Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng hiệu quả bản đồ tự nhiên trong giảng dạy địa lý lớp 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.2 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................................1
Trang..................................................................................................................................1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BĐ:

Bản đồ

BĐG:

Bản đồ giáo khoa

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

THPT:

Trung học phổ thông

SG:

Sách giáo khoa

CN:



Công nghiệp

TN:

Thực nghiệm

ĐC:

Đối chứng

TB – ĐN:

Tây bắc – Đông nam

ĐBSH:

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

1


1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay xu thế đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà trường phổ thông
đang diễn ra theo hướng tăng cường sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương
tiện dạy học mới hiện đại kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học truyền
thống theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của HS nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Đối với môn Địa lý, BĐGK không chỉ là phương tiện trực quan phục vụ dạy
học mà còn là nguồn tri thức quan trọng không thể thiếu được. Sử dụng bản đồ
trong dạy học Địa lý là điều kiện cần thiết để GV đổi mới phương pháp dạy theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, giúp các em tự khám phá tri thức
Địa lý cho bản thân, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Qua giảng
dạy GV còn rèn luyện được cho HS những kỹ năng Địa lý khác nhất là kỹ năng bản
đồ: đọc, hiểu, phân tích, so sánh các sự vật hiện tượng Địa lý trên bản đồ và các
thuộc tính của chúng, rút ra mối liên hệ địa lý giữa các đối tượng đó. Đặc biệt đối
với chương trình Địa lý 12 thì việc sử dụng bản đồ càng trở nên quan trọng .
Trên thực tế bản đồ phục vụ cho dạy học Địa lý 12 đã có sự phong phú và đa
dạng về thể loại (BĐ treo tường, Atlat, BĐ trong SGK, xêri BĐ giáo khoa, mơ hình
GK Địa lý) song chưa thực sự đồng bộ về mặt nội dung kiến thức, hình thức biểu
hiện do khác biệt về cơ quan xuất bản và thời gian xuất bản gây khó khăn cho GV
và HS trong quá trình dạy và học. Chính vì vậy tơi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng
hiệu quả bản đồ tự nhiên trong giảng dạy Địa lý lớp 12- Ban cơ bản” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc lựa
chọn những phương pháp dạy học thích hợp cho một phần nội dung, chương trình
SGK nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lý lớp 12 ở nhà trường phổ thơng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định nội dung kiến thức cơ bản cần khai thác ở mỗi bản đồ
- Xác định các phương pháp sử dụng cụ thể kết hợp với các phương pháp
giảng dạy thích hợp cho từng bản đồ tự nhiên trong SGK Địa lý 12 cơ bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định các phương pháp

giảng dạy thích hợp cho các bản đồ tự nhiên trong SGK Địa lý 12.
- Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm của các bản đồ tự nhiên và các bài học có liên
quan đến các bản đồ đó trong SGK Địa lý 12 cơ bản.
1


- Xác định nội dung kiến thức cần khai thác trong mỗi bản đồ tự nhiên để từ đó
xác định các phương pháp giảng dạy cụ thể, thích hợp cho từng bản đồ đó. Thiết kế
các giáo án minh họa cho các bài có bản đồ tự nhiên trong đó có sự phối hợp giữa
các phương pháp giảng dạy với bản đồ và các phương pháp giảng dạy khác cho
toàn bài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài như giáo trình về
phương pháp giảng dạy, về BĐGK, Lý luận dạy học Địa lý, SGK Địa lý 12 cơ bản
cùng các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Tiến hành đọc và phân tích các nội dung trong các tài liệu để thấy được các
vấn đề liên quan đến đề tài để từ đó xây dựng cở sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
cần nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Trao đổi, phỏng vấn GV Phổ thông về việc sử dụng phương pháp giảng dạy
cho các BĐGK Địa lý.
- Xin ý kiến đánh giá của các GV về các phương pháp giảng dạy cho từng bản
đồ mà mình đã đưa ra có phù hợp và mang tính khả thi hay khơng.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp nhằm đảm bảo tính khoa học và xem xét mức độ khả thi
của đề tài.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của việc xác định các phương pháp giảng dạy thích hợp cho

các bản đồ tự nhiên trong sách giáo khoa địa lý 12 cơ bản
2.1.1 Quan niệm về BĐGK Địa lý
* Các khái niệm về bản đồ
- Khái niệm về Bản đồ Địa lý: “ Bản đồ Địa lý là mơ hình ký hiệu hình tượng
khơng gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội, được thu nhỏ,
được tổng qt hóa theo một cơ sở tốn học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự
phân bố và mối tương quan của các đối tượng và hiện tượng, cả những biến đổi
của chúng theo thời gian để thỏa mãn mục đích, yêu cầu đã định trước” (K.A.
Salisev)
2


- BĐGK Địa lý: “BĐGK Địa lý là mơ hình không gian của các hiện tượng,
các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, đựợc thể hiện một cách khái quát thông
qua hệ thống ký hiệu đặc thù và dựa trên những cơ sở toàn học nhất định ; chúng
được xây dựng nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập địa lý trong các
trường học theo những chương trình nhất định và phù hợp với các yêu cầu giáo
dục” (Bài giảng chuyên đề BĐGK Địa lý – T.S Lê Văn Tin )
* Tính chất của BĐGK địa lý
- Tính khoa học: Tính khoa học của BĐGK địa lý được thể hiện qua các tính
chất cơ bản sau đây: Tính chất tốn học: Mọi BĐGK địa lý đều được xây dựng
theo quy luật toán học nhất định như : phép chiếu đồ, tỷ lệ bản đồ, lưới chiếu đồ,
các đơn vị đo…;Sự phù hợp giữa đặc điểm của đối tượng, hiện tượng địa lý với hệ
thống ký hiệu phương pháp biểu hiện; Lượng thơng tin thích hợp trên mỗi bản đồ;
Tính khoa học cịn thể hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc, tính tổng hợp, tính bao
quát, tính đồng dạng và tính logic trên mỗi BĐGK địa lý; BĐGK địa lý là phương
tiện để trang bị, khai thác cho HS thế giới quan duy vật biện chứng và tư duy của
khoa học Địa lý; BĐGK địa lý chuyển tải những nội dung của khoa học Địa lý với
các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lý giữa các sự vật hiện tượng đó.
- Tính sư phạm: BĐGK địa lý phù hợp với nội dung chương trình và SGK

Địa lý của từng lớp, từng cấp học; Phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của
HS; Phù hợp với điều kiện nhà trường, hồn cảnh xã hội; BĐGK địa lý cịn chứa
đựng những ý đồ về phương pháp dạy học cho người GV nhằm đem lại hiệu quả
nhận thức cao hơn cho HS.
- Tính trực quan: Tính trực quan của BĐGK địa lý tốc độ nhận biết nội dung
bản đồ thông qua hệ thống ký hiệu bản đồ. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của
bản đồ dung trong trường học; Tốc độ nhận biết càng nhanh, tính trực quan càng
cao. BĐGK địa lý trong nhà trường thường đuợc sử dụng nhiều màu sắc đẹp, nhiều
ký hiệu tượng trưng, hình tượng gần gũi với đối tượng và gây hứng thú cho HS
trong tiếp nhận bài học.
- Tính thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của BĐGK địa lý thể hiện ở cái đẹp , sức hấp
dẫn, thu hút sự tập trung chú ý của HS. Đó là sự kết hợp hài hịa giữa nội dung,
hình thức và phương pháp biểu hiện bản đồ, ở bố cục cân đối, sử dụng màu sắc,
thiết kế ký hiệu, sắp xếp chúng trên bản đồ hợp lý, đẹp. Tính chất này của BĐGK
địa lý có tác dụng tốt trong giáo dục thẩm mỹ cho HS.
* Vai trò, ý nghĩa của BĐGK Địa lý
3


BĐGK địa lý là một bộ phận khăng khít khơng thể tách rời của môn Địa lý
trong nhà trường. Bởi Địa lý học là mơn học chọn lọc và trình bày kiến thức địa lý
bằng ngơn ngữ tự nhiên cịn BĐGK địa lý phản ánh chúng bằng ngôn ngữ bản đồ.
Sự kết hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ bản đồ giúp cho việc trình bày tri
thức Địa lý trở nên sinh động hơn, dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả truyền đạt cao
nhất. Chính vì vậy môn Địa lý trong nhà trường gắn với BĐGK như “hình với
bóng”.
BĐGK là cơng cụ tốt nhất giúp người dạy và người học có khả năng bao
quát sự vật hiện tượng đia lý trên một khoảng không gian rộng lớn không thể quan
sát trực tiếp trên thực địa . Giúp HS tìm hiểu và thiết lập các mối quan hệ giữa các
đối tượng và quá trình trong tự nhiên và xã hội, phát triển khả năng quan sát và tư

duy logic, hình thành thế giới quan khoa học và duy vật biện chứng.
Sử dụng BĐGK trong dạy học địa lý góp phần trang bị cho HS tri thức và kỹ
năng sử dụng bản đồ phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống.
BĐGK cịn có thể coi là một khâu trong quá trình hình thành khái niệm địa
lý cho HS. Cơ sở hình thành khái niệm cho HS là hoạt động học tập độc lập trên
mơ hình bản đồ sao cho q trình địa lý diễn ra từ bên ngồi ( thực tế khách quan)
thơng qua mơ hình bản đồ được chuyển vào trong đầu HS dưới hình thái tinh thần,
giúp HS hình thành biểu tượng, khái niệm về các sự vật hiện tượng địa lý. Đây
được coi là một trong những con đường hình thành khái niệm địa lý cho HS một
cách vững chắc và hiệu quả nhất. BĐGK khơng cịn đơn thuần là phương tiện dạy
học dùng để minh họa nội dung bài giảng mà đã thực sự trở thành đối tượng dạy
học, là nguồn tri thức địa lý.
BĐGK cịn góp phần rèn luyện khả năng tư duy lãnh thổ và tư duy liên hệ,
hình thành phẩm chất kiên trì, tích cực, tự giác của HS.
2.1.2. Các phương pháp giảng dạy chủ yếu với BĐGK địa lý
* Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ
Đây là một trong những phương pháp đặc biệt quan trọng và đặc trưng của
môn địa lý. Để hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ người GV cần: Rèn luyện
cho HS những kiến thức về bản đồ
- Phải giúp HS hiểu bản đồ: khái niệm, vai trò ý nghĩa của bản đồ, tỷ lệ bản
đồ, các ký hiệu trên bản đồ, phân biệt được các đặc điểm của những BĐGK khác
nhau. Hiểu bản đồ còn bao gồm cả việc giúp HS có những kĩ năng ban đầu về bản
đồ (xác định phương hướng, đo độ cao, độ dốc..trên bản đồ).
4


- Rèn luyện cho HS nhớ, thuộc bản đồ là rèn luyện cho HS có thể nhớ chính
xác vị trí đối tượng địa lý trên bản đồ qua việc tưởng tượng trong đầu óc mà khơng
cần nhìn vào bản đồ.
- Các kỹ năng bản đồ cần rèn luyện cho HS: Nhận biết đối tượng (các sự vật,

hiện tượng địa lý) trên bản đồ; Xác định vị trí địa lý của đối tượng (toạ độ địa lý,
ranh giới, lãnh thổ); Xác định các đặc tính của đối tượng địa lý (số lượng, chất
lượng, cấu trúc, sự phân bố); Phát hiện các mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện
tượng địa lý; Dùng bản đồ để viết báo cáo về một đối tượng địa lý, ngành, vùng
lãnh thổ (tự nhiên, kinh tế xã hội); Vẽ lược đồ và thể hiện các đối tượng địa lý trên
lược đồ khung.
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan khác liên quan đến
BĐTSGK (phiếu học tập, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình...)
- Phiếu học tập :
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
học tập…kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó HS có thể thực hiện hoặc ghi các
thơng tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sung kiến thức bài học.
Phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học cụ thể, đơn giản và có
khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và
trong mọi lĩnh vực học tập.
Phiếu học tập có nhiều loại, xét theo mục đích sử dụng để rèn luyện kỹ năng
địa lý cho HS thì có các dạng phiếu học tập chủ yếu sau :
+ Phiếu phát triển kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ
+ Phiếu phát triển kỹ năng làm việc với biểu đồ
+ Phiếu phát triển kỹ năng làm việc với kênh chữ, bảng số liệu trong SGK
+ Phiếu phát triển tổng hợp nhiều kỹ năng
Việc sử dụng phiếu học tập vừa phát huy được tính tích cực , chủ động, sáng
tạo của HS, giúp các em có thể tự đánh giá được kết quả cơng việc của mình đồng
thời giúp GV thu hồi được thông tin ngược về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập
của HS để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Sơ đồ trong dạy học địa lý thường sử dụng các loại sơ đồ như: sơ đồ cấu
trúc, sơ đồ q trình, sơ đồ lơgic ...Có thể sử dụng sơ đồ kết hợp với lược đồ trong
dạy học địa lý theo các hướng sau: kiểm tra kiến thức cũ, mở đầu bài học , giảng
bài mới, kiểm tra đánh giá, ra bài tập về nhà ...Sơ đồ là một cơng cụ có nhiều tác
dụng tích cực trong việc thể hiện các nối quan hệ địa lý một cách trực quan và hệ

thống
5


- Các phương tiện trực quan khác ( tranh ảnh, phim ảnh, băng hình...)
Các phương tiện trực quan khác như tranh ảnh, phim ảnh, băng hình... có thể
được sử dụng kết hợp với BĐGK nhằm đem lại hiệu quả cao trong q trình dạy và
học địa lý. Có thể sử dụng kết hợp theo 2 hướng:
+ Minh hoạ kiến thức cho BĐGK. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu một nơi
dung kiến thức nào đó từ BĐGK có thể sử dụng các phương tiện trực quan trên để
cụ thể hoá những nội dung kiến thức đó giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp thu và được liên
hệ thực tế khách quan.
+ Hướng dẫn HS khai thác tri thức mới: kết hợp giữa BĐGK và các tranh
ảnh, phim ảnh, băng hình...GV có thể hướng dẫn HS tự khai thác, khám phá ra
những tri thức mới về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lý giữa chúng,
góp phần hồn thiện thêm nội dung bài học.
2.2. Thực trạng sử dụng BĐGK Địa lý 12 ở nhà trường phổ thông
Sự ra đời của SGK địa lý lớp 12 theo chương trình chuẩn và nâng cao đã ảnh
hưởng tới công tác thiết kế, biên soạn và xây dựng các loại BĐGK. BĐGK địa lý
12 được biên soạn phù hợp với nội dung của từng bài học, thậm chí từng mục nhỏ
trong bài học với mức độ khái quát hoá cao, nội dung biểu hiện thường ít, khơng
phức tạp nên HS dễ dàng phát hiện, xác định vị trí các đối tượng, sự vật hiện tượng
địa lý và đặc điểm của chúng. Bản đồ lại nằm trong SGK nên mỗi HS đều có thể sử
dụng để làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Cách bố cục, trình bày của các
BĐTSGK đã gây được sự chú ý và hứng thú học tập của HS. Do đó BĐGK địa lý
nói chung và BĐGK địa lý 12 nói riêng đã giúp ích rất lớn, định hướng cho GV và
HS trong quá trình dạy và học.
Qua quan sát thực tế cho thấy BĐGK địa lý 12 được sử dụng trên lớp chủ
yếu theo hướng :
- Khai thác tri thức mới: GV yêu cầu HS quan sát BĐGK , có thể kết hợp

với bản đồ treo tường, attlat địa lý hoặc nội dung kênh chữ trong SGK để nêu lên
đặc điểm của các sự vật hiện tượng địa lý. Hình thức khai thác chủ yếu qua các câu
hỏi (đàm thoại gợi mở), thảo luận theo nhóm kết hợp phiếu học tập...
- Minh hoạ kiến thức: hình thức này thường ít được sử dụng hơn là hướng
HS tự khai thác tri thức từ bản đồ.
Trong kiểm tra bài cũ và củng cố đánh giá thường ít sử dụng BĐGK. GV
cũng thường giao bài tập cho HS về nhà làm với các BĐGK .
2.3. Các biện pháp sử dụng cụ thể bản đồ tự nhiên trong sách giáo khoa địa lý
12 – Ban cơ bản
6


2.3.1. Lược đồ địa hình Việt Nam.
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ lược đồ
- Nước ta có đầy đủ các dạng địa hình: núi, sơn nguyên, cao nguyên, bán
bình nguyên xen đồi, thềm phù sa cổ, đồng bằng thấp. Trong đó địa hình đồi núi
chiếm phần lớn diện tích và chủ yếu là đồi núi thấp:
- Địa hình nước ta có tính phân tầng rõ rệt thể hiện ở sự khác nhau về độ cao:
+ Núi cao > 1500 m
+ Núi thấp: 500 - 1500 m
+ Đồi bán bình nguyên xen đồi, thềm phù sa): 200 - 500 m
+ Đồng bằng (đồng bằng thấp và đầm lầy): < 200 m
- Hướng nghiêng chung của địa hình: thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (
- Hướng các dãy núi: có 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể
hiện rõ rệt từ hữu ngạn Sông Hồng đến dãy Bạch Mã; Hướng vòng cung thể hiện ở
vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
- Sự phân bố các loại và các bậc địa hình:
Khu vực đồi núi: Địa hình đồi núi chia ra 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường
Sơn Bắc, Trường Sơn Nam
+ Vùng núi Đông Bắc : nằm ở tả ngạn sơng Hồng có 4 cánh cung lớn chụm

lại ở Tam Đảo, mở ra ở phía Bắc và phía Đơng. Đó là các cánh cung Sơng Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều. Ở đây chủ yếu là địa hình núi thấp ( núi có độ cao
từ 500-1500 m, các cao ngun , sơn ngun đá vơi, bán bình ngun xen đồi ).
Hướng các dãy núi chủ yếu là hướng vòng cung và cũng thấp dần từ TB- ĐN, cao
nhất là ở thượng nguồn sông Chảy và thấp nhất là khu vực trung tâm .
+ Vùng núi Tây Bắc : nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với
3 dải địa hình chảy theo hướng TB - ĐN. Cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh
Phanxipăng 3143 m ở phía Đơng. Phía Tây là địa hình núi trung bình với các dãy
Puđenđinh, Pusamsao. Ở giữa thấp hơn với các dãy núi thấp, các sơn nguyên, cao
nguyên đá vôi .
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã. Gồm các núi
song song và so le nhau theo hướng TB-ĐN. Trường Sơn Bắc thấp, hẹp ngang, ở
giữa là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi thuộc Quảng Bình, Quảng Trị. Dãy
Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với Trường Sơn Nam.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: có sự tương phản rõ rệt giữa sườn đông và
sườn tây. Sườn tây của Trường Sơn Nam chủ yếu là đồi núi và cao nguyên badan
7


với những khối núi cao đồ sộ >1500 m. Trong khi đó sườn đơng chủ yếu là các bán
bình ngun xen đồi, các đồng bằng tương đối thấp và bằng phẳng.
Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:
+ Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta
+ Thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100 m
+ Địa hình này bị chia cắt do tác động của các dịng chảy.
Khu vực đồng bằng:
+ Đồng bằng châu thổ sơng: là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long được hình thành và phát triển do sự bồi tụ của phù sa sơng. Trong đó
đồng bằng sơng Cửu Long có diênh tích lớn hơn đồng bằng sơng Hồng và mạng
lưới sơng ngịi dày đặc hơn.

+ Đồng bằng ven biển: là dải đồng bằng ven biển miền Trung được hình
thành dưới tác động chủ yếu của biển. Đồng bằng này có đặc điểm là hẹp ngang và
bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở
các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho bản đồ này.
Lược đồ này được sử dụng cho giảng dạy bài 6 và mục b bài 7
- Đối với bài 6 thì phương pháp giảng dạy thích hợp cho lược đồ này là
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở: đặt các câu hỏi gắn với lược đồ để HS rút
ra các kiến thức của bài học.
+ Thảo luận theo nhóm khai thác tri thức từ lược đồ và điền thơng tin vào
phiếu học tập.
Vùng núi

Vị trí

Đặc điểm chính

Đơng Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Bắc
+ Sử dụng bản đồ khung (bản đồ câm). Khi giảng GV điền lên bản đồ các
dãy núi chính, ranh giới và phạm vi các vùng núi…
- Đối với bài 7 thì phương pháp giảng dạy thích hợp cho lược đồ này là:
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở với các câu hỏi khai thác tri thức từ lược
đồ
+ Thảo luận nhóm dựa trên lược đồ và nội dung kênh chữ để điền thông tin
vào phiếu học tập theo mẫu:
8



Đặc điểm
Giống nhau
Diện tích
Khác
Nhau

ĐBSH

ĐBSCL

Độ cao địa hình
Đặc điểm khác……….

2.3.2. Bản đồ vùng biển Việt Nam trong Biển Đông
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ bản đồ
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông rộng lớn với hàng
nghìn đảo nhỏ cả ven bờ và ngồi khơi trong đó có 2 quần đảo ( Trường Sa , Hồng
Sa ).
- Biển Đơng tương đối kín, phía Tây và phía Bắc là lục địa, phía Đơng và
Đơng Nam được bao bọc bởi các vịng cung đảo. Biển Đơng là vùng biển nhiệt đới
ẩm gió mùa.
- Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc-Nam, hẹp ngang, 3 mặt giáp biển
do đó tác động của biển Đơng đến nước ta là rất lớn.
+ Khí hậu: biển Đơng tăng cường độ ẩm => điều hịa khí hậu nước ta
+ Tạo ra ở nước ta các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: các vịnh cửa
sông, các bờ biển mài mịn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng,
đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, những rạn san hô…
- Vùng biển Việt nam rất giàu tài nguyên:
+ Khoáng sản: đáng kể nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu lớn

tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Bộ như mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ, mỏ Rạng
Đông, mỏ Hồng Ngọc, mỏ Nam Côn Sơn, Mỏ Cửu Long, mỏ Đại Hùng… Các mỏ
khí tự nhiên có mỏ Lan Tây, mỏ Lan Đỏ.
+ Đường bờ biển dài => cung cấp nhiều bãi cát cho ngành công nghiệp
xây dựng và nghề làm muối.
+ Là vùng biển nhiệt đới ấm nóng, có các dòng biển theo mùa là điều kiện
thuận lợi cho sự tập trung các loại thuỷ hải sản.
+ Các bãi tắm ven biển và các đảo là điều kiện để phát triển du lịch.
=> Vùng biển Việt Nam đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế xã hội nước ta trong cả hiện tại và tương lai.
9


- Việt Nam hàng năm cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai từ Biển Đông:
Bão, sạt lở bờ biển, cát bay cát lấn làm hoang mạc hóa đất đai, ...
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho bản đồ này
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm . Yêu cầu: dựa vào lược đồ Vùng biển
Việt Nam trong Biển Đông, kết hợp với Atlat địa lý, lược đồ khí hậu Việt Nam,
lược đồ Các nước Đông Nam Á và liên hệ thực tế để tìm ra các đặc điểm của vùng
biển Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội nước
ta.
- GV cũng sử dụng lược đồ này kết hợp với các tranh ảnh và bản đồ khác để
minh hoạ kiến thức trong khi giảng dạy hoặc khi chuẩn kiến thức cơ bản.
- Đàm thoại gợi mở với những câu hỏi gợi ý cho HS khai thác tri thức từ
lược đồ, bản đồ.
2.3..3. Lược đồ gió mùa mùa đơng ở khu vực Đông Nam Á
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ bản đồ
- Vào mùa đông trên lãnh thổ Việt Nam gió mùa Đơng Bắc chiếm ưu thế với
tần suất lớn và cường độ cao, lấn át gió Tín phong.
- Vào mùa đông tại trung tâm lục địa Á- Âu hình thành một cao áp hoạt động

mạnh đó là cao áp Xibia, bao quanh một khu vực rộng lớn ở trung tâm lục địa.
Cùng lúc đó hạ áp Xích đạo và hạ áp Alêut hình thành trên Thái Bình Dương hút
gió từ cao áp Xibia thổi về.
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho lược đồ này
- Sử dụng phương pháp đàm thoại với các câu hỏi yêu cầu HS khai thác tri thức từ
lược đồ.
- GV kết hợp giảng và vẽ sơ đồ minh họa để làm rõ nội dung kiến thức trên
lược đồ.
2.3.4. Lược đồ gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ lược đồ
- Vào mùa hạ gió từ cao áp Cận chí tuyến Nam (với trung tâm cao áp Nam
Ấn Độ Dương và trung tâm cao áp trên lục địa Úc) vượt qua Xích đạo thổi về
vùng hạ áp rộng lớn trên lục địa Á - Âu và Thái Bình Dương (với trung tâm hạ áp
I-ran) tạo nên gió mùa mùa hạ ở khu vực Đơng Nam Á.
- Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo 2 hướng khác nhau: Hướng tây
nam: Từ Ấn Độ Dương qua Ấn Độ, Lào, Camphuchia vào Việt Nam; Hướng đơng
nam: từ Thái Bình Dương qua biển Đơng thổi vào Việt Nam.
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho lược đồ này
10


- Sử dụng phương pháp đàm thoại với các câu hỏi yêu cầu HS khai thác tri
thức từ lược đồ.
- GV kết hợp giảng và vẽ sơ đồ minh họa để làm rõ nội dung kiến thức trên
lược đồ.
2.3..5. Bản đồ khí hậu Việt Nam.
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ bản đồ
- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
- Khí hậu nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 miền Nam – Bắc, ở miền Bắc
có một mùa đơng lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Cịn Miền Nam phân

chia thành 2 mùa mưa khô rõ rệt. Điều này được thể hiện rõ qua các yếu tố khí
tượng.
- Nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm của nước ta ln cao > 20 C
Nhiệt độ có sự thay đổi khi đi từ bắc vào nam.
Biên độ nhiệt: phía bắc có biên độ nhiệt năm lớn, biên độ nhiệt năm của
miền nam lại rất nhỏ.
- Lượng mưa:
+ Miền Bắc mưa nhiều và mưa lớn vào mùa hạ. Đặc biệt vùng Trung Trung
Bộ mưa rất lớn vào thu đơng do sự kết hợp giữa gió mùa Đơng Bắc, dải hội tụ
nhiệt đới và bức chắn địa hình.
+ Miền Nam có 2 mùa mưa khơ rõ rệt.
- Gió: phân thành 2 loại là gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ
+ Ở Miền Bắc : chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa mùa đơng. Trong mùa
hè Miền Bắc chịu tác động của gió Tây Nam và gió Đơng Nam.
+ Miền Nam: ít chịu tác động của gió mùa mùa đông. Trong mùa hè chịu tác
động chủ yếu của gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu vượt xích đạo trở nên nóng
ẩm, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Bão:
+ Miền Bắc là nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất. Trong đó vùng phía
đơng bắc của Miền Bắc có tần suất 0,3-1 cơn bão/ tháng. Phần phía nam của Miền
Bắc ( Trung Trung Bộ ) chịu ảnh hưởng nặng nề của bão với tần suất lớn từ 1-1,3
cơn bão/ tháng, có khi từ 1,3-1,7 cơn bão / tháng.
+ Miền Nam: hầu như ít chịu ảnh hưởng của bão, chỉ có một số tỉnh ven
biển Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của bão với tần suất nhỏ từ 0,3-1 cơn bão/
tháng.
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho bản đồ này
11


- Cho HS thảo luận theo hình thức cặp đơi khai thác tri thức từ lược đồ dưới

sự gợi ý và hướng dẫn của GV để tìm ra nội dung kiến thức bài học từ lược đồ
Khí hậu
Biểu hiện
Nguyên nhân
Tính chất nhiệt đới
Lượng mưa độ ẩm lớn.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở: đặt các câu hỏi gắn với lược đồ để HS rút ra
các kiến thức của bài học.
- Thảo luận theo nhóm khai thác tri thức từ lược đồ và điền thơng tin vào
phiếu học tập.
Tiêu chí

Gió mùa mùa đơng

Gió mùa mùa hạ

Nguồn gốc hình thành
Hướng gió
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Kiểu thời tiết đặc trưng
- Kết hợp với bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và một số tranh ảnh minh hoạ
để làm rõ thêm nội dung kiến thức bài học
2.3.6. Lược đồ các miền Địa lý Tự nhiên
* Kiến thức cơ bản cần khai thác từ bản đồ
Nước ta được chia thành 3 miền địa lý tự nhiên:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Ranh giới phía Tây – Tây Nam của miền
dọc theo tả ngạn sơng Hồng và rìa phía Tây, Tây Nam của đồng bằng Bắc Bộ Đặc
điểm cở bản của miền là: Đồi núi thấp chiếm ưu thế; Các dãy núi có hướng vịng
cung, mở ra ở phía bắc, chụm lại ở Tam Đảo; Các thung lũng sông lớn và đồng

bằng mở rộng; Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nhiều vịnh, đảo. Thềm
lục địa nông, rộng.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng
tới dãy núi Bạch Mã. Đặc điểm cơ bản của miền là: Địa hình núi cao ở phía tây và
đồng bằng thấp ở phía đơng; Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng
Tây bắc- Đông nam với dải đồng bằng thu hẹp; Địa hình núi chiểm ưu thế, có nhiều
bề mặt cao nguyên, sơn nguyên, lòng chảo.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam;
Đặc điểm cơ bản của miền này là: Miền này có cấu trúc địa chất, địa hình khá phức
tạp gồm các khối núi, các cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng châu thổ rộng lớn,
đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp; Có sự tương phản rõ rệt về tự nhiên mà trước hết là
12


địa hình giữa 2 sườn Đơng - Tây của Trường Sơn Nam; Bờ biển khúc khuỷa có
nhiều vinh sâu, nhiều đảo ven bờ. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt
độ cao và 2 mùa mưa khô rõ rệt.
* Phương pháp giảng dạy thích hợp cho bản đồ này
- Kết hợp với bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và một số tranh ảnh minh hoạ
để làm rõ thêm nội dung kiến thức bài học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở với các câu hỏi khai thác tri thức từ lược đồ
- Phương pháp thảo luận: Cho HS thảo luận theo nhóm với yêu cầu: Quan sát
bản đồ kết hợp với bản đồ địa chất khoáng sản ( hoặc là Atlat địa lý ) và SGK để
làm rõ đặc điểm của các miền địa lý tự nhiên. Mỗi nhóm sẽ làm về một miền với
các nội dung:
+ Ranh giới của miền
+ Đặc điểm cơ bản của miền.
+ Thuận lợi về mặt tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
2.4. Hiệu quả sáng kiến
Nhằm kiểm chứng lại hiệu quả thực tế của việc xác định một số phương pháp

dạy học trong đề tài “ Xác định một số phương pháp giảng dạy thích hợp cho các
bản đồ tự nhiên trong SGK Địa lý 12 – cơ bản”, tôi đã tiến hành kiểm tra thực
nghiệm. Đồng thời khẳng định ưu điểm và khắc phục nhược điểm của một số
phương pháp này, bước đầu áp dụng rộng rãi trong dạy học Địa lí ở trường THPT.
* Tổ chức thực nghiệm.
- Nguyên tắc thực nghiệm
+ Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương về sĩ số, kết quả
học tập, nề nếp, chương trình học…và phải được tiến hành trong cùng thời gian,
nội dung giảng dạy.
+ Kết quả thực nghiệm phải được xử lí khoa học mang tính định hướng sát
với thực tế dạy học hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm chéo
- Bài thực nghiệm số 1: + Lớp 12A2 là lớp thực nghiệm
+ Lớp 12A3 là lớp đối chứng
- Bài thực nghiệm số 2: + Lớp 12A3 là lớp thực nghiệm
+ Lớp 12A2 là lớp đối chứng.
* Nội dung thực nghiệm.
Bài thực nghiệm số 1: Bài 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiết 1)
13


Lớp 12A2, bài dạy sử dụng các phương pháp đã xác đinh trong đề tài.
Lớp 12A3, bài dạy sử dụng phương pháp truyền thống.
Bài thực nghiệm số 2: Bài 7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiết 2)
Lớp 12A3, bài dạy sử dụng các phương pháp đã xác đinh trong đề tài.
Lớp 12A2, bài dạy sử dụng phương pháp truyền thống.
Trong q trình tiến hành thực nghiệm tơi đã quan sát và ghi chép lại mọi
diễn biến xãy ra trong quá trình thực nghiệm để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản
thân.

Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả bài dạy sau mỗi tiết dạy tôi đã tiến hành
kiểm tra 15 phút và 10 phút ở cả 2 lớp cùng một nội dung kiến thức. Từ đó xử lí,
phân tích kết quả và đưa ra kết luận về tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài.
* Kết quả thực nghiệm:
Sau các tiết dạy tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút, 10 phút ở cả hai lớp cùng
một nội dung và kết quả thu được như sau:
- Kết quả thu được ở bài thực nghiệm số 1:
Bảng 1: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra của bài thực nghiệm số 1
Số
Kết quả điểm kiểm tra
Lớp
Xtb
4 5
6 7 8 9
10
HS 0 1 2 3
TN (12A2) 40
0 0 0 1
1 2
3 12 14 6
1
7,4
ĐC (12A3) 40
0 0 1 2
4 4
6 9 10 4
0
6,3
Bảng 2: Bảng phân phối tỉ lệ điểm kiểm tra của bài thực nghiệm số 1
Số

Kết quả điểm kiểm tra
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
HS 0
TN (12A2) 40 0,0 0,0 0,0 2,5 2,5 5,0 7,5 30
35
15
2,5
ĐC (12A3) 40 0,0 0,0 2, 5,0 10,0 10,0 15,0 22,5 25,0 10,0 0,0
5
Trên cơ sở bảng số liệu đã xử lí trên có thể mơ hình hóa thành biểu đồ sau

14

Tổng
(%)
100
100


Nhận xét: Kết quả thu được ở bài thực nghiệm số 1 là rất khả quan. HS nắm

kiến thức chắc hơn, rộng hơn. Thể hiện qua kết quả thu được ở giá trị Xtb thu được
ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm điểm số trung bình lớn hơn
lớp đối chứng
Xtb (TN) = 7,4 > Xtb(ĐC) = 6,3
Đồ thị của lớp thực nghiệm lệch về phía phải nhiều hơn lớp đối chứng,
chứng tỏ lớp thực nghiệm có điểm khá, giỏi, xuất sắc nhiều hơn lớp đối chứng.
- Kết quả thu được ở bài thực nghiệm số 2:
Bảng 3: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra của
Số
Kết quả điểm kiểm tra
Lớp
4
5 6
HS 0 1 2 3
TN (12A3) 40
0 0 0 0
1
1 4
ĐC (12A2) 40
0 0 1 1
2
5 7

bài thực nghiệm số 2
7 8 9
11 14 8
9 11 4

10
1

0

Xtb
7,6
6,7

Bảng 4: Bảng phân phối tỉ lệ điểm kiểm tra của bài thực nghiệm số 2
Số
Kết quả điểm kiểm tra
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
HS 0
TN (12A3) 40
0,0 0,0 0,0 0,0 2, 2,5 10,0 27,5 35,0 20,0 2,5
5
ĐC (12A2) 40
0,0 0,0 2, 2,5 5, 12,5 17,5 22,5 27,5 10,0 0,0
5
0
Trên cơ sở bảng số liệu đã xử lí trên có thể mơ hình hóa thành biểu đồ sau:


15

Tổng
(%)
100
100


Nhận xét: Kết quả thu được ở bài thực nghiệm số 2 củng rất khả quan. HS
nắm kiến thức chắc hơn, rộng hơn. Thể hiện qua kết quả thu được ở giá trị Xtb thu
được ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm điểm số trung bình
lớn hơn lớp đối chứng :
Xtb (TN) = 7,6 > Xtb(ĐC) = 6,7
Đồ thị của lớp thực nghiệm lệch về phía phải nhiều hơn lớp đối chứng,
chứng tỏ lớp thực nghiệm có điểm khá, giỏi, xuất sắc nhiều hơn lớp đối chứng.
Điều đó chứng tỏ những phương pháp khai thác bản đồ tự nhiên mà tôi áp
dụng là hiệu quả.

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tơi thấy đề tài đã có những
đóng góp sau:
- Việc xác định tốt các phương pháp trong dạy học có nhiều ưu điểm, có tác
dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực, tự giác của HS đặc biệt giúp lớp học trở
nên sinh động hơn thu hút HS tham gia bài học một cách sôi nỗi xóa bỏ sự nhàm
chán coi thường mơn Địa lí của đa số HS.
- Qua đó cho thấy việc lựa chọn nội dung để xác định đúng phương pháp có
vai trò quan trọng đối với việc dạy học, nếu người GV lựa chọn nội dung và
phương pháp một cách phù hợp sẽ lôi cuốn HS tham gia buổi học một cách nhiệt
tình và sinh động. Thơng qua buổi học các em tự nhận thấy vai trị, vị trí và nhiệm

16


vụ của mình. Vì vậy kích thích được sự tị mị, ham học hỏi và tìm hiểu những kiến
thức, thơng tin mới phục vụ cho mục đích học tập của mình.
- Để có một tiêt dạy thành cơng khơng phải là một điều dễ dàng, đòi hỏi
người GV phải chuẩn bị chu đáo, khéo léo, đặc biệt phải có nghệ thuật trong việc
dẫn dắt HS, phải có những phương pháp hấp dẫn kích thích tính tị mị của HS có
như vậy hiệu quả giờ học mới cao.
3.2. Kiến nghị
Để cho việc sử dụng các phương pháp học Địa lí đạt hiệu quả cao, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Giáo viên cần được trang bị về phần lí luận của việc sử dụng phương pháp
trong dạy học, để từ đó hiểu được bản chất của phương pháp mà có cách sử dụng
đúng đắn.
- Vì phương pháp dạy học là rất đa dạng và tùy thuộc vào trình độ của học
sinh ở từng trường, tùng vùng là khác nhau. Vì vậy mà GV muốn giảng dạy tốt thì
cần phải bồi dưỡng về chun mơn lẫn nghiệp vụ và linh động trong việc sử dụng
các phương pháp dạy học mới có thể tổ chức tốt cho HS học tập.
- Học sinh cần phải mạnh dạn, tích cực hơn nữa trong quá trình học tập. Nhà
trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất cho GV giảng dạy: Phịng học
phải đảm bảo tốt khơng ảnh hưởng đến lớp khác, phương tiện dạy học phải đầy đủ,
tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho GV.
- Do đồng thời phải tiến hành nhiều công việc trong một thời gian tương đối
ngắn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong và trân
trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của quý thầy cơ đồng nghiệp để đề tài được hồn
thiện hơn.

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học Địa lí. NXBĐHSP –
2004.
2. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng
tích cực. NXBĐHSP – 2004.
3. Lê Thơng (Tổng chủ biên). Địa lí 12 – Cơ bản. NXBGD – 2008.
4. Lê Thông (Tổng chủ biên). Sách Giáo Viên Địa lí 12 – Cơ bản. NXBGD –
2008.
5. Lê Thơng (Tổng chủ biên). Kiến thức cơ bản Địa lí 12 – Cơ bản.
NXBĐHQGTPHCM – 2008
6. Phạm Thị Sen ( chủ biên ). Giới thiệu giáo án Địa lí 12 – chương trình chuẩn
và nâng cao. NXBHN – 2008.
7. Phạm Thị Sen ( chủ biên ). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kí năng mơn
Địa lí 12. NXBGDVN.
8. Nguyễn Đức Vũ. Học tốt Địa lí 12 – chương trình chuẩn. NXBĐHQGHN –
2008.
9. Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở
trường THPT. NXBGD – 2006.
10. Lê Thông (Chủ biên). Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
NXBĐHQGTPHCM – 2009.
11.Lê Thơng (Chủ biên). Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK
Địa lí THPT. NXBĐHQGHN – 2009.
Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên). Giải bài tập Địa lí 12 – chương trình chuẩn
và nâng cao. NXBĐHQGTPHCM – 2009.

18


PHỤ LỤC 1

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
( Bài thực nghiệm số1)
( Dùng cho lớp 12A2 và 12A3)

Khoanh tròn vào đáp án mà em chọn
Câu 1: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Địa hình đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu phần so vi din tớch?
A. ẳ
B. 2/3
C. ắ
D. ẵ
Cõu 2: Da vo Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Cánh cung Đông triều thuộc vùng núi nào?
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc .
Câu 3: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Hướng vòng cung là hướng của ?
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam
D. cả B và C.
Câu 4: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi?
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 5: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết

Đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam là?
A. Tây Cơn Lĩnh
B. Bà Đen
C. Phanxipang
D. Ngọc Lính
Câu 6: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Thung lũng sơng có hướng vịng cung theo hướng núi là?
A. Sông Chu
B. Sông Mã
C. Sông Cầu
D. Sơng Đà
Câu 7: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Sự khác nhau rõ nét nhất giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
là?
A. Địa hình cao hơn
B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn
19


C. Hướng vòng cung
D. Vùng núi gồm các khối núi và C/nguyên
Câu 8: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc- đông nam điển hình
là?
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Vùng núi Đơng Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
Câu 9: Khó khăn thường xuyên trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực đồi
núi là?

A. Động đất
B. Địa hình bị chia cắt, sườn dốc
C. Thiếu nước
D. Thiên tai (lũ qt, xói mịn…)
Câu 10: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết
Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi nào?
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

20


PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT
( Bài thực nghiệm số2)
( Dùng cho lớp 12A2 và 12A3)

Câu hỏi: Dựa vào Atlat Đial lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy trình bày
những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và
đất của Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………..............................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..................................................................................................
21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN TRONG
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP 12 - BAN CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lí

THANH HỐ, NĂM 2021

22


23


×