Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Căn bản về Tổng năng suất nhân tố sản xuất doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.81 KB, 2 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ & Phát triển Căn bản về TFP
Bài đọc cho Buổi 1, ngày 31/12/2002
Căn bản về Tổng năng suất nhân tố sản xuất
David Dapice
Chúng ta đều đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Ta đem sản lượng
của một nhà máy chia cho số công nhân và có kết quả sản lượng bao nhiêu tấn (ví dụ xi
măng) trên mỗi công nhân mỗi năm. Đôi khi năng suất được tính trên mỗi giờ làm việc,
hoặc tử số được tính ở mức giá không đổi cho nhiều loại sản lượng khác nhau. Ví dụ, một
nhà máy sản xuất nhiều loại hình dạng thép khác nhau không nên dùng sản lượng bao
nhiêu tấn trên mỗi công nhân, mà nên dùng một giá trị không đổi, hay giá trị gia tăng, trên
mỗi công nhân để có thể ước tính chính xác về sản lượng trên mỗi công nhân.
Năng suất lao động là một khái niệm hữu ích nhưng chưa đầy đủ. Thông thường,
chúng ta muốn biết tất cả các nhập lượng tính gộp chung có hiệu quả như thế nào, chứ
không chỉ riêng một nhập lượng. Ví dụ, nếu công nhân có rất ít vốn hay có công nghệ rất
thấp, họ có thể rất lành nghề và làm việc rất siêng năng nhưng vẫn có năng suất lao động
thấp. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã đưa ra một khái niệm mở rộng năng suất lao
động sang vốn. (Đôi khi có thể thêm vào những nhập lượng khác, nhưng đây là hai nhập
lượng quan trọng nhất.) Về căn bản, khái niệm tổng năng suất nhân tố sản xuất (TFP) là
một cách đo lường năng suất của cả vốn lẫn lao động cùng lúc trong một hoạt động cụ thể
hay cho cả nền kinh tế.
Để có được số đo chung cho cả hai nhập lượng, ta cần phải tính trọng số cho
chúng. Trọng số là tỉ lệ đóng góp tương đối của mỗi nhập lượng vào sản xuất. Một hàm
số sản xuất thể hiện mối liên hệ giữa những mức gia tăng của các nhập lượng khác nhau
với một mức gia tăng và duy nhất của sản lượng. Ví dụ, hàm số sản xuất Cobb-Douglas là
một hàm cho thấy nếu tăng gấp đôi tất cả các nhập lượng thì sẽ tăng sản lượng gấp đôi, và
tăng gấp đôi một nhập lượng thì sẽ tăng sản lượng, nhưng với một tỉ lệ giảm dần. Tức là
nó có lợi tức giảm dần. Phương trình của hàm số đó là: Sản lượng = A K
a
L
(1-a)
. Ở đây,


“A” là yếu tố thay đổi công nghệ - A càng cao thì đạt sản lượng càng cao với cùng nhập
lượng. K là dòng chảy của các dịch vụ vốn từ lượng vốn, và L là số ngày làm việc của lao
động. Số mũ “a” là tỉ phần của vốn trong sản lượng, còn “1-a” là tỉ phần của lao động
trong sản lượng. Trong hàm số sản xuất này, “A” là một số đo tốt về tổng năng suất nhân
tố sản xuất (TFP). Đó là sản lượng trên mỗi đơn vị vốn và lao động được tính trọng số.
Những loại hàm số sản xuất khác có các hệ số tương tự.
Nếu ta quan tâm đến tỉ lệ tăng trưởng sản lượng, chứ không phải mức sản lượng,
giả sử ta có tình huống trong đó K và L đều tăng trưởng 3% / năm, nhưng sản lượng tăng
trưởng 5% / năm. Trong trường hợp đó, TFP được xem là tăng trưởng 2% / năm. Nếu vốn
tăng 10% và lao động tăng 2%, thì ta cần phải biết trọng số của mỗi nhập lượng. Nếu
trọng số là 0,5 cho mỗi nhập lượng, ta sẽ kỳ vọng tỉ lệ tăng trưởng 5,9% / năm với năng
suất không thay đổi. Nếu tỉ lệ tăng trưởng thực tế là 7% / năm, thì TFP tăng trưởng 1,1% /
năm. (Đây có thể gần giống với tình hình ở Việt Nam!)
David Dapice 1 Dịch: Lửa Hạ
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ & Phát triển Căn bản về TFP
TFP có thể tăng vì nhiều lý do. Chất lượng của lao động có thể tăng lên, giúp cho
một giờ làm việc đem lại nhiều sản lượng hơn. Có thể có thay đổi về thành phần hay chất
lượng của vốn, khiến cho vốn có hiệu quả cao hơn. (Những nhà máy thép mới hơn cần ít
vốn, lao động và năng lượng hơn để sản xuất ra một tấn thép). Liên quan đến điều này, có
thể có tiến bộ công nghệ. Điều này có thể xuất phát từ công tác nghiên cứu và phát triển
(R&D) trong nước, vay mượn từ tri thức toàn cầu, hay chỉ đơn giản là rút kinh nghiệm từ
thực tế làm việc. Cũng có thể có tái phân bổ nguồn lực. Một người lao động chuyển từ
một công việc đồng áng có năng suất thấp sang một công việc có năng suất cao trong nhà
máy sẽ trở nên có hiệu quả hơn, dù trình độ học vấn không thay đổi. Những thay đổi ngắn
hạn về cầu cũng có thể làm thay đổi TFP.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng TFP thực ra là một số đo về sự kém hiểu biết của
chúng ta. Tức là, nó xét đến sản lượng trên mỗi công nhân được giải thích bằng tăng
cường vốn – và bất cứ phần nào khác là TFP. Nhiều yếu tố, bao gồm nhưng không chỉ
riêng công nghệ, có thể thúc đẩy nó. Mức độ cạnh tranh nhiều hơn, lợi ích kinh tế nhờ quy
mô, việc tái phân bổ (nguồn lực), chính sách kinh tế tốt hơn v.v… đều giúp TFP tăng

trưởng. Sản lượng nông nghiệp tăng lên sau Đổi Mới là một ví dụ.
TFP rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Hầu hết các quốc gia nhận thấy rằng
tỉ lệ tăng trưởng dân số và lực lượng lao động chậm lại sau một thời gian, và có giới hạn
đối với lượng vốn có thể đầu tư mà không phải vay mượn nhiều khi có hại. Việc tái phân
bổ lao động cho những công việc có năng suất thấp có thể tiếp diễn trong một thời gian,
nhưng ngay cả điều ấy cũng kết thúc sau một vài thập niên. Vì vậy, nếu một nền kinh tế
biết cách khai thác được ngày càng nhiều hơn từ mỗi chiếc máy hay mỗi công nhân tăng
thêm thông qua công nghệ tốt hơn hay những phương tiện khác, thì sản lượng và thu nhập
sẽ cao hơn mà không cần phải đầu tư nhiều hơn về vốn. Có thể đã có nhận định rằng vốn
con người cũng có lợi tức giảm dần, nhưng đối với một nước như Việt Nam, dường như có
một giai đoạn trong đó TFP có thể tăng 2-4% / năm với chính sách tốt và tiếp tục mở rộng
và cải tiến giáo dục, cùng với việc tiếp tục nâng cấp vốn.
Hầu hết các quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh đều có tỉ lệ tăng trưởng TFP ít nhất
2% / năm, và một số ước tính cho thấy con số của Trung Quốc thậm chí còn cao hơn 4%.
Ngoài Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Thái Lan dường như cũng đạt kết quả khá tốt
(ít nhất 2% / năm) trong khi Hàn Quốc (1,5%), Indonesia (khoảng 1%), và Philippines
(tăng trưởng âm!) có kết quả kém hơn. Ở các nước giàu, TFP thường tăng trưởng ở mức
1-2% / năm trong những giai đoạn dài. Tại Mỹ, TFP tăng trưởng nhanh hơn mức đó
(2,2%) trong thời gian từ 1948 đến 1973, tăng trưởng chậm (gần 0%) trong thời gian 1973-
89, và lại tăng trưởng nhanh hơn kể từ 1990. Các nước châu Mỹ La tinh có tỉ lệ tăng
trưởng TFP rất khác biệt nhau, đôi khi âm nhưng ít khi cao hơn 1,5% / năm kể từ 1960.
David Dapice 2 Dịch: Lửa Hạ

×