Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc tiếp cận các văn bản nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.57 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH III

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH QUA VIỆC TIẾP
CẬN CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hương
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc mơn : Ngữ văn

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1



1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. NỘI DUNG

3

2.1 Cơ sở lý luận

3

2.2. Thực trạng của vấn đề

5

2.2.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.

5

2.2.2. Thực trạng dạy và học làm văn ở các trường THPT


5

2.2.3. Thực trạng dạy và học Làm văn ở trường THPT Thạch Thành 3

7

2.3. Giải pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội qua việc
tiếp cận các tác phẩm nghị luận trong chương trình
2.3.1 Đọc văn bản tìm ra những luận điểm, luận chứng bàn luận vấn đề

8
8

2.3.2. Xem xét cách vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận của tác giả

10

khi lý giải vấn đề
2.3.4 Rút ra ý nghĩa tư tưởng tác phẩm và tính thực tiễn của vấn đề

11

2.3.5 Khái quát mơ hình bài học bằng sơ đồ tư duy

13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận

15
15

3.2 Kiến nghị.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập giữa tốt - xấu, đúng - sai, phải
- trái,…Có những mặt biểu hiện rõ ràng nhưng nhiều khi chúng ẩn nấp trong nhau
tạo sự phức tạp làm nảy sinh vấn đề. Và đi đến khẳng định vấn đề, chúng ta cần
phải bàn luận thấu đáo những biểu hiện của nó để xem xét, đánh giá. Có những sự
thật khơng dễ gì lộ diện và phơi bày nên sự đối mặt, đấu tranh làm rõ thực chất
vấn đề là điều cần thiết. Điều này cho thấy văn nghị luận đóng vai trị quan trọng
đối với sự phát triển xã hội.
Trong văn học nghệ thuật, văn nghị luận là một thể loại có những đặc trưng
riêng. Đề tài của thể này khá phong phú, đa dạng. Nó bao trùm trên nhiều lĩnh
vực đời sống con người và văn chương: luận bàn về một vấn đề có tính thời sự
xã hội, về văn hóa, về sự phát triển của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, về
phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ,…Chính điều này, nó tạo nên tính
thực tiễn và những dạng thức thể loại khác nhau của văn nghị luận: nghị luận xã
hội, nghị luận văn học.
Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm văn của học sinh, tôi thấy

đối tượng học sinh trung bình – yếu rất chật vật và mất thời gian khi học và viết
kiểu bài Nghị luận xã hội. Qua q trình chấm bài, tơi nhận thấy, phần Nghị luận
xã hội của đối tượng này chưa đạt yêu cầu, hoặc còn thiếu ý, chưa nắm được cấu
trúc làm bài hoặc viết vịng vo, lan man khơng liên quan đến yêu cầu.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn giúp học sinh làm tốt bài văn
Nghị luận xã hội. Qua thực tế giảng dạy, bằng kinh nghiệm và tài liệu đọc được,
tơi xin trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội
cho học sinh qua việc tiếp cận các văn bản nghị luận
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên vận dụng các đặc trưng của văn nghị luận xã hội trong quá
trình dạy các văn bản nghị luận, từ đó hình thành và rèn luyện cho học sinh các
kĩ năng đọc và làm văn nghị luận xã hội
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi không đặt ra một tham vọng quá lớn là nghiên cứu sự phát
triển thể nghị luận qua tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường và phương
pháp dạy tích hợp văn nghị luận. Mà từ những đặc trưng thể loại, tôi vận dụng
vào tiếp cận một số văn bản cụ thể. Từ cách thức tìm hiểu nội dung, nghệ thuật
tác phẩm, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng thực tiễn rèn kỹ năng thực hành
kiểu văn nghị luận xã hội – một kiểu bài văn mới của học sinh trong chương
trình Ngữ văn.

1


Đề tài này có thể vận dụng trong những tiết học về văn nghị luận thuộc cấu
trúc chương trình của Bộ Giáo dục hoặc luyện tập phân môn Làm văn trong các
tiết học phụ đạo ở trường THPT.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, phương pháp
thu thập và xử lý số liệu.

- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa lý luận về dạy học Làm văn THPT nói
chung và văn nghị luận xã hội nói riêng trong chương trình Ngữ văn, đồng thời,
góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học làm văn ở
nhà trường THPT.
- Về thực tiễn: Đề xuất cách thức rèn luyện kĩ năng thực hành nghị luận xã
hội cho học sinh THPT; giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình rèn luyện
cho học sinh viết văn nghị luận xã hội.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận gồm 2 thể loại: Văn chính luận (luận
bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức); Tựa “Trích diễm thi tập”
(trích) của Hồng Đức Lương, Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi, Chiếu cầu
hiền của Ngơ Thì Nhậm, Về ln lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh,
Tuyên ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh,…Văn phê bình văn học (luận bàn về các
vấn đề văn học nghệ thuật); Một thời đại trong thi ca của Hồi Thanh, Nguyễn
Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng,…
Xét về hình thức, văn nghị luận bao gồm các loại tạp văn, tiểu phẩm,
chuyên luận, bản thu hoạch, bài phát biểu ý kiến, lời khai mạc, bản tổng kết, lời
diễn thuyết, lời chào mừng,…
Sự đổi thay của xã hội, sự giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài qua
từng thời kỳ lịch sử cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển thể
văn nghị luận. Nên xét về hình thức cơng bố, từ văn học trung đại đến văn học
hiện đại Việt Nam, văn nghị luận có nhiều dạng thức thể loại khác nhau:
+ Văn học trung đại: thể cáo, chiếu, biểu, hịch, điều trần…

+ Văn học hiện đại: các loại xã luận, các bài tun ngơn, lời kêu gọi, bình luận,
phê bình, bút chiến,…
Sự phát triển mạnh mẽ các dạng thể văn nghị luận đã tạo nên mạch nguồn
truyền thống của văn nghị luận qua các thời kỳ lịch sử. Nó góp phần khơng nhỏ
thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nó ghi nhận tài năng, trí tuệ un bác của các cây
bút: Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Tản Đà, Ngô Đức Kế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, Phạm văn Đồng, Hải Triều, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai,…Sự phát triển
này làm thành một bộ phận văn chương, trở thành niềm tự hào, xây tạc những
tượng đài vinh danh nhân tài đất Việt từ trước đến nay.
Tựu chung lại, văn nghị luận là loại văn giàu tính triết lí, tính biện luận
nhằm trình bày một vấn đề thời sự xã hội, một tư tưởng nào đó. Cùng là “loại
hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” nhưng mỗi thể loại văn học có những
đặc trưng riêng. “Văn học là những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc
thơ. Theo nghĩa rộng, văn học bao gồm tất các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc
không hư cấu nhằm mục đích xuất bản” (Từ điển Bách khoa tồn thư của Mĩ –
năm 2000). Như vậy, yếu tố tạo nên sự khác nhau căn bản giữa các thể loại văn
học là “lối hư cấu hoặc không hư cấu” trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ
sĩ.
“ Hư cấu là một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng thường thấy ở thể
thơ ca, văn xi, tùy bút,…Nó tác động tới trí tưởng tượng, kích thích trí tưởng
tượng người đọc. Nó giúp người đọc hình dung ra những sự vật, sự việc hiện
hữu như vốn có ngồi đời hay tạo dựng trong tâm trí họ một thế giới siêu thực,
3


hư ảo. Điều đó, nó khơi dậy trong tâm thức con người những rung động tình
cảm chân thực, hướng tới một lẽ sống cao đẹp, nhân văn.”[8] Ví như “nàng
trăng” trong tập thơ Đau thương của Hàn Mặc Tử. Bằng tưởng tượng trong hư
cấu nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo ra một thế giới trăng hư ảo, thơ mộng,

một thế giới trăng kỳ dị, kinh dị mà chưa có nhà thơ nào tạo tác được. Với
những tác phẩm tuyệt bút, Tử cho trăng những nội dung, hình ảnh tuyệt mĩ khác
nhau: Trăng lúc rất thơ, rất đẹp, rất huyền hồ, thực hư khó phân định:
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Trăng khi như gái xuân thì lả lơi, động tình khao khát, đợi chờ:
Trăng nằm sõng sỗi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi.
Trăng khi là gái đồng trinh, lõa thể đầy sắc dục:
Ơ kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khn vàng dưới đáy khe.
Trăng như bóng ma hời sờ soạng đêm khuya:
Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
Trăng như kẻ phản bội:
Mở cửa nhìn trăng trăng tái mặt
Trăng như kẻ bệnh tật, đổ vỡ xác thân:
Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa,
Vỡ ra từng vũng đọng vàng khô.
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy,
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
Trăng như món hàng rao bán:
Ai mua trăng tơi bán trăng cho
Chẳng bán tình dun ước hẹn hị,…
Tóm lại, thơ của Tử, trăng khơng cịn là trăng thực nữa bởi trăng là một thế
giới siêu thực, hư ảo. Nó thể hiện tâm trạng, niềm khao khát cuộc sống, sự sống
của thi nhân.
“Trái với thơ ca nghệ thuật, văn nghị luận “không hư cấu”. Nó dựa vào
tư duy lơ gích. Nó có sự kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng, giữa lý và tình, giữa
biểu cảm và nghị luận,…để tạo sức thuyết phục, tác động mạnh tới lý trí, tình

cảm, sự nhận thức của con người. Vấn đề đưa ra mới mẻ, sâu sắc, có ý nghĩa
thiết thực bao nhiêu thì càng chứng thực chất lượng tác phẩm, tư tưởng,
quan điểm nhân văn tiến bộ của tác giả bấy nhiêu. Ngôn ngữ sử dụng trong
văn nghị luận phải chính xác, sắc bén về lý nhưng cũng phải làm rung động
tình cảm từ trái tim con người.”[3] Nghiệm chứng phần đầu bản Tuyên ngơn
Độc lập của Hồ Chí Minh càng thấy rõ điều này. Lời mở đầu tác phẩm Người
viết: Hỡi đồng bào cả nước – tiếng nói đó có sức mạnh của lời hiệu triệu toàn
4


thể dân tộc Việt Nam cùng hướng về vận mệnh chung của Tổ quốc trong giây
phút thiêng liêng nhất. Nó cũng thức tỉnh quyền sống con người, cùng đấu tranh
cho quyền tự do, bình đẳng dân tộc. Dựa vào chân lý có sẵn bản Tun ngơn
Độc lập của nước Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách
mạng Pháp (1791), Hồ Chí Minh đã phân tích, mở rộng vấn đề: Suy rộng ra,
câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Từ đó, Hồ Chí
Minh đấu tranh, khẳng định một chân lý hiển nhiên: Đó là những lẽ phải khơng
ai chối cãi được về quyền sống, quyền bình đẳng, tự do của dân tộc Việt Nam.
Cái lý và cái tình trên buộc kẻ thù phải công nhận chủ quyền lãnh thổ đất nước
và vấn đề nhân quyền của nhân dân Việt Nam, phải từ bỏ mưu đồ xâm chiếm
nước ta,…Như vậy, hiểu và nắm bắt được những kiến thức cơ bản của thể văn
nghị luận sẽ tạo nên trong tâm thế người đọc cách thức khám phá cái hay cái đẹp
của tác phẩm.
2.2 . Thực trạng.
2.2. 1 Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện
pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều khẳng định vai trị
của người học là chủ thể của nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Đổi mới

phương pháp dạy và học văn theo định hướng coi học sinh là chủ thể sáng tạo
phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ. Hơn nữa, mục tiêu chính của dạy văn ở
cấp trung học phổ thông là dạy người, dạy cho học sinh cách sống, cách cảm,
cách nghĩ và kĩ năng giao tiếp. Sẽ không thể giao tiếp tốt nếu học sinh khơng
thơng thạo bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Chính vì vậy, đổi mới phương
pháp dạy học văn ở trường phổ thông không thể không hướng đến rèn luyện cho
học sinh kĩ năng “viết”.
Làm văn là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Khi làm bài tập
làm văn, học sinh phải huy động cả năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống và khả
năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được nét tinh tế, những vẻ sinh
động và một phong cách riêng. Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm
nhỏ” của học sinh. Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức, tình cảm của
học sinh đối với vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh khá rõ năng
lực và tư duy, trình độ ngơn ngữ và một phần cá tính của học sinh.
2.2.2 Thực trạng dạy và học văn nghị luận xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng của văn nghị luận đối với việc hiểu biết các
vấn đề xã hội và rèn kỹ năng lập luận cho học sinh, chương trình Ngữ văn lớp 9
bậc THCS, học sinh bắt đầu tiếp cận thể văn nghị luận qua các trích đoạn: Bàn
về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi),
5


Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan). Cùng với đó là những kiến
thức cơ bản của phân môn làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đây là những kiến thức cơ bản tạo nền tảng vững giúp học sinh nâng cao
tiếp nhận tri thức ở cấp THPT.
Chương trình Ngữ văn THPT, từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được tìm hiểu
khá nhiều tác phẩm thuộc thể văn nghị luận theo tiến trình phát triển văn học và
các kỹ năng viết văn nghị luận.

* Lớp 10, giảng dạy các trích đoạn tác phẩm nghị luận hay đoạn trích được
viết dưới dạng bình sử:
- Văn bản văn học:
+ Đại cáo bình Ngơ – Nguyễn Trãi
+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung
Đọc thêm: + Tựa “Trích diễm thi tập” (trích) – Hồng Đức Lương
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký tồn thư) – Ngơ
sĩ Liên
+ Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký tồn thư) – Ngơ Sĩ Liên
- Các bài làm văn:
+ Lập dàn ý bài văn nghị luận
+ Lập luận trong văn nghị luận
+ Các thao tác nghị luận: ôn tập một số thao tác đã học và tìm hiểu một số
thao tác mới.
+ Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
* Lớp 11, học sinh được tìm hiểu một số văn bản nghị luận thuộc văn học
trung đại và hiện đại:
- Văn bản văn học:
+ Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngơ Thì Nhậm
+ Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lý Đông Tây) - Phan
Châu Trinh
+ Một thời đại trong thi ca (Trích) – Hồi Thanh
+ Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ
+ Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh
+ Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen
- Các bài làm văn:
+Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
+ Thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận
+ Cách thức kết hợp các thao tác trong bài văn nghị luận

+ Tóm tắt văn bản nghị luận
* Lớp 12, học sinh được tìm hiểu các văn bản:
+ Tun ngơn Độc lập – Hồ Chí Minh
6


+ Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn
Đồng
+ Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống AISD, 1-12-2003 – Cơ-phi Annan
+ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu
+ Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi
+ Đơ- xtôi-ép-xki – X.Xvai-gơ
- Các bài làm văn:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; về một ý kiến bàn về văn học
+ Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận
trong bài văn nghị luận,…Ngoài ra, học sinh cịn được tìm hiểu một số tiết về
tiếng Việt để củng cố kiến thức văn nghị luận.
Bao quát chung, văn nghị luận đã được đặt đúng vị trí của nó trong đời sống
văn học nói chung và giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Nó được phân bố
đều ở từng khối học và nâng cao tri thức ở từng bài học. Nó rèn luyện khả năng
tư duy, phát huy trí tuệ cho học sinh. Nếu khơng có nó, tư duy con người bị hạn
chế bởi thiếu năng lực nghị luận, trí tuệ con người khơng được đào tạo tồn
diện. Chính vì vậy, văn nghị luận là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên nội
dung phần văn học của chương trình Ngữ văn mới.
2.2.3. Thực trạng học và làm văn nghị luận nói chung của học sinh
Thực tế hiện nay, học sinh không mặn mà lắm với các mơn học xã hội nhất
là mơn văn. Ngun nhân có nhiều lý do khác nhau. Ở đây, tôi không luận bàn
vấn đề này. Mà qua thực tế đứng trên bực giảng nhiều năm cho thấy: đại đa số

học sinh bây giờ trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội cịn nơng cạn, hạn hẹp, vốn
sống đơn điệu. Điều này, nó ảnh hưởng khơng nhỏ tới năng lực cảm thụ các tác
phẩm văn học của học sinh và khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận.
Học sinh khơng biết cách nghị luận một hiện tượng (vấn đề) đặt ra: vụng về
trong đặt vấn đề, lúng túng trong diễn đạt, rườm rà khi trình bày. Phần luận giải
vấn đề chưa biết hình thành luận điểm; chưa biết cách phân tích, chứng minh
vấn đề nghị luận bằng các luận cứ. Dẫn chứng nghèo nàn, không ăn nhập với lý
lẽ bàn luận…
Do khuôn hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức rèn kỹ
năng nghị luận xã hội cho học sinh. Trên cơ sở những kiến thức chuẩn từ những
bài văn nghị luận được học chính khóa, nhất là những tác phẩm văn nghị luận
hiện đại, chúng tơi vận dụng cách trình bày vấn đề của các tác giả rèn kỹ năng
nghị luận cho học sinh.
7


2. 3. Giải pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội qua việc tiếp cận
các tác phẩm nghị luận trong chương trình.
Ngồi những kiến thức khái lược và yêu cầu về đọc văn nghị luận trong sách
giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, Ban cơ bản bài Một số thể loại văn học: kịch,
nghị luận, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm sáng tỏ một số vấn đề sau khi
tiếp cận văn bản nghị luận:
2.3. 1. Đọc văn bản tìm ra những luận điểm, luận chứng bàn luận vấn đề
Đọc văn bản là bước đầu thâm nhập vào tác phẩm để cảm nhận. Nếu như
trong văn bản kịch, khi đọc, người đọc phải phát hiện ra điểm khởi đầu của hồn
cảnh có vấn đề làm nảy sinh mâu thuẫn, sự phát triển đỉnh điểm, giải quyết mâu
thuẫn kịch để luận giải ý nghĩa tư tưởng tác phẩm thì khi đọc văn bản nghị luận,
cần chú ý mạch cảm xúc trong ngữ điệu lời văn, cách đặt, giải quyết, kết luận
vấn đề, tính cấp thiết hành động từ vấn đề đặt ra như thế nào. Mỗi phần có kết
cấu , bố cục rõ ràng. Đọc kỹ từng phần, tìm những từ ngữ thể hiện mấu chốt vấn

đề nghị luận, xem xét cách thức lập luận vấn đề của người viết, khả năng kết
hợp các yếu tố biểu cảm và nghị luận trong trình bày vấn đề.
Đi tìm tinh thần cơ bản một tác phẩm (đoạn trích) văn bản nghị luận, người
đọc cần lưu tâm tới nhan đề văn bản. Nhan đề đó do tác giả đặt hay người biên
soạn sách đặt có tính khái qt nhất vấn đề nghị luận. Từ đó, soi chiếu vào phần
đầu văn bản đặt ra câu hỏi: Văn bản đề cập tới vấn đề gì? Vấn đề đó đặt ra như
thế nào? ( trực tiếp hay gián tiếp ). Cách thức sử dụng từ ngữ, thao tác lập luận
vấn đề? Vấn đề giới thiệu được khai triển như thế nào khi kiến giải ở phần chính
của văn bản? Đọc kỹ phần giải quyết hiện tượng (vấn đề) bàn luận, tìm ra những
luận điểm cơ bản và bổ trợ, dẫn chứng cụ thể, cách phối hợp giữa lý lẽ và dẫn
chứng (luận chứng) làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc ( người nghe).
Truy tìm, xem xét tốt các cấp độ biểu hiện của luận điểm, luận chứng nghĩa là đã
thâm nhập vào nội dung tác phẩm, thấu hiểu tư tưởng người viết. Đây là những
cơ sở để người đọc có nhận thức, đánh giá đúng đắn sự thành công, giá trị hiện
thực, tính nhân văn của tác phẩm và tư tưởng tiến bộ của nhà văn.
Khi đọc và đã xác định được các luận điểm, giáo viên cần có những định
hướng khai thác văn bản cho học sinh. Tùy mức độ biểu hiện ở từng luận điểm
mà vận dụng kiến thức cho phù hợp và linh hoạt, tránh lan man đi lệch trọng tâm
vấn đề tác giả trình bày bằng những dẫn chứng rườm rà, lý lẽ khơng cần thiết.
Nói có sách mách có chứng, văn nghị luận khó chấp nhận những giảng giải
suông với những lý lẽ khô khan. Nên khi tiếp cận văn bản, giáo viên phải nhận
thức được văn bản thuộc nghị luận xã hội hay nghị luận văn học để xác định
phương thức tìm hiểu tác phẩm, vận dụng những hiểu biết của mình về vấn đề
bàn luận và đưa ra những dẫn chứng phù hợp để thuyết phục mọi người cùng
nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề nghị luận: Chương trình Ngữ văn 11,
Ban cơ bản, học sinh được tìm hiểu chính khóa 3 tác phẩm văn nghị luận; trong
8


đó 2 văn bản thuộc nghị luận xã hội: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) của Ngơ

Thì Nhậm, Về ln lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và ln lý Đơng Tây) của
Phan Châu Trinh và trích đoạn văn bản nghị luận văn học Một thời đại trong thi
ca của Hồi Thanh.
Tìm hiểu thân thế tác giả, xuất xứ, hồn cảnh ra đời tác phẩm (đoạn trích)
cũng là một trong những yếu tố, căn cứ để hiểu sâu các luận điểm trong văn bản
nghị luận: khi tiếp nhận văn bản Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và
ln lý Đơng Tây) của Phan Châu Trinh, người đọc cần phải nhận thức được
những vấn đề cơ bản sau:
- Về tác giả:
+ Là một trong những nhà chí sĩ cách mạng nổi tiếng những năm đầu thế kỷ
XX.
+Tư tưởng tiến bộ, thức thời: từ bỏ chốn quan trường trong xã hội phong kiến
đi làm cách mạng, tinh thần phản phong kiến mạnh mẽ, triệt để như bãi bỏ chế
độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thơng dân trí,…Tuy vậy, Phan Châu Trinh
vẫn có những sai lầm về tư tưởng; không tán thành đường lối bạo động đánh
thực dân Pháp, dựa vào Pháp để thúc đẩy cơng cuộc Duy tân đất nước,…
+ Là người ln có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Điều này đồng
quan điểm, mục đích sáng tác văn nghệ với Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh.
- Về tác phẩm:
+ Hồn cảnh ra đời tác phẩm: được viết và diễn thuyết vào đêm 19.11.1925 tại
nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) trước hàng nghìn người
nghe.
+ Bố cục văn bản: 3 phần
. Phần1: Nêu vấn đề xã hội luân lý thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai
biết đến. Để tránh sự hiểu lầm của người khác về luân lý xã hội, tác giả đã bác
bỏ những cái nhìn thiển cận, phiến diện của mọi người về ln lý xã hội: nó
khơng bó hẹp ở một tiếng bè bạn và những hiểu biết không đúng của nhiều
người về chữ yên thiên hạ trong đạo Nho.
. Phần 2: Tác giả nêu thực trạng và nguyên nhân luân lý xã hội ở nước ta. Nó
bao hàm 2 luận điểm cụ thể:

+ Luận điểm 1: Thực trạng luân lý xã hội ở nước ta với những dẫn chứng cụ
thể.
+ Luận điểm 2: Nguyên nhân luân lý xã hội ở nước ta với những phản chứng
đưa ra truy tìm nguyên nhân để khẳng định hậu quả vấn đề.
. Phần 3: Từ thực trạng và nguyên nhân, tác giả nêu lên tính cấp thiết xây dựng
luân lý xã hội ở nước ta,…
Như vậy, khác với việc tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm văn
xi; phân tích ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ nhân vật để luận giải tính cách, số
phận nhân vật thì khi tìm hiểu văn bản nghị luận cần phải đi sâu tìm hiểu các
9


luận điểm và mối quan hệ giữa chúng trong biểu hiện nội dung tư tưởng tác
phẩm.
2. 3.2. Xem xét cách vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận của tác giả
khi lý giải vấn đề
Trong chương trình Ngữ văn, phân mơn Làm văn, học sinh được tìm hiểu
và thực hành một số thao tác nghị luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận,…
Trên cơ sở những kiến thức đã học, học sinh vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
Mỗi văn bản nghị luận, người viết vận dụng rất linh hoạt các thao tác nhằm đạt
những hiệu quả thiết thực. Các kỹ năng lập luận được thể hiện ở từng luận điểm,
luận chứng. Nó tạo nên tính chặt chẽ trong bố cục, sức lôi cuốn, hấp dẫn của văn
bản, trí tuệ, tài năng của người viết. Nắm bắt được sự tiến triển mạch tư duy hiện
tượng (vấn đề) nghị luận, các thao tác vận dụng khi tác giả lý giải vấn đề nghĩa
là nắm bắt được vấn đề cốt yếu tác phẩm văn nghị luận. Qua các tác phẩm (đoạn
trích) chương trình Ngữ văn THPT, chúng tơi thấy một số thao tác lập luận sau
thường được các tác giả sử dụng khi bàn luận vấn đề:
- Thao tác lập luận phân tích: Từ vấn đề nêu ra, chia nhỏ đối tượng để bàn
luận. Cũng có thể dựa trên một tiền đề sẵn có, người viết phát triển, mở rộng vấn
đề nghị luận nhằm mục đích thiết thực. Nên khi tiếp nhận văn bản, giáo viên cần

hướng dẫn học sinh đọc và tìm được điểm quan trọng thể hiện tư tưởng tác
phẩm: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Hồ Chí Minh đã trực tiếp đi thẳng vào
vấn đề nghị luận bằng cách trích dẫn lời bản Tun ngơn Độc lập của nước Mĩ
năm 1776 “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ đó, Người phát triển, mở
rộng vấn đề: Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do. Nghĩa từ quyền lợi của một dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát triển ra
quyền lợi của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây là một sự sáng tạo thể hiện
tầm tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Để mọi người tin theo, Người củng cố lại
vấn đề trên bằng dẫn chứng sắc sảo, đồng nhất trong bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791(…). Trên cơ sở đó đi đến
một hệ quả tất yếu, khẳng định vấn đề: Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi
được.
- Thao tác lập luận so sánh: Đây cũng là một thao tác khá phổ biến được sử
dụng trong các văn bản nghị luận. Để giúp người đọc thấy được bản chất của
hiện tượng (vấn đề) nghị luận, người viết thường có sự đối chiếu vấn đề bàn
luận với một đối tượng khác để nhấn mạnh vào điểm tương đồng hay khác biệt
làm rõ hiện trạng vấn đề khách quan, trung thực. Điều này có tác động lớn tới
nhận thức trí tuệ và hành động của mọi người: Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích
Đạo đức và luân lý Đông Tây), tác giả Phan Châu Trinh đã so sánh thực trạng
luân lý xã hội ở nước ta với bên Âu châu (Pháp) mục đích giúp người đọc thấy
10


được thảm trạng luân lý xã hội ở nước ta; Một thời đại trong thi ca (trích), tác
giả Hồi Thanh khi luận giải tinh thần của Thơ mới đã so sánh cái Tơi với cái Ta
trong q trình phát triển của nó để giúp độc giả hình dung sự ra đời, phát triển
mạnh mẽ cái Tơi trong tiến trình phát triển văn học dân tộc.

- Thao tác lập luận bác bỏ: “Dùng lý lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những quan
điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…Từ đó, nêu ra ý kiến đúng của mình
để thuyết phục người nghe (người đọc)”[2]. Cách thức bác bỏ; bác bỏ luận điểm,
luận cứ, lập luận với những mức độ biểu hiện khác nhau nhằm khẳng định vấn
đề của người viết: mở đầu văn bản Về luân lý xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh
đã nhấn mạnh, khẳng định vấn đề xã hội luân lý thật trong nước ta tuyệt nhiên
không ai biết đến. Và để tránh sự hiểu lầm của mọi người về luân lý xã hội, tác
giả đã đưa ra những dẫn chứng bác bỏ một tiếng bè bạn không thể thay cho xã
hội luân lý được, cho nên khơng cần cắt nghĩa làm gì, hay chữ n thiên hạ
trong sách Nho bây giờ nhiều người hiểu sai về nó. Từ đó, để mọi người tin ý
kiến đưa ra trên. Hoặc trong Tuyên ngôn Độc lập, thao tác lập luận bác bỏ được
Hồ Chí Minh sử dụng rất đắc địa đạt hiệu quả thiết thực; bằng những dẫn chứng
cụ thể hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945, Hồ Chí Minh bác bỏ luận
điệu khai hóa của thực dân Pháp; với tội ác 5 năm chúng bán nước ta hai lần
cho Nhật, Hồ Chí Minh bác bỏ luận điệu bảo hộ của thực dân Pháp đối với
người Việt Nam,…
Ngoài những thao tác trên, thao tác lập luận bình luận cũng được các tác
giả sử dụng để nghị luận vấn đề. Mục đích của bình luận là đánh giá và bàn
luận, trao đổi ý kiến với người đối thoại nhằm đề xuất, thuyết phục người đọc
(người nghe) tán đồng với ý kiến của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời
sống hoặc trong văn học. Bình luận phải khách quan, trung thực khi chỉ ra cái
đúng – sai, phải – trái để người đọc (người nghe) hiểu và tin theo: Tựa “Trích
diễm thi tập” của Hồng Đức Lương, những trích đoạn thể bình sử trong Đại
Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên,…
“Thao tác là phương pháp, là cách thức thực hiện diễn giải vấn đề nghị
luận để đạt tới đích đặt ra. Việc vận dụng tốt các thao tác lập luận chính là
phương thức, con đường đi hữu hiệu nhất của người cầm bút. Nắm bắt được
những yếu tố cơ bản này giúp người đọc thâm nhập sâu vào tác phẩm (đoạn
trích) , thấy được độ nhạy cảm vấn đề thời sự nghị luận, sự sắc sảo ở lý lẽ, sức
hấp dẫn, thuyết phục, tính biểu cảm lời văn của người viết.”[7]

2.3.3. Xem xét cách thức sử dụng ngôn ngữ của tác giả
Một sai lầm căn bản khi dạy văn nghị luận; giáo viên chủ yếu xoáy sâu,
khai thác nội dung tác phẩm (đoạn trích), cố tìm cho được vấn đề tác giả nêu ra
và giải quyết có tiến bộ, hợp thời hay khơng, ít quan tâm tới hình thức ngơn ngữ
tác phẩm. Nếu ở thể loại thơ ca, văn xuôi ngôn ngữ giàu yếu tố tạo hình, biểu
tượng thì ngơn ngữ trong văn nghị luận mang tính xã hội và tính học thuật cao.
Nó đảm bảo tính chính xác, khúc chiết trong tư duy của người viết. Tuy nhiên,
11


khi người viết diễn đạt cảm xúc về một hiện tượng (vấn đề) nào đó, ngơn ngữ
trong tác phẩm văn nghị luận lại mang tính biểu cảm rõ nét. Các biện pháp tu từ
ngữ âm, cú pháp được các tác giả sử dụng linh hoạt để kiến giải vấn đề. Chính
điều này làm cho ngơn ngữ trong văn nghị luận khơng hề khơ khan mà giàu yếu
tố biểu cảm. Nó khơng chỉ tác động tới trí tuệ mà cịn tác động tới trái tim con
người. Sự kết hợp hai yếu tố ngơn ngữ lý trí và tình cảm tạo nên sự hài hịa, sức
lơi cuốn tác phẩm văn nghị luận: chỉ một câu văn “Chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong những bể máu” của Hồ Chí Minh trong Tun ngơn Độc lập,
với nghệ thuật phóng đại (cường điệu, nói quá, ngoa dụ) người đọc cảm nhận
những cuộc đàn áp đẫm máu, những tội ác tày trời của kẻ thù thực dân Pháp đối
với người dân Việt Nam. Hay với nghệ thuật điệp từ, điệp cú pháp: “chúng tuyệt
đối, chúng thi hành, chúng lập ra, chúng ràng buộc”,…trong tác phẩm đó, Hồ
Chí Minh đã tố cáo, phơi bày những tội ác chồng chất của kẻ thù thực dân Pháp
đối với nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân thuộc địa nói chung.
Ngơn ngữ trong văn nghị luận cũng là một trong những yếu tố để đánh giá
trí tuệ, tài năng, tư tưởng, cái nhìn sâu sắc của tác giả về hiện thực phản ánh:
trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, khi nói về sự đại bại của các loại kẻ thù, Hồ
Chí Minh viết: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị”. Có thể nói đây là
câu văn hiếm có trong lịch sử dân tộc. Câu văn cực ngắn cho thấy thế bại thảm
hại của 3 kẻ thù; thực dân, phát xít, phong kiến. Đặc biệt cách sử dụng từ ngữ

hàm súc, chính xác của Người khi nói về từng kẻ thù. Tại sao Người khơng nói:
“Pháp hàng, Nhật chạy”? Để giải nghĩa đúng cách sử dụng từ ngữ đó của tác
giả thì phải hiểu rõ tình thế thời cuộc diễn ra lúc đó (năm 1945) trên đất nước
Việt Nam: Đêm 9-3-1945, Nhật - Pháp bất ngờ làm cuộc đảo chính lẫn nhau, sau
vài phút chống đỡ yếu ớt , thực dân Pháp thua phát xít Nhật và chạy ra khỏi bờ
cõi nước Việt Nam. Cũng năm 1945, phe phát xít trên chính trường thế giới đang
bị thế bại trận; đội quân Quan Đông của Nhật thất trận ở Thái Bình Dương và
hàng quân Đồng minh. Nhân cơ hội đó, nhân dân Việt Nam đã đánh đuổi, giành
chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước tình cảnh đó, vua Bảo Đại thối vị - từ
bỏ ngơi vua – trao nộp ấn kiếm cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam. Như
vậy, chỉ là câu văn ngắn nhưng qua cách sử dụng từ ngữ của tác giả, người đọc
đã hình dung ra được cảnh chợ chiều trên sân khấu chính trị của 3 loại kẻ thù
trên.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: nhất tự thiên kim nghĩa một chữ đáng giá
nghìn vàng. Từ ngữ cũng có sức mạnh nghìn cân, sức công phá thật mãnh liệt!
2.3.4. Rút ra ý nghĩa tư tưởng tác phẩm và tính thực tiễn của vấn đề
Tìm hiểu một tác phẩm văn học đích cuối cùng là rút ra ý nghĩa nội dung tư
tưởng tác phẩm. Ý nghĩa tư tưởng đó thể hiện lập trường, quan điểm của nhà
văn về đời sống xã hội. Xem xét tư tưởng đó có hợp thời, có tiến bộ hay khơng
thì cần phải chú ý tới tư tưởng của tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Đây là
12


những tiền đề, là cơ sở để người đọc (người nghe) có những đánh giá khách
quan nhất về những cống hiến, đóng góp của tác giả vì sự tiến bộ của nhân loại.
Vì những tác phẩm (đoạn trích) văn nghị luận được học trong chương trình
Ngữ văn THPT theo sự phát triển, tiến trình lịch sử từ trung đại đến hiện đại nên
khi tiếp cận tri thức trong các tác phẩm (đoạn trích) đó, học sinh sẽ gặp những
khó khăn về sự cản trở ngôn ngữ, quan điểm, lối sống xã hội mỗi thời. Chính bởi
vậy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ văn bản, nắm bắt xu thế phát triển thời đại trong

từng thời kỳ lịch sử, biết giải nghĩa từ khó. Từ đó, hướng dẫn học sinh lĩnh hội
tri thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hôm nay; xem vấn đề người viết
nêu ra cịn mang tính thời sự và vượt tầm thời đại hay không: Chủ trương gây
dựng nền luân lý xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh trong đoạn trích Về
luân lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lý Đơng Tây) đến nay cịn ý
nghĩa thời sự khơng? Tại sao?
2.3. 5. Khái qt mơ hình bài học bằng sơ đồ tư duy
Sau mỗi bài học tác phẩm (đoạn trích) văn bản nghị luận, giáo viên nên
dày công hướng dẫn học sinh khái quát lại kiến thức bài học bằng mơ hình sơ đồ
tư duy. Đây là cách thức tốt nhất giúp học sinh nắm vững tri thức bài học. Mỗi
vấn đề đặt ra được giải quyết bằng những luận điểm, luận chứng. Trên cơ sở đó,
học sinh sắp xếp mơ hình, lựa chọn ngơn ngữ có tính hàm súc cao để khái qt
vấn đề. Từ mơ hình này, học sinh hiểu sâu và tái hiện lại hiện tượng (vấn đề)
nghị luận. Nó nâng tầm nhận thức cho học sinh từ cảm tính đến lý tính, từ lý tính
đến tư duy trừu tượng. Qua đây, rèn học sinh có một thái độ học tập nghiêm túc,
khoa học; biết hình thành kỹ năng xây dựng đề cương, phát triển thành một bài
văn nghị luận hoàn chỉnh, lập luận vấn đề chặt chẽ, tự tin khi đứng trước đám
đơng trình bày một vấn đề nào đó. Dưới đây, chúng tơi trình bày một số mơ hình
tư duy tham khảo:

13


* Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lý Đông Tây) của Phan
Châu Trinh [8]
Nêu vấn đề: Ở Việt
Nam khơng có ln lý
xã hội.
Ngun nhân:
+ Dân trí, dân chủ: kém.

+ Vua quan: thối nát, phản động.

Thực trạng:
+ Âu châu: phát triển.
+Việt Nam: trì trệ.

TÝnh cÊp thiÕt x©y dùng lu©n lý x· héi ë
ViƯt Nam.

* Một thời đại trong thi ca (Trích) của Hồi Thanh [8]
Biểu hiện tinh thần Thơ
mới: chữ “Tôi”.

Sự ra đờivà phát triển của cái
Tôi:
+ Trước đây: bị cái Ta lấn át.
+Nay: bỡ ngỡ - mọi người quen –
thay thế cái Ta

Giải thốt bế tắc
của cái Tơi:
+ Gửi vào tình
u tiếng Việt,
tình yêu đất nước

Bi kịch cái Tôi:
+ Chung: bế tắc.
+ Riêng: Mỗi nhà thơ có sự giải
thốt khác nhau.


14


Tóm lại: Phương pháp là lề lối, là cách thức thực hiện để đạt kết quả. Con
đường đi tới đích ngắn dài tùy thuộc vào thủ thuật, sự linh hoạt, năng lực của
người sáng tạo và tiếp nhận văn bản. Bởi “phương thức cấu tạo hình tượng mà
tác giả sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của
người đọc và cũng từ đó quy định phương thức giảng dạy”.[1]
2.4. Hiệu quả của giải pháp:
Thể văn nghị luận là một thể loại mới được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường nên khi tiếp cận mỗi người giáo viên có cách thức khác nhau để luận giải
vấn đề. Đề tài này cũng góp tiếng nói chung để tìm ra những phương pháp tối ưu
nhất khi tìm hiểu dạng thức thể loại văn nghị luận. Qua áp dụng đề tài vào thực
tiễn giảng dạy, đồng nghiệp nhận thấy tính khả thi cao, học sinh nhận thức được
vai trò, ý nghĩa thiết thực trong việc tiếp nhận văn bản nghị luận. Thống kê cho
thấy: khi chưa áp dụng đề tài, đa số học sinh chưa phân biệt được các dạng thể,
chưa biết cách đọc hiểu văn bản nghị luận và tích hợp loại thể vào thực tiễn viết
văn nghị luận. Khi áp dụng đề tài, có đến 93,7% học sinh xác định được kiểu
loại văn bản nghị luận và nhận thức được tầm quan trọng của thể văn nghị luận
đối với sự phát triển tư duy trí tuệ và sự hiểu biết đời sống xã hội, đời sống văn
học, tự tin khi biểu đạt (thuyết trình) chính kiến của mình về một vấn đề nghị
luận.
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đối với môn Ngữ văn, quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ngồi việc
tiến hành các hoạt động sư phạm tác động làm cho học sinh cảm nhận, nắm hiểu
những kiến thức về văn học, vấn đề kĩ năng “viết” để trình bày, diễn đạt cảm
xúc, suy nghĩ của bản thân là hết sức quan trọng. Kiến thức và kĩ năng mà môn
Ngữ văn trong nhà trường phổ thông truyền tải là hết sức “tạp mờ”, cần phải có
sự lột tả và dẫn dắt kĩ thuật cụ thể, học sinh mới có thể bắt nhịp làm quen và

sáng tạo được.
Với phương pháp Rèn luyện làm văn nghị luận xã hội qua việc tiếp cận các
văn bản nghị luận vừa trình bày, tơi xác định đây chỉ là định hướng để học sinh
có kĩ năng viết đúng, đầy đủ yêu cầu trong bài văn nghị luận xã hội. Bên cạnh
đó, tơi khuyến khích tư duy sáng tạo của các em trong quá trình luyện tập, rèn
luyện kĩ năng viết bài cao hơn, hay hơn.

15


Để học sinh viết tốt bài văn nghị luận xã hội, khơng chỉ địi hỏi phương pháp
giảng dạy của người giáo viên mà cịn có cả năng khiếu, kĩ năng viết văn vốn có
của học sinh. Tuy nhiên, phương pháp khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh, nhất là mơn
Ngữ văn, một mơn vừa địi hỏi tư duy nhiều, vừa đòi hỏi năng khiếu thiên bẩm
của người học. Vì vậy, theo tơi, đây là một phương pháp bổ ích giúp học sinh
đối tượng trung bình – yếu rèn luyện được cách viết văn, viết tốt được bài văn
nghị luận xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng thành công trong q
trình giảng dạy. Tơi hy vọng, phương pháp này sẽ được phổ biến và áp dụng
thành công trong tương lai ở nhiều giáo viên khác. Tuy nhiên, đó chỉ là mong
muốn chủ quan của người viết. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành của quý đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Với những khó khăn đặc thù của việc dạy và học môn Ngữ văn, những
thay đổi thường xuyên về phương pháp, mục đích, yêu cầu, cách kiểm tra đánh
giá học sinh, Ban chuyên môn cần tăng cường những chuyên đề trao đổi giữa
các thành viên trong tổ chuyên môn, bộ môn văn trong cụm Thạch Thành.
Với giáo viên, cần thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với yêu
cầu của bộ môn, yêu cầu của xã hội về sản phẩm giáo dục. Đặc biệt chú ý tới

mục đích bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
Với học sinh, cần chủ động trong việc nâng cao năng lực bản thân từ bộ
môn, luôn cập nhật thông tin từ những kênh khác nhau để tăng khả năng nắm bắt
thông tin, rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Tham gia hoạt động ngoại khóa
do nhà trường tổ chức để có kinh nghiệm học hỏi. Đây cũng là cơ hội để rèn
luyện kĩ năng viết văn, phạm vi hiểu biết và kĩ năng sống cho mỗi cá nhân.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
KT.Hiệu trưởng
P. Hiệu trưởng

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đỗ Duy Thành

Nguyễn Thị Hương

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bảo Quyến, Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, 2007.
[2]. Dương Thị Mai Hương - Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua các
giờ Làm văn ở nhà trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN, 2002.
[3]Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới phương pháp dạy học làm văn cấp THPT (tập
1), NXB Hà Nội, 2001
[4]. Hồng Dục – Trần Văn Vụ, Ơn tập Ngữ văn 12, kiến thức và kĩ năng,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.

[5] Hoàng Đức Huy, Phương pháp làm văn thuyết minh, nghị luận, NXB
ĐHQG. TPHCM, 2004.
[6]. Lê Anh Xuân (chủ biên), Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp và bài thi
đại học môn Ngữ văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
[7] Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn viết được bài văn hay, NXBGD, 2008.
[8] . Trịnh Đình Hưng – Tổ chức rèn luyện kĩ năng xây dựng đề cương văn
bản nghị luận văn học cho học sinh lớp 10, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN,
2001.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 3
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp
Kết
quả
Năm
đánh giá đánh
giá học
đánh
xếp
loại xếploại(A,B giá xếp loại
(Phòng,
, hoặc C)

17


Sở,
Tỉnh...)
1.

Một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng làm văn
Sở
Nghị luận xã hội cho học giáo dục
sinh có lực học yếu Khối và Đào tạo
12

18

2016
C



×