân cho các dự án cung cấp tín dụng cho nông dân và hợp tác xã để đầu
tư và trang thiết bò. Hơn 60% các dự án tín dụng đã triển khai ở 13 nước có nền
kinh tế thò trường trong khu vực (ADB, 1993).
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tàc động của tín dụng trực tiếp nhưng không có
nghiên cứu nào có thể chỉ ra một cách chính xác những tác động trong một tình
huống cụ thể. Mặc dù các ngành công nghiệp và doanh nghiệp được ưu đãi có thể
nhận được nhiều khoản vay hơn so với trường hợp không có tín dụng trực tiếp, sẽ
rất khó khăn trong việc xác đònh tăng trưởng chung bò tác động như thế nào. Vấn đề
là trợ cấp tín dụng không phải là miễn phí mà ai đó phải gánh chòu những chi phí
này. Nếu các quy đònh tạo ra sự tương trợ giữa các ngân hàng, những người vay
không ưu tiên sẽ phải trả một phần chi phí do lãi suất cao hơn. Chủ ngân hàng cũng
có thể chòu mức lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp hơn. Hơn nữa, phân phối tín dụng có
thể làm tồi tệ hơn sự phân phối thu nhập nếu tín dụng vô tình hay cố ý thiên vò các
doanh nghiệp lớn. Tác động rõ ràng nhất đã được quan sát qua những thiệt hại mà
tín dụng trực tiếp giáng vào hệ thống tài chính (Ngân hàng Thế giới, 1989). Nhiều
tín dụng trực tiếp trở thành các khoản nợ khó đòi có mức lãi suất thấp đã khuyến
khích những khoản đầu tư không có lợi. Trong một số trường hợp người vay cố tình
vỡ nợ vì họ tin rằng chính phủ sẽ xóa nợ cho họ, hoặc sẽ không có những hành
động chống lại người vỡ nợ thuộc lónh vực ưu tiên. Kỷ luật tài chính bò tổn thương
và các đònh chế trung gian sẽ bò suy yếu. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cho các tổ
chức tài chính phát triển ở Châu Á và nhiều tổ chức không trả được nợ, bò đóng cửa
hoặc phải được tái cấp vốn, đôi khi diễn ra nhiều lần. Các kế hoạch tái cấp vốn sẽ
không khuyến khích huy động vốn, làm suy giảm vai trò trung gian tài chính. Do
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 12
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
đó, bất kể nền kinh tế được lợi như thế nào, tín dụng trực tiếp cũng sẽ buộc hệ
thống tài chính phải chòu một chi phí rất cao
‡
.
Những nghi ngờ về mô hình tín dụng trực tiếp cho nông nghiệp
Các nhà hoạch đònh chính sách trong thập niên 1950 và 1960 đã giả đònh rằng nông
dân thiếu khả năng tiếp cận tín dụng, rằng những người cho vay phi chính thức lấy
mức lãi suất cắt cổ và rằng những khoản vay ngắn hạn phi chính thức với lãi suất
cao là không thích hợp cho đầu tư sản xuất vốn được coi là cần thiết cho sự thay đổi
về công nghệ và phát triển nông thôn bền vững. Do đó, các chính sách cung cấp tín
dụng trực tiếp cho nông nghiệp đã được thực hiện để khắc phục những khiếm
khuyết nêu trên của thò trường tài chính. Một vai trò quan trọng đã được giao cho
các tổ chức tài chính để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế và xã hội. Mô hình này
được dựa trên một ý tưởng sai lầm rằng sự nghèo đói ở nông thôn có thể được giải
quyết chỉ bằng tín dụng (Adam, 1998). Các nhà tài trợ đã giúp phát biểu một cách
có hệ thống những ý tưởng này và tài trợ nhiều dự án mở rộng dòch vụ tài chính và
marketing ở khu vực nông thôn (Meyer và Larson, 1997).
Tổng kết mùa xuân của USAID và hội thảo của FAO
Hai sự kiện lớn đã thu hút sự quan tâm về mô hình tín dụng trực tiếp được sử dụng
để hợp lý hóa các dự án tín dụng nông nghiệp ở các nước đang phát triển:Tổng kết
mùa xuân năm 1972/73 của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Hội thảo
thế giới về Tín dụng cho nông dân ở các nước đang phát triển được tổ chức tại tổng
hành dinh tại Rome của Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hiệp quốc.
Tổng kết mùa xuân là một bài diễn thuyết đồ sộ. Khoản 60 báo cáo về các chương
trình tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển đã được soạn thảo và 20 bài
phân tích đã được thực hiện. Bảng tổng kết tổng cộng lên tới 6000 trang. Bảng tổng
kết đã tạo ra được sự tranh luận giữa các tác giả các nhà nghiên cứu, nhân viên
USAID và các nhà hoạch đònh chính sách trong các cuộc hội thảo tổ chức ở các
nước đang phát triển và cuộc hội thảo cuối cùng tổ chức tại Washington DC. Cuối
cùng, một cuốn sách đã được xuất bản tóm tắt những kết quả phân tích và thảo luận
(Donald, 1976). Hội thảo của FAO bắt đầu bằng một nghiên cứu thực hiện bởi một
nhóm các nhà nghiên cứu gồm nhân viên của FAO và Cassa di Risparmio delle
Provincie Lombarde (CARIPLO) (FAO/CARIPLO, 1975). Nội dung của báo cáo
này đã được thẩm đònh tại các cuộc hội thảo ku vực về tín dụng nông nghiệp, và đã
trở thành tài liệu thảo luận chính tạo Hội thào FAO.
‡
Cuối thập niên 1980, Egaitsu (1988) đã kết luận rằng tín dụng trực tiếp cho nông nghiệp đã tạo ra
tác động tích cực trong việc mở rộng tầm hoạt động nhưng cũng nhận thức được rằng khả năng duy
trì hoạt động thật sự là vấn đề.
Fulbright Economics Teaching Program Rural Development Rural Financial Markets in Asia
Chapter 3: Development of Rural Financial Markets
Richard L. Meyer et al. 13
Dòch và Hiệu đính: Nguyễn Trọng Hòai
Những phát hiện chủ yếu của hai sự kiện này là những thách thức tiềm ẩn của biện
pháp đònh hướng tín dụng. Hai sự kiện này đã mở rộng tầm nhìn qua 10 điểm then
chốt:
• Các dự án tín dụng cho nông dân nhỏ là một phần của thò trường vốn nông
thôn
§
. Những người nông dân nhỏ có xu hướng tiếp cận nhiều hơn đến
nguồn vốn phi chính thức, và phần lớn sự gia tăng trong nguồn tài chính
chính thức sẽ về tay những người nông dân lớn.
• Việc đưa ra các chương trình tín dụng nông nghiệp đặc biệt được trợ cấp
ngăn cản những người cho vay thương mại mở rộng đòa bàn hoạt động ở khu
vực nông thôn. Điều này sẽ duy trì sự tồn tại vónh viễn của tính hai mặt vốn
vẫn hiện diện trên thò trường tài chính nông thôn.
• Lãi suất thấp (cả danh nghóa lẫn thực) là vấn đề rắc rối nhất. Nhiều nhà
phân tích lập luận rằng chính sách duy trì lãi suất thấp là nhân tố quan trọng
bóp méo sự phân phối nguồn vốn.
• Lãi suất ưu đãi cho nông dân nhỏ đặc biệt bất lợi cho việc tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức, và không phải là một biện pháp hiệu quả để thực hiện các
khoản chuyển nhượng cho nông dân nhỏ.
• Lãi suất thấp góp phần quan trọng trong việc quyết đònh khả năng trang trải
các chi phí và rủi ro hơn là tác động đến nhu cầu vay vốn của nông dân.
Đầu tư có lãi và công nghệ mới, nguồn cung các đầu vào cho nông nghiệp
và giá cả mà người sản xuất nông nghiệp nhận được là quan trọng trong
quyết đònh vay vốn hơn là mức lãi suất thấp.
• Khi lãi suất và các khoản trợ cấp khác được cung cấp, chúng sẽ được dùng
để xây dựng đònh chế hơn là chuyển cho nông dân dưới dạng các khoản vay
có lãi suất thấp. Huy động tiền tiết kiệm nên được chú ý hơn trong chính
sách tài chính. Mức lãi suất thấp trả cho các khoản tiết kiệm sẽ hủy hoại
khả năng huy động tiền tiết kiệm ở nông thôn.
• Tỷ lệ nợ quá hạn sẽ cao và đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn, nhưng bảo hiểm
mùa màng và tín dụng và bảo đảm cho các khoản vay không phải là giải
pháp tốt để giải quyết vấn đề.
• Chi phí quản lý nợ vay sẽ cao và đòi hỏi các biện pháp đổi mới nhằm giảm
thiểu chi phí như các chi nhánh dòch vụ ngân hàng cục bộ, ngân hàng lưu
động, nhân viên ngân hàng ở cấp làng xã và sự thành lập của các ngân hàng
nông thôn. Việc cho vay theo nhóm góp phần giảm chi phí nhiều hơn là cải
thiện khả năng thu hồi nợ.
§
Khái niệm thò trường vốn được sử dụng lần đầu tiên trong phần thảo luận về tín dụng nông nghiệp.
Sau đó, khái niệm thò trường tài chính mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi.