Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Xây dựng tình huống và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.95 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

--------------------------

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VI MƠ 1
Đề tài: Xây dựng tình huống và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng
tối ưu của người tiêu dùng cụ thể.

Nhóm thực hiện: 6
Lớp học phần: 2140MIEC0111
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Ninh Thị Hoàng Lan

Hà Nam – 2021
1


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu hành vi của từng cá nhân, từng doanh nghiệp
như người tiêu dùng, người sản xuất, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp... cũng như sự tương
tác giữa họ trên các thị trường cụ thể. Nó giải thích tại sao các đơn vị và các cá nhân lại đưa
ra các quyết định về kinh tế và họ làm như thế nào để có các quyết định đó. Đối tượng
nghiên cứu của kinh tế vi mô là nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh
tế, nghiên cứu tính qui luật và xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô,
những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trị của Chính phủ. Vì sao phải nghiên cứu
kinh tế học vi mô? Kinh tế học vi mô được coi là một phân ngành quan trọng nhất cung cấp
các kiến thức nền tảng cho những ai muốn hiểu về sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể, Kinh tế vi mô tập trung
vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng,
thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các


chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của
chúng. Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt
nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực, miễn đây là nền kinh tế dựa
trên những nguyên tắc thị trường. Đây là điểm xuất phát cực kỳ quan trọng để mỗi cá nhân,
tổ chức cũng như chính phủ có thể dựa vào để đưa ra những ứng xử thích hợp nhằm thích
nghi và cải thiện tình huống kinh tế. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn
không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Do nguồn
lực có giới hạn, mỗi người mua hoặc bán đều phải tính tốn lựa chọn cho mình phương án
tiêu dùng tối ưu hoặc phương án tổ chức sản xuất kinh doanh tối ưu. Giúp bạn lí giải được
những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như tại sao ngày lễ người ta lại đi du
lịch nhiều? Tại sao trái cây cứ đến mùa lại hạ giá?...Kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung
vào một số nội dung quan trọng nhất như những vấn đề kinh tế cơ bản về thị trường, sản
xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp thị trường các yếu tố đầu vào, hạn chế của
kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ. Để có cơ sở nghiên cứu cụ thể về những
vấn đề nêu trên, kinh tế vi mơ trình bày những nội dung chủ yếu sau đây: Cầu và cung trên
thị trường; hệ số co giãn và ý nghĩa của các loại co giãn đó; lý thuyết hành vi người tiêu
dùng; lý thuyết hành vi người sản xuất; thị trường cạnh tranh và độc quyền; thị trường sức
lao động; sự trục trặc của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ. Trong đó có
vấn đề phân tích hành vi của người tiêu dùng. Sau đây nhóm chúng em sẽ làm rõ hơn về nội
dung nghiên cứu này. Để hiểu rõ lý thuyết cũng như cách áp dụng lý thuyết vào thực tế,
2


nhóm chúng em nghiên cứu về vấn đề lựa chọn tối ưu của một người tiêu dùng cụ thể trong
các mục sau của bài thảo luận.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:..........................................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG.............................................................5
1.1.SỞ THÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG...........................................................................................................5

1.1.1. Một số giả thiết cơ bản.......................................................................................................................5
1.1.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần.................................................................................6
1.1.2.1. Lợi ích...........................................................................................................................................6
1.1.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần...........................................................................................7
1.1.3. Đường bàng quan...............................................................................................................................8
1.1.3.1. Khái niệm đường bàng quan.....................................................................................................8
1.1.3.2. Tính chất của đường bàng quan................................................................................................9
1.1.4. Lợi ích cận biên và tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng........................................................11
1.1.4.1. Lợi ích cận biên (MU)...............................................................................................................11
1.1.4.2. Tỉ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng...................................................................................12
1.1.5. Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan......................................................................13
1.2. SỰ RÀNG BUỘC VỀ NGÂN SÁCH....................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm đường ngân sách...........................................................................................................15
1.2.2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách..........................................................16
1.2.3.Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách.................................................................16
1.3. SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU...............................................................................................17
1.3.1. Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu...............................................................................................17
1.3.1.1. Tiếp cận từ khái niệm tổng lợi ích, lợi ích cận biên..............................................................17
1.3.1.2. Tiếp cận từ đường bàng quan và đường ngân sách..............................................................19
1.3.2.Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi có các yếu tố thay đổi...............................................................20
1.3.2.1.Khi giá cả thay đổi.....................................................................................................................21
1.3.2.2. Khi ngân sách thay đổi.............................................................................................................21
CHƯƠNG 2:........................................................................................................................................................23
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG CỤ THỂ..........23
2.1. TÌNH HUỐNGNGHIÊN CỨU..............................................................................................................23
2.2. PHÂN TÍCH SỰ TIÊU DÙNG TỐI ƯU..............................................................................................23
2.3.

PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU...........................................25
3



CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG NÀY KHI GIÁ CẢ VÀ NGÂN SÁCH THAY ĐỔI....................................25
2.3.1. Phân tích sự thay đổi lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này................................25
khi giá cả thay đổi.......................................................................................................................................25
2.3.2. Phân tích sự thay đổi lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này................................34
khi giá cả thay đổi.......................................................................................................................................34
2.3.3. Phân tích sự thay đổi lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này................................37
khi cả giá cả và ngân sách thay đổi..........................................................................................................37
CHƯƠNG 3:........................................................................................................................................................41
KẾT LUẬN RÚT RA SAU KHI NGHIÊN CỨU...........................................................................................41
3.1. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA SAU KHI PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG LỰA CHỌN TIÊU
DÙNG TỐI ƯU CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG CỤ THỂ...................................................................41
3.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT HÀNH VI......................................................41
NGƯỜI TIÊU DÙNG.....................................................................................................................................41

4


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1.SỞ THÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG
Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người tiêu dùng đến mua sắm một hàng hóa hoặc dịch vụ
nào đó chính là sở thích về hàng hóa hoặc dịch vụ đó, tức là mong muốn được tiêu dùng
chúng. Giả sử bạn hài lòng về một sản phẩm nào đó, thì bạn sẽ sẵn sàng trả giá cao cho nó.
Ta có thể lấy ví dụ như sau: Bạn thích một cái váy thì bạn sẽ sẵn sàng mua nó với giá đắt
nhưng nếu bạn khơng thích thì thậm chí cho khơng bạn cũng khơng cần. Nhưng sở thích là
một khái niệm trừu tượng nên làm thế nào để đo được sở thích của người tiêu dùng để từ đó
có thể phân tích hành vi của họ? Giải quyết vấn đề này, Kinh tế học vi mơ định nghĩa sở
thích như sau: “Sở thích người tiêu dùng là mức độ ưu tiên lựa chọn giỏ hàng hóa này so với

giỏ hàng hóa khác của người tiêu dùng khi mua hàng hóa”.
Khái niệm sở thích người tiêu dùng được gắn chặt với khái niệm “giỏ hàng hóa” nhằm lượng
hóa sở thích của người tiêu dùng. Một giỏ hàng hóa là một tập hợp của một hoặc nhiều sản
phẩm được bán trên thị trường. Trên thực tế, với một số tiền nhất định trong tay, người tiêu
dùng thường mua nhiều loại hàng hóa hơn là chỉ mua một loại hàng hóa. Để đơn giản, chúng
ta sẽ lấy ví dụ về giỏ hàng hóa chỉ bao gồm 2 loại hàng hóa.

Giỏ hàng hóa
A
B
D
E
G
H

Thức ăn (kg)
20
10
40
30
10
10

Quần áo (bộ)
30
50
20
40
20
40


Bảng 1.1. Các giỏ hàng hóa lựa chọn
Bảng 1.1 cho ta thấy các giỏ hàng hóa khác nhau (A, B, E,...) là sự kết hợp số lượng thức ăn
và quần áo khác nhau. Quay lại định nghĩa, chúng ta có thể hiểu khái quát rằng nếu như giỏ
E có thể thỏa mãn người tiêu dùng hơn giỏ A thì người tiêu dùng sẽ thích giỏ E hơn giỏ A.
Như vậy là, các giỏ hàng hóa này giúp chúng ta nhận thấy sự so sánh của người tiêu dùng.
Từ đó chúng ta có thể miêu tả được sở thích của họ đối với thức ăn và quần áo.
1.1.1. Một số giả thiết cơ bản
Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng bắt đầu với ba giả thiết cơ bản về sở thích của người
tiêu dùng về các giỏ hàng hóa khác nhau. Chúng ta chấp nhận những giả định sau đúng với
tất cả mọi người trong mọi trường hợp.
5


• Giả định thứ nhất là sở thích đều mang tính hồn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có thể so
sánh và xếp hạng được tất cả các rổ hàng hóa thị trường theo sở thích của họ. Nói cách khác,
ví dụ như hai giỏ hàng hóa A và B, một người tiêu dùng sẽ thích A hơn thích B, hoặc thích B
hơn thích A, hoặc sẽ bàng quan với cả 2 giỏ hàng hoá. (Bàng quan ở đây với nghĩa là người
tiêu dùng sẽ cảm thấy thoã mãn như nhau khi dùng giỏ A hoặc B đó). Chú ý rằng khi nói sở
thích là phân tích trong điều kiện mà người tiêu dùng chưa bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng
hóa. Sở thích chỉ đơn thuần là sở thích. Ví dụ: Người tiêu dùng A sẽ thích ơ tơ hơn xe máy
nếu anh ta được chọn một trong hai hàng hố mà khơng phải trả tiền.
• Giả định quan trọng thứ hai là các sở thích có tính chất bắc cầu (hay tính nhất qn). Sự
bắc cầu có nghĩa là nếu một người tiêu dùng thích giỏ A hơn giỏ B, và thích giỏ B hơn giỏ C,
thì người tiêu dùng đó sẽ thích giỏ A hơn giỏ C. Ví dụ: nếu như người tiêu dùng thích xe
máy Yamaha hơn xe Honda, và anh ta lại ưa chuộng chiếc xe Honda hơn xe Dream, thì có
nghĩa là người tiêu dùng thích chiếc xe Yamaha hơn là chiếc Dream. Giả định bắc cầu này
bảo đảm rằng những sở thích của người tiêu dùng ln có tính nhất qn.
• Giả thiết thứ ba là người tiêu dùng ln thích nhiều hơn thích ít, mong muốn có được càng
nhiều hàng hóa càng tốt (tất cả các hàng hóa đều “tốt”). Thực tế, một số hàng hóa, ví dụ như

hàng hố gây ra ô nhiễm (không khí ô nhiễm), sẽ không được ưa chuộng và người tiêu dùng
ln tìm cách tránh xa các hàng hóa loại này.
Ba giả định trên là cơ sở cho xây dựng lý thuyết người tiêu dùng. Các giả thiết này khơng
giải thích sở thích của người tiêu dùng, nhưng lại giúp nhấn mạnh sự hợp lý của sở thích
người tiêu dùng. Hành vi của người tiêu dùng sẽ được phân tích dựa trên các giả định này.

1.1.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần
1.1.2.1. Lợi ích
Như chúng ta biết, mỗi một hàng hóa đều mang lại những lợi ích nhất định cho người tiêu
dùng. Sử dụng khái niệm lợi ích cũng cho phép chúng ta phân tích được sở thích của người
tiêu dùng. Vậy lợi ích là gì?
Theo kinh tế học, lợi ích là mức độ thỏa mãn mà một người có được từ việc tiêu dùng một
hàng hóa và dịch vụ nào đó. Lợi ích phản ánh mức độ đáp ứng thỏa mãn (kể cả về tâm lý)
quan trọng bởi vì con người duy trì lợi ích bằng cách mang về cho mình những thứ khiến họ
thấy thoải mái và tránh xa những thứ gây cho họ khó chịu. Tuy nhiên, trong phân tích kinh tế
học, lợi ích rất thường xuyên được sử dụng để tính tổng hợp mức thỗ mãn khi người tiêu
dùng “dùng” các rổ hàng hóa. Nếu mua ba quyển sách mà một người thấy hạnh phúc hơn là
mua một cái áo, thì ta nói rằng những quyển sách đem lại cho người đó nhiều lợi ích hơn.
Sở thích của người tiêu dùng có thể được thể hiện bằng hàm lợi ích. Hàm lợi ích thể hiện
quan điểm của một cá nhân chỉ ra một sự nhận thức cá nhân về mức lợi ích có thể đạt được
từ việc tiêu dùng một giỏ gồm một loại hàng hóa hay dịch vụ hay nhiều loại hàng hóa hay
6


dịch vụ được kết hợp theo nhiều cách khác nhau. Một dạng đơn giản của một hàm lợi ích đối
với một người tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y, có thể có dạng:
TU=f (X,Y)
Chúng ta có thể xác định hàm lợi ích với nhiều hàng hóa và dịch vụ . Hàm lợi ích lúc này sẽ
là: U=f( X1 , X2 ,….,Xn ). Trong đó Xi với i=i,n là lượng hàng hóa và dịch vụ thứ i, và TU là
tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hóa đã tiêu dùng X1 , X2 ,…Xn .

Như vậy, hàm lợi ích được dùng để xem xét về lựa chọn mức độ thỏa mãn của người tiêu
dùng. Sử dụng hàm lợi ích giúp chúng ta lượng hóa được các lựa chọn và sở thích của người
tiêu dùng để tiện so sánh.
1.1.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Khái niệm tổng độ thỏa dụng và độ thỏa dụng biên giải thích vì sau chúng ta lại tiêu dùng
một loại hàng hóa hay dịch vụ, cũng như vì sao chúng ta lại thơi tiêu dùng chúng vào một
thời điểm nào đó. Trái cam thứ nhất có thể gây cảm giác ngon miệng, nhưng đến trái cam
thứ hai ta cảm thấy không ngon bằng trái cam thứ nhất và tương tự đến trái cam thứ sáu, thứ
bảy có thể gây cảm giác buồn nơn. Điều này có nghĩa là tiêu dùng với số lượng càng lớn thì
độ thỏa dụng biên càng nhỏ. Hiện tượng này được các nhà kinh tế khái quát thành qui luật
gọi là qui luật lợi ích cận biên biên giảm dần.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau: lợi ích cận biên của một hàng
hóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ
nhất định.
Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm đi là do sự thỏa mãn hay bằng lòng đối với một hàng
hóa ngày càng giảm đi khi tiêu dùng tăng thêm mặt hàng đó. Qui luật lợi ích cận biên giảm
dần nói lên khi ta tiêu dùng với số lượng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng
lợi ích (độ thỏa dụng) tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ đúng khi tiêu dùng một số lượng nào đó của cùng một
loại hàng hóa hay dịch vụ trong cùng một thời điểm. Nếu tiêu dùng đồng thời nhiều loại
hàng hóa khác nhau thì chúng ta khơng có qui luật này.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng là bạn đang rất khát. Bạn sẽ sẵn sàng uống hết cốc nước đầu tiên rất
nhanh và thấy rất sung sướng khi uống cốc nước đó. Sau đó, đến cốc thứ 2, bạn sẽ ít khát
hơn và sẽ uống chậm lại và phần gia tăng “thoả mãn” của bạn đã thấp hơn so với cốc đầu
tiên. Nếu tiếp tục có lẽ chỉ đến cốc thứ 5 hoặc thứ 6 bạn sẽ dừng và không thể uống được
nữa có nghĩa bạn sẽ dừng lại khi khơng thể có thêm thỏa mãn cho bạn.
Quy luật lợi ích biên giảm dần phản ánh chân thực cuộc sống thực tế. Bạn có thể bắt gặp quy
luật này ở bất kỳ nơi nào và ở tất cả người tiêu dùng. Quy luật lợi ích biên giảm dần được
dùng để phân tích các vấn đề về thặng dư tiêu dùng, thậm chí cũng được sử dụng như một
cách tiếp cận để phân tích về lựa chọn của người tiêu dùng.

7


1.1.3. Đường bàng quan
1.1.3.1. Khái niệm đường bàng quan
Sở thích của một người tiêu dùng có thể được minh hoạ thông qua khái niệm đường bàng
quan. Một đường bàng quan (U) là tập hợp các điểm phản ánh những giỏ hàng hóa khác
nhau nhưng được người tiêu dùng ưa thích như nhau (hay mang lại lợi ích như nhau đối với
người tiêu dùng).
Ở tất cả các điểm trên cùng một đường bàng quan, người tiêu dùng khơng có bất kỳ sự phân
biệt nào giữa các giỏ hàng hóa.
Với ba giả định trên, người tiêu dùng có thể chỉ ra rằng họ thích giỏ hàng hóa này hơn giỏ
hàng hóa khác, hoặc họ thích hai giỏ như nhau. Để chứng minh điểm này, chúng ta vẽ đồ thị
dựa vào số liệu trong bảng 1.2 để cung cấp một cách nhìn tồn cảnh về các lựa chọn và sở
thích của người tiêu dùng.

Hình 1.2.Sở thích cá nhân của người tiêu dung
Hình 1.2 vẽ lại các điểm đại diện cho các giỏ hàng hóa đã cho trong bảng 1.1 Trục tung là số
lượng các đơn vị quần áo được mua hàng tuần (Clothing – units per week), trục hoành thể
hiện số lượng các đơn vị thực phẩm (Food – units per week). Giỏ A, với 20 đơn vị thực
phẩm, và 30 đơn vị quần áo sẽ được thích hơn giỏ G bởi vì giỏ A có nhiều quần áo và thực
phẩm hơn giỏ G (dựa trên giả thiết 3). Tương tự như vậy, giỏ E sẽ được thích hơn giỏ A. Do
vậy giỏ E sẽ được thích hơn giỏ G (dựa trên giả thiết 2).
Bởi vì nhiều hàng hóa hơn sẽ được ưa chuộng hơn là ít hàng hóa, do vậy có thể so sánh các
sở thích giữa các giỏ hàng hóa với nhau. Giỏ A rõ ràng là được thích hơn giỏ G, trong khi
8


giỏ E lại được thích hơn giỏ A. Tuy nhiên không thể so sánh giỏ B, D và A với nhau vì
khơng có đủ thơng tin mà dựa vào đó có thể so sánh được mức độ khác nhau về sở thích.

Giỏ B có nhiều quần áo hơn nhưng lại ít thức ăn hơn, trong khi giỏ D lại có nhiều thức ăn
hơn nhưng lại ít quần áo hơn giỏ A.
Đường bàng quan giúp giải quyết vấn đề này. Trên Hình 1.3 nếu qua A, B, D ta vẽ một
đường bàng quan U1, thì đường này chỉ ra rằng người tiêu dùng thích ba giỏ hàng hóa này
như nhau. Đường bàng quan cho chúng ta biết rằng người tiêu dùng khơng cảm thấy thích
hơn hoặc ít thích hơn nếu tăng 20 đơn vị quần áo và giảm 10 đơn vị thực phẩm từ giỏ A sang
giỏ B. Tương tự vậy, người tiêu dùng sẽ bàng quan giữa điểm A và D. Nhìn đồ thị ta có thể
suy luận rằng, người tiêu dùng sẽ thích giỏ A hơn giỏ H vì điểm H nằm ở dưới đường U1.

Hình 1.3. Đường bàng quan
Một đường bàng quan của một người, U1, là tập hợp tất cả các giỏ hàng hóa cùng có mức
thỏa mãn với giỏ A. Người tiêu dùng thích giỏ E hơn vì giỏ E nằm phía trên đường bàng
quan U1, và thích giỏ A hơn giỏ H, vì H nằm dưới đường U1.
1.1.3.2. Tính chất của đường bàng quan
Đường bàng quan có những tính chất sau:
• Thứ nhất, đường bàng quan ln có độ dốc âm (Hình 1.3). Để hiểu vì sao lại như vậy,
chúng ta hãy giả định ngược lại, đường bàng quan có xu hướng đi lên từ A tới E. Điều này
trái với giả định rằng càng nhiều hàng hóa, người tiêu dùng sẽ càng thích hơn. Thực vậy, rổ
E có nhiều hơn rổ A cả về thực phẩm và quần áo. Trong khi đó, đường bàng quan lại chỉ ra
9


rằng A và E phải được yêu thích như nhau. Trên thực tế, bất kỳ rổ hàng hóa nào nằm phía
trên đường bàng quan thì đều được u thích nhiều hơn các rổ hàng hoá nằm trên đường
bàng quan và ngược lại.
 Thứ hai, đường bàng quan là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ. Giả sử một người
tiêu dùng mong muốn lựa chọn thêm lượng hàng hóa X, nhưng vẫn duy trì một mức lợi ích
khơng đổi. Người này sẽ phải chấp nhận từ bỏ những đơn vị hàng hóa Y thì mới có thể thêm
được những đơn vị hàng hóa X, khi đó đường bàng quan sẽ dốc xuống và có độ dốc âm. Khi
lượng hàng hóa Y đánh đổi để có thể thêm những đơn vị hàng hóa X ngày càng ít đi, hàng

hóa Y ngày càng khan hiếm. Ngoài ra, sự lựa chọn tiêu dùng của người ngày tuân theo quy
luật lợi ích cận biên giảm dần. Tất cả những điều này giải thích tại sao đường bàng quan có
dạng cong lồi về phía gốc tọa độ.
• Thứ ba, các đường bàn quan khơng bao giờ cắt nhau. Để làm rõ điều này, chúng ta hãy giả
định rằng các đường này cắt nhau và chúng ta sẽ cùng xem vì sao điều này lại vi phạm các
giả định về hành vi người tiêu dùng. Hình 1.4 thể hiện 2 đường bàng quan U 1 và U2 cắt nhau
tại điểm A. Ta thấy rằng điểm A và B nằm trên cùng đường bàng quan U 1, do vậy A được
thích như B. Tương tự như vậy, A cũng được thích như D. Do có tính chất bắc cầu nên B và
D được thích như nhau. Tuy nhiên điều này vi phạm giả định 3 vì B có nhiều quần áo và
thực phẩm hơn D, nên B phải được thích hơn D. Như vậy, với việc vi phạm giả định về hành
vi người tiêu dùng, chúng ta có thể nói rằng các đường bàng quan khơng cắt nhau.
Quần áo
(Trong 1 tuần)
U2
U1

A

B
D

Thức ăn
(Trong một tuần)

Hình 1.4. Các đường bàng quan không thể cắt nhau
Nếu các đường U1 và U2 cắt nhau, một trong các giả định của lý thuyết hành vi người tiêu
dùng sẽ bị vi phạm.
 Thứ tư, đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức lợi ích càng lớn và ngược
lại. Hình 1.5 cho thấy, các giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan U 3 có lợi ích nhỏ hơn các
10



giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan U 1 và nhỏ hơn các giỏ hàng hóa nằm trên đường
bàng quan U2 . Ví dụ: Lợi ích của giỏ G lớn hơn lợi ích của giỏ A hoặc B hoặc C hoặc E và
lớn hơn lợi ích của giỏ D hoặc giỏ F.

Y
A
G
B

D

E
C

F

U1
U2
U3
X

Hình 1.5. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ biểu thị lợi ích càng lớn
1.1.4. Lợi ích cận biên và tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng
1.1.4.1. Lợi ích cận biên (MU)
Lợi ích cận biên (marginal utility) là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi sử dụng hay tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Chẳng hạn, tổng lợi ích (hay mức thỏa mãn)
của một người tăng khi anh ta có thêm một đơi giày.
Lợi ích cận biên được tính theo cơng thức:

MU= =TU (Q)
Khơng nên nhầm lẫn giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích. Tổng lợi ích là tổng số lợi ích thu
được từ tất cả các đơn vị hàng hóa tiêu dùng, cịn lợi ích cận biên là tổng số lợi ích thu được
khi sử dụng hay tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa.
11


1.1.4.2. Tỉ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng
Phần trên trình bày về sở thích của người tiêu dùng, các cách xác định định tính cũng như
định lượng về sở thích. Trên thực tế, chúng ta gặp phải một vấn đề rất khó xử. Ví dụ như,
mặc dù người tiêu dùng đều thích hai rổ hàng hóa như nhau, nhưng họ lại cần nhiều thực
phẩm để ăn hơn là nhiều quần áo để mặc. Khi đó họ sẽ phải quyết định nên chọn rổ nào, và
họ sẽ sẵn sàng bỏ đi bao nhiêu quần áo để đổi lấy lương thực. Để giải quyết vấn đề này,
Kinh tế vi mô đưa ra khái niệm “tỉ lệ thay thế cận biên” (viết tắt MRS).
Quay trở lại vấn đề, thông thường người tiêu dùng luôn đối mặt với việc đánh đổi giữa lựa
chọn hai, ba hay nhiều hàng hóa hơn nữa. Đường bàng quan có thể chỉ ra rõ ràng sự đánh
đổi này.
Hình 1.6 sẽ cho ta thấy rõ điều này: Đồ thị bắt đầu với điểm A, trượt dọc xuống từ trái qua
phải là các điểm B, D, E và G. Điểm B cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ 6 quần áo để
lấy một đơn vị thực phẩm vì tổng lợi ích vẫn khơng thay đổi. Tuy nhiên, ở điểm D cho thấy,
người tiêu dùng chỉ sẵn sàng từ bỏ 4 đơn vị quần áo để lấy một đơn vị thực phẩm. Càng
xuống các điểm thấp hơn người tiêu dùng sẽ càng đánh đổi ít hơn số đơn vị quần áo để lấy
thực phẩm.

Hình 1.6. Tỷ lệ thay thế cận biên
Độ dốc của đường bàng quan đo lường tỉ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa của người tiêu
dùng. Trong đồ thị, tỉ lệ thay thế biên giữa quần áo (Y) và thực phẩm (X), giảm dần từ 6
xuống 4, 2 và 1. Khi tỉ lệ thay thế biên giảm dần dọc theo đường bàng quan, đường này ln
có hình dạng lõm.
12



Tỉ lệ thay thế biên (MRS) được sử dụng để lượng hóa số lượng của một hàng hóa mà một
người tiêu dùng sẽ từ bỏ để dành được nhiều hàng hóa khác hơn trong khi tổng lợi ích khơng
đổi. MRS của thực phẩm X thay cho quần áo Y là lượng quần áo tối đa mà một người sẽ sẵn
sàng từ bỏ để giành được thêm một đơn vị thực phẩm. Nếu MRS bằng 3, người tiêu dùng sẽ
từ bỏ 3 đơn vị quần áo để lấy một đơn vị thực phẩm, trong khi nếu MRS bằng 1/2, thì chỉ 1/2
đơn vị quần áo bị từ bỏ để lấy thêm 1 đơn vị thực phẩm.
Trên hình 1.6, chúng ta sẽ đề cập tới lượng quần áo (Y ) từ bỏ để giành thêm một đơn vị
thức ăn (X). Nếu chúng ta ký hiệu sự thay đổi về lượng quần áo là ∆Y và lượng thay đổi
thực phẩm là ∆X, thì MRS có thể được viết lại là -∆Y/∆X. Dấu âm thể hiện rằng tỉ lệ thay
thế biên luôn là một số dương vì ∆Y ln âm. Như vậy, tỉ lệ thay thế biên ở bất kỳ điểm nào
đều bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan tại điểm đó.
Ngồi ra, như trên hình 1.6, điểm A và B nằm trên cùng một đường bàng quan nên có tổng
độ thỏa dụng TU là như nhau, do đó ta có:
TU=TUx + TUy

TU=TUx + TUy=0
(TUx/X).X + (TUy/Y).Y=0
MUx .X + MUY .Y=0
MUx\MUy =-∆Y/∆X

Do đó tỷ lệ thay thế cận biên cịn có thể được viết như sau:
MRSX/Y= - = = Độ dốc đường bàng quan
1.1.5. Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan
 Trường hợp X và Y là những hàng hóa thay thế hồn hảo được cho nhau.
X và Y được coi là những hàng hóa có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo nếu một
lượng nhất định hàng hóa Y ln ln có thể mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng
ngang với một đơn vị hàng hóa X. Nói cách khác, trong trường hợp này, khi hy sinh một
lượng hàng hóa Y và bổ sung thêm một đơn vị hàng hóa X, độ thỏa dụng của người tiêu

dùng sẽ luôn luôn không thay đổi, dù điểm xuất phát mà chúng ta xem xét là điểm nào trên
đường bàng quan. Khi X và Y là những hàng hóa thay thế cho nhau một cách hồn hảo,
MRSx/y sẽ khơng đổi, các đường bàng quan sẽ là những đường thẳng song song như thể
hiện trên hình 1.7

13


Hình 1.7. Đường bàng quan đối với hai loại hàng hóa thay thế hồn hảo
 Trường hợp X và Y là hai hàng hóa bổ sung hồn hảo cho nhau
X và Y được coi là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau nếu việc tiêu dùng thêm một
đơn vị hàng hóa X ln ln kéo theo việc tiêu dùng k đơn vị hàng hóa Y. Ví dụ, cứ mỗi khi
uống một cốc nước chè Lipton, một người tiêu dùng nào đó ln ln pha kèm theo 2 thìa
đường và người này không uống chè Lipton hay sử dụng đường trong bất cứ trường hợp nào
khác. Đối với người tiêu dùng này, chè Lipton và đường là những hàng hóa bổ sung hồn
hảo cho nhau. Khi X và Y là những hàng hóa bổ sung cho nhau một cách hồn hảo, MRS
khơng tồn tại, các đường bàng quan sẽ là những đường chữ L như thể hiện trên hình 1.8.

Y

U1
U2
U3
X

0

Hình 1.8. Đường bàng quan đối với hai loại hàng hóa bổ sung hồn hảo

14



1.2. SỰ RÀNG BUỘC VỀ NGÂN SÁCH
Ta thấy, chỉ hiểu về sở thích thì khơng giải thích được tất cả hành vi của người tiêu dùng, đặc
biệt là sự lựa chọn của người tiêu dùng khi tham gia mua hàng hóa. Lựa chọn cá nhân chịu
tác động khơng chỉ từ sở thích mà cịn từ giới hạn ngân sách hay khả năng chi trả của người
tiêu dùng khi mua hàng hóa. Do đó, phần này xem xét về các khái niệm kinh tế liên quan tới
giới hạn ngân sách của người tiêu dùng và kinh tế học đã sử dụng cơng cụ gì để phân tích
chúng. Từ đó, chúng ta sẽ xem xét các ảnh hưởng của giá và thu nhập lên khả năng chi trả
(mô tả qua đường ngân sách). Đây là cơ sở thứ hai cho việc phân tích lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng ở phần sau.
1.2.1. Khái niệm đường ngân sách
Giả sử người tiêu dùng có số tiền là I, sử dụng để mua hai loại hàng hóa là P x và Py . Mối
quan hệ giữa thu nhập bằng tiền (I) và số lượng hàng hóa X và Y có thể được mua được diễn
tả bằng công thức: XPx + YPy I. Dấu bằng biểu thị ràng buộc chặt, chính là phương trình
đường ngân sách. Phương trình đường ngânn sách có thể được viết lại dưới dạng một
phương trình tuyến tính như sau:
Y=

- X

Giá I/Py cho biết số lượng tối đa hàng hóa Y mà người tiêu dùng có thể mua nếu như khơng
mua một hàng hóa X nào. Tỷ lệ giá -Px/Py là độ dốc của đường ngân sách.

Y

I/Py
Y1

A


B

Y2

I0
0

X1

X2

I/Px

Hình 1.9.Đường ngân sách
Theo hình 1.9, độ đốc đường ngân sách bằng -tg = = - .

15

X


Như vậy, về mặt kinh tế, độ dốc đường ngân sách cho biết phải từ bỏ bao nhiêu hàng
hóa Y để mua thêm một đơn vị hàng hóa X khi ngân sách không đổi.
1.2.2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách
Như vậy, thu nhập (I) và giá của hàng hóa (P x và Py) xác định đường ngân sách của người
tiêu dùng. Nhưng trong thực tế, giá và thu nhập thường xuyên thay đổi. Vậy nó ảnh hưởng
tới đường ngân sách như thế nào?
Điều gì sẽ xảy ra với đường ngân sách khi thu nhập thay đổi? Từ công thức của đường ngân
sách, chúng ta thấy rằng sự thay đổi của thu nhập là một hằng số trong phương trình đường

ngân sách – thì đồ thị đường ngân sách sẽ chuyển dịch từ trái qua phải (nếu tăng mức thu
nhập), hay chuyển dịch từ phải qua trái (nếu giảm mức thu nhập).
.Ví dụ: Thu nhập thay đổi (với giá không đổi) sẽ làm đường ngân sách (I 1) dịch chuyển song
song. Khi thu nhập = 80$, đường ngân sách là I1. Nếu thu nhập tăng lên 160$, đường ngân
sách dịch chuyển sang vị trí I 2. Nếu ngân sách giảm xuống 40$, thì đường ngân sách sẽ dịch
chuyển vào trong I3.

Quần áo

I3

(I=40$)

I1
1 (I=80$))

I2

(I=160$)
Thức ăn

Hình 1.10.Ảnh hưởng của thu nhập lên đường lên đường ngân sách
1.2.3.Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách
Giá cả của các hàng hóa thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch chuyển.
Điều gì sẽ xảy ra với đường ngân sách nếu giá của một mặt hàng thay đổi, nhưng giá của
mặt hàng khác không đổi ? Khi đó, đường ngân sách sẽ xoay song điểm mút của nó trên trục
tung (hoặc trục hồnh) được giữ ngun. Chẳng hạn, khi giá hàng hóa X tăng lên, tỷ số giá
giữa hai hàng hóa Px/Py tăng. Đường ngân sách trở nên dốc hơn. Nó sẽ xoay vào trong với
điểm cố định là điểm mút trên trục tung. Khơng khó để có thể nhận thấy điều này: vì giá
hàng hóa Y giữ nguyên, nên lượng hàng hóa Y mua được khi khơng một đơn vị hàng hóa X

nào được mua vẫn giữ ngun như trước (bằng I/Py). Vì giá hàng hóa X tăng, lượng hàng
hóa X có thể mua được sẽ giảm ở mỗi mức y (tức số lượng hàng hóa Y) khả thi cho trước.
16


Y

I0

I1
0

X

1.11.Sự thay đổi đường ngân sách khi giá hàng hóa X tăng lên

Lưu ý:
 Nếu giá của hai hàng hóa cùng tăng hay cùng giảm một tỷ lệ như nhau thì đường ngân
sách của người tiêu dùng sẽ dịch chuyển song song như trường hợp tăng thu nhập hay giảm
thu nhập đã phân tích ở trên.
 Nếu giá của hai hàng hóa thay đổi khơng cùng một tỷ lệ thì đường ngân sách của người
tiêu dùng vẫn sẽ dịch chuyển nhưng không song song.
1.3. SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU
Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích, nhưng họ khơng thể tiêu dùng tất cả hàng
hóa và dịch vụ mà họ mong muốn vì họ ln bị giới hạn vì ngân sách. Vấn đề đặt ra là họ
phải sử dụng quyết định của mình cho các sản phẩm sao cho tổng lợi ích thu được là lớn
nhất. Có nhiều cách lựa chọn để đạt được lợi ích mà chúng ta lựa chọn cách nào tốt hơn. Tuy
nhiên vì sự khan hiếm đặt ra những ràng buộc cho việc lựa chọn cách thức để thỏa mãn tiêu
dùng nên người tiêu dùng phải lựa chọn phương án tối ưu cho cách thức tiêu dùng nhằm đạt
được mục tiêu tổng lợi ích tối đa trong giới hạn về ngân sách.

Ví dụ: Nếu chúng ta có 50000 dùng để chi tiêu cho một bữa ăn thì chúng ta khơng thể ăn
tồn món đắt tiền được. Hay trong cùng một khoảng thời gian chúng ta không thể vừa xem
phim vừa chơi bóng chuyền được.
1.3.1. Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu
1.3.1.1. Tiếp cận từ khái niệm tổng lợi ích, lợi ích cận biên
Để xây dựng được sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng chúng ta dựa trên khái niệm tổng
lợi ích (TU) và lợi ích cận biên (MU).
Khi đó chúng ta sẽ phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó và
việc lựa chọn tiêu dùng phải phù hợp nhất với lượng thu nhập hiện có.Muốn tối đa hố lợi
ích, người tiêu dùng phải so sánh lợi ích cận biên trên 1 đơn vị tiền tệ (1VND,1$...) chi mua
các hàng hóa với nhau tức là so sánh các MU i/Pi. Nếu lợi ích cận biên trên một đơn vị tiền tệ
17


của hàng hóa X lớn hơn lợi ích cận biên trên một đơn vị tiền tệ của hàng hóa Y thì người tiêu
dùng lựa chọn tăng tiêu dùng hàng hóa X. Khi lượng hàng hóa X tăng lên thì lợi ích cận biên
của hàng hóa X có xu hướng giảm xuống làm cho lợi ích cận biên trên một đơn vị tiền tệ của
hàng hóa X giảm đi cho đến khi bằng với lợi ích cận biên trên một đơn vị tiền tệ của hàng
hóa Y. Tổng lợi ích tăng theo chiều hướng chậm dần và đến thời điểm này khơng tăng thêm
được nữa, nó đã đạt giá trị lớn nhất. Lúc này người tiêu dùng khơng cịn phải so sánh, cân
nhắc việc mua thêm hàng hóa này hay hàng hóa kia là có lợi hơn. Trạng thái cân bằng tiêu
dùng đạt được khi lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu cho hàng hoá này phải bằng lợi ích
cận biên trên một đồng chi tiêu cho mỗi hàng hố khác

==
trong đó x, y, z, ... là các loại hàng hoá khác nhau, và P x, Py, Pz, ... là các giá tương ứng của
chúng đó được thị trường xác định.
Ngun tắc tối đa hóa lợi ích được thể hiện rõ trong sự lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu
của người tiêu dùng: để tối đa hoá tổng lợi ích, mỗi lần mua họ sẽ lựa chọn hàng hố nào có
lợi ích tăng thêm nhiều nhất khi bỏ ra một đơn vị tiền tệ chi mua

Maxi ()
Trong đó: MUi là lợi ích cận biên của hàng hóa i, Pi là giá của hàng hoá i. Đây là quy tắc
cung cấp cho người tiêu dùng khuôn mẫu để phân bổ tối ưu thu nhập của mình cho các loại
hàng hố khác nhau. Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng có lý trí sẽ mua mỗi loại hàng
hố cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho
mỗi loại hàng hố. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra
phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá. Tất nhiên hạn chế cơ bản của tiếp cận này vẫn là
dựa vào khái niệm lợi ích đo được mà trên thực tế đây là một giả định rất không thực và quá
hạn hẹp.
KẾT LUẬN : Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích:
Ví dụ: Một người có thu nhập 55 nghìn đồng dùng để chi tiêu cho hai loại hàng hóa X và Y
với giá của X là 10 nghìn/1 đơn vị hàng hóa và giá của Y là 5 nghìn/1 đơn vị hàng hóa.
Ta có bảng số liệu sau :
X

TUx

MUx

1

60

60

6
18

Y


TUy

MUy

1

20

20

4


2

110

50

5

2

38

18

3,6

3


150

40

4

3

53

15

3

4

180

30

3

4

64

11

2,2


5

200

20

2

5

70

6

1,2

6

206

6

0,6

6

75

5


1

7

211

4

0,8

5
0,5
7
79
Bảng 1.12. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên

 Phương trình đường ngân sách : 55 =10X + 5Y
 Các cặp hàng hóa thõa mãn điều kiện =
Có các cặp : ( 3X,1Y) ; ( 4X,3Y)
Thử vào phương trình đường ngân sách
Có cặp : ( 4X,3Y) thỏa mãn
 Kết luận : - Vậy cặp hàng hóa tối ưu đối với người tiêu dùng này là ( 4X,3Y)
- Tổng lợi ích lớn nhất là : TUmax= 180+53=233
1.3.1.2. Tiếp cận từ đường bàng quan và đường ngân sách
Do các giỏ hàng hóa mà muốn tối đa lợi ích của người tiêu dùng thì phải thỏa mãn hai điều
kiện: Thứ nhất là phải nằm trên đường ngân sách và thứ hai là giỏ hàng phải đem lại sự thảo
mãn tối ưu cho người tiêu dùng. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào đường ngân sách (I) và
đường bàng quan (U) để xác định được điểm lựa chọn tối ưu (giỏ hàng hoá mang lại thỏa
mãn cao nhất trong khả năng ngân sách của người tiêu dùng).

 Muốn có lợi ích lớn nhất: nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất có thể
 Do giới hạn ngân sách : phải là tập hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được.
Giả sử một người tiêu dùng có một mức ngân sách nhất định là I 0 tiêu dùng hai loại hàng hóa
X và Y, với giá tương ứng là Px và Py, được biểu thị bới đường ngân sách trên hình 1.13.

19


Y
D
A
U3

C
B

U2
U1
1
1

0

X

Hình 1.13.Xác định tập hợp hàng hóa tối ưu
Do nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất nên D được u thích nhất nhưng người
tiêu dùng khơng thể mua được do không thuộc đường ngân sách.
A, B người tiêu dùng có thể mua được nhưng khơng nằm trên đường bàng quan xa nhất có
thể.

Tại A :Tiêu dùng X có lợi hơn => Tăng X, giảm Y
Tại B :Tiêu dùng Y có lợi hơn => Tăng Y, giảm X
C là tập hợp hàng hóa đem lại lợi ích lớn nhất (tập hàng hóa tối ưu) vì C vẫn nằm trên đường
ngân sách (người tiêu dùng có thể mua được) và nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ
nhất có thể.
Tại C : Tiêu dùng X hay Y đều đem lại lợi ích như nhau
Kết luận :Tập hợp tiêu dùng tối ưu xảy ra ở điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường
ngân sách. Điểm đó sẽ cho người tiêu dùng một sự thỏa mãn lớn nhất khi dùng tồn bộ thu
nhập để mua hàng hóa. Khi đó
1.3.2.Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi có các yếu tố thay đổi
Sự phân tích ở trên cho thấy: với mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng, người tiêu dùng sẽ lựa
chọn giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất và trong giới hạn ngân sách
của mình. Những yếu tố quy định sự lựa chọn này chính là thu nhập, giá cả các hàng hóa.
Khi những yếu tố này thay đổi, đương nhiên, điểm lựa chọn của người tiêu dùng sẽ thay đổi.
1.3.2.1.Khi giá cả thay đổi
Giả sử người tiêu dùng tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px và Py. Cả 2
loại hàng hóa này đều là hàng hóa thơng thường .Người tiêu dùng có mức ngân sách ban đầu
là I0 ,với đường bàng quan U0 và điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là E0
20


Y

E2

E0

E1
U1
U0

U2

0

X

Hình 1.14. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa X thay đổi
Giả sử giá hàng hóa Y khơng đổi :
Giá hàng hóa X tăng làm cho đường ngân sách xoay vào trong từ I 0 đến I2 . Khi đó
điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu sẽ là điểm E 2 và tổng lợi ích người tiêu dụng nhận được sẽ
giảm do điểm tối ưu mới nằm trên đường bàng quan gần gốc tọa độ nhất.
Giá hàng hóa X giảm làm cho đường ngân sách xoay ra ngoài từ I 0 đến I1 . Khi đó điểm
lựa chọn tiêu dùng tối ưu sẽ là điểm E 1 và tổng lợi ích người tiêu dùng nhận được sẽ tăng do
điểm tối ưu mới nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất.
1.3.2.2. Khi ngân sách thay đổi
Giả sử người tiêu dùng tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px và Py. Cả 2
loại hàng hóa này đều là hàng hóa thơng thường .Người tiêu dùng có mức ngân sách ban đầu
là I0 ,với đường bàng quan U0 và điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là C0 .

21


Y

C1
C0
C2
U2
0


U0

U1
X

Hình 1.15. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi ngân sách thay đổi
Khi ngân sách tăng, đường ngân sách dịch chuyển sang phải . Khi đó điểm lựa chọn tiêu
dùng tối ưu sẽ là điểm C 1 và lợi ích mà người tiêu dùng có được khi mua hàng tại tập hợp C 1
sẽ lớn hơn so với tập hợp C0 do điểm C1 nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất.
Kết luận: Khi ngân sách tăng, người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa hơn và khi
đó tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa sẽ lớn hơn so với ban đầu.
Khi ngân sách giảm, đường ngân sách dịch chuyển sang trái . Khi đó điểm lựa chọn tiêu
dùng tối ưu sẽ là điểm C2 và lợi ích mà người tiêu dùng có được khi mua hàng tại tập hợp C 2
sẽ nhỏ hơn so với tập hợp C0 do điểm C2 nằm trên đường bàng quan gần gốc tọa độ nhất.
Kết luận: Khi ngân sách giảm, người tiêu dùng có xu hướng mua ít hàng hóa đi và khi đó
tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa sẽ nhỏ hơn so với ban đầu

22


CHƯƠNG 2:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỤ THỂ
2.1. TÌNH HUỐNGNGHIÊN CỨU
Tình huống: Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt – nhân viên văn phòng, 34 tuổi, đã có gia
đình. Chị Nguyệt có nhu cầu lớn về tiêu dùng sản phẩm giúp tăng cường canxi. Trong
khoảng ngân sách chi tiêu hằng tháng chị luôn để dành 100k 1 cho việc mua sản phẩm giúp
bổ sung canxi. Chị Nguyệt có 2 sự lựa chọn đó là sữa chua Mộc Châu không đường với giá
5k /hộp và sữa tươi tiệt trùng Vinamilk với giá 4k /hộp. Trong đó chị Nguyệt thích sử dụng
sữa chua Mộc Châu khơng đường hơn nên lợi ích sữa chua Mộc Châu khơng đường đem lại

cho chị Nguyệt lớn hơn.
2.2. PHÂN TÍCH SỰ TIÊU DÙNG TỐI ƯU
Gọi số hộp sữa chua Mộc Châu không đường là X và số hộp sữa tươi tiệt trùng Vinamilk Y.
Ta lập được bảng tổng lợi ích như sau :

X
TUx
Y
TUy
1
50
1
30,8
2
95
2
57,2
3
138
3
82,2
4
178
4
107
5
217
5
131
6

254
6
154,5
7
287
7
176,9
8
317
8
198,2
9
346
9
218,2
10
375
10
235,8
11
403
11
8853/35
12
425
12
9378/35
13
3095/7
13

9882/35
14
3200/7
14
10337/35
15
3291/7
15
32341/105
16
16833/35
16
33496/105
17
34331/70
17
34231/105
Bảng 2.1. Tổng lợi ích chị Nguyệt nhận được từ việc tiêu dùng hai sản phẩm sữa

Từ giá của mỗi loại hàng hóa và số ngân sách, ta có phương trình đường ngân sách:
1

Đề thuận tiện hơn cho việc tính tốn, chúng ta sẽ thay nghìn đồng bằng chữ số “K”
23


100=5X+4Y
Từ bảng số liệu đã cho ta tính được các giá trị Mux, Mux/Px, MUy, MUy/Py theo công thức :
MUx =TUx /X và MUy =TUy /Y
Và có được bảng số liệu sau:


X
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

TUx

MUx

MUx/Px

Y

TUy


MUy

MUy/Py

50
50
10
1
30,8
30,8
7,7
95
45
9
2
57,2
26,4
6,6
138
43
8,6
3
82,2
25
6,25
178
40
8
4
107

24,8
6,2
217
39
7,8
5
131
24
6
254
37
7,4
6
154,5
23,5
5,875
287
33
6,6
7
176,9
22,4
5,6
317
30
6
8
198,2
21,3
5,325

346
29
5,8
9
218,2
20
5
375
29
5,8
10
235,8
17,6
4,4
403
28
5,6
11
8853/35
120/7
30/7
425
22
4,4
12
9378/35
15
3,75
3095/7
120/7

24/7
13
9882/35
14,4
3,6
3200/7
15
3
14
10337/35
13
3,25
3291/7
13
2,6
15
32341/105
38/3
19/6
16833/35
10,8
2,16
16
33496/105
11
2,75
34331/70
9,5
1,9
17

34231/105
7
1,75
Bảng 2.2. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi sử dùng hai sản phẩm sữa

Người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn điều kiện:
(1)
(2)
Dựa vào bảng số liệu, những xặp hàng thỏa mãn điều kiện của PT (1) trên là:
(7X,2Y) ; (8X,5Y) ; (11X,7Y) ; (12X,10Y)
Thay vào phương trình đường ngân sách chỉ có cặp (12X, 10Y) là thỏa mãn.
Vậy tập hợp hàng hóa tối ưu với người tiêu dùng là 12 hộp sữa chua Mộc Châu không
đường và 10 hộp sữa tươi tiệt trùng Vinamilk.
Và tổng lợi ích lúc này bằng: TUmax = 425 + 235,8 = 660,8
24


2.3.
PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG NÀY KHI GIÁ CẢ VÀ NGÂN SÁCH THAY ĐỔI
Lưu ý: Cả sữa chua Mộc Châu không đường và sữa tươi tiệt trùng Vinamilk đều là hàng hóa
thơng thường đối với chị Nguyệt.
2.3.1. Phân tích sự thay đổi lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này
khi giá cả thay đổi
Ảnh hưởng của giá sản phẩm tới người tiêu dùng cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì việc mua hàng
hóa này đờng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác. Vì vậy, cần phải quyết định
như thế nào để đạt được sự thỏa mãn tối đa. Các trường hợp dưới đây chúng em xét sự thay
đổi của số lượng hàng hóa khi giá cả của mỗi sản phẩm thay đổi và không xét đến việc lựa
chọn sản phẩm thay thế.
 Trường hợp 1: Sữa chua Mộc Châu không đường tăng

Giả sử sữa chua Mộc Châu khơng đường tăng 2k thì giá sữa mới là Px=7k
Ta có bảng số liệu:
X
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

TUx
50
95
138
178
217
254
287
317

346
375
403
425
3095/7
3200/7
3291/7

Mux
50
45
43
40
39
37
33
30
29
29
28
22
120/7
15
13

MUx/Px
50/7
45/7
43/7
40/7

39/7
37/7
33/7
30/7
29/7
29/7
4
22/7
120/49
15/7
13/7

Y
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

TUy

MUy MUy/Py
30,8
30,8
7,7
57,2
26,4
6,6
82,2
25
6,25
107
24,8
6,2
131
24
6
154,5
23,5
5,875
176,9
22,4
5,6
198,2
21,3
5,325
218,2
20
5
235,8
17,6

4,4
8853/35
120/7
30/7
9378/35
15
3,75
9882/35
14,4
3,6
10337/35
13
3,25
32341/10
38/3
19/6
5
16833/35
10,8
54/35
16
33496/10
11
2,75
5
34331/70
9,5
19/70
17
34231/10

7
1,75
5
Bảng 2.3. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi sử dùng hai sản phẩm sữa
với giá sữa chua Mộc Châu tăng

25


×