SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA HOẠT
ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở
TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thu Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2021
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu..................................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên
2
cứu..........................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.........................................................
2
2.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng............................................
3
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện………………………………….
5
2.3.1. Thống kê các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn
5
THPT……………………………………………………………………..
2.3.2. Xác định mục tiêu và nguyên tắc tổ chức hoạt động khởi động…..
6
2.3.3. Áp dụng cụ thể một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động…..
7
2.3.3.1. Tổ chức trò chơi……………………............................................
7
2.3.3.2. Sử dụng video, hình ảnh………………………………………...
11
2.3.3.3. Khởi động bằng các câu hỏi, bài tập……..……………………...
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..................................................
16
3. Kết luận, kiến nghị ..............................................................................
18
3.1. Kết luận...............................................................................................
18
3.2. Kiến nghị.............................................................................................
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Ngữ văn THPT, tác phẩm nghị luận chiếm một vị trí
quan trọng. Khác với lối văn hình tượng, văn nghị luận khơng dùng hư cấu, khơng
dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tư duy lơgic nhằm trình bày tư tưởng quan
điểm của người viết. Sức mạnh và sự thuyết phục của nó là ở lập luận chặt chẽ, lí
lẽ sắc bén và luận cứ xác đáng. Học văn bản nghị luận nhằm hình thành và phát
triển cho học sinh khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lí lẽ và dẫn chứng một cách
thuyết phục khi đưa ra ý kiến riêng của mình. Đồng thời đưa việc dạy học văn gắn
với thực tế đời sống, rút ngắn khoảng cách giữa văn học nhà trường và đời sống xã
hội. Vì vậy dạy học tác phẩm nghị luận có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng
cho học sinh ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống, nâng cao nhận thức, hiểu biết
về những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
Qua thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy việc dạy học tác phẩm nghị luận còn
nhiều điểm bất cập. Nhiều học sinh khơng thích học tác phẩm nghị luận vì tác
phẩm nghị luận vừa khơ khan vừa khó hiểu. Trạng thái tâm lí đó khiến giờ học
nặng nề, tẻ nhạt, ít hứng thú. Dạy học trị khơng có hứng thú cũng chỉ như “đập
búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa
đam mê”.
Vậy làm thế nào để giờ đọc hiểu tác phẩm nghị luận được hiệu quả, để có
thể khơi dậy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh? Rõ ràng, các
thầy cô giáo đã rất nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp, với các kỹ thuật dạy
học kết hợp với công nghệ thông tin trong phần nội dung bài học. Nhưng thực tế
bởi chỉ tập trung để truyền đạt đầy đủ nội dung văn bản mà lại bỏ qua hoạt động
khởi động mở đầu - hoạt động có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới tâm lí của học
sinh khi bắt đầu một giờ học. Hoặc các thầy cô đã tổ chức khởi động nhưng chưa
thể phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Qua tiếp thu các chuyên đề, tiếp cận phương pháp dạy học phát triển năng
lực học sinh, tôi ý thức rất rõ vai trò của hoạt động khởi động. Đồng thời trong
những năm học vừa qua, xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực trên tơi cũng
đã áp dụng một cách khả thi và hiệu quả các hình thức khởi động vào việc giảng
dạy các văn bản nghị luận. Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
xin trình bày đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo hứng thú học tập
cho học sinh qua hoạt động khởi động trong tiết đọc-hiểu văn bản nghị luận ở
trường THPT” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp, để góp phần đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm tơi xây dựng hướng đến hai mục đích quan trọng.
Trước hết, đối với giáo viên, nhằm thay đổi tư duy trong hoạt động mở đầu bài
3
học, tự tích lũy cho mình những hình thức khởi động phù hợp với đặc trưng và nội
dung bài học, phá vỡ cách tiếp cận truyền thống khi dạy văn bản nghị luận.
Mặt khác, giúp học sinh tập trung chú ý ngay từ khi bắt đầu tiết học, tạo
hứng thú lôi cuốn, giúp các em vừa huy động được vốn kiến thức nền tảng vừa u
thích chủ động tìm hiểu nội dung bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách tổ chức phần khởi động trong các
các tiết đọc - hiểu văn bản nghị luận của chương trình Ngữ Văn THPT.
- Học sinh ở các khối lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Thọ
Xuân 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Vai trò của hoạt động khởi động
Trước hết, vai trò của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài
cũ với bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, tạo được khơng khí học tập
tích cực, sơi nổi. Như Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học khơng bằng thích mà
học, thích mà học khơng bằng vui mà học”. Niềm vui và sự ham thích sẽ là một
động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập. Có thể nói
hoạt động khởi động có vai trị như trải nghiệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác
phẩm văn học một cách hứng thú, say mê, là q trình then chốt thúc đẩy tính tích
cực của người học.
Vai trị thứ hai của hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức, kĩ năng
nền tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ
năng học sinh tiếp nhận được ví như ngơi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những
tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc
biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân
người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, một khởi động bài
học hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã
có, cần thiết cho việc học bài mới. Việc thiết kế chương trình Ngữ văn theo các cấp
thực chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu
4
hơn những tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là một tiền đề để thầy cơ
thiết kế hoạt động khởi động.
Vai trò thứ ba của hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho
người học. Học tập là một quá trình khám phá. Q trình ấy bắt đầu bằng sự tị mị,
nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn
biết. Một khởi động bài học thành cơng cần khơi gợi trong học trị mong muốn
được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí
là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong
nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tịi,
giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn
đề để kích thích trí tị mị của người học.
2.1.2. Tầm quan trọng của văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn
THPT
Văn bản nghị luận có vị trí quan trọng và phạm vi phổ biến trong đời sống.
Sự phong phú, đa dạng; tính cập nhật của đề tài nghị luận trong chương trình Ngữ
văn phổ thông đã thể hiện rõ quan điểm dạy học văn gắn liền thực tế đời sống;
nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa xã hội cho học sinh. Việc tiếp nhận các văn bản
nghị luận trong nhà trường góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành hệ thống
quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt ra của cuộc sống
một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần
quốc gia, dân tộc.
Dạy học văn bản nghị luận cịn có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho
học sinh tư duy lôgic, kỹ năng lập luận, khả năng biểu đạt những quan niệm, tư
tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, có được tinh thần tự chủ trước các vấn đề của
đời sống xã hội. Kiến thức và kỹ năng được rèn luyện trong quá trình học tập từ
các văn bản nghị luận không chỉ giúp cho học sinh năng lực viết văn mà có tác
dụng hình thành năng lực cả về tư duy và sự thành công trong giao tiếp. Ảnh
hưởng của việc học văn bản nghị luận không chỉ trong phạm vi mơn Ngữ văn mà
cịn lan tỏa đối với tất cả các môn học khác trong trường phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên:
Trên thực tế, việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các
lí do sau: Nội dung của các văn bản nghị luận thường là các vấn đề có tính chất
thời sự, chính trị, văn hóa, quốc gia, dân tộc, lịch sử…tương đối rộng với tầm hiểu
biết phổ biến của học sinh; hình thức văn bản thường sử dụng hệ thống lập luận
chặt chẽ, nhiều lí lẽ, khơ khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh, ít
tính văn chương khó đi vào cảm xúc, ý tưởng thâm thúy khó nắm bắt…; trong khi
đó nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm... Nên trong quá trình dạy văn bản nghị luận
thường các thầy cô chỉ chú trọng truyền đạt sao cho hết được nội dung của văn bản
5
đến học trị. Điều đó càng khiến giờ dạy thêm mệt mỏi nhàm chán vì cả thầy và trị
đang chạy để đuổi kịp kiến thức.
Mặt khác, từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi
nhận thấy: hầu hết các thầy cô giáo đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy
học kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên trong q trình dạy học thường khơng tổ
chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến
thức bài dạy; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác, tổ chức như thế nào để
phù hợp với từng tiết học cũng là một vấn đề, …
Một số các giáo viên đã khởi động bằng phương pháp truyền thống bằng
những lời dẫn mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt của giáo viên. Để
có được lời vào bài đầy tính nghệ thuật như vậy địi hỏi giáo viên phải có sự am
hiểu sâu sắc tác giả, tác phẩm, nội dung bài học cùng những vấn đề có liên quan
rồi chuyển hóa thành câu từ kết hợp với giọng đọc hay nói diễn cảm, thuyết phục.
Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo
viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe. Còn cảm xúc,
hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ khơng phải được khơi
dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố
gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả
giờ học bị giảm sút rõ rệt.
Thực tế cho thấy để tạo ra được một cách khởi động hấp dẫn, có hiệu quả
cũng không phải là điều dễ dàng đối với một số giáo viên hoặc quá trình tổ chức
rời rạc thiếu sự đầu tư, hoặc nặng kiến thức khiến học sinh khơng hứng thú…
2.2.2. Về phía học sinh
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho
nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh hào hứng
đón nhận giờ Ngữ văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài
học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ nhõm, thoải
mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều học
sinh có thói quen thụ động trong học tập. Đặc biệt với các văn bản nghị luận. Các
em khơng thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự
khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra.
Nhiều học sinh cịn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận
động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả học tập.
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do
GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động khởi động tạo tâm thế, đặt ra những
tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham
gia các hoạt động, có ý thức tìm tịi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học.
Bởi vậy nên, nếu như học sinh không thể học được theo cách mà giáo viên
dạy, có lẽ chúng ta nên thay đổi cách dạy để học sinh có thể học. Nếu đánh mất
6
học sinh trong những phút đầu tiên thì thời gian còn lại ta chỉ làm một việc là kéo
chúng lại, không chỉ học sinh mà ngay cả các giáo viên trở thành người bị động
trong chính giờ dạy của mình. Vì vậy, giáo viên dạy bộ mơn Ngữ văn cần đánh
thức niềm đam mê văn chương, yêu thích văn học, khơi dậy ở các em tính sáng tạo
và khả năng làm chủ kiến thức. Không chỉ khơi gợi hứng thú đối với bài học và
hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với
môn học. Từ kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy rằng, khởi động tốt chắc chắn sẽ đem
lại hứng thú học tập cho các em, xây dựng bầu không khí học tập vui tươi, sống
động, thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Thống kê các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT
Lớp
Tên văn bản
Tác giả
Năm
Lĩnh vực
Hình
thức dạy
học
10
Đại cáo bình Ngơ
Nguyễn Trãi
Cuối
1427
Chính trị
Chính
thức
10
Tựa “Trích diễm thi
tập” (trích)
Hồng Đức
Lương
1497
10
Hiền tài là ngun
khí của quốc gia
(trích Bài kí đề danh
tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba)
Thân Nhân
Trung
1484
10
Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc
Tuấn
10
Thái sư Trần Thủ
Độ
11
Chiếu cầu hiền
1479
Tự đọc
Văn hóa xã
hội
Lịch sử
Chính
thức
Tự đọc
Ngơ Sĩ Liên
1479
Ngơ Thì Nhậm
7
1788-
Tự đọc
Chính trị
Chính
1789
thức
11
Xin lập khoa luật
Nguyễn
Trượng Tộ
1867
Chính trịXã hội
Đọc thêm
11
Về luân lí xã hội ở
nước ta
Phan Châu
Trinh
1925
Xã hội
Tự đọc
11
Tiếng mẹ đẻ- nguồn
giải phóng các dân
tộc bị áp bức
Nguyễn An
Ninh
1925
Văn hóa xã
hội
Tự đọc
11
Ba cống hiến vĩ đại
của Các Mác
Ăng ghen
1883
Chính trị xã
hội
Tự đọc
11
Một thời đại trong
thi ca
Hồi Thanh –
Hồi Chân
Văn học
Chính
thức
Chính trị
Chính
thức
(trích Thi nhân Việt
Nam)
12
Tun ngơn độc lập
Hồ Chí Minh
1945
12
Nguyễn Đình Chiểu,
ngơi sao sáng trong
văn nghệ của dân
tộc
Phạm Văn
Đồng
1963
12
Mấy ý nghĩ về thơ
Nguyễn Đình
Thi
1949
Văn học
Tự đọc
12
Đơ-xtoi-ép-xki
(trích)
Xte-phan
Xvai-go
1920
Văn học
Tự đọc
12
Thơng điệp nhân
ngày thế giới phịng
chống AIDS,
1/12/2003
Cophi Anna
2003
Xã hội
Tự đọc
12
Nhìn về vốn văn hóa
Trần Đình
1996
Văn hóa xã
Chính
8
Tự đọc
Văn hóa xã
hội
dân tộc
Hượu
hội
thức
Bảng thống kê trên được hệ thống từ SGK Ngữ Văn cơ bản, bao gồm: 17
văn bản (6 văn bản chính thức, 11 văn bản đọc thêm và tự học). Trong đó: lớp 10
có 5 văn bản (2 văn bản chính thức, 3 văn bản tự đọc), lớp 11 có 6 văn bản (2 văn
bản chính thức, 4 văn bản đọc thêm và tự học), lớp 12 có 6 văn bản (2 văn bản
chính thức, 4 văn bản tự học).
Từ bảng thống kê trên, ta nhận thấy: Văn bản nghị luận trong chương trình
Ngữ Văn THPT chiếm số lượng khá nhiều. Số lượng ấy chứng minh cho tầm quan
trọng của văn bản nghị luận trong chương trình giáo dục và bồi dưỡng học sinh.
Trước đây, trong hơn mười thế kỷ tồn tại của xã hội phong kiến, việc tuyển chọn
nhân tài cho đất nước ta cũng dựa trên các hình thức văn bản nghị luận, bởi đó là
sự hội tụ kết tinh cao độ của trí tuệ, tư duy và cảm xúc. Bởi vậy, việc dạy văn bản
nghị luận sao cho hấp dẫn, không chỉ là truyền đạt nội dung mà phải thực sự là
truyền cảm hứng, linh hồn của tác phẩm đến học trị ln là thách thức với các thầy
cô giáo.
2.3.2. Xác định mục tiêu và nguyên tắc tổ chức hoạt động khởi động
2.3.2.1. Mục tiêu
- Trước hết, hoạt động khởi động nhằm mục đích tạo được tâm lí thoải mái,
vui vẻ, tự tin, tạo được một cảm hứng, một tâm thế chủ động cho các em học sinh
đi vào tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
- Mục tiêu thứ hai của hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức, kĩ năng
nền tảng của học sinh.
- Mục tiêu thứ ba của hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức
cho người học, từ đó thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu lí giải vấn đề đặt ra.
2.3.2.2. Nguyên tắc tổ chức phần khởi động trong giờ dạy học
Để có được hoạt động khởi động hấp dẫn, hiệu quả cần phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
- Xác định rõ mục tiêu của phần khởi động.
- Khởi động cần ngắn gọn, khái quát cao, làm nổi bật yêu cầu của nội dung
bài học, huy động kiến thức nền. Khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động,
9
giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh
lấy những nội dung mang tính chất minh họa.
- Phương án xây dựng hoạt động khởi động giữa các bài học, các lớp học
nên có sự đổi mới, linh hoạt, áp dụng nhiều hình thức để tránh nhàm chán.
- Hoạt động khởi động cũng cần nhẹ nhàng và sinh động để tạo sự hấp dẫn
cho học sinh. Việc đặt câu hỏi cần chú ý tạo được hứng thú, đảm bảo ngun tắc
khơng có học sinh nào bị bỏ quên.
2.3.3. Áp dụng cụ thể một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy kết hợp nhiều
biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng đổi mới. Để có được phần khởi động hấp
dẫn, giáo viên phải sáng tạo khơng ngừng, phải có sự đầu tư về thời gian để tìm
kiếm tư liệu phong phú.
Có nhiều hình thức để tổ chức khởi động, ở đây tơi xin trình bày những hình
thức chính mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy 6 văn bản nghị luận
(chính thức) của chương trình Ngữ Văn THPT.
2.3.3.1. Khởi động bằng hình thức tổ chức trị chơi
* Tiết 88,89 Ngữ Văn 12 - “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” – Trần Đình Hượu
Trong tiết đọc hiểu văn bản “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình
Hượu, tơi lựa chọn khởi động với hình thức trị chơi giải ơ chữ sau đây:
Ơ chữ hàng
ngang số 1:
Tên một loại
hình nghệ thuật ca hát
cổ truyền của người
Việt gắn liền với nghi thức hầu đồng, được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?
Đáp án: Chầu văn
10
Ô chữ số 2:
Tên một đồ vật
gắn liền với bộ áo tứ
thân truyền thống của
phụ nữ miền bắc xưa,
nay vẫn xuất hiện
trong các lễ hội?
Ô chữ số 3: Tên một
loại nhạc cụ trong
khơng gian văn hóa
được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa
thế giới, biểu tượng
cho vùng đất Tây
Nguyên – Việt Nam?
Ơ chữ số 4: Tên một
món ăn truyền thống
của nền ẩm thực Việt
Đáp án: Khăn mỏ quạ
Đáp án: Cồng chiêng
Nam đã được đưa vào từ điển Oxford, ghi nhận là
danh từ riêng?
11
Đáp án: Phở
Ô chữ số 5: Tên một
trang phục được đưa
tên nguyên bản vào từ
điển Oxford và được
giải thích là trang phục
của phụ nữ Việt Nam?
Ô chữ số 6: Tên một
loại hình dân ca được
biểu diễn đầu xuân ở
đất tổ Hùng Vương –
Đáp án: Áo dài
Phú Thọ, được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể?
Đáp án: Hát xoan
12
Kết quả ơ chữ:
Ơ chữ hàng dọc tìm được là: VĂN HÓA
13
Trị chơi ơ chữ trong hoạt động khởi động trên đã cho HS tái hiện lại những
dấu ấn đặc sắc làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đồng
thời ô chữ hàng dọc cũng nêu được chủ đề mà các em sẽ tìm hiểu trong tiết học.
Việc trình chiếu các hình ảnh minh họa cùng thơng tin được nêu trong câu hỏi sẽ
kích hoạt trực tiếp tới hứng thú tìm hiểu chủ đề được nêu ra.
* Tiết 23,24 Ngữ Văn 11 – “Chiếu cầu hiền” – Ngơ Thì Nhậm
Trong tiết đọc – hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền” – Ngơ Thì Nhậm, tơi lựa
chọn hình thức sau:
Trị chơi: Xem hình đốn chữ.
Cả lớp sẽ chia thành 4 nhóm. Các nhóm hãy quan sát các hình ảnh và đưa ra
những cụm từ khái quát nội dung của các hình ảnh đó. Sau khi kết thúc thời gian,
các thành viên trong nhóm sẽ lên bảng viết câu trả lời. Mỗi thành viên chỉ được
viết 1 đáp án rồi trở về để thành viên khác lên thay. Nhóm nào tìm được nhiều từ
nhất, trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng.
Hãy quan sát những hình ảnh sau:
Giáo viên trình chiếu và giới thiệu lần lượt nội dung ảnh: bia đá ghi tên tiến
sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, hình ảnh lều chõng- trường thi thời phong kiến,
cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, hình ảnh lễ tuyên dương học sinh giỏi.
Đáp án:
Chiêu mộ nhân tài
Chiêu hiền đãi sĩ
Cầu hiền
Hiền tài- hiền sĩ – nhân tài
Tài bồi
Đãi ngộ nhân tài …
14
Trị chơi trên khơng chỉ giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, những
thông tin đã biết để hướng đến mục đích sáng tác của văn bản “Chiếu cầu hiền”,
mà cịn rèn luyện kỹ năng phối hợp theo nhóm, phản ứng nhanh.
3.3.3.2. Khởi động bằng cách sử dụng video, hình ảnh
Tiết 6-7 Ngữ Văn 12, Tun ngơn độc lập – Hồ Chí Minh
Phát đoạn video Bác Hồ đọc bản tun ngơn độc lập trên quảng trường Ba
Đình lịch sử. Nguồn: Bác Hồ đọc Tun ngơn độc lập năm 1945,
/>Trình chiếu các tranh ảnh về buổi lễ đầy xúc động và tự hào ngày 2/9/2915:
Tôi sử dụng video tác động trực tiếp đến cảm thụ của học sinh, cũng là để
các em cảm nhận được một thời khắc lịch sử thiêng liêng của dân tộc. Đồng thời
các hình ảnh tư liệu trên cũng làm sống dậy khơng khí của ngày “muôn triệu tim
chờ” lắng nghe Bác đọc Tuyên ngôn độc lập.
3.3.3.3. Khởi động bằng các câu hỏi, bài tập
15
* Tiết 107-108, Ngữ Văn 11, Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh, Hoài
Chân
Câu hỏi số 1: Hãy dựa vào những dữ kiện đã cho để xác định: Ông là ai?
16
Là “con người của hai thế
kỷ”, “tiên sinh còn giữ được của
thời trước cái phong thái vững
vàng, cái cốt cách ung dung.
Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn
độn của xã hội Việt Nam đầu thế
kỷ 20 với tấm
lịng
bình
thản
một
người
thời
trước”
Đáp án: Tản Đà
Những sáng tác thơ của
ông “là một nguồn sống dào dạt
chưa từng thấy ở chốn nước non
lặng lẽ này...
Khi vui cũng
như
khi
buồn, người
đều
nồng
nàn,
tha
thiết”
Đáp
án:
Xuân
Diệu
này.
Đáp
án: Huy Cận
Người đã gọi dậy cái hồn
buồn của Đông Á, người đã khơi
lại cái mạch sầu mấy nghìn năm
vẫn ngấm ngầm trong cõi đất
Chế Lan Viên từng nhận
định: “Mai sau, những cái tầm
thường, mực thước kia sẽ biến
tan đi, và còn lại của cái thời kỳ
này, chút gì đáng kể đó là…”
Đáp án: Hàn Mặc Tử
17
Là “thi
sĩ của chân
q, của hồn
q”(Tơ
Hồi), thơ
ơng đã đánh
thức người
nhà q vẫn
ẩn náu trong
lịng
ta”
(
Hồi
Thanh, Hồi
Chân)
Đá
p
án:
Ng
uyễ
n
Bín
h
Câu hỏi số 2: Hãy nối tên nhà thơ với những câu thơ được trích dẫn
Đáp án:
Tơi lựa chọn hình thức câu hỏi như trên với các dữ kiện là những nhận xét
của Hồi Thanh- Hồi Chân, để vừa có thể ôn tập lại cho Hs những kiến thức về
các tác giả đã làm nên linh hồn cho phong trào Thơ Mới, vừa mở ra nội dung chính
của trích đoạn “Một thời đại trong thi ca”.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể khẳng định, một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động mà tôi áp
dụng trong thực tiễn dạy học môn Ngữ Văn có tính hiệu quả cao, dễ thực hiện,
khơng chỉ áp dụng cho những tiết dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận mà còn hiệu
quả đối với tiết Tiếng Việt, Làm văn.
Đối với bản thân, đồng nghiệp : Khi chưa áp dụng các hình thức khởi động
đa dạng, linh hoạt như trên vào trong quá trình dạy học, tôi thường mắc phải một
số lỗi khi giảng dạy như tiết học cịn trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc
ít, phần củng cố bài cịn đơn sơ, chưa đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã khơng
thu hút và không tạo được sự hứng thú cho các em học sinh. Sau khi tơi đưa các
hình thức khởi động áp dụng vào dạy học thì kết quả dạy học của bản thân tơi có
sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn bị chu đáo của bản thân
về cách thiết kế, tổ chức nên giờ đây trong tiết dạy của tơi khơng cịn cứng nhắc,
khơng còn truyền thị kiến thức một chiều mà ngược lại giờ học trở nên sinh động,
học sinh thích thú đối với mơn học, tích cực xây dựng bài, học sinh khơng cịn uể
oải, thụ động như trước nữa, các em đã có tinh thần phối hợp, đồn kết và hợp tác
trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã có hứng thú và sự chủ động có
nhu cầu mong muốn tìm hiểu kiến thức, kết quả học tập của tiết dạy học cũng cao
hơn.
Không chỉ dừng lại ở các tiết đọc – hiểu văn bản nghị luận, các hình thức
khởi động trên cịn được ứng dụng trong nhiều nội dung học tập khác nhau của các
tiết đọc hiểu văn bản thơ, truyện, kịch… Và không chỉ áp dụng trong hoạt động
khởi động mà các hình thức tơi đã tổ chức cịn có thể sử dụng trong hoạt động hình
thành kiến thức hoặc tổng kết bài học. Mặt khác, đề tài có thể áp dụng rộng rãi,
phổ biến cho các mơn học khác, các đồng nghiệp có thể vận dụng trong bộ mơn
của mình.
Đối với học sinh: Qua việc tổ chức đa dạng các hình thức khởi động vào tiết
học, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin cho hình thức trị chơi hay câu
hỏi, bài tập đã tạo ấn tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui
chơi học hỏi, không cịn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cơ hỏi bài, các em
thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng
trước đám đông. Đặc biệt các em được quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề
nào đó.
Để có nguồn minh chứng thuyết phục cho đề tài, tôi đã tiến hành thực
nghiệm ở lớp 11A4 và đối chứng ở lớp 11A6. Kết quả thu được như sau:
2.4.1. Trong giờ học
Kết quả giờ học từ hai lớp so sánh và đối chứng, tôi nhận xét và kết luận:
* Lớp 11A6: Chưa áp dụng các giải pháp mới:
- Giờ học khơ khan và hầu như chỉ có giáo viên làm việc, học sinh khơng thích
phát biểu, ngại trình bày, ngại đưa ra ý kiến chủ quan.
19
- Người học chưa ý thức xác định hệ thống kiến thức đã học, lãng quên những kiến
thức nền tảng.
- Chưa xây dựng được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập của các thành viên
trong lớp.
* Lớp 11A4: Tập trung vận dụng đề tài:
- Học sinh chủ động xây dựng bài học, tự tin tìm tịi, khám phá, biết hệ thống và
khái quát những kiến thức đã học.
- Giờ học sơi nổi, hứng thú hơn, có sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong
lớp. Các em hào hứng khi đến tiết học văn bản nghị luận.
2.4.2. Qua bài kiểm tra
Sau khi tiến hành thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 11A4 và 11A6, từ kết
quả làm bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra giữa kì, tôi thu được kết quả
Điểm
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
dưới TB
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A4
33
3
9,09
11
33,33
13
39,4
6
18,18
(TN)
11A6
31
10
32,26
13
41,93
7
22,58
1
3,23
(ĐC)
(TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: chất lượng bộ môn Ngữ văn ở lớp 11A4 và lớp
11A6 có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Tỉ lệ học sinh có điểmtrung bình mơn từ trung bình trở lên ở lớp 11A4 cao hơn
lớp 11A6: 90,91% so với 67,74%, chênh lệch càng thể hiện rõ hơn ở tỉ lệ học sinh
khá, giỏi.
- Tỉ lệ học sinh có trung bình mơn đạt dưới điểm trung bình ở lớp 11A4 ít hơn rất
nhiều so với lớp 11A6: 9,09% so với 32,26%.
Như vậy, khi áp dụng các hình thức khởi động phong phú, đa dạng vào bài
dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn bởi việc
học đã xuất phát từ sự yêu thích. Chất lượng một tiết dạy được nâng lên, học sinh
hứng thú học tập hơn, không cịn e ngại trước độ khó độ khơ của văn bản nghị
luận. Ngồi mục đích giúp học sinh nắm bắt được nội dung học tập còn rèn luyện
cho các em kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ năng vận dụng và liên hệ thực tế. Điều đó
đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học như thế nào để học sinh ngày càng hứng thú học tập và đạt kết quả
cao là điều mà tất cả giáo viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi cả nước đang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới
20
phương pháp dạy học. Việc áp dụng các hình thức khởi động trong dạy học Ngữ
Văn nói chung và dạy các tiết đọc – hiểu văn bản nghị luận nói riêng khơng chỉ
góp phần làm đa dạng các phương pháp dạy học tích cực mà cịn giúp học sinh
hứng thú hơn trong việc tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức, tạo nên sự hấp
dẫn, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Các hình thức khởi động đa dạng sẽ làm biến mất suy nghĩ chán nản, e ngại
khi học sinh tiếp cận văn bản nghị luận, giảm được tính chất căng thẳng của giờ
học. Những hình thức đa dạng đó sẽ tác động trực tiếp đến sự cảm thụ của các giác
quan, tạo nên sự thu hút, học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập,
hợp tác cho các em.
Lẽ dĩ nhiên, thành công của một giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận không chỉ
phụ thuộc vào hoạt động khởi động, mà quan trọng hơn là ở cách tổ chức những
hoạt động hình thành kiến thức tiếp theo. Nhưng khởi động chính là bước đầu tiên
để quyết định thắng lợi trong việc giành được sự chú ý của học sinh về người dạy,
để tiết học không trong cảnh “đồng sàng dị mộng”, mà thầy và trị cùng chủ động
tìm hiểu nội dung văn bản.
Qua thực nghiệm dạy học, có thể thấy rằng hoạt động khởi động có vai trị
quan trọng trong giờ dạy học. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần
linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động
khởi động là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh. Tuy nhiên,
cũng khơng vì thế mà q chú trọng, dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học
thành giờ chơi vô vị. Ở trên, tôi chỉ đề ra các các hình thức khởi động đã áp dụng
vào bài dạy, ngồi ra cịn có nhiều hình thức tổ chức khởi động bằng trò chơi khác
như “nhanh như chớp”, “đuổi chữ”, “tìm chữ”, “hộp q may mắn”… để góp phần
tạo nên sự lôi cuốn ở học sinh, hoặc hoạt động kiểm tra bài cũ qua câu hỏi bài tập
cũng có thể ứng dụng bằng cơng nghệ thơng tin cho sinh động, hấp dẫn. Chúng tơi
xin chân thành đón nhận ý kiến xây dựng của ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp để
được học hỏi rèn luyện ngày càng tiến bộ hơn trong sự nghiệp giáo dục.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi cho rằng để dạy tốt một giờ đọc- hiểu văn bản nghị
luận theo yêu cầu đổi mới hiện nay và để tổ chức được một hoạt động khởi động
đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trước hết, giáo viên cần khai thác và vận dụng triệt để các phương pháp dạy
học tích cực một cách khoa học sáng tạo. Phương pháp tổ chức trò chơi, sử dụng
video tranh ảnh hay sử dụng câu hỏi bài tập qua ứng dụng công nghệ thông tin là
cách học mà chơi, chơi mà học, làm cho học sinh học Ngữ văn một cách thú vị, lớp
học sôi nổi, tập trung sự chú ý cũng như tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng hơn. Đòi hỏi
giáo viên phải chuẩn bị nhiều về nội dung, kịch bản.
Để tổ chức hoạt động khởi động đạt hiệu quả, thu hút được đông đảo học sinh
tham gia thì giáo viên nên chọn những trị chơi dễ tổ chức và thực hiện, các trò
chơi cần được xây dựng phù hợp với chủ đề, với đặc điểm, trình độ của học sinh,
21
của bài học. Hình thức sử dụng các video tranh ảnh chỉ nên áp dụng khi thật sự cần
thiết, tránh tính minh họa.
Hệ thống câu hỏi – bài tập cần phong phú và đa dạng, khơng q khó, và phải
đảm bảo yêu cầu vừa huy động được kiến thức nền tảng vừa hướng đến nội dung
bài mới.
Giáo viên cũng cần chú ý quan sát, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được
tham gia trò chơi. Chú ý về thời gian khởi động trong tiết học và nên có phần
thưởng cho học sinh tham gia tốt, nhiệt tình, có thể ghi điểm hay đồ dùng phục vụ
học tập cho học sinh.
Ngoài áp dụng một số hình thức khởi động chính được sử dụng ở trên, giáo
viên có thể tham khảo và tích lũy dần những hình thức khởi động khác để đưa vào
áp dụng ở các tiết dạy học khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua thực tiễn áp dụng và
tổ chức các hình thức khởi động bài học trong các tiết đọc – hiểu văn bản nghị luận
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Rất mong
được sự góp ý của các đồng nghiệp để tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Ngọc Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
Jane E. Pollock... ( người dịch : Nguyễn Hồng Vân) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam - Năm 2012
2. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - Giselle O. Martin-Kniep
( người dịch: Lê Văn Canh) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2012
3. Phương pháp dạy học Lịch Sử - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, NXB Giáo dục,
Năm 2004
4. Môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn trong trường phổ thơng – Trần Đình Sử NXB Đại học Sư phạm – Năm 2010
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 - NXB Giáo Dục – Năm 2004
6. Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh Hoài Chân – NXB Văn học – Năm 2012
22
23