Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vận dụng thang phân loại của benjamin bloom trong giảng dạy một số tác phẩm văn học trung đại việt nam chương trình THPT ( minh họa qua chuyện chức phán sự đền tản viên của nguyễn dữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.15 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN
------------***------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG THANG PHÂN LOẠI CỦA BENJAMIN BLOOM
TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH THPT
(MINH HỌA QUA CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN
VIÊN CỦA NGUYỄN DỮ )

Họ và tên:
Chức vụ:

Trần Thị Mai
Giáo viên

SKKN thuộc bộ môn: Ngữ văn

1


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong số các giải pháp của “Chiến lược phát triển giáo dục 20012010” nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Đảng ta xác định: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục chuyển từ
việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ


động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức: dạy cho ngưới học phương pháp tự
học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp;
phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ của
học sinh”.
Nghị quyết 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Như vậy, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp
dạy học tích cực tự giác nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
2


động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng
vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực
tiễn. Làm cho Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tịi, khám phá, phát hiện, khai
thác và xử lí thơng tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Văn học là nhân học. Thông qua ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật, văn học
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để phát triển về tâm hồn, nhân cách và hình thành
năng lực văn học cho học sinh. Mỗi tác phẩm văn học đều là sự phản ánh, tổng hòa
của nhiều giá trị như: hiện thực lịch sử, hệ thống tư tưởng, tơn giáo, văn hóa...của
thời đại, của cá nhân tác giả, nói như nhà văn Tơ Hồi “Mỗi trang văn đều soi bóng
thời đại mà nó ra đời”. Thế nhưng, để thấy được dấu ấn của thời đại, thấy được các
lớp trầm tích văn hóa qua các thời kì lịch sử từ việc tiếp cận các tác phẩm văn học

vừa là niềm say mê đồng thời cũng là điểm khó đối với thầy và trị khi tìm hiểu các
tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học trung đại. Bởi lẽ, với độ lùi khá lớn của thời
gian lịch sử cùng với đặc điểm nổi bật của thi pháp văn học nên việc thấu lý, thấu
tình của người xưa đã là khó, mà cịn khó hơn nữa khi đem những điều hiểu biết ấy
mà truyền đạt cho học sinh khi vốn sống và vốn văn học của các con cịn ít ỏi, non
nớt. Từ những văn bản ngơn ngữ văn chương đậm tính cổ xưa người thầy tổ chức,
dẫn dắt học trò thấu được hồn người xưa vọng về, từ những trải nghiệm văn
chương ấy, mỗi học sinh sẽ nhận thấy vẻ đẹp của mỗi thời đại lịch sử cũng như sự
tài hoa, khí phách của các bậc hiền nhân đồng thời, người học cũng cần rút ra
những ý nghĩa tư tưởng để bồi đắp và hình thành lí tưởng, bản lĩnh và lẽ sống cho
bản thân mình.
Để mỗi bài học là một sự khám phá, là sự đối thoại và hình thành triết lý nhân
sinh cho mỗi học trị, trong q trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu những phương
pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Mỗi phương pháp,
mỗi kĩ thuật dạy học tích cực đều có những ưu điểm riêng biệt và tùy theo mục tiêu
của từng bài học mà người dạy sẽ lựa chọn, sẽ vận dụng linh hoạt các phương thức
khác nhau. So với các phương pháp, các kĩ thuật dạy học hiện đại đang được ứng
dụng hiện nay, thì việc sử dụng các cấp độ tư duy của thang phân loại Bloom là
một thiết kế với quy trình dạy học bài bản hướng dẫn học sinh con đường tự chủ, tự
tìm tịi và chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học theo trình tự tư
duy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến trừu tượng. Với những ưu điểm đó, tôi đã thử
nghiệm, phương pháp dạy học này. Từ những kết quả đã đạt được, tôi viết đề tài
này để chia sẻ về những hiệu quả khi: Vận dụng thang phân loại của Benjamin
Bloom trong giảng dạy một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam” và mong
muốn sẽ nhận được những đóng góp quý giá từ đồng nghiệp.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt

là phần văn học trung đại, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Vận dụng bài bản, sáng tạo các cấp độ tư duy Benjamin Bloom sẽ giúp cho học
sinh hình thành được những năng lực: chủ động tiếp cận và giải quyết vấn đề, tăng
cường khả năng tự học, đánh giá vấn đề….
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các tác phẩm trong chương trình Văn học trung đại trong chương trình
Ngữ văn Trung học Phổ thơng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Áp dụng cho học sinh lớp 10 và 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Dựa vào các tài liệu viết về: Lý thuyết cơ bản về thang phân
loại của Benjamin Bloom, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hiện đại.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Qua thực tiễn ứng dụng, thử nghiệm
của bản thân: vận dụng cấp độ tư duy Benjamin Bloom vào giảng dạy tác phẩm
trung đại của các lớp, khóa và qua những điều tra ý kiến từ học sinh, tổng kết rút
kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế từ cơng việc giảng dạy của đồng nghiệp
trong nhà trường, tổ bộ môn. Lấy ý kiến góp ý, tham khảo tài liệu sách báo, các
phương tiện thông tin…
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Thơng qua các bài dạy, tiết dạy cụ thể tìm ra
những mặt ưu, nhược điểm.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích các cứ liệu đã thu thập để làm sáng
tỏ từng luận điểm, khái quát thành các luận điểm.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lịch sử hình thành

Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng
mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập đối với người học.
Thang đo Blom về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của
trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Blom có đưa ra sáu cấp độ
nhận thức ( gọi là thang đo Blom). Thang đo này đã được sử dụng trong nhiều thập
kỉ qua và đã khẳng ðịnh tính ýu việt của phýõng pháp dạy học nhằm khuyến khích,
phát triển các kĩ nãng tý duy của ngýời học ở mức ðộ cao. Tuy nhiên, giáo dục
ngày nay ðã khác so với những điều mà phương pháp phân loại tư duy của Bloom
phản ánh trong năm 1956, bản sửa đổi của phân loại Bloom được phát triển sau 45
năm bởi Anderson, những cộng sự và học trò xuất sắc của Bloom.
Bản sửa đổi vẫn giữ số phạm trù, nhưng có những thay đổi quan trọng về cấu
trúc chiều của quá trình nhận thức, từ sáu mức độ (gồm: Kiến thức, thông hiểu, áp
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá) chuyển thành: Nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích,
đánh giá và sáng tạo. Ba phạm trù được đặt tên lại, thứ tự của hai phạm trù được
chuyển đổi và tên của các phạm trù được đổi thành động từ cho phù hợp với cách
chúng được dùng trong mục tiêu: Phạm trù kiến thức đổi thành nhớ, thông hiểu đổi
thành hiểu. Thang Bloom về các cấp độ nhận thức đã trở nên quen thuộc với rất
nhiều giáo viên và những nhà lãnh đạo trường học ở nhiều nước trên thế giới và có
nhiều đóng góp to lớn trong giáo dục. Nó nhắc nhở mỗi hoạt động giáo dục (xây
dựng chương trình, thiết kế kế hoạch dạy học và công tác kiểm tra đánh giá học
sinh) đều phải tập trung vào các kỹ năng, phát triển các các hoạt động ứng dụng,
phân tích sáng tạo. Do đó, thang Bloom là một minh họa hữu ích nhấn mạnh một
sự cân bằng lành mạnh mà học sinh cần.
2.1.2. Lý thuyết cơ bản về thang phân loại của Benjamin Bloom
Sáu thang phân loại của Benjamin Bloom được mơ hình hóa bằng một kim tự
tháp sắp xếp các mục tiêu học tập theo thứ tự từ chân lên đỉnh: Ghi nhớ, Hiểu, Ứng
dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo, được biểu đạt qua mơ hình sau:

5



(Thang Bloom năm 2011 (*), Nguồn: Vanderbilt University Center for Teaching)
Mục tiêu cụ thể của 6 phạm trù như sau:
Nhớ bao gồm nhận biết và hồi tưởng những thông tin có liên quan đến “trí nhớ
dài hạn”. Để đánh giá mức độ nhớ của học sinh, khi đặt câu hỏi kiểm tra thầy cơ có
thể dùng những động từ: liệt kê, gọi tên, định danh, giới thiệu/chỉ ra, xác định,
nhận biết, nhớ lại, mô tả, định vị, phác thảo…
Hiểu là khả năng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của riêng mình, trình bày sự hiểu
biết về những tài liệu giáo dục cũng như những bài đọc và những lời giải thích của
giáo viên. Với mục đích đánh giá xem học trị hiểu bài đến đâu, thầy cơ có thể dùng
các động từ sau trong câu hỏi kiểm tra: Diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, lấy ví dụ,
giải thích, diễn dịch, so sánh, chuyển đổi, ước lượng…
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học
vào đời sống hoặc một tình huống mới. Để đánh giá khả năng vận dụng của học
sinh thì câu hỏi mà các thầy cơ sử dụng thường có những động từ sau: áp dụng,
phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành, giải quyết,
minh họa, tính tốn, dự đốn, bày tỏ…
Phân tích, bao gồm chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần và tư duy để tìm ra
mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể. Học sinh phân tích bằng cách chỉ ra
sự khác nhau, đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên hệ,
phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt…
Đánh giá là mức độ cao nhất trong bảng phân loại tư duy gốc. Nó được xếp ở
mức thứ năm trong sáu quá trình của phiên bản. Để sử dụng đúng mức độ này, học
sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ
quan điểm. Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là:
6


phê bình, bào chữa/thanh minh, tranh luận, bổ trợ cho lý do/lập luận, kết luận,

định lượng, xếp loại, đánh giá, lựa chọn, ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá…
Sáng tạo là q trình khơng có mặt trong bảng phân loại tư duy trước đây. Nó là
thành phần cấu thành cao nhất trong phiên bản mới. Kỹ năng này liên quan đến
việc tạo ra cái mới từ những cái đã biết. Để hồn thành cơng việc sáng tạo này,
người học phải nghĩ ra “cái mới” trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Thang
sáng tạo có thể được gợi ý từ những từ khóa sau: Thiết lập, tổng hợp, xây dựng,
thiết kế, đề xuất….
2.1.3. Những ưu điểm nổi bật khi ứng dụng thang phân loại của Benjamin
Bloom vào giảng dạy
Khi ứng dụng thang phân loại của Benjamin Bloom vào giảng dạy nói chung,
người dạy đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức,
Kỹ năng và Thái độ của người học, một cách tương đối ta thấy: Khi người học đạt
được cấp độ nhận thức nhớ và hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu Kiến
thức đã thỏa mãn. Để đạt được các mục tiêu về Kỹ năng người học cần có được 2
cấp độ nhận thức cao hơn là vận dụng và phân tích. Cuối cùng, để đạt được các
mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới là Thái độ mới người học cũng cần có
được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng đánh giá và khả năng sáng tạo.
Như vậy thang tư duy Bloom đáp ứng đầy đủ, hệ thống và hiệu quả cao về mục tiêu
giảng dạy theo quy định của chương trình hiện hành.
Thang phân loại của Benjamin Bloom đã đề cập đến một chủ đề rất quan trọng
về tư duy và đề ra một cấu trúc các bậc thang tư duy rất tiện lợi cho việc vận dụng.
Khi sử dụng bảng phân loại tư duy của Bloom, giáo viên thường có một danh sách
gồm nhiều câu hỏi gợi ý liên quan đến những mức độ khác nhau trong bảng phân
loại, từ đó học sinh sẽ phát triển tư duy theo tầng bậc, phù hợp với quy luật nhận
thức. Đặc biệt, trong việc khuyến khích học sinh sử dụng tư duy bậc cao, chắc chắn
họ sẽ thực hiện tốt hơn những người khơng có cơng cụ này. Trong thực tế vận dụng
đã có nhiều thầy cơ triển khai bài học đi theo tuần tự, bắt đầu là cần ghi nhớ kiến
thức, sau đó là hiểu, rồi tiến tới ứng dụng chúng, và rồi cứ thế đến bước cuối cùng
mới được phép đánh giá hoặc sáng tạo. Tuy nhiên, đây không phải là ý định của tác
giả, nghĩa là viêc ghi nhớ, hiểu và ứng dụng không diễn ra theo đúng quy trình.

Hơn nữa, tùy theo đặc điểm của bài học và mức độ nhận thức của học sinh mà thầy
cơ có thể vận dụng đủ hoặc không đủ 6 cấp độ nhận thức trên.
Thang phân loại của Benjamin Bloom đã cho thấy, việc kiểm tra đánh giá năng
lực người học không chỉ xoay quanh các câu hỏi mang tính lý thuyết mà đòi hỏi cả
năng lực vận dụng lý thuyết vào thực hành. Ở các cấp độ 5 và 6, học sinh phải tạo
7


ra những sản phẩm cá nhân từ kiến thức, kinh nghiệm, thực hành và cả năng lực
sáng tạo. Thang Bloom chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp các nhà sư phạm
xây dựng thang đánh giá năng lực và kiến quả người học hiệu quả, thiết thực nhất
trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Văn học là mơn học có vai trị quan trọng trong chương trình giáo dục phổ
thơng của các khối, cấp. Vì vậy trong nhiều năm qua đã có rất nhiều giải pháp ,
biện pháp cải tiến được làm ra từ các nhà khoa học, các thầy cô tâm huyết với nghề.
Đáng kể nhất là việc đổi mới nội dung, cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp dạy văn, học văn theo xu hướng ngày càng phát triển gần hơn và tiếp cận với
những thuộc tính, đặc trưng bộ mơn. Tuy nhiên, lại có thực trạng đáng buồn là học
sinh thiếu mặn mà với môn Văn, quay lưng lại với môn Văn ngày càng nhiều. Vậy
nguyên nhân từ đâu khiến cho mơn Văn trong chương trình THPT hiện nay chưa
neo đậu vững chắc trong tâm hồn, tình cảm của học sinh như vị trí vốn có của nó?
Trước hết, do áp lực thi cử và chọn ngành nghề, hiện nay một bộ phận
khơng nhỏ học sinh và chính cả bản thân phụ huynh ngại, thậm chí khơng muốn
cho con em mình học Văn nói riêng và ban KHXH. Các em học theo kiểu đối phó
để có đủ điểm điều kiện dự thi tốt nghiệp.Trong các giờ học thường không tập
trung, chú ý, khơng có ý thức phát biểu xây dựng bài, về nhà không soạn bài, chuẩn
bị bài trước khi đến lớp. Trong các giờ kiểm tra thường sao chép tài liệu...
Về phía giáo viên trước áp lực của cuộc sống và tâm lí ngại học văn của học
sinh thì một bộ phận đã không chuyên tâm vào công việc giảng dạy, đầu tư chuyên

môn, đổi mới phương pháp dạy học, chỉ dạy cho bài, hết tiết cho nên nhiều giờ học
trở nên buồn tẻ, không cuốn hút được học sinh, hiệu quả khơng cao...
Ngồi ra, về chương trình giáo dục, sách giáo khoa hiện hành vẫn có những
bài có nội dung khơng cịn phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực giáo dục lí tưởng
của xã hội hiện thời. Cùng với đó là nội dung, chương trình sách giáo khoa Ngữ
vãn cịn một số bất cập. Có những tác phẩm chỉ học đoạn trích hoặc bị lược bỏ một
số đoạn, đưa một số đoạn đơn lẻ làm trọng tâm bài học khiến học sinh khó tiếp cận
trong tính chỉnh thể. Phân phối chương trình đơi chỗ chưa hợp lý, chú trọng giảm
tải về số bài, số tiết nhưng lại dồn nén về thời gian, khiến cho giờ học bị gò ép, giáo
viên thường phải “ vừa dạy, vừa chạy” nên thời gian dành cho việc trao đổi giữa
giáo viên và học sinh cịn hạn chế.
Bên cạnh đó, ở một số trường phổ thơng cơ sở vật chất cịn nghèo nàn chưa
trang bị đủ các điều kiện về máy móc, băng đĩa, tranh ảnh, phim tư liệu, các
phương tiện hỗ trợ khác đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì
8


vậy mà việc đổi mới phương pháp dạy học môn văn chưa được chú ý, quan tâm
thoả đáng của cả hai phía người dạy và người học.
Từ thực tế đó, địi hỏi người dạy phải tìm hiểu ngun nhân, tự nghiên cứu
và tìm tịi ra một phương pháp dạy học tốt nhằm tạo hứng thú cho học sinh, học
sinh tiếp thu bài hiệu quả. Trên cơ sở áp dụng các phương pháp dạy học tích cực,
tơi đã vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam để kích thích tính tích cực, say mê học hỏi, làm chủ vốn
kiến thức của học sinh và nhất là giúp cho các em có thể u thích nhiều hơn nữa
mơn học thơng qua từng bài giảng cụ thể.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác
phẩm văn học trung đại Việt Nam
Chương trình Văn học trung đại trong Việt Nam bậc học Trung học Phổ thông

được bắt đầu từ giữa kì 1 lớp 10 đến giữa kì 1 lớp 11 với các tác phẩm tiêu biểu
thuộc nhiều thể loại khác nhau: Thơ, Phú, Cáo, Văn xuôi, Văn tế, Hát nói…Đây là
những thành tựu nổi bật, là tinh hoa của nền văn học nước nhà suốt mười thế kỉ. Để
làm nổi bật những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm cùng như từ
đó hình thành, bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho người học, người thầy có thể vận
dụng linh hoạt, đa dạng, sáng tạo nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học khác nhau.
Sáu cấp độ trong thang tư duy nhận thức của Bloom là phương pháp tổ chức giúp
thầy cô và học sinh sẽ từng bước hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể của bài học.
Cấp độ Đặc điểm
Các từ khóa dùng để đặt câu hỏi
- Nhớ được các thơng - Từ khóa: Nhắc lại, tóm tắt, mơ tả lại, hình
tin, sự kiện, nhân vật, dung lại, liệt kê, trình bày, chọn lựa,, gọi tên,
chi tiết.
trích dẫn...
Nhớ
- Nhận ra được đề tài, - Ví dụ: Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
các ý chính của văn bản. Những từ ngữ nào được tác giả sử dụng gợi lên
vẻ đẹp và sức sống thiên nhiên cảnh ngày hè? (
liệt kê, mô tả)
-Hiểu được nội dung - Từ khóa: Giải thích, tóm tắt, phân biệt, mở
thơng tin, hiểu được rộng, khái qt hóa, cho ví dụ, nhận định, so
nghĩa đen của từ ngữ sánh, có nghĩa gì?...
văn bản.
- Ví dụ: Bình Ngơ đại cáo ( Nguyễn Trãi)
- Hiểu được nghĩa bóng, Qua 2 câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân –
Hiểu
nghĩa trong ngữ cảnh
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo“, có thể hiểu
9



Vận
dụng

Phân
tích

Đánh
giá

Sáng
tạo

- Giải nghĩa được các
yếu tố, khía cạnh- Tìm
kiếm, tập hợp, lí giải,
suy luận ra các nét
nghĩa.
- Đưa ra dự đốn.
- Sử dụng thơng tin,
nhân vật, sự kiện, chi
tiết... đã biết vào một
tình huống, điều kiện
mới.
- Giải quyết vấn đề, sử
dụng các kĩ năng hoặc
kiến thức được yêu cầu.

vấn đề cốt lõi mà Nguyễn Trãi muốn nêu ra là
tư tưởng nhân nghĩa. Vậy tư tưởng nhân nghĩa

là gì? Theo em, cốt lõi trong tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? So sánh với
người xưa, ơng tiến bộ ở điểm nào ?

Chia thông tin thành
phần nhỏ ( yếu tố, chi
tiết, biểu tượng)
- Chỉ ra mối liên hệ giữa
yếu tố, chi tiết trong cấu
trúc.
- Nhận ra nghĩa hàm
ngôn.
So sánh, phân biệt giữa
các nhân vật, ý kiến
- Đáng giá,tính thuyết
phục, giá trị của nhân
vật, hành động...
- Khẳng định, ủng hộ và
đưa ra các lựa chọn dựa
trên bằng chứng và các
lập luận hợp lí
- Nhận ra và phê phán
sự thành kiến , chủ quan
- Xác lập thông tin, sự
vật mới trên cơ sở
những thơng tin, sự vật
đã có.

Từ khóa: Phân tích, lí giải, chỉ rõ, so sánh,
phân biệt...

- Ví dụ: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên –
Nguyễn Dữ
Cuộc xử kiện dưới phủ Diêm Vương diễn ra
như thế nào? Hãy viết lại và phân tích các chi
tiết tiêu biểu để làm rõ sự việc đó

- Từ khóa: Chứng minh, giải thích, cắt nghĩa,
liên hệ, ý kiến, quan điểm riêng, phân loại...
- Ví dụ: Trao duyê(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng
trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiểu
- Nguyễn Du), hãy viết đoạn văn nghị luận
(khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị vể
tình yêu của tuổi trẻ thời hiện đại.

- Từ khóa: Đáng giá. cho ý kiến, bình luận,
tổng hợp, quan điểm riêng...
- Ví dụ: Chí khí anh hùng ( Truyện Kiều Nguyễn Du)
Có ý kiến cho rằng “Khi xây dựng nhân vật
Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm những ước mơ
khát vọng của mình”. Em có nhận xét như thế
nào về nhận định trên?

- Từ khóa: Tưởng tượng, viết lại, tạo mới, tổng
hợp, viếp tiếp, đề xuất...
- Ví dụ: Trao duyên ( Truyện Kiều - Nguyễn
Du)
10



- Đưa ra ý tưởng mới, Hãy đặt mình vào nhân vật Thúy Kiều kể lại
cách tiếp cận mới.
tâm trạng khi phải trao duyên cho Thúy Vân.
- Tưởng tượng ra mơ
hình mới, kết quả mới
- Phát hiện ra mối quan
hệ mới.
Sự phân chia các cấp độ ở đây cũng chỉ mang tính tương đối, vì có trường
hợp trong câu hỏi dạng này lại có vế quan hệ với dạng câu hỏi khác, và ngược lại.
Câu hỏi ở mức độ càng cao thì sẽ giúp học sinh phát triển tư duy càng nhiều. Hệ
thống câu hỏi trong giờ học phải giúp học sinh đạt tới mục tiêu chung của bài học.
Bên cạnh đó hệ thống câu hỏi cũng mang tính vừa sức và tạo sức cho học sinh.
Giáo viên cần tránh sử dụng nhiều câu hỏi ở cấp độ thấp sẽ khiến học sinh thấy
nhàm chán, đơn điệu, không hứng thú với giờ học ( nhất với những học sinh khá
giỏi) nhưng cũng khơng vì thế mà sử dụng q nhiều những câu hỏi ở cấp độ cao vì
như vậy các em học lực trung bình sẽ khó theo kịp rồi từ đó cũng sinh ra tâm lý
chán nản. Giáo viên tùy vào tình hình thực tế lớp học, đối tượng học sinh cân nhắc,
lựa chọn, vận dụng các cấp độ câu hỏi cho hợp lý sao cho tất cả học sinh đều hăng
hái tham gia giờ học.
Trong giới hạn cho phép, tơi xin chia sẻ về q trình vận dụng thang tư duy
Bloom vào thể loại văn học tiêu biểu là: Văn xuôi qua tác phẩm: Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn tập 2, lớp 10 ). Đây là tác phẩm hay
và khó, giàu ý nghĩa triết lí gợi ra những đánh giá có tính đa chiều, tác phẩm vừa
tạo được sức hút nhưng cũng khơng kém phần thử thách với những học trị bậc
trung học.
2.3.2. Vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác
phẩm: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn tập 2,
lớp 10 ).
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
- Kiến thức

+ Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng
cảm, kiên cường, u chính nghĩa, trọng cơng lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
Qua đó thể hiện niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu
tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
+ Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, logic ; cách dẫn chuyện khéo
léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
11


- Kĩ năng
+ Kĩ năng tìm hiểu thể truyền kì: Đọc và tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại;
phân tích nhân vật trong truyện truyền kì
+ Kĩ năng: Kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, kĩ
năng lắng nghe, ghi chép, kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy. Từ đó, hình thành năng
lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng
lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngơn ngữ.
- Thái độ, phẩm chất
+ Giáo dục lịng u chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
+ Có thái độ kiên quyết chống lại các thế lực phi nghĩa, gian ác để bảo vệ lẽ phải và
sự công bằng trong xã hội.
Bước 2: Xác định phương pháp, chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Về phương pháp: Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Có thể sử dụng hoặc
khơng sử dụng 6 cấp độ tư duy và có thể thay đổi trình tự tư duy để phù họp với ý
tưởng, thiết kế bài học.
- Về phương tiện: Cần chuẩn bị đầy đủ những thiết bị dạy học, học liệu như: máy
chiếu, giấy A0, A2,A3, bút dạ, bút màu, nam châm để phục vụ cho tiết học.
Bước 3: Xây dựng các hoạt động dạy học theo thang phân loại của Benjamin
Bloom được thể hiện qua bài học: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Trong bảng này, tôi xin phép được viết tắt một số từ như: Học sinh (HS), giáo
viên (GV), hoạt động (HĐ), câu hỏi (CH), sách giáo khoa (SGK), tác giả (TG), tác

phẩm (TP)…
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1:
I. Tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái
1. Tác giả Nguyễn Dữ:
quát về tác giả Nguyễn Dữ và tác
- Sống vào khoảng thế kỉ XVI, thuộc loại
phẩm: Chuyện chức phán sự đền
hình tác giả: nhà nho ẩn dật.
Tản Viên.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện “Truyền kì
* Mục tiêu:
mạn lục”.
- Nắm được kiến thức về tác giả + Kết cấu: gồm 20 truyện và được viết bằng
Nguyễn Dữ, về giá trị nội dung tư chữ Hán.
tưởng và nghệ thuật của tập truyện: + Thể loại: Truyện truyền kì.
“Truyền kì mạn lục”.
+ Giá trị nội dung: Đằng sau yếu tố hoang
- Tóm tắt truyện: Chuyện chức phán đường là đầy rẫy những tệ trạng của hiện
sự đền Tản Viên, nắm giá trị nội thực xã hội, số phận bi thảm của những con
dung và nghệ thuật chủ đạo của TP. người nhỏ bé trong xã hội đương thời đồng
* Nội dung trọng tâm: Giá trị nội
thời bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa
12


dung của tập truyện“Truyền kì mạn nước Việt.
lục” và “Chuyện chức phán sự đền

-> TP vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo
Tản Viên”
cao, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyện
* Phương pháp tổ chức:
truyền kì “Thiên cổ tùy bút” (Vũ Khâm Lân)
- Chia nhóm thảo luận và giao
nhiệm vụ: (4 nhóm cùng thực hiện
nhiệm vụ).
+ Nhóm 1,2: Giới thiệu về tác giả
Nguyễn Dữ và chỉ ra những giá trị
của tập truyện “Truyền kì mạn lục”.
- Các nhóm trình bày dưới dạng
lược đồ tư duy, thời gian là 2 phút,
sau đó cử nhóm trưởng trình bày.
- GV nhận xét và chốt kiến thức:
* Hình thức làm việc: Theo nhóm
* Thời gian: 15 phút
Những hoạt động: Giới thiệu, chỉ ra thuộc cấp độ ghi nhớ kiến thức
+ Nhóm 3,4: Tóm tắt truyện 2. Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền
“Chuyện chức phán sự đền Tản Tản Viên”.
Viên” và hình dung giá trị nội dung - Tóm tắt tác phẩm.
và nghệ thuật chủ đạo của TP
- Nội dung: Cuộc đấu tranh chống lại cái ác,
- Các nhóm trình bày dưới dạng gian tà, trừ hại cho nhân dân của Ngô Tử
lược đồ tư duy, thời gian là 2 phút, Văn.
sau đó cử nhóm trưởng trình bày.
- Nghệ thuật: Yếu tố kì ảo, hoang đường,
- GV nhận xét và chốt kiến thức, HS cách kể chuyện hấp dẫn.
ghi chép.
Những hoạt động: Tóm tắt, hình dung thuộc cấp độ hiểu kiến thức

HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá
II. Đọc hiểu văn bản.
trị nội dung và nghệ thuật của tác
1. Cuộc đầu tranh chống lại cái ác, trừ hại
phẩm qua hình tượng nhân vật
cho dân của nhân vật Ngơ Tử Văn.
chính.
* Tử Văn – người khẳng khái đốt đền trừ tà.
* Mục tiêu: HS nắm được vẻ đẹp
- Cách tạo dựng tình huống:
của hình tượng nhân vật chính thơng + Phẩm chất nhân vật: Tử Văn là người
qua thái độ, hành động của nhân vật khẳng khái, thấy sự tà gian thì khơng thể
qua các sự kiện, diễn biến của cốt
chịu được..
truyện.
-> Nhà văn giới thiệu tính cách của Tử Văn
* Nội dung trọng tâm: Vẻ đẹp
qua lời khen ngợi, qua những từ ngữ giàu
13


phẩm chất nhân vật Ngô Tử Văn.
* Phương pháp tổ chức: HS làm
việc theo nhóm:
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu những sự
kiện chính của cuộc đấu tranh chống
lại cái ác, gian tà của Ngơ Tử Văn.
(Các nhóm cùng thực hiện và trình
bày theo diễn biến sự việc, các
nhóm sau theo dõi nhóm trước và bổ

sung)
+ Nhóm 1:
~ Hãy mơ tả lại hành động đốt đền
trừ tà của Ngô Tử Văn qua các chi
tiết tiêu biểu, từ đó suy luận về
phẩm chất, thái độ của nhân vật
trước chuyện gian tà.
~ HS thảo luận, vận dụng kĩ thuật
khăn phủ bàn, kĩ năng tư duy, quan
sát, lắng nghe, kĩ năng viết để hồn
thành bài tập.
~ Cử đại diện nhóm trình bày nội
dung thảo luận.
-> GV nhận xét và chốt kiến thức,
HS ghi chép.
+ Nhóm 2: Hãy mơ tả lại những
cuộc gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma
Bách hộ họ Thôi qua các chi tiết tiêu
biểu. Từ đó, nhận xét về cử chỉ thái
độ của Tử Văn và phác thảo chân
dung của nhân vật hồn ma tướng
giặc.
~ HS thảo luận, vận dụng kĩ thuật
khăn phủ bàn, kĩ năng tư duy, quan
sát, lắng nghe, kĩ năng viết để hoàn
thành bài tập.
~ Cử đại diện nhóm trình bày nội

sắc thái khẳng định đã tơ đậm phẩm chất
cứng cỏi, trượng nghĩa của nhân vật.

+ Tình huống: Trong làng trước có một ngơi
đền linh ứng, Bộ tướng họ Thôi, tử trận làm
yêu làm quái trong dân gian.
-> Sự yêu ma tác quái của hồn ma Bách hộ
là chi tiết quan trọng để người đọc kiểm
nghiệm tính cách của Tử Văn cũng như hồi
hộp chờ đợi những diễn biến sự việc
+ Cách nhân vật giải quyết tình huống: “tắm
gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền”.
-> TV làm việc này rất cẩn trọng, cơng khai,
đàng hồng quyết liệt (tắm rửa: quan niệm
về thân và tâm, khấn trời: những việc làm
chính nghĩa ln được thần linh ủng hộ,
châm lửa đốt đền: tự tin, quyết đoán)
-> Hành động đốt đền không chỉ là minh
chứng xác đáng cho phẩm chất của Tử Văn
mà còn bày tỏ quan điểm thái độ của người
trí thức muốn đả phá sự mê tín của quần
chúng nhân dân.
* Tử Văn – người kiên cường, dũng cảm
chống lại cái ác quyết liệt.
- Tử Văn khẳng khái trước sự đe dọa của
cái ác, tà gian.
+ Diễn biến của cuộc gặp gỡ: ~ Tử Văn “sốt
nóng, sốt rét” và sự xuất hiện của hồn ma
tướng giặc thể hiện sự linh ứng như lời đồn
đại của dân gian “tác oai, tác quái”
~ Hắn xuất hiện trong hình dáng: “giống
người phương Bắc”, “tự xưng là cư sĩ”,
nhân danh người theo đạo Nho chửi mắng

Tử Văn dám “khinh nhờn, hủy tượng đốt
đền”, thậm chí cịn dẫn chuyện: Lư Sơn, Cố
Thiệu thời Tam quốc để đe dọa và quyết
kiện Tử văn tại Phong Đô.
+ Thái độ của Tử Văn: “ngồi ngất ngưởng tự
14


dung thảo luận.
nhiên”, coi thường những lời dọa nạt, tin
-> GV nhận xét và chốt kiến thức, vào việc làm chính nghĩa của mình.
HS ghi chép.
+ Chân dung hồn ma tướng giặc: Là chân
dung của kẻ phản diện, tàn ác: lúc sống đã
theo chân Mộc Thạch xâm lược, tàn hại đât
nước ta, bỏ xác nơi chiến trường y tiếp tục
chiếm đền của thổ thần, lừa dối hưởng huyết
thực của dân, đó là kẻ xảo trá, lọc lừa, tham
+ Nhóm 3: Hãy tóm tắt lại những lam hung ác.
cuộc gặp gỡ của Tử Văn với Thổ - Tử Văn – sự hỗ trợ, hiệp lực từ Thổ Công.
công qua các chi tiết tiêu biểu. Từ + Diễn biến cuộc gặp gỡ:
đó, nhận xét về vai trò của nhân vật ~ Thổ công xuất hiện kể lại tường tận sự
với sự phát triển của cốt truyện.
việc, giúp Tử Văn hiểu được tình hình thực
tại “các đền miếu gần quanh, vì tham của
đút, đều bênh vực cho nó cả”, thơng báo
~ HS thảo luận, vận dụng kĩ thuật với Tử Văn về việc hồn ma đã kiện chàng
khăn phủ bàn, kĩ năng tư duy, quan dưới phủ Diêm Vương đồng thời chỉ cho
sát, lắng nghe, kĩ năng viết để hoàn chàng cách đối phó với gian tà và sẵn sàng
thành bài tập.

cung cấp chứng thực khi thưa kiện.
~ Cử đại diện nhóm trình bày nội ~ Nhân vật Thổ công xuất hiện trong vai trò
dung thảo luận.
của cái thiện bị hại, giúp Tử Văn hiểu rõ về
-> GV nhận xét và chốt kiến thức, kẻ mình sẽ đối mặt, đồng thời Thổ cơng sẽ
HS ghi chép
là đồng minh, thậm chí có vai trị quan trọng
quyết định việc thưa kiện dưới phủ Diêm
Vương.
- Tử Văn – người dũng cảm, kiên cường đấu
tranh chống lại gian tà, phi nghĩa dưới phủ
Diêm Vương.
+ Những thử thách nơi phủ Diêm Vương:
~ Là cảnh ghê sợ, rùng rợn “gió tanh sóng
xám, hơi lạnh thấu xương”, là sự đe dọa, vu
+ Nhóm 4:
oan “tội sâu ác nặng khơng được vào hàng
~ Cuộc xử kiện dưới phủ Diêm khoan giảm”, thậm chí ngay chính Diêm
Vương diễn ra như thế nào? Hãy Vương được coi là biểu tượng của cán cân
viết lại và phân tích các chi tiết tiêu cơng lí cũng có lúc mơ hồ, khơng thấu tỏ sự
biểu để làm rõ sự việc đó. Qua đó, việc, mắng Tử Văn: “Mày là một kẻ hàn
suy luận về vẻ đẹp bản lĩnh của sĩ…còn trốn đi đằng nào”.
15


nhân vật Ngô Tử Văn. Hãy bày tỏ
quan điểm đánh giá của em về chi
tiết kết thúc tác phẩm: Tử Văn nhậm
chức quan phán sự đền Tản Viên
~ HS thảo luận, vận dụng kĩ thuật

khăn phủ bàn, kĩ năng tư duy, quan
sát, lắng nghe, kĩ năng viết để hoàn
thành bài tập.
~ Cử đại diện nhóm trình bày nội
dung thảo luận.
-> GV nhận xét và chốt kiến thức,
HS ghi chép.
- Hình thức làm việc: Theo nhóm.
- Thời gian: 50 phút

~ Là sự ngạo ngược của hồn ma tướng giặc:
Khi thì lời lẽ gian ngoa, xảo quyệt để kết tội
Tử Văn “hắn cịn ghê gớm…mồi lửa” khi thì
giả nhân, giả nghĩa hịng trốn tội “gã kia
là..đức hiếu sinh”.
+ Thái độ, hành động của Tử Văn:
~ Điềm nhiên, không hè sợ hãi trước cảnh
rùng rợn của địa ngục, Tử Văn nhất mực kêu
oan với những lời lữ cứng cỏi: “Ngô Soạn
này là một kẻ sĩ ngay thẳng dưới trần gian”.
~ Dù bị Diêm Vương hiểu lầm, hồn ma
tướng giặc lấn lướt, nạt nộ Tử Văn vẫn
không chịu nhún nhường, chàng tranh biện
trực tiếp với tên đội mũ trụ và đặc biệt Tử
Văn đã xin Diêm Vương cho người đi lấy
chứng thực.
+ Kết quả vụ thưa kiện: Hồn ma tướng giặc
bị ngốt vào ngục Cửu U, hài cốt tan tành
như cám. Thổ công được phục chức, trở lại
ngôi đền.

- Ý nghĩa việc Tử Văn nhậm chức quan
phán sự.
+ Đây là phần thưởng xứng đáng cho con
người kiên cường, dũng cảm đấu tranh
chống lại gian tà, giành cơng lí, lẽ phải cho
nhân dân.
+ Mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi
dương, qua đó, thể hiện niềm tin của nhân
dân về một vị quan thanh liêm và không bị
khuất phục trước cái ác hay
quyền uy tối thượng.
Những hoạt động: Viết lại, tóm tắt, thuộc thao tác tư duy Hiểu, hoạt động như bày
tỏ thuộc thao tác tư duy Vận dụng, các hoạt động: phác thảo, suy luận, phân tích
thuộc thao tác tư duy Phân tích
HĐ 3:
2. Những triết lí được gửi gắm từ cốt
Tổ chức cho HS tìm hiểu về ý nghĩa truyện.
triết lý và những đặc sắc nghệ thuật + Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô
16


của tác phẩm.
* Mục tiêu: Từ cốt truyện, hình
tượng nhân vật giúp học sinh hiểu
được những tư tưởng, triết lí sâu sắc
mà nhà văn gửi gắm và nghệ thuật
dựng truyện của Nguyễn Dữ.
Nội dung trọng tâm: Triết lí gửi
gắm và nghệ thuật dựng truyện
* Phương pháp tổ chức: Trao đổi

thảo luận theo bàn.
- Từ cuộc đấu tranh và thắng kiện
của Tử Văn giúp chúng ta hợp nhất,
viết ra những triết lí, những bài học
về cuộc đấu tranh của cái thiện và
cái ác.
- Nghệ thuật kể chuyện có những
điểm gì đặc biệt? Đánh giá về vai
trị của yếu tố kì ảo trong việc bộc lộ
chủ đề, tư tưởng của cốt truyện.
-> HS trình bày nội dung thảo luận.
-> GV nhận xét và chốt kiến thức,
HS ghi chép
*Thời gian: 20 phút

cùng cam go, ác liệt. Trong khi cái ác hiện
mn hình mn vẻ như: đội lốt thần linh,
đội lốt trí thức, là vây cánh, cấu kết dựa trên
lợi ích, là trở ngại khi cán cân cơng lí khơng
thể thấu các sự việc. Cái thiện không chỉ là
con người ngay thẳng, trượng nghĩa, vì lẽ
cơng bằng; ln giữ được bản lĩnh vững
vàng mà cần cả sự sáng suốt, sự hiệp lực của
nhiều người, những bằng chứng có giá trị và
tinh thần theo đuổi đến cùng vì cơng lí. Hội
tụ tất cả những giá trị đó cái thiện mới chiến
thắng.
+ Tư tưởng trên có ý nghĩa trong cuộc sống
mỗi cá nhân ngày nay.
3. Nghệ thuật kể chuyện:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn: Yếu tố kì
ảo dày đặc: chuyện người, chuyện ma,
chuyện thánh thần. Kì ảo là phương thức đặc
biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng
hiện thực.
- Cách kể chuyện: Li kì, biến hóa, linh hoạt,
thắt nút, dồn nén đến đỉnh cao và được giải
quyết hợp lí.

Những hoạt động: Hợp nhất, sáng tạo, đánh giá là mức độ tư duy Tổng hợp
HĐ 4:HS thể nghiệm, sáng tạo
III. Luyện tập
* Mục tiêu: Từ kiến thức đã học, Bài tập: Từ việc giải thích ý nghĩa lời bình
hãy vận dụng để bày tỏ quan điểm cuối tác phẩm: Than ôi…cứng cỏi, hãy viết
và dùng những lập luận có giá trị để một đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) thể hiện
bảo vệ quan điểm của mình.
quan điểm, thái độ và hành động của bản
* Phương pháp: Giao bài tập cho thân về việc chống lại cái ác, bảo vệ cái
HS thực hành và kiểm tra đánh gái thiện trong cuộc sống.
vào tiết học sau.
* Thời gian: 5 phút
Những yêu cầu: bày tỏ, dùng những lập luận có giá trị để bảo vệ thuộc mức tư
duy Đánh giá
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy: ứng dụng thang tư duy Bloom mang
lại những hiệu quả tích cực cho học trị. Hoạt động dạy và học không chỉ đạt được
những mục tiêu của bài học mà còn phát triển những năng lực chủ động khám phá

kiến thức học sinh khơng cịn ngần ngại với những tác phẩm văn học trung đại vốn
tưởng chừng xa xơi. Từ những triết lí nhân sinh được các nhà văn trung đại dồn
nén, kí thác đã được các em thấu hiểu và vận dụng vào cuộc sống của mình, đồng
thời phương pháp trên giúp cho kĩ năng đọc – hiểu và chiếm lĩnh văn bản văn học
của học sinh trở nên thành thạo hơn. Những học sinh trước kia có học lực yếu thì
giờ đã nắm được kiến thức cơ bản để làm bài tập, kĩ năng giải quyết bài tập cũng
dần tiến bộ. Kết quả học tập của các em đã thay đổi rõ rệt.
Học sinh được trang bị những kĩ năng mới: Trải nghiệm, sáng tạo, những hoạt
động này ngày càng bồi đắp và phát triển năng lực cho các em. Có thể thấy, phương
pháp dạy học trên đã thực sự tạo được sự hứng thú cho học sinh, giúp các em ngày
càng yêu thích mơn học. Qua khảo sát - phiếu thăm dị ý kiến học sinh - thực hiện ở
lớp 10D Trường THPT Nga Sơn năm học 2020 - 2021 với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan dạng câu hỏi “ có hoặc khơng”: Anh/chị có thích học bài Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ không? Kết quả trên 95 % có hứng thú với
bài học.
Để làm rõ hơn về hiệu quả khi vận dụng phương pháp giảng dạy này đối với
các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 10,11 năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021,
tôi xin so sánh về kết quả đã đạt được.
Trước khi vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác
phẩm văn học trung đại (2019-2020)
Khối/
Giỏi (%) Khá (%) Trung
Yếu (%) Kém (%) Trung bình
Loại
bình (%)
trở lên (%)
10
3,7
26,3
47

20
1
79
11
4,9
29
47
19,1
0
80,9
Sau khi vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác
phẩm văn học trung đại (2020-2021)
Khối/
Giỏi (%) Khá (%) Trung
Yếu (%) Kém (%) Trung bình
Loại
bình (%)
trở lên (%)
10
9
35
50
6
0
94
11
10
38
50
2

0
98

18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của quá trình dạy học là hướng người
học đến khả năng tự chiếm lĩnh và sáng tạo ra những tri thức mới. Để thực hiện
được nhiệm vụ này, người thầy không chỉ dạy học theo phương pháp truyền thống
mà cần phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những phương pháp giáo dục
hiện đại, những kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh trở thành chủ thể của q
trình khám phá, tích lũy tri thức. Từ đó, học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng, sự tự tin
để có thể hịa nhập được với xu hướng giáo dục hiện đại của thế giới và đạt được
những mục tiêu, phẩm chất của công dân toàn cầu.
Vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng dạy tác phẩm
văn học trung đại đã tạo được sự hứng thú và phát triển năng lực tư duy, sáng tạo
cho học sinh, phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại, với nhiệm vụ đổi mới
toàn diện giáo dục của ngành.
3.2. Kiến nghị
Để phát triển và vận dụng phương pháp dạy học trên có hiệu quả, cần được
cung cấp những trang thiết bị cần thiết cho thầy và trị: máy tính, máy chiếu, mạng
internet, các học liệu tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tiết học theo xu hướng đổi
mới. Mặt khác, thầy cô cũng cần cập nhật thường xuyên những kĩ thuật dạy học
hiện đại để giờ học trở nên hiệu quả hơn.
Do năng lực có hạn nên đề tài có thể chưa bao quát và khai thác hết được các
mặt tích cực của việc vận dụng thang phân loại của Benjamin Bloom trong giảng
dạy. Với mong muốn được chia sẻ những ưu điểm của phương pháp dạy học này
với đồng nghiệp nên tôi mạnh dạn viết đề tài này.Tơi rất mong nhận được sự đóng

góp ý kiến bạn bè đồng nghiệp để phần nghiên cứu của tơi được hồn thiện.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN

Nga Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Trần Thị Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


Armstrong, P. (n.d.). Bloom’s Taxonomy. Center for Teaching (Thang phân loại
Bloom) , Vanderbilt University. />2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), những vấn đề đổi mới giáo dục Trung học phổ
thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), Đánh giá năng lực Ngữ Văn của học sinh, , Tạp
chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014.
4. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2018), Ngộ nhận về thang Bloom, Tạp chí Dạy và học,
số tháng 10 năm 2018.
5. Nguyễn Văn Đường (2010), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 nâng cao, NXB Hà
Nội.
6. Phan trọng Luận (2010), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục.
7. Phan Trọng Luận (2007), Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Trọng Luận (2007), Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Thousand Oaks (2005), Thiết kế dự án dạy học hiệu quả: kĩ năng tư duy, phân loại
tư duy Bloom, một cách nhìn mới, Nxb Corwin (USA)
10. Phạm Ngọc Tú (2017), Hệ thống phân loại các mục tiêu của Bloom,

/>1.

DANH MỤC
20


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Nga Sơn
Cấp đánh
giá xếp
loại
TT

1

Tên đề tài SKKN

Hướng dẫn ôn tập văn học nước

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại

(Ngành
GD cấp

huyện/tỉn (A, B,
h; Tỉnh...) hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành

C

2004 - 2005

2

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh Ngành
giỏi văn ở trường THPT Bán công

C

2007 - 2008

3

Một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả tính tự học mơn ngữ văn

Ngành

C


2012 - 2013

Ngành,

B

2014 - 2015

C

2015 - 2016

ngoài - lớp 12 trên hệ thống câu hỏỉ

4

Đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường

THPT qua khâu chuẩn bị lên lớp của Tỉnh
giáo viên.
5

Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ

Ngành

văn ở trường THPT qua khâu chấm
chữa làm văn của học sinh


21



×