Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật sinh học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.01 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DINH DƯỠNG,
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH
VẬT”, SINH HỌC 10 CƠ BẢN

Người thực hiện : Phạm Hồi Anh
Chức vụ :

Giáo viên

Tổ bộ mơn:

Sinh học

SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

1


THANH HÓA, NĂM 2021

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC


1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Chương II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƯỜNG
THPT
Chương III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III.1. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ

2
2
2
2
2
3
3

III.1. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

5

III.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN

6


III.3.1. Tiết 24 – Bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic

6

III.3.2. Tiết 25 – Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật

10

4
4
4

Chương IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

15
17

PHỤ LỤC

18

DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

21

2


17


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học thực hành được xem là một trong những phương pháp dạy học tích
cực mang tính thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất, đang được áp dụng rộng rãi ở các
nước trong khu vực và trên thế giới, với phương châm "học đi đôi với hành”. Đây
là phương pháp giúp học sinh có thể trực tiếp khám phá, tự mình tìm ra bản chất và
giải thích các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh dựa trên những hiểu biết của
mình. Thực hành giúp học sinh khám phá sự vật hiện tượng cụ thể, thực tế gắn với
các kiến thức đã học.Từ đó các em hiểu rõ bản chất kiến thức đã học và có thể ứng
dụng linh hoạt trong cuộc sống.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp chủ yếu là quan sát và
làm thí nghiệm, thực hành. Dạy học thực hành trong môn Sinh học là một tất yếu
đang được quan tâm khai thác và đưa vào sử dụng. Kiến thức sinh học rất đa dạng
và phong phú, để tìm hiểu rõ bản chất của kiến thức địi hỏi phải tiến hành nhiều
thí nghiệm khác nhau.
Làm thế nào để dạy một tiết thực hành đạt hiệu quả trên cơ sở vận dụng các
kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng cơng nghệ thơng tin? Học sinh
có tích cực tham gia giờ học thực hành, tìm tịi, nghiên cứu khoa học, vận dụng và
giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống hay khơng? Có thể từ
thực hành, thí nghiệm, học sinh đúc rút ra kiến thức lí thuyết được hay khơng?....
Từ những trăn trở đó, qua những trải nghiệm thực tế nhiều năm dạy học và
kết quả đạt được trong công tác dạy học, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đổi mới
phương pháp dạy học chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật” Sinh học 10 Cơ bản”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Xây dựng giáo án dạy học cho chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng

lượng ở vi sinh vật” Sinh học 10 Cơ bản.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài thơng qua khả năng nhận thức của học sinh và
hiệu quả của các phương án thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” Sinh học
10 Cơ bản.
- Khách thể: Học sinh lớp 10A13 Khóa học 2020 - 2021Trường THPT Lê Lợi.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu 1 chủ đề trong chương trình Sinh học 10 Cơ bản.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để
làm cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học.
3


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề theo khung chương trình đã ban
hành
Nội dung
- Khái niệm vi
sinh vật
- Các kiểu dinh
dưỡng ở vi sinh
vật

+ Quang tự
dưỡng

Yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm vi sinh vật, cho ví dụ.
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật (nguồn
năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu, lấy được ví dụ minh họa).
+ Quang tự dưỡng

+ Hóa tự dưỡng

+ Quang dị dưỡng

+ Hóa dị dưỡng

+ Hóa tự dưỡng

- Trình bày và phân biệt được hơ hấp và lên men, hơ hấp hiếu
khí và hơ hấp kị khí ở vi sinh vật. Lấy được ví dụ cho từng
hình thức: hơ hấp hiếu khí, hơ hấp kị khí, lên men.

+ Quang dị
dưỡng

- Thực hành: Lên men Lactic.

+ Hóa dị dưỡng
- Hô hấp và lên
men ở vi sinh vật
- Thực hành: Lên

men Lactic

- Vận dụng được những hiểu biết về dinh dưỡng, chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật để giải thích một số hiện
tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà, làm sữa chua,…).
- Làm được thí nghiệm thực hành lên men Lactic theo
nhóm học sinh, giải thích được các hiện tượng xảy ra.

2. Phương pháp thực hành thí nghiệm
2.1. Bản chất và vai trị
Thí nghiệm thực hành do học sinh tự tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên
hoặc do giáo viên tiến hành để học sinh quan sát. Thí nghiệm thực hành có thể sử
dụng để hình thành kiến thức mới hoặc có thể sử dụng để củng cố hoàn thiện tri
thức, rèn luyện kĩ năng.
- Thực hành là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong điều kiện
nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hay một vài yếu tố xác định nhằm theo
dõi một vài khía cạnh nhất định.
- Thực hành cho phép học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cần được
nghiên cứu nên có tác dụng giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức.
- Trong khi tiến hành thực hành, học sinh phải trực tiếp tác động vào đối tượng,
chủ động thay đổi các điều kiện thí nghiệm,... Vì vậy, ngồi tác dụng về mặt trí
dục, thực hành cịn có tác dụng rèn luyện một số kĩ năng như: kĩ năng lắp ráp dụng
cụ thí nghiệm, kĩ năng thao tác thực hành trên đối tượng nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu
- Để thực hành thu được kết quả tốt, giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu,
hướng dẫn cách thức tiến hành, theo dõi, thu thập số liệu, phân tích kết quả. Giáo
4


viên cần nêu rõ yêu cầu cần thiết để học sinh quan sát, viết thu hoạch đúng nội

dung.
- Sau khi tiến hành xong thực hành, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận,
giải thích, thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng sinh học. Trên cơ sở
đó học sinh vạch ra bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu.
Yêu cầu học sinh viết bài tường trình về bài thực hành để đánh giá mức độ lĩnh hội
tri thức của các em.[2]
Chương II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƯỜNG THPT
Nhiều GV vẫn có thói quen dạy học theo phương pháp truyền thống mặc dù
những năm gần đây năm nào cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp
tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,… Phần lớn GV vẫn có
thói quen dạy chay – học chay, ít sử dụng phương tiện trực quan hoặc thực hành,
thí nghiệm.
Ở Thanh Hóa, tiến trình đổi mới PPDH đang từng bước được triển khai ở
các trường THPT. Trường THPT Lê Lợi chúng tôi là trường chuẩn Quốc gia đã
nhiều năm (năm học 2013 - 2014) nên cơ sở vật chất được đầu tư rất nhiều, trong
đó có thiết bị thực hành. Tuy nhiên, nhiều GV khơng thường xuyên đưa học sinh
lên phòng làm thực hành, cũng từ đó hình thành thói quen ngại làm thực hành,
ngay cả những thí nghiệm trong chương trình rất dễ thực hiện với trang thiết bị
hiện có, GV cũng ít đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó cũng làm giảm hứng
thú của học sinh với môn học. Đồng thời cũng không giúp các em tự lĩnh hội tri
thức mà việc lĩnh hội kiến thức mang tính thụ động.
Chương III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tôi đã mạnh dạn thay đổi một số nội dung thực hành trong bài học để phù
hợp với thực tiễn và tạo hứng thú cho học sinh như:
- Chuyển bài 24: Thực hành: Lên men Etilic và lactic lên cho học sinh làm
thực hành trước. Sau đó mới hình thành kiến thức bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Thay vì khuyến khích học sinh tự làm thực hành lên men etilic ở nhà, tơi
chủ động giao cho nhóm học sinh thực hành lên men etilic tại nhà.
- Thí nghiệm thực hành lên men etilic tôi không yêu cầu các em tiến hành

như thí nghiệm trong sách giáo khoa trang 95, tôi đã cho các em lên men etilic
bằng cách ủ men rượu bằng cơm nếp cẩm để kết hợp với sữa chua thành món ăn
ngon – sữa chua nếp cẩm ủ. Nội dung bài vẫn đảm bảo đầy đủ, tường minh.
- Thay vì cho học sinh làm thực hành trên lớp, tôi đã giao cho các em làm
thực hành ở nhà, có chụp ảnh và quay video lại để chứng minh q trình các em
làm thực hành nhóm ở nhà. Sản phẩm thực hành được mang đến lớp vào tiết học
thực hành để chấm sản phẩm và học sinh cùng thưởng thức sản phẩm của mình.
Các em cảm thấy rất thích thú khi được trải nghiệm cùng nhau.
III.1. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ
Nội dung chủ đề

Yêu cầu cần đạt

5

Thời
lượng
trên


lớp
- Xác định được quy trình (các bước) tiến hành thực
hành lên men lactic và etilic.
Nội dung 1
- Thực hành:
+ Lên men Lactic

- Biết làm việc nhóm, tự phân cơng cơng việc cụ thể cho
từng thành viên trong nhóm trong quá trình thực hành,
biết sử dụng máy ảnh, điện thoại để ghi lại tiến trình thực 1 tiết

hành của nhóm.

+ Lên men Etilic

- Quan sát, nêu được và giải thích được các hiện tượng
xảy ra (theo kiến thức các em đã biết, có thể sai,giáo viên
nhận xét, điều chỉnh, bổ sung)

- Lập bản đồ tư
duy khái quát
kiến thức của chủ
đề

- Xác định được mục đích chính của các thí nghiệm trên.

Nội dung 2

- Nêu được khái niệm vi sinh vật, cho ví dụ.

- Khái niệm vi
sinh vật

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật (nguồn
năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu, lấy được ví dụ minh
1 tiết
họa).

- Các kiểu dinh
dưỡng ở vi sinh
vật

+ Quang tự
dưỡng
+ Hóa tự dưỡng
+ Quang dị
dưỡng
+ Hóa dị dưỡng
- Hơ hấp và lên
men ở vi sinh vật

- Thảo luận giải quyết được các bài tập tình huống và xác
định được mục đích chính của các thí nghiệm thực hành.
Từ đó xác định được các phương thức chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở vi sinh vật và lập được bản đồ tư duy
khái quát kiến thức của chủ đề.

+ Quang tự dưỡng

+ Hóa tự dưỡng

+ Quang dị dưỡng

+ Hóa dị dưỡng

- Trình bày và phân biệt được hô hấp và lên men, hô hấp
hiếu khí và hơ hấp kị khí ở vi sinh vật. Lấy được ví dụ cho
từng hình thức: hơ hấp hiếu khí, hơ hấp kị khí, lên men.
- Thực hành: Lên men Lactic.
- Vận dụng được những hiểu biết về dinh dưỡng, chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật để giải thích một
số hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà, làm sữa chua,

…).

III.2. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Tiến trình hoạt động chung
Dạy học theo tiến trình sau:
1.1. Tiết 24. Thực hành: Lên men etilic và lactic
6


1.2. Tiết 25. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
2. Tiến trình hoạt động cụ thể
Bước 1. Thực hành: Lên men etilic và lactic
Giáo viên (GV) phân nhóm học sinh (HS) tiến hành tại nhà, báo cáo tiến trình
và kết quả trên lớp.
Bước 2. Xây dựng các bài tập tình huống, câu hỏi liên quan
Bước 3. Xác định nhiệm vụ nhận thức của chủ đề (nội dung cốt lõi) và lập bản
đồ tư duy
GV đặt vấn đề “Vi sinh vật có phương thức dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và
năng lượng như thế nào” và lập được bản đồ tư duy khái quát kiến thức của chủ đề.
Bước 4. Sử dụng thực hành thí nghiệm để tổ chức dạy bài mới: Dinh dưỡng,
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Từ các thí nghiện trên, GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu theo theo nhóm,
hồn thành phiếu học tâp và trả lời hệ thống câu hỏi mở, hoàn thành các nhiệm vụ
học tập. GV chốt các ý kiến của học sinh và hoàn thiện kiến thức cốt lõi.
Bước 5. Kiểm tra đánh giá
- Đánh giá quá trình: trong quá trình thực hiện từ bước 1 đến bước 4 qua hồ sơ học
tập dựa trên các tiêu chí thể hiện trong phiếu đánh giá.
- Kiểm tra viết bằng hệ thống câu hỏi TNKQ hoặc câu hỏi tự luận.
III.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN
III.3.1. Tiết 24 – Bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong chủ đề, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Nêu được quy trình làm sữa chua hoặc muối chua rau quả.
- Viết được phương trình lên men lactic, etilic….
- Vận dụng ni cấy liên tục trong sản xuất, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của vi sinh vật trong q trình ni cấy.
- Nêu được các ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết làm sữa chua, ủ cái rượu bằng cơm nếp cẩm.
- Quan sát, giải thích và rút ra kết luận của các hiện tượng của thí nghiệm lên men
lactic, nên men etilic.

7


- Phát triển kĩ năng tính tốn, tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: lên men rượu, làm sữa chua làm thực phẩm
hàng ngày.
- Vận dụng ảnh hưởng của các yếu tố hóa học, vật lí để điều chỉnh sinh trưởng của
vi sinh vật.
- Có ý thức tìm tòi, phát triển các nguyên liệu lên men để ứng dụng trong thực tiễn
như bảo quản thực phẩm, bảo vệ môi trường (từ các nguyên liệu là chất phế thải).
- Học sinh định hướng nghề nghiệp liên quan đến chủ đề.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, các tài liệu, website.
+ Trang Web:

/> />+ Sách tham khảo
Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên) (2013), Thực hành sinh học trong trường phổ thông, NXB
Giáo Dục Việt Nam
Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10, NXB GD
- Địa chỉ facebook, gmail…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các dụng cụ để làm thí nghiệm lên men lactic:
Sữa chua Vinamilk, sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước,
các dụng cụ khác…
- Các dụng cụ để làm thí nghiệm lên men etilic:
Gạo nếp cẩm, nồi cơm điện, bánh men rượu, dụng cụ ủ, …
- Máy quay phim, chụp ảnh hoặc điện thoại thông minh.
- Sách giáo khoa.
- Địa chỉ facebook, gmail…
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ở nhà
- Mục tiêu: Khơi gợi tính tị mò, hứng thú của học sinh vào chủ đề học tập. Giao
8


nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi lớp chia thành 4 nhóm, cho học sinh bầu
nhóm trưởng của nhóm mình. Nhóm 1, 2 và 3 làm sữa chua, nhóm 4 làm cái rượu
nếp cẩm.
+ Để làm sữa chua, học sinh cần chuẩn bị: Một hộp sữa chua Vinamilk, 1 hộp sữa
đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng, hộp ủ, ấm đun nước, nhiệt kế.
+ Cách tiến hành làm sữa chua: Lấy 1 lon sữa đặc pha với 2 lon nước sơi và 2 lon

nước nguội, khuấy đều (có thể sử dụng sữa tươi thay cho nước nguội) sao cho
dung dịch pha chế được có nhiệt độ khoảng 400C. Cho 1 hộp sữa chua Vinamilk có
đường hoặc khơng đường vào, khuấy đều rồi đổ ra cốc --> ủ ấm (hộp xốp, đậy kín
hoặc ủ bằng máy ủ sữa chua). Sau 6 - 8h sữa sẽ đông tụ lại. Bảo quản trong tủ lạnh.
+ Để làm cái rượu nếp cẩm, học sinh cần chuẩn bị: 1/2kg gạo nếp cẩm, 2 --> 4
bánh men rượu, nồi cơm điện, nước sạch, dụng cụ ủ rượu.
+ Cách làm cái rượu nếp cẩm: Gạo nếp cẩm vo sạch, nấu thành cơm mềm, rải cơm
ra cho nhanh nguội. Bánh men rượu cạo hết phần vỏ trấu dính vào, sau đó giã nhỏ,
trộn đều vào phần cơm đã chuẩn bị. Cho hỗn hợp đã trộn vào dụng cụ ủ đã chuẩn
bị, ủ kín trong 1-2 ngày (tùy điều kiện nhiệt độ khi ủ). Sản phẩm thu được thơm
mùi rượu nếp, có thể sử dụng ăn cùng sữa chua.
u cầu: Trong q trình nhóm làm thực hành phải cử người chụp ảnh và quay
video quy trình làm và là minh chứng để chứng minh tất cả các thành viên trong tổ
tham gia nhiệt tình.
2. Hoạt động dạy học
Học sinh trình bày sản phẩm lên men trên lớp
Nội dung chính:
- Các nhóm mang sản phẩm đến lớp, chiếu video quay quy trình thực hành ở nhà
của nhóm và thuyết trình về chuẩn bị và quy trình làm.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau, rút ra kết luận về điều kiện lên men để có sản phẩm ngon, đẹp
mắt.

Thời
gian

15
phút

Tiến
trình

dạy
học

Hoạt động của
học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

Trình
- Đại diện 4 nhóm - GV tổ chức cho các nhóm lên
bày sản lên thuyết trình, trình bày sản phẩm lên men của
phẩm
trình chiếu video nhóm mình.
thực hiện sản
phẩm của nhóm.
9

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến

- Sữa chua hoặc
cái rượu nếp.
- Video thực hiện
lên men của
nhóm.


5
phút


Đánh
- Các nhóm chấm - GV phát phiếu đánh giá theo - Phiếu đánh giá,
giá sản điểm, đánh giá mẫu Phiếu học tập (Phụ lục 1) chấm điểm của
phẩm
lẫn nhau.
- GV thu phiếu chấm điểm của các nhóm.
các nhóm.

5
phút

Kết
luận

10
phút

- HS suy nghĩ, rút
ra kết luận về
điều kiện lên men
để có sản phẩm
ngon, đẹp mắt.

- GV nhận xét về sản phẩm của - Điều kiện lên
mỗi nhóm.
men để có sản
- Có thể có nhóm tạo sản phẩm phẩm ngon, đẹp
thành cơng, không thành công. mắt.

Trả lời - Học sinh suy

câu hỏi nghĩ (hoạt động
mở
cá nhân)
rộng,
củng cố
chủ đề
học tập

Giáo viên đặt các câu hỏi liên *Sữa chua:
Giúp
tăng
quan đến chủ đề để HS trả lời.
cường sức đề
- Tại sao sữa chua lại có lợi kháng và tiêu
cho sức khỏe?
hóa tốt. Sữa
- GV có thể gợi ý cho HS so chua cung cấp
sánh đặc điểm dinh dưỡng của: một lượng lớn
các
lợi
Sữa đặc có đường, sữa bột, sữa các
khuẩn giúp tăng
tươi với sữa chua.
cường sức khỏe
- GV kết luận: Trong chế độ
hệ tiêu hóa, tăng
dinh dưỡng lành mạnh, hợp lí
cường
miễn
cần lượng lớn các loại rau củ

dịch, giúp tiêu
quả và một lượng vừa phải các
hóa tốt thức ăn,
loại sữa. Ngồi sử dụng trực
qua đó kích
tiếp các sản phẩm này, chúng ta
thích ăn ngon
có thể sử dụng các sản phẩm
miệng hơn.
chế biến từ chúng như dưa
Hấp thu dễ dàng
chua, sữa chua.
(đặc biệt với
- GV có thể hỏi thêm các câu người
không
hỏi khác như sau:
dung nạp đường
+ Bản chất q trình hình lactose có trong
thành sữa chua là gì? Tại sao sữa tươi do thiếu
men lactaza gây
sữa chua lại đông mịn được?
tiêu chảy sau khi
+ Ban đầu cho 1 ít sữa chua uống sữa, thì
vào có tác dụng gì? Tại sao sữa việc sử dụng sữa
chua thêm vào ban đầu nên để chua sẽ không
cho chảy lỏng, không nên cho ở cịn lo lắng về
dạng đơng đặc?
vấn đề này vì
đường
lactose


Yêu cầu HS rút ra kết luận về
điều kiện lên men để có sản
phẩm ngon, đẹp mắt.

10


+ Nhiệt độ ủ sữa tăng cao quá
hoặc hạ thấp quá ảnh hưởng
như thế nào đến sự tạo thành
sữa chua? Tại sao?

trong sữa đã
được lên men và
dễ hấp thu hơn).
Nguồn cung cấp
canxi giúp trẻ
+ Tăng tỉ lệ nước có ảnh em cao lớn, giúp
hưởng gì đến chất lượng sản người lớn xương
phẩm?
răng chắc khỏe.
+ Vi sinh vật lên men sữa chua
thuộc loại nào?
+ Sau khi làm thành sữa chua
tại sao cần bảo quản lạnh?
- GV bổ sung nếu HS trả lời
chưa đầy đủ.
10
phút


Thảo
luận hướng
nghiệp

- GV cho HS thảo luận, kể tên - Kể tên các
các ngành, nghề liên quan đến ngành, nghề liên
nội dung bài học.
quan đến nội
+ Ngành sản xuất rượu, bia, các dung bài học.
loại nước giải khát, làm nở bột - Định hướng
- HS suy nghĩ các mì, sản xuất glyxerin…
các ngành nghề
ngành nghề tương + Ngành sản xuất axit lactic, tương lai cho
lai cho bản thân. công nghiệp thực phẩm (sữa bản thân.
chua, fomat, bơ) công nghiệp
chế biến thịt cá, công nghiệp
muối chua rau quả, sản xuất
men tiêu hóa trong y học, dùng
để ủ chua thức ăn gia súc, bảo
vệ môi trường...
- HS thảo luận, kể
tên các ngành,
nghề liên quan
đến nội dung bài
học.

+ Ngành sản xuất sinh khối
(hoặc protein đơn bào), sản
xuất axit amin, sản xuất các

chất xúc tác sinh học, sản xuất
gôm sinh học…
Thời
gian
ra
chơi

Thưởng
thức sản
phẩm
và dọn
dẹp vệ
sinh
phòng
học

Học sinh thưởng Giáo viên yêu cầu học sinh giữ Phòng học sạch
thức sản phẩm của vệ sinh lớp học.
sẽ để chuẩn bị
nhóm và chia sẻ
học tiết học tiếp
sản phẩm với các
theo.
nhóm khác củng
cố thêm tinh thần
đồn kết trong
lớp. Dọn dẹp vệ
11



sinh phòng học.
III.3.2. Tiết 25 – Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật
(Hình thành kiến thức sau khi đã thực hành bài 24)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm của VSV.
- Kể tên được các kiểu dinh dưỡng của VSV. Lấy được ví dụ.
- Phân biệt q trình hơ hấp và lên men.
- Vận dụng kiến thức giải thích được 1 số hiện tượng thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực
Mục tiêu


hóa

Năng lực đặc thù

Nhận thức
sinh học

Nêu được khái niệm, đặc điểm vi sinh vật. Kể tên được
các nhóm vi sinh vật.

(1)

Kể tên các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. Lấy được ví dụ.

(2)


Phân biệt được q trình lên men, hơ hấp ở vi sinh vật

(3)

Phân tích được vai trị của vi sinh vật trong đời sống con
người và trong tự nhiên.

(4)

Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
Tìm hiểu thế vật thơng dụng.
giới sống
- Tự làm được quá trình lên men lactic (làm sữa chua,
muối chua rau quả).
Năng lực chung

(5)

Giao tiếp và -Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
hợp tác
Tự chủ và tự -Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về chuyển hóa vật
học
chất và năng lượng ở VSV

(7)

(6)

(8)


3. Phẩm chất

Chăm chỉ
Trách nhiệm
Trung thực

-Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng
-Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
cơng
-Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực
hành đã làm

II.Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
12

(9)
(10)
(11)


- Các loại phiếu học tập.
- Các tranh hình SGK và tranh hình liên quan đến các chế phẩm vi sinh.
2. Học sinh
Mỗi nhóm chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK bài 22 và tìm thơng tin liên quan trên mạng: Cách ủ phân từ rác
hữu cơ với chế phẩm EM, quy trình làm tương…
II. Tiến trình dạy học:

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP
1.Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm
hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức q trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở VSV.
2. Nội dung: Hoạt động nhóm: Học sinh phân tích kết quả thực hành đạt được của
buổi học trước.
3. Sản phẩm học tập: Phân tích được: Do q trình lên men của vi sinh vật mà từ
sữa có thể tạo thành sữa chua.
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Định hướng, giám sát

Thảo luận, ghi chép

Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm là báo cáo đã - Các nhóm báo cáo thực
làm vào giấy A0 dưới dạng tranh.
hành. Nhóm báo cáo và nhóm
- u cầu các nhóm bất kỳ trình bày sản phẩm nghe báo cáo phản biện chéo.
của nhóm.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày - Lắng nghe nhận xét và kết
của các nhóm rồi dẫn dắt vào nội dung chủ đề.
luận của GV
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC / KHÁM PHÁ

Tìm hiểu về dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. Mục tiêu: (1), (2), (3), (7), (8), (9),( 10), (11).
b. Nội dung hoạt động
-HS hoạt động cặp đôi: Trả lời các câu hỏi về VSV.
-HS chơi trị chơi ghép các mảnh ghép có sẵn nội dung phù hợp với phiếu học tập
số 1 để phân biệt được hô hấp và lên men.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi về VSV; nội dung phiếu học
tập: Các mảnh ghép được ghép vào phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động
d1. Khái quát về vi sinh vật

13


Hoạt động của GV
Chuyển giao nhiệm vụ (4 phút)

Hoạt động của HS

-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh một số
Tiếp nhận nhiệm vụ
vi sinh vật và kết hợp đọc SGK mục I bài 22
-thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+Đặc điểm của VSV?
+Thế nào là VSV?
+ Phân loại vi sinh vật?
+ VSV có các kiểu dinh dưỡng nào? Ví dụ?
Thực hiện nhiệm vụ (20 phút)
-Định hướng, giám sát
Báo cáo nhiệm vụ (16 phút)

- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi, các HS khác -HS được chỉ định trình bày. Các
lắng nghe và bổ sung.
HS khác lắng nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định (5 phút)
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận - HS lắng nghe nhận xét của GV
*Kết luận:
I. Khái quát về vi sinh vật:
1. Khái niệm về vi sinh vật:
- Khái niệm: là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, khơng nhìn thấy bằng mắt
thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi
- Đại diện: Vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh
* Đặc điểm:
- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập
hợp đơn bào
- Có kích thước hiển vi
- Hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh
- Sinh trưởng và sinh sản nhanh
- Vi sinh vật phân bố rộng (môi trường đất, nước, trên cạn, sinh vật).
2. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
- Quang tự dưỡng. Ví dụ.
- Quang dị dưỡng. Ví dụ.
- Hóa tự dưỡng. Ví dụ.
- Hóa dị dưỡng. Ví dụ.
d2. Hơ hấp và lên men

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời Tiếp nhận nhiệm vụ
gian 7 phút, đọc thơng tin mục III hồn
thành PHT số 1 bằng cách ghép các
mảnh ghép đã có sẵn nội dung vào các ô
tương ứng của phiếu học tập.
Thực hiện nhiệm vụ
14


-Định hướng, giám sát

- Các nhóm đọc SGK và thảo luận rồi
ghép 15 mảnh ghép vào các ô tương ứng
để có kết quả đúng một cách nhanh nhất.

Báo cáo – thảo luận
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm.

-Nhóm được chỉ định gọi HS trình bày

- Đại diện 1, 2 nhóm trình bày nội dung - Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét sản phẩm và trình bày
- HS lắng nghe nhận xét của GV
của các nhóm và kết luận
*Kết luận: Đáp án phiếu học tập số 1
C. LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi, đạt mục tiêu (1), (2), (3), (4).
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đặc điểm không đúng về vi sinh vật là:

A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
B. Thích nghi với một số ít điều kiện sinh thái nhất định.
C. Sinh trưởng, sinh sản nhanh.
D. Phân bố rộng.
Câu 2: Tiêu chí để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là:
A. Nguồn cacbon và cấu tạo cơ thể. B. Nguồn năng lượng và môi trường nuôi cấy.
C. Nguồn cacbon và cách sinh sản. D. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
Câu 3: Trong các vi sinh vật sau, những vi sinh vật quang tự dưỡng là:
A. Vi khuẩn nitrat hóa, oxi hóa lưu huỳnh. B. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào.
C. Nấm, động vật nguyên sinh.
D. Vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa sắt.
Câu 4: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon là:
A. Ánh sáng, chất vô cơ.
B. Ánh sáng, chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ, CO2
D. Chất hữu cơ, chất hữu cơ
Câu 5. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng là:
A. Hóa tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 6. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Vi khuẩn lam.
B. Tảo đơn bào.
C. Nấm men.
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và lục.
c. Sản phẩm học tập: Đáp án: 1B, 2D, 3B, 4B, 5D, 6C.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: (Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động
não) yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, ghi ra giấy nháp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời từng câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung
phong phát biểu.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án.
D. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: (5), (6), (7), (8)
2. Nội dung
15


2.1: Ở nhà: Cá nhân HS tìm hiểu quy trình làm tương tại địa phương (giao cuối
chủ đề).
2.2. Trên lớp: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi vận dụng sau:
Câu hỏi: Nêu quy trình làm tương?
3. Sản phẩm: Theo quy trình: />d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ (tiết học trước)
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ - Tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
ở nhà, làm báo cáo kết quả thực hành. - Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà)
- Nhắc nhở, hướng dẫn HS làm báo
+ Làm báo cáo kết quả thực hành.
cáo thực hành. Định hướng, giám sát
hoạt động tại lớp.
Báo cáo nhiệm vụ (20 phút)
- HS trình bày nhưng thơng tin thu thập
- GV kiểm tra và nhận xét quá trình
làm việc ở. GV yêu cầu HS trình bày: được.
Nêu quy trình làm tương?
Kết luận, nhận định (10 phút)
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét và

nhận xét lẫn nhau
- GV đánh giá chung và kết luận về vài
trò của VSV trong thực tiễn và cho
xem video quy trình làm tương.

- HS tự đánh giá và đánh giá chéo.

Chương IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài trên được tôi tiến hành trong năm học 2019 - 2020 tại lớp
10A13 trường THPT Lê Lợi - Thọ Xuân - Thanh Hóa.
Ở chủ đề dạy học này, tơi đã soạn giáo án theo phương pháp mới; nâng cao
tính khả thi và hiệu quả tiết thực hành giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Các tiết học của các lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN), tôi đã quan sát và
ghi chép các hoạt động học của HS để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
1. Kết quả thực nghiệm
1.1. Xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
Thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm. Sử dụng biểu đồ quạt để so sánh
kết quả thực nghiệm.
Lớp ĐC: Lớp 10A12 (n= 42). Lớp TN: Lớp 10A13 (n= 43) . Hai lớp có lực học
tương đương nhau.

Lớp
Lớp ĐC
Lớp TN

Giỏi
5
10

Khá

20
23

16

Trung bình
15
10

Yếu, kém
2
0


Biểu đồ so sánh kết quả các lớp đối chứng và thực nghiệm
1.2. Đánh giá kết quả
Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên ở lớp thực nghiệm, đồng thời số
học sinh điểm yếu kém và trung bình của lớp thực nghiệm cũng giảm rõ rệt.
Như vậy, việc dạy học theo phương pháp mới vừa giúp GV và HS chủ động
trong chủ đề học, vừa giảm đi trở ngại cho GV, vừa tăng hứng thú học tập cho HS,
hiệu quả cao hơn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
2.1. Tới giáo viên
Giúp GV vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện dạy học ở trường
mình. GV có được những phương pháp dạy học phù hợp với từng bài học.
2.2. Tới học sinh
- Giúp các em năng động, tự tin, hoạt bát hơn và hứng thú học tập bộ môn
nhiều hơn.
- Học sinh tự khám phá tri thức theo cách này sẽ dễ hiểu, nhớ lâu hơn, ham học
hơn. Từ đó kết quả học tập của các em cũng tiến bộ hơn nhiều.


17


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài, tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, xây dựng phương pháp
dạy học các chủ đề Sinh học 10.
- Thiết kế được các giáo án sáng tạo, vận dụng linh hoạt, cụ thể cho từng chủ đề.
- Thực nghiệm sư phạm cho thấy việc dạy học theo phương pháp này đã đem lại
hiệu quả cao và có tính khả thi, có thể áp dụng linh hoạt trong dạy học sinh học ở
tất cả các trường THPT.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tơi có một số kiến nghị sau:
2.1. Với các cấp quản lí.
- Các cấp quản lí, các nhà trường và giáo viên bộ môn cần chú trọng hơn việc dạy
học thực hành. Vì dạy học thực hành có hiệu quả rất tích cực.
- Các nhà trường cần khuyến khích các giáo viên sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học phù hợp với nội dung chủ đề bài học, điều kiện địa phương, vùng
miền, điều kiện từng trường để phục vụ hiệu quả cho dạy học sinh học.
2.2. Với giáo viên bộ môn Sinh học.
- Mỗi GV cần nhiệt tình, tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tôi mong rằng những nghiên cứu, trăn trở của tôi sẽ được phổ biến cho nhiều
GV. Từ đó, đồng nghiệp thẳng thắn góp ý để đề tài hoàn thiện hơn và ứng dụng
rộng rãi hơn trong thực tiễn dạy học, đem lại hiệu quả dạy học cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 04 năm 2021

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Hoài Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Đại cương về thí nghiệm trong dạy hoc Sinh học. 123doc.org
3. Mai Sỹ Tuấn (2013), Thực hành Sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo
dục Việt Nam.
4. Nguyễn Thành Đạt (2007), Sinh học 10 Cơ bản, NXB Giáo dục.

18


PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN SỮA CHUA
SẢN PHẨM CỦA TỔ (NHÓM):……………

Lớp: …………

Điểm
tối đa

Nội dung đánh giá

Điểm đạt
được

Nhận xét và góp ý để

HS rứ kinh nghiệm
lần sau

Màu sắc, trạng thái:
Mịn, sệt, không bị tách nước,
không nhớt; màu trắng đục
hoặc màu của nguyên liệu bổ
sung (không sử dụng chất bảo
quản, chất làm đông)

3

Mùi: thơm dịu của sữa chua

3

Vị: ngọt, chua dịu

3

Trình bày đẹp

1

Tổng điểm

10
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN ETILIC

SẢN PHẨM CỦA TỔ (NHÓM):……………


Nội dung đánh giá

Lớp: …………

Điểm
tối đa

Trạng thái

3

Mùi: thơm mùi cái rượu

3

Vị: ngọt, cay dịu

3

Trình bày đẹp

1

Tổng điểm

10

Điểm đạt
được


19

Nhận xét và góp ý để
HS rứ kinh nghiệm
lần sau


PHỤ LỤC 2: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đặc điểm
phân biệt
1. Điều kiện
2. Khái niệm

Hơ hấp
Hiếu khí
Có oxi
Là q trình ơxi hóa
hồn tồn các phân tử
hữu cơ

3. Chất nhận
e- cuối cùng

Ơxi phân tử.

4. Vị trí

- Ở sinh vật nhân thực:

màng trong ti thể.
- Ở sinh vật nhân sơ:
màng sinh chất.
- CO2, H2O, năng
lượng.
- Hiệu quả năng lượng
40% so với năng lượng
trong phân tử hữu cơ

5. Sản phẩm
tạo thành

6. Ví dụ

Nấm men rượu hơ hấp
hiếu khí khi có mặt O2

Lên men
Kị khí
Khơng có oxi
Q trình phân
giải cacbohiđrat
để thu năng
lượng cho tế
bào.
Phân tử vơ cơ
NO3-, SO42-.

Khơng có oxi
là q trình phân giải

khơng hồn tồn phân
tử hữu cơ
Các phân tử hữu cơ.

Màng sinh chất. Tế bào chất.

- Năng lượng,
các chất vô cơ,
hữu cơ khác.
- Hiệu quả năng
lượng 20% 30% so với
năng lượng
trong phân tử
hữu cơ
Vi khuẩn phản
nitrat hóa

20

- Năng lượng và các
sản phẩm lên men hữu
cơ (lên men rượu, lên
men lactic,..
- Hiệu quả năng lượng
2% so với năng lượng
trong phân tử hữu cơ
Vi khuẩn lactic


PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Hoài Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi

TT
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Cấp
Kết quả Năm học
đánh giá đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại xếp loại

Tên đề tài SKKN


Vận dụng một số phép toán xác suất và
tổ hợp vào giải bài tập các gen nằm trên
Ngành
các NST khác nhau trong đề thi Đại học
và Cao đẳng
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Bảo vệ
đa dạng thế giới sinh vật khu di tích
Ngành
Lam Kinh - Thọ Xn - Thanh Hóa”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung
tay phịng tránh một số bệnh truyền
Ngành
nhiễm thường gặp ở địa phương”

C

Khuyến
khích

2013

2015

Ba

2016

C

2018


Dạy học gắn với thực tiễn trong môn
Công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục
Ngành
hướng nghiệp cho học sinh Trường
THPT Lê Lợi

C

2019

Xây dựng hệ thống câu hỏi theo quan
điểm PISA trong dạy học Sinh học 11
Ngành
nhằm nâng cao năng lực Khoa học Tự
nhiên cho học sinh trường THPT Lê Lợi

C

2020

Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 cho
Ngành
học sinh Trường THPT Lê Lợi

22




×