PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những thập kỷ qua, Sinh học đã phát triển rất nhanh và đạt được
nhiều thành tựu mới về lý thuyết cũng như thực tiễn. Trong đó phần Sinh lý
người và động vật ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì đây là môn học gắn
với thực tiễn đời sống của con người nói riêng và của các lồi sinh vật nói
chung.
Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây các đề thi THPT Quốc gia (từ
năm 2018 đến nay), đề thi học sinh giỏi (HSG) các cấp (tỉnh, quốc gia, quốc tế)
nội dung ở phần Sinh học người và động vật, đặc biệt là phần Trao đổi chất và
năng lượng ở động vật được đề cập nhiều hơn, kiến thức mở rộng hơn, thường
có những nội dung mang tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, nội dung này trong
chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện hành được phân phối với thời lượng
tương đối ít (6 tiết), thời gian luyện tập trên lớp khơng có. Vì vậy, gây khơng ít
khó khăn cho giáo viên và học sinh.
Hình thức thi của các kì thi cũng rất khác nhau: Kì thi THPT Quốc gia
mơn Sinh học đã và đang được thi dưới hình thức trắc nghiệm, thi HSG cấp tỉnh
theo hình thức tự luận (dự kiến sắp tới có thể thi trắc nghiệm), thi HSG cấp quốc
gia thi theo hình thức tự luận, kì thi HSG Olympic quốc tế thi theo hình thức trắc
nghiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải rèn cho học sinh các kĩ
năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi. Và cho dù thi
dưới hình thức nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ, hiểu và biết vận
dụng kiến thức đã học.
Mặt khác, việc bồi dưỡng cho học sinh THPT nói chung và học sinh
chuyên sinh nói riêng hiện nay cũng cần phải thường xuyên được đổi mới và
phải luôn bám sát mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng, tiếp cận nội dung,
u cầu thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. Vì vậy, trong dạy học giáo viên cần
chú trọng đến:
- Phát triển cho học sinh các kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
- Phát triển cho học sinh các kĩ năng phân tích - tổng hợp
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm
tịi khám phá phát hiện vấn đề.
Trên thực tế cũng đã có đề tài, SKKN viết về nội dung Trao đổi chất và
năng lượng ở động vật, như: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh thông qua dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động
vật, sinh học 11 (Chu Thị Kim Dung – Sở GD & ĐT Nghệ An), Khơi gợi hứng
thú học tập môn sinh học ở học sinh yếu trong chương trình sinh học lớp 11 –
phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Bùi Thị Thuỷ - Sở GD &
ĐT Quảng Bình), Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài 18
tuần hoàn máu – sinh học 11 (Quách Thị Phương Trúc), Giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua chủ đề tập tính động vật – sinh học khối 11 (Nguyễn Thị Như
Trang - Sở GD & ĐT Hưng Yên)…cũng có đề tài Dạy học phần chuyển hoá vật
chất và năng lượng của động vật – sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến
1
thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để ôn thi HSG và ôn thi THPT
quốc gia (Phạm Thị Hà - Sở GD & ĐT Thanh Hoá). Nhưng các đề tài, hoặc là
chưa có đề tài hệ thống lại kiến thức, bài tập phần chuyển hoá vật chất và năng
lượng ở động vật, hoặc là các đề tài chưa được mở rộng kiến thức để phù hợp
hơn với đối tượng là các em thi HSG các cấp, đặc biệt là thi HSG quốc gia, quốc
tế.
Với những lí do trên, tơi chọn đề tài: Hệ thống hóa lí thuyết, bài tập phần
Trao đổi chất và năng lượng ở động vật – sinh học 11 THPT, nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học, ôn thi THPT quốc gia và HSG các cấp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa lí thuyết, bài tập phần Trao đổi chất và năng lượng ở động vật
có thể giúp giáo viên giảng dạy và học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi HSG
các cấp tốt hơn, nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi này.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống lí thuyết, các dạng bài tập phần Trao đổi chất và năng lượng ở
động vật.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu lí thuyết về hệ thống
hóa, lý thuyết về kiến thức quần xã sinh vật.
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế
về những thuận lợi và khó khăn trong dạy và học phần quần xã sinh vật.
- PP thống kê, xử lý số liệu: Kiểm tra học sinh (tự luận, trắc nghiệm), thống
kê kết quả, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng SKKN dựa trên đánh giá của các
giáo viên tham gia...
2
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1. Khái niệm hệ thống
Theo Vonbertalanffy “Hệ thống là một tổng thể các phần tử có quan hệ
tương tác với nhau”. Hay định nghĩa của Miller “Hệ thống là tập hợp các yếu tố
cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau”...
Hệ thống là tổ hợp các yếu tố luôn tác động qua lại với nhau theo quan hệ
hàng ngang và quan hệ trên dưới để tạo thành một chỉnh thể thống nhất và tồn
tại trong một môi trường xác định [5].
2. Khái niệm hệ thống hóa kiến thức
Hệ thống hóa là làm cho các kiến thức về các sự vật, hiện tượng, quan
hệ...trở nên có hệ thống.
Trong dạy học, khi học các nội dung kiến thức nào đó, người ta thường
phân tích để sắp xếp chúng theo những quan hệ nhất định tạo thành một tổ hợp
hệ thống lơgic gọi là hệ thống hóa kiến thức.
Việc hệ thống hóa kiến thức phải dựa trên quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ
thống và có thể trình bày bằng hệ thống, sơ đồ hệ thống hay trình bày theo một
lơgic nhất định.
3. Vai trị của hệ thống hóa kiến thức
- Sử dụng để giáo viên tóm tắt tài liệu, SGK một cách cô đọng. Đồng thời tổ
chức cho học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu và diễn đạt những thơng tin đọc
được, gia cơng nó theo một định hướng nhất định để rút ra được những mối
quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng.
- Giúp học sinh hình thành được kiến thức mới, củng cố những kiến thức đã học,
sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ, đồng thời hình thành kiến thức dưới
một góc độ mới, lí giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức, biết cách diễn đạt ý
tưởng của mình bằng ngơn ngữ riêng khi nghiên cứu nội dung sinh học.
- Trong việc hệ thống hóa kiến thức sẽ có tác dụng rèn luyện học sinh những
phẩm chất trí tuệ, như: rèn luyện kĩ năng tóm tắt kiến thức, thiết lập được mối
quan hệ giữa các thành phần kiến thức, vận dụng thành thạo các thao tác tư duy
(phân tích, tổng hợp, khái qt hóa...), phát triển năng lực tiếp nhận và giải
quyết các vấn đề, năng lực tự học, tự sáng tạo....
4. SKKN nghiên cứu nội dung kiến thức phần B. Chuyển hoá vật chất và năng
lượng ở động vật, chương I – Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Chương
trình sinh học 11 THPT hiện hành.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Trong những năm gần đây các đề thi đề thi THPT Quốc gia (từ năm 2018), đề
thi học sinh giỏi các cấp nội dung ở phần chuyển hoá vật chất và năng lượng
được đề cập nhiều hơn. Ví dụ, ở kì thi THPT quốc gia, phần chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở sinh vật là 4-6 câu/40 câu; kì thi HSG quốc gia chiếm khoảng 6
– 8 điểm/20 điểm/1 ngày thi. Đặc biệt ở kì thi Olympic Sinh học quốc tế, nội
dung sinh học người và động vật chiếm tới 25% số điểm lý thuyết.
3
Tuy nhiên, nội dung này trong chương trình sách giáo khoa phổ thông
hiện hành được phân phối với thời lượng tương đối ít, chỉ 6 tiết lý thuyết (cho hệ
tiêu hố, hơ hấp, tuần hồn, cân bằng nội mơi) và khơng có tiết bài tập rèn
luyện.
Mặt khác, mặc dù khối lượng kiến thức là khơng nhiều, nhưng trên thực tế
có thể xây dựng nhiều bài tập áp dụng. Điều này cũng gây khó khăn cho việc ơn
tập kiến thức của học sinh.
2. Qua việc giảng dạy tôi thấy rằng, với thời lượng của chương trình chỉ cho
phép giáo viên bám chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản và học sinh mới chỉ hiểu
được những phần lý thuyết cơ bản mà hầu hết khơng vận dụng được những kiến
thức đó vào giải được dạng bài tập liên quan đến quá trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở thực vật, động vật và cả ở người
Ngồi ra, hình thức thi của các kì thi rất khác nhau cũng gây khơng ít khó
khăn cho học sinh nếu tham gia đồng thời nhiều kì thi khác nhau, và điều đó địi
hỏi học sinh phải có các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi
hình thức thi.
3. Đối với tình hình chung hiện nay, đa phần các em học sinh chỉ tập chung vào
các môn theo khối thi của mình đã chọn và khơng chú tâm đến việc học các mơn
khác, mơn sinh cũng ít được các em chú tâm đến nên việc dạy của giáo viên gặp
rất nhiều khó khăn.
III. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Đề tài tập trung vào các giải pháp sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết phần trao đổi chất và năng lượng ở động vật và
các câu hỏi kiểm tra các khái niệm.
- Hệ thống hóa các dạng bài tập và bài tập minh họa.
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập (phần phụ lục).
- Sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập trong dạy học, ôn tập cho các kì thi
khác nhau.
1. Hệ thống hóa lý thuyết phần trao đổi chất và năng lượng ở động vật (cơ
bản và mở rộng)
1.1. Tiêu hóa:
1.1.1. Khái niệm:
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp (có trong thức ăn)
thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được, cung cấp cho các tế bào
cơ thể.
-Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
1.1.2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật:
- Sinh vật đơn bào: Tiêu hóa nội bào (diễn ra trong tế bào dưới tác dụng của các
enzim thủy phân).
- Động vật có túi tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong
ống tiêu hóa, nhờ enzim thủy phân trong khoang túi).
- Động vật có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa, nhờ
enzim thủy phân tiết ra từ các tuyến tiêu hóa).
Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ cũng khác nhau.
+ Động vật ăn thịt thường ăn lượng thức ăn ít hơn động vật ăn cỏ, ruột thường
ngắn hơn, tiêu hóa cơ học và hóa học (nhờ các enzim của tuyến tiêu hóa).
4
+ Động vật ăn cỏ thường ăn lượng thức ăn nhiều hơn, ruột thường dài hơn, cấu
tạo ống tiêu hóa phức tạp hơn, tiêu hóa cơ học và hóa học (nhờ enzim của ống
tiêu hóa và enzim do các vi sinh vật tiết ra).
1.1.3. Kiến thức mở rộng:
Tóm tắt quá trình tiêu hóa ở người:
Cơ quan
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học, hấp thụ
tiêu hóa
Khoang
- Cắn, xé, nhai, - Tiêu hóa: Nước bọt có chứa enzim
miệng
nghiền của răng.
amilaza biến đổi tinh bột thành đường
- Nhào trộn thức ăn mantose
của lưỡi.
- Hấp thụ: một ít nước, một số loại thuốc.
Dạ dày
- Dạ dày co bóp nhào - Tiêu hóa:
trộn thức ăn
+ Tế bào thành dạ dày tiết HCl,
pepsinogen và chất nhầy.
+ HCl làm biến tính protein, hoạt hóa
pepsinogen (bất hoạt) thành pepsin (hoạt
động), diệt khuẩn, đóng mở cơ vịng mơn
vị.
+ Pepsin biến đổi protein đã biến tính
thành các đoạn peptit ngắn.
- Hấp thụ:
Ruột non - Cử động nhu động - Tiêu hóa: Xảy ra q trình tiêu hóa triệt
và phản nhu động
để nhất nhờ các enzim của tuyến ruột,
tuyến tụy và tuyến mật tạo ra các sản
phẩm đơn giản mà ruột có thể hấp thụ
được.
+ Gluxit biến đổi thành gluco
+ Protein biến đổi thành axit amin
+ Lipit biến đổi thành glyxerol và axit
béo.
+ Axit nucleic biến đổi thành nucleozit và
ATP.
- Hấp thụ: Xảy ra quá trình hấp thụ triệt
để nhất do cấu trúc của ruột làm tăng bề
mặt hấp thụ lên rất nhiều lần: Ruột có các
nếp gấp ruột, trên nếp gấp ruột có các
lơng ruột, trên các lơng ruột có các lông
cực nhỏ (vi nhưng mao) với hệ thống mao
mạch máu và bạch huyết dày đặc.
Ruột già
- Tiêu hóa: Hoạt động của vi sinh vật tạo
ra một số loại vitamin, axifolic....
- Hấp thụ: hấp thụ VTM, tái hấp thụ
nước...
1.2. Hô hấp:
1.2.1. Khái niệm:
- Hơ hấp bao gồm: Hơ hấp ngồi và hô hấp trong.
5
- Hơ hấp ngồi: Trao đổi khí với mơi trường bên ngoài theo cơ chế khuếch tán →
cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO 2 từ hô hấp tế bào ra ngồi. ở động vật
có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu:
+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (động vật đơn bào, đa bào bậc thấp).
+ Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (cơn trùng…).
+ Trao đổi khí bằng mang (cá…).
+ Trao đổi khí bằng phổi (chim, thú…) .
- Hơ hấp trong: Diễn ra trong từng tế bào qua các giai đoạn khác nhau, có thể hơ
hấp hiếu khí (có oxi) hay lên men (khơng có oxi).
1.2.2. Kiến thức mở rộng
- Tóm tắt cấu tạo và chức năng cơ quan hô hấp ở người:
Các cơ quan
Mũi
Họng
Đường
dẫn
khí
Thanh quản
Khí quản
Phế quản
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
- Có nhiều lơng mũi
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
- Có lớp mao mạch dày đặc
Có tuyến amidan và tuyến VA chứa
nhiều tế bào limpho
Dẫn khí vào
Có nắp thanh quản có thể cử động ra, làm ấm,
để đậy kín đường hơ hấp
làm ẩm khơng
khí đi vào và
- Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụnbảo vệ phổi
khuyết xếp chồng lên nhau
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
với nhiều lơng rung chuyển động
liên tục
Cấu tạo bởi các vịng sụn. Ở phế
quản là nơi tiếp xúc cá phế nang thì
khơng có vịng sụn mà là các thớ cơ
- Bao ngồi 2 là phổi có 2 lớp
màng, lớp ngồi dính với lồng ngực
(lá thành), lớp trong dính với phổi Là nơi trao đổi
Lá phổi phải có 3
(lá tạng), giữa 2 lớp có chất dịch khí giữa cơ thể
Hai lá thùy
(dịch màng phổi).
với mơi trường
phổi
Lá phổi trái có 2
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế ngoài
thùy
nang tập hợp thành từng cụm và
được bao bởi mạng lưới mao mạch
dày đặc
- Hoạt động hơ hấp:
+ Hít vào: Cơ hồnh, cơ liên sườn co làm tăng thể tích lồng ngực áp suất bên
trong lồng ngực thấp hơn ngồi khơng khí → khơng khí tràn từ ngồi vào trong.
6
+ Thở ra: Cơ hoành, cơ liên sườn giãn làm giảm thể tích lồng ngực, áp xuất bên
trong cao hơn bên ngồi → khơng khí bị đẩy từ trong ra ngồi.
- Một số chỉ số:
+ Khí lưu thơng: là lượng khí vào hoặc ra khi hít vào và thở ra bình thường.
+ Khí bổ sung: là lượng khí hít vào gắng sức thêm được sau khi hít vào bình
thường mà chưa thở ra
+ Khí dự trữ: là lượng khí thở ra gắng sức thêm được sau khi thở ra bình thường
mà chưa hít vào.
+ Khí cặn: là lượng khí cịn lại trong phổi sau khi thở ra gắng sức
+ Khí vơ ích ở khoảng chết: lượng khí nằm trong đường dẫn khí mà khơng
phổi.
+ Khí lưu thơng = khí hữu ích (vào phổi) + khí vô ích ở khoảng chết
+ Dung tích sống = khí lưu thơng + khí dự trữ + khí bổ sung
+ Dung tích phổi = dung tích sống + khí cặn
1.3. Tuần hồn:
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản
1.3.1.1. Sinh vật đơn bào và đa bào bậc thấp khơng có hệ tuần hồn, các chất
được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
1.3.1.2. Các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hồn, dịch tuần hồn (máu,
dịch mơ) cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho các tế bào đồng thời nhận các
chất thải từ các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim
và hệ mạch. Tùy theo cấu tạo hệ mạch có thể phân biệt hệ tuần hồn hở và hệ
tuần hồn kín.
+ Hệ tuần hồn hở có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với
dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.
+ Hệ tuần hồn kín, máu lưu thơng trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng
điều hịa và phân phối máu nhanh.
Hệ tuần hồn kín có 2 loại: Tuần hồn đơn (một vịng tuần hồn) và tuần
hồn kép (hai vịng tuần hồn).
1.3.1.3. Hoạt động của tim:
- Tính tự động của tim.
+ Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
+ Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn
truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
+ Hoạt động của hệ dẫn truyền: (SGK)
- Chu kì hoạt động của tim.
+ Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
+ Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối
cùng là pha giãn chung.
1.3.1.4. Hoạt động của hệ mạch.
- Cấu trúc của hệ mạch.
+ Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh
mạch.
7
+ Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động
mạch.
+ Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
+ Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch → Các tĩnh mạch lớn dần → Tĩnh mạch
chủ.
- Huyết áp:
+ Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
+ Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
+ Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- Vận tốc máu:
+ Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
+ Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh
lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
+ Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng diện tích thiết diện.
1.3.2. Kiến thức mở rộng
1.3.2.1. Tuần hoàn trong tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch trở về tim là do các yếu tố:
- Sức bơm của tim: Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu trong hệ mạch. Áp lực đẩy
máu giảm dần trong hệ mạch.
- Sức hút của tim: Khi tâm thất giãn, áp suất trong tâm thất giảm tạo ra lực hút
máu từ tĩnh mạch về tim.
- Áp suất âm của lồng ngực: mỗi lần hít vào làm lồng ngực phồng lên có tác
dụng hút máu ở tĩnh mạch chủ dưới về tim.
- Hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch: khi các bắp thịt co và duỗi đã
tạo sức ép và dãn các tĩnh mạch, cùng với các van giúp đẩy máu trong tĩnh
mạch.
- Ảnh hưởng của trọng lực: Khi đứng máu từ tĩnh mạch phía trên (đầu, cổ, mặt)
chảy về tim theo trọng lực.
- Tĩnh mạch nằm cạnh động mạch, khi động mạch “đập” giúp máu tĩnh mạch
chảy tiếp đi
1.3.2.2. Tuần hoàn trong mao mạch
- Lưu lượng máu qua mao mạch thay đổi theo trạng thái của từng mơ, từng cơ
quan và được điều hịa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động
mạch nhỏ và tiểu động mạch đến cơ quan đó:
+ Khi cơ thể nghỉ ngơi các cơ thắt này chỉ mở 5 - 10% các mao mạch để
cho máu đi qua.
+ Khi hoạt động các cơ thắt tiền mao mạch mở, lưu lượng máu chảy trong
các mao mạch tăng lên (gấp 5 - 8 lần).
- Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất ở đầu và cuối mao
mạch. Áp suất đầu mao mạch khoảng 36 - 39mmHg, còn ở cuối khoảng 15 18mmHg.
- Cơ chế trao đổi chất ở mao mạch:
8
Chú thích:
+ Ở đầu mao mạch:
Áp lực đẩy ra = AS thủy tĩnh (HA) 41,3mmHg - áp suất keo (ASTT) 28 mmHg
= 13,3 mmHg → nước, các chất dinh dưỡng hòa tan di chuyển từ mao mạch ra
dịch kẽ.
+ Ở cuối mao mạch:
Áp lực kéo vào = Áp suất keo 28mmHg – HA 21,3 mmHg = 6,7 mmHg →
nước, các chất thải hòa tan di chuyển từ dịch kẽ vào trong mao mạch.
1.4. Nội cân bằng:
1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
- Nội môi : là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố hố lý,
- Cân bằng nội mơi là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể (ổn định hàm
lượng các chất như glucơ, muối khống…để duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp,
pH, thân nhiệt…), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của
các tế bào → đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật.
- Khi các điều kiện lí hóa của mơi trường trong biến động và khơng duy trì được
sự ổn định(mất cân bằng nơi mơi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động
của tế bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.
- Cơ chế cân bằng nội mơi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phân tiếp nhận
kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Trong cơ chế cân bằng nội
mơi thì q trình liên hệ ngược đóng vai trị quan trọng. Cơ chế này có sự tham
gia của các hệ cơ quan như bài tiết, tuần hoàn, hơ hấp, nội tiết….
1.4.2. Vai trị của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Vai trò của thận.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao: Thận tăng cường tái hấp thu nước
tả về máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm: Thận tăng cường thải nước.
+ Thận còn thải các chất thải như: urê, crêatin.
- Vai trị của gan.
+ Gan điều hồ nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protêin, các chất tan
và glucơzơ trong máu.
Ví dụ : Điều hịa đường huyết
9
Nồng độ glucôzơ trong múa tăng cao: Tuyến tuỵ tiết ra isulin làm tăng
q trình chuyển glucơzơ đường thành glicogen dự trữ trong gan, làm cho tế bào
tăng nhận và sử dụng glucôzơ.
Nồng độ glucôzơ trong múa giảm: Tuyến tuỵ tiết ra glucagôn tác dụng
chuyển glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu.
1.4.3. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội mơi.
- Hệ đêm có khả năng lấy đi H + hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong
máu→Duy trì pH trong máu ổn định
- Có 3 loại hệ đệm trong máu:
+ Hệ đệm bicacbonnat : H2CO3/NaHCO3
+ Hệ đệm photphat : NaH2PO4/NaHPO4+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
2. Hệ thống hóa các dạng câu hỏi - bài tập và câu hỏi - bài tập minh họa.
2.1. Dạng câu hỏi và bài tập về tiêu hóa
Ví dụ 1: Hồn thành bảng sau về q trình tiêu hóa ở người:
Cơ quan Tiêu hóa cơ học
tiêu hóa
Khoang
miệng
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hóa hóa học
Hướng dẫn: (xem phần lý thuyết)
Ví dụ 2: Tại sao tế bào thành dạ dày tiết HCl và pepsin nhưng HCl và pepsin
không phá hủy các tế bào tiết ra nó?
Hướng dẫn:
HCl và pepsin khơng phá hủy các tế bào tiết ra nó vì:
- Tế bào tiết ra H + và Cl- theo 2 kênh riêng biệt sau đó ra ngoài xoang dạ dày
mới kết hợp với nhau.
- Tế bào tiết ra pepsinogen dưới dạng khơng hoạt động, sau đó khi đổ vào
xoang dạ dày dưới tác dụng của HCl mới được hoạt hóa thành pepsin hoạt
động.
- Các tế bào nhầy tiết chất nhầy phủ kín các tế bào niêm mạc dạ dày.
2.2. Dạng câu hỏi và bài tập về hơ hấp
Một số cơng thức cần lưu ý:
+ Khí lưu thơng = khí hữu ích (vào phổi) + khí vơ ích ở khoảng chết (ở đường
dẫn khí)
+ Dung tích sống = khí lưu thơng + khí dự trữ + khí bổ sung
+ Dung tích phổi = dung tích sống + khí cặn
+ Tốc độ khuếch tán của chất khí qua màng hô hấp:
10
Tốc độ khuếch tán chất khí (D) qua màng hơ hấp phụ thuộc vào độ dày
của màng và khoảng cách giữa hai nơi khuếch tán. Được tính theo cơng thức
sau:
D = k.∆P.A/d.
Trong đó: k là hệ số khuếch tán chất khí qua màng; A là diện tích trao đổi
khí; ∆P là sự chênh lệch áp suất hai bên màng; d là khoảng cách khuếch tán.
Ví dụ 1: Một người hơ hấp bình thường là 18 nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào 1
lượng khí là 450 ml. Khi người ấy tập luyện hơ hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp
hít vào là 650 ml khơng khí. Biết rằng, thể tích khí nằm trong đường dẫn khí là
150 ml.
a. Tính lưu lượng khí lưu thơng khí vơ ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế
nang của người hơ hấp bình thường của người này trong 1 phút.
b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hơ hấp thường và hơ hấp sâu. Từ đó cho biết
ý nghĩa của việc hô hấp sâu.
Hướng dẫn:
a. Lưu lượng khí lưu thơng khí vơ ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của
người hơ hấp bình thường trong 1 phút.
- Khí lưu thơng /phút là:
450ml×18 = 8100 (ml)
- Khí vơ ích ở khoảng chết là:
150ml ×18 = 2700 (ml).
- Khí hữu ích vào đến phế nang là:
8100ml - 2700ml = 5400 (ml).
b. Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 650ml
- Khí lưu thơng /phút là:
650ml.12 = 7800 (ml)
- Khí vơ ích ở khoảng chết là: 150ml . 12 = 1800 (ml)
- Khí hữu ích vào đến phế nang là: 78000ml – 1800ml = 6000 (ml)
→ lượng khí trao đổi/hữu ích trong hơ hấp sâu nhiều hơn trong hô hấp
thường là: 6000 – 5400 = 600 ml
=> Ý nghĩa hô hấp sâu: Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích (khí trao đổi)
cho hoạt động hô hấp làm tăng hiệu quả trao đổi khí.
Ví dụ 2: Ở một người, khơng khí trong phế nang có phân áp oxi là 100mmHg,
phân áp CO2 là 40mmHg. Các chỉ số này có trong các tĩnh mạch đến các phế
nang lần lượt là 40mmHg và 45mmHg. Biết hệ số khuếch tán của CO 2 cao gấp
20 lần hệ số khuếch tán của Oxi. Hãy xác định tỷ lệ giữa tốc độ khuếch tán của
CO2 và oxi qua màng phế nang của người này.
Hướng dẫn:
- Gọi hệ số khuếch tán của O2 là a → Hệ số khuếch tán của CO2 là 20a.
- Gọi tốc độ khuếch tán của CO2 là D1, ta có:
D1 = 20a.(45 - 40).A/d= 100a.A/d
- Gọi tốc độ khuếch tán của O2 là D2, ta có:
11
D2 = a.(100 - 40).A/d = 60a.A/d
→ Tỷ lệ giữa cường độ khuếch tán của oxi so với CO2 qua màng phế nang là:
D2/D1 = 100.a.A/d: 60.a.A/d = 5/3
Ví dụ 3: Một người cân nặng 70 kg uống 100 gam rượu thì hàm lượng rượu
trong máu anh ta là 20/00. Sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn
giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt được anh ta sau đó 2 giờ, mẫu máu thử của
anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 0,9 0/00 . Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn thì
hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu? Biết có khoảng 1,5 gam
rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho mỗi 10 kg khối lượng cơ thể.
Hướng dẫn:
- Lượng nước của người này là: (100: 20/00) – 100 = 49900 g
- Sau mỗi giờ thì người nặng 70 kg thải số rượu ra ngoài là.
(1,5g x 70kg): 10 = 10,5g
- Lượng rượu người đó thải ra trong 2 giờ 45 là: 10,5 . 2 = 21 (g)
- Lượng rượu còn lại trong máu lúc bắt được anh ta là:
x:(x + 49900) = 0,90/00 → x ≈ 44,87 (g)
- Lượng rượu có trong máu vào thời điểm anh ta gây tai nạn là:
21 (g)+ 44,87 (g) ≈ 65,87 (g)
- Hàm lượng rượu trong máu anh ta lúc gây tai nạn là:
65,87: (65,87 + 49900) ≈ 0,00132 ↔ 1,32 0/00
2.3. Dạng câu hỏi và bài tập về tuần hồn
Một số cơng thức cần lưu ý:
+ Nhịp tim/phút = 60s : thời gian 1 chu kì tim
+ Thời gian 1 chu kỳ tim = thời gian co tâm nhĩ + thời gian co tâm thất + thời
gian dãn chung của tim
+ Lưu lượng tim (LLT):
Là lượng máu tim tống vào động mạch trong một phút mỗi tâm thất
(ml/phút)
LLT(ml/phút) = nhịp tim/phút × thể tích tâm thu
Q = Qs x f
Trong đó, Q là lưu lượng tim; Qs là thể tích tâm thu
Qs = EDV – ESV
EDV là thể tích máu cuối tâm trương; ESV là thể tích máu cuối tâm thu
f: là tần số tim.
+ Có thể Đo lưu lượng tim theo phương pháp FICK: thiết lập trên sự tiêu thụ oxi
mỗi phút (Vo2) bằng lượng oxi mà máu lấy được khi qua phổi mỗi phút với cơng
thức Fick (áp dụng tính lưu lượng máu ở người):
Q = Vo2/(CaO2 – CvO2) →
Vo2= Q×(CaO2 – CvO2).
Trong đó, Vo2 là thể tích và nồng độ oxi trong khí thở ra trong một đơn vị
thời gian; CaO2 là nồng độ oxi trong tĩnh mạch phổi; CvO 2 là nồng độ oxi trong
động mạch phổi.
12
Ví dụ 1: Một người lớn bình thường có thời gian một chu kì tim là 0,8 giây.
a. Tính số nhịp tim trong một phút của người này.
b. Một đứa trẻ có nhịp tim là 120 nhịp/phút. Thời gian một chu kì tim của đứa
trẻ này tăng hay giảm so với người lớn? Thời gian mỗi pha trong một chu kì tim
của đứa trẻ này bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn:
a. Số nhịp tim của người này trong 1 phút là: 60/0,8 = 75 nhịp.
b. Thời gian một chu kì tim của đứa trẻ này là 60/120 = 0,5 giảm so với người
lớn.
- Tỉ lệ thời gian giữa các pha trong chu kì tim là: 0,1 (nhĩ co) : 0,3 (thất co) : 0,4
(giãn chung) = 1 : 3 : 4.
- Vậy thời gian mỗi pha của đứa trẻ này là:
Pha nhĩ co:
0,5s ×1/8 = 0,0625s
Pha thất co:
0,5s×3/8 = 1,875s
Pha giãn chung: 0,5s×4/8 = 0,25s
Ví dụ 2: Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và
pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là
0,8s. Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 80 nhịp/phút. Khối lượng máu
trong tim của cô ta là 137,5 ml vào cuối tâm trương và 77,5 ml vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ này.
b. Tính lưu lượng tim (lượng máu bơm/phút) của người phụ nữ này .
Hướng dẫn:
a. Thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ này:
Tỉ lệ các pha: 0,1 : 0,3 : 0,4 = 1 : 3 : 4
Thời gian của 1 chu kì tim = 60 : 80 = 0,75 s
- Pha tâm nhĩ co: 0,75s ×1/8 = 0,09375s
- Pha tâm thất co: 0,75s ×3/8 = 0,28125s
- Pha dãn chung: 0,75s ×4/8 = 0,375s
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ
80 × (137,5 – 77,5) = 4800 ml/phút.
Ví dụ 3: Một người có nhịp tim là 70 nhịp/phút, hàm lượng oxy ở tĩnh mạch
phổi chứa 0,24ml/ml. Hàm lượng oxy động mạch phổi là 0,16ml/ml. Lượng oxy
tiêu thụ toàn bộ cơ thể là 500ml/phút. Hãy tính lưu lượng tim của người này.
Hướng dẫn:
Lưu lượng tim của người này là: Q = 500/(0,24 – 0,16) = 6250ml = 6,25lit
2.4. Dạng câu hỏi và bài tập về cân bằng nội mơi
Ví dụ 1: Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng
muối và nước vượt mức nhu cầu. Hãy cho biết người này:
13
- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi khơng? Vì sao?
- Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào?
Hướng dẫn:
- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu đều gia tăng, vì: Lý do là ăn mặn
và uống nước nhiều → tăng V máu → tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng áp
lực lọc ở cầu thận → tăng V nước tiểu. Huyết áp tăng làm tăng V dịch ngoại
bào.
- Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu khơng đổi vì renin và aldosteron được
tiết ra khi huyết áp tâm thất của máu tăng hoặc V máu giảm.
Ví dụ 2: Hai người A và B có cùng cân nặng là 70 kg và đều có lượng nước
trong cơ thể bằng nhau. Cả hai người đều ăn một loại thức ăn nhanh (chứa nhiều
muối) với lượng như nhau nhưng người B còn uống thêm một cốc rượu. Kết quả
là lượng nước tiểu bài tiết của người B sẽ tăng, cịn người A thì bình thường.
Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn:
Giải thích:
- Cả hai người đều ăn thức ăn nhiều muối → dẫn đến khát nước và uống nước,
nếu người B không uống thêm rượu thì lượng nước tiểu của 2 người coi là như
nhau.
- Người B uống thêm cốc rượu, rượu sẽ ức chế vùng dưới đồi → giảm tiết ADH
nên làm giảm khả năng tái hấp thu nước ở thận → tăng tiết nước tiểu.
- Rượu cũng có thể gây giãn mạch trong các tiểu thể thận dẫn đến tăng bài tiết
nước tiểu → Người B sẽ mất nước nhiều hơn so với người A.
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phần trao đổi chất và năng lượng ở
động vật.
Tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập để ôn tập, cũng cố và nâng
cao kiến thức phần trao đổi chất và năng lượng ở động vật, được sắp xếp theo
lôgic nhất định, theo từng nội dung tương ứng với hệ thống lý thuyết. Trong đó,
các câu hỏi đánh dấu * chủ yếu dành cho học sinh ôn thi HSG các cấp.
Giáo viên hoặc học sinh, khi ôn tập có thể lựa chọn, sắp xếp lại các câu hỏi,
bài tập cho phù hợp với hình thức và nội dung đơn vị kiến thức của mỗi kì thi.
Hệ thống câu hỏi, bài tập xin giới thiệu ở phần phụ lục.
4. Sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập trong dạy học, ơn tập cho các kì thi
khác nhau.
4.1. Phương pháp sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học sinh học:
Trong dạy học, câu hỏi – bài tập luôn được sử dụng trong các khâu khác
nhau nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau. Chúng tôi xin được đưa ra một
số cách sử dụng câu hỏi – bài tập để ôn luyện, bồi dưỡng thi THPT quốc gia, thi
học sinh giỏi các cấp về chuyên đề Sinh thái học:
- Sử dụng câu hỏi – bài tập để tạo tình huống
14
Con người hoạt động khi có nhu cầu, nhu cầu có được khi đứng trước một
nhiệm vụ cần giải quyết. Do đó, giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ cần nhận
thức và diễn đạt nhận thức đó bằng câu hỏi, bài tập.
Ví dụ: Một người cân nặng 70 kg uống 100 gam rượu thì hàm lượng rượu
trong máu anh ta là 20/00. Sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn
giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt được anh ta sau đó 2 giờ, mẫu máu thử của
anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 0,9 0/00 . Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn thì
hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu? Biết có khoảng 1,5 gam
rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho mỗi 10 kg khối lượng cơ thể.
- Sử dụng câu hỏi – bài tập để định hướng vấn đề học tập.
Khi nghiên cứu một vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, người học
khơng dễ gì xác định được vấn đề cơ bản, đặc điểm nào là bản chất. Do đó, giáo
viên cần định hướng cho người học bằng câu hỏi hay bài tập.
Câu hỏi – bài tập định hướng vấn đề học tập khác với câu hỏi – bài tập tạo
tình huống ở chỗ: chỉ cần chỉ ra những vấn đề học tập mà không cần chỉ ra
những mâu thuẫn cần giải quyết.
Ví dụ: Hãy hồn thành bảng sau về tiêu hóa ở người:
Cơ quan Tiêu hóa cơ học
tiêu hóa
Khoang
miệng
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hóa hóa học
- Sử dụng câu hỏi – bài tập để hướng dẫn quan sát:
Khi quan sát hình vẽ, sơ đồ có nhiều chi tiết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một
chi tiết nào đó giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kỹ năng quan sát và
nhận biết, ta thường dùng câu hỏi – bài tập để hướng dẫn.
Ví dụ: Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1-4) :
a. Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.
b. Một bệnh nhân nhi bị tim bẩm sinh có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng
cao, thở gấp. Bệnh nhân này đó có thể bị dạng dị tật nào trong 4 dạng trên? Giải
thích.
15
- Sử dụng câu hỏi – bài tập để phát triển khả năng tư duy.
Trong dạy học ngoài việc hướng tới mục tiêu tri thức, thì đồng thời phải
hướng tới mục tiêu quan trọng nữa là phát triển tư duy. Trong các kỹ năng tư
duy, trước hết phải sử dụng câu hỏi – bài tập để phát triển kỹ năng phân tích tổng hợp.
Ví dụ: a. Một số lồi động vật vừa có thể thải sản phẩm bài tiết ở dạng NH 3
vừa thải ở dạng axit uric trong các giai đoạn khác nhau của vịng đời. Đây là
nhóm động vật nào và tại sao chúng có khả năng như vậy?
b. Tại sao những người bị xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu khó
đơng?
(Đề thi chọn đội tuyển HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2014-2015 )
- Sử dụng câu hỏi – bài tập để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập:
Để học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự
kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và học. Do đó cần xác định
rõ mục tiêu dạy học cụ thể, từ đó mà sử dụng câu hỏi – bài tập phù hợp để học
sinh tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng và
phát triển năng lực nhận thức. Câu hỏi, bài tập có thể là trắc nghiệm hoặc tự
luận.
Ví dụ 1: Một người bị mất máu nhanh và nhiều do tai nạn ô tô và các thơng
số sinh lí bị thay đổi. Điều nào sau đây khơng xảy ra?
A. Thể tích máu giảm.
B. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng rất nhanh.
C. Giảm nồng độ Natri trong nước tiểu.
D. Giảm tỉ lệ hồng cầu trong máu.
Ví dụ 2:
a. Tại sao người bị viêm gan có thể bị lỗng xương, giảm thị lực, máu khó
đơng?
b. Tại sao trong trường hợp bình thường, các tế bào của thành dạ dày không
bị tác động bởi axit HCl và enzim pepsin?
(Đề thi chọn đội tuyển HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017)
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi bài tập một cách linh hoạt tùy theo mục
đích của mình.
4.2. Cách sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập trong ơn tập cho các kì thi
khác nhau.
- Do thời lượng trên lớp ít nên các dạng bài tập chủ yếu dùng cho tiết ôn tập
hoặc giáo viên giới thiệu để học sinh tự học. Đối với các học sinh ơn thi HSG
các cấp có thể được dùng trong giai đoạn ôn tập.
- Các dạng bài tập đánh dấu * chỉ nên dùng cho học sinh ôn tập thi HSG các cấp.
- Đối với học sinh ôn thi THPT quốc gia ngồi giới thiệu hệ thống hóa lí thuyết,
và các dạng bài tập nên tăng cường cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm.
- Đối với học sinh ơn thi HSG các cấp ngồi giới thiệu hệ thống hóa lí thuyết, và
các dạng bài tập nên tăng cường cho học sinh làm câu hỏi dạng tự luận.
16
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
1. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và trao đổi với các giáo viên
trong trường cũng như ngồi trường, tơi thấy rằng: Việc trình bày hệ thống kiến
thức lí thuyết (có mở rộng nội dung kiến thức) và bài tập phần troa đổi chất và
năng lượng ở động vật - sinh học 11 THPT đã giúp cho giáo viên và học sinh có
được cái nhìn tổng qt, hệ thống, có tư duy lơ gic về kiến thức và vận dụng linh
hoạt kiến thức trong việc làm các câu hỏi, bài tập.
2. Việc sử dụng linh hoạt các câu hỏi, bài tập một cách linh hoạt theo từng đối
tượng, từng hình thức thi (như hướng dẫn trong mục 4) sẽ giúp học sinh rèn
luyện các kĩ năng học tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi để
đạt được kết quả học tập tốt hơn.
3. Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy rằng, việc áp dụng
SKKN này đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ôn thi THPT quốc gia và đặc
biệt là trong công tác đào tạo HSG vì vậy trong những năm gần đây kết quả đào
tạo HSG quốc gia, quốc tế môn Sinh học của trường THPT chuyên Lam Sơn đã
được cải thiện rõ rệt về mặt chất lượng (từ năm 2015 đến năm 2019 liên tục có
học sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế và đạt giải).
4. Chuyên đề: “Trao đổi chất và năng lượng ở động vật” (nội dung cơ bản của
SKKN) của tôi đã được sử dụng dạy cho các đội tuyển HSG quốc gia, áp dụng ở
các trường THPT chuyên ngoài tỉnh như THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ
An, Đại học Vinh, THPT chuyên Lê Quý Đôn – Điện biên, THPT chuyên Biên
Hòa – Hà Nam, THPT chuyên Bắc Ninh....
Qua trao đổi với giáo viên các trường sau tập huấn, hoặc các trường đã áp
dụng nội dung của chuyên đề nhiều đồng chí giáo viên đều cho rằng chuyên đề
có hiệu quả thiết thực đối với việc giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
17
- SKKN đã hệ thống hóa kiến thức, bước đầu xây dựng được hệ thống các dạng
bài tập phần trao đổi chất và năng lượng (có mở rộng nội dung kiến thức), bước
đầu có hướng dẫn sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học, trong ôn tập
cho phù hợp với từng hình thức thi giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và ôn
tập của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
- SKKN đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THPT chuyên Lam Sơn, nhiều
trường trong tỉnh Thanh Hóa, một số trường THPT chuyên trên tồn quốc. Vì
vậy, theo đánh giá chủ quan của tơi SKKN có thể được áp dụng trong giảng dạy
đối với tất cả các trường THPT.
- Do giới hạn của đề tài, nên mặc dù đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập
nhưng tôi chưa phân loại rõ ràng cho từng mục tiêu và từng hình thức thi. Vì
vậy, tơi sẽ cố gắng hồn thiện tiếp SKKN để việc áp dụng SKKN mang lại hiệu
quả cao hơn.
2. Kiến nghị.
- Nếu SKKN được hội đồng khoa học ngành xếp loại, đánh giá cao có thể áp
dụng cho các trường THPT trên tồn tỉnh.
- Trong thời lượng có hạn, đề tài khó tránh được những thiếu sót. Tơi mong các
bạn đồng nghiệp, q thầy cơ giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện
hơn.
Ý kiến góp ý xin gửi theo địa chỉ mail:
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
CAM KẾT KHƠNG COPY
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
Lê Hồng Điệp
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CAMPBELL . REECE (2015), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học
Sinh học (phần đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2016), Sinh học
11, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2006), Sách giáo
viên Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hòa (2008), Luận văn Thạc sĩ sư phạm sinh học “Rèn luyện kĩ
năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 THPT trong dạy học sinh
học”, Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Đạng Trần Phú, 2010. Tài liệu chuyên Sinh học
Trung học phổ thông (Bài tập Sinh lý động vật). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Đạng Trần Phú, 2010. Tài liệu giáo khoa chuyên
Sinh học Trung học phổ thông (Sinh thái học). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Đình Trung, Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp (2007), Rèn luyện kĩ
năng sinh học 11, NXB Giáo dục
9. Lê Đình Trung, Trần Thị Thanh Bình, Lê Hồng Điệp (2007), Rèn luyện kĩ
năng sinh học 12, NXB Giáo dục.
10. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn
Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010), Sinh học 11 Nâng cao, NXB Giáo
dục Việt Nam.
11. Bộ GDĐT (2010 – 2014) Đề thi đại học, cao đẳng.
12. Bộ GDĐT (2015 – 2020) Đề thi THPT quốc gia.
13. Bộ GDĐT (2010 - 2019) Đề thi HSG quốc gia.
14. Sở GD& ĐT Thanh Hóa (2014 - 2021), Đề thi HSG lớp 12, đề thi chọn
đội tuyển thi HSG quốc gia tỉnh Thanh Hóa.
15. IBO (2008 – 2020), Đề thi IBO.
DANH MỤC
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Hồng Điệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Sinh học, trường THPT chuyên Lam Sơn.
TT Tên đề tài SKKN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
SKKN: Dùng phản ứng enzim
để giải thích các quy luật di
truyền
SKKN: Xây dựng hệ thống câu
hỏi trong kiểm tra, đánh giá
phần ADN.
SKKN: Xây dựng hệ thống câu
hỏi trong kiểm tra, đánh giá
phần ARN.
SKKN: Sử dụng quan điểm hệ
thống trong bài ôn tập chương
2 – phần sinh học tế bào
SKKN: Sử dụng kiến thức
prơtêin và enzim để giải thích
cơ sở phân tử của quy luật
tương tác gen.
SKKN: Giáo dục môi trường
thông qua hoạt động Đoàn ở
trường THPT chuyên Lam Sơn
SKKN: Giáo dục mơi trường
thơng qua hoạt động Đồn ở
trường THPT chun Lam Sơn
Đề tài khoa học: Xây dựng hệ
thống thông tin hỗ trợ công tác
quản lý, dạy và học, bồi dưỡng
học sinh giỏi tại các trường
THPT Tỉnh Thanh Hố
SKKN: Hệ thống hóa lí thuyết,
bài tập phần di truyền học quần
Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại
đánh giá Năm học
(Ngành GD cấp xếp loại
đánh giá
huyện/tỉnh;
(A,
B, xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
20002001
Ngành Giáo dục
B
Ngành Giáo dục
B
20012002
Ngành Giáo dục
B
20022003
Ngành Giáo dục
C
Ngành Giáo dục
B
20112012
Ngành Giáo dục
B
20122013
Cấp Tỉnh Thanh B
Hóa
20142015
SGD&ĐT,
GD&ĐT
20152016
Sở Hồn
thành
Ngành Giáo dục
A
20102011
2018
2019
20
thể và tiến hoá nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học, ôn thi THPT
quốc gia và HSG các cấp.
10. SKKN: Hệ thống hóa lí thuyết, Ngành Giáo dục
bài tập phần quần xã sinh vật
nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học, ôn thi THPT quốc gia và
HSG các cấp.
B
2019
2020
-
21