Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.4 KB, 24 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
1.1 Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam: Trong những năm tới, để
phát triển ngành Du lịch một cách bền vững, Việt Nam cần quán triệt các quan
điểm cơ bản sau:
- Phát triển Du lịch mang lại nhiều lợi ích: Quan điểm này xuất phát từ chỗ
đánh giá Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng.
Sự phát triển của nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và nó
cũng cần được các ngành kinh tế khác trợ giúp; đồng thời phát triển du lịch phải
đạt cả hiệu quả chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nghị quyết 45/CP
của Chính phủ ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển Du lịch đã nhấn
mạnh: “Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện
chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế
khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá giữa nước ta với nước ngoài,
tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc...”.
- Phát triển Du lịch theo hướng bền vững: Du lịch mang lại hiểu quả nhiều
mặt, tuy nhiên về mặt trái, Du lịch, nhất là sự phát triển quá mức, có thể mang lại
những vấn đề tiêu cực như: làm xuống cấp môi trường thiên nhiên và tạo ô nhiễm,
thương mại hoá nghệ thuật, tôn giáo và văn hoá, để lại các vấn đề về xã hội, làm
tổn hại nền văn hoá, lối sống của dân chúng địa phương, gia tăng số tệ nạn tội ác,
mại dâm và cờ bạc..., tạo cơ hội cho sự truyền nhiễm bệnh tật, tạo nhu cầu quá
nặng nề đối với tài nguyên sẵn có, làm suy yếu cấu trúc gia đình.
Phát triển Du lịch theo hướng bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường tự nhiên,
xã hội. Đây là đường lối, quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đã được Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII coi là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển
du lịch: “Phát triển nhanh Du lịch, các dịch vụ Hàng không, Bưu chính, Viễn
thông, Thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng... từng bước đưa nước ta trở
thành một trung tâm du lịch thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Triển
khai thực hiện quy hoạch tổng thể, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to


lớn cuae đất nước theo hướng du lịch, văn hoá, sinh thái, môi trường. Bảo tồn và
khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch”.
- Phát triển cả du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế: Quan
điểm phát triển du lịch quốc tế, nhất là thu hút khách quốc tế vào Việt Nam, xuất
phát từ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn làm bạn
với tất cả các nước”... Trong thế kỷ tới Việt nam sẽ là thị trường du lịch rất hấp dẫn
đối với du khách quốc tế. Du lịch nội địa phát triển sẽ góp phần nâng cao dân trí,
tăng cường tình đoàn kết dân tộc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân
dân.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá du lịch: Một trong những thế mạnh của
Du lịch Việt nam là tài nguyên nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, nhưng chưa
thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, do đó cần tôn tạo nhiều di tích
lịch sử kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh;
nghiên cứu, phục hối và phát triển các món ăn đặc sản, các lễ hội truyền thống phù
hợp với khách du lịch.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý du lịch; xúc tiến tuyên truyền quảng cáo
sâu rộng trong và ngoài nước...
Định hướng các thị trường khách quốc tế theo mục đích đi du lịch
Mục đích
đi du lịch
T/quan thắng cảnh
Thương mại, công vụ
Tìm hiểu V ăn hóa Lich. sử
Mua bán đồ lưu niệm
City tour
Thăm thân
ẩm thực
Hội nghị, hội thảo
Vui chơi giải trí Thể thao (Golf)
Du lịch sinh thái

Nghỉ dưỡng
Lễ hội
Tắm biển
Các thị
trường
mục tiêu
Tây Âu
Pháp             
Anh            
Đức          
Thụy Sỹ      
Hà Lan     
Đan Mạch    
Châu á
-TBD
Nhật          
Đài Loan        
Trung Quốc      
ểc       
ASEAN (*)         
Hàn Quốc    
Bắc Mỹ
Mỹ            
Canada          
Chú thích
 Tiềm năng lớn
 Tiềm năng vừa
 Tiềm năng nhỏ
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2020 - ITDR - Tổng cục Du lịch
1.2. Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới:

* Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của Du lịch Việt Nam nằm trong chiếm lược phát triển
kinh tế xã hội của cả nước đến năm 2010 nhằm đưa ngành du lịch phát triển vững
mạnh, là ngành kinh tế quan trong trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Hoạt động lữ
hành quốc tế cần được ưu tiên đẩy mạnh phát triển hơn nữa bởi lữ hành quốc tế là
một mắt xích quan trọng giúp nối liền các hoạt động kinh doanh khác phát triển,
tăng thu ngoại tệ, tăng cường giao lưu văn hoá, tăng nhanh tỷ trọng GDP trong du
lịch, tạo công ăn việc làm cho lao động trong cả nước, cải thiện cán cân thanh toán
ngoại tệ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tôn tạo, bảo vệ các di
tích lịch sử cảnh quan môi trường...
* Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu về lượng khách và doanh thu từ lữ hành quốc tế: Năm 2002,
Ngành đã đạt được mức tăng trưởng đề ra về lượng khách quốc tế từ 10-12% so
với năm 2001 với 2.627.988 lượt người. Dự kiến đến năm 2005 sẽ đón khoảng 4
triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2010 đón 8 triệu khách; ngày lưu trú của
khách tăng từ 3,1 ngày/2000 đến 4 ngày /2010; Doanh thu phấn đấu đạt 900 triệu
USD/2000 lên
2,1
11,3
3-3,5
15-16
5,5-6
20-25
10-11
30-35
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0

25,0
30,0
35,0
TriÖu l­ît kh¸ch
2000 2005 2010 2020
Nguån: Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn du lÞch giai ®o¹n 1995-2020- Tæng côc Du lÞch
Dù b¸o sè l­ît kh¸ch du lÞch (quèc tÕ vµ néi ®Þa)
cña ViÖt Nam ®Õn 2020
Kh¸ch néi ®Þa
Kh¸ch quèc tÕ
* Mục tiêu về an ninh, an toàn du lịch:
+ Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ, đảm bảo cho việc cấp Visa cho
khách được thuận lợi, song không thể để sót đối tượng vào Việt Nam với động cơ
xấu.
+ Đảm bảo an toàn cho khách du lịch
+ Đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, các di tích văn
hoá, lịch sử.
+ Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn với các thủ tục
nhanh gọn, song chặt chẽ, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đảm bảo những
yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội.
II. GIẢI PHÁP
2.1 Giải pháp trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng để từ đó thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch vẫn còn là một vấn đề cấp thiết cần được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, các ban, ngành. Trong khuôn khổ đề tài
này, người nghiên cứu chỉ đề cập tới việc đa dạng hoá các chương trình du lịch -
một sản phẩm trong hệ thống các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Có thể thấy trên thị trường kinh doanh du lịch hiện nay, xét về mặt số
lượng, chúng ta có tương đối đầy đủ các chương trình du lịch với các loại hình
du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch tham quan các

danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kết hợp với học tập nghiên cứu, du lịch văn
hoá, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái.. Tuy nhiên, về mặt chất lượng của các
chương trình du lịch thì sao?
Qua thực tế phân tích, nghiên cứu ta thấy rằng các chương trình du lịch ở
nước ta hiện nay chưa thực sự hấp dẫn. Các chương trình du lịch thường bị cắt
khúc giữa các vùng, các hoạt động trong chương trình còn nghèo nàn, đơn điệu,
thiếu quy hoạch, giá cả chưa đáp ứng chất lượng. Chính vì thế mà lượng khách
du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến lần thứ hai chưa nhiều. Mặt khác,
ta chưa có các chương trình đặc sắc, độc đáo biểu trưng cho dân tộc Việt nam,
các tuyến điểm du lịch chưa đạt được một kết quả xứng đáng với tiềm năng của
chúng. Một số loại hình du lịch như du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, du lịch sinh
thái mới được tiến hành khai thác nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự phát, thiếu quy
hoạch và chưa hấp dẫn khách du lịch.
Thực trạng này đòi hỏi cần thiết phải có những giải pháp để giải quyết và
cũng đã có nhiều biện pháp được đưa ra, song vì nhiều lý do mà các biện pháp
đó vẫn chưa được tiến hành và vấn đề đó vẫn tồn tại.
Sau đây là một số ý kiến để thúc đẩy việc thực hiện một cách có hiệu quả
làm cho các sản phẩm du lịch nói chung, các chương trình du lịch nói riêng trở
nên phong phú và hấp dẫn.
* Nghiên cứu để xác định nhu cầu của thị trường khách du lịch:
Bước đầu tiên trong việc thiết kế tạo ra một chương trình du lịch mới, đó lá
phải xác định được nhu cầu của đối tượng khách du lịch chủ yếu mà sản phẩm
này hướng tới. Độ chính xác của việc xác định nhu cầu càng cao thì sản phẩm
du lịch sẽ càng phù hợp hơn và được khách ưa chuộng. Một thực trạng chung
trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp du lịch ở nước ta, đó là, hầu
hết các chương trình du lịch được đưa ra chỉ nhằm mục đích giới thiệu với du
khách, các chương trình này chưa bám sát được với nhu cầu thực tế của du
khách. Lý do chính giải thích cho vấn đề này, đó là các doanh nghiệp du lịch
chưa xác định được chính xác nhu cầu cụ thể của khúc đoạn thị trường mà họ
hướng đến, chính vì vậy các chương trình du lịch mới chỉ dừng lại ở mức đáp

ứng được nhu cầu chung của cả một khúc đoạn thị trường nhỏ. Hoặc cũng có
một số đơn vị kinh doanh du lịch, do quy mô hoạt động nhỏ nên họ chưa có
được một bộ phận chuyên sâu vào việc xác định nhu cầu thị trường, vì thế việc
xác định nhu cầu khách du lịch tại nhưng đơn bị này chưa có hiệu quả. Mặt
khác, cũng có những doanh nghiệp do chưa xác định được khúc đoạn thị trường
phù hợp với quy mô hoạt đôngj của doanh nghiệp, cho nên các chương trình du
lịch họ đưa ra chưa đáp ứng được...
Như vậy, vấn đề cấp thiết ở đây là các doanh nghiệp cần phải tiến hành
nghiên cứu để xác định nhu cầu thị trường một cách khoa học và có hiệu quả.
Cần phải đánh giá và xác định các thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng.
Bước tiếp theo cần phải xác định những tiêu chí cho việc phân chia thị trường
thành các khúc đoạn nhỏ hơn nữa, ta có thể phân đoạn thị trường theo quốc tịch,
theo mục đích đi du lịch, theo phương tiện vận chuyển hoặc là các yếu tố về
kinh tế xã hội và nhân khẩu học, tâm lý học... Trên cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp
sẽ nhóm và lựa chọn các khúc đoạn thị trường phù hợp với khả năng và quy mô
hoạt động của mình, từ đó tiến hành nghiên cứu, phân tích, để xác định nhu cầu
cụ thể của từng đoạn thị trường. Và khi đó căn cứ trên cơ sở những đặc điểm của
từng đoạn thị trường đưa ra những chương trình du lịch nói riêng, cũng như các
sản phẩm du lịch nói chung phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng đoạn thị trường
đó.
Tuy nhiên, cũng phải nhận ra rằng ta không thể xác định chính xác một
cách tuyệt đối về đặc điểm của từng đoạn thị trường mà ta chỉ có thể bám sát
tương đối với những đặc điểm của từng đoạn thị trường để đưa ra các chương
trình du lịch, các sản phẩm du lịch phù hợp một cách tương đối. Chính vì thế,
trong quá trình tiến hành thực hiện các chương trình du lịch, cần thiết phải thu
thập là và đưa ra những thay đổi để cho sản phẩm du lịch, các chương trình du
lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Và những nguồn thông tin bổ sung
này có thể được khai thác tự sự năng động, sáng tạo của đội ngũ hướng dẫn viên,
những người trực tiếp thực hiện các chương trình du lịch, trực tiếp tiếp xúc với
du khách.

Việc kết hợp một cách có hiệu quả giữa việc xác định nhu cầu thị trường
với việc khai thác nguồn thông tin mà đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mang lại
sẽ tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn nữa trong việc tạo ra những sản phẩm du
lịch, những chương trình du lịch hấp dẫn, đa dạng hoá hơn và ngày càng phù
hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch.
* Tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng du lịch theo định hướng
đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của khách du lịch
Sau khi nghiên cứu, xác định được nhu cầu của từng khúc đoạn thị trường,
bước tiếp theo ta cần xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu của từng khúc đoạn
như thế nào. Khả năng đáp ứng này sẽ được xác định qua việc tiến hành nghiên

×